1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ luật học: Toà hành chính trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân

211 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁPTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TRAN KIM LIEU

LUẬN AN TIEN SĨ LUAT HOC

HÀ NOI - 2011

Trang 2

BO GIAO DUC VA DAO TẠO BO TU PHAPTRUONG DAI HOC LUAT HA NOI

TRAN KIM LIEU

Chuyên ngành: Ly luận va lich sử nhà nước và pháp luậtMã số: 62.38.01.01

LUẬN ÁN TIEN SĨ LUẬT HỌCNGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HOC:

1 PGS.TS NGUYEN VAN DONG2 TS TRAN MINH HUONG

HA NOI - 2011

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là két quả nghiên

cứu của cá nhân tôi Các sô liệu trong luận an là trung thục.

Những kêt luận khoa học của luận an là két qua của qua trìnhnghiên cứu độc lập và chưa được người khác công bỗ.

TÁC GIÁ LUẬN ÁN

Trần Kim Liễu

Trang 4

NHỮNG TU VIET TAT TRONG LUẬN AN

NNPQ XHCNQDHC

: Ban chap hanh trung wong: Biện pháp khan cấp tạm thời: Cơ quan Tài phán hành chính

: Cong sản Việt Nam: Hội đồng thâm phan: Hội đồng xét xử: Hành vi hành chính: Nghiên cứu lập pháp: Nhà nước pháp quyền

: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa: Quyết định hành chính

: Quyết định kỷ luật buộc thôi việc: Tòa án nhân dân

: Tòa án nhân dân tối cao: Tòa hành chính

Trách nhiệm bồi thường nhà nước: Thành phố Hồ Chí Minh

TTGQCVAHC : Thủ tục giải quyết các vụ án hành chínhTTHC

: Tố tụng hành chính: Ủy ban tham phan

: Ủy ban thường vụ Quốc hội: Viện kiểm sát nhân dân

: Viện kiêm sát nhân dân tôi cao

Trang 5

MỤC LỤC

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE TOA HANH CHÍNH TRONG NHÀNƯỚC PHÁP QUYÈN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CỦA DÂN, DODAN, VÌ DÂN 5 << < g9 SH 1 cưng 39 60 13

1.1 Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của dân, do dân, vì dân 131.2 Vai trò của tòa hành chính trong Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của

VIỆT NAM CUA DAN, DO DÂN, VI DAN u csccscscssssssscsssssscsssscsssscscsssssssseeees 134

3.1.Quan điểm về phát huy vai trò của tòa hành chính trong Nhà nước pháp quyền XHCN

/717⁄82/21/N82/282/21/80⁄28-/21/8R8.8R888 Ánh 134

3.2 Giải pháp để phát huy vai trò của tòa hành chính trong nhà nước phápquyên XHCN của dân, do dân, vì diân -cc2c222222+e+++e 22222222222222Eee 141KET LUAN NV NN 192

CAC CONG TRÌNH CUA TÁC GIA ĐÃ CÔNG BO LIEN QUAN DEN DE TÀILUAN AN

DANH MUC TAI LIEU THAM KHAO

Trang 6

MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Từ năm 1995 Tòa hành chính (THC) được thành lập căn cứ trên cơ sở

Luật Tổ chức Tòa án nhân dân sửa đổi (tháng 12/1995) và chính thức hoạt độngtừ ngày 1 tháng 7 năm 1996 Việc tô chức THC với tư cách là một tòa chuyêntrách của Tòa án nhân dân ở thời điểm những thập niên 90 của thé kỷ XX đượcxem là tương đối phù hợp, là giải pháp có tính tình thế, đáp ứng yêu cầu cấp thiếtcủa thời cuộc Sau hơn 15 năm, câu chuyện về vị trí, vai trò của THC vẫn làchuyện cần bàn Đã đến lúc phải xây dựng mô hình mới cho THC, đúng với tínhchất, vai trò của cơ quan này và tạo cơ chế thuận lợi để THC phát huy đúng vai

trò của mình đối với Nhà nước và xã hội.

Van đề đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp đang là một

trong những chủ trương lớn của Đảng và là nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước

trong quá trình đôi mới hệ thống chính trị, hoàn thiện bộ máy nhà nước theo cácyêu cầu của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.Nghị quyết số 08/NQ-TW (ngày 02 tháng 01 năm 2002) và Nghị quyết số49/NQ-TW (ngày 02 thang 6 năm 2005) của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách

tư pháp đến năm 2020 đang đặt ra hàng loạt van dé cần giải đáp, trong đó có van

đề t6 chức THC Thực trạng hoạt động của hệ thống cơ quan tư pháp trong đó cóTòa án nhân dân những năm qua còn nhiều hạn chế từ tô chức đến thâm quyền

nhưng rat chậm được đổi mới THC không năm ngoài bối cảnh chung đó với

một đội ngũ cán bộ làm công tác xét xử còn hạn chế về năng lực, thiếu kinhnghiệm Chính vì thế, từ năm 2005, Thanh tra Chính phủ đã xây dựng đề án

thành lập cơ quan tài phán hành chính trực thuộc Chính phủ, độc lập với các cơ

quan quản lý hành chính, chuyên thực hiện nhiệm vụ giải quyết các khiếu nại

hành chính bang con đường tổ tụng Việc thành lập cơ quan này có căn nguyên

từ hoạt động kém hiệu quả của hệ thống THC sau hơn 10 năm thành lập.

Bên cạnh đó, theo tinh thần Nghị quyết 49/NQ-TW về cải cách tư pháp,

dé án thành lập Tòa án khu vực cũng được triển khai nhằm đổi mới một cách cănbản t6 chức của hệ thống Tòa án nhân dân, dam bảo cho Tòa án độc lập xét xử

và đảm bảo tính khách quan, minh bạch trong hoạt động tư pháp Việc nghiên

cứu để tìm kiếm những giải pháp cho tổ chức của THC là một yêu cầu quan

trọng, vừa phải đảm bảo phù hợp với chức năng của THC vừa phù hợp với xu

Trang 7

thé cai cách tư pháp nói chung, góp phan phát huy tối đa vai trò của nó đối với

xã hội.

Từ năm 2010, hệ thống quy định pháp luật tố tụng hành chính có sự thayđổi căn bản với sự ra đời của Luật Tổ tụng hành chính, thay thé cho Pháp lệnhThủ tục giải quyết các vụ án hành chính 1996 (sửa đổi 1998, 2006) Pháp luậtthay đổi kéo theo hàng loạt các van đề cần phải được bàn luận và giải quyết, cụthê là những giải pháp cần thiết dé có thé thực thi được Luật Tố tụng hành chínhmột cách hiệu quả, dé THC hoạt động hiệu qua nhằm đạt các mục tiêu mà nhà

làm luật đã xác định.

Ở một góc độ khác, khi đề cập đến đội ngũ cán bộ làm công tác xét xử

hành chính, có thể có những đánh giá mang nhiều sắc thái khác nhau ké cả tích

cực và không tích cực Song, nhìn chung, tư duy lý luận pháp luật của đội ngũ

cán bộ làm công tác xét xử hành chính còn nhiều hạn chế Chính vì vậy mà việc

nghiên cứu một cách toàn diện những van đề lý luận về vị trí, vai trò của THC

trong bối cảnh hiện nay là rất cần thiết Bởi vì, việc luận bàn các vấn đề lý luận

về THC sẽ góp phần làm phong phú nhận thức tư tưởng của cán bộ, công chức

Tòa án về tầm quan trọng của cơ quan này trong hệ thống xét xử nói riêng, trongNhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam nói chung Từ đó, họ có thé

vận hành bộ máy này theo đúng mục tiêu mà Đảng và Nhà nước xác định choTòa hành chính.

Như vậy, với nền tảng lý luận mới hiện nay, có thể nhận thấy sự tiềm an

một nhu cau về sự tồn tại và phát huy vai trò của THC đối với Nhà nước và xãhội THC không chỉ là công cụ đảm bảo pháp chế trong Nhà nước XHCN nhưnhững năm đầu ra đời mà đã trở thành thiết chế không thé thiếu trong NNPQXHCN Việt Nam Đó không chỉ đơn thuần là biện pháp áp đặt từ bên ngoài vàođể kiểm soát hệ thống hành chính mà chính là nhu cầu tự thân của nền hànhchính để đảm bảo cho hành chính tự hoàn thiện mình, đáp ứng đòi hỏi của mộtNNPQ và trở thành công cụ mà người dân sử dụng dé tự vệ.

Trong bối cảnh nêu trên, việc nghiên cứu đề tài «7oà hành chính trongNhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dâm» thựcsự mang tính cấp thiết, vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có giá trị thực tiễn cao.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Nghiên cứu về vị trí, vai trò của THC trong NNPQ XHCN Việt Nam, chúng

tôi đã có dịp tiép xúc với một sô công trình nghiên cứu quan trong, có gia tri cao

Trang 8

trong khoa học chính trị - pháp lý Năm 1992 Viện Nhà nước và Pháp luật chủ trì

và Giáo sư Đào Trí Úc đã chủ biên chuyên khảo “Tim hiểu về Nhà nước phápquyên”, đây là công trình tóm lược tổng thuật các nghiên cứu về NNPQ trongvài thập niên qua tại Pháp, Đức, Mỹ Cùng năm đó, Giáo sư, Tiến sĩ NguyễnDuy Quý có bài “Mộ số suy nghĩ về van dé xây dựng nhà nước pháp quyén ởnước ta” đăng trên tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 2 — 1992 Năm 1995, nhaxuất bản Chính trị quốc gia phát hành cuốn “Những lý luận cơ bản về Nhà nướcvà pháp luật” của Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật Cuốn sách bàn vềnhà nước dưới khía cạnh pháp luật đã dành một phần nói về NNPQ XHCN ViệtNam Năm 1997, Giáo sư Đào Trí Úc tiếp tục chủ biên công trình “Nà „ước vàpháp luật của chúng ta trong sự nghiệp doi moi” được nhà xuất bản Khoa học xã

hội phát hành, chương 6 cuốn sách đã phân tích những đặc trưng của NNPQ của

dân, do dân, vì dân Cùng năm này, cuốn “Đại hội VIII Đảng cộng sản Việt Namvà những vấn đê cấp bách của khoa học về Nhà nước và Pháp luật” do Giáo sưĐào Trí Úc chủ biên đã tập hợp những bài viết của các nhà nghiên cứu hàng đầu

trong lĩnh vực khoa học pháp lý như GS.TS Nguyễn Duy Quý, GS.TS Hoàng

Văn Hảo, PGS.TS Dinh Văn Mậu, GS.TS Võ Khánh Vinh Về NNPQ, khôngthê không nói đến tác pham “Tir teéng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, dođân và vì dân” do nhà xuất bản Chính trị quốc gia phát hành năm 1998 củanguyên Bộ trưởng Bộ tư pháp Nguyễn Đình Lộc và tác pham “7 trong Hồ ChíMinh về xây dựng nhà nước pháp quyên kiểu mới ở Việt Nam” của hai tac giả

Phạm Ngọc Anh và Bùi Đình Phong do nhà xuất bản Lao động ấn hành năm

2003 Hoặc quan điểm của TS Trần Hậu Thành trong “Cơ sở ly luận và thựctiên xây dựng Nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhândan, vì nhân dân”, Nxb Lý luận chính trị, năm 2005 Tác phẩm nay tập trung

những nghiên cứu mang tính khái quát về quá trình hình thành và phát triển tư

tưởng NNPQ trong lịch sử, một sé quan điểm hiện nay về NNPQ, thực tiễn tổchức Nhà nước theo hướng xây dựng NNPQ hiện nay trên thế giới TS Trần

Hậu Thanh đã chỉ rõ những mô hình tổ chức quyền lực theo cách phân chia

quyên lực tuyệt đối và cách phân công, phối hợp quyền lực Trong tác phẩm này,TS Trần Hậu Thành cũng phân tích những quan điểm và nội dung xây dựng

NNPQ XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Đặc biệt, tác giả của

công trình này cũng đặc biệt quan tâm đến việc đưa ra những giải pháp đối mới,

kiện tòan bộ máy nhà nước theo hướng xây dựng NNPQ XHCN trong đó có đề

cập đến giải pháp kiện toàn bộ máy tư pháp Chúng tôi đã tham khảo những kết

quả nghiên cứu của TS Tran Hậu Thanh trong chương 1 dé làm nỗi bật rõ những

van đề lý luận về NNPQ, về vị trí của hệ thống Tòa án trong cơ cấu quyền lực

nhà nước, đặc biệt trong NNPQ.

Ngoài ra, khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã được tiếp xúc với rất nhiềubài viết nghiên cứu trên các tạp chí Triết học, Lý luận Chính trị, Nhà nước vàPháp luật, Cộng sản, Nghiên cứu lập pháp đề cập đến NNPQ dưới các khía cạnh

Trang 9

khác nhau đã phản ánh quan điểm về việc xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam

một cách rât rõ ràng và sâu sắc.

