BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH THANH HÓA TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC LÒ THỊ QUYẾN NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH LÝ, HÓA SINH THEO TUỔI PHÁT TRIỂN CỦA QUẢ HỒNG Diospyros kaki L
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH THANH HÓA
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
LÒ THỊ QUYẾN
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH LÝ, HÓA SINH THEO TUỔI PHÁT TRIỂN CỦA QUẢ HỒNG
(Diospyros kaki L.f.) TRỒNG TẠI THANH HÓA
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
THANH HÓA, 2023
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH THANH HÓA
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
LÒ THỊ QUYẾN
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH LÝ, HÓA SINH THEO TUỔI PHÁT TRIỂN CỦA QUẢ HỒNG
(Diospyros kaki L.f.) TRỒNG TẠI THANH HÓA
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
Chuyên ngành: Thực vật học
Mã số: 8.42.01.11
Người hướng dẫn khoa học: TS Lê Văn Trọng
THANH HÓA, 2023
Trang 3Danh sách Hội đồng chấm luận văn Thạc sĩ khoa học theo Quyết định số…… ngày 26 tháng 04 năm 2023 của Hiệu trưởng Trường Đại học Hồng Đức:
Học hàm, học vị, Họ và tên Cơ quan Công tác Chức danh trong
Hội đồng
PGS.TS Đậu Bá Thìn Trường ĐH Hồng Đức Chủ tịch
PGS.TS Lê Thị Hương Trường ĐH Vinh Phản biện 1
TS Đỗ Thị Hải Trường ĐH Hồng Đức Phản biện 2
PGS.TS Nguyễn Bá Thông
Trung tâm TV chuyển giao KHCNNN và PTNT Thanh Hóa
Ủy viên
TS Lê Thị Phượng Trường ĐH Hồng Đức Thư ký
Xác nhận của Người hướng dẫn
Học viên đã chỉnh sửa theo ý kiến của Hội đồng
Ngày tháng năm 2023 (Ký và ghi rõ họ tên)
TS Lê Văn Trọng
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này không trùng lặp với các khóa luận,
luận văn, luận án và các công trình nghiên cứu đã công bố
Người cam đoan
Lò Thị Quyến
Trang 5
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến TS Lê Văn Trọng, Trường Đại học Hồng Đức đã tận tình hướng dẫn, tạo mọi điều kiện tốt nhất trong suốt quá trình thực hiện luận văn
Nhân dịp này, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo, các thầy cô, cán bộ Khoa Khoa học tự nhiên, phòng phòng đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Hồng Đức Cảm ơn các đồng nghiệp, gia đình và người thân đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này
Thanh Hóa, ngày 20 tháng 05 năm 2023
Tác giả
Lò Thị Quyến
Trang 6MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Cấu trúc của luận văn 2
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Tổng quan về cây hồng 3
1.1.1 Nguồn gốc, phân loại cây hồng 3
1.1.2 Đặc điểm sinh học của cây hồng 5
1.1.3 Đặc điểm sinh thái của cây hồng 9
1.2 Giá trị của quả hồng 11
1.2.1 Giá trị kinh tế 11
1.2.2 Giá trị dinh dưỡng 12
1.2.3 Giá trị dược liệu 12
1.3 Tình hình phân bố và sản xuất hồng trên thế giới và ở Việt Nam 13
1.3.1 Phân bố và sản xuất hồng trên thế giới 13
1.3.2 Phân bố và sản xuất hồng ở Việt Nam 14
1.4 Tình hình nghiên cứu hồng trên thế giới và ở Việt Nam 18
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.1 Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 20
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 20
2.1.2 Thời gian nghiên cứu 20
2.2.2 Địa điểm nghiên cứu 20
2.3 Nội dung nghiên cứu 20
2.4 Phương pháp nghiên cứu 21
2.4.1 Phương pháp nghiên cứu các thời điểm phát triển của hoa 21
2.4.2 Phương pháp thu mẫu 21
Trang 72.4.3 Phương pháp phân tích các chỉ tiêu sinh trưởng 21
2.4.4 Phương pháp phân tích các chỉ tiêu sinh lý 22
2.4.5 Phương pháp phân tích các chỉ tiêu sinh hóa 23
2.4.6 Phương pháp xử lý số liệu 25
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 26
3.1 Sự biến đổi một số đặc điểm hình thái, sinh trưởng theo tuổi phát triển của quả hồng 26
3.1.1 Theo dõi thời điểm ra hoa và hình thành quả 26
3.1.2 Sự biến đổi về đường kính và chiều dài quả 27
3.1.3 Sự biến đổi về thể tích của quả 29
3.1.4 Sự biến đổi khối lượng tươi và khối lượng khô của quả theo tuổi phát triển 31
3.2 Sự biến đổi một số chỉ tiêu sinh lý theo tuổi phát triển của quả hồng 32
3.2.1 Sự biến đổi hàm lượng nước của quả hồng 32
3.2.2 Sự biến đổi hàm lượng sắc tố theo tuổi phát triển của quả hồng 33
3.3 Sự biến đổi một số chỉ tiêu hóa sinh theo tuổi phát triển của quả hồng 35 3.3.1 Động thái hàm lượng đường khử và tinh bột 35
3.3.2 Động thái hàm lượng axit hữu cơ tổng số, hàm lượng vitamin C 37
3.3.3 Động thái hàm lượng pectin và tanin 39
3.4 Một số đặc điểm hình thái của quả hồng ở thời điểm chín sinh lý 41
3.5 Một số thành phần dinh dưỡng trong quả hồng ở thời điểm chín sinh lý (21 tuần tuổi) 42
KẾT LUẬN 44
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO 46 PHỤ LỤC P1
Trang 8DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Thời gian ra hoa và hình thành quả hồng trong điều kiện thí
nghiệm tại Thanh Hoá 26
Bảng 3.2 Sự biến đổi về chiều dài và đường kính của quả hồng Nhân Hậu 28 Bảng 3.3 Sự biến đổi về thể tích của quả hồng Nhân Hậu 30
