có quyền sở hữu những công cụ sản xuất trong trường hợp được phép lao động riêng lẻ.Với quan điểm và lập trường của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam là xây dựng chủ nghĩa xã hội trên p
Trang 2TS PHUNG TRUNG TAP
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TR] - HANH CHÍNH
Hà Nội - 2011
Trang 3LỜI GIỚI THIỆU
Trong bất kỳ một xã hội nào, con người cũng cân có uật
chất để đáp ứng như cầu tôn tai va phát triển Khi xã hội phân
chia thành giai cấp, có tư hữu va có nhà nước, thì xung đột vé
các lợi ích trong xã hội ngày càng trở nên gay gắt hơn Lịch sử
đã chứng minh, giai cấp nào, tập đoàn nào chiếm hữu đượcnhiều tu liệu sản xuất chính trong xõ hội thì giai cấp đó, tậpđoàn đó có quyên chỉ phổi các quan hệ xã hội theo ý chí của
minh Các cuộc xung đột trong một xã hội có tư hữu va có nha
nước, là các cuộc tranh đấu vi các lợi ích va bảo uệ các lợi íchcủa mỗi giai cấp, mỗi tập đoàn nhất định Một trong những lợi
ích quan trọng uà luôn luôn được mỗi giai cấp, mỗi tập đoàn
quan tâm là sở hữu tài sẵn Khi sở hữu tai sản được điều chỉnh
bằng pháp luật, thi bản chất của quyên sở hữu đã phản ánhbản chất của một chế độ xã hội Chế độ sở hữu đã thể hiện sâusắc uà khách quan bản chất của một nhà nước nhất định Nhà
nước đó được thành lập vi lợi ích của ai, do ai vd vi ai thì
chính sự tôn tại của chế độ sở hữu đã phản ánh bản chất của
nhà nước đó Với một chế độ sở hữu nhất định, thì các hìnhthức sở hữu là những yếu tố cấu thành bản chất của chế độ sởhữu uà phản ánh đây đủ bản chất của các quan hệ dân sự, laođộng, thương mại uà trong những quan hệ kinh tế, xã hội của một quốc gia nhất định.
Do tầm quan trọng của các hình thức sở hữu, cho nên chế.định vé quyển sở hữu trong Bộ luật Dân sự của Cộng hoà xãhội chủ nghĩa Việt Nam cần phải được xác định cho phù hợp
uới thực tế của đời sống xã hội trong giai đoạn trước mắt uà
trong tương lai Nhằm góp phan hoàn thiện những quy định
vé các hình thức sở hữu trong Bộ luật Dân sự, để hiệu quả.điêu chỉnh của những quy định pháp luật vé quyên sở hữunói chung, vé các hình thức sở hữu nói riêng ngày một cao,phù hợp uới nên kinh tế đa thành phân, sản xuất theo cơ chế
Trang 4thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, Tiến sĩ luật họcPhùng Trung Tập biên soạn cuốn sách chuyên khảo này một
mặt, nhằm phục vu cho vige nghiên cứu lý luận uễ cơ sở xácđịnh các hình thức sở hữu trong Bộ luật Dân sự, đồng thời
cũng là một tài liệu có giá trị trong uiệc nghiên cứu, học tập
pháp luật vé các hình thức sở hữu trong các trường đại học
đào tạo luột ở Việt Nam, mặt khác còn nhằm làm rõ những cơ
sở lý luận để cơ quan lập pháp sửa đổi, bổ sung các quy định
vé hình thức sở hữu trong Bộ luật Dân sự hiện hành phù hợp
uới thực tiễn ở Việt Nam
Với nội dung phong phú uà toàn diện nghiên cứu uễ cáchình thức sở hữu trong cuốn sách chuyên khảo này, tác giả đãphân tích, lập luận có những uấn dé liên quan đến chế độ sở
hữu, quyên sở hữu, các hình thức sở hiểu: Sở hữu nhà nước, sdhữu của pháp nhân, sở hữu tư nhân vé sở hữu chung cần
được quy định trong Bộ luật Dân sự Với những lập luận có co
sở khoa học uà thực tiễn, tác giả đã khuyến nghị nhằm loại bỏ
những quy định vé hình thúc sở hữu tập thể, sở hữu của các
tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị
xã hội - nghệ nghiệp, tổ chức nghé nghiệp, va sở hữu hỗn hợp;không nên quy định những hiện tượng này là các hình thức sở
hữu trong Bộ luật Dân sự khi được sửa đổi, bổ sung.
Nhà xuất bản Chính trị - Hành chính trên trọng giới
thiệu cuốn sách chuyên khảo: Luận ban vé các hình thức
sở hữu va số hữu chung hợp nhất của vg chẳng đến đông
đảo độc gid
Nhà xuất bản Chính trị - hành chính
Trang 5: Phẩn thứ nhất 5.
CO SỬ LÝ LUẬN VỀ SO HỮU, CHE ĐỘ SỬ HỮU
VÀ BAN CHAT CUA CAC HÌNH THUC SỬ HỮU
Chương I
CÁC HÌNH THỨC SỞ HỮU
1 KHÁI NIỆM CHUNG VỀ SỞ HỮU
Sở hữu thuộc phạm trù kinh tế tổn tại trong mọi hìnhthái kinh tế xã hội Xã hội loài người đã trải qua 5 hình tháikinh tế - xã hội: Hình thái kinh tế cộng sản nguyên thuỷ,hình thái kinh tế chiếm hữu nô lệ, hình thái kinh tế phongkiến, hình thái kinh tế tư bản chủ nghĩa và hình thái kinh tế
xã hội chủ nghĩa.
Sở hữu phát sinh trong xã hội là một quy luật khách
quan và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài
người Trong một xã hội bất kỳ khi có sản xuất và lưu thôngcác thành quả của lao động thì mức độ chiếm hữu tư liệu sảnxuất ở một mức độ nhiều hay ít có ảnh hưởng đến địa vị xã
hội của các chủ thể khác nhau Lịch sử nhân loại đã cho thấy,
trong một giai đoạn phát triển nhất định thì giai cấp nào, tập
đoàn nào chiếm hữu được nhiều nhất những tư liệu sản xuất
cơ bản trong xã hội, thì giai cấp đó, tập đoàn đó cớ quyền chỉphối và điều chỉnh các quan hệ xã hội theo ý chí của giai cấp,
nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam châu Á được
hình thành ở Việt Nam trong bối cảnh lịnh sử nửa thực dân,
Trang 6nửa phong kiến Dưới chế độ mới, sở hữu phong kiến - thực
dân dan dan bị xoá bỏ và thiết lập một loại quan hệ sở hữu
mới, loại bỏ chế độ người bóc lột người, thực hiện người cày córuộng và công nhân, trí thức, người lao động thủ công làm chủ
chuyên môn, làm chủ tay nghề của mình và chế độ tư hữu tuyvẫn còn tổn tại nhưng không còn thực trạng người bóc lột
người như thời kỳ trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
Sau 5 năm kể từ ngày miền Bắc Việt Nam được giải
phóng, việc lựa chọn con đường phát triển xã hội là, tiến
thẳng lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển tư
bản chủ nghĩa và sau thời kỳ khôi phục kinh tế ở miền Bắcsau chiến tranh, miền Bắc da xây dựng chủ nghĩa xã hội, làmhậu phương vững chắc đã tiến hành đồng thời hai cuộc cách
mạng là cách mạng dân tộc và cách mạng dân chủ nhân dân
Sở hữu trong giai đoạn khôi phục kinh tế ở miền Bắc,chuẩn bị cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội vẫn tổn tại
các hình thức sở hữu khác nhau thuộc các thành phần kinh
tế khác nhau
Với những quan điểm này, sở hữu của các thành phần
kinh tế ngoài nhà nước vẫn được tiếp tục tổn tại, nhưng kinh
tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo Nền kinh tế ở miền Bắc nước
ta trong thời kỳ tiền xã hội chủ nghĩa vẫn tổn tại là nền kinh
tế da thành phần Hình thức sở hữu của các chủ thé trong xã
hội vẫn được bảo đảm thực hiện Một bộ phận tư liệu sản xuất.quan trọng như đất đai, công cụ sản xuất khác vẫn thuộc về
người lao động trong các thành phần kinh tế khác nhau
Sự cần thiết phải nhấn mạnh đến công cuộc cải tại xã hộisau ngày giải phóng mién Bắc là sự thực hiện Luật cải cach
ruộng đất được ban hành ngày 19 - 12 - 1953, và được thực
hiện trên phạm vi toàn miền Bắc vào năm 1955, đã thu được
những thành quả đáng kể, mang lại ruộng đất và tư liệu sản xuất quan trọng khác cho nhân dân lao động Đánh đổ giai
cấp dia chủ, cường hào, có nợ máu với nhân dân Đồng thờicũng tịch thu triệt để tài sản của giai cấp tư sản mại bản,
Trang 7qua đó xoá bỏ tương đối triệt để thế lực phản động và thùđịch cách mạng, kẻ thù của nhân dân ở miền Bắc nước ta.