Tìm hiểu về vị trí, vai trò của THC, chúng tôi có điều kiện tham khảo nhiềucông trình nghiên cứu về hệ thống Tòa án nhân dân Ngay từ năm 1996, Tòa ánnhân dân tối cao đã có dé tài nghiên cứu khoa học “Vi tri, vai trò và chức năng

của Toa án nhán dân trong bộ máy nhà nước qua các thời kỳ cách mạng Việt

Nam” (Mã số 95-98-048/ÐT) do PTS Trịnh Hồng Dương chủ nhiệm dé tài Đềtài này đã đánh giá tổng quan về vị trí của Tòa án nói chung qua các thời kỳ cách

mạng Việt Nam từ năm 1945 đến 1996 Ở một góc nhìn rộng hơn về vị trí, vai

trò của Tòa án, luận án “Đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháptheo hướng xây dựng nhà nước pháp quyên Việt Nam” của TS.Trần Huy Liệu đã

tập trung phân tích khái niệm cơ quan tư pháp, mối liên hệ giữa “Tòa án” với“tài phán”, khăng định vị trí, vai trò của hệ thông cơ quan tư pháp trong bộ máy

nhà nước Việt Nam, lịch sử phát triển của hệ thống cơ quan tư pháp từ năm 1945đến nay, thực trạng tô chức của hệ thong Tòa án, Viện kiểm sát, các cơ quan điều

tra, cơ quan thi hành án Tuy nhiên, luận án của TS Trần Huy Liệu đề cập đến

hệ thống cơ quan tư pháp ở Việt Nam ở một phạm vi rộng và toan diện, nhưng

không nghiên cứu chỉ tiết về THC Vị trí, vai trò của Tòa án nhân dân còn đượcphân tích tương đối chỉ tiết thông qua các nhận định của PGS.TS Nguyễn ĐăngDung, Ngô Vĩnh Bạch, Võ Trí Hảo, Bùi Ngọc Sơn trong tác phẩm “Thé chế tu

pháp trong Nhà nước pháp quyên”, NXB Tư pháp năm 2004 Trong tác phẩmnày vai trò của “thể chế tư pháp” được phân tích một cách sâu sắc từ nhiều gócđộ khác nhau Với tác pham này, một cách chắc chắn, các tác giả khẳng định vaitrò của Tòa án với tư cách “một thê chế tư pháp độc lập trong hệ thống bộ máyNha nước” và đặc biệt nhắn mạnh vai trò của thé chế tư pháp với việc thực hiệncác nguyên tac của Nhà nước pháp quyền Qua việc tiếp thu những thành tựu

nghiên cứu của tập thé tác giả nói trên, chúng tôi có cơ hội khang định vai trò

quan trọng của Tòa hành chính trong Nhà nước pháp quyền trên nên tảng lý luậnvề vai trò của Tòa án nói chung đã được thé hiện trong các kết luận của côngtrình nghiên cứu này Dé bổ sung thêm lý luận về vai trò của Tòa án và tính độclập của Tòa án trong thực thi quyền lực nhà nước, chúng tôi tham khảo chươngVI tác phẩm “Nhà nước và trách nhiệm của Nhà nước” của PGS.TS Nguyễn

Trang 10

Đăng Dung, Nxb Tư pháp, năm 2006 và tác phâm “Giám sát và cơ chế giám sátviệc thực hiện quyên luc Nhà nước ở nước ta hiện nay” do GS.TS Dao Trí Úc và

PGS.TS Võ Khánh Vĩnh (nay là GS.TS Võ Khánh Vinh) chủ biên, Nxb Công an

nhân dân, năm 2003 Trong công trình này, quan điểm của tác giả Đặng XuânĐào và Mai Văn Quang trong bai “Vai tro của Tòa hành chính trong việc kiểmtra, giám sát thực hiện quyên lực nhà nước” và “Một số van dé về kiểm tra củaTAND đối với hoạt động quản lý hành chính nhà nước ” của TS Nguyễn Trí Tuệ

có giá trị tham khảo cho phần lý luận về vai trò của Tòa hành chính.

Bàn sâu về THC, từ những năm 1993 đến 2000 Thanh tra nhà nước có haiđề tài “Cơ sở khoa học và thực tiễn của việc thiết lập Toà an hành chính ở ViệtNam” và đề tài “Toà án hành chính - những vấn dé lý luận và thực tiên” củađược thực hiện, tác phẩm “Thiét lập tai phan hành chính ở nước ta” của GS.TS

Nguyễn Duy Gia chủ biên (Nxb.Giáo dục, năm 1995) đã giới thiệu những quan

điểm, nguyên tắc về thiết lập THC theo nghĩa là cơ quan tài phán hành chính ở

Việt Nam Công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Cơ sở ly luận và thực tiễn

nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết các tranh chấp về quyên sử dụng đất tại Tòaán nhân dân” (mã s6 2001-38-036) của Tòa án nhân dân tối cao năm 2002 do

Phó viện trưởng Viện khoa học xét xử Nguyễn Văn Luận làm chủ nhiệm đề tài

và đề tài cấp cơ sở “Cơ sở ly luận và thực tiễn của việc tăng thẩm quyên cho cácTòa án quân sự giải quyết các vụ án kinh tế, hành chính và lao động” (mã số2001-38-044) năm 2001 do Phó chánh án Tòa án quân sự Trung ương Trần

Ngọc Trâm làm chủ nhiệm đề tài Hai công trình nghiên cứu này cũng đã nêu

được một sé van đề lý luận căn bản liên quan đến việc xác lập thẩm quyền xét xửhành chính của Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự Những ý kiến liên quan đếncơ sở xác định thâm quyền về căn bản có tính thống nhất và dựa trên những kếtluận khoa học sẵn có trong giáo trình luật tố tụng hành chính của các cơ sở đào

tạo luật Tương tự như hai công trình trên, đề tài nghiên cứu khoa học cấp CƠ SỞ

“Tang thẩm quyên giải quyết các vụ án hành chính- những vấn dé lý luận vàthực tiến” năm 2001 do Th.s Nguyễn Thị Thanh Thủy - Viện khoa học xét xử

TANDTC làm chủ nhiệm đề tài mặc dù không đi sâu phân tích những quanđiểm, quan niệm về thâm quyền xét xử hành chính của TAND nhưng đã trực tiếp

sử dụng các số liệu thực tiễn để phân tích những điểm bắt cập trong quy địnhpháp luật về thắm quyền xét xử hành chính của TAND và đã tập trung phân tíchcơ sở lý luận và thực tiễn của việc tăng thẩm quyền của TAND trong xét xửhành chính Đó là những phân tích rất có giá trị tham khảo đối với chúng tôi khithực hiện phần nghiên cứu của mình.

Tiếp đó, phải ké đến công trình nghiên cứu khoa hoc cấp Bộ “Một số giải phápnâng cao hiệu quả, chất lượng giải quyết khiếu kiện hành chính tại Tòa án nhân

Trang 11

dân theo tinh than cải cách tu pháp ” của Tòa án nhân dân Tối cao, năm 2005 donhóm tác giả Ths Đặng Xuân Đào, Ths Lê Văn Minh và Vũ Tiến Trí thực hiện.

Công trình nghiên cứu này là một bức tranh khái quát về thực trạng tổ chức và

hoạt động của hệ thống TAND Dù những van dé lý luận liên quan đến THCchưa được thể hiện một cách sâu sắc ở công trình này nhưng chúng tôi đồng tìnhvới các giải pháp được đề xuất trong đề tài như: những giải pháp tăng cường vaitrò của Thâm phán hành chính, những đòi hỏi đối với THC trong điều kiện mới,hoặc các biện pháp tăng cường cơ sở vật chất cho hệ thống tòa án hoặc tăngcường hợp tác quốc tế

Gần đây nhất là cuỗn chuyên khảo “Tai phán hành chính trong bồi cảnh xáy

dựng Nhà nước pháp quyên và hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay” Đây làsự tập hợp ý kiến của một số tác giả xoay quanh những van đề lý luận và thựctiễn cấp bách nhất về nền tài phán hành chính ở Việt Nam Đồng chủ biên là

PGS.TS Nguyễn Như Phát và PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hương Sách do Nxb

Khoa học xã hội ấn hành, năm 2010, với sự hợp tác và hỗ trợ của Viện KAS,Cộng hòa Liên bang Đức Các nội dung được trình bày trong công trình này xuấtphát từ sự nhận thức chung răng mặc dù về bản chất, tài phán hành chính là hoạtđộng xem xét và ra phán quyết có giá trị pháp lý nhằm giải quyết các tranh chấp

hành chính hay các tranh chấp nảy sinh trong quá trình điều hành, quản lý của

các cơ quan hành chính nhà nước, trong đó chủ yếu là việc xem xét, phán quyếtvề tính đúng đắn của các quyết định hay hành vi hành chính của các cơ quanquản lý nhà nước, nhưng trên thực tế đang tồn tại những cách quan niệm khác

nhau về tài phán hành chính Sự phức tạp trong nhận thức lý luận về tài phánhành chính kéo theo những lúng túng và thiếu hiệu quả trong thực tiễn xây dựng

và thực thi cơ chế tài phán hành chính Đó là thực trạng không tương thích với

đòi hỏi của quá trình tiếp tục xây dựng NNPQ XHCN ở nước ta hiện nay Các

tác giả đã lần lượt đi sâu phân tích và đưa ra quan điểm mang tính lý luận về tàiphán hành chính, về vai trò của cơ quan tài phán hành chính, các giải pháp đểkhắc phục tình trạng kém hiệu quả của thiết chế tài phán hành chính Tuy nhiên,đây là cuốn sách tập hợp các quan điểm khác nhau, các nghiên cứu ở các góc độkhác nhau về tài phán hành chính chứ không phải một công trình mang tínhthống nhất về mặt lý luận và thực tiễn về Tòa hành chính Xung quanh van đề ly

luận về Tòa hành chính, chúng tôi cũng có dịp nghiên cứu nhiều bài viết của cáctác giả như GS.TS Đào Trí úc, GS Nguyễn Duy Quý, GS.TS Đoàn Trọng

Truyền, PGS.TS Vũ Thư bàn về khái niệm tài phán hành chính và cơ quan tài

phán hành chính Do là những bài viết được đăng tải trên các Tạp chí chuyên

ngành uy tín như Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Tạp chí Nhà nước và pháp luật,

Tạp chí Thanh tra đã căn bản đặt nền móng cho việc nghiên cứu lý luận về tài

phán hành chính và cơ quan xét xử hành chính ở Việt Nam.

Trang 12

Bàn sâu về van đề thâm quyền của THC là luận án “Thẩm quyên của Tòa ánnhân dân trong việc giải quyết các khiếu kiện hành chính” của TS Nguyễn

Thanh Bình (năm 2002) Công trình này đã căn bản phân tích những cơ sở lý

luận về thâm quyền của THC, đưa ra rất nhiều kết luận sâu sắc về thâm quyềncủa Tòa án trong việc giải quyết vụ án hành chính và kiến nghị một số phươngán tô chức THC và cách phân cấp thấm quyền xét xử hành chính cho các THCmang tính thuyết phục Tuy nhiên, luận án không tiếp cận dưới góc độ hệ thốngcơ quan độc lập mà nghiên cứu từ góc độ thâm quyền của Tòa án nhân dân nóichung và cũng chỉ giới hạn trong phạm vi hẹp về “thâm quyền” mà thôi.

Nghiên cứu THC với tư cách là một tòa chuyên trách, độc lập thuộc Tòa án

nhân dân có luận án “Đổi mới tổ chức và hoạt động của THC đáp ứng yêu cauxây dựng nhà nước pháp quyên Việt Nam hiện nay” của TS Hoàng Quốc Hồng(năm 2006) Trong luận án này, tiến sĩ Hoàng Quốc Hồng đã nghiên cứu, phântích một số cơ sở lý luận về tô chức và hoạt động của THC, đặc điểm của THCtrong hệ thống tòa án nhân dân, đánh giá tổng quát quá trình hình thành, pháttriển, thực trạng tô chức, hoạt động cua THC đến năm 2006 từ đó rút ra nhữngkết luận cần thiết cho việc đổi mới tô chức, hoạt động của THC theo yêu cầu xâydựng Nhà nước pháp quyền XHCN Là công trình nghiên cứu chuyên sâu về

THC, nhưng luận án không đặt THC trong bối cảnh xây dựng NNPQ XHCN

theo đó THC là một đòi hỏi tat yếu của NNPQ, là phương tiện dé đáp ứng cácyêu cầu của NNPQ mà tiếp cận THC dưới góc độ là một bộ phận thuộc Tòa án

nhân dân đề thực hiện quyền lực nhà nước trong lĩnh vực tư pháp Chính vì vậy,

chương 1, chương 2 của luận án này không nghiên cứu về NNPQ XHCN mà tập

trung phân tích về tô chức, hoạt động của THC Vấn đề NNPQ XHCN chỉ được

dé cập ở chương 3 một cách mờ nhạt như một yêu cầu cần đáp ứng khi đôi mới

THC Vì thế, dù luận án cho thấy một bức tranh tương đối chi tiết về tổ chức,

hoạt động của THC từ khi thành lập đến năm 2006, nhưng không gan kết với lyluận về NNPQ và không đánh giá vị trí, vai trò của thiết chế này dưới góc độ lýluận về NNPQ XHCN.

Ngoài những công trình nghiên cứu trọng tâm như các đề tài NCKH cấp Bộ,

các luận án tiến sỹ, còn có hang trăm bai báo, tap chí trong đó có những bài viếtchuyên sâu về THC như của tác giả Đặng Xuân Dao về thẩm quyền xét xử củaTHC, của tác giả Vũ Thư về Tư pháp hành chính, của các Tham phán, Chánh ánbàn về tính phù hợp cũng như cách áp dụng các điều chi tiết của Pháp lệnh thủtục giải quyết các vụ án hành chính Những bai viết nghiên cứu này chủ yêu tậptrung vào việc bình luận những hạn chế cũng như vướng mắc trong quá trình ápdụng các quy định pháp luật tố tụng hành chính hiện hành, từ đó kiến nghịhướng sửa đổi, bố sung, hoàn thiện pháp luật Đó cũng là điều thiếu vắng trongcác công trình nghiên cứu về THC mà chúng tôi định hướng tập trung nghiêncứu trong luận án này dé góp phan bổ sung và hoan thiện lý luận về THC, khang

Trang 13

định vị trí, vai trò của thiết chế này trong NNPQ XHCN ở Việt Nam, đặc biệt

trong bối cảnh đổi mới tư pháp với yêu cầu phát huy tính độc lập của hệ thống

tòa án nói chung, THC nói riêng Cho đến nay, sau 15 năm ra đời, THC vẫn là

một thiết chế cần cho xã hội, công dân và THC cần tiếp tục phát huy vai trò

trong những năm tiếp theo Luận án cũng hướng đến việc kiến giải những giải

pháp căn bản dé củng cố và phát huy vai trò của THC trong điều kiện môi trườngpháp lý luôn biến đổi và đầy thách thức.