Bảng 3.4 Sự biến đổi khối lượng tươi và khối lượng khô của quả 31
Bảng 3.5 Sự biến đổi hàm lượng nước trong quả 32
33
Bảng 3.6 Sự biến đổi hệ sắc tố trong vỏ quả 34
Bảng 3.7 Sự biến đổi hàm lượng đường khử và tinh bột trong quả 36
Bảng 3.8 Sự biến đổi hàm lượng axit hữu cơ tổng số và vitamin C 38
Bảng 3.9 Sự biến đổi hàm lượng pectin và tanin 40
Bảng 3.10 Một số đặc điểm hình thái, giải phẫu của quả hồng ở thời điểm chín sinh lý (21 tuần tuổi) 41
Bảng 3.11 Một số thành phần dinh dưỡng trong quả hồng ở thời điểm chín sinh lý (21 tuần tuổi) 43
Trang 9DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Thân và cành cây hồng 6
Hình 1.2 Hoa cây hồng Nhân Hậu 7
Hình 1.3 Quả hồng 9
Hình 3.1 Hồng thời điểm ra hoa 27
Hình 3.2 Sự biến đổi về chiều dài và đường kính của quả hồng Nhân Hậu 28 Hình 3.3 Một số giai đoạn phát triển của quả hồng Nhân Hậu 29
Hình 3.4 Sự biến đổi về thể tích của quả hồng Nhân Hậu 30
Hình 3.5 Sự biến đổi khối lượng tươi và khối lượng khô của quả 31
Hình 3.6 Sự biến đổi hàm lượng nước trong quả 33
Hình 3.7 Sự biến đổi của hệ sắc tố vỏ quả 34
Hình 3.8 Sự biến đổi hàm lượng đường khử và tinh bột 36
Hình 3.9 Sự biến đổi hàm lượng acid hữu cơ tổng số và vitamin C 38
Hình 3.10 Sự biến đổi hàm lượng pectin và tanin 40
Hình 3.11 Quả hồng ở thời điểm chín sinh lý (21 tuần tuổi) 42
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Hồng là một loại cây ăn trái thuộc chi Thị (Diospyros) Loài hồng
nguyên thủy xuất phát từ Trung Quốc, là một loài cây thay lá, thường rụng lá khi ra quả Cây hồng được trồng khắp miền Đông Á, đến thế kỷ 19 thì du nhập vào California và châu Âu Hiện nay trên thế giới, Trung Quốc là nước
có sản lượng quả hồng lớn nhất, sau đó là Hàn Quốc, Nhật Bản
Cây hồng được trồng rất lâu đời ở Việt Nam và được nhiều người ưa thích Trong những năm gần đây cây hồng đang được chú ý phát triển ở nhiều tỉnh thành trên cả nước, nhưng tập trung chủ yếu ở các vùng trung du, miền núi phía Bắc như Lạng Sơn, Bắc Giang, Thái Nguyên… Quả hồng là nguồn cung cấp vitamin và chất khoáng dồi dào như vitamin A, vitamin C, photpho, canxi, sắt Hơn nữa, hồng còn có tác dụng chữa nhiều loại bệnh như chống viêm, nhiễm trùng, chống ung thư, tăng cường hệ miễn dịch Với nhiều lợi ích đem lại, quả hồng được nhiều nhà khoa học ở Việt Nam và trên thế giới tập trung nghiên cứu Masood et al [21] cho thấy, nhờ chứa nhiều phytochemical, quả hồng và các sản phẩm của nó được coi là có hiệu quả trong việc giảm thiểu thiệt hại do oxy hóa gây ra bởi các loài oxy phản ứng, ngoài ra chúng có hiệu quả trong việc điều trị rối loạn tim mạch
và đái tháo đường Nghiên cứu Jyoti [17] cho thấy quả hồng là một trong những loại trái cây bổ dưỡng được ban tặng với hoạt tính chống oxy hóa mạnh mẽ Các thành phần hoạt tính sinh học trong quả như carotenoid và tanin rất hữu ích trong việc làm giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch (huyết áp
và cholesterol) và giảm nguy cơ bệnh đái tháo đường cùng với hiệu quả chống lại sự phát triển của ung thư Lydia cho rằng hồng là một loại trái cây giàu các hoạt chất sinh học như carotenoids, tannin, flavonoid, anthocyanins, catechin có tác dụng giảm thiểu tác hại do phản ứng oxy tạo ra, rối loạn chuyển hóa, tim mạch, ung thư Ở Việt Nam, Trần Thị Lan Hương và cộng
sự đã thử nghiệm rấm hồng Thạch Thất ở nhiệt độ cao, kết hợp với xử lý cồn
Trang 11và đã thu được kết quả khả quan, làm giảm vị chát trong quả hồng Nhìn chung các nghiên cứu hiện nay chủ yếu tập trung vào thành phần hóa học, giá trị dinh dưỡng của quả hồng mà chưa có nhiều những nghiên cứu về biến đổi sinh lý, hóa sinh của quả hồng trong quá trình sinh trưởng và phát triển Tại Thanh Hóa, cây hồng cũng được trồng tương đối phổ biến với nhiều loại giống cho năng suất cao và ổn định Tuy nhiên, việc thu hái và bảo quản quả hồng chưa thực sự có cơ sở khoa học làm cho phần lớn quả hồng ngoài thị trường chưa đảm bảo chất lượng, ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng Mặt khác, vấn đề nghiên cứu về biến đổi sinh lý, hóa sinh của quả hồng ở trong nước còn hạn chế, vì vậy việc phân tích các chỉ tiêu sinh hóa theo sự sinh trưởng và phát triển của quả là cần thiết để tìm ra thời điểm chín sinh lý giúp người tiêu dùng sử dụng quả tốt hơn
Vì vậy chúng tôi đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một
số đặc điểm hình thái, sinh lý, hóa sinh theo tuổi phát triển của quả hồng (Diospyros kaki L.f.) trồng tại Thanh Hóa”
2 Mục tiêu nghiên cứu
Xác định được sự biến đổi một số đặc điểm hình thái (chiều dài, đường kính ), đặc điểm sinh lý (hàm lượng nước trong quả, hàm lượng sắc tố ) và sinh hoá (đường khử, tinh bột, vitamin C…) theo tuổi phát triển của quả hồng, từ đó xác định thời điểm thu hái quả thích hợp, góp phần nâng cao năng suất và đảm bảo phẩm chất của quả hồng trồng tại Thanh Hóa
