1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học khu bảo tồn loài sinh cảnh phú mỹ huyện giang thành tỉnh kiên giang

128 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học khu bảo tồn loài – sinh cảnh Phú Mỹ, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang
Tác giả Nguyễn Ngọc Tiến
Người hướng dẫn TS. Dương Văn Ni
Trường học Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Thể loại Luận văn tốt nghiệp cao học
Năm xuất bản 2018
Thành phố Cần Thơ
Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 6,06 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU (13)
    • 1.1 Đặt vấn đề (13)
    • 1.2 Mục tiêu (14)
      • 1.2.1 Mục tiêu tổng quát (14)
      • 1.2.2 Mục tiêu cụ thể (14)
    • 1.3 Nội dung thực hiện (14)
    • 1.4 Phạm vi nghiên cứu (14)
  • CHƯƠNG 2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU (15)
    • 2.1 Tổng quan đa dạng sinh học (15)
      • 2.1.1 Đa dạng sinh học (15)
      • 2.1.2 Sinh cảnh (18)
    • 2.2 Các nhóm nghiên cứu (19)
      • 2.2.1 Thực vật bậc cao (19)
      • 2.2.1 Cá (24)
      • 2.2.2 Chim (28)
      • 2.2.3 Loài ngoại lai (31)
    • 2.3 Tổng quan về khu bảo tồn loài – sinh cảnh phú mỹ (31)
      • 2.3.1 Vị trí địa lý (31)
      • 2.2.2 Điều kiện tự nhiên (33)
      • 2.2.3 Điều kiện kinh tế - xã hội (36)
  • CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (38)
    • 3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu (38)
    • 3.2 Phương pháp nghiên cứu (38)
      • 3.2.1 Phương pháp kế thừa (38)
      • 3.2.2 Phương pháp thu mẫu ngoài thực địa (38)
      • 3.2.3 Phương pháp tính toán sự đa dạng (42)
      • 3.2.4 Phương pháp lập bản đồ đa dạng sinh học (43)
  • CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN (44)
    • 4.1 Hiện trạng đa dạng nhóm thực vật bậc cao (44)
      • 4.1.1 Thành phần loài và lập bảng danh mục thành phần loài (44)
      • 4.1.2 Đánh giá sự đa dạng của thực vật bậc cao (47)
      • 4.1.3 Sự phân bố của thực vật bậc cao (56)
    • 4.2 Hiện trang đa dạng nhóm chim (65)
      • 4.2.1 Thành phần loài và lập bảng danh mục chim (65)
      • 4.2.2 Đánh giá sự đa dạng về chim (67)
      • 4.2.3 So sánh với các nghiên cứu (71)
      • 4.2.4 Đa dạng về giá trị bảo tồn (74)
    • 4.3 Hiện trạng đa dạng nhóm cá (80)
      • 4.3.1 Thành phần loài và lập bảng danh lục thành phần loài cá (80)
      • 4.3.2 Đánh giá sự đa dạng về cá (82)
  • CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (89)
    • 5.1 Kết luận (89)
    • 5.2 Kiến nghị (89)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (91)
  • PHỤ LỤC (94)

Nội dung

Tuy nhiên, các sinh vật phân bố trên Trái Đất không đồng đều về mật độ cũng như chủng loại nên có những loài là sinh vật đặc hữu của vùng đó hoặc có những loài là sinh vật ưu thế trong h

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

Tổng quan đa dạng sinh học

2.1.1 Đa dạng sinh học Đa dạng sinh học định nghĩa là toàn bộ sự phong phú của các cơ thể sống và các tổ hợp sinh thái mà chúng là thành viên, bao gồm sự đa dạng bên trong, giữa các loài và sự đa dạng sinh học của các hệ sinh thái Khái niệm đa dạng sinh học không chỉ đơn thuần là số lượng các loài khác nhau (đa dạng loài) mà còn là đa dạng di truyền, sự đa đạng di truyền nội tại trong loài – nghĩa là những quần thể khác nhau làm thành các loài đặc trưng Đa dạng sinh học cũng hàm chứa sự đa dạng hệ sinh thái, sự đa dạng cây bụi, dược liệu, nấm, vi khuẩn và những vi sinh vật khác tạo thành tính đa dạng lớn hớn với một ruộng đồng trồng ngô Sự đa dạng hệ sinh thái còn có nghĩa là sự đa dạng của các hệ sinh thái tìm thấy trên trái đất như: rừng, đồng cỏ, sa mạc; các rạn san hô, hồ ao; cửa sông (Lê Xuân Cảnh, 2017); Đa dạng sinh học là sự phong phú về gen, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên (Luật Đa dạng sinh học Việt Nam, 2008)

Mức độ đa dạng được thể hiện ở ba mức độ bao gồm đa dạng loài, đa dạng di truyền và đa dạng hệ sinh thái Tính đa dạng sinh học là một phạm trù bao trùm toàn bộ các thành phần tạo ra của hệ sinh thái, đảm bảo duy trì một hệ sinh thái đa dạng và phong phú Đa dạng sinh học luôn luôn thay đổi cùng với sự tiến hóa của sinh vật trong qúa trình hình thành loài mới hoặc sự mất đi của loài (Khoa học Môi trường, 2012) Việt Nam là nước được thiên nhiên ưu đãi về sự phong phú và đa dạng của hệ sinh thái, các giống loài và nguồn gen Các hệ sinh thái ở Việt Nam có đặc trưng tính mềm dẻo sinh thái cao, thể hiện ở sức chịu tải cao; khả năng trung hòa và hạn chế các tác động có hại cũng như khả năng tự khắc phục những tổn thương Nhiều loài thực vật, động vật (gia súc, gia cầm, thủy sản, ) đã được thuần hóa, nghiên cứu và tuyển chọn nhân giống, nuôi trồng để phục vụ cho nhu cầu đời sống của con người như: thực phẩm, dược liệu, làm sinh vật cảnh, v.v Về giá trị kinh tế, các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

Việt Nam được WWF công nhận có 3 trong hơn 200 vùng sinh thái toàn cầu; Tổ chức bảo tồn chim quốc tế (Birdlife) công nhận là một trong 5 vùng chim đặc hữu; Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) công nhận có 6 trung tâm

4 đa dạng về thực vật Việt Nam còn là 1 trong 8 trung tâm chính của nhiều loại cây trồng, vật nuôi như có hàng chục giống gia súc và gia cầm Đặc biệt các nguồn lúa và khoai, những loài được coi là có nguôn gốc từ Việt Nam, đang là cơ sở cho việc cải tiến các giống lúa và cây lương thực trên thế giới Hệ sinh thái của Việt Nam rất phong phú, bao gồm 11.458 loài động vật, 21.017 loài thực vật và khoảng 3.000 loài vi sinh vật, trong đó có rất nhiều loài được sử dụng để cung cấp vật liệu di truyền Cụ thể, hệ động thực vật của Việt Nam không những giàu về thành phần loài mà còn có nhiều nét độc đáo đặc trưng cho vùng Đông Nam Á với 11.373 loài thực vật bậc cao có mạch, khoảng 1.030 loài rêu, 2.500 loài tảo, 826 loài nấm, và 21.000 loài động vật, trong đó có 310 loài thú, 840 loài chim, 286 loài bò sát, 3.170 loài cá, 7.500 loài côn trùng và các động vật xương sống khác

Việt Nam đã có 8 khu Ramsar, 9 khu dự trữ sinh quyển thế giới, 2 khu di sản thế giới, 5 khu vườn di sản Asean, 63 vùng chim quan trọng được Tổ chức Bảo tồn chim thế giới công bố trên toàn cầu Dưới sự quản lý của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn có 128 khu bảo tồn đã được chính phủ công nhận; trong đó có 30 vườn quốc gia, 48 khu dự trữ thiên nhiên, 12 khu bảo tồn loài và sinh cảnh, 38 khu bảo vệ cảnh quan, với tổng diện tích 2.400.092 ha, chiếm gần 7.24% diện tích tự nhiên trên đất liền của cả nước (Cục kiểm lâm và Viện điều tra quy hoạch rừng, 2006)