Nhu vậy, phan tông quan nói trên cho thấy rằng các công trình nghiên cứu

liên quan đến THC tương đối đa diện, tiếp cận van dé Tòa hành chính ở các góc

độ khác nhau Sau 15 năm kiểm chứng sự ton tại và phát triển của THC ở Việt

Nam, đặc biệt trong bối cảnh là từ năm 2005 Thanh tra Chính phủ đã có Đề án

về thành lập cơ quan tài phán hành chính, thì việc khăng định vai trò xét xử hànhchính của THC là yêu cầu rất quan trọng Mặt khác, chúng ta đang trong giai

đoạn thực hiện cải cách tư pháp theo Nghị quyết 49/NQ-TW, việc cải cách hệ

thống cơ quan tư pháp nói riêng, TAND nói chung là yêu cầu cấp bách càng đòihỏi một công trình nghiên cứu có thê đưa ra những giải pháp nhằm củng cố, pháthuy vai trò của THC trong những năm tiếp theo.

Trong quá trình tìm hiểu về THC, bên cạnh những công trình trong nước,

chúng tôi cũng có dịp tiếp xúc với các công trình nghiên cứu của các tác giảnước ngoài, chang hạn: Nhà nước pháp quyền (do Josef Thesing biên tập, Nxb.

Chính trị quốc gia, 2004); The separations of powers from the classical age to

parliamentary democracy (Suri Ratnapala, Professor of Law and Director,Centre for Public, International and Comparative Law, University ofQueensland), Luật hành chính (Jean —Michel de Forges, Nxb Khoa học xã hội

1995, người dịch Nguyễn Diệu Co); Pháp luật hành chính của Cộng hòa Pháp

(Martin Lombard, Giáo sư trường Đại học Tổng hợp Panthéon —Assas — Paris vàGilles Dumont, Giáo sư Trường Dai học Luật và Kinh tế Limoges, Nxb Tưpháp, 2007), Ludt hành chính một số nước trên thế giới (của Viện Khoa hoc

pháp ly dịch, Nxb Tư pháp, 2004), 7 pháp hành chính: lí luận, lịch sử và viễn

cảnh (nguyên bản tiếng Nga dịch sang tiếng Pháp: La jusstice administrative: La

théorie, l’histoire, la perspective) các công trình này đã giới thiệu những quan

điểm, quan niệm trên thé giới về Nhà nước pháp quyên, tư pháp hành chính, đặc

trưng của hoạt động xét xử hành chính của một số nước trên thế giới mà điểnhình là các nước châu Âu, cách thức tổ chức Tòa án hành chính của các nướcnảy và nguyên tắc xác định thâm quyền xét xử hành chính Các công trìnhnghiên cứu này thực sự là những tài liệu có giá trị tham khảo để giúp tác giả cónhững so sánh, đối chiếu và kiến giải những biện pháp áp dụng cho Việt Namtrong việc củng có vị trí và phát huy vai trò của THC trong thời gian tới.

Trang 14

3 Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

Luận án có mục đích khẳng định vai trò của THC trong NNPQ XHCN

Việt Nam của dân, do dân, vì dân đồng thời làm nổi bật những yêu cầu củaNNPQ đối với THC nhất là trong việc bảo vệ hiệu quả quyền của công dân.Luận án còn hướng đến mục tiêu quan trọng là đưa ra những giải pháp dé phát

huy vai trò của THC mà cụ thé là những giải pháp dé đổi mới tổ chức và hoạt

động của cơ quan này, góp phan thực hiện những mục tiêu tốt đẹp của NNPQ

XHCN Việt Nam.

Luận án phân tích làm sáng tỏ cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý về THC

trong NNPQ XHCN Việt Nam của dân, do dân, vì dân; đánh giá thực trạng vai

trò của THC từ khi thành lập đến nay trên cơ sở phân tích thành tựu, hạn chế

trong tô chức và hoạt động của cơ quan này Luận án cũng tập trung cho việc đềxuất các giải pháp đổi mới tô chức, hoạt động của THC trong NNPQ XHCN

Việt Nam hiện nay.

Đề tài có nội dung rất rộng, bao trùm hết các vấn đề từ vị trí, vai tròđến tổ chức (cơ cau tô chức, nhân sự, vật lực ) và hoạt động của THC (thâmquyên xét xử, thủ tục tố tụng ) Trong quá trình thực hiện đề tài tác giả tậptrung nghiên cứu các mảng vấn đề chính như: cơ sở lý luận về sự tồn tại củaTHC, căn cứ pháp lý cho tổ chức và hoạt động của THC, nghiên cứu một số giảipháp cơ bản, cụ thé dé đôi mới tô chức, hoạt động của THC Trong mỗi mảngvấn đề, phạm vi nghiên cứu không chỉ giới hạn ở các quan điểm, các quy địnhpháp luật của Việt Nam mà tác giả có thé so sánh, đối chiếu với lý luận và luậtpháp của một số nước trên thế giới, nhất là những nước có nên tài phán hànhchính lâu đời như Pháp, Đức dé có quan điểm tổng hợp và toàn diện.

4 Phuong pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Dé giải quyết các vấn đề đặt ra, luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận của

chủ nghĩa Mác — Lên, trong đó có vận dụng các phương pháp duy vật biện

chứng, duy vật lịch sử Đồng thời, luận án cũng dựa trên tư tưởng của Chủ tịchHồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, vai trò của Tòa án trong bộ máy nhanước; bám sát quan điểm định hướng của Đảng về định hướng về cải cách tư

pháp trong giai đoạn đôi mdi.

Trang 15

Đối với phần cơ sở lý luận, phương pháp được sử dụng chủ yếu là phươngpháp phân tích, tông hợp dé đưa ra những kết luận cơ bản về nền tang chính trị -

xã hội cho việc tổ chức và hoạt động của THC;

Khi nghiên cứu những quan điểm vẻ tổ chức và thâm quyên cũng như nguyên

tắc hoạt động của THC tác giả sử dụng phương pháp so sánh va tổng hop déđánh giá sự khác biệt trong quan điểm của các nước với quan điểm của ViệtNam về hệ thống cơ quan xét xử hành chính, làm cơ sở cho việc đưa kiến nghịvề giải pháp phát huy vai trò của THC.

Trong phần đánh giá thực trạng tô chức và hoạt động cua THC ở Việt Nam,phương pháp được sử dụng là phương pháp thống kê, phân tích, điều tra xã hộihọc dé đánh giá số liệu.

Việc sử dụng kết hợp các phương pháp là cần thiết trong quá trình thực hiệnluận án dé đảm bảo tính khoa học và thực tiễn của công trình nghiên cứu.

5 Những đóng góp khoa học của luận án

Luận án là công trình chuyên khảo mang tính lý luận về vị trí vai trò củaTHC trong NNPQ XHCN Kết quả nghiên cứu của luận án mang đến một số

đóng góp khoa học sau đây:

Thứ nhất, dưới góc độ lý luận về Nhà nước và pháp luật, luận án đã hệ thốnghóa được các van dé lý luận về Nhà nước pháp quyền, Nhà nước pháp quyền xãhội chủ nghĩa Việt Nam trong điều kiện hiện nay Luận án đã đúc kết được

những thuộc tính căn bản nhất về NNPQ XHCN Việt Nam của dân, do dân, vì

dân Các kết luận của luận án về NNPQ XHCN vừa có tính truyền thống vừa gắnvới các van dé lý luận hiện đại về Nhà nước và pháp luật.

Thứ hai, hệ thống hóa được các van đề lý luận liên quan đến quan niệm về

Tòa hành chính; khái quát hóa và xây dựng được một số khái niệm căn bản như:“Toa hành chính”, “tài phán hành chính”; phân tích làm nổi bật những đặc trưng

của THC, chỉ rõ vi trí va vai trò của THC trong bộ máy nhà nước nói chung và

trong hệ thống Tòa án nhân dân nói riêng Luận án cũng là công trình đầu tiên đề

cập một cách chi tiết về các đảm bảo pháp lý cho tô chức và hoạt động của THCdé đáp ứng các yêu cầu của NNPQ XHCN.

Thứ ba, ở một mức độ đáng kể, luận án đã phân tích và đánh giá được thựctrạng tô chức, hoạt động và đảm bảo pháp lý của THC từ khi thành lập đến nay;

10

Trang 16

phát hiện và đánh giá được những bat cap, han ché trong tô chức và hoạt động

của THC và làm rõ được những nguyên nhân căn bản của những bất cập và hạnchế này Việc đánh giá một cách toàn diện về cơ cau tô chức, công tác nhân sự;

hoạt động xét xử hành chính và công tác thi hành án hành chính từ những năm

đầu bắt đầu thành lập cho đến nay đó là một đóng góp của luận án, vì đây là một

nghiên cứu mang tính toàn diện về thực trạng của THC mà các công trình nghiên

cứu trước đó chưa thực hiện được.

Thứ tư, luận án đã xây dựng và đề xuất một số quan điểm, nguyên tắc, giải

pháp dé phát huy vai trò của THC, trong đó phải kế đến giải pháp về mô hình

mới của THC; những kiến nghị về hoàn thiện pháp luật trong đó có những đóng

góp rất cụ thể để triển khai thực thi Luật Tố tụng hành chính 2010; những giảipháp về hoàn thiện đội ngũ cán bộ xét xử Các giải pháp được trình bày trong

luận án có tính mới, có giá trị tham khảo cho các cơ quan Nhà nước trong quá

trình tìm kiếm các giải pháp thực tế để hoàn thiện cơ chế tài phán đối với các

khiếu kiện hành chính trong NNPQ XHCN Việt Nam, nhất là trong quá trình

nghiên cứu thực hiện chiến lược cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số

08/NQ-TW và Nghị quyết số 49/NQ-TW của Bộ Chính trị.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bồ sung, phát triển lý luận về THCtrong NNPQ XHCN Việt Nam của dân, do dân, vì dân Các kiến nghị của luậnán sẽ góp phần hoàn thiện pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước — trọng tâm là

hệ thống cơ quan xét xử, trong đó có việc sửa đổi Hiến pháp và luật tổ chứcTAND trong thời gian tới Những kiến nghị của luận án về việc thi hành Luật Tố

tụng hành chính có thé có giá trị tham khảo cho các cơ quan có thầm quyên trong

quá trình triển khai thi hành luật Tổ tụng hành chính 2010.

Phan tổng hợp đánh giá về thực trạng tô chức và hoạt động của THC có thé là

tài liệu tham khảo cho sinh viên, cán bộ giảng dạy, các cơ quan nhà nước khi

nghiên cứu, giảng dạy, học tập về THC.

6 Kết cầu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tải liệu tham khảo, nội dung luận ángồm 3 chương.

1]

Trang 17

Chương 1: Cơ sở lý luận về Tòa hành chính trong Nhà nước pháp quyền xã hội

chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân

Chương 2: Thực trạng tô chức và hoạt động của Tòa hành chính ở Việt Nam

Trang 18

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VE TOA HANH CHÍNH TRONG NHÀNƯỚC PHAP QUYEN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

CUA DAN, DO DAN, VÌ DAN

1.1 NHA NUOC PHAP QUYEN XA HOI CHU NGHIA VIET NAM CUADAN, DO DAN, Vi DAN

1.1.1 Nhận diện Nhà nước pháp quyền

1 Nội hàm của khái niệm Nhà nước pháp quyền (NNPQ) trong lịch sửhọc thuyết chính trị pháp ly được thé hiện tập trung ở tinh thượng tôn của pháp

luật, được ghi nhận trong các tác phẩm của những triết gia nổi tiếng như

Socrates (469 - 399 TCN), Platon (427 - 374 TCN), Aristotle (348 - 322 TCN)

hay Xixeron (106 - 43 TCN) Do là những triết gia đầu tiên đưa ra ý niệm về

NNPQ Tuy nhiên, phải bat đầu từ John Lock (1632 - 1740), Charles de

Secondat Montesquieu (1689 - 1755), Immanuel Kant (1724 - 1804) va Georg

Wilhelm Friedrich Hegel (1770 - 1831) thi “tính tối cao của pháp luật” trong nhà

nước mới được đây lên thành tư tưởng về NNPQ.

John Lock trong Chuyên luận thứ hai về chính thể công dân (The SecondTreatise of Civil Government, 1690) đã cho rang các quyền tự do, bình dang, tu

hữu là những quyền tự nhiên, không thé tước đoạt của con người va Nhà nước ra

đời từ sự giao ước chung, dé bảo đảm quyền tự nhiên, tránh sự tranh cãi giữa cáccông dân John Lock là người khởi thảo một cách chỉnh thức học thuyết phânquyên [37, tr.74] Theo quan điểm của ông, lập pháp là quyền lực cao nhất trongbộ máy nhà nước và thuộc về quyền hạn của Nghị viện, quyền hành pháp đượctrao cho nhà vua Nhân dân được xem như một lực lượng tiết chế sự lạm dụngquyên lực của Nhà nước Họ chính là người phân xử cuối cùng những tranh chấpgiữa lập pháp và hành pháp và giữa họ với lập pháp hoặc hành pháp bằng quyểnnổi loạn — nghĩa là dân chúng không trao toàn bộ quyền lực của mình cho lập

pháp mà khi có những sai lầm không thể nào chịu đựng được gây ra cho công

dân thì lúc đó nhân dân sẽ sử dụng quyên lực tối cao của mình băng cách dungnên một chính quyền mới hoặc những người mới mà họ cho là tốt đẹp hơn [119,tr.81] Chủ quyên của nhân dân (la supréme populaire) - quyền lực thuộc về nhân

13

Trang 19

dân và chủ quyền quốc gia (la suprême nationale) - quyền lực thuộc các đảngphái là hai khái niệm có sự phân định rõ ràng trong quan điểm của J.Lock Tưtưởng của J.Lock là đề cao tự đo, giới hạn quyền lực nhà nước, xây dựng một cochế nhà nước hữu hiệu Đó chính là yếu tố cốt lõi của Nhà nước pháp quyền màsau đó được Montesquieu tiếp tục phát triển với một bước ngoặt mới trong triết

học chính tri.