3 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3 chương
Chương 1 Tổng quan tài liệu
Chương 2 Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương 3 Kết quả và thảo luận
Trang 12Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Tổng quan về cây hồng
1.1.1 Nguồn gốc, phân loại cây hồng
Cây hồng thuộc chi thị (Diospyros) thuộc bộ thị (Ebenales), họ Thị
(Ebenaceae), phân lớp Sổ (Dilleniaceae), lớp Hai lá mầm (Dicotyledoneae), ngành thực vật Hạt kín (Angiospermae) [3], [14]
Các nghiên cứu về nguồn gốc của cây hồng phương Đông đều đi đến
thống nhất là cây hồng (Diospyros kaki) có nguồn gốc từ Trung Quốc Từ
Trung Quốc hồng được đưa đến trồng ở Địa Trung Hải, sau đó được đưa sang châu Âu năm 1789, sang Mỹ năm 1852, Liên Xô (cũ) năm 1889 và nhiều nước khác trên thế giới trong đó có Việt Nam [3]
Hiện nay trên thế giới có khoảng 800-1000 loài hồng và được trồng phổ biến ở các nước có khí hậu ôn hoà thuộc châu Á, bắc Mỹ, trong đó có
04 loài được trồng để lấy quả là: Dkaki Linn; D.oleifera Cheng; D.virginiana Linn; D.lotus Linn
Cây hồng (Diospyros kaki Lf.) được trồng rộng rãi ở Trung Quốc,
Nhật Bản, Hàn Quốc, bang Califonia (Mỹ), Italia, Brazin, Úc, Israel Hồng được chia ra thành hai nhóm là hồng chát và hồng không chát, trong đó nhóm hồng không chát có khả năng thương mại lớn hơn Hồng thành 4 nhóm đó là:
- Nhóm 1: Nhóm PCNA (Pollination Constant Non- Astringent) là
nhóm gồm những giống hồng không chát, không biến đổi với sự thụ phấn, thịt quả thường có những đốm tanin sẫm Các giống thuộc nhóm này như: Fuju, Jiro, Gosh, Suruga
- Nhóm 2: Nhóm PVNA (Pollination Variant Non-Astringent) là nhóm
gồm những giống không chát và biến đổi với sự thụ phấn, thịt quả có những đốm tanin sẫm, khi không có hạt thì thịt quả có vị chát Các giống thuộc nhóm này như: Zenjimaru, Shogatsu, Mizushima, Anahya kume
Trang 13- Nhóm 3: Nhóm PCA (Pollination Constant Astringent) là nhóm gồm
những giống chát, không biến đổi với sự thụ phấn, thịt quả không có những đốm tanin sẫm Các giống thuộc nhóm này như: Yokomo, Yosumizo, Shakokashi, Hagakushi, Hachiya
- Nhóm 4: Nhóm PVA (Pollination Variant Astringent) là nhóm gồm
những giống chát và biến đổi với sự thụ phấn, quả có thể chát khi được thụ phấn và có một vài đốm tanin sẫm xung quanh hạt Các giống thuộc nhóm này như: Azumi, Shirazu, Emon, Kosshuhya kume, Hiratanenashi
Theo Phạm Văn Côn [3], những kết quả điều tra về hồng từ những năm
1990 cho thấy ở Việt Nam có 3 loài hồng là:
- Hồng lông (Diospyros tokinensis L.) phân bố rải rác khắp nơi trên
miền Bắc, thân cây cao to, phân cành ngang, tạo nhiều tầng cành, tán hình tròn Lá thuôn dài, mặt trên màu xanh sẫm có lông màu xanh, mặt dưới màu xanh nhạt có lông màu hơi vàng Quả to tròn hoặc hơi dẹt, khi chín lông trên quả rụng đi quả chuyển sang màu vàng hồng, quả có nhiều hạt (6-9 hạt), cây sinh trưởng khoẻ, sản lượng cao nhưng chất lượng quả kém (quả có mùi hôi nên còn được gọi là hồng hội hay hồng trâu)
- Hồng cậy (Diospyros lotus L.) được trồng rải rác ở các tỉnh phía Bắc
như: Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình Thân cây cao to, tán lớn Lá nhỏ hẹp mặt trên màu xanh đậm nhẵn nhưng không bóng, mặt dưới màu xanh nhạt có ít lông Quả bé hình tròn dẹt, trọng lượng trung bình 10g/quả, hạt nhiều (6-7 hạt), quả chín vàng, ăn ngọt
- Hồng trơn có lá nhẵn (Diospyros kaki Lf.) được trồng ở miền Bắc và
vùng Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng Thân cây thường có màu nâu, góc độ phân cành hẹp, tán hình tròn hoặc hình tháp Lá hình bầu dục hoặc elíp, mặt trên
lá có màu xanh sẫm, mặt dưới lá có màu vàng nhạt Quả chưa chín có màu xanh lục, nhẵn, trơn, khi chín có màu vàng đỏ, quả có thể không hạt hoặc ít hạt tuỳ theo giống, hạt nhỏ khó mọc mầm, cây sinh trưởng khoẻ, phẩm chất quả ngon Loài này được chia ra hai nhóm chính là hồng ngâm và hồng dấm
Trang 141.1.2 Đặc điểm sinh học của cây hồng
1.1.2.1 Rễ và hệ rễ
Rễ hồng thuộc dạng rễ cọc Rễ hồng yếu, thường khó phục hồi nếu bị sát thương cơ giới Nhiệt độ thích hợp cho bộ rễ hoạt động là 12- 25°C Trong mùa lá rụng, rễ hồng hầu như không hoạt động, hấp thu dinh dưỡng rất chậm, từ vụ xuân rễ hồng mới bắt đầu hoạt động Hoạt động mạnh nhất vào 2 thời kì cuối tháng 6-7 và giữa tháng 9 đầu tháng 10 Rễ hồng chứa nhiều tanin, cường độ hô hấp yếu, nhu cầu về hàm lượng ôxy trong đất thấp,
vì vậy cây hồng có thể chịu úng tốt [3] Sự phân bố của rễ hồng theo chiều sâu, thay đổi phụ thuộc vào loại đất và giống
Thời gian ra lộc của hồng phụ thuộc vào nhiệt độ Năm nào có nhiệt độ cao hồng sẽ ra lộc sớm hơn, tập trung hơn và ngược lại Trong một năm hồng ra 3 - 4 đợt lộc tuỳ thuộc vào tuổi và khả năng sinh trưởng của cây Cây già chỉ ra một đợt lộc chủ yếu là lộc xuân, cây non một năm có thể ra 3
- 4 đợt lộc Nhưng các đợt lộc thứ 3, thứ 4 thường yếu biểu hiện ở cành ngắn, số lượng ít [3] Cây hồng có các đợt cành chính sau:
- Cành xuân: Nảy đồng loạt vào trung tuần tháng 2 đến tháng 3, trên cành lúc này có cả mầm hoa và mầm dinh dưỡng
- Cành hè: Nảy vào tháng 6, tháng 7
Trang 15Hình 1.1 Thân và cành cây hồng
(Nguồn: Lê Văn Trọng Lò Thị Quyến)
- Cành thu: Nảy vào tháng 8, tháng 9 Đây là đợt cành mẹ của cành mang quả năm sau, vì vậy trong sản xuất cần chú ý chăm sóc và bồi dưỡng Đối với những cây đã kết quả thì trong đợt cành xuân thường có 3 loại cành: cành sinh trưởng, cành mang hoa đực và cành mang hoa cái [3]
+ Cành sinh trưởng: Là những cành không mang hoa, không có quả, chỉ
có lá làm nhiệm vụ quang hợp và tích luỹ dinh dưỡng nuôi quả
+ Cành mang hoa đực: Loại cành này thường nhỏ, mọc từ gốc cành năm trước, sinh trưởng yếu nên cành ngắn, cành mang hoa đực chủ yếu làm nhiệm vụ cung cấp phấn cho hoa cái nhờ côn trùng
+ Cành mang hoa cái hoặc hoa lưỡng tính: Là những cành mang quả, phần lớn là những cành ở phần trên gần ngọn của cành sinh trưởng năm trước chưa ra quả hoặc mọc từ chồi nách thứ 1-2 của cành mẹ
1.1.2.3 Lá
Lá hồng thuộc loại lá nguyên, to bản, có hình bầu dục hoặc ô van Lá xuất hiện vào mùa xuân, sau khoảng một tháng thì phát triển đầy đủ và bước
Trang 16vào thời kì hoạt động mạnh, màu chuyển dần từ xanh lục sang lục đậm hoặc xanh nhạt tuỳ giống, một số giống mặt dưới có nhiều lông tơ màu vàng xanh Cuối tháng 10 lá bắt đầu chuyển sang màu vàng sau chuyển sang màu
đỏ và rụng, từ tháng 12 năm trước đến tháng 1 năm sau trên cây hoàn toàn không có lá [3]
1.1.2.4 Hoa
Khoảng 30-40 ngày sau khi ra lộc thì hoa bắt đầu nhú, thông thường hoa ở nách lá thứ 3-8 tính từ chân cành quả Vì lộc nảy vào giữa tháng 2 nên hoa sẽ xuất hiện vào khoảng cuối tháng 3, thời kỳ ra hoa kéo dài 20- 25 ngày
Hình 1.2 Hoa cây hồng Nhân Hậu
(Nguồn: Internet)
Hoa của cây hồng được chia làm 3 loại:
Hoa cái: Nhị thoái hoá hoặc không có hạt phấn, nhụy rất phát triển, hoa cái thường mọc ở nách lá thứ 3 - 8 tính từ chân cành quả lên ngọn [3]
- Hoa lưỡng tính: Tồn tại cả nhị và nhuỵ trên cùng một hoa, loại hoa này có thể tự thụ phấn
- Hoa đực: Thường nhỏ chỉ bằng 1/3 hoa cái và mọc thành chùm ở nách
lá, nhụy cái thoái hoá Hoa đực và hoa cái có thể tồn tại trên cùng một cây,
Trang 17nhưng tỷ lệ không ổn định Nếu cây còn khoẻ dinh dưỡng đầy đủ thì hoa cái thường có nhiều hơn, ngược lại khi cây già dinh dưỡng kém hoa đực sẽ ra nhiều hơn [3]
Có tác giả khi nghiên cứu về hoa của cây hồng cho rằng: Có những giống không cần thụ phấn vẫn có thể đậu quả được, quả hoàn toàn không hạt
và kích thước khá đồng đều như: Hồng Bảo Lâm (Lạng Sơn), hồng Hạc Trì (Phú Thọ) Nhưng cũng có những giống để đạt được năng suất cao nhất thiết phải được thụ phấn như hồng Thạch Thất [3]
1.1.2.5 Quả
Sau trồng được khoảng 3- 5 năm (đối với cây trồng từ giâm rễ) và 2-3 năm (đối với cây trồng từ cây ghép) hồng bắt đầu bói quả và thời gian cho quả rất dài Tỷ lệ đậu quả của hồng tương đối cao vì hoa ra đều và tương đối tập trung Hoa to nên dễ dàng được thụ phấn nhờ ong, bướm, ruồi Hoa nở vào thời gian tương đối muộn, lúc thời tiết đã ấm áp (ở miền Bắc vào tháng 3-4) nên dễ đậu quả [3] Hồng thường có hiện tượng rụng quả sinh lý khá nhiều trong năm, nhưng tập trung chủ yếu vào hai đợt chính: Đợt 1 vào tháng 4 - 5 khi quả to bằng đầu ngón tay, đợt 2 vào tháng 7-8, lần này tuy quả rụng ít hơn đợt 1 nhưng vẫn ảnh hưởng đáng kể tới năng suất vì quả đã lớn Ngoài ra quả hồng còn rụng rải rác cho đến trước thu hoạch do các nguyên nhân khác như sâu bệnh, gió bão, thiếu dinh dưỡng Trong các nguyên nhân gây rụng quả thì rụng quả sinh lý là nguyên nhân chủ yếu [3], [17]
Hồng là cây phân tính nhưng hoa cái có thể tạo quả không hạt khi không thụ phấn Tuy nhiên, quả được hình thành không qua quá trình thụ phấn, thụ tinh có xu hướng nhỏ bé hơn Sự tích luỹ dinh dưỡng vào quả của các giống hồng phụ thuộc vào thời vụ chín và điều kiện trồng trọt
Trang 18
Hình 1.3 Quả hồng
(Nguồn: Lê Văn Trọng Lò Thị Quyến)
Khả năng mang quả không hạt là một nhân tố quan trọng để đánh giá chất lượng quả và ổn định sản lượng quả Hiện tượng rụng quả sớm có liên quan đến hai nhân tố, khả năng mang quả không hạt và khả năng sinh hạt [10] Giống có khả năng mang quả không hạt cao hơn thì rụng quả ít hơn Một số giống được thụ phấn đầy đủ, số hạt được hình thành nhiều cũng rụng quả sinh lý ít
1.1.3 Đặc điểm sinh thái của cây hồng
Điều kiện ngoại cảnh có ảnh hưởng quan trọng đến thời gian ra lộc, sinh trưởng lộc cũng như các quá trình sinh trưởng, phát triển của cây Sự tích luỹ dinh dưỡng vào quả của các giống hồng phụ thuộc vào thời vụ chín
và điều kiện trồng trọt
1.1.3.1 Nhiệt độ
Nhiệt độ có tính quyết định đến vùng phân bố và ảnh hưởng đến năng suất của cây hồng [9] Cây hồng ưa khí hậu ôn đới, á nhiệt đới Trong thời kì sinh trưởng cây hồng cần nhiệt độ cao từ 20 - 30 °C, nhiệt độ tối thích là 22-26°C Trong thời kì phân hoá mầm hoa cây hồng cần nhiệt độ thấp, khoảng 10°C nhiệt độ ra nụ tốt nhất là trên 16°C, nhiệt độ cho cành sinh trưởng tốt nhất là 17-19°C, nhiệt độ nở hoa tốt nhất là 20-22°C [14]