“Trong hoàn cảnh nền kinh tế ở miền Bắc Việt Nam đã lạc
hậu lại phải gánh chịu hậu quả của 15 năm do chiến tranhtàn phá, nhiệm vụ khôi phục kinh tế được đặt lên hàng đầu
và là nhiệm vụ mang tính cấp bách Theo tỉnh thần Nghịquyết Trung ương lần thứ VII (tháng 3-1955) và Nghị quyết.của Quốc hội tại phiên họp lần thứ IV (tháng 3-1955) đã xácđịnh: “Không chỉ đơn thuần khôi phục cơ sở sản xuất mức sản
xuất, trước chiến tranh, chúng ta còn phải thay đổi quan hệsản xuất cho hợp uới chế độ dân chủ nhân dân, do đó đẩymạnh sản xuất, phát triển kinh tế, phục vu dan sinh” Trong
giai đoạn này, thành phần kinh tế tư bản tư nhân được thừanhận và được coi trọng với chủ trương: "Hướng dan, khuyếnkhích, giúp đỡ kinh doanh tu nhân của tư sản dân tộc Tưsản ngoại quốc cũng cần được chiếu cố một cách thích đáng.(Báo cáo kỳ họp Quốc hội lần thứ tư năm 1955)
Trong thời kỳ khôi phục kinh tế sau chiến tranh, lực
lượng sản được phục hồi và phát triển Thị trường nội địa
được mở rộng và ban đầu đã có những dấu hiệu năng động
Xét về bản chất thì nền kinh tế da thành phần có định hướng
xã hội chủ nghĩa đã có mầm mống và dần dan được định
{ thì ở miền Bắc ViNam trong thời kỳ khôi phục kinh tế đạt được những thành
quả: Bắt đầu cdi tạo nên kinh tế quốc dân theo chủ nghĩa xã
hội, cụ thể là phát triển từng bước thành phần kinh tế quốc
doanh (có tính chất xã hội chủ nghĩa) phát triển từng bước
thành phân hinh tế hợp tác xã (có tính chất nửa xã hội chủ
nghĩa va xã hội chủ nghĩa) cải tạo từng bước thành phầnkinh tế tư bản tư nhân thành tu bản nhà nước Như thế nghĩa
là cải biến dần dân những quan hệ sở hữu cá thể thành quan
hệ sở hữu chung của xã hội uà bước đầu cải tạo công thươngnghiệp theo chủ nghĩa xã hội Như vậy, theo chủ trương trên
thì nền kinh tế đa thành phân ở miền Bắc Việt Nam trong
Trang 8thời kỳ ngay sau khi chiến tranh kết thúc đã không được bảo
hộ Theo chủ trương này, thì hai hình thức sở hữu nhà nước
và sở hữu của hợp tác xã được ưu tiên củng cố, xây dựng va
phát triển Vấn để cải tạo công thương nghiệp ở miền Bắc
in và sở hữu cá thé cũng không dược khuyến
tư bản tư nh:
khích phát triểi
Kể từ năm 1957 trở đi, việc cải tạo công thương nghiệp ở
miền Bắc Việt Nam theo hướng phát triển mau dịch quốc
doanh và hợp tác xã mua bán với những chính sách: Nhà
nước thi hành chế độ gia công đặt hàng, bao tiêu đối vớinhững mặt hang chủ yếu Khoanh vùng thu mua đổi vớinhững nguyên liệu can thiết như chè, cà phê, thuốc lá, gỗ
Thi hành hình thức đại lý bao tiêu đối với một số mặt hàng
thiết yếu phục vụ cho tiêu dùng như xăng, dầu, lốp ô tô, giấy,
đường; thống nhất xuất khẩu đối với những loại hàng hoá mà Nhà nước cần kiểm soát để trao đối với nước ngoài như cà
phê, sa nhân, hoa hồi, sơn ; đánh thuế thực lãi vào lĩnh vựckinh doanh thương nghiệp tư bản tư nhân và nâng cao thuế.buôn chuyến, đồng thời thu hẹp chênh lệch giá cả giữa cáckhu vực Chính sách hạn chế và cải tạo kinh tế tư bản tư
doanh đã có những kết quả: “Công thương nghiệp tư bản tư
doanh ở miên Bắc đã được cải tạo bước đầu Về công nghiệp,
trên 80% cơ sở tự doanh đã có quan hệ gia công đặt hàng uớikinh tế quốc doanh, 80% giá trị hàng hoá của công nghiệp tư
bản tư doanh là hàng quốc doanh gia công thu mua VỀ
thương nghiệp trên 1/3 s‹ thương nghiệp tu bản tư doanh
đã có quan hệ kinh tiêu, đại lý uới mau dịch quốc doanh” Vớithực tế này, đã có nhận định: “Hiện nay diéu hiện đã chín
muôi đểchúng ta chủ động, tích cực va khẩn trương đẩy uiệc
cải tạo xã hội chủ nghĩa đối uới kinh tế tu bản tư doanh va
giai cấp tư sản dân tộc tiến một bước quan trọng có ý nghĩaquyết định” Với mục tiêu là: “Đưa xí nghiệp tư bản tư doanh:
từ hình thức thấp va vita lên hình thức cao của chủ nghĩa tư
Trang 9bản nhà nước, chủ yếu là hình thức công tư hợp doanh,
chuyển chế độ chiếm hữu tư bản chủ nghĩa vé căn bản thành
chế độ sở hữu nhà nước va trên cơ sở quan hệ sản xuất mới đóbiến dan người tư sản dân tộc thành người lao động, sống
bang lao động chứ không phải sống bằng bóc lột" Với những.chính sách trên, thể hiện rõ tính chất sớm hạn chế thành
phần kinh tế cá thể, tư bản tư nhân theo việc cải tạo để sớmthành lập hệ thống thương nghiệp quốc doanh theo phương.thức bán lẻ Hệ thống thương nghiệp tư doanh đã dan danđược hệ thống thương nghiệp quốc doanh thay thế Với nhữngchủ trương như vậy, trong chừng mực nhất dinh đã làm hạn
chế sản xuất và lưu thông hàng hoá trên thương trường, thể
hiện sự nóng vội, duy ý chí buộc các quan hệ khách quan vànhu cầu khách quan của toàn xã hội vào một khuôn mẫu xãhội chủ nghĩa đích thực, trong khi cơ sở hạ tang của chủ
nghĩa xã hội cần phải có thời gian để củng cố, phát triểnmạnh mẽ hơn nữa theo quy luật phát triển xã hi
Kể từ năm 1958, ở miền Bắc Việt Nam thừa nhận
nhiều thành phần kinh tế và hình thức sở hữu Tuy nhiên,với chính sách cải tạo công thương nghiệp và khôi phục kinh
tế sau chiến tranh, thì nền kinh tế nhiều thành phần này cóhai hình thức sở hữu được ưu tiên phát triển là sở hữu nhà
nước và sở hữu tập thể của nhân dân lao động
“Trong giai đoạn này, việc cải tạo xã hội chủ nghĩa là cảitạo quan hệ sản xuất trong nông nghiệp được Đảng và Nhànước chú trọng Quá trình này được thực hiện theo 3 bu
Bước thứ nhất: Thành lập các tổ đổi công trong các lang
quê đểsản xuất nông nghiệp Tổ đổi công có mầm mống ban
đầu của xã hội chủ nghĩa Tổ đổi công là môi trường cho nôngdân nông nghiệp tập trung sức lao động theo nguyên tắc một.người vì nhiều người và nhiều người vì một người trong sản xuất nông nghiệp.
Bước thứ hai: Xây dựng hợp tác xã bậc thấp, là hình thức nông dân tự nguyện cùng góp ruộng đất, nông cụ sản xuất
Trang 10khác vào một tổ chức gọi là hợp tác xã để cùng nhau sản xuất
nông nghiệp và cùng phân chia thành quả lao động trongnông nghiệp Hợp tác xã bậc thấp là hình thức sở hữu hợp tác
xã đã được định hình.
Bước thứ ba: Phong trào hợp tác hoá nông nghiệp đã trỏ
thành cao trào trên mién Bắc với mục dich: “Dựa hẳn uào
ban cố nông va trung nông lớp dưới, đoàn kết chặt chẽ uới
trung nông, hạn chế đi đến xoá bỏ sự bóc lột kinh tế của phúnông, cdi tạo tư tưởng phú nông, ngăn ngừa dia chủ ngóc đầudậy, tiếp tục mở đường cho địa chủ lao động cải tạo thành conngười mới hiên quyết đưa nông dân đi uào con đường hợp tác
hoá nông nghiệp tiến lên chủ nghĩa xõ hội." Theo tỉnh thần
của Nghị quyết Trung ương lần thứ 16 và hợp tác hóa nông
nghiệp, về thành phần giai cấp vẫn dựa theo thành phần giai
cấp đã quy định trong sửa sai thời cải cách ruộng đất Xây
dựng hợp tác xã theo nguyên tắc tự nguyện cùng có lợi và
quan lý dan chủ
Đối uới nguyên tắc tự nguyện: Nông dan, tự họ so sánh
giữa sản xuất cá thể với sản xuất hợp tác xã để thấy tính hơn hẳn của tổ chức hợp tác xã mà tham gia hợp tác xã, không
được cưỡng ép, ra lệnh cho nông dân tham gia hợp tác xã dướibất kỳ hình thức nào
Đổi uới nguyên tắc cùng có lợi: Những tư liệu sản xuất
mà xã viên hợp tác xã góp vào, phải căn cứ giữa lợi ích chung
và riêng trên tinh thần đoàn kết và tương trợ giữa các xã viên
cùng sản xuất trong hợp tác xã
Đổi uới nguyên tắc dân chủ: Quan lý lao động, sản xuất và
xác định thành quả sản xuất của hợp tác xã đều phải được các xã
viên trong hợp tác xã bàn bạc và thông nhất.
Đổi uới ruộng đất của xã uiên: Xã viên tham gia hợp tác
phải góp toàn bộ ruộng đất vào hợp tác xã để hợp tác xã sử
dụng vào sản xuất nông nghiệp Mỗi xã viên chỉ có quyền sử
dụng một diện tích đất không quá 5% diện tích bình quân
của mỗi người trong xã để trồng hoa màu như rau quả, chăn
Trang 11nuôi Khi hợp tác xã da được xây dựng ở bậc cao thì vấn dé sở
hữu hợp tác xã là một hình thức sở hữu của tập thể người lao
động, mang bản chất xã hội chủ nghĩa.
Như vậy, sở hữu hợp tác xã là một hình thức sở hữu được xây dựng trên cơ sở tự nguyện góp tư liệu sản xuất vào tập
thể và tài sản đó là của hợp tác xã i
hợp tác xã được thực hiện theo nguyên tắc làm theo năng lực,hưởng theo lao động; đồng thời là một hình thức sở hữu đượcpháp luật bảo vệ và ưu tiên phát triển theo những chính sách
phát triển kinh tế - xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Sở hữu của các loại hợp tác xã nông nghiệp, ngư nghiệp,lâm nghiệp, thương nghiệp, thủ công mỹ nghệ và các ngành.nghề sản xuất tạo ra của cải vật chất khác trên cơ sở tựnguyện đóng góp tư liệu sản xuất như đất đai, công cụ và
công sức để làm ăn tập thể Việc hưởng thành quả lao dong
căn cứ vào ngày công lao động và sự đóng góp công sức củamỗi xã viên hợp tác xã, bên cạnh sự hỗ trợ bằng những chính
sách của nhà nước để xây dựng các loại hợp tác xã đã chuyểnbiến từ các tổ đổi công được hình thành trước đó sang làm ăntập thể của người lao động Việc phân chia lợi ích theonguyên tắc làm theo năng lực, hưởng theo lao động; có những
uu tiên đối với người già yếu, em nhỏ và gia đình neo đơn, giađình có công đối với đất nước, gia đình liệt sỹ, thương, bệnhbình trong kháng chiến chống thực dân Pháp Đây là hìnhthức xoá bỏ chế độ tư hữu, xoá bỏ chế độ người bóc lột người ở nông thôn và thành thị, thực hiện chính sách người cày có ruộng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.