Montesquieu kịch liệt lên án chính thé chuyên chế Theo ông, trong chính

thê chuyên chế, “chi có một người cai trị mà không có luật pháp gì hết, chỉ theoý chí và sở thích của hắn ta mà thôi" [15, tr.47] Khi bàn đến nguyên tắc cũng

như thê chế pháp luật làm nên nền tảng giữ vững chính thể, ông cho rằng sự suy

đôi trong mỗi chính thé bắt đầu từ sự sa doa trong nguyên tắc, rồi thì những phápluật công minh nhất cũng không còn hiệu lực thi hành Phân quyền là tự do

chính trị trong quan hệ với hiến pháp Theo Montesquieu quyền lập pháp là

quyên làm luật, sửa đổi hay hủy bỏ luật; quyền hành pháp là quyền quyết địnhthực thi các vấn đề đối ngoại, chiến tranh, quốc phòng, an ninh, kinh té và tư

pháp là quyền trừng trị tội phạm, phân xử tranh chấp Theo quan điểm của

Montesquieu /a không nên có cơ quan tu pháp [37, tr.101] và các quan chức tu

pháp thường xuyên, cô định như lập pháp và hành pháp mà nên do đoàn thé cử

ra, trong một thời hạn nhất định Lí do là vì ông muốn xóa di sự sợ hãi trong dân

chúng đối với quyền tư pháp từ chế độ quân chủ Tuy nhiên, dù tư pháp khôngcó định nhưng án văn và luật phải cố định đến từng điều cụ thé Khi bàn đếnquan hệ giữa ba quyền, Montesquieu cho rằng chúng cần độc lập với nhau Nếu

như quyền lập pháp và hành pháp năm trong tay một cơ quan, cũng như khi

quyên tư pháp không tách khỏi hai nhánh quyền lực kia thì sẽ không có tự do,còn nếu như quyên tư pháp nhập với quyền hành pháp thì Toà án sẽ có khả năng

trở thành kẻ đàn áp Nghiêm trọng nhất và cuối cùng tất cả sẽ bị huỷ diệt nêu

như cả ba quyên lập pháp, hành pháp và tư pháp nằm trong tay một cơ quan và

không nên dé một cá nhân “nhúng tay” vào cả hai quyền lập pháp và hành pháp.Trong quan niệm của ông, ba nhánh quyên lực nhà nước dù độc lập nhưng ràng

buộc lẫn nhau, tạo nên sự vận động chung của toàn bộ hệ thống nhà nước Toànbộ lý luận về phân quyền của Montesquieu đều nhằm hạn chế sự tham lamquyền lực và chế ước, chế định lẫn nhau giữa các cơ quan trong bộ máy nhà

14

Trang 20

Nếu như Hobbes chủ trương tập trung quyền lực tối cao vào tay nhà vua,John Lock dé cao vai trò của cộng đồng (sau khi “ký kết” khé ước xã hội, cộngđồng vẫn giữ quyền phán xử trong các tranh chấp giữa quyên lập pháp — hànhpháp — tư pháp) thi Montesquieu không nói đến quyền lực tối cao, mà nhânmạnh rang “chỉ có một quyên lực khả phân, một quyên lực nhà nước có kiểmsoát và sự kiểm soát đó được thực hiện bằng một cơ chế mà các thành phan cuanó nam ngay chính trong cơ cấu của nhà nước” [37, tr.106] Đó chính là điềmcốt lõi day lý thuyết phân quyền của Montesquieu lên tam của học thuyết về Nhanước Montesquieu đi tiên phong trong việc đề ra và giải quyết những vẫn dé cơbản của lý luận về Nhà nước trong mối quan hệ với quyền lực của nó, là chínhthể, lãnh thổ, đặc trưng và chức năng của Nhà nước.

Với Montesquieu lần đầu tiên quyền lực nhà nước được xác định cụ thé vaday đủ các thành phan cơ bản của bộ máy nhà nước — các co quan thực hiệnquyên lập pháp, cơ quan thực hiện quyền hành pháp và cơ quan thực hiện quyềntư pháp Bằng cơ cấu tam quyền, các cơ quan quyền lực nhà nước ước chế lẫn

nhau một cách khép kín, mỗi thành phần có quan hệ trực tiếp, vừa trung gian

điều tiết với cơ quan khác và thành phần thứ ba của bộ máy Mối tương quan củacác nhánh quyền lực đó sẽ ngăn ngừa tình trạng chuyên quyền đã từng xảy ratrong chế độ chuyên chế, ngăn chặm sự lạm quyên Sự kiểm soát quyền lực trongquan niệm của Montesquieu không đến từ bên ngoài mà nằm ngay trong chínhcau trúc va quyén lực của nhà nước, được thực hiện một cách thường xuyên Dolà sự kiểm soát tự thân của quyên lực nhà nước, tự Nhà nước kiểm soát Nhànước, tự quyên lực kiểm soát quyền lực [31, tr.139] Đó là cuộc cách mạng vềquyên lực.

Khi đề cập đến quyền lực nhà nước, Montesquieu luôn đặt nó trong quan

hệ với mặt đối lập của nó - các cá nhân trong xã hội Quan hệ giữa Nhà nước và

công dân được Montesquieu giải quyết thông qua các van đề thuộc phạm vi của

các phạm trù bình đăng, tự do, dân chủ [37, tr.107] Nếu như Hobbes, J.Lock va

ca Rousseau sau nay déu cho rang binh dang duoc thiét lap bang việc tạo lập mộtthỏa ước ngầm và vô hình thì Montesquieu chủ trương hiện thực hóa bình đẳngtrong xã hội dựa trên pháp luật, bảo đảm bằng pháp luật và khi cần giảm bất bình

đăng trong xã hội thì ông không chủ trương kêu gọi về mặt dao đức mà bang sự

điều tiết của nhà nước thông qua công cụ pháp luật Pháp luật đó phải là pháp

luật dân chủ, tức là công cụ thực tê và hiệu quả đảm bảo cho nên dân chủ, cho

15

Trang 21

bình đăng, tự do, công lý Dân chủ của Montsquieu là dan chủ pháp quyên [37,tr.115] trong đó vai trò đầu tiên là của Hiến pháp và sau đó là của một hệ thốngpháp luật dân chủ Nền dân chủ thực sự là một nền dân chủ được duy trì bởi một

bộ máy hành pháp và tư pháp mạnh, bảo đảm được sự bình đăng, tự do và dân

chủ của mọi công dân Quan niệm về dân chủ của Montesquieu đóng vai tròquan trọng trong học thuyết về quan hệ giữa công dân với Nhà nước mà cốt lõilà nền pháp luật dân chủ và có hiệu quả Một điểm rất quan trọng trong họcthuyết của Montesquieu về Nhà nước pháp quyền đó là: van dé tự do, bình dang,dân chủ của công dân được nâng lên thành quyền chính trị - xã hội của công dân.Đó không là quyền tự nhiên mà là quyền có được từ sự hiến định, pháp định vàtồn tại trong thực tế Đây chính là nền móng cơ bản cho cả một quá trình nhậnthức của nhân loại về quyền con người, quyền công dân và việc hiện thức hóachúng Nhân dân tham gia vào kiểm soát nhà nước bằng quyền định đoạt nhânsự của bộ máy nhà nước thông qua lá phiếu và thông qua quyền tự do ngôn luận.

Đến thế kỷ 19, người Đức tự hào với Những cơ sở triết học cho họcthuyết về nhà nước pháp quyên của Immanuel Kant Trong tác phẩm này, Kant

cho rằng ý chí tự do của mỗi cá nhân là nguồn gốc của pháp quyền và đạo đức.

Pháp luật được làm ra dé bảo vệ các quan hệ văn minh của con người Nhà nước

trong toàn bộ hoạt động của mình phải dựa trên pháp luật Nhà nước là sự hợp

nhất của những người biết phục tùng những đạo luật được xây dựng dựa trên

nguyên tắc chủ quyền nhằm bảo vệ trật tự xã hội Theo quan điểm của Kant, Nhànước trong đó có sự phân công quyền lực là NNPQ, ngược lại là Nhà nước độctài Sự diéu hòa, phối hợp của ba nhánh quyên lập pháp, hành pháp và tư phápchính là khả năng ngăn chặn chế độ độc tài, chuyên chế Trọng tâm trong quan

điểm của Kant là nguyên tắc phân công quyền lực Chui quyên của nhân dân chỉ

có thé thể hiện thông qua sự phân công quyên lực đó và nếu nhân dân có chủquyên thì Nhà nước mới được gọi là “của nhân dân”.

Lý luận về NNPQ được phát triển cao ở Heghen trong Triết học phápquyền Theo Héghen, nhà nước chính tri thể hiện sự thong nhat quyén luc song

động trên co sở phân hoá, khác biệt hợp lý của ba loại quyén lực: 1) Quyền củacái phô quát (đại diện cho ý chí của tat cả các tầng lớp xã hội) - đó là quyên lậppháp 2) Quyền của cái đặc thù (giải quyết các vấn đề đặc thù, liên quan đếntừng tầng lớp, trường hợp cụ thé trên cơ sở các luật lệ phổ quát do Nghị viện ban

hành) - Đó là quyền hành pháp 3) Quyền của cái đơn nhất, đó là quyền của

16

Trang 22

nguyên thủ quốc gia, người ký các quyết định của Nhà nước và có một số quyềnphủ quyết đối với Nghị viện.

Nhà nước pháp quyên trước hết phải là một Nhà nước hợp lý trong đó,

luật pháp nghiễm nhiên được dé cao, không cần bất cứ một áp lực nào Sự đề caopháp luật chỉ là hệ quả chứ không phải là tiền đề của Nhà nước pháp quyên.

Theo Hêghen, Nhà nước hợp lý là Nhà nước mà trong đó, sự thống nhất giữa ýchí của cá nhân với quy luật phát triển tất yếu của xã hội được đảm bảo Muốnthế, đó phải là một Nhà nước trong đó sự thống nhất của quyền lực là sự thốngnhất hữu cơ giữa Nghị viện, Chính phủ và Nguyên thủ quốc gia (theo Heghen thì

tư pháp chỉ là một thiết chế trong xã hội dân sự) Nhà nước này chỉ có thê đượchình thành khi xã hội công dân đã ra đời Hai nền tảng cơ bản của NNPQ là gia

đình và xã hội công dân Nhà nước pháp quyền là sự thống nhất biện chứng

“chân lý” của gia đình và xã hội công dân Trong NNPQ, tình yêu (gia đình),

nhân quyền, đạo đức (xã hội công dân) và cái lý tính (Nhà nước chính tri) thốngnhất với nhau.

Một cách cơ bản, trên phương diện lý luận thì NNPO la một học thuyết

chính trị - triết học xem pháp luật là nên tảng trong việc tô chức và hoạt động

của bộ máy nhà nước, trong quan hệ giữa Nhà nước và xã hội, trong các quan hệ

xã hội Trên phương diện thực tiễn thì NNPO là phương thức tô chức dân chủ

của quyên lực nhà nước trong đó pháp luật là cơ sở cho việc thực hiện quyềnlực cũng như việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mọi chủ thể khác trong

xã hội.

Nếu coi tư tưởng về NNPQ là một hệ thống các quan điểm lý luận khoa

học khá hoàn chỉnh và thống nhất thì hệ thống đó bao gồm bốn phân hệ quan

điểm lý luận sau: phân hệ các quan điểm về phân chia quyên lực nhà nước, phânhệ các quan điểm về quan hệ giữa Nhà nước với pháp luật, phân hệ các quanđiểm về quan hệ giữa Nhà nước với công dân, phân hệ các quan điểm về quan

hệ giữa Nhà nước với xã hội công dân [27, tr 102].

Trong NNPQ khi nói đến quyền lực nhà nước, phải đề cập đến tính đặctrưng của chủ thê quyền lực Bản chất của mọi quyền lực nhà nước vẫn thuộc vềbản chất của một giai cấp hay một thành phần xã hội giữ vai trò thống trị trongmột thời đại lịch sử Nhà nước không chỉ được nhận thức là công cụ dé cai trị màcòn được nhận thức là một bộ máy phục vụ liên quan đến số đông dân chúng Đóchính là lí do để nói rằng NNPQ gắn với cộng đồng và đó cũng là xuất phát điểm

17

Trang 23

của một Nhà nước của dân, do dân, vì dân Tất nhiên chúng ta hiểu rằng kháiniệm nhân dân có tính ước định Theo Tiến sỹ Lê Tuan Huy trong Triét hocchính trị Montesquieu với việc xây dựng Nhà nước pháp quyên Việt Nam thì ởthời kỳ tồn tại Nhà nước tư sản, khái niệm nhân dân được hiểu là toàn bộ cácthành phan xã hội năm ngoài giai cấp phong kiến và cùng với việc củng cố dia vịgiai cap trong một Nha nước mới, nhân dân dan thu hẹp đến mức quyên lực namtrong tay thiểu số xã hội.