Trang 19Vì hồng là cây rụng lá định kỳ nên nó cần có một thời gian ngủ nghỉ đi đối với nhiệt độ thấp nhất định Nếu nhiệt độ thấp tuyệt đối trong mùa đông không đạt mức nhất định thì cây hồng không có thời gian nghỉ đông và không thể ra hoa được [17] Cây hồng có thể chịu được nhiệt độ thấp vào mùa đông, nhưng chồi non và mầm hoa thì rất mẫn cảm với nhiệt độ, nhiệt
độ thấp vào thời kì nảy lộc và phân hoá mầm hoa sẽ ảnh hưởng nhiều đến năng suất quả thu hoạch Chồi hoa ngừng phân hoá khi lá rụng vào mùa đông và phát triển trở lại vào mùa xuân khi nhiệt độ tăng và ấm dần lên
1.1.3.2 Mưa và ẩm độ
Cây hồng có khả năng chịu hạn tốt hơn nhiều loại cây ăn quả khác như vải, nhãn, cam, quýt, Người Trung Quốc và Nhật Bản đánh giá rất cao về khả năng chịu hạn của cây hồng, trong thực tế cây hồng có thể trồng và cho năng suất ở những vùng khô hạn có lượng mưa bình quân năm xấp xỉ 500mm, mạch nước ngầm ở sâu dưới 10m, năng suất có thể không cao, nhưng chất lượng quả tốt [3]
Các nghiên cứu cũng cho thấy khả năng chịu ẩm, chịu úng của cây hồng tương đối tốt, lượng mưa hàng năm thích hợp là 1200 – 2100 mm, với lượng mưa cao như vậy nhưng cây hồng cũng ít bị các bệnh nấm phá hoại nặng nên có thể coi cây hồng như một loại cây á nhiệt đới ẩm [3]
Đặc tính chịu hạn tốt và chịu úng khá của cây hồng là một trong những đặc tính quan trọng lý giải vì sao hồng có thể thích ứng với nhiều loại vùng sinh thái khác nhau
1.1.3.3 Ánh sáng
Các loài cây khác nhau thì yêu cầu về cường độ chiếu sáng và độ dài chiếu sáng trong ngày cũng khác nhau Hồng là cây ưa ánh sáng, lá dày to, mặt trên xanh thẫm, mặt dưới nhạt, bộ lá phủ kín tán cây Vì vậy, cần chú ý các biện pháp canh tác để làm tăng khả năng quang hợp của cây như: bố trí mật độ hợp lý, tạo tán và đốn tỉa cành thường xuyên để tạo độ thông thoáng cho tán cây
Trang 201.1.3.4 Đất
Hồng có tính thích ứng rộng, có thể trồng trên nhiều loại đất Bộ rễ hồng có khả năng đâm sâu, nên muốn đạt năng suất cao cần trồng hồng trên đất có mực nước ngầm sâu dưới 1m Cây hồng không ưa đất quá chua, ẩm
và thoát nước kém, vị trí đất trồng đòi hỏi phải kín gió [14]
Cây hồng có ưu điểm nổi bật là khả năng huy động dinh dưỡng trong đất rất cao, vì vậy trong điều kiện đất nghèo kiệt dinh dưỡng hồng vẫn có khả năng sinh trưởng mạnh hơn các cây trồng khác [14]
1.1.3.5 Nhu cầu dinh dưỡng và bón phân cho hồng
Cây ăn quả nói riêng, cây trồng nói chung trong quá trình sinh trưởng phát triển cần một lượng chất dinh dưỡng nhất định để nuôi cây Theo tài liệu nghiên cứu của một số tác giả thì cây hồng cần tới 14 nguyên tố dinh dưỡng, bao gồm các nguyên tố khoáng dinh dưỡng đa lượng N, P, K, Mg, S, Ca; các nguyên tố khoáng vi lượng Zn, Bo Theo Trần Thế Tục, cây hồng
lá rộng, tiềm năng năng suất cao, hàng năm có rụng lá sinh lý nên để đạt năng suất cao phải cần một lượng dinh dưỡng lớn để tái tạo lại bộ lá mới, vì vậy việc bón phân cho cây là cần thiết lượng bón phải cân đối N,P,K, bón đúng lúc, đúng cách theo nhu cầu của cây
Từ các đặc điểm sinh học, sinh thái của cây hồng so sánh với điều kiện thực tế về đất đai, địa hình và khí hậu thời tiết khu vực Bắc Giang cho thấy Bắc Giang tương đối thuận lợi cho cây hồng sinh trưởng phát triển
1.2 Giá trị của quả hồng
1.2.1 Giá trị kinh tế
Ở nhiều nước châu Á hồng là loại quả quý vì có giá trị dinh dưỡng cao
và phẩm vị ngon hơn nhiều loại quả khác, quả hồng được sử dụng chủ yếu
để ăn tươi Ở Trung Quốc và Nhật Bản hồng là một trong những thứ chính trong khẩu phần ăn hàng ngày Các sản phẩm chế biến từ hồng thường được tiêu thụ mạnh ở thị trường châu Âu và đánh giá rất cao Người Mỹ đã gọi hồng là mỹ phẩm phương Đông [3]
Trang 21Quả hồng được dùng rộng rãi để ăn tươi cũng như phơi khô Quả hồng rất bổ dưỡng so với các loại quả khác
Gỗ hồng được sử dụng làm đồ nội thất của Hàn Quốc và đồ truyền thống của Nhật Bản Tại Bắc Mỹ, gỗ được sử dụng để sản xuất gậy bi-a, gậy đánh golf Gỗ hồng dùng làm nhạc cụ rất tốt Hồng còn là một cây cảnh đẹp, thay đổi màu sắc theo mùa Ngoài ra, cây hồng có khả năng chống xói mòn, chống lũ lụt rất tốt
Ở nước ta hồng được coi là một loại quả quý, thường được dùng cho việc thờ cúng, làm quà biếu ngày lễ tết do mã quả đẹp, vị ngọt mát, hợp khẩu vị người già và trẻ nhỏ
Hiệu quả kinh tế của cây hồng mang lại lớn hơn đào, mận, nho Mỗi
ha hồng có thể cho thu hoạch từ 4-25 tấn quả, thu lãi trên 50 triệu đồng [3]
1.2.2 Giá trị dinh dưỡng
Quả hồng có giá trị dinh dưỡng khá cao Kết quả phân tích hàm lượng các chất dinh dưỡng trong 100g thịt quả hồng tươi của Anon (2001) [3] như sau: nước (83,1%); năng lượng 60 kcal, chất béo 0,2, protein 0,4g; bột đường 15,9 g; chất xơ 1,5 g, carotenoit 118 mg; vitamin C 70 mg; vitamin B12 0,03 mg; vitamin A 420 mg; vitamin B1 0,5 mg; axit folic 13 mg; niacin 0,3 mg; natri 1 mg; canxi 9 mg; magie 15 mg; kẽm 0,1 mg; mangan 6 mg; kali 170mg; photpho 14 mg; sắt 0,2 mg; đồng 0,19 mg