Hệ sinh thái ở Việt Nam rất đa dạng, có 3 hệ sinh thái chính đó là: hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái đất ngập nước và hệ sinh thái biển

 Hệ sinh thái trên cạn: trên phần lãnh thổ vùng lục địa ở việt nam, có thể phân biệt các kiểu hệ sinh thái trên cạn đặc trưng như: rừng, đồng cỏ, xavan, đất khô hạn, đô thị, nông nghiệp, núi đá vôi Trong các kiểu hệ sinh thái ở cạn, thì hệ sinh thái rừng có tính đa dạng về thành phần loài cao nhất, đồng thời đây cũng là nơi cư trú của nhiều loài động vật, thực vật hoang dã có giá trị kinh tế và khoa học

 Hệ sinh thái biển: Việt Nam có 20 kiểu hệ sinh thái biển điển hình thuộc 6 vùng đa dạng sinh học khác nhau Dựa trên kết quả những kết quả nghiên cứu và phân tích các kiểu hệ sinh thái biển với các đặc trung về điều kiện tự nhiên và môi trường biển, đặc biệt tính đa dạng sinh học của rạn san hô, có thể phân chia vùng biển việt nam thành 6 vùng đa dạng sinh học

 Hệ sinh thái đất ngập nước (ĐNN): Đất ngập nước ở Việt Nam rất đa dạng về kiểu loại với hơn 10 triệu ha, phân bố ở hầu hết các vùng sinh thái của

5 nước ta, gắn bó lâu đời với cộng đồng dân cư và có vai trò to lớn đối với đời sống nhân dân và phát triển kinh tế – xã hội Theo đánh giá của Viện Điều tra quy hoạch rừng (1999) có 39 kiểu đất ngập nước, bao gồm:

- Đất ngập nước tự nhiên 30 kiểu - Đất ngập nước ven biển 11 kiểu - Đất ngập nước nội địa 19 kiểu - Đất ngập nước nhân tạo 9 kiểu Một số kiểu đất ngập nước có nguồn tài nguyên đa dạng sinh học phong phú như đầm lầy than bùn, rừng ngập mặn, rạn san hô, đầm phá, vụng biển, vũng biển, các vùng đất ngập nước cửa sông Hồng, đất ngập nước đồng bằng sông Cửu

Long Đất ngập nước được chia thành 2 nhóm chính là ĐNN ven biển và ĐNN nội địa Đất ngập nước ven biển Việt Nam đa dạng về kiểu, gồm 20 kiểu (Hoàng Văn Thắng, Lê Diên Lực và CRIS, 2006) với tổng diện tích khoảng 1,9 triệu ha (Trung tâm Viễn Thám – Bộ TN&MT, 2007) phân bố trên phạm vi 126 huyện ven biển (29 tỉnh, thành phố có biển) có đường ranh giới tiếp giáp với biển và phần đất ven biển chịu tác động của nước biển Hệ sinh thái thủy vực nước ngọt rất đa dạng bao gồm các thủy vực nước đứng như hồ, hồ chứa, ao, đầm, ruộng lúa nước; các thủy vực nước chảy như suối, sông, kênh rạch Trong đó, một số kiểu có tính đa dạng sinh học cao như núi đồi, đầm lầy than bùn với nhiều loài động vật mới cho khoa học đã được phát hiện Các hệ sinh thái sông, hồ ngầm trong hang động cac tơ còn ít được nghiên cứu

Việt Nam có 2 vùng ĐNN quan trọng là ĐNN vùng cửa sông đồng bằng sông Hồng và ĐNN đồng bằng sông Cửu Long: ĐNN ở vùng cửa sông đồng bằng sông Hồng có diện tích 229.762 ha Đây là nơi tập trung các hệ sinh thái với thành phần các loài thực vật, động vật vùng rừng ngập mặn phong phú, đặc biệt là nơi cư trú của nhiều loài chim nước ĐNN đồng bằng sông Cửu Long có diện tích đất ngập nước 4.939.684 ha Đây là bãi đẻ quan trọng của nhiều loài thủy sản di cư từ phía thượng nguồn sông Mê Công Những khu rừng ngập nước và đồng bằng ngập lũ cũng là những vùng có tiềm năng sản xuất cao Có 3 hệ sinh thái tự nhiên chính ở đồng bằng sông Cửu Long, đó là hệ sinh thái ngập mặn ven biển; hệ sinh thái rừng tràm ở vùng ngập nước nội địa và hệ sinh thái cửa sông Mỗi kiểu hệ sinh thái ĐNN đều có khu hệ sinh vật đặc trưng của mình Tuy nhiên, đặc tính khu hệ sinh vật của các hệ sinh thái này còn phụ thuộc vào từng vùng cảnh quan và vùng địa lý tự nhiên

Sinh cảnh: toàn bộ các yếu tố vô sinh như khí hậu, đất đai,… trong môi trường sống của một quần xã sinh vật Nói cách khác, sinh cảnh là môi trường sống của quần xã sinh vật

Theo Trần Triết (2001), thảm thực vật xã Phú Mỹ là một thể khảm bao gồm nhiều kiểu thảm thực vật khác nhau Trong đó khu nghiên cứu thực hiện đề tài bao gồm 7 kiểu thảm thực vật dựa trên mức độ ưu thế của các loài thực vật, sự thay đổi của địa hình, đất đai và tình trạng ngập nước

Các nhóm nghiên cứu

Thực vật bậc cao gồm những cơ thể đa bào đã thoát ly khỏi đời sống ở nước và chuyển lên cạn Ðây là một bước biến đổi quan trọng đối với thực vật Từ đó dẫn tới hình thành những đặc điểm mới ở thực vật bậc cao, tiến hóa hơn so với thực vật bậc thấp

Thực vật bậc cao tất cả các loài đều có cơ thể đa bào trong khi thực vật bậc thấp có cơ thể dinh dưỡng chỉ là một tế bào Hơn nữa, đa số cơ thể thực vật bậc cao phân hóa thành các cơ quan rễ, thân, lá (trừ ngành Rêu chưa có rễ thật) Mỗi cơ quan đảm nhận chức năng riêng, phù hợp với hoàn cảnh sống mới Trong môi trường cạn thì nguồn thức ăn từ đất (nước và các chất hòa tan) chỉ có thể được đưa vào trong cây nhờ hệ thống rễ (trong khi đó ở môi trường nước thức ăn hòa tan trong nước có thể được đưa trực tiếp vào cơ thể thực vật), ngoài ra rễ còn giúp cây đứng vững trong đất Lá làm nhiệm vụ quang hợp, tổng hợp các chất hữu cơ từ chất vô cơ còn thân làm nhiệm vụ nâng đỡ tán lá và vận chuyển thức ăn

Cơ thể thực vật vừa phân hóa thành các cơ quan khác nhau vừa có cấu tạo phức tạp, và phân hóa thành nhiều loại mô, trong đó quan trọng nhất là mô dẫn

Mô dẫn làm nhiệm vụ chuyển nước và các chất hòa tan từ rễ lên lá và dẫn các chất hữu cơ do lá chế tạo ra đưa đến các bộ phận của cây để nuôi cây Mô dẫn đầu tiên chỉ gồm các quản bào về sau có các mạch thông hoàn thiện dần