Bên cạnh quyền lực nhân dân đóng vai trò là chủ thể gốc, trong NNPQphải nói đến sự phân công quyền lực rành mạch Nhân dân cũng không thé thực

hiện quyền lực của mình một cách tùy tiện mà chịu sự kiểm soát của thỏa ước xãhội thông qua Hiến pháp Chủ thể quyền lực không chỉ là Nhà nước, nhân dân

mà thậm chí từng cá nhân công dân đã tồn tại như một phan trong hệ thống

quyên lực Có thể nói, trong NNPQ tôn tại một kết câu đa chủ thé quyền lực.Tóm lại, trong nội dung cơ bản của tư tưởng tư sản về NNPQ, có thé thay

nổi lên mối quan hệ giữa Nhà nước - pháp luật - công dân, trong đó pháp luật giữ

vị trí trung tâm chi phối Nhà nước va công dân Chừng nào mà pháp luật điều

chỉnh được cách thức t6 chức và hoạt động của Nhà nước, hoạt động của côngdân và Nhà nước, công dân biết dựa vào pháp luật, sử dụng pháp luật để đấu

tranh bảo vệ lợi ích chính đáng của mình thì chừng đó có NNPQ Quan hệ giữa

Nhà nước với pháp luật thể hiện ở chỗ: Pháp luật là phương tiện của cả Nhà

nước và nhân dân Nó không phải là công cụ độc quyền dùng để hợp thức hóaviệc cai trị mà là công cụ dé hiện thực hóa nén chính trị phục vụ về phía nhândân, để các quyền công dân được hiện thực hóa, nhân dân phải ước định lại cáccơ quan nhà nước bằng việc dùng sức mạnh của các chế định pháp luật.

Luật pháp trong NNPQ là luật pháp dân chủ Luật pháp dân chủ làm choNNPQ trở thành một “Nhà nước mở” — nghĩa là mang lại cho công dân khả năng

chế định lên Nhà nước và hiện thực hóa các quyên của công dân Luật pháp dân

chủ không phải là việc quy định cho Nhà nước quyền “cho” hay “không cho”công dân được làm gì mà Nhà nước chỉ là chủ thé chứng nhận — xác nhận mang

tính nhà nước- cho hành động tự nguyện, hợp pháp và hợp lý của công dân [37,

tr.55] Chính vì thế mà công thức “øgười dan được làm tat cả những gì Nhànước không cam, Nhà nước chỉ làm những gì pháp luật cho phép” được thừa

nhận trong NNPQ Thêm nữa, luật pháp dân chủ đòi hỏi quyền lực đi đôi với

trách nhiệm.

18

Trang 24

Với yêu cầu mọi công dân đều bình đăng trước pháp luật, NNPQ đòi hỏimột nền tư pháp độc lập, công bằng và dân chủ Nha nước — với vai trò là chủthé quyền lực có quyền xử lý quan chúng - khách thé quyền lực - khi có sự viphạm các quyền lợi pháp lý chung và giải quyết bằng định chế tư pháp Công lýlà một tiêu chuẩn, một giá trị trong NNPQ Công lý chỉ có được khi xã hội cómột cơ quan tư pháp độc lập và tôn trọng Hiến pháp dân chủ Vì thế, Tòa ánhành chính, Tòa án tư pháp, Tòa án hiến pháp là những định chế tư pháp thựchiện việc phán xử tất cả các cấp nhà nước tương ứng về tính hợp hiến, hợp phápcủa các hành động của họ Nhà nước, quyền lực nhà nước và chủ thê quyền lựcnhà nước phải đặt dưới sự kiểm soát của một hệ thống pháp luật Đề thực hiệnvai trò của nền tư pháp phải có một hệ thống đầy đủ các định chế pháp lý có đủ

sức mạnh thực chat và toàn diện (công an, công tố, luật sư ).

Một điều cần khăng định là, tuy rằng trong NNPQ pháp luật là thượng

tôn, song không phải cứ có luật pháp, có sự phân công các quyên lập pháp, hànhpháp, tư pháp thì đương nhiên có NNPQ mà đó chỉ là bước đầu làm nên nộidung của NNPQ Điều quan trọng là, đó phải là hình thức chính thé trong đóquyền luc nhà nước được tô chức một cách dân chủ trong tương quan với xã hộicông dân Nếu chỉ nói đến quyền lực của pháp luật thì đó là pháp trị, là ý nghĩađầu tiên của NNPQ và hiện diện ở mọi hình thức tổ chức quyền lực xã hội Chonên, khi nói đến đặc trưng của NNPO ngoài đề cập đến tinh thượng tôn của nênpháp luật dân chủ thì đông thời phải nói đến dân chủ và xã hội công dân, mới làSự tiếp cận NNPO một cách thực chat NNPQ là một hệ thong mở về quyền lực,về kinh tế, về xã hội và tư tưởng mà ở đó mọi cá thể và định chế xã hội đều cóthê tham gia, tác động đến hệ thống quyên lực thông qua pháp luật dân chủ vanên tư pháp độc lập Đây là cách tiếp cận mang tính hiện đại về khái niệm

Qua nghiên cứu quan điểm của các nhà kinh điển trước C.Mac, có thétóm tắt những đặc điểm cơ bản của NNPQ như sau: a) Trong NNPQ pháp luật

giữ vai trò thống trị trong đời sống nhà nước và đời sống xã hội; b) Quyền lực

nhà nước được phân chia thành ba nhánh quyền lực độc lập với nhau là quyền

lực lập pháp, quyền lực hành pháp, quyền lực tư pháp; c) Bộ máy nhà nước luôn

luôn được tô chức và hoạt động trên cơ sở pháp luật; d) Giữa Nhà nước với công

dân có môi quan hệ bình đăng vê quyên và nghĩa vụ của hai bên.

19

Trang 25

Như vậy, ngay từ thời kỳ Nhà nước tư sản, vẫn đề việc thực hiện quyền tưpháp và cơ chế bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đã được nhận

thức là nội dung vô cùng quan trọng của NNPQ Tòa án là công cụ thực hiện

quyền tư pháp và là phương thức bảo vệ quyền công dân có hiệu quả chính nhờtính độc lập của Tòa án với các thiết chế quyền lực khác.

2 Quan điểm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lénin về NNPQXHCN luôn được đặt trong tương quan với sở hữu, với sự phát triển côngthương nghiệp, với mỗi giai cấp C Mác không chủ trương xem pháp luật làcông cụ của dang cap công chức Ong quan niệm không phải con người tồn tại là

dé phục vụ luật pháp mà pháp luật được làm ra dé phục vụ con người: “Dưới chế

độ dân chủ, không phải con người tôn tại vì luật pháp, mà luật pháp tôn tại vìcon người chỉ có chế độ dân chủ mới là sự thong nhất chân chính giữa cái phobiến và cái đặc thù” [39, tr.149,150] Mác và Lénin đã chỉ ra những khác biệtgiữa pháp quyền tư sản và pháp quyền XHCN Theo Lênin “trong giai đoạn đầu

của xã hội cộng sản chủ nghĩa (mà người ta vẫn thường gọi là chủ nghĩa xã hội)

“pháp quyền tư sản” chưa bị xóa bỏ hoàn toàn, mà chỉ bị xóa bỏ một phan, chỉ bịxóa bỏ với mức độ phù hợp với cuộc cách mạng kinh tế được đã được hoànthành, nghĩa là trong phạm vi tư liệu sản xuất thôi “Pháp quyền tư sản” thừa

nhận tư liệu sản xuất là sở hữu riêng của cá nhân Chủ nghĩa xã hội biến tư liệusản xuất thành sở hữu chung Trong chừng mực ấy và chỉ trong chừng mực ấy,

“pháp quyền tu sản” không còn nữa và “nếu không rơi vào không tưởng thi thì

không thé nghĩ rang sau khi lật d6 chủ nghĩa tư bản, người ta tức khắc có thé làmviệc cho chủ nghĩa xã hội mà không cần phải có tiêu chuân pháp quyền nao cả,

hơn nữa, việc xóa bỏ chủ nghĩa tư bản không thé đem lại ngay được những tiền

dé kinh tế cho một sự thay đổi như vậy” [111, tr.116,117].

Trong quan điểm của Mác về NNPQ, yếu tố chủ yếu được đề cập đó là phápluật Pháp luật trong tư tưởng của Mác là pháp luật mang tính giai cấp - giai cấp

giữ địa vi thống trị về kinh tế, chính trị trong xã hội, là sự thể hiện ý chí của giai

cấp đó và chịu sự chi phối của thực tại xã hội Mặt khác, pháp luật còn là giá trị

chung của xã hội, là thước đo hành vi của các thành viên trong xã hội, hướng

đến lợi ích chung của xã hội Pháp luật trong quan điểm của chủ nghĩa Máckhông vượt qua điều kiện kinh tế xã hội bởi vì “xã hội không lấy pháp luật làm

cơ sở mà ngược lại pháp luật lây xã hội làm cơ sở”.

20

Trang 26

Yếu tô thứ hai quan trọng trong quan điểm của Mác về NNPQ XHCN đó làvan dé bảo đảm thực hiện và bảo vệ quyền tự do, dan chủ của công dân hướng

tới xây dựng nền dân chủ XHCN Pháp luật được coi là công cụ hữu hiệu dé

thực hiện mục tiêu đó Cùng với quan điểm về bảo vệ dân chủ, theo Mác trongNNPQ XHCN vấn đề xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật, đảm bảo sựbình đăng trước pháp luật là một nội dung có tính liên hoàn và trở thành mộtnguyên tắc của nhà nước vì pháp luật giữ vị trí tối thượng trong đời sống nhànước và đời sống xã hội; tất cả các chủ thé trong xã hội từ các cơ quan nhà nước,công chức nhà nước đến các tổ chức kinh doanh, các cá nhân đều phải coi sự tôntrọng pháp luật là nguyên tắc cho hành vi ứng xử của mình Không một ai, kế cảnhững nhà lập pháp uy tín nhất lại được phép đặt mình trên pháp luật và không

thé sử dụng cá nhân dé can thiệp hay chống lại pháp luật, đó là quan điểm của

Mác Hơn nữa, vấn đề không phải chỉ là việc pháp luật ấy của ai, do ai mà làpháp luật ay được đảm bảo thực hiện như thé nào.

Nội dung phân chia quyền lực và vai trò của các cơ quan lập pháp, hành

pháp, tư pháp trong bộ máy nhà nước là một trong những nội dung trọng tâm của

tư tưởng về NNPQ của Mác Ông cũng đề cập đến các giải pháp để “đối trọng”,kìm hãm sự lạm dụng quyền lực của công chức và yêu cầu thực hiện việc bồidưỡng tinh thần nhân đạo, đảm bảo vô tư khách quan khi thực thi pháp luật và

tuân thủ pháp luật triệt đề.

Có thể định nghĩa về NNPQ theo cách của TS Lê Tuấn Huy như sau: NNPOlà phương thức tô chức và thực hiện quyên lực công được ủy thác và phi chuyênchế, trong tương quan giữa chủ thể ủy thác quyền lực và khách thể được ủy thácvà ngược lại, giữa chủ thể quyên lực công — tức khách thể đó khi nhận được sựủy thác, với khách thể quyên lực [37, tr.183].

Trên cơ sở tiếp thu, kế thừa có chọn lọc và phát triển những giá trị của tư

tưởng về NNPQ trong lịch sử, những nghiên cứu khoa học về NNPQ ở các nước

XHCN đã chỉ ra những đặc điểm cơ bản của NNPQ XHCN như sau [27,

i) Pháp luật giữ vai trò thống trị trong đời sống nhà nước và đời sống xã hội;ii) Hệ thong pháp pháp luật dat các tiêu chuẩn toàn diện, đồng bộ, khoa học,

thực tiễn;

iii) Moi chính sách, pháp luật của Nhà nước đều luôn luôn xuất phat từ con

người, cho con người, vi con người;

21

Trang 27

iv) Quyên lực nhà nước là thống thất, nhưng có sự phân công và phối hợp giữa

các cơ quan nhà nước ở trung ương và ở địa phương trong việc thực hiện ba

quyền lực là quyền lực lập pháp, quyền lực hành pháp và quyền lực tưpháp;

v) BO máy nhà nước luôn luôn được tô chức và hoạt động trên cơ sở pháp luật;vi) Giữa Nhà nước và công dân có mối quan hệ bình dang về quyền và nghĩa

vụ và cùng chịu trách nhiệm;

vii) Nhà nước luôn luôn tôn trong va thực hiện đầy đủ, nghiêm chỉnh, thốngnhất các điều ước quốc tế mà mình đã ký kết hoặc tham gia;

vin) NNPQ XHCN do Đảng Cộng sản lãnh đạo.

Chúng tôi đồng tình với quan điểm của TS Trần Hậu Thành trong “Cơ sở ly

luận và thực tiễn xây dựng Nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa của nhândan, do nhân dân, vì nhân dan” (Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2005) về cácđặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền XHCN bao gồm các van đề: chủ théquyên lực nhà nước là nhân dân; tôn trọng và bảo đảm trên thực tế các quyền vàtự do cơ bản, các lợi ích hợp pháp của công dân (tôn trọng quyền con người);

pháp luật giữ địa vị chi phối với Nhà nước và xã hội; Nhà nước tô chức theo

nguyên tắc quyền lực thống nhất nhưng có sự phân công, phối hợp giữa cácquyên và có sự kiểm tra, giám sát giữa các nhánh quyền lực; ưu tiên và tôn trọngpháp luật quốc tế trong các quan hệ đối ngoại.

Khi phân tích đặc trưng của NNPQ thời kỳ hiện đại, thời kỳ mà NNPQ đặt

trong bối cảnh kinh tế thị trường và toàn cầu hóa, Waldemanr Beson và Gorthard

Jasper trong Pháp frị - Luật pháp và công lý ràng buộc mọi quyên lực của Nhànước” cho rằng NNPQ gắn với pháp trị Ở góc nhìn hẹp, “pháp trị” có nghĩa làtất cả các nguyên tắc và quy trình bảo vệ quyền tự do của cá nhân và bảo đảm sựtham gia vào đời sống chính trị Nguyên tắc đó làm cho NNPQ ngày nay khácvới chế độ chuyên chế, noi ma cá nhân sống trong nguy cơ có thé bị bắt bớ batcứ lúc nao hoặc bị đe dọa mat việc làm hay bi day ải mà không có cơ hội nào dé

khiếu nại trước một phiên tòa đàng hoàng (Tòa án khi đó chỉ là một trong vô số

kỹ thuật được thiết kế để bẻ gãy ý chí của con người) Theo các tác giả này thì

trong một Nhà nước được cai trị bằng pháp luật, ngay cả những người năm công

' TS Trần Hậu Thành (2005), Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, Nxb Lý luận chính tri, Hà Nội, tr.378.