1.2.3 Giá trị dược liệu
Bên cạnh giá trị dinh dưỡng của nó, từ lâu hồng đã được sử dụng cho mục đích y học Nhiều bộ phận của quả hồng cũng như cây hồng có thể dùng làm thuốc [3] Phấn ở quả hồng (thị sương) có công hiệu thanh nhiệt, nhuận táo, tan đờm, giảm ho, là vị thuốc tốt dùng chữa viêm niêm mạc miệng lưỡi, viêm rát họng, ho do phế nhiệt Tai hồng hay thị đế có tác dụng giáng khí, trị nôn, ợ hơi Thuốc Đông y có bài "Thị đế thang", "Thị đế tán" nổi tiếng chữa nôn o, hơi thở nóng khá hiệu nghiệm Lá hồng có tác dụng
hạ huyết áp, cầm máu, diệt khuẩn tiêu viêm, kéo dài tuổi thọ Uống trà lá
Trang 22hồng lâu ngày sẽ làm cho mạch máu mềm đi, chữa xơ cứng động mạch và trị mất ngủ Quả hồng ngâm rượu uống là chữa bệnh suy nhược, nước ép từ quả hồng chữa huyết áp cao Ngoài ra, nó có lợi ích làm giảm nghiện rượu Các nghiên cứu gần đây cho thấy: Quả hồng chứa các chất kháng khối u, kháng các chất gây nghiện, giảm colesterol và ngăn chặn sự gia tăng lipit trong huyết tương, các hiệu ứng chống oxy hóa và chống bệnh tiểu đường Các đặc tính có lợi được coi là liên quan đến các chất chống oxy hóa khác nhau, bao gồm vitamin, các hợp chất phenol, và carotenoit, chứa trong trái cây Đặc biệt, quả hồng còn chứa một lượng lớn lycopen và ß-caroten là các chất chống ưng thư mạnh và có nhiều tác dụng phòng ngừa và nâng cao sức đề kháng của con người
1.3 Tình hình phân bố và sản xuất hồng trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.1 Phân bố và sản xuất hồng trên thế giới
Loài Diospyros kaki Lf Phân bố chủ yếu ở 4 nước: Nhật Bản, Trung
Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam
Các nghiên cứu cho thấy, Trung Quốc là nước có diện tích hồng đang thu hoạch lớn nhất thế giới, hồng được trồng trên khắp đất nước Trung Quốc, vùng trồng hồng tốt nhất là từ vĩ tuyến 330- 370 vĩ Bắc, sau đó là Hàn Quốc, Nhật Bản Đây cũng là ba quốc gia có những nghiên cứu sâu về cây hồng trên tất cả các lĩnh vực
Do những tính chất và đặc điểm sinh học khác nhau nên các loài thuộc
chi Diospyros cũng có các vùng phân bố khác nhau nhưng tập trung chủ yếu
ở châu Á và bắc Mỹ, sự phân bố của các loài còn phụ thuộc vào mục đích và nhu cầu sử dụng của người trồng
Ở Nam Triều Tiên hồng cho năng xuất cao hơn đào, nho, mận (khoảng 25 tấn) Ở Trung Quốc, những vườn hồng có năng suất trung bình 100kg quả/cây, thậm chí có cây cho 1 tấn quả/năm
Hồng cũng được trồng nhiều ở Nhật Bản với sản lượng 291.000 tấn quả/27.000 ha Ngoài ra hồng được trồng ở nhiều nơi trên thế giới như Ấn
Trang 23Độ, Italia, Braxin…Tại Đông Nam Á hồng được trồng ở nhiều nơi như Giava, Sumatra, Malaxia… Chỉ riêng khu vực phía Bắc hồ Toba (Sumatra) hàng năm bán sang thị trường Singapore 1500 tấn hồng quả [3]
Hồng được xem là một mặt hàng xuất khẩu mang lại lợi nhuận cao cho nhiều nước trên thế giới Hiện diện tích gây trồng và việc buôn bán sản phẩm của hồng đã được lan rộng tới Niudilân và Australia Ở Isaren đã trồng được 1800 ha hồng và xuất khẩu sang Châu Âu như một sản phẩm đặc biệt [3]
1.3.2 Phân bố và sản xuất hồng ở Việt Nam
Hồng là một loại cây ăn quả quan trọng đã được trồng từ rất lâu ở Việt Nam Những năm gần đây cây hồng đang ngày càng được chú ý phát triển ở nhiều tỉnh trên cả nước, nhưng tập trung chủ yếu ở vùng trung du, miền núi phía Bắc như Lạng Sơn, Bắc Giang, Thái Nguyên
Kết quả điều tra và nghiên cứu về cây hồng của nhiều tác giả [3] đều thống nhất cho rằng ở Việt Nam có rất nhiều vùng trồng hồng, mỗi vùng đều
có những giống hồng ngon và nổi tiếng
* Vùng Đà Lạt - Lâm Đồng
Hồng trồng ở Đà Lạt chủ yếu là các giống thuộc loài Diospyros kaki Lf
Đây cũng là loài được trồng phổ biến ở Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên
và các tỉnh phía Bắc nước ta Các giống hồng được trồng phổ biến gồm: + Hồng trứng lốc: Quả hình trứng, khi chín có màu hồng, bóng láng Cây có tán lớn, năng suất cao có thể đạt 5-6 tạ/cây/năm, có khả năng chống chịu tốt với sâu bệnh, dễ trồng Đây là một trong những giống hồng được ưa chuộng nhất hiện nay Quả khi chín ăn rất ngọt, giòn, thích hợp cho việc vận chuyển đi xa, thời gian thu hoạch sớm từ tháng 6 - 8
+ Hồng trứng muộn: Quả hình trứng, khi chín có màu hồng, bóng Cây có tán trung bình, năng suất cao có thể đạt 3 -4 tạ/cây/năm, chống chịu tốt, quả khó rụng khi gió lớn, thu hoạch hàng năm vào tháng 10-11
Trang 24Hồng Pome tròn: Quả tròn to, mã đẹp, năng suất tương đối cao, trung bình đạt 1 tạ/cây/năm Quả chín có mầu đỏ son, phẩm chất tốt, rất được ưa chuộng Thu hoạch muộn vào tháng 9 - 10 hàng năm
Ngoài các giống kể trên, Đà Lạt còn có nhiều giống hồng khác như: hồng chén, hồng ăn liền, hồng Nhật, hồng quế hương, hồng gạch, hồng son, hồng hoả tiễn, hồng giòn, hồng Lạng Sơn, hồng xà, hồng nước