Sống trên cạn, cơ thể thực vật còn chịu nhiều tác động của điều kiện ngoại cảnh như nhiệt độ, gió, độ ẩm thường xuyên thay đổi Ðể hạn chế những tác này và cũng nhằm làm giảm sự thoát hơi nước của cây, phía ngoài cơ thể thực vật có một lớp biểu bì Trên biểu bì có lổ khí (tiểu khổng) giúp cho sự điều chỉnh, trao đổi khí và nước giữa cây và môi trường Ngoài ra còn có mô cơ bản, làm nhiệm vụ nâng đỡ cây (ở môi trường nước mô này không phát triển vì nước cũng có tác dụng nâng đỡ và giữ thăng bằng cho cơ thể) (Thái Văn Trừng, 1978)

Tất cả những cơ quan và những mô đó xuất hiện và ngày càng phát triển giúp cho Thực vật bậc cao thích ứng được với nhiều điều kiện sống ở cạn Trong khi đó các đặc điểm này hầu như chưa có hoặc chưa hoàn thiện ở thực vật bậc thấp

2.2.1.2 Nguồn gốc của thực vật bậc cao

Theo hệ thống phân loại thực vật (Nguyễn Nghĩa Thìn, 2004), thực vât bậc đưa chia ra các ngành sau: ngành Rêu (Bryophyta), ngành Quyết trần

(Rhyniophyta), ngành Lá thông (Psilotophyta), ngành Thông đá (Lycopodiophyta), ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta), ngành Dương xỉ (Polypodiophyta), ngành Hột trần (Gymnospermatophyta/Gymnospermae), ngành

Hột kín (Angiospermatophyta/Angiospermae) Sáu ngành đầu thuộc nhóm có bào tử (trừ Rêu, 5 ngành còn lại thường gộp chung thành nhóm Quyết thực vật), hai ngành cuối (Hạt trần và Hạt kín thuộc nhóm có hạt)

- Ngành Dương xỉ trần (Rhyniophyta): Thể bào tử phân nhánh đôi Cơ thể là chồi hay đỉnh tản (telom), không có lá thật nhưng đôi khi có diệp trạng

Phần dưới đất là thân rễ, không có rễ thật Hệ dẫn phát triển yếu và thường là trung trụ nguyên sinh điển hình Quản bào thường là quản bào vòng hay xoắn Không có sinh trưởng thứ cấp Bào tử nang đơn độc ở đỉnh, có vách dày; các bào tử giống nhau Thể giao tử chưa tìm thấy

- Ngành Rêu/Ðài thực vật (Bryophyta): Thể bào tử là một chồi cành đơn độc, không có rễ và lá Nó có đời sống ngắn, sống bán ký sinh hay ký sinh trên thể giao tử (trường hợp không có diệp lục) Hệ dẫn tiêu giảm, không có quản bào Bào tử nang ở đỉnh đơn độc Cây có bào tử giống nhau hay khác nhau Thể giao tử lưỡng tính hay đơn tính, nó sống lâu hơn thể bào tử và tự dưỡng, tinh trùng xoắn, có 2 roi

- Ngành Lá thông (Psilotophyta): Thể bào tử phân nhánh đôi, lá có nguồn gốc chồi cành nhỏ Phần dưới đất dạng thân rễ, không có rễ Hệ đẫn là trung trụ nguyên sinh hay trung trụ ống nguyên thủy, không có sinh trưởng thứ cấp

Quản bào thang Bào tử nang tập hợp thành ổ, đính ở mép gần đỉnh của lá bào tử Cây có bào tử giống nhau Thể giao tử lưỡng tính, phân đôi, hình trụ (đối xứng phóng xạ), có trung trụ tiêu giảm Tinh trùng xoắn, có nhiều roi

- Ngành Thông đất/Thạch tùng (Lycopodiophyta): Thể bào tử phân nhánh đôi đến phân nhánh đơn trục Có rễ thật Hệ dẫn từ kiểu trung trụ nguyên sinh đến trung trụ ống Quản bào thang, ít khi điểm Có hay không có sinh trưởng thứ cấp Bào tử diệp (lá mang bào tử nang) tập hợp ở đầu nhánh làm thành chùy Cây có bào tử giống nhau hay khác nhau (dị bào tử) Thể giao tử đơn tính hay lưỡng tính, có kích thước lớn đến kích thước hiển vi Tinh trùng xoắn, có 2 roi, ít khi nhiều roi

9 - Ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta)/Mộc tặc (Sphenophyta): Thể bào tử thường là đơn trục hay phân nhánh đôi Lá có nguồn gốc chồi cành, nhỏ, xếp vòng Rễ phát triển Hệ dẫn là trung trụ nguyên sinh hay trung trụ đốt

Quản bào thang, ít khi điểm Bào tử nang đài phân bố trên những bào tử diệp hình khiên nhiều hay ít Thể giao tử lưỡng tính hay đơn tính Tinh trùng xoắn nhiều roi

- Ngành Dương xỉ (Pteridophyta/Polypodiophyta): Thể bào tử phân nhánh đôi Lá có nguồn gốc chồi cành, lớn hay nhỏ do kết quả của sự tiêu giảm Rễ phát triển Hệ dẫn có tất cả các kiểu (từ trung trụ nguyên sinh đến trung trụ ống, trung trụ mạng) Quản bào vòng xoắn hay thang Bào tử nang đơn độc hay tập hợp thành nang quần, phân bố ở đỉnh, ở mép hay ở bề mặt lá Cây có bào tử giống nhau hay khác nhau Thể giao tử lưỡng tính hay đơn tính to hay có kích thước hiển vi Tinh trùng xoắn, nhiều roi

- Ngành Hạt trần (Gymnospermae/Gymnospermatophyta)/Ngành Thông

Tổng quan về khu bảo tồn loài – sinh cảnh phú mỹ

Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Phú Mỹ được thành lập kèm theo quyết định số 11/QĐ-UBND ngày 05/01/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Thành lập Ban quản lý Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Phú Mỹ với quyết định số 454/QĐ- UBND ngày 01/3/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang

Khu bảo tồn loài – sinh cảnh Phú Mỹ thuộc xã Phú Mỹ, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang Xã Phú Mỹ là xã vùng sâu thuộc huyện Kiên Lương - tỉnh Kiên Giang phía Bắc giáp kênh Trà Phô, phía Nam giáp đê bao Đông Hòa, phía Đông giáp Kênh Nông Trường và phía Tây giáp kênh Hà Giang

20 Hình 2.1 Ảnh vệ tinh và vị trí địa lý khu bảo tồn Phú Mỹ

(Nguồn: Dự án thành lập KBT Phú Mỹ, 2013)

Xã Phú Mỹ bao gồm 6 ấp:Trần Thệ, Trà Phọt, Kinh Mới, Trà Phô, Rạch Dứa, Thuận Án với tổng diện tích 4624 km 2

Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Phú Mỹ có diện tích khoảng 2.700ha, trong đó vùng lõi là 940 ha và vùng đệm 1.760ha

2.2.2 Điều kiện tự nhiên a Khí hậu

Khí hậu khu vực thuộc đới khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng gió mùa và khí hậu ven biển với hai mùa rõ rệt do nằm ở vĩ độ thấp và giáp biển Kiên Giang

Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, chiếm 90% tổng lượng mưa cả năm

Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, gây tình trạng thiếu nước sản xuất và sinh hoạt, nhất là trong các tháng cuối mùa khô và đầu mùa mưa Lượng mưa trung bình ở đất liền từ 1.600 - 2.000 mm/năm, ở hải đảo từ 2.400 - 2.900mm/năm, riêng đảo Phú Quốc là 2.900 mm/năm Có đến 60% lượng mưa trong năm tập trung từ tháng 7 - 10 Đỉnh của mùa mưa là vào tháng 8, lượng mưa trong tháng này cóthể đạt từ 300 - 500 mm Nhìn đầu mùa mưa thường có đợt hạn, khi có mưa trở lại gây tình trạng ô nhiễm phèn trên đồng ruộng và hệ thống kênh mương làm ảnh hưởng khá lớn đến năng suất của các loại cây trồng