Về sở hữu đối với đất đai trong giai đoạn này là: “Nhà.nước chiếu theo pháp luật bảo hộ quyên sở hữu vé ruộng đất
va các tư liệu sản xuất khác của nông dân Nhà nước ra sứchướng dẫn, giúp đỡ nông dân cải tiến kỹ thuật canh tác, phát
triển sản xuất, va khuyến khích nông dân tổ chức hợp tác xã
sản xuất, hợp tác xã mua bán uà hợp tác xã uay mượn theo
nguyên tắc tự nguyện”
Trang 12Trong giai đoạn này, sở hữu của những người làm nghềthủ công và những người lao động riêng lẻ khác cũng được
bảo hộ bằng pháp luật Trong kế hoạch 3 năm (1958-1960)
cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc Việt Nam về cơ bản đã
được hoàn thành, thiết lập được một chế độ kinh tế ở miềnBắc từ cơ cấu nhiều thành phan kinh tế thành một chế độkinh tế gồm hai thành phần cơ bản là kinh tế quốc doanh vàtập thể Như vậy, kể từ năm 1960 ở miền Bắc Việt Nam đã có
những chính sách và cơ chế là bảo vệ và ưu tiên phát triển hai hình thức sở hữu cơ bản là sở hữu nhà nước và sở tập thể
là các hình thức sở hữu xã hội chủ nghĩa, còn các hình thức sở
hữu cá thể, tiểu chủ không được khuyến khích phát triển và dẫn dẫn bị thu hẹp theo những chính sách phát triển kinh tế -
xã hội ở miền Bắc Việt Nam kể từ năm 1960.
Về sở hữu, trong giai đoạn từ năm 1960 đến năm 1980 ởViệt Nam vẫn tuân theo nguyên tắc sở hữu toàn dân được ưu
tiên bảo hộ, đồng thời các hình thức sở hữu khác như sở hữucủa các hợp tác xã và của cá nhân cũng được bảo hộ có hiệuquả, phù hợp với lợi ích của toàn dân
Khi miền Nam hoàn toàn được giải phóng vào ngày 30-4-1975,đất nước thống nhất vào năm 1976, thì công cuộc cải tạo côngthương nghiệp ở miền Nam được tiến hành, đã thu được
những thắng lợi có ý nghĩa quyết định đến việc củng cố nền
dân chủ nhân dân trên phạm vi toàn quốc Trước tình hình
đó, “nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam can có một
bản hiến pháp thể chế hoá đường lối của Đảng Cộng sản Việt
Nam trong giai đoạn mới Đó là Hiến pháp của thời ky quá
độ lên chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước”
Trong giai đoạn từ năm 1980 đến năm 1992, theo quyđịnh của Hiến pháp năm 1980, ở nước ta không khuyến khích
sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất Tư liệu sản xuất thuộchai thành phần kinh tế cơ bản là sở hữu toàn dân và sở hữu
tập thể Thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ công nghiệp chỉ
Trang 13có quyền sở hữu những công cụ sản xuất trong trường hợp được phép lao động riêng lẻ.
Với quan điểm và lập trường của Đảng Cộng sản và Nhà
nước Việt Nam là xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn quốc, do vậy các hình thức sở hữu ngoài quốc doanh và
tập thể đều không được khuyến khích phát triển Mục đích
của quan điểm này là nhằm để xoá bỏ tận gốc chế độ tư hữu
và quan hệ người bóc lột người trong xã hội Sở hữu toàn dân
và sở hữu tập thể là hai hình thức sở hữu xã hội chủ nghĩa
được ưu tiên phát triển Người nông dân canh tác trên đồng
ruộng, đất đai của Nhà nước, tài sản thuộc sở hữu của tập.
thể, riêng cá nhân người nông dân chỉ được hưởng theo ngày
công lao động va ban thân người nông dân trong hệ thống sd
hữu này cũng không thể trở thành tư sản được Theo quy
định tại Điều 24 Hiến pháp năm 1980, thì nhà nước khuyếtkhích, hướng dẫn, giúp đô đến những người làm ăn cá thể,không có nghề nghiệp rõ ràng mà chỉ buôn bán nhỏ nhằmmục dich nuôi sống gia đình va bản thân Nhưng do sự phat
triển của hệ thống mậu dịch quốc doanh, mọi hàng hoá phục
vụ cho tiêu dùng được phân phối theo một hệ thống mậu dịch
thống nhất, do vậy tư thương không thể cạnh tranh được với
hệ thống bán lẻ và phân phối sản phẩm là những nhu câuthiết yếu phục vụ cho nhân dân Để bảo đảm cuộc sống của
những người buôn bán nhỏ, nhà nước có kế hoạch và chính
sách hướng dẫn họ chuyển dần sang lĩnh vực sản xuất tạo ra
của cải vật chất cho xã hội và bảo đảm cuộc sống của họ Với
hình thức sở hữu cá thể này, không được khuyến khích pháttriển trong hệ thống sản xuất xã hội chủ nghĩa Bên cạnh chủtrương chuyển đổi ngành nghề cho những người buôn bán
nhỏ, Nhà nước cũng chú ý, quan tâm đến những người lao
động trong lĩnh vực nông nghiệp, tiểu công nghiệp, thủ công
nghiệp, mỹ nghệ, dịch vụ và quy định cho bộ phận người lao
động thuộc các lĩnh vực này trong phạm vi được phép lao
động riêng lẻ.
Trang 14Theo những quy định của Hiến pháp năm 1980, thì sở
hữu ở Việt Nam trong giai đoạn 1980-1992 được hình thành
và phát triển chủ yếu dựa trên hai hình thức sở hữu cơ bản là
sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể của nhân dân lao động,
mang bản chất xã hội chủ nghĩa Những hình thức sở hữu
khác ngoài xã hội chủ nghĩa như sở hữu của những hộ giađình cá thể thuộc mọi lĩnh vực và ngành nghề khác nhau,
không được khuyến khích phát triển.
Những quy định hạn chế này đã phản ánh thực trạng
của nền kinh tế tập trung, bao cấp cao độ, nôn nóng nhằm.
xoá bỏ ngay lập tức những loại hình sở hữu ngoài quốc doanh
và tập thể Vì những hình thức sở hữu ngoài quốc doanh vàtập thể đều bị xem là phi xã hội chủ nghĩa Do nôn nóng, duy
ý chí, muốn xây dựng một xã hội xã hội chủ nghĩa đích thực
và xã hội đó phải tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên
chủ nghĩa xã hội, do vậy đã bỏ qua những yếu tố cần thiết
cho sự tổn tại và phát triển xã hội ở nhiều hướng, và các hình thức sở hữu thuộc các thành phần kinh tế khác nhau Với những quan điểm nhận thức về sở hữu trong xã hội như vậy,
trong một chừng mực nhất định đã bảo vệ tuyệt đối sở hữu xãhội chủ nghĩa, bảo vệ người lao động trong hệ thông của nềnkinh tế quốc doanh và tập thể Tuy nhiên, với những quanđiểm về sở hữu trong xã hội như vậy, đã không tránh khỏi
những cản trở và những yếu tố cản trở và kìm hãm nhất định
đến tốc độ phát triển kinh tế nước nhà Ngoài ra, những
chính sách diéu chỉnh sở hữu trong xã hội chi tập trung vào
hình thức sở hữu toàn dân và tập thể, mà không quan tâm
đến các hình thức sở hữu khác trong xã hội, phát sinh và tồntại rất khách quan, đã phần nào cản trở, kìm hãm năng lực
sản xuất và tiém năng sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh
trong xã hội, dẫn đến tình trạng dân đói nghèo và phần lớnchỉ tập trung vào việc kiếm tìm đủ lương thực, thực phẩm
nuôi sống mọi người trong xã hội, theo đó mọi cơ hội phat
triển kinh tế, phát triển sản xuất, phát triển thương mại và
Trang 15dịch vụ trong toàn xã hội đã vô tình bị bổ qua, do tư duy duy
ý chí, thiếu thực tiễn
Những sai lầm và sự duy ý chí đã được đánh giá xác đáng
và khoa học từ Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản
Việt Nam lần thứ VI Đứng trước những yêu cầu đổi mới toàn diện và mọi mặt của đất nước, trong đó vấn dé sở hữu đượcĐảng và Nhà nước quan tâm hàng đầu Hiến pháp năm 1992,
Hiến pháp của thời kỳ đổi mới được ban hành Những quy
định về hình thức sở hữu ở Việt Nam được xác định như một.cuộc cải cách căn bản và khoa học liên quan dén số phận của
mọi tẳng lớp nhân dân Các thành phần kinh tế và các hình
thức sở hữu được thừa nhận và được bảo hộ phát triển Ngoài
hai hình thức sở hữu nhà nước và tập thể, các hình thức sởhữu khác cũng được khuyến khích phát triển Các thànhphần kinh tế cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân được tôntrọng, được bảo hộ Với sự đổi mới này, năng lực lao độngtrong xã hội được giải phóng tối da, từ đó thúc day nền kinh
tế trong nước phát triển và giao lưu với thế giới được mở
rộng, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam mỗi
năm một tăng cao hơn năm trước.
Các hình thức sở hữu thuộc các thành phần kinh tế quốcdoanh, tập thể được củng cố và phát triển Bên cạnh hai hình
thức trên, thì hình thức sở hữu tư nhân cũng được khuyến
khích phát triển gồm: sở hữu cá thể, tiểu chủ và tư bản tưnhân được tự do lựa chọn hình thức tổ chức sản xuất, kinh
doanh; được thành lập doanh nghiệp không bị hạn chế về quy
mô hoạt động trong những ngành, nghề có lợi cho quốc kếdân sinh @iéu 21 Hiến pháp) Một điều rất quan trọng nhằmbảo đảm cho công dân làm giàu hợp pháp, Điều 28 Hiến pháp
quy “Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức không bị
quốc hữu hoá
Trong những trường hợp thật cần thiết uì lý do quốcphòng va vi lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua hoặc trưng
Trang 16dụng có bôi thường tài sẳn của cá nhân hoặc tổ chức theo thời
vậy, những quy định pháp luật về sở hữu ở Việt Nam trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã là động lực thúc đẩy nền sản xuất xã hội phát triển ngày một xứng tẩm với tiém
lực vốn cớ của toàn dân
Il KHÁI NIỆM QUYỀN SỞ HỮU
Quyển | sở hữu là một phạm trù pháp lý, chỉ xuất "hiệntrong xã hội có tư hữu và có Nhà nước Ngoài ra, quyền sở
hữu còn là cơ sở để xác định bản chất giai cấp, bản chất xã
hội do chính những quy định của pháp luật về quyền sở hữuphan ánh Quyền sở hữu mang bản chất của giai cấp và theo
đó giai cấp nào nắm chính quyền, đại điện cho Nhà nước thìgiai cấp đó có quyền quy định về quyền sở hữu và nhằm bảo
vệ lợi ích của giai cấp nào, tập đoàn nào phụ thuộc vào ý chícủa giai cấp thống trị trong một xã hội nhất định
Quyền sở hữu thuộc về phạm trù pháp lý, do vậy được
hiểu dưới hai nghĩa khách quan và chủ quan
Thứ nhất, quyên sở hữu hiểu theo nghĩa khách quan
(nghĩa rộng) là tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định vềcăn cứ phát sinh quyền, trình tự, điểu kiện chiếm hữu, sử
dụng và định đoạt tài sản của chủ thể, đồng thời chủ sở hữu
có quyền khởi kiện hoặc không khởi kiện khi quyền sở hữu
của mình bị xâm phạm Hiểu theo nghĩa này, thì các căn cứ xác lập quyển sở hữu của chủ thể dựa trên các căn cứ hợp pháp do pháp luật quy định, từ những căn cứ phổ biến theo
thoả thuận, theo thời hiệu, theo bản án có hiệu lực pháp luật,
theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, do
được thừa kế di sản, theo những sự kiện pháp lý mà pháp
Trang 17quy dịnh là căn cứ xác lập quyền sở hữu trong những trường hợp trộn lan, chế biến, sáp nhập tài sản và các căn cứxác lập quyền sở hữu đối với tài sản do bị đánh rơi, bị bỏ
quên, bị chôn giấu, bị chìm đấm được tìm thấy và xác lập
quyền sở hữu đối với vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên;xác lập quyền sở hữu đổi với gia súc, gia cầm bị thất lạc; xáclập quyền sở hữu đối với vật không xác định được chủ sở hữu
và đổi với Nhà nước có quyển sở hữu tài sản trong trường hợpquốc hữu hoá, tịch thu tai san của tư nhân không có dén bịmang tính chất trừng phạt trong những trường hợp.