tỷ lệ đường 9,5%, tỷ lệ axit 0,3% Vỏ quả hơi dày, bóng, dễ bóc, vỏ khi chín có màu đỏ vàng, ít xơ, thịt quả có mầu đỏ hồng, được nhiều người ưa thích Năng suất trung bình có thể đạt 400-500kg/cây
+ Hồng tròn Cây cao trung bình 10,5m, tán rộng hình cầu, lá hình bầu dục Quả hình tròn, đỉnh quả tròn, vỏ dày và bóng khi chín có màu vàng, thịt quả có màu vàng nhạt, không có xơ, ăn ngọt Trọng lượng trung bình quả 120g, chiều cao và đường kính quả khoảng 6,0cm Tỷ lệ chất khô 18,7%, đường 11%, axit 0,2%, có 0,5 hạt/1quả Năng suất 1 cây khoảng 250-300kg
có ít phấn ở gần cuống quả, thịt quả có màu đỏ Chiều cao quả 3,3cm, đường kính quả 4,1cm Trọng lượng quả 50g, số hạt bình quân 0,4 hạt/quả Tỷ lệ thịt quả 71,5% Năng suất trung bình một cây khoảng 80kg quả
Trang 25+ Hồng nứa: Cây cao, tán rộng hình cầu Lá to màu xanh nhạt, đầu lá tròn Quả hình trụ dài, đỉnh quả bằng, khi chín có màu đỏ Phần gốc quả có rãnh dọc Thịt quả màu vàng, ít xơ Trọng lượng quả bình quân 90g Chiều cao quả 5,2cm, đường kính quả 4,8cm, số hạt bình quân 1,5 hạt/quả, tỉ lệ thịt quả 88,1% Năng suất trung bình một cây khoảng 100kg quả
Ngoài hai giống chính trên còn nhiều giống như hồng tiên, hồng tròn dài, hồng gáo, hồng chuột cũng có phẩm chất khá tốt và năng suất cao * Vùng Lý Nhân tỉnh Hà Nam
Vùng này có hai giống hồng quý là: Hồng Văn Lý và hồng Nhân Hậu + Hồng Văn Lý: Thân cây màu xám, tán cây thường có hình dù Lá lớn trung bình, hình bầu dục, mặt trên hơi ráp Lá có chiều dài 14,4 cm, chiều rộng 7,5 cm Quả hình trụ, khi chín có màu đỏ vàng, không hạt Trọng lượng quả trung bình 70-90g Chín vào giáp tết âm lịch
* Vùng Thạch Thất- Hà Nội (Hà Tây cũ)
Vùng này chỉ trồng một giống hồng duy nhất có nguồn gốc từ Yên Thôn nên người ta gọi là hồng Yên Thôn hay hồng Thạch Thất, do đặc tính sinh trưởng khoẻ, thích nghi rộng, năng suất cao nên được nhiều người ưa chuộng
Đặc điểm: Thân cây màu xám, cành bánh tẻ màu nâu, lá lớn hình bầu dục, màu xanh đậm Quả hình trụ, khi chín có màu đỏ vàng, thường chín vào tháng 11-12, thịt quả nát, nhiều nước Trọng lượng trung bình quả 150- 250g, có 2-3 hạt/quả
* Vùng Vĩnh Phúc- Phú Thọ
Vùng này có nhiều giống hồng quý như:
Hồng Hạc Trì: Cây cao trên 9m, tán rộng trên 7m, sinh trưởng khoẻ Lá hình elíp rộng, mặt trên có màu xanh hơi vàng, không bóng, mặt dưới màu xanh trắng, có lông màu vàng Quả hình trụ, có 4 cạnh rõ rệt Trọng lượng quả bình quân 100- 150g, không hạt, khi chín vỏ quả có màu vàng đỏ, thịt
Trang 26quả màu vàng, ăn giòn, có cát, thu hoạch vào tháng 9, thuộc giống hồng ngâm
+ Hồng Tiến: Cây cao trên 10m, tán rộng trên 8m Lá to hình bầu dục, Quả hình trụ vuông Trọng lượng quả trung bình 120- 160g, không hạt hoặc
có 1-2 hạt bé dẹt Chín vào tháng 10, khi chín quả có mầu đỏ hồng, thịt quả màu đỏ Vỏ quả nhẵn, thuộc nhóm hồng dấm, nhưng quả chín trên cây ăn cũng không chát
Ngoài ra, còn có các giống cũng khá phổ biến như hồng Thạch, hồng ngâm quả hình trứng và hồng ngâm quả trụ dài
* Tình hình trồng cây ăn quả và cây hồng ở Thanh Hoá
Trồng cây ăn quả đang chiếm một vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh Thanh Hoá giúp người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu kinh tế, góp phần xoá đói giảm nghèo Đến hết năm 2020, tổng diện tích cây ăn quả trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 21.686ha, gấp 1,5 lần so với năm
2016 Một số loại cây ăn quả đang cho giá trị cao là cây có múi (cam, bưởi), tiếp đến là cây chuối, ổi, dứa, nhãn, vải, thanh long, xoài Diện tích còn lại
là các loại cây ăn quả khác như hồng, na… Thanh Hóa đặt mục tiêu đến năm
2025, diện tích cây ăn quả toàn tỉnh đạt 30.500 ha với các loại như cam, bưởi, mít, dứa, chuối… trong đó có trên 18 nghìn ha sản xuất tập trung; sản lượng quả đạt trên 460.000 tấn/năm; giá trị thu nhập 5.400 tỷ đồng, chiếm 12% -15% giá trị thu nhập ngành trồng trọt
Thanh Hoá là tỉnh có điều kiện thuận lợi để phát triển cây hồng trong đó có giống hồng Nhân Hậu Tuy nhiên năng suất thu hoạch còn thấp, không
ổn định Theo thống kê hiện nay tỉnh Thanh Hoá chỉ có một số huyện trồng
Trang 27và sản xuất quả hồng như Như Thanh, Triệu Sơn, Như Xuân… Trong những năm gần đây, diện tích trồng hồng trong tỉnh đã không ngừng tăng lên, cây hồng đã được đưa vào chiến lược phát triển của tỉnh và một số huyện Ngoài ra, tỉnh Thanh Hoá sẽ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp như xây dựng và hoàn thiện các chỉ dẫn địa lý, tăng cường quảng bá thương hiệu, từng bước tạo chỗ đứng cho sản phẩm cây ăn quả tại thị trường trong và ngoài nước; nâng cấp một số cây ăn quả chính để thay thế dần các vườn cây
ăn quả kém chất lượng
1.4 Tình hình nghiên cứu hồng trên thế giới và ở Việt Nam
Với nhiều lợi ích đem lại, quả hồng được nhiều nhà khoa học ở Việt Nam và trên thế giới tập trung nghiên cứu
Masood et al [21] cho thấy, nhờ chứa nhiều phytochemical, quả hồng
và các sản phẩm của nó được coi là có hiệu quả trong việc giảm thiểu thiệt hại do oxy hóa gây ra bởi các loài oxy phản ứng, ngoài ra chúng có hiệu quả trong việc điều trị rối loạn tim mạch và đái tháo đường