2.2 Địa hình Địa hình đồi núi thấp

Vùng đồi núi thấp tập trung ở huyện Hòn Đất, huyện Kiên Lương và thị xã Hà Tiên, độ cao trung bình dưới 200 m Về cấu tạo địa chất trong khu vực nầy có thể chia thành ba loại:

- Núi đá granit: núi Hòn Đất, núi Hòn Me, núi Hòn Sóc

- Núi đá vôi: núi Chùa Hang, núi Bình Trị, núi Hang Tiền, núi Khoe Lá, núi Ngang, núi Trà Đuốc, núi Mây, núi Mo So

Khu bảo tồn Phú Mỹ thuộc vùng phía Bắc Tứ Giác Long Xuyên- đồng lũ hở, rìa châu thổ sông Mêkông Nằm tiếp giáp với vùng phù sa cổ rộng lớn của Camphuchia đặc trưng chung là vùng đồng bằng thấp, bằng phẳng với cao trình 0

22 đến 2 m giảm dần theo hướng Đông Bắc xuống Tây Nam Địa hình hiện tại của đồng bằng được bao phủ bởi tổ hợp trầm tích thuộc thống Halocen, hay còn gọi là phù sa mới hình thành từ khoảng 6.000- 7.000 năm trở lại đây Tổ hợp này bao phủ lên trầm tích phù sa cổ hình thành cách nay hơn 10 ngàn năm Tầng phù sa cổ thường chìm sâu 3-5m và xuất lộ trên bề mặt ở dạng các gò sót nhô cao hơn 0,5- 1m so với vùng đất lầy xung quanh ở phía Bắc Hà Tiên Tuy nhiên, cũng có một số khu vực thấp trũng cục bộ và thường là các “rốn” phèn (Lê Hồng Thía, 2004) Địa hình xã Phú Mỹ được chia làm 2 khu vực: địa hình cao trên đất phù sa cổ, địa hình thấp trên đất phèn

- Địa hình cao trên đất phù sa cổ nằm ở khu vực phía Bắc kênh Trà Phô- HT2, cao độ thấp dần theo hướng Đông Bắc (3 m) xuống Tây Nam (1 m), khá thuận lợi cho xây dựng hệ thồng thủy lợi và hạn chế xâm nhập mặn vào nội vùng

- Địa hình thấp trên đất phèn nằm phía Nam kênh Trà Phô- HT2 có độ cao trung bình dưới 1m, phổ biến từ 0,2- 0,5 m, do thấp trũng nên khó tiêu thoát và thưuòng bị xâm nhập mặn vào mùa khô

Chế độ thuỷ văn của tỉnh chịu tác động của hệ thống sông Cửu Long, mưa và ảnh hưởng bờ thuỷ triều biển Tây Mùa lũ thường xuất hiện từ tháng 7 - 11 hàng năm Tháng 10 là thời điểm lũ ngập sâu nhất Mùa cạn kéo dài từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau Thời gian này, dòng chảy từ thượng nguồn về giảm mạnh, nước biển tiến sâu vào gây ngập mặn nhiều nơi với độ mặn lên đến 5 mg/l Nước chảy tràn từ Campuchia chiếm một phần quan trọng trong lượng nước lũ đến vùng (Trần Linh Thước, 2000)

Chế độ thủy văn trong mùa mưa Giai đoạn lũ lên từ tháng VIII ngập lụt do ứ nước mưa tại chỗ, do nguồn nước từ phía Bắc Campuchia đổ về theo lưu vực sông Giang Thành và ngập do nước lũ sông Cửu Long tràn về theo các con kinh Vĩnh Tế, Tri Tôn, Trà Sư, Ba Thê,… Độ sâu ngập giảm dần từ phía Đông 1,5- 2 m sang phía Tây dưới 1m, và từ Bắc xuống Tây Nam Giai đoạn lũ rút khi mực nước ở Châu Đốc hạ xuống 1,5m Nước lũ rút theo hướng ra vịnh Thái Lan, ra cầu cống dưới đường và đổ ngược ra sông Hậu

Vào mùa khô, lưu lượng nước sông giảm rất nhiều Do thiếu hụt nước ngọt mà nước mặn từ biển sẽ lấn sâu vào nội địa Lượng nước từ sông Hậu vào kinh Vĩnh tế trong mùa khô là rất nhỏ so với mùa lũ Bên cạnh đó, muối phèn trong đất

23 rút ra kinh rạch làm nước mặt trên toàn vùng bị chua Đáng chú ý là có sự lệch pha ảnh hưởng mặn và chua phèn

Trong vùng Kiên Giang, có ba con sông lớn: sông Cái Lớn, sông Cái Bé và sông Giang Thành Ngoài những con kênh cũ như kênh Vĩnh Tế, kênh Hà Tiên

- Rạch Giá, kênh Cái Sắn, kênh Rạch Giá - Long Xuyên,… trong thời gian hơn 20 năm qua, một hệ thống kênh được phát triển khá mạnh với nhiều con kênh mới được xây dựng trên vùng nầy đã giúp việc cung cấp nước tưới cho rữa phèn, sản xuất nông nghiệp và giao thông thủyẢnh hưởng mặn từ phía Tây vào nội đồng mạnh nhất vào giữa mùa khô (tháng II- V), còn ảnh hưởng chua phèn mạnh nhất vào cuối mùa khô đầu mùa mưa (tháng V-VII)

Theo Lê Phát Quới (2010), dựa vào địa chất – trầm tích và quá trình phong hóa bởi các tiến trình lý hóa học đã thành nhiều nhóm đất có tính chất khác nhau trong tỉnh Kiên Giang, có thể chia thành hai (02) nhóm đất chính sau:

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Thời gian thực hiện: từ tháng 7/2017 đến tháng 4/2018 Địa điểm nghiên cứu: Khu bảo tồn loài – sinh cảnh Phú Mỹ, thuộc xã Phú Mỹ, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang.

Phương pháp nghiên cứu

Thu thập bản đồ khu bảo tồn Phú Mỹ, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, tài nguyên đất ngập nước của khu bảo tồn từ các cơ quan ban ngành và đơn vị chủ quản;

Thông tin chung về khu bảo tồn (vị trí địa lý, hiện trạng đa dạng sinh học, )

3.2.2 Phương pháp thu mẫu ngoài thực địa a Đối với thực vật bậc cao i Nội dung thực hiện:

- Xác định thành phần các loài thực vật bậc cao hiện có tại các ô khảo sát đại diện nhất cho từng sinh cảnh ở KBT Phú Mỹ;

- Mô tả diện tích, mô tả nơi sống, dạng sống của các loài thực vật bậc cao khảo sát được;

- Lập danh mục hình thực vật bậc cao tại KBT Phú Mỹ ii Phương pháp thực hiện

 Phương pháp khảo sát - Lập tuyến điều tra: dựa trên cơ sở bản đồ địa hình của khu vực, xác định các sinh cảnh chính cần giám sát, đánh giá và thu mẫu

- Lập ô tiêu chuẩn: do khu vực khảo sát thực vật chủ yếu là thực vật thân thảo và ít tràm nên đề tài chọn phương pháp lập ô tiêu chuẩn theo cách chọn điển hình trong quần xã với diện tích mỗi ô tiêu chuẩn được chọn là 400 m 2 (20 m x 20 m) Trong mỗi ô tiêu chuẩn điển hình chọn ngẫu nhiên 3 ô thu mẫu với diện tích 1 m 2 (1 m x 1 m) Di chuyển lần lượt qua ba ô theo đường chéo hoặc ngang hoặc thẳng đứng