cần thiết vì lợi ích quốc gia Như vậy, quyền sở hữu hiểu
theo nghĩa khách quan có tính khả biến, bởi vì các quy phạm
pháp luật quy định về quyền sở hữu có thể được bổ sung,
thay đổi, ban hành quy định mới và theo đó phạm vi, giá trị
tài sản, tính chất, chủng loại tài sản nào thuộc quyền sở hữu
của cá nhân, pháp nhân, nhà nước có thể được thay đổi để
điều chỉnh quan hệ về quyền sở hữu cho phù hợp không
những với đời sống thực tế, mà còn thể hiện rõ mục đích củaNhà nước bảo vệ lợi ích của ai, của chủ thể nào trong xã hội
Hơn nữa, nội dung quyền sở hữu được pháp luật quy địnhgồm ba quyền năng là quyền chiếm hữu, quyển sử dụng và
quyển định đoạt tài sản và những hạn chế của chủ thể khi
thực hiện các quyền năng thuộc quyền sở hữu theo luật định.Ngoài ra, chủ sở hữu còn có nghĩa vụ cho người khác sử dụng han chế bất động sản liền kể theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, quyền sở hữu hiểu theo nghĩa chủ quan (nghĩa
hẹp), là quyền dân sự cụ thể của chủ sở hữu có quyền chiếmhữu, sử dụng và định đoạt tài sản theo ý chí của mình nhưng
thực hiện các quyền năng này phải phù hợp với pháp
luật và không trái đạo đức xã hội Hiểu theo nghĩa này, khiquyền sở hữu của chủ thể bị người khác xâm phạm như cản
trở trong việc thực hiện quyền sở hữu, chiếm đoạt tài sảnhoặc làm hư hỏng tài sản của chủ sở hữu hoặc thực hiện các
hành vi khác xâm phạm đến quyền sở hữu của chủ thể, thì
TRUNG TAM THONG TIN THU VIÊN|
Trang 18chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp tài sản của chủ
sở hữu có quyền tự bảo vệ, ngăn chặn hành vi xâm phạm.hoặc khởi kiện để yêu cầu Toà án bảo vệ quyền sở hữu của
mình: yêu cầu trả lại tài sản hoặc bồi thường thiệt hại về tài
san khi tài sản bị gây thiệt hại hoặc kiện đòi chấm dứt hành
vi cản trở chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp thựchiện các quyền năng của mình
II KHÁI NIỆM CHẾ ĐỘ SỞ HỮU
Khi để cập đến chế độ sở hữu là để cập đến bản chất sởhữu của một chế độ nhất định
Trong một xã hội có tư hữu và có Nhà nước thì chế độ sd
hữu có chứa đựng bản chất giai cấp Nhưng chế độ sở hữu
cũng có thể không chứa đựng bản chất giai cấp và bản chatcủa nhà nước, mà chế độ sở hữu là một phạm trù kinh tếnhằm xác định tính chất của sở hữu trong một xã hội nhất.định Trong chế độ cộng sản nguyên thuỷ không chứa dung
tư hữu và không có nhà nước Như vậy, chế độ sở hữu là căn
cứ để xác định trong một xã hội nhất định, thì việc chiếmhữu tài sản, thực hiện quyển sử dụng và định đoạt tài san
như thế nào và vì lợi ích của ai; của toàn xã hội hay của số.đông cộng déng hay của một nhóm người nhất định Trongcác chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ tư bản chủ nghĩa và chế
độ phong kiến thì tư liệu sản xuất thuộc về số ít người có sự
tích luỹ và sự mất bình đẳng giữa người sử dụng lao động và
người lao động làm thuê là cội nguồn của mâu thuẫn xã hội
và đấu tranh giai cấp Sự phân biệt giữa chủ và tó, giữangười sang trọng và kẻ hèn mon, giữa kẻ bóc lột thì giàu có
với kể bị bóc lột thì ban hàn là một hố sâu ngăn cách giữacác số phận khác nhau trong chế độ dé Sự ban cùng, khốnkhổ của người lao động bị chính chế độ sở hữu được đẻ ra do
số ít người nhưng lại chiếm hữu đại bộ phận tư liệu sản xuất
chính trong xã hội và là giai cấp thống trị, giai cấp bóc lột.trong xã hị
Trang 19Ở Việt Nam, kể từ Hiến pháp năm 1959, về chế độ kinh
tế - xã hội đã được quy định tại Chương II Tại Điều 9 Hiến pháp quy định: “Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tiến dẫn
từ chế độ dân chủ nhân dân lên chủ nghĩa xã hội bằng cáchphát triển uà cải tạo nên kinh tế quốc dân theo chủ nghĩa xãhội, biến nên kinh tế lạc hậu thành nên kinh tế xã hội chủ
nghĩa uới công nghiệp va nông nghiệp hiện đại, khoa hoc va
kỹ thuật tiên tiến." Trong thời kỳ quá độ, theo quy định tại
Điều 12 Hiến pháp là: “O nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
trong thời kỳ quá độ, các hình thức sở hữu chủ yếu vé tư liệusản xuất hiện nay là: hình thức sở hữu của nhà nước tức làcủa toàn dân, hình thức sở hữu của hợp tác xã tức là hình
thức sở hữu tập thể của nhân dân lao động, hình thức sở hữu
của người lao động riêng lẻ, va hình thức sở hữu của nhà tư sản dân tộc" Trong đó “kinh tế quốc doanh thuộc hình thức
sở hữu của toàn dân, giữ vai trò lãnh đạo trong nên kinh tếquốc dân va được Nhà nước bảo đảm phát triển tu tiên Các
hầm mỏ, sông ngòi, uà những rừng cây, đất hoang, tài nguyên
khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước, đều thuộcquyên sở hữu toàn dân”.
Căn cứ vào nhưng quy định trên của Hiến pháp nam
1959, chế độ sở hữu ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là chế độ sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuấtchính Nhưng nếu xét về bản chất của chế độ sở hữu này, thìNhà nước không phải là chủ sở hữu duy nhất đối với nhữngloại tư liệu sản xuất chính trong xã hội, mà chỉ sở hữu những
tư liệu sản xuất và các loại tài sản như các hầm mỏ, sôngngòi, những rừng cây, đất hoang và các tài nguyên khác màpháp luật quy định là của Nhà nước, đều thuộc quyền sở hữu.toàn dân.
Nếu sở hữu là điều kiện phát triển xã hội, thì chế độ sở
hữu là nguyên nhân tạo ra những điều kiện đó Do vậy, chế
độ sở hữu được hiểu như kiến trúc thượng tầng, chỉ phối mọi
Trang 20lĩnh vực của đời sống xã hội Với quan điểm nhận thức và
dinh hướng cho sự phát triển của xã hội, Điều 15 Hiến phápnăm 1992 quy định: “Nha nước xây dựng nên kinh tế độc lập,
tự chủ trên cơ sở phát huy nội lực, chủ động hội nhập kinh tếquốc tế; thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát triển nên
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Co cấu kinh
tếnhiều thành phân vdi các hình thức tổ chức sản xuất, binh
doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tap
thé, sở hữu tu nhân, trong đó sở hữu toàn dân uà sở hữu tập thể là nên tang”.
Với: “Muc đích chính sách kinh tế của Nhà nước là lamcho dân giàu nước mạnh, dap ứng ngày cùng tốt hơn nhu cầuvật chất va tỉnh thân của nhân dân trên cơ sở phát huy moinăng lực sản xuất, mọi tiêm năng của các thành phần kinh tếgôm: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, tiểu
chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước va kinh
tế có uốn đầu tư nước ngoài dưới nhiêu hình thức, thúc đẩy
xây dựng cơ sở uật chất - kỹ thuật, mở rộng hợp tác binh tế,khoa học, kỹ thuật vd giao lưu uới thị trường thế giới" (Điều
16 Hiến pháp năm 1992)
Căn cứ vào những quy định của Hiến pháp, vào chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước, thì
chế độ sở hữu ở Việt Nam hiện nay đã được xác định rõ vàtheo định hướng:
Thứ nhất, Nhà nước phát triển nền kinh tế nhiều thành
phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa Với chế độ sở hữu da thànhphần đã tạo ra những khả năng to lớn trong việc giải phóngmọi năng lực sản xuất xã hội, khai thác mọi tiém năng trong
nhân dân để nhằm tạo ra những động lực phát triển kinh tế
da chiểu, da ngành mang lại những giá trị kinh tế cao nhất
từ nội lực của chính xã hội Nền kinh tế đa thành phần, thuộc
Trang 21nhiều hình thức sở hữu khác nhau, mọi chủ thể đều bìnhđẳng trong sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ Hiệu quả kinh
tế cao không lệ thuộc vào hình thức sở hữu, mà phụ thuộcvào cơ chế, chính sách điều chỉnh vĩ mô của Nhà nước Tạo ramôi trường thuận lợi trong sản xuất, kinh doanh của các chủthể thuộc các hình thức sở hữu và các thành phần kinh tếkhác nhau Nhà nước với vai trò chủ đạo điều chỉnh nền kinh
tế đất nước ở bậc vĩ mô, theo đó các chủ thể thuộc các thành
phần kinh tế khác nhau phát huy được hết năng lực sản xuất
của mình, tạo ra nhiều chỗ làm việc, giải quyết được nạn thatnghiệp và bớt được những gánh nặng trong việc điều chỉnh
nến sản xuất và phát triển kinh tế của Nhà nước Tính độc
lập, tự chủ trong sản xuất, kinh doanh của bất kỳ thành
phần kinh tế thuộc các hình thức sở hữu nào cũng thật cần.thiết Vì lợi ích của các chủ thể sản xt kinh doanh chỉ có
thể được đảm bảo thực hiện trong một môi trường của chính
sách kinh tế cởi mổ, phù hợp với cơ chế thị trường và dap tingđược nhu cầu của xã hội Chế độ sở hữu hiện nay ở Việt Nam
đã giải quyết được rất nhiều vấn để xã hội mà trước dây
không thể tự giải quyết được Lợi ích của Nhà nước không thể
tách rời lợi ích của các thành phần kinh tế và các hình thức
sở hữu Những hạt nhân kinh tế vi mô đã có mối liên hệ mat
thiết với nhau, hỗ trợ cho nhau cùng phát triển Không thể cónên kinh tế phát triển khi mà Nhà nước độc quyền với một
chế độ sở hữu không nhằm bảo vệ những lợi ích của các chủ
thể khác trong xã hội Như vậy, chế độ sở hữu phan ánh ban
chất giai cấp trong quan hệ về quyền sở hữu tài sản trênphạm vi toàn xã hội Hiện nay ở Việt Nam, nhiều thành phầnkinh tế đã tạo ra một cơ hội cho sự phát triển chung của toàn
xã hội Các thành phần kinh tế thuộc các hình thức sở hữukhác nhau và nằm trong nội dung của chế độ sở hữu được thể
hiện ở những khía cạnh sau đây:
~ Nhà nước có quyền sở hữu những tư liệu sản xuất chínhđược quy định tại Điều 17 Hiến pháp và Nhà nước là người
Trang 22dai diện cho sở hữu toàn dân Nhà nước là chủ sở hữu duynhất đối với đất dai, rừng núi, sông hổ, nguồn nước, tài
nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thểm lục địa vàvùng trời Bên cạnh đó, Nhà nước có quyển sở hữu đối vớiphần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào các lĩnh vực kinh
tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốcphòng, an ninh cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định
là của Nhà nước, déu thuộc sở hữu toàn dân Chế độ sở hữu
toàn dân là cơ sở vững chắc trong công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam Tuy nhiên, trong thời kỳ quá độ lênchủ nghĩa xã hội ở Việt Nam thì sở hữu toàn dân là cơ ban, là
một nguyên tắc không thể thay đổi: “Kinh tế nhà nước được
củng cố va phát triển, nhất là trong các ngành uà lĩnh vuethen chốt, giữ vai trò chủ đạo, cùng uới kinh tế tập thể ngày
càng trở thành nên tảng uững chắc của nên kinh tế quốc dân”
- Các loại hình kinh tế ngoài quốc doanh là kinh tế cá
thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân không thuộc nền kinh tế xã hội
chủ nghĩa Nhưng trong thời kỳ quá độ, Nhà nước cho phép
các loại hình kinh tế này phát triển, nhằm phát huy tối đa
khả năng tạo ra các loại hình kinh doanh và được thành lập
doanh nghiệp không bị hạn chế về quy mô hoạt động trongnhững ngành, nghề có lợi cho quốc kế dân sinh, như kinh tế
cá thể, kinh tế tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân.