? Josef Thesing (2002), Nhà nước pháp quyên, Nxb Chính trị quôc gia, Hà Nội, tr.180 — 200.

22

Trang 28

quyền cũng phải tuân thủ pháp luật và công lý Tất cả mọi công dân đều bìnhđăng trước pháp luật và đều có quyền đấu tranh vì quyền của mình Các cơ quanchính phủ chỉ được hành động nếu được ủy quyền và không được tự cho mìnhquyền đó, thâm quyền đó phải chịu sự ràng buộc, khống chế của Hiến pháp vàcác văn bản luật Trong chế độ pháp trị, cả cơ quan lập pháp và hành pháp đềukhông được can thiệp và công việc xét xử độc lập của các Thâm phán và “nénpháp trị hiện đại dựa trên kinh nghiệm phổ biến là không ai được tu xét xửminh” [116, tr.186] Đó là lí do cần có Tòa án độc lập dé xét xử các tranh chấp.

Bên cạnh sự độc lập của Thâm phán thì một nguyên tắc chung quan trọng của

NNPQ đó là mọi hoạt động của Chính phủ phải đo lường được và dự báo được.

Bất kỳ một biện pháp nào do Chính phủ ban hành cuối cùng phải được luật hóamột cách dân chủ Nguyên tắc hợp pháp trong công tác quản lý đòi hỏi phạm vihành động của các cơ quan chính quyền cần được hạn chế trong khuôn khổ nhấtđịnh, chính vì thế, bất ky công dân nao tin rằng mình là nạn nhân của một biệnpháp quản lý trái pháp luật đều có thể khiếu nại đến Tòa án yêu cầu xem xét lạibiện pháp đó [116, tr.191] Chế độ pháp trị phải dựa vào sự độc lập của ngành tưpháp với tư cách là một thể chế và phải có sự phận biệt giữa thể chế này với cácnhánh quyền lực nhà nước khác Nền dân chủ, chế độ pháp trị quy định một loạtcác thủ tục và cơ chế kiểm soát để xác định phạm vi và hình thức hoạt động củaChính phủ Hành động chính tri, do đó, chịu sự ràng buộc của pháp luật va tất cả

quyên lực của Chính phủ phải chịu sự kiểm soát của Tòa án dé bảo vệ quyền tự

do của cá nhân.

Theo Ulrich Karpen trong “Những điều kiện bảo đảm hiệu quả của nhà nước

pháp quyên, đặc biệt ở các nước đang phát triển và các nước mới công nghiệphoa’ [100, tr.335-379] thì cốt lõi của NNPQ là van dé dân chủ và chế độ pháp

trị, đó là hai yếu tố mang tính đáp án của truyền thống chính trị phương Tây dé

cai trị tốt Nghia là phải làm diu bớt đến mức có thé mâu thuẫn cơ bản giữa cai

trị và quyền tự quyết cá nhân, đồng thời phải hạn chế và kiêm soát quyền lực của

chính quyền Mục tiêu để nhân dân được quyết định tối đa số phận của chínhmình là đòi hỏi chung, qua đó những định đề của “chế độ pháp trị” và “dân chủ”

trùng khít với nhau Mặc dù không phải mọi NNPQ (với nghĩa nhà nước theo

chế độ pháp trị) đều dân chủ, cũng không phải mọi nền dân chủ đều mặc nhiên làNNPQ, tuy nhiên, ở chừng mực nào đó, khi nói đến chế độ pháp trị thì có thé giađịnh là: tự do và quyên tự quyết (với nghĩa có được rộng rãi những quyền cơ bản

23

Trang 29

được bảo vệ cũng như tự do chính trị thể hiện trong quyền quyết định của cộngđồng) chỉ có thể thực thi trong một trật tự tự do và dân chủ Một NNPQ có hiệu

lực nghĩa là nhà nước đó thực hiện nhiệm vụ một cách có trách nhiệm, có thé

thâm tra được va có thé tin cậy được Nghia là ngành lập pháp phải chăm lo ranhững quy định thích hợp và cần thiết, chính quyền tuân thủ pháp luật trong mọivan đề và công dân yên tâm về sự bảo vệ pháp định có hiệu lực trong mọi lúc.Nhưng chế độ pháp trị sẽ tạo ra sự giảm bớt quyền lực độc đoán của chính quyềnvà Tòa án quá mở rộng việc kiện tụng sẽ phát triển vì khi công dân hiểu và chấp

nhận chế độ pháp trị thì họ cũng khai thác nó vì lợi ích của mình Điều kiện làm

chỗ dựa cho sự 6n định và hiệu quả của chế độ pháp tri tại các quốc gia phươngTây là độc quyền quyên lực - cơ sở Hiến định của nhà nước - và hệ thống phúclợi của nhà nước Khi xác định điều kiện cho NNPQ của các nước đang pháttriển, đưới góc độ “đại điện dân chủ và phân định quyền lực”, Ulrich Karpen đã

chỉ rõ mot NNPO có hiệu quả sẽ hưng thịnh nhờ sự tuân thu tự nguyện cua công

dan trong một nên dân chủ tự do có tinh đại diện và một hệ thống phán côngquyên lực Dưới góc độ pháp trị, Nghị viện được yêu cầu chặn đứng trong phạmvi có thể những văn bản pháp quy kém chất lượng, nganh hành pháp chịu sự

ràng buộc chặt chẽ cua pháp luật và tw pháp Hành động của Chính phủ được

hợp pháp nhờ các thủ tục mở, tạo điều kiện cho mọi người tham gia Việc theodõi việc tuân thủ pháp luật là việc của các Tòa án, ở đó áp dụng nguyên tắc mọiquy trình đều phải công khai và công bằng Các Thâm phán chỉ có thé độc lậpnếu họ được đào tạo tốt và yên tâm về tài chính Chúng tôi hoàn toàn đồng tìnhvới quan điểm nêu trên của Ulrich Karpen, nhưng muốn nhấn mạnh thêm rằng,“van đề dân chủ” và “chế độ pháp tri” cuối cùng cũng phải cụ thể hóa bằng việcnhà nước tạo cho công dân có đầy đủ khả năng dé thực hiện được dan chủ, tức là

có thé “phát huy được” các quyền tự do của minh và có thé “bảo vệ được” các

quyên tự do ấy khi bị xâm hại Điều đó rất gần với quan điểm của Montesquieu

khi bàn về nội hàm quan trọng của “quyền công dân” trong NNPQ, đó là quyềntự do ngôn luận và quyên được an toàn.

Như vậy, nói về NNPQ nếu không xét về mặt bản chất giai cấp, mà chỉ xétvề nội dung, vai trò, chức năng, hình thức tô chức chung thì NNPQ XHCN có

nội dung giống như NNPQ Tư sản Đó là nhà nước quản lý bằng pháp luật, theo

pháp luật, lay pháp luật làm chuẩn mực dé xử lý moi van đề tô chức và quan lý

đất nước về mọi mặt - nhà nước coi “pháp luật trên hết” (La primauté de droit)

24

Trang 30

[92, tr.94] Ngoài những điểm tương đồng về nội dung ấy, thì sự khác nhau vềbản chất của NNPQ XHCN với NNPQ Tư sản là ở chỗ nhà nước đó là nhà nướccủa ai - của giai cấp nào? Quyền lực nhà nước thực chất thuộc về ai? Pháp luậtđược tôn trọng đó là pháp luật của giai cấp nào? - Tức là, “pháp quyền” gắn vớibản chất của Nhà nước Trong các NNPQ, dù là pháp quyền Tư sản hay phápquyền XHCN thì Tòa án đều được công nhận là một bộ phận thực thi quyền lựcđộc lập, đảm bảo cho pháp luật được tôn trọng và quyền công dân được thực thitrên thực tế.

Trên cơ sở nghiên cứu các quan điểm trong khoa học chính trị - pháp lý ởtrong và ngoài nước về NNPQ, chúng tôi có một số bình luận như sau:

Mặc dù quan niệm NNPQ XHCN tất đa dạng, phong phú và nhiều chiều.

Tính chất đa dạng phong phú và phức tạp của vấn đề lý luận và thực tiễn vềNNPQ đòi hỏi NNPQ phải được nghiên cứu trên nhiều bình diện: mối quan hệ

giữa Nhà nước và pháp luật; mối quan hệ giữa Nhà nước và đạo đức, mối quanhệ giữa Nhà nước, xã hội và công dân; mối quan hệ giữa NNPQ và dân

chu song, có thể định nghĩa một cách khái quát về NNPQ XHCN của dân, dodân, vi dân như sau: Đó la Nhà nước được xây dựng trên cơ sở Hiến pháp vapháp luật; tuân thủ, bảo vệ và điều hành xã hội theo Hiến pháp và pháp luật.

Trong Nhà nước pháp quyên XHCN, quyên lực nhà nước thuộc về nhân dân laođộng Quyên lực nhà nước là thống nhất và việc thực thi quyên lực nhà nướcthông qua cơ chế phân công, phối hợp giữa các quyên lập pháp, hành pháp, tưpháp dựa trên cơ chế kiểm tra và giám sát quyên lực nhằm tôn trọng, bảo đảm

các quyên công dân; do Đảng cộng sản lãnh đạo.

Về đặc trưng của NNPQ XHCN, chúng tôi đồng tình với quan điểm của cáctriết gia, các nhà nghiên cứu ké trên về các vấn đề như: tính thượng tôn của phápluật, về cơ chế kiểm soát thực thi quyền lực nhà nước và sự tôn trọng quyền connguoi, quyén công dân dưới sự lãnh đạo của Dang Cộng sản Bên cạnh đó,chúng tôi muốn nhắn mạnh rang đặc trưng quan trong của NNPQ XHCN đó /àNhà nước nơi mà quyên công dân phải được bảo vệ và Nhà nước có thể bảo vệđược quyên công dân Van dé “bảo vệ được” các quyền công dân là dấu hiệukhác biệt của NNPQ XHCN với các Nhà nước khác Các Nhà nước khác có thénêu cao khâu hiệu “bảo vệ quyền công dân”, nhưng thực chất họ có bảo vệ hay

không thì khó có thể khang định Thêm nữa, ngoài sự tuyên ngôn “bảo vệ quyền

công dân” thì khả năng “bảo vệ được” các quyên của công dân lại là vân đê mà

aa

Trang 31

các quốc gia phải cân nhắc, vì điều đó đòi hỏi các quốc gia phải có khả năng thểchế hóa các quy định pháp luật, khả năng hiện thực hóa các quy định pháp luật

và khả năng hiệu quả hóa quá trình thực thi pháp luật Việc Nhà nước đặt ra pháp

luật ghi nhận và đặt ra cơ chế để bảo vệ các quyền công dân đã là quan trọng,nhưng quan trọng hơn là công dân có thể “bảo vệ được” quyền đó của mình haykhông NNPQ có bản chất là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân

cho nên pháp luật của NNPQ XHCN phải là pháp luật vì nhân dân Nhà nước

không thể chỉ đưa ra pháp luật mang tính hình thức để tuyên ngôn rằng Nhànước bảo vệ nhân dân mà điều quan trọng nhất là Nhà nước tuyên bồ việc bảo vệvà có day đủ kha năng “bảo vệ được” các quyền đó khi bị xâm hại Đó có thé coilà đặc trưng, cũng có thể coi là một mục tiêu của NNPQ XHCN Từ mục tiêu đó,đòi hỏi Nhà nước phải xây dựng nhiều thiết chế, sử dụng nhiều phương pháp débảo vệ công dân Tòa án nói chung, THC nói riêng là một bộ phận của quyên lựcnhà nước, được thiết lập như một kênh quan trọng dé hiện thực hóa khả năng“bảo vệ được” quyền và lợi ich hợp pháp của công dân khi bị xâm hai.

Từ đó, theo chúng tôi thì việc hướng đến mục tiêu NNPO XHCN trở thànhyêu cầu tất yếu của các nước XHCN Đó không phải là việc gọi tên Nhà nướcmang tính hình thức, không phải việc hô to khẩu hiệu “vì dân” theo chủ ý củacác nhà cam quyền và cũng không phải công việc có thé thực hiện trong ngắn

hạn mà đó là mục tiêu mang tính bản chất và là một quá trình phan đấu lâu dai,

gian khổ Quá trình đó phải dựa trên cơ sở vận dụng sáng tao chủ nghĩa Mác —

Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, xuất phát từ kinh nghiệm xây dựng Nhà nước

Việt Nam hàng chục năm qua và cần tính đến kiến thức cũng như kinh nghiệmtiên tiến trên thế giới Trong quá trình xây dựng NNPQ XHCN, các nguyên tắc

quan trọng cũng đã được xác định rõ như sau:

Xây dựng NNPQ XHCN phải giữ vững được tính chất giai cấp công nhân,

tính chất nhân dân, tính chất dân chủ và tính chất nhân đạo của nhà nước XHCN;gan với công cuộc đổi mới, cải cách toàn diện hệ thống chính trị XHCN vi nha

nước XHCN là một bộ phận trong hệ thống chính trị XHCN, có mối quan hệ

chặt chẽ tác động qua lại với các bộ phận khác như Đảng cộng sản và các tô

chức chính trị - xã hội; gắn liền với việc giữ vững sự ồn định chính trị vì sự ổnđịnh chính trị phụ thuộc vào sự 6n định của Nhà nước.