- Dựa vào GPS để xác định vị trí bốn góc của từng ô thu mẫu - Dùng công nghệ vẽ đường trên GPS, khoanh khu vực ô khảo sát kết hợp sử dụng ống nhựa đánh dấu ranh khu vực khảo sát;

27 - Sử dụng công cụ tracking để phân từng lớp riêng biệt các sinh cảnh hiện có trong khu vực khảo sát kết hợp ghi chú lại các đặc điểm của từng sinh cảnh khác nhau;

- Đồng bộ các dữ liệu từ thực địa lên bản đồ hiện trạng để phân lớp chi tiết các loại sinh cảnh hiện có trung từng khu vực khảo sát

- Dựa vào các phương pháp thu mẫu của Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) để tiến hành thu mẫu thực vật tại khu vực khảo sát Việc thu mẫu cần có đầy đủ các bộ phận đặc trưng để phân loại như: thân (cành non, cành già), lá (lá non, lá trưởng thành), hoa (chùm hoa, hoa đực, hoa cái), quả (quả non, quả có hạt),…kích thước mẫu vừa phải, khoảng 35-45cm, được gói gọn trong tờ giấy báo Đối với cây nhỏ như cây thân thảo thì nhổ cả cây

- Mẫu thu được gắn nhãn mang các thông tin như: địa điểm lấy mẫu, vị trí tọa độ lấy mẫu, tên hoặc nhóm người lấy mẫu, sinh cảnh lấy mẫu

- Chụp ảnh mẫu: Sử dụng máy chụp ảnh để chụp các mẫu thu được ngoài hiện trường phục vụ cho việc định danh và mô tả mẫu

28 Hình 3.1 Vị trí thu mẫu thực vật bậc cao tại KBT Phú Mỹ

 Phương pháp định danh và lập danh mục thực vật

- Tất cả các loài thực vật thu thập được xử lý và phân tích để xác định tên khoa học theo phương pháp so sánh về hình thái và dựa vào một số tài liệu có liên quan như: Cây cỏ Việt Nam quyển I.II.III (Phạm Hoàng Hộ, 1999);

Danh lục các loài thực vật Việt Nam (Nguyễn Tiến Bân, 2003, 2005)

- Danh lục thực vật được lập dựa trên danh sách tên cây đã xác định được trong khu vực nghiên cứu Bảng danh lục được Lập theo hệ thống phân loại của Brummitt (1992) b Đối với nhóm Cá i Nội dung thực hiện

- Xác định thành phần các loài cá hiện có tại KBT Phú Mỹ thông qua phỏng vấn hộ dân;

- Lập danh mục hình cá tại KBT Phú Mỹ ii Phương pháp phỏng vấn

- Thu thập thông tin về cá thông qua phỏng vấn (30 phiếu) cán bộ địa phương, người dân khu vực, người đánh bắt cá, người buôn bán thủy sản ngoài chợ có kèm theo tên loài địa phương và hình ảnh trực quan

- Phương pháp định dánh: Bằng cách quan sát, đo đếm các chỉ tiêu hình thái theo tài liệu “Định danh loài cá nước ngọt vùng Đồng bằng sông Cửu Long” của Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993 c Đối với chim i Nội dung thực hiện:

- Xác định thành phần và số lượng các loài chim hiện có tại KBT Phú Mỹ bằng phương pháp phỏng vấn;

- Đánh giá các mối đe dọa đến chim tại khu vực khảo sát;

- Lập danh mục hình Chim tại KBT Phú Mỹ ii Phương pháp phỏng vấn:

Thu thập thông tin về chim thông qua phỏng vấn (30 phiếu) cán bộ địa phương, người dân khu vực, người buôn bán thủy sản ngoài chợ có kèm theo tên loài địa phương và hình ảnh trực quan kết hợp thu thập thông tin thức cấp để đánh giá

30 d Đối với loài ngoại lai i Nội dung thực hiện:

- Xác định thành phần loài và số lượng các loài động thực vật ngoại lai hiện có tại các ô khảo sát tiêu chuẩn ở KBT Phú Mỹ

- Mô tả đặc điểm nơi sống của loài ngoại lai

- Đánh giá mối đe dọa của các loài trên đối với hệ sinh thái trong khu vực nghiên cứu

- Đề xuất giải pháp hạn chế sự phát triển của các loài ngoại lai

- Lập danh mục hình các loài ngoại lai b Phương pháp thực hiện

- Kế thừa các tài liệu nghiên cứu trước đây của khu vực và nguồn số liệu khảo sát được từ các nhóm đa dạng sinh học khác tiến hành đánh giá nguồn gốc của các loài động thực vật tại KBT Phú Mỹ

- Phỏng vấn cán bộ quản lý tại KBT

- Khảo sát thực tế, thu mẫu xác định thành phần và số lượng

3.2.3 Phương pháp tính toán sự đa dạng

Các số liệu được thu thập trong quá trình thu mẫu thực địa và phỏng vấn hộ dân sẽ được dưới dạng dữ liệu Dữ liệu này sẽ được dùng để chạy các phép toán và phép so sánh trên phần mềm Excel

3.2.3.1 Đánh giá mức độ đa dạng về phân loại

KẾT QUẢ THẢO LUẬN

Hiện trạng đa dạng nhóm thực vật bậc cao

Khảo sát thực địa tại khu bảo tồn loài – sinh cảnh Phú Mỹ năm 2017, kết quả ghi nhận được 47 loài với 22 họ, 18 bộ và 2 ngành: ngành Dương xỉ

Pteridophyta và ngành Hạt kín Magnoliophyta với 2 lớp: lớp Hai lá mầm Dicotyledoneae và lớp Một lá mầm Monocotyledoneae (Phụ lục A)

Bảng 4.1 Sự phân bố taxon ngành thực vật bậc cao ở KBT Phú Mỹ

Số họ Tỉ lệ (%) Số chi Tỉ lệ (%) Số loài Tỉ lệ (%)

Bảng 4.1 cho thấy, phần lớn taxon chủ yếu tập trung ở ngành Hạt kín (Magnoliophyta) với 20 họ (chiếm 90,91%); 37 chi (94,87%); 45 loài (95,74%) so với tổng số họ, chi, loài của hệ thực vật KBT Phú Mỹ Ngành Dương Xỉ (Pteridophyta) kém đa dạng hơn với 2 loài (chiếm 4,26%), 2 chi (chiếm 5,13%) và 2 họ (chiếm 9,09%): họ Móng Trâu Nephrolepidaceae và họ Bòng Bong Schizeaceae Ngành Hạt kín (Magnoliophyta), số loài chiếm 95,74% với các họ phong phú nhất là họ Cói Cyperaceae và họ Hòa Thảo Poaceae, điều này cho thấy Ngành Hạt kín (Magnoliophyta) giữ vai trò quan trọng trong thảm thực vật tại KBT Phú Mỹ

33 Bảng 4.2 Sự phân bố các taxon lớp trong ngành Hạt kín của KBT Phú Mỹ

Tên lớp Họ Chi Loài

Số họ Tỉ lệ (%) Số chi Tỉ lệ (%) Số loài Tỉ lệ (%)

Hai lá mầm/Một lá mầm 2,33 1,18 1,05

Bảng 4.2 cho thấy sự phân bố tương đối đồng đều lớp Hai lá mầm

Dicotyledoneae và lớp Một lá mầm Monocotyledoeae với tỉ lệ loài là 51,11% và

48,89% Lớp Hai lá mầm Dicotyledoneae 14 họ (chiếm 70%) có số họ phong phú hơn lớp Một lá mầm Monocotyledoeae với 6 họ (chiếm 30%) tổng số họ trong ngành Hạt kín (Magnoliophyta)