Như vậy, nếu xét về tính đồng nhất của chế độ xã hội chủnghĩa thì chế độ sở hữu ở Việt Nam hiện nay chưa thật sựdung với bản chất của chủ nghĩa xã hội Nhưng trong thời ky
quá độ, sở hữu nhà nước là sở hữu toàn dân vẫn là cơ bản vàđóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân cả về mặt
Trang 23quy mô cũng như về sức mạnh kinh tế, chi phôi các quan hệ trong xã hội và có vai trò chủ đạo trong việc điểu chỉnh cácquan hệ xã hội Các thành phần kinh tế khác là những hạt
nhân quan trọng, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển, đồng
thời các thành phần kinh tế này được Nhà nước bảo hộ phát
triển cả về mặt quy mô và chiều sâu Chế độ sở hữu xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam đóng vai trò điều chỉnh và chỉ phối cáchạt nhân kinh tế thuộc các thành phần kinh tế trong xã hội
phát triển và chế độ sở hữu toàn dân luôn là mục dich để
toàn Đẳng, toàn dân phấn đấu thực hiện.
1V HÌNH THỨC SỞ HỮU
Khi để cập đến hình thức sở hữu là đề cập đến mức độ
chiếm hữu tư liệu sản xuất, năng lực sản xuất và phạm vi ảnh.hưởng của hình thức sở hữu đó trong tổng thể các quan hệ về
tài sản trong xã hội Dưới góc độ kinh tế, hình thức sở hữu
phản ánh cơ cấu chủ thể trong nền kinh tế quốc dân Bản thânhình thức sở hữu không thể thay thế chế độ kinh tế nhưng nó
lại là hạt nhân phản ánh bản chất của chế độ sở hữu.
Dưới chế độ dân chủ nhân dân kể từ năm 1945 đến nay,
về hình thức sở hữu theo quy định của pháp luật có nhiềubiến đối qua các thời kỳ
- Giai đoạn từ năm 1946 đến 1960
Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà dược thành lập, năm 1946 bản Hiến pháp dầu tiên của nhà nước dân chủ nhân
dân đầu tiên ở Đông Nam Á được ban hành Về sở hữu nói
chung và hình thức sở hữu nói riêng bước đầu được quy định.tại Điều 12 Hiến pháp: “Quyển tu hữu tài sản của công dânViệt Nam được bảo đảm”.
Như vậy, về hình thức sở hữu theo quy định tại Hiến pháp năm 1946 chỉ có một điều quy định về việc nhà nướcthừa nhận quyển tư hữu của công dân Việt Nam Theo đótrong giai đoạn này, hình thức sở hữu tư nhân vẫn được nhànước thừa nhận và bảo hộ Bản chất của sở hữu tư nhân là tu
Trang 24hữu về tư liệu sản xuất trong lao động, sản xuất, kinh doanh,làm dịch vụ và không thuộc hình thức sở hữu xã hội chủnghĩa Sở hữu tư nhân là sở hữu không thuần nhất, mà căn
cứ vào sự chiếm hữu những tư liệu sản xuất, phạm vi chiếm.hữu tư liệu sản xuất và mục dích sử dụng tư liệu sản xuất đó
mà được xác định dưới các mức độ khác nhau của sở hữu tư
nhân gồm: Sở hữu cá thể, sở hữu tiểu chủ và tư bản tư nhân.
Trong giai đoạn này, ở Việt Nam chưa có khái niệm uễ hình
thức sở hữu tập thể va sở hữu toàn dân Vì rằng chế độ xã hội
chủ nghĩa chưa được xây dựng Tuy nhiên, hình thức sở hữunhà nước đối với tư liệu sản xuất đã được xác định và là hìnhthức sở hữu cơ bản ở Việt Nam trong giai đoạn này Nhà nướcdân chủ nhân dân đã tiến hành nhiều cuộc cải cách nhằmđánh đổ giai cấp địa chủ và tư sản mại bản, tịch thu, quốchữu hoá tài sản của tư sản mại bản, của đảng phái phan động, của việt gian bán nước, của địa chủ có nợ máu với nhândân Tài sản do thực hiện chính sách quốc hữu hoá thuộc sởhữu của nhà nước Ngoài ra, cuộc cải cách ruộng đất theoLuật Cải cách ruộng đất ngày 19-12-1953 đã được áp dụng
trên phạm vi miền Bắc Việt Nam, đánh đổ giai cấp dia chủ,
tịch thu ruộng đất và nông cụ chia cho dân nghèo Hình thức
sở hữu tư nhân trong giai đoạn này cũng đã được xác địnhkhông những trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, mà còntrong các lĩnh vực thương mại, thợ thủ công, buôn bán nhỏ,sản xuất thủ công và cơ khí nhỏ Theo quy định của Hiếnpháp năm 1946, về hình thức sở hữu trong giai đoạn từ 1946đến 1960, chỉ bao gồm sở hữu nhà nước uà sở hữu tư nhân
- Giai đoạn từ 1960 đến 1980
Căn cứ vào những quy định của pháp luật và đời sống xã
hội trong giai đoạn này, có thể đưa ra một nhận xét là trong
giai đoạn từ 1960 đến 1980, ở Việt Nam về các hình thức sởhữu đã được định hình và tồn tại trong hoạt động, san xkinh doanh, làm dich vụ có sự phân biệt đối xử giữa các hìnhthức sở hữu theo các chính sách xã hội và pháp luật Do tình
Trang 25hình kinh tế và chính trị trong giai đoạn này có nhiều yếu tốảnh hưởng đến quan điểm lập pháp.
Thứ nhất, Việt Nam còn tạm thời bị chia cắt làm hai
miền Nam - Bắc Miền Bắc được giải phóng và miền Nam
vẫn còn tiếp tục chiến đấu chống thù trong, giặc ngoài là Mỹ
- Diệm Với chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền
Bac, là hậu phương lớn và là chỗ dựa vững chắc để tiến hành
cuộc chiến đấu lâu dài bảo vệ độc lập dân tộc và thống nhấtđất nước Với những chủ trương, chiến lược xây dựng và bảo
vệ tổ quốc, trong giai đoạn này nhân dân Việt Nam đồng thời
phải tiến hành hai cuộc cách mạng: Cách mạng dân tộc và cách mạng dân chủ nhân dân Với những nhiệm vụ nặng nể
đó, Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Lao động Việt Nam
lần thứ IIL, đã xác định xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa,
bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên
chủ nghĩa xã hội Với tư tưởng chỉ đạo đó, hình thức sở hữu
được quy định trong Hiến pháp năm 1960, đã có sự biến đổi
về chất so với cùng quy định về vấn để này trong Hiến pháp
năm 1946.
Tại Điều 11 Hiến pháp năm 1960 quy định: *Ở nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hoà trong thời kỳ quá độ, các hình thức
sở hữu chủ yếu vé tư liệu sản xuất hiện nay là: hình thức sởhữu của nhà nước tức là của toàn dân, hình thức sở hữu của
hợp tác xã tức là hình thức sở hữu tập thể của nhân dân lao
động, hình thức sở hữu của người lao động riêng lẻ, uà hìnhthức sở hữu của nhà tư sản dân tộc”
Các hình thức sở hữu này đã phản ánh bản chất của chế
độ sở hữu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở mién
Bắc Việt Nam
Hai hình thức sở hữu là nhà nước và tap thể được ưu tiên
phát triển Đổi với sở hữu tập thể, Nhà nước khuyến khích,
hướng dẫn và giúp đỡ sự phát triển của kinh tế hợp tác xã
(Điều 13 Hiến pháp)
Trang 26Đổi với sở hữu cá thể, sở hữu của người lao động riêng lẻtrong các ngành nghề thì nhà nước một mặt, bảo hộ quyền sở
hữu về tư liệu sản xuất mặt khác, có chính sách giúp đỡnhững người làm nghề thủ công và những người lao động
riêng lẻ cải tiến cách làm ăn đồng thời khuyến khích họ tổ
chức hợp tác xã sản xuất và hợp tác xã mua bán theo nguyên
tắc tự nguyện (Điều 15 Hiến pháp) Như vậy, hình thức sở hữu cá thể tuy rằng được nhà nước cho phép tổn tại, nhưng
hình thức sở hữu này không được ưu tiên phát triển, mà nhà
nước vẫn vận động cá nhân người lao động trong hình thức sởhữu này tự nguyện tổ chức hợp tác xã tương ứng với ngành
nghề sản xuất Chủ trương của nhà nước trong giai đoạn này
là nhằm hạn chế hoặc xoá bỏ dần dần hình thức sở hữu phi
xã hội chủ nghĩa, để xây dựng một xã hội xã hội chủ nghĩa
đích thực ở miền Bắc Việt Nam, nhằm xoá bỏ cơ bản chế độ
tư hữu về tư liệu sản xuất và ngăn chặn hình thức tư hữu
hoá trong xã hội.