26

Trang 32

Xây dựng NNPQ XHCN phải được tiến hành băng các biện pháp đồng bộtrong bộ máy nhà nước về tư tưởng, tổ chức bộ máy, con người, hoạt động, pháp

luật, văn hoá, giáo dục, khoa học - công nghệ.

Việc xây dựng NNPQ XHCN phải được tiễn hành đồng thời với việc phattriển kinh tế, văn hoá, xã hội Bên cạnh đó, xây dựng NNPQ XHCN phải được

đặt trong bối cảnh các nước XHCN đang chủ động và tích cực hội nhập thé giới.Đặc biệt, xây dựng NNPQ XHCN phải được tiến hành dưới sự lãnh đạo

của Dang Cộng sản [27, tr.176-185].

Trong NNPQ, sự kiểm soát của quyền tư pháp đối với nhánh quyền lập phápvà hành pháp được xem như một tất yếu Nhà nghiên cứu Bertrand Russell đãtừng kết luận “không ai có thể có uy quyên tuyệt đối được, cho nên suốt đời chỉkhao khát tìm quyền thé” [§, tr.27] Độc quyền của Nhà nước về cưỡng chế, cáimang lại cho Nhà nước quyền lực can thiệp một cách có hiệu lực vào hoạt độngkinh tế, cũng mang lại cho Nhà nước quyền lực can thiệp một cách độc đoán vàchuyên quyền (quan điểm của Ngân hàng thế giới) [50, tr.126] Vì thế, việc xáclập cơ chế kiểm soát quyền lực được coi là vấn đề cơ bản của chính quyền nóichung, NNPQ nói riêng Điều khó khăn nhất của một Chính phủ khi quản lý làtạo ra cơ chế để kiểm soát những người cai trị và tiếp theo là Chính phủ phảikiêm soát lay chính mình.

Học thuyết về NNPQ thé hiện ưu tu của nhân loại tiễn bộ về kiểm soát quyềnlực bằng việc tập trung vào vẫn đề kiểm soát sự lạm quyền của chính quyền đểbảo vệ quyền công dân Để giải quyết các tranh chấp giữa công dân và Chínhphủ, để giải thích những điều còn mơ hồ trong luật pháp và những quy định phápluật cần được thực thi, người ta đã nghĩ ra vô số cơ chế chính thức và khôngchính thức, nhưng không có cơ chế nào quan trọng hơn hệ thống tư pháp chínhthức [20, tr.207] Nguyên tắc tính tối cao của luật trong NNPQ góp phần tạo chotư pháp có vị thế kiểm soát hành vi của lập pháp và hành pháp Với vai trò làngười bảo vệ pháp luật, Tòa án có chức năng duy trì hiệu lực pháp lý bằng cách

v6 hiệu hóa những văn bản được ban hành không đúng trật tự.

Có thể nói, sự kiểm soát của tư pháp đối với hành pháp là tất yêu của việc tổ

chức chính quyền THC là một cơ quan ra đời xuất phát từ tư duy đó và lan tỏa

dần từ nước này đến nước khác và tư duy đó ngày càng trở nên rõ ràng trong

thời đại chúng ta hiện nay.

2a

Trang 33

1.1.2 Tính phố biến và đặc thù của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Việt Nam của dân, do dan, vì dân

Nhiệm vụ xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam của dân, do dân, vì dân lần

đầu tiên được chính thức đưa vào Báo cáo chính trị của BCHTƯ Đảng tại Hộinghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ của Đảng, họp từ ngày 20/01/1994 đến

ngày 25/01/1994 tại Hà Nội với nội dung: "Tiếp tục xây dựng và từng bước hoànthiện Nhà nước pháp quyên Việt Nam Đó là Nhà „ước của nhân dân, do nhân

dân, vì nhân dân, quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật, đưa đất nước

phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa NNPQ Việt Nam được xây dựng

trên cơ sở tăng cường, mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, lay liên minh giữagiai cấp công nhân với nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tang, do Dang ta

lãnh đạo" Văn kiện Đại hội VIII (06/1996) xác định “Tăng cường pháp chế xã

hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền, quản lý xã hội bằng pháp luật,đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức” [22, tr.129] Đại hội IX

(04/2001) xác định tính chất của Nhà nước Việt Nam trong thời kỳ mới như sau:

“Nhà nước ta là công cu chủ yếu để thực hiện quyên làm chủ của nhân dân, làNhà nước pháp quyên của dân, do dân, vì dân” và xác định mục tiêu “Xây dựngNhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng”[25, tr 131].

Căn cứ vào tinh thần nói trên, Hiến pháp 1992 được sửa đổi năm 2001 của Việt

Nam đã ghi nhận tại Điều 2 như sau: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vìnhân dân Tat cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nên tảng là liên minhgiữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”.

NNPQ XHCN Việt Nam tiếp thu các tinh hoa của NNPQ trước đó, triểnkhai nó trên tinh thần của giai cấp công nhân Các nghiên cứu lý luận về Nhà

nước và pháp luật trong thời gian gần đây đã chỉ ra một số đặc trưng cơ bản của

NNPQ XHCN Việt Nam như sau:

Thứ nhất, NNPQ XHCN Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân, vì dân.

Khi Nhà nước là của dân thì quyền quyết định thuộc về nhân dân thông qua các

cơ quan dân cử và các cơ quan phái sinh của cơ quan dân cử Tòa án là bộ phận

trong bộ máy quyền lực đó, phải hướng đến mục tiêu vì dân, do dân Các hoạtđộng của Tòa án phải hướng đến bảo vệ quyền lợi cho nhân dân.

Thứ hai, bộ máy nhà nước tô chức và hoạt động theo pháp luật Đặc trưng

nay thé hiện tính tối cao của pháp luật trong đời sống nhà nước Bộ máy nhà

28

Trang 34

nước phải tổ chức và hoạt động theo pháp luật vì pháp luật là ý chí chung của

nhân dân đã được nhà nước hóa, chính thức hóa, công khai hóa và tác động tới

toàn xã hội, trong đó có Nhà nước Vì thế, Nhà nước cũng chiu tác động cua

pháp luật Pháp luật thê hiện tập trung ý chí, lợi ích của nhân dân nên nếu bộmáy nhà nước được tô chức và hoạt động theo pháp luật thì cơ cấu tổ chức và

hoạt động của Nhà nước sẽ luôn luôn phù hợp với ý chí của nhân dân và bảođảm được lợi ích của dân.

Thứ ba, quyên lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữacác cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tưpháp Bản chất quyền lực nhà nước XHCN Việt Nam là thống nhất Sự quán triệtquan điểm về tính thong nhất này sẽ tác động trực tiếp đến việc tăng cường tráchnhiệm của từng cơ quan trong bộ máy nhà nước và củng cô mối quan hệ giữa cáccơ quan, đảm bảo cho bộ máy nhà nước vận hành đồng bộ, thong nhất, có hiệu

Thứ tư, Nhà nước tôn trọng và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củacông dân Quyền công dân đã được quy định trong chương V Hiến pháp hiệnhành trên cơ sở kế thừa các quy định tiễn bộ về quyền công dân trong các banHiến pháp trước đây Cùng với sự phát triển chế độ dân chủ, NNPQ XHCN

Việt Nam không chỉ chú trọng đến quy định quyền công dân mà còn tập trung

xây dựng và thực hiện các biện pháp đảm bảo quyền công dan, trong đó có việcphát huy vai trò của cơ chế tài phán, đặc biệt là tài phán hành chính THC xétxử các khiếu kiện của công dân đối với các quyết định hành chính (QDHC),

hành vi hành chính (HVHC) mà công dân cho rang đã xâm phạm đến quyên lợi

chính đáng của mình THC là thiết chế tạo điều kiện cho công dân có đủ các

điều kiện cần thiết để tự bảo vệ mình trong một môi trường pháp lý khách quan

và minh bạch hơn so với cơ chế khiếu nại hành chính.

Thứ năm, Nhà nước thừa nhận mối quan hệ bình dang giữa quyền và

nghĩa vụ của Nhà nước với nhân dân, nâng cao trách nhiệm trong quan hệ giữa

Nhà nước và công dân Trong NNPQ XHCN, công dân được hưởng các quyềncủa mình và Nhà nước bảo vệ các quyền đó Một mặt hưởng lợi từ các chính

sách dân chủ ngày càng mở rộng của Nhà nước, mặt khác, công dân sẽ phải có

trách nhiệm với Nhà nước thông qua việc thực hiện đầy đủ hơn, nhiều hơn cácnghĩa vụ của mình Nha nước và công dân bình dang trong mối quan hệ trách

nhiệm và quyên lợi Cac cơ chê vê bình dang này ngày càng được ghi nhận rõ

29

Trang 35

ràng hon — không chi Nhà nước có quyền truy tố, xét xử công dân, mà ngàycàng nhiều quy định cho phép người dân kiện cơ quan nhà nước, cán bộ, công

chức THC là một thiết chế thé hiện quyền bình dang giữa công dân với Nhà

nước trong chế độ pháp quyền.

Thứ sáu, NNPQ XHCN Việt Nam của dân, do dân, vì dân do Đảng cộng sản

Việt Nam lãnh đạo Lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc Việt Nam trướcđây và quá trình xây dựng, phát triển của cách mạng Việt Nam trong thời gianqua đã khăng định thực tế rằng sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước là mộttat yêu Đường lối, phương hướng hoạt động của một nhà nước thực chất là do

Đảng cầm quyền chi phối Giữa hai khái niệm “Nha nước pháp quyền” - quanlý xã hội bằng pháp luật, pháp luật là tối thượng - và “sự lãnh đạo của Đảng”

không phải là hai khái niệm mâu thuẫn nhau Có thể khăng định chắc chắn rằngcó Đảng Cộng sản lãnh đạo Nhà nước theo đường lối của Đảng thì không làm

mat đi quyền lực nhà nước, cũng không làm mat đi tính pháp quyền của Nha

nước NNPQ XHCN Việt Nam luôn phải đảm bảo rằng sự lãnh đạo của Đảngvới Nha nước đặt trong khuôn khổ pháp luật chứ Dang không đứng trên phápluật Do đó, NNPQ không đối lập với vai trò lãnh đạo của Đảng THC là một bộphận thực thi quyền lực nhà nước, là một hệ thống trong bộ máy nhà nước, cũngtuân theo sự lãnh đạo của Đảng Sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ

thống tòa án là một đặc thù của NNPQ XHCN Việt Nam so với các nước trên

thé giới Day cũng là van dé chúng tôi sẽ ban sâu ở các phan sau khi dé cập đến

vị trí của THC trong NNPQ XHCN Việt Nam của dân, do dân, vì dân.

Cơ bản, trong NNPQ XHCN Việt Nam đòi hỏi phải có hệ thống các cơ quannhà nước được tô chức một cách phù hợp và điều quan trọng là phải có một môhình co quan tư pháp phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế theo hướng hội nhậpquốc tế Điều đó có nghĩa là vai trò của hệ thống tư pháp được đề cao Toa án làcơ quan xét xử, hoạt động trên nguyên tắc “độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”,

“xét xử tập thé” và “dam bảo quyền bao chữa”.

Có thể nói, tính phố biến của NNPQ XHCN Việt Nam là việc đề cao đặc

trưng “pháp luật là tôi thượng” và “Nhà nước thừa nhận mối quan hệ bình đắng

giữa quyền và nghĩa vụ của Nhà nước với nhân dân, nâng cao trách nhiệm trongquan hệ giữa Nhà nước và công dân” theo đó, trách nhiệm của Nhà nước thê

hiện bằng việc tìm ra các con đường tốt nhất, hữu hiệu nhất, tiện lợi nhất dé có

thê “bảo vệ được” các quyên công dân Nghĩa là công dân phải được Nhà nước

30

Trang 36

trao cho các công cụ cần thiết dé có thé bảo vệ được chính các quyền mà Nha

nước đã quy định một cách minh thị cho mình Tính đặc thù của NNPQ XHCN

Việt Nam chính là ở chỗ “nhà nước của dân, do dân, vì dân” — tức là nhân dân

thành lập Nhà nước băng phổ thông đầu phiếu, nhân dân trao quyền lực củamình cho Nhà nước và nhân dân giữ lại các quyền (các quyên chỉ thuộc về côngdân được pháp luật ghi nhận) [46,tr.79]; quyền lực nhà nước là thống nhấtnhưng có sự phân công phối hợp (không theo tam quyền phân lập) và duy trì

vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản.

NNPQ XHCN Việt Nam đã qua giai đoạn nhận thức va khang định về quan

điểm Hiện nay, vẫn cần phải nhận thức về NNPQ XHCN nhằm phát triển đúnghướng theo những những giá trị phổ quát của NNPQ Cho dù mới tồn tại ở

những thành phần cục bộ, NNPQ XHCN là cái cần xây dựng chứ không phi cáiđã có, đã định hình hoàn chỉnh Không thể có ngay một NNPQ XHCN hoàn

chỉnh, mà cần phải có sự năng động, chủ động chính trị dé có thé hoàn thiện nó.

Định hướng xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam trong thời gian tới được xác

định như sau: Một là, tiếp tục cải cách, hoàn thiện bộ máy nhà nước một cách

toàn diện, sâu sắc, triệt dé theo hướng nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vìnhân dân Hai là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật đạt được các tiêu chuẩntoàn diện, đồng bộ, khoa học, thực tiễn Ba là, tổ chức tốt việc thực hiện phápluật và thực hiện pháp luật một cách đầy đủ, nghiêm chỉnh và thống nhất Bon là,bảo vệ pháp luật có hiệu quả (đổi mới toàn điện các cơ quan chuyên trách bảo vệ

pháp luật; huy động và tô chức toàn dân tham gia tích cực, có hiệu quả hơn vàoviệc phòng, chống các vi phạm pháp luật; Nhà nước cần áp dụng đồng bộ các

biện pháp về kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hoá, pháp luật, xã hội, để thu hútnhân dân vào cuộc đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật; xử lý nghiêm

minh, kip thời, nhanh chóng mọi vi phạm pháp luật [27, tr.176-185].