Kết quả tỉ lệ loài giữa lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm (tỷ lệ Di/Mono) là 1,05 Như vậy, tương quan loài giữa hai lớp trong ngành Hạt kín (Magnoliophyta) là cứ 1,05 loài trong lớp Hai lá Mầm (Dicotyledoeae) thì sẽ có 1 loài trong lớp Một lá mầm (Monocotyledoeae) Tương tự đối với tỉ lệ Di/Mono của bậc chi là 1,18 và bậc họ là 2,33, điều này thể hiện sự vượt trội hơn của bậc loài trong lớp Hai lá mầm (Dicotyledoeae) so với lớp Một lá mầm (Monocotyledoeae); bậc họ và bậc chi giữa hai lớp thì tương đương nhau, sự vượt trội không quá lớn

4.1.1.2 Lập bảng danh lục thành phần loài thực vật bậc cao

Khu bảo tồn là một vùng trũng, một hệ thực vật đất ngập nước bao gồm nhiều kiểu thảm thực vật đan xen nhau Vào cuối mùa lũ nước trong các khu sẽ chảy tràn theo mọi hướng làm ngập các thảm thực vật ở đây Thời điểm thực hiện nghiên cứu vào đầu mùa khô mực nước xuống thấp chỉ còn lại một vài vũng cạn, ngập sâu khoảng 20 – 50 cm hoặc vài rạch nước nhỏ sâu khoảng 50 cm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc khảo sát và thu mẫu thực vật Đặc biệt là ở các sinh cảnh Bàng – Năng ngọt, sinh cảnh Bàng – Mồm mốc, sinh cảnh Năng ngọt và sinh cảnh Năng kim, thực vật sinh trưởng theo mực nước Những sinh cảnh như sinh cảnh Tràm, sinh cảnh Năng kim ngập nước khoảng 5 – 8 cm thuận lợi cho việc di chuyển trong các sinh cảnh Bảy kiểu thảm thực vật đặc trưng trong vùng khảo sát, từng sinh cảnh lại có những loài thực vật đại diện đặc trưng cho từng sinh cảnh như sinh cảnh rừng Tràm được đặc trưng bởi cây Tràm, sinh cảnh Bàng –

34 Năng kim với đặc trưng cây Bàng, Năng kim Điều này đã tạo nên sự đa dạng nguồn tài nguyên thực vật và hình thành nên kiểu thảm thực vật ngập nước điển hình cho KBT Phú Mỹ (Phụ lục A)

Các loài ưu thế là: Năng ngọt , Năng kim, Tràm, Bàng, và Mồm mốc Đây là những loài tiêu biểu có khả năng chịu phèn và đất ngập nước thường xuyên của

KBT Các mẫu thu thập đều được xử lý và phân tích tên khoa học dựa vào tài liệu

“Cây cỏ Việt Nam I.II.III” (Phạm Hoàng Hộ, 1990) Tất cả các loài trong KBT có các dạng sống khác nhau: thân gỗ, thân bụi, gỗ nhỏ, thân cỏ, thân leo, thân bò, kí sinh Với nhiều công dụng như: làm thuốc, lấy gỗ, làm lương thực, thực phẩm và nguyên liệu cho công nghiệp (Phụ lục C)

Nghiên cứu cũng đã ghi nhận mới 12 loài thực vật thuộc 8 họ so với nguồn dẫn liệu từ nghiên cứu của Trần Triết vcs năm 2004 tại KBT Phú Mỹ Những loài mới ghi nhận có tiềm năng làm cảnh như Súng đỏ (Nymphaea Rubra), Dương xỉ (Nephrolepis multiflora), Hoàng đầu ấn (Xyris indica L), Nhĩ cáng tím (Utricularia punctata Wall) Một số loài cây thân thảo mới có tiềm năng là loài xâm hại ảnh hưởng đến các quần xã ở KBT là Lục bình (Eichhornia crassipes), Mai dương (Mimosa pigra L.) Những loài thực vật này ở một số nơi khác đã có nhưng ở KBT chỉ mới được ghi nhận xuất hiện trong khoảng thời gian gần đây, điều này chứng tỏ điều kiện môi trường ở KBT đã có sự thay đổi và thích hợp cho sự du nhập của loài mới tạo nên sự đa dạng ở KBT

Hình 4.1 Hoàng đầu ấn (Xyris indica L)

35 Hình 4.2 Nhĩ cáng tím (Utricularia punctata Wall)

4.1.2 Đánh giá sự đa dạng của thực vật bậc cao

4.1.2.1 Đánh giá đa dạng loài thực vật bậc cao theo họ

Sự đa dạng thành phần loài thực vật bậc cao được thể hiện qua các họ, trong 47 loài ghi nhận thuộc 22 họ Các họ giàu loài nhất trong hệ thực vật tại khu bảo tồn được thể hiện qua Bảng 4.3

Bảng 4.3 Các họ đa dạng nhất trong hệ thực vật tại KBT Phú Mỹ

Kết quả Bảng 4.3 cho thấy, trong khu bảo tồn có sự đa dạng về họ với tổng cộng 22 họ: họ Hòa Thảo (Poaceae), họ Cói (Cyperaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Sim (Myrtaceae), họ Cà Phê (Rubiaceae), họ Mã Đề (Planaginaceae), họ Nhĩ Cán

(Lentibulariaceae), họ Súng (Nymphaeaceae), họ Dung (Sympocaceae), họ Hoàng Đầu (Xyridaceae),… Khu bảo tồn đa dạng họ với 5 họ chiếm 22,27% trong tổng số họ của hệ thực vật; với 22 chi chiếm 56,41% tổng số chi và 27 loài chiếm 57,45% tổng số loài của hệ Đứng đầu là họ Cói (Cyperaceae) và họ Hòa Thảo (Poaceae) với 9 loài mỗi họ chiếm 19,15% tổng số loài; kế đến là họ Đậu (Fabaceae) với 4 loài chiếm 8,51%; họ Sim (Myrtaceae) với 3 loài chiếm 6,38% và họ Cà Phê (Rubiaceae) với 2 loài chiếm 4,26% tổng số loài của hệ thực vật tại

STT Tên họ Chi Loài

Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%)

36 nơi khảo sát Do thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa kết hợp với điều kiện tự nhiên tại khu bảo tồn là đất ngập nước, úng phèn và đất phù sa cổ nên thành phần loài thích nghi tốt là những loài họ Hòa Thảo (Poaceae) và họ Cói (Cyperaceae) điển hình là Bàng (Lepironia articulata (Rezt.)), Năng kim (Eleocharis ochrostachys) và Mồm Mốc (Ischaemum rugosum)

Từ số liệu khảo sát được kết hợp với dẫn liệu từ nghiên cứu của Trương Hoàng Đan (2017) tại khu bảo tồn Lung Ngọc Hoàng và nghiên cứu của Trương Thị Nga (2013) tại vườn quốc gia Tràm Chim, bảng so sánh đa dạng loài được thể hiện ở bảng sau

Bảng 4.4 Số loài và tỉ lệ (%) loài của KBT Phú Mỹ với KBT Lung Ngọc Hoàng và VQG Tràm Chim

Tên VQG/KBT Diện tích

Qua kết quả Bảng 4.4 cho thấy, tại KBT Lung Ngọc Hoàng có đa dạng loài cao hơn 2 khu vực còn lại, đa dạng loài ở Phú Mỹ là thấp nhất với 47 loài (chiếm 9,72) Sự phân bố loài thực vật ở các KBT/VQG là không đều nhau do mỗi vùng có hệ thực vật đều chịu những ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên xã hội, sinh thái khác nhau nên thành phần và số lượng cũng không giống nhau Hệ thực vật đa dạng hay không, nhiều hay ít thì phụ thuộc nhiều vào diện tích khu vực là không nhiều, mà phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng, chế độ nước