Đổi với nhà tư sản dân tộc, một mặt Nhà nước thừa nhận
và bảo hộ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất của họ, mặt khácdéng thời hướng dẫn họ hoạt động có lợi cho quốc kế dân
sinh, góp phần phát triển kinh tế quốc dân phù hợp với kếhoạch kinh tế của Nhà nước Đồng thời hướng dẫn các nhà tưsản dân tộc di theo con đường cải tạo xã hội chủ nghĩa bằng
hình thức công tư hợp doanh và những hình thức cải tạo khác(Điều 16 Hiến pháp)
Như vậy, các hình thức sở hữu theo quy định của Hiếnpháp trong thời kỳ từ năm 1960 đến năm 1980, tuy các hình.thức phi xã hội chủ nghĩa vẫn được thừa nhận và được bảo hộ,nhưng không được khuyến khích và dưới các biện pháp khác
nhau, nhà nước khuyến khích những chủ thể thuộc các hình
thức sở hữu này tham gia vào hợp tác xã hoặc dưới hình thứccông tư hợp doanh hoặc dưới những hình thức cải tạo khác
nhằm xoá bỏ dẫn hình thức sở hữu cá thể và tư sản dân tộc.
Với tư tưởng chỉ đạo là các hình thức sở hữu trong nhà
Trang 27nước xã hội chủ nghĩa chỉ bao gồm sở hữu toàn dân vi hữu
tập thể, là hai hình thức sở hữu chủ đạo trong phát triển kinh
tế, xã hội ở Việt Nam trong giai đoạn này được ưu tiên pháttriển hơn các hình thức sở hữu khác Vì các hình thức sở hữu
cá thể, tư sản dân tộc không thể thực hiện được kế hoạch hoá
tập trung vì nền sản xuất có kế hoạch vận hành không theo cơchế thị trường mà theo tư tưởng tập trung cao độ vào sản xuất
và phân phối các sản phẩm xã hội theo mệnh lệnh hành chínhcủa một hệ thống chỉ đạo và điều hành sản xuất xã hội quanliêu và bao cấp Tuy nhỉ tập trung hoá hai hình thức sởhữu cơ bản trong xã hội Việt Nam trong giai đoạn từ năm
1960 đến năm 1980, phần nào cũng thể hiện được những mặttích cực đáng kể, đó là bảo vệ triệt để chế độ xã hội chủ nghĩa,
tiêu diệt chế độ người bóc lột người, tập trung sức người, sức
của để giải phóng mién Nam, thống nhất dat nước Tính đến
năm 1975, thì hình thức sở nhà nước, sở hữu tập thể đã gop
phần quyết định vào việc động viên sức người, sức của vàocuộc cách mạng dân tộc và là chỗ dựa vững chắc để tiến hànhcuộc cách mạng dân tộc thắng lợi hoàn toàn
- Giai đoạn 1980-1999
"Trong giai đoạn này, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thống nhất đã chủ trương tiếp tục xây dựngchủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn quốc Nhiều đợt cải tạocông thương nghiệp ở miền Nam dược tiến hành nhằm xoá bỏ
triệt để chế độ người bóc lột người ở miền Nam trước đây và
quốc hữu hoá, tịch thu tài sản của tư sản mại bản, của nguyquân, nguy quyền của chế độ Sài Gòn có nợ máu với nhân
dân Đại hội đại biểu Dang Lao động Việt Nam lần thứ IV
được tổ chức trong điều kiện của một nhà nước thống nhất,
các chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn
quốc đã được thể hiện cụ thể trong các văn kiện của Dai hội
(tại Đại hội đại biểu lần thứ IV của Đảng Lao động Việt Nam,
Đảng được đổi tên là Đảng Cộng sản Việt Nam)
“Trong hoàn cảnh lịch sử, xây dựng chủ nghĩa xã hội trên
Trang 28phạm vi toàn quốc, Hiến pháp năm 1980 được ban hành Vềcác hình thức sở hữu được quy định tại Điều 18: “Nha nước
tiến hành cách mạng vé quan hệ sản xuất, hướng dẫn, sửdung uà cải tạo các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa,thiết lập uà củng cố chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa uễ tư liệusản xuất nhằm thực hiện một nên kinh tế quốc dân chủ yếu cóhai thành phần: thành phân kinh tếquốc doanh thuộc sở hữutoàn dân va thành phần kinh tế hợp tác xã thuộc sở hữu tậpthể của nhân dân lao động
Kinh tếquốc doanh giữ vai trò chủ dao trong nên binh tế
quốc dân uà được phát triển ưu tiên”
Nhà nước coi trọng phát triển nền kinh tế quốc dân vàxác định kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo trong nền
kinh tế đó Còn hình thức sở hữu phi xã hội chủ nghĩa không
được khuyến khích và phát triển cần phải có điều kiện TạiĐiều 27 Hiến pháp năm 1980 quy định: “Nhà nước bảo hộquyên sở hữu của công dân vé thu nhập hợp pháp, của cải để
dành, nhà ở, tu liệu sinh hoạt, những công cụ sản xuốt dùngtrong những trường hợp được phép lao động riêng lẻ Phápluật bảo hộ quyên thừa kế của công dân”
Do nhà nước không khuyến khích hình thức sở hữu tư nhân
phát triển, cho nên các chủ trương tập thể hoá được coi trọng.
“Nhà nước khuyến khích, hướng dẫn uà giúp đỡ nông dân
cá thể, người làm nghề thủ công uà những người lao động riêng lẻ khác tiến lên con đường làm ăn tập thể, tổ chức hợp
tác xã sản xuất va các hình thức hợp tác, tương trợ khác theo
nguyên tắc tự nguyện.
Những người buôn bán nhỏ được hướng dẫn uà giúp đỡ
chuyển dân sang sản xuất hoặc làm những nghề thích hợp
khác Pháp luật quy định phạm vi được phép lao động riêng
lẻ trong các lĩnh uực nông nghiệp, tiểu công nghiệp, thủ công
nghiệp, mỹ nghệ, dich vu".
Với chủ trương xoá bỏ tư hữu về tư liệu sản xuất một
Trang 29cách tuyệt dôi cho nên: "những người buôn bán nhỏ được
hướng dẫn va giúp đỡ chuyển dan sản xuất hoặc làm những
nghề thích hợp khác”.
Quan điểm này đã là một hạn chế vì đã không kích
thích quan hệ cung cẩu ngoài quốc doanh Trong khi đó,
mậu dịch quốc doanh không thể cung cấp đẩy đủ nhữnghàng hoá thiết yếu phục vụ cho đời sống nhân dân, kể cả
trong sản xuất và tiêu dùng Đây cũng được xem như một tưtưởng nóng vội nhằm xoá bỏ ngay lập tức và triệt để cácthành phần kinh tế ngoài quốc doanh theo ý chí của nhànước Tuy nhiên, ý chí này đã không thể xoá bỏ được những
hộ buôn bán nhỏ ở thành phố Vì những hộ buôn bán nhỏ
này đã góp phần tích cực vào việc lưu thông hang hoá trong
xã hội, đáp ứng kịp thời nhu cầu thiết yếu của nhân dântrong sản xuất và tiêu dùng.
Tóm lại, về hình thức sé hữu trong giai đoạn từ nam
1980 đến năm 1992, hình thức sở hữu nhà nước và tập thểđược coi trong và ưu tiên phát triển, còn các hình thức sở hữu
cá thể và tiểu chủ chỉ được thừa nhận như là một hiện tượng
của đời sống xã hội, cho nên không có bất kỳ một ưu tiên nào
cho thành phần kinh tế ngoài quốc doanh phát triển mà.ngược lại, bằng những chính sách cu thé đã dan dan làm suy
yếu hình thức sở hữu phi xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong
giai đoạn này.
- Giai đoạn từ 1999 đến nay
Căn cứ vào những văn kiện của Đảng Cộng sản ViệtNam, căn cứ vào phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu của Dang
Cộng sản Việt Nam tại các Đại hội đại biểu toàn quốc của
Dang lần thứ VII, VII, IX, XI thì nền kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần sản xuất theo cơ chế thị trường có sự điềutiết của Nhà nước đã được hình thành và phát triển có hiểu
quả Cơ chế vận hành nền kinh tế hàng hoá nhiều thànhphần theo định hướng xã hội chủ nghĩa bản chất là cơ chế thịtrường có sự quản lý của nhà nước bằng pháp luật Trong cơ
Trang 30chế đổi mới, các đơn vị kinh tế có quyền tự chủ sản xuất, kinhdoanh, quan hệ bình dang, cạnh tranh lành mạnh, liên kết,
hợp tác và liên doanh trên cơ sở tự nguyện Vai trò của Nhà
nước trong cơ chế mới này là người quản lý nền kinh tế nhằm
định hướng cho các thành phần kinh tế và chủ thể thuộc các
hình thức sở hữu khác nhau có môi trường thuận lợi trong
hoạt động, sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ theo cơ chế thị
trường Nhà nước thể hiện quyền của mình theo cách kiểm
soát chặt chẽ và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong
hoạt động kinh tế, bảo đảm sự hài hoà giữa phát triển kinh tế
và phát triển xã hội.
Nhằm thúc đẩy chủ trương phát triển toàn diện đất nướctrên mọi lĩnh vực và nhằm giải phóng mọi năng lực sản xuất.trong xã hội, phát huy tốt nhất mọi khả năng sản xuất, kinhdoanh của các thành phần kinh tế trong xã hội Hiến pháp
năm năm 1992 được ban hành trong thời kỳ đổi mới toàn
diện này, tại Điều 16 quy định: “Mục đích chính sách kinh tế
của Nhà nước là làm cho dân giàu nước mạnh, đáp ứng ngày
càng tốt hơn nhu cầu vat chất va tỉnh thần của nhân dân trên
cơ sở giải phóng mọi năng lực sản xuất, mọi tiêm năng củacác thành phân kinh tếgồm kinh tế nhà nước, kinh tếtập thể,kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tu nhân, kinh tế tư bản
Nhà nước va kinh tế có uốn đâu tư nước ngoài dưới nhiều
hình thức, thúc đẩy xây dựng cơ sở vat chất - kỹ thuật, mở
rộng hợp tác kinh tế, khoa học, kỹ thuật uà giao lưu uới thịtrường thế giới"
Để khẳng định quan điểm của Nhà nước trong quá trình
xây dựng đất nước trong thời kỳ đổi mới và tôn trọng tính quy
luật của nền kinh tế thị trường, về quyền của các chủ thể kinh
tế thuộc các hình thức sở hữu khác nhau được bảo hộ phát
triển bình đẳng trong xã hội Đó là các hình thức sở hữu:
- Sở hữu nha nước;
~ Sé hữu tập thé;
Trang 31~ Sở hữu tư nhân;
sự chỉ đạo của Nhà nước: “Nha nước thống nhất quản lý nên
kinh tế quốc dân bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách; phân
công trách nhiệm va phân cấp quản lý Nhà nước giữa các
ngành, các cấp; kết hợp lợi ích của cá nhân, của tập thể uới lợi
ích của Nhà nước" (Điễu 26 Hiến pháp).