Van dé quan trọng khi nghiên cứu về NNPQ XHCN Việt Nam là lý giải được

đâu là một NNPQ XHCN đúng hướng và điều quan trọng nhất là tìm ra cơ chếđể hiện thực hóa nó trong thực tế đời sống kinh tế, chính trị, xã hội Một trongnhững cơ chế đó chính là cách tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước, trongđó sự kiểm soát lẫn nhau giữa các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.

31

Trang 37

1.2 VAI TRÒ CUA TOA HANH CHÍNH TRONG NHÀ NƯỚC PHÁPQUYEN XA HOI CHU NGHIA VIET NAM CUA DAN, DO DAN, ViDAN

1.2.1 Tòa hành chính

a) Quan niệm về Tòa hành chính

Cách đây khoảng 15 năm, “Toa hành chính” là khái niệm mới trong đời

song khoa học pháp ly Thậm chí, ngay cả hiện nay, hiểu đúng về hệ thống THC,không phải là chuyện đơn giản đối với số đông dân chúng Các quan niệm về

Tòa hành chính tương đối đa diện khi xem xét dưới những góc độ nghiên cứu

khác nhau.

e Tòa hành chính là một cơ quan tài phan hành chính

Theo cách hiểu này thì có một sự liên hệ mật thiết nhất định giữa khái

niệm “tai phán hành chính” và “Toa hành chính” Điều đó có thé được lí giải như

Chữ “tài phán” theo thuật ngữ tiếng Pháp, tiếng Anh có nguồn gốc từ chữ“Jurisdiction” nghĩa là thâm quyền tư pháp hay quyền tư pháp - Quyền lực củatoà án đối với việc xét xử một vụ án [97, tr.497] Xét về thuật ngữ, nội hàm kháiniệm “tài phán” bao gồm toàn bộ các hoạt động, hành vi của tô chức, cơ quan

hay cá nhân có thâm quyền theo luật định nhăm giải quyết các vụ việc tranh chấp

pháp lý.

Quyền tài phán là quyền năng theo pháp luật, phù hop với pháp luật va

được pháp luật bảo hộ Hành vi tài phán được đặt trong phạm vi, bối cảnh nhất

định, tức là hành vi có giới hạn Hành vi tài phán được quy định trong một hệ

thống chung gọi là thé chế tài phán - tổng thé các quy tắc pháp lý quy định thâm

quyên giải quyết tranh chấp và cách thức giải quyết các tranh chấp.

Nếu xét theo tính chất, tài phán có hai dạng chính: tài phán bắt buộc (docác bên yêu cầu Tòa án xét xử, phán quyết có tính bắt buộc) và tài phán tự

nguyện (thông qua trọng tài - cơ quan trung gian thực hiện việc phân xử) Mục

đích hoạt động của cơ quan tài phán là hướng đến sự khách quan, công bằng khigiải quyết tranh chấp giữa các bên Tranh chấp (dân sự, thương mại, hànhchính ) là đối tượng xem xét của cơ quan tài phan Theo Dai từ điển tiếng Việt“Tranh chấp là những bất đồng, trái ngược nhau” [115] và theo Từ điển tiếng

Việt định nghĩa thì “tranh chấp là giằng co nhau một cái không rõ thuộc về bên

32,

Trang 38

nào Dau tranh giang co khi có ý kiến bất đồng thường là trong vấn đề quyền lợigiữa hai bên” [96, tr.898] Tranh chấp còn được định nghĩa là “Những mâuthuẫn, bất hoà về quyền và nghĩa vụ hợp pháp giữa các chủ thê tham gia vào mốiquan hệ pháp luật, trong đó có tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”[60, tr.382] Khi các bên không tự giải quyết được mâu thuẫn, không tin vào khả

năng tự giải quyết tranh chấp của mình, họ cần có bên thứ ba là người phân xử,

bên đó gọi là bên tài phán hay cơ quan tài phán.

Xuất phát từ mục đích của việc giải quyết tranh chấp dấu hiệu nhận biết

của cơ quan tai phán như sau: đó phải là bên thứ ba, độc lập với các bên tranh

chấp và là người được quyền xem xét, đánh giá những vấn đề thuộc nội dungtranh chấp để đưa ra phán quyết mà các bên liên quan có trách nhiệm tôn trọng.

Quan hệ hình thành trên cơ sở có cơ quan tài phán tham gia sẽ hình thành loại

quan hệ ba bên (theo nghĩa tương đối) bao gồm: tối thiểu là hai bên tranh chấpvà cơ quan tài phán Với nghĩa như vậy cơ quan tài phán có thé là: cơ quan trọngtài (thường thấy trong giải quyết tranh chấp thương mại, lao động), cơ quan giảiquyết khiếu nại (cấp trên) và Tòa án.

Van đề đặt ra là việc các chủ thé ban hành QDHC, thực hiện HVHC giảiquyết khiếu nại về các quyết định hoặc hành vi của mình (còn gọi là giải quyếtkhiếu nại lần đầu) có được gọi là hoạt động tài phan không? Và các chủ thê giảiquyết khiếu nại lần đầu đó có được gọi là “cơ quan tài phán” không?

Căn cứ định nghĩa “Tai phán” nêu trên, hoạt động giải quyết khiếu nạihành chính lần đầu (theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo cũng như các luậtkhác) không thê hiện đầy đủ dấu hiệu đặc trưng của hoạt động tài phán, cơ quan

giải quyết khiếu nại lần đầu không có những dấu hiệu nhận diện của cơ quan tài

phán Trong trường hợp giải quyết khiếu nại lần đầu, về bản chất, chỉ là quan hệhai bên: bên khiếu nại và bên giải quyết khiếu nại Người giải quyết khiếu nại trxem xét lại tính hợp pháp của các quyết định và hành vi của mình thì không đúngvới bản chất của hoạt động tài phán Tính độc lập, khách quan, công bằng vốn làmục đích của hoạt động tài phán đều khó đạt được vì cơ quan giải quyết khiếu

nại chính là một bên của tranh chấp Như vậy, quan điểm cho rằng ở Việt Nam,

từ trước năm 1996, hoạt động tai phan hành chính được thực hiện bởi “các cơ

quan hành chính, cán bộ nhà nước có thâm quyền ban hành các quyết định hoặc

thực hiện các hành vi bị khiếu nại” [93, tr.24-25] là chưa thật hợp ly.

33

Trang 39

“Cơ quan tài phan hành chính” là khái niệm dé chỉ co quan thực hiệnhoạt động xem xét, đánh giá, phán quyết về tranh chấp hành chính “Cơ quan tài

phán hành chính” theo nghĩa đó có nội hàm rộng, bao gồm nhiều loại cơ quan

khác nhau: có thé là cơ quan giải quyết khiếu nại cấp trên; có thé là Tòa án Bêncạnh đó, còn có những thiết chế tài phán hành chính lưỡng tính ví dụ cơ quangiải quyết các vụ việc cạnh tranh theo quy định của Luật cạnh tranh 2005 (Điều

49, 53) Các cơ quan này là công cụ của Chính phủ trong việc thực thi các chính

sách, pháp luật về cạnh tranh, có tính chất của cơ quan hành chính nhưng hoạtđộng điều tra, xử lý các vụ việc cạnh tranh của cơ quan này giống như hoạt độngxét xử của Tòa án Hoạt động của loại cơ quan này mang tính chất tài phán hànhchính rõ nét bởi cơ quan này có quyền ban hành các quyết định về mặt chuyên

môn dé phán xử về hành vi cạnh tranh của các chủ thé liện quan và áp dụng các

biện pháp phạt đối với các vi phạm Nhưng việc giải quyết lại theo thủ tục xétxử Sự kết hợp giữa đặc tính “hành chính” và “tư pháp” là yếu tố đảm bảo cho cơ

quan quan lý cạnh tranh thực hiện nhiệm vụ [53, tr l 50].

Tóm lại, “cơ quan tài phán hành chính” là khái niệm có thể được áp dụng

cho nhiều loại cơ quan, trong đó có Tòa án Xét về bản chất, bàn đến khái niệm“Tòa hành chính” là đề cập đến khái niệm “tài phán hành chính” Từ điển giải

thích thuật ngữ luật học giải thích như sau: “Tai phan hành chính là hoạt động

xét xử các tranh chấp hành chính giữa công quyền với công dân, cơ quan, tổchức do cơ quan tài phan cua nhà nước thực hiện theo trình tự to tung nhat dinhđược pháp luật quy định nhằm bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơquan, tô chức góp phan tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, đông thời nâng

cao hiệu lực quan lý nhà nước” [95, tr 104].

Sự gắn kết giữa khái niệm “Tòa hành chính” và “tài phán hành chính” còn

được thê hiện ở định nghĩa sau: “Tai phan hành chính là hoạt động xét xử các vụán hành chính theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính, do Toà án nhândân (các Tod hành chính chuyên trách) và các Thâm phán hành chính thực hiệnnhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tô chức và các cơ quannhà nước, nhằm bảo đảm nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, góp phần nâng

cao hiệu lực quan ly nhà nước” [93, tr.27] Theo định nghĩa này, THC là cơ quanthực hiện hoạt động tài phán hành chính.

Mối quan hệ giữa “tòa hành chính” và “tài phán hành chính” cũng được

thê hiện trong quan niệm của các nước trên thê giới vê việc tô chức cơ quan xét

34

Trang 40

xử hành chính Các nước trên thé giới lâu nay cũng có những quan niệm khácnhau về tài phán hành chính Sự khác nhau đó xuất phát từ sự khác biệt của

những hệ thống pháp luật trên thế giới Chăng hạn, theo quan niệm của các nước

thuộc hệ thống pháp luật Anh - Mỹ (Anglosacxon), tai phán hành chính là việcgiải quyết các tranh chấp hành chính bằng Tòa án Tòa án ở Hợp chủng quốcHoa Kỳ được tổ chức theo hai hệ thống: Tòa án liên bang và Tòa án tiêu bangxét xử tất cả các loại việc từ hình sự, dân sự đến hành chính Ở Anh, mô hìnhTòa án trước thập niên 30 cũng có cơ cau như vậy Đến thập niên 30 của thé kỷ

XX, ở Anh chưa thành lập hệ thống THC và phải đến thập niên 50, THC mới

phát triển ở Anh quốc.

Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu trong thống pháp luật châu Âulục địa thì tranh chấp hành chính là một loại tranh chấp đặc biệt giữa một bên là

chủ thể nhân danh nhà nước, mang quyên lực nhà nước áp đặt đối với phía bên

kia là cá nhân công dân hoặc các tổ chức không mang quyên lực nhà nước Vìthé, các tranh chấp hành chính khi xảy ra phải được xử ly theo một cơ chế đặcbiệt, phù hợp với đặc thù của loại quan hệ hành chính Từ đó cơ chế xét xử hành

chính bởi Tòa án hành chính được hình thành ở châu Âu Luật tổ tụng hành

chính của Pháp quy định rằng bên cạnh quyền khiếu nại hành chính công dân có

quyền khởi kiện vụ án hành chính tại THC là hệ thống tòa án độc lập với hệthống Tòa án tư pháp Khái niệm “Tòa tư pháp” được sử dung phổ biến ở Pháp

vì đây là nơi tồn tại hai hệ thống tài phan (tai phán pháp - juge judiciaire vàtài phan hành chính - juge administratif) Hệ thống tài phán tư pháp bao gồm cáctòa dân sự và các tòa hình sự Hệ thống thứ hai là hệ thống THC Giữa hai hệthống này có sự phân biệt thâm quyền mang tính Hiến định, có những thâmquyền đương nhiên của minh [40], nhưng Toa tư pháp cũng có thâm quyền xétxử đối với một số quyết định do co quan hành pháp ban hành trong khuôn khổthực hiện chức năng quyền lực công.

Ở một số nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, quan

điểm về tài phán hành chính có nét đặc thù riêng Chăng hạn, người Trung quốc

quan niệm về tài phán hành chính là hoạt động xét xử của Tòa án đối với loại đối

tượng đặc biệt là tranh chấp hành chính và thông qua một thủ tục riêng là thủ tụctô tụng hành chính (Luật kiện tụng hành chính năm 1990 của Trung quốc được

ban hành thê hiện rõ quan điểm đó) Ở Nhật Bản, do chịu ảnh hưởng của cả hai

hệ thống pháp luật Tây Âu và Anh- Mỹ nên tài phán hành chính ở Nhật có nét

đã

Ngày đăng: 27/05/2024, 12:35

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ tô chức THC trong tông thé hệ thống Tòa án như sau: - Luận án tiến sĩ luật học: Toà hành chính trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân
Sơ đồ t ô chức THC trong tông thé hệ thống Tòa án như sau: (Trang 85)
Bảng 2.1: Tổ chức Tòa án nhân dân tối cao - Luận án tiến sĩ luật học: Toà hành chính trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân
Bảng 2.1 Tổ chức Tòa án nhân dân tối cao (Trang 85)
Bảng 2.4: Thực trạng giải quyết vu án hành chính từ năm 1997- 2009 Số liệu ở bảng 2.3, 2.4 trên đây cho thấy: số lượng vụ án hành chính mà Toà án các cấp đã thụ lí và giải quyết có xu hướng tăng dần theo từng năm - Luận án tiến sĩ luật học: Toà hành chính trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân
Bảng 2.4 Thực trạng giải quyết vu án hành chính từ năm 1997- 2009 Số liệu ở bảng 2.3, 2.4 trên đây cho thấy: số lượng vụ án hành chính mà Toà án các cấp đã thụ lí và giải quyết có xu hướng tăng dần theo từng năm (Trang 106)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w