Diện tích tại VQG Tràm chim lớn hơn 2 lần diệ tích của KBT Lung Ngọc Hoàng nhưng số loài chim ở KBT Lung Ngọc Hoàng lại cao gấp gần 3 lần so lới Tràm Chim Khu bảo tồn Phú Mỹ và KBT Lung Ngọc Hoàng có diện tích gần bằng nhau nhưng số loài chim lại chệch rất lớn Do vậy, để bảo tồn các loài chim tại Phú Mỹ, các nhà khoa học và ban quản lý nên chú trọng vào các yếu tố tự nhiên, nguồn thức ăn, thủy văn và các tác động của kinh tế, xã hội và con người lên thiên nhiên, sinh vật

Theo Trần Triết và cộng sự (2001), tổng cộng ghi nhận được 35 loài thuộc

26 chi, 14 họ thực vật bậc cao Như vậy, đến thời điểm thu mẫu hiện tại vào tháng 10 năm 2017 đã thêm mới vào danh mục thực vật bậc cao 12 loài, 8 họ Hệ thực vật ở nơi đây đã có sự thay đổi khi có thêm một số loài mới như Hoàng đầu ấn

Hiện trang đa dạng nhóm chim

Khảo sát khu hệ chim trong vùng dựa vào các khảo sát trước đó khá chi tiết về thành phần và độ phong phú tương đối của chim tại vùng đồng Hà Tiên Kiên Lương nói chung và vùng Phú Mỹ nói riêng ghi nhận 126 loài chim thuộc 51 họ, 18 bộ (Phụ lục E)

Do thời gian khảo sát ngắn và chủ yếu thông qua phiếu phỏng vấn nên số loài ghi nhận được không nhiều, thấp hơn số loài đã nhận trước đây năm 2013 tổng cộng 132 loài thuộc 42 họ (Buckton vcs, 1999; Triet vcs, 2000; Trần Triết

54 chủ biên, 2001; Buckton & Safford, 2004) Trong đó bộ Sẻ (Passeriformes) có sự phong phú về số giống và số loài nhất gồm 43 loài, kế đến là bộ Choi choi, bộ Bồ Nông và cuối cùng là bộ Sã Tuy nhiên, nghiên cứu cũng đã ghi nhận thêm sự xuất hiện của 02 loài chim mới là Sáo trâu hay Sáo mỏ ngà (Acridotheres cristatellu) và Bói cá tai lam (Alcedo meninting)

A Sáo trâu hay Sáo mỏ ngà (Acridotheres cristatellu)

B Bói cá tai lam (Alcedo meninting) Hình 4.14 Loài chim mới xuất hiện (Nguồn: Internet)

Những loài chim ghi nhận ở KBT chủ yếu là loài chim nước thuộc nhóm chim đất liền có kích thước thích hợp với môi trường sống đồng cỏ Bàng, cỏ Năng, rừng Tràm hay bãi bùn ven sông như: Bìm bịp nhỏ (Centropus bengalensis), Chích bụng vàng (Gerygone sulphurea), Chim sẻ (Passer montanus), Cốc đen (Phalacrocorax niger), Cò lửa (Ixobrychus cinnamomeus),

Bói cá nhỏ (Ceryle rudis), Diệc xám, diệc mốc (Ardea cinerea) Vì thế sâu bọ, cá non, một số loài cá có kích thước nhỏ sống ở các đồng cỏ hay các dòng kênh là nguồn thức ăn chính của các loài chim sinh sống ở KBT

Một số loài trong số này có ý nghĩa quan trọng trong bảo tồn do chúng nằm trong danh sách các loài bị đe dọa (Sách đỏ Việt Nam, 2007) gồm: Bồ nông chân xám (Pelecanus philippensis), Cò lao Ấn Độ, Giang sen (Mycteria leucocephala),

Hạc cổ trắng (Ciconia episcopus), Choắt mỏ thẳng đuôi đen (Limosa limosa), Cắt lớn (Falco peregrinus) Đặc biệt là loài Sếu đầu đỏ, Sếu cổ trụi (Grus antigone) và loài Hạc cổ trắng (Ciconia episcopus)là hai loài nằm trong Sách đỏ Thế giới (IUCN) đang có nguy cơ tiệt chủng ở cấp độ toàn cầu

4.2.2 Đánh giá sự đa dạng về chim

4.2.2.1 Đa dạng thành phần loài chim theo bộ

Qua điều tra phỏng vấn, thành phần loài chim của khu bảo tồn Phú Mỹ được tổng hợp qua Bảng 4.9

Bảng 4.9 Đa dạng thành phần loài chim theo bộ của khu bảo tồn Phú Mỹ

T Tên bộ Số họ Tỉ lệ

Hệ chim của khu bảo tồn gồm 126 loài thuộc 93 chi, 51 họ và 18 bộ, tiêu biểu như: bộ Sẻ (Passeriformes), bộ Choi choi (Charadriiformes), bộ Bồ Nông (Pelecaniformes), bộ Sả (Coraciiformes), bộ Ưng (Accipitriformes), bộ Sếu (Gruiformes), bộ Hạc (Ciconiiformes), bộ Chim điên (Suliformes), bộ Yến (Apodiformes), bộ Cắt (Falconiformes), bộ Chim lặn (Podicipediformes)

56 Hình 4.15 Biểu đồ thể hiện tỉ lệ các họ, chi và loài của hệ chim tại KBT

Trong đó, bộ đa dạng nhất với nhiều họ, nhiều chi và nhiều loài nhất là bộ Sẻ (Passeriformes) với số liệu lần lượt là: 23 họ (chiếm 46%), 32 chi (34,41%) và 44 loài (chiếm 34,92%) Đứng thứ 2 là bộ Choi choi (Charadriiformes) có 5 họ (chiếm 10), 9 chi (chiếm 9,68%) và 16 loài (chiếm 10,75%) Các bộ có thành phần loài thấp như: bộ Yến (Apodiformes), bộ Chim (Caprimulgiformes), bộ Cắt (Falconiformes), bộ Cắt (Falconiformes), bộ Ô tác (Otidiformes), bộ Chim lặn (Podicipediformes), bộ Cú (Strigiformes), bộ Chim điên (Suliformes) Mỗi bộ gồm 1 họ chiếm 2%, 1 chi chiếm 1,08% và 1 loài chiếm 0,79% trên tổng hệ Như vậy, sự phân bố thành phần loài chim tại khu bảo tồn là không đều nhau khi có sự chênh lệch cao về các chỉ số taxon giữa bộ cao nhất và bộ thấp nhất, chênh lệch:

Số họ Số chi Số loài

4.2.2.2 Đa dạng thành phần loài chim theo họ

Khu bảo tồn loài – sinh cảnh Phú Mỹ có tổng cộng 126 loài với 93 chi và 50 họ Trong đó, những họ có số chi từ 03 chi trở lên được liệt kê ở bảng sau:

Bảng 4.10 Các họ giàu loài nhất trong hệ chim KBT

STT Tên họ Số chi Tỉ lệ

Kết quả ở Bảng 4.10 cho thấy, có 10 họ có số chi nhiều nhất đó là họ Hạc

Ciconiidae), họ Vịt (Anatidae), họ Sáo (Sturnidae), họ Chiền chiện (Cisticolidae), họ Dẽ (Scolopacidae), họ Gà nước (Rallidae), họ Cu cu (Cuculidae), họ Ưng (Accipitridae), họ Sả (Coraciidae), họ Diệc (Ardeidae) Tổng số chi của các họ giàu loài chiếm gần 50% tổng số chi của hệ và số loài chiếm hơn 50% tổng loài của hệ Điều này cho thấy, các họ này đã chiếm ưu thế ở các quần xã nơi đây Hai họ số chi nhiều nhất là họ Diệc (Ardeidae) với 07 chi và 14 loài, họ Sả (Coraciidae) với 7 chi và 9 loài; họ có số chi và loài thấp trong bảng là họ Hạc