'Trong giai đoạn này, hình thức sở hữu cá thé, tư bản tưnhân được bảo hộ và không có những quy định nhằm hạn chếhai hình thức sở hữu này Các thành phần kinh tế thuộc các
hình thức sở hữu khác nhau được nhà nước khuyến khích phát
triển Tại Điều 21 Hiến pháp quy định: “Kinh tế cá thể, kinh tế
tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân được chọn hình thức sản xuất,
kinh doanh, được thành lập doanh nghiệp không bị hạn chế uễquy mô hoạt động trong những ngành, nghệ có lợi cho quốc bế
dan sinh Kinh tếgia đình được khuyến khích phát triểi
Pháp luật cho phép thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ,
tư bản tư nhân được phát triển Tài sản hợp pháp của cánhân, tổ chức không bị quốc hữu hoá Hơn nữa, theo quy định
tại Điều 22 Hiến pháp thì: “Cac cơ sở sản xuất, hinh doanh
thuộc mọi thành phần kinh tế phải thực hiện đây đủ nghĩa vuđổi vdi Nhà nước, déu bình đẳng trước pháp luật, uốn va tài
sản hợp pháp được Nhà nước bảo hộ.
Doanh nghiệp thuộc mọi thành phân kinh tế được liêndoanh, liên kết uới cá nhân, tổ chức kinh tế trong uà ngoài
nước theo quy định của pháp luậi
Với chủ trương đổi mới toàn diện đất nước, việc giải
phóng năng lực sản xuất trong xã hội đã được pháp luật quy
định như một định hướng đúng đắn nhất, phù hợp với quy
Trang 32luật phát triển xã hội mà trước day không thể có được Pháp
luật trong giai doan này không phân biệt dối xử giữa các
thành phan kinh tế quốc doanh và tập thể với thành phần
kinh tế cá thể và tư bản tư nhân Với cơ chế của pháp luật
hiện hành, đã tạo ra một động lực tích cực phát triển kinh tế,
xã hội và tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh trong sản
xuất, kinh doanh, làm dịch vụ giữa các chủ thể thuộc các
hình thức sở hữu khác nhau trong xã hội
Kinh tế quốc doanh vẫn được coi là nền kinh tế chủ dao,
mũi nhọn và luôn được bảo đảm phát triển có hiệu quả Nhà
nước nắm vững những lĩnh vực và ngành nghề then chốt đểphát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân Thực
hiện chính sách này, Nhà nước đã mạnh dạn cho thuê,
chuyển hình thức sở hữu hoặc giải thể các cơ sở sản xuất, kinh doanh thua lỗ kéo dài và không có khả năng phát triển 'Tổ chức sắp xếp lại các liên hiệp xí nghiệp, tổng công ty phù
hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh theo cơ chế thị trường.Theo cơ chế này, thì mối quan hệ sở hữu tài sản giữa Nhànước và các công ty của Nhà nước là quan hệ giao vốn, áp
dụng rộng rãi các hình thức khoán trong các công ty thuộc
quyển sé hữu của nhà nước đã mang lại những hiệu quả kinh
tế cao Bên cạnh phát triển kinh tế quốc doanh thuộc sở hữu.
nhà nước là hình thức sở hữu tập thé cũng được coi trọng Sở
hữu tập thể được hình thành theo nguyên tắc tự nguyện, dân chủ và bình đẳng nhằm phát huy mọi tiềm lực của loại hình thức sở hữu này Tuy nhiên, hình thức sở hữu tập thể phat
triển rất đa dạng và ngày càng được mở rộng theo các hình
thức kinh tế tập thể trong các lĩnh vực nông nghiệp, tiểu, thủ
công nghiệp, mua bán, tín dụng
Về sở hữu tap thể được quy định tại các Điều từ 208 đến
210 Bộ luật Dân sự (BLDS) Điều 208 quy định về hình thức
sở hữu tập thể: “Sở hữu tập thể là sở hữu của hợp tác xã hoặc
các hình thức kinh tế tập thể ổn định khác do cá nhân, hộ gia
đình cùng góp uốn, góp sức hợp tác sản xuất, kink doanh
Trang 33nhằm thực hiện mục dich chung được quy dinh trong điêu lệ,
theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, dân chủ, cùng quản lý
va cùng hưởng lợi".
Xét về nội dung của Điều 208 BLDS, nhận thấy có nhữngvấn để bất cập ngay chính nội dung của điều luật, vừa với vaitrò là quy phạm định nghĩa, vừa với vai trò là quy định nhận
dang hình thức sở hữu tập thể, nhưng vẫn còn thiếu quy dinh
quan trọng trong điều luật
Thứ nhất, Điều 208 là một quy phạm định nghĩa: “Sở
hữu tập thể le hữu hợp tác xã hoặc các hình thức kinh tế
sở hữu tập thể là cơ quan được tập thể bầu ra theo nhiệm kỳ,
thay mặt người lao động điều hành công việc sản xuất tạo ra
của cải vật chất cho tập thể Việc hưởng những lợi ích vật
chất có được tit sin xuất chỉ dựa trên phần còn lại sau khitrừ đi những chi phí sản xuất, các nghĩa vụ khác, dé lại
phần gọi là quỹ, và phần tài sản để xây dựng cơ sở vật chấtphục vụ cho cuộc sống và sản xuất của tập thể Phạm vi sở
hữu tập tỉ rộng, nó bao trùm lên toàn bộ một khu dân
cư hoặc cộng đồng dân cư và được xác định phạm vi bằng địa
giới hành chính của một xã, một làng, một thôn nhất định vàđặc biệt sở hữu tập thể được áp dụng phổ biến trong sản xuất.nông nghiệp, ngư nghiệp, làm muối, lâm nghiệp Sở hữu tập.
thể được hình thành trên cơ sở tự nguyện của người lao động,
sự tự nguyện đó là căn cứ để người lao động trở thành thành
viên chính thức trong sở hữu tập thể Mục đích của sở hữutập thể là tập trung cao nhất người lao động và tư liệu sản
xuất của người lao động đóng góp ban đầu và tài sản đóng
Trang 34góp đó thuộc quyền sở hữu của tập thể Người đóng góp
không còn là chủ sở hữu của tài sản do mình đóng góp nữa
Hình thức sở hữu tập thể nhằm xoá bỏ tư nhân hoá về tư liệu sản xuất, người lao động góp vốn ban đầu vào tập thể có thể nhiều, có thể ít hoặc không có nhưng đã tự nguyện tham gia
sở hữu tập thể là đương nhiên trở thành thành viên trong sở
hữu tập thể Việc hưởng các lợi ích thu được trong sản xuất
không dựa trên tỉ lệ giá trị của tài sản mà người lao động gópvào, mà lại dựa trên ngày công lao động của cá nhân tham
gia sở hữu tập thể Như vậy, trên thực tế đã dẫn đến một hệ
quả rất đặc thù của sở hữu tập thể Người lao động ban
đầu có thể góp rất nhiều vốn, tư liệu sản xuất vào sở hữu tập
thể, nhưng lại không tham gia lao động trong tập thể được,
theo đó người này sẽ không được phân chia những lợi ích vatchất thu được do sức lao động của người khác, hoặc chỉ được
chia một phần tối thiểu theo định lượng của tập thể Vì sở
hữu tập thể phân chia thành quả lao động theo ngày công lao
động Làm theo năng lực, hưởng theo lao động Những tư liệu
sản xuất của người tham gia sở hữu tập thể đã được các thành viên trong tập thể sử dụng vào sản xuất, mà không có
việc tính khấu hao, mà sử dụng cho đến khi tài sản bị tiêuhuỷ và không có một cơ chế nào đền bù cho người có tài san
đó Hơn nữa, người tham gia sở hữu tập thể không những
người đó là thành viên của sở hữu tập thể, mà các con, các
chau của người đó được sinh ra sau này và khi lớn lên cing
được coi là thành viên đương nhiên của tập thể mà bố, hoặc
mẹ của mình đã là thành viên, nếu các con, các cháu không đithoát ly, làm các công việc chuyên môn khác Hơn nữa, các
con, các cháu của thành viên thuộc hình thức sở hữu tập thể
được xác định là không có khả năng lao động hoặc chưa đến
tuổi lao động thì vẫn được chia một phần vật chất theo chuẩn mực chung của sở hữu tập thể đối với những cá nhân có hoàn
cảnh tương tự
Với những nội dung quan hệ trong nội bộ hình thức sở
Trang 35hữu tập thể như đã phân tích trên day, có thể nhận định.rằng vai trò của hình thức sở hữu tập thể đã góp một phần
quan trọng trong các năm đất nước còn có chiến tranh chống giặc ngoại xâm, sức người sức của cung cấp cho cuộc kháng
chiến, do vậy chính sách tập trung sản xuất tập thể là đúng
đắn Vì hình thức sở hữu này đã tạo ra sự đùm bọc và giúp đỡ
lẫn nhau giữa những gia đình có người tham gia bảo vệ tổquốc và những người khác thuộc hình thức sở hữu tập thể, đểtập trung cao nhất sức người tham gia bảo vệ tổ quốc Tuynhiên, trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường, sởhữu tập thể không còn phù hợp với tình hình mới, vi ban chất,của sở hữu tập thể là sở hữu không hạch toán, mà có đặcđiểm là bình quân chủ nghĩa, nhận định này dựa vào thựctrạng sở hữu tập thể trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ởmiền Bắc Việt Nam trong những năm trước đây, cụ thể là từ
những năm 1960 đến năm 1975
Thứ hai, tại Điều 209 uà 210 BLDS, quy định về tài sản
thuộc sở hữu tập thể, việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt.tài sản thuộc sở hữu tập thể Tuy nhiên, do đã xác định sai về
sở hữu tập thể và sở hữu hợp tác xã cho nên tại hai Điều luật
đã viện dẫn, thì nội dung quy định về sở hữu hợp tác xã, mà
không phải là sở hữu tập thể Điều 209 quy dinh: “Tai sản
được hình thành từ nguồn đóng góp của các thành vién, thunhập hợp pháp do sản xuất, kinh doanh, được Nhà nước hỗtrợ hoặc từ các nguồn khác phù hợp uới quy định của pháp
luật là tài sản thuộc sở hữu tập thể đó." Và tại các khoản 2
và 3 Điều 210 Bộ luật dân sự quy định:
“2 Tài sản thuộc hình thức sở hữu tập thể được giao chocác thành uiên khai thác công dụng bằng sức lao động củaminh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhầm phục uụ
nhu câu mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế chung uà lợi ích,nhu câu của các thành vién”
“3 Thành vién của tập thể có quyền được ưu tiên mua,
thuê, thuê khoán tài sản thuộc hình thức sở hữu tập thể"
Trang 36Với những quy định trên, thì sở hữu tập thể hay còn gọi
là sở hữu hợp tác xã theo quy phạm định nghĩa tại Điều 208,
là một pháp nhân Do vậy, có cần thiết phải quy định hình
thức sở hữu tập thể và sở hữu hợp tác xã không, khi mà các
dấu hiệu của hợp tác xã đã thoả mãn là pháp nhân theo quy
định tại Điều 84 Bộ luật Dân sự?