Nghiên cứu Jyoti [17] cho thấy quả hồng là một trong những loại trái cây bổ dưỡng được ban tặng với hoạt tính chống oxy hóa mạnh mẽ Các các thành phần hoạt tính sinh học trong quả như carotenoid và tanin rất hữu ích trong việc làm giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch (huyết áp và cholesterol)
và giảm nguy cơ bệnh đái tháo đường cùng với hiệu quả chống lại sự phát triển của ung thư
Lydia [14] cho rằng hồng là một loại trái cây giàu các hoạt chất sinh học như carotenoids, tannin, flavonoid, anthocyanins, catechin có tác dụng giảm thiểu tác hại do phản ứng oxy tạo ra, rối loạn chuyển hóa, tim mạch, ung thư
Direito et al (2021) [20] cho rằng các hóa chất thực vật của quả hồng
(Diospyros kaki L.) bao gồm carotenoid, proanthocyanidin và axit gallic
cùng với các hợp chất phenolic và vitamin khác có khả năng chống oxy hóa
Trang 28rất lớn Các hợp chất hoạt tính sinh học này tác động đến lợi ích sức khỏe của con người
Ở Việt Nam, Trần Thị Lan Hương và cộng sự [4, 5] đã thử nghiệm rấm hồng Thạch Thất ở nhiệt độ cao, kết hợp với xử lý cồn và đã thu được kết quả khả quan, làm giảm vị chát trong quả hồng
Nguyễn Thị Tuyết và cộng sự (2016) [9] đã đánh giá mối quan hệ di
truyền một số giống hồng (Diospyros kaki Linn) ở Việt Nam dựa trên vùng
gen lục lạp psbA Việc phân tích trình tự nucleotide vùng gen psbA cho thấy rằng 9 mẫu nguồn gen hồng đã chia thành 5 nhóm; trong đó nhóm 2 gồm ba mẫu nguồn gen hồng Yên ôn: H10, T9 và HY là các mẫu có đặc điểm di truyền giống hệt nhau với khoảng cách di truyền giữa các mẫu đều bằng 0 Kết quả nghiên cứu cho thấy có thể sử dụng vùng gen trnH-psbA như là chỉ thị DNA để nhận dạng hay đánh giá mối quan hệ di truyền giữa các giống hồng nói chung và giống hồng ạch ất nói riêng
trnH-Nhìn chung các nghiên cứu hiện nay chủ yếu tập trung vào thành phần hóa học, giá trị dinh dưỡng, giá trị dược liệu của quả hồng mà chưa có nhiều những nghiên cứu về biến đổi sinh lý, hóa sinh của quả hồng trong quá trình sinh trưởng và phát triển
Trang 29Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Giống hồng Nhân Hậu (Diospyros kaki L.f.) 6 năm tuổi trồng tại xã
Triệu Thành, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa
2.1.2 Thời gian nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu từ tháng 03/2022 đến 05/2023
2.2.2 Địa điểm nghiên cứu
Thí nghiệm phân tích các chỉ tiêu được tiến hành tại bộ môn Bộ môn Sinh học, Khoa Khoa học Tự nhiên, trường Đại học Hồng Đức
2.3 Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu động thái một số chỉ tiêu sinh lý, hoá sinh theo tiến trình sinh trưởng, phát triển của quả hồng
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu tại các thời điểm sau:
+ Thời điểm ra hoa và kết trái
+ Thời điểm quả 4 tuần tuổi
+ Thời điểm quả 8 tuần tuổi
+ Thời điểm quả 12 tuần tuổi
+ Thời điểm quả 15 tuần tuổi
+ Thời điểm quả 17 tuần tuổi
+ Thời điểm quả 19 tuần tuổi
+ Thời điểm quả 20 tuần tuổi
+ Thời điểm quả 21 tuần tuổi
+ Thời điểm quả 23 tuần tuổi
- Dựa trên các kết quả về động thái để xác định thời điểm chín sinh lý của quả Trên cơ sở đó tìm ra thời điểm thu hái quả thích hợp, góp phần nâng cao năng suất và đảm bảo phẩm chất của quả
Trang 302.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Phương pháp nghiên cứu các thời điểm phát triển của hoa
Chúng tôi theo dõi các thời điểm nhú mầm hoa, ra hoa, nở hoa để xác định tuổi quả Quan sát hình thái của hoa
2.4.2 Phương pháp thu mẫu
- Mẫu được thu theo phương pháp lấy mẫu hỗn hợp Trên toàn diện tích thí nghiệm, chúng tôi thu mẫu tại nhiều điểm, trên nhiều cây, các cây này đều phát triển bình thường, không sâu bệnh, có tuổi và điều kiện chăm sóc khá đồng đều
- Khi quả mới hình thành chúng tôi tiến hành đánh dấu trên hàng loạt quả trên các cây thí nghiệm và ghi chép theo ngày tháng Mỗi thời điểm nghiên cứu chúng tôi thu mẫu ở tất cả các cây: mỗi cây 5 quả Mẫu thu về trộn đều, cho vào túi nilông, ghi phiếu [6]
- Các mẫu được thu vào buổi sáng, sau đó bảo quản lạnh và chuyển về phòng thí nghiệm Một phần mẫu được dùng để phân tích ngay với các chỉ tiêu hàm lượng sắc tố, enzym, vitamin C Phần mẫu còn lại được bảo quản ở
- 80oC để phân tích các chỉ tiêu khác
Các chỉ tiêu kích thước, khối lượng, thể tích được cân đo lặp lại 10 -
20 lần Các chỉ tiêu còn lại được nhắc lại 3 lần/đợt [6]
2.4.3 Phương pháp phân tích các chỉ tiêu sinh trưởng
- Phương pháp xác định chiều dài, đường kính quả bằng thước kẹp palme
Chiều dài và đường kính được đo bằng thước kẹp palme với độ chính xác 0,1mm
Các chỉ tiêu được đo trên 20 quả, các quả này được đánh dấu từ giai đoạn 1-2 ngày tuổi, cùng lứa tuổi và theo dõi từng thời điểm ngay trên cây
- Xác định thể tích quả bằng cách đo thể tích nước chiếm chỗ của quả trong các ống đong tương ứng
Quả sau khi được thu hái được trộn đều, lấy ra 10-15 quả, bỏ cuống