(Ciconiidae) với 3 loài, 3 loài và họ Vịt (Anatidae) với 3 chi 3 loài Trong đó họ Hạc là họ có 3 loài có trong sách đỏ thế giới IUCN, họ Dẽ (Scolopacidae) có 1 loài, họ Ưng (Accipitridae) có 1 loài

4.2.2.3 Tần suất xuất hiện của chim

Qua điều tra phỏng vấn, ghi nhận được tần suất xuất hiện của từng loài qua bảng 4.11 sau

Bảng 4.11 Tần suất xuất hiện của chim tại khu bảo tồn

T Tên loài Tần suất xuất hiện

T Tên loài Tần suất xuất hiện

1 Sáo nâu 86,67 31 Diệc xám, diệc mốc 43,33

2 Vịt trời 83,33 32 Gà đồng, cúm núm 43,33

3 Cò hương, cò ma 76,67 33 Rẽ giun Á Châu 43,33

4 Cốc đen, còng cọc 76,67 34 Bông chanh, chài chài, bói cá sông 40,00

5 Cuốc ngực trắng, Quốc 76,67 35 Choắt nâu 40,00

6 Le nâu, le le 76,67 36 Khách 40,00

7 Cú lợn lưng xám 73,33 37 Sẻ 40,00

9 Sếu đầu đỏ, sếu cổ trụi 66,67 39 Xít, trích cồ 40,00

10 Cà kheo, so đũa 63,33 40 Chìa vôi vàng 36,67

11 Cò lửa 63,33 41 Choắt mỏ thẳng đuôi đen 36,67

12 Cu ngói 63,33 42 Cò lửa lùn 36,67

13 Cò ruồi 60,00 43 Cu xanh đầu xám 36,67

14 Cu gáy, cu đất 60,00 44 Hút mật họng tím 36,67

15 Yến cằm trắng 60,00 45 Sả đầu nây 36,67

16 Choắt đốm đen 56,67 46 Sẻ bụi đen 36,67

17 Cò ngàng nhỏ 56,67 47 Chích bụng vàng 33,33

18 Te vặt 56,67 48 Chiền chiện đồng hung 33,33

19 Trảu ngực nâu, trảu đuôi xanh 56,67 49 Chiền chiện đồng vàng 33,33

20 Chèo chẹo nhỏ 53,33 50 Cò xanh 33,33

21 Cò bợ Java 53,33 51 Diệc lửa 33,33

22 Cò trắng Trung Quốc 53,33 52 Quạ đen 33,33

23 Cò trắng 50,00 53 Sả đầu đen 33,33

Bòng 50,00 54 Vành khuyên họng vàng 33,33

25 Sáo mỏ vàng 50,00 55 Bìm bịp lớn 30,00

26 Cu sen 46,67 56 Bông lau tai vằn 30,00

27 Cuốc ngực nâu, óc cau 46,67 57 Chiền chiền lớn 30,00

28 Gà nước vằn 46,67 58 Cò quắm đầu đen 30,00

29 Cò bợ 43,33 59 Đa đa, gà gô 30,00

30 Di đầu đen 43,33 60 Hạc cổ trắng 30,00

59 Qua điều tra ghi nhận được 126 loài thuộc nhiều bộ khác nhau, các loài được xuất hiện nhiều lần trong câu trả lời của người dân như: Sáo nâu (Acridotheres tristis (Linnaeus, 1766)) chiếm 86,67%, Vịt trời (Anas poecilorhyncha Forster, 1781)) chiếm 83,33%, Cò hương (Ixobrychus flavicollis (Latham, 1790)) chiếm 76,67%, Sếu đầu đỏ (Antigone antigone (Linnaeus, 1758)) chiếm 66,67%, Hạc cổ trắng (Ciconia episcopus (Boddaert, 1783)) chiếm 30% trên tổng số 30 phiếu điều tra phỏng vấn

4.2.3 So sánh với các nghiên cứu

4.2.3.1 So sánh với nghiên cứu trước

Khu bảo tồn Phú Mỹ là một trong nhưng vùng đất ngập nước quan trọng nhất đối với bảo tồn đa dạng sinh học ở đồng bằng sông Cửu Long Vào mùa sinh sản, có sự can thiệp của người dân (lấy trứng và bắt chim non) làm cho chúng hoảng sợ và bỏ đi nơi khác Để bảo vệ mùa màng và tạo thêm thu nhập nên người dân đã dùng bẫy hoặc thuốc để bắt hoặc tiêu diệt chim Sự di cư từ nơi này đến nơi khác đã làm cho số lượng loài và số các thể có sự thay đổi Để có thể đánh giá được tổng quan sự thay đổi này, nghiên cứu thực hiện so sánh với các nghiên cứu trước đây Kết hợp kết quả nghiên cứu của Dự án thành lập khu bảo tồn (2003 và 2013) và kết quả của đợt phỏng vấn, so sánh được thể hiện qua Hình 4.16

Hình 4.16 Biểu đồ so sánh số lượng loài chim năm 2003, 2013 và 2017

Qua thời gian 16 năm, số lượng chim đã có sự thay đổi đáng kể khi có 96 loài vào năm 2003, tăng lên 132 loài năm 2013 và vào thời điểm ghi nhận năm 2017 thì số loài còn 126 loài Vào thời điểm năm 2003 kéo dài đến 2013, điều

Hiện trạng đa dạng nhóm cá

Qua phỏng vấn, ghi nhận được 30 loài thuộc 15 họ và 08 bộ Tất cả các mẫu cá thu thập đều được xác định thành phần loài theo hệ thống định danh của Rainboth (Rainboth, 1996) (Phụ lục F)

Các mẫu cá thu được hầu hết là những loài cá có kích thước nhỏ (như cá Lòng tong sắt (Esomus metallicus), Lòng tong vạch (Rasbora pavei) thường chỉ sinh sống dọc theo các kênh mương hoặc các vực nước nhỏ Các nhóm cá trắng, sinh sống chủ yếu trên sông hầu như không được ghi nhận hoặc chỉ là cá non (cá Thiểu nam (Paralaubuca riveroi)), cá Cóc gai (Cyclocheilichthys armatus), cá Trê trắng (Clarias batrachus)

Vào mùa khô, phần lớn khu vực nghiên cứu bị khô cạn ngoại trừ các kênh lớn như Trà Phô, Nông Trường, Đồng Hoà, HT6 và một số vùng nhỏ lân cận các kênh này Môi trường nước nơi đây có pH khá thấp (dao động trung bình pH 4,84) Do đó, đa dạng cá nơi đây tương đối thấp Việc ghi nhận sự hiện diện các cá thể chưa trưởng thành trong khu vực tại thời điểm khảo sát phù hợp với nhận định của Rainboth (1996)

Những loài cá sinh sống ở kênh vào mùa khô, đến mùa mưa (tháng 9–10) thì chúng di cư vào các vùng ngập để sinh sản Cá con kiếm ăn và sinh trưởng tại vùng ngập lụt và quay trở lại sông khi đến mùa nước rút Điều này cho thấy, nơi đây có thể là một trong những bãi sinh sản của các loài cá kể trên trong mùa sinh sản Loài cá phổ biến, chiếm ưu thế cá Lia Thia Xiêm (Betta splendens) đây là loài cá nhỏ, thường sống ở các lạch nước và ruộng, nơi có nhiều thực vật thủy sinh hoặc cỏ và côn trùng, có thể nhờ kích thước cơ thể nhỏ nên chúng có thể tồn tại ở những nơi mực nước rất thấp, khi mà những loài cá khác lớn hơn không thể tồn tại được