Theo chúng tôi, khi Bộ luật Dân sự năm 2005 được sửa
đổi, bổ sung thì về hình thức sở hữu tập thể nên loại bổ khỏi
Bộ luật, với những lý do đã phân tích trên dây Những tổ
chức trong mọi lĩnh vực thoả mãn các điều kiện của pháp
nhân, thì cho dù tổ chức đó thuộc hình thức sổ hữu nào, thuộcthành phần kinh tế nào thì tổ chức đó đều là pháp nhân, theo
đó hình thức sở hữu chỉ cần một tên chung là hình thức sởhữu của pháp nhân là đủ và chặt chẽ trong vấn để lập pháp
và cơ cấu của Bộ luật Dân sự.
'Trong giai đoạn từ 1992 đến nay, hình thức sở hữu cá thể
và tư bản tư nhân ở Việt Nam được ghi nhận và phát triển.
Các hình thức sở hữu này đã phát huy được khả năng trong
các lĩnh vực sản xuất, theo sự quản lý và hướng dẫn của Nhà
nước Hình thức sở hữu cá thể có phạm vi hoạt động rất rộng
và hình thức sở hữu tư nhân cũng được bảo hộ phát triển
Trong giai đoạn từ khi Hiến pháp năm 1992 được banhành, các hình thức sở hữu ở Việt Nam đã được xác định rõ
Tuy nhiên còn một số hình thức sở hữu vẫn cẩn phải đượcxem xét về mặt khoa học và thực tiễn như hình thức sở hữu
của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã
hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp Vì vậy nên xác định sởhữu của các tổ chức này là sở hữu của pháp nhân là đã hamchứa day đủ tính pháp lý của hình thức sở hữu
Hiện nay, trong Bộ luật Dân sự năm 2005, tại Chương
XIII quy định về các hình thức sở hữu Mục 5 Chương này quy
định về: Sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội
và Mục 6 quy định về: Sở hữu của tổ chức chính trị xã hội
-nghé nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp
Trang 37‘Tai các mục 5 và 6 Chương XIII Bộ luật Dân sự, quy địnhtại các Điều từ 227 đến 232 về căn cứ xác lập tài sản thuộc
hình thức sở hữu của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị
-xã hội, tổ chức chính trị -xã hội - nghề nghiệp, tổ chức -xã hội,
tổ chức xã hội - nghề nghiệp cũng là các căn cứ chung xác lậpquyển sở hữu:
- Tài sản được hình thành từ nguồn đóng góp của các
thành viên, tài sản được tặng cho chung và từ các nguồn khácphù hợp với quy định của pháp luật là tài sản thuộc sở hữu
của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính
trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghềnghiệp (Điều 228 và 231 BLDS).
Riêng căn cứ xác lập quyền sở hữu của tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị - xã hội được quy định khác biệt hơn so với hình.thức sở hữu của tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức
xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, theo quy định tại đoạn 2
khoản 1 và khoản 2 Điều 228 BLDS: “Tai sản thuộc hình thức
sở hữu nhà nước đã chuyển giao quyên sở hữu cho tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội là tài sản thuộc sở hữu của
tổ chức do” Va: “Tai sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước giaocho tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội đểquản ly va sửdụng thì không thuộc sở hữu của tổ chức đó"
Theo những quy định trên, thì cho dù tổ chức đó là tổchức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hay là tổ chức chính
trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghềnghiệp thì đều là những pháp nhân, và hình thức sở hữu của
các tổ chức này là hình thức sở hữu của pháp nhân đối với tài
sản thuộc quyền sở hữu của mình Việc chiếm hữu, sử dụng
và định đoạt tài sản của các tổ chức này cũng đều phải tuântheo quy định của pháp luật và phù hợp với mục dich hoạt động được quy định trong điều lệ (Điều 229 và 232 BLDS) Căn cứ vào những quy định tại các Mục 5 và Mục 6Chương XIII Bộ luật Dân sự, thì hình thức sở hữu của các tổchức chính trị, chính trị - xã hội hay hình thức sở hữu của tổ
Trang 38chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã
hội - nghề nghiệp thì đều là hình thức sở hữu của pháp nhân
Vi các tổ chức này đều có tư cách pháp nhân Cho dù tài sảnthuộc quyển sở hữu của các hình thức sở hữu này được xác
lập dựa trên các căn cứ nào, thì cũng đều là căn cứ xác lập
quyền sở hữu theo quy định của pháp luật Với những phântích và lập luận nay, Bộ luật Dân sự năm 2005 khi được sửa
đổi, bổ sung thì không nên có quy định về hình thức sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính ã hội; sở hữu của tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã
hội - nghề nghiệp như hiện nay Vì rằng, các tổ chức này đều
là các pháp nhân, cho nên thuộc hình thức sở hữu của pháp
nhân và đều chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản như đối với
các pháp nhân khác Không nên căn cứ vào tính chất hoạt
động nghiệp vụ và vai trò của các tổ chức này trong các quan
hệ xã hội, mà lại quy định cho chúng một hình thức có tên gọi
nào đó cốt sao cho phù hợp là không cần thiết, làm rắc rối
thêm các quan hệ Khi các tổ chức này tham gia vào quan hệtài sản và nhân thân trong xã hội, thì đều bình đẳng với cácloại chủ thể khác và đều chịu trách nhiệm bằng tài sản của
mình trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự phát
sinh từ những quan hệ do người đại diện cho các tổ chức này xác lập với các chủ thể khác trong xã hội.
Trong quan hệ pháp luật dan sự, cho dù chủ thể củaquan hệ thuộc thành phần kinh tế và hình thức sở hữu nào
chăng nữa, thì déu có quyền bình đẳng với các chủ thể khác
trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự phát sinh từnhững quan hệ mà chủ thể tham gia Hoạt động của tổ chứcthì phải thông qua hành vi của người đại diện hợp pháp của
tổ chức đó
Khi để cập đến hình thức sở hữu là dé cập đến việc xác
lập, sử dụng và định đoạt tài sản của tổ chức đó theo những nguyên tắc và biện pháp nào, mà không cần xác định tổ chức
đó thuộc hình thức sở hữu nào hay thành phần kinh tế nào
Trang 39Chính bản chất quan hệ sở hữu của tổ chức chỉ phối hình
thức sở hữu của tổ chức, mà không thể dựa vào tính chất chuyên môn, vị trí, vai trò và sự ảnh hưởng của tổ chức đang
tôn tại trong xã hội để cô áp đặt cho chúng một cái tên saocho phù hợp với tính chất hoạt chuyên môn, nghiệp vụ của tổ
chức là không phù hợp cả về mặt lý luận và thực tiễn, thiếu
cơ sở khoa học, thiếu tính khái quát và phá vỡ tính nhất thé
hoá của pháp luật.
Hơn nữa, nếu quy định hình thức sở hữu của tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội
-nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - -nghề nghiệp có
tính chất đặc thù theo ngl vụ và chuyên môn, thì ở nước
ta hiện nay còn rất nhiều loại tổ chức, theo đó các hình thức
sở hữu cũng được áp đặt đúng với tính chất chuyên nghiệp
của tổ chức đó thì thật sự không ổn Nhà nước tôn trọng
quyển tự do tín ngưỡng của công dân, tại Diéu 70 Hiến pháp
năm 1992 quy định: "Công dân có quyên tự do tín ngưỡng, tôn
giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào Các tôn giáo déu
bình đẳng trước pháp luật Những nơi thờ tự của các tín
ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ Không ai được xâm
phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng,
tôn giáo để làm trái pháp luật uà chính sách của Nhà nước”
Theo quy định trên, các nhà thờ, hoặc nơi thờ tự khác củacác tôn giáo được thừa nhận ở nước ta, đều có tài sản Như
vậy, tương ứng với các tổ chức tôn giáo này, thì hình thức sởhữu sẽ được quy định bổ sung là hình thức sở hữu của ĐạoPhật, Đạo Hoà Hảo, Đạo Cao Đài và như vậy, tổ chức nào
thì sẽ có hình thức sở hữu ấy, và hiện nay Bộ luật Dân sự đã
theo lôgic như vay!
Xác định về mặt lý luận và thực tiễn của các quy định vềhình thức sở hữu được quy định trong Bộ luật Dân sự năm.
2005, nhằm giúp cơ quan lập pháp có được những căn cứ để
đánh giá hiệu quả điều chỉnh của Bộ luật Dân sự năm 2005
quy định về các hình thức sở hữu, để có căn cứ sửa đổi, bổ
Trang 40sung pháp luật của chế định về quyền sở hữu trong Bộ luậtDân sự năm 2005 cho phù hợp với điểu kiện phát triển kinh
tế, xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay và lâu dài Vớinhững lập luận về chế độ sở hữu, các hình thức sở hữu được
quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2005 đã dé cập trong các
chuyên dé, chúng tôi dé xuất, khi Bộ luật Dân sự năm 2005
được sửa đổi, bổ sung thì cơ quan lập pháp nên xem xét, đánh
giá từng quy định về các hình thức sở hữu để xác định rõ các
hình thức sở hữu cần được quy dinh trong Bộ luật Loại bỏ
những quy định về hình thức sở hữu không còn phù hợp và
thật sự không phù hợp với quan điểm giải phóng mọi năng
lực sản xuất trong xã hội, phát triển nền kinh tế đa thành
phan, nhiéu hình thức sở hữu, sản xuất theo cơ chế thitrường, định hướng xã hội chủ nghĩa Qua nghiên cứu đã chỉ
ra những điểm còn bất cập trong những quy định về hình
thức sd hữu trong Bộ luật Dân sự năm 2005, và có những kết
luận như sau đây:
Về các hình thức sở hữu, Bộ luật chỉ nên quy di
4) Hình thức sở hữu chung (có sở hữu chung theo phần;
sở hữu chung hợp nhất phân chia được uà sở hữu chung hợpnhất của cộng đông không thể phân chia; nên bỏ sở hữuchung hỗn hợp)
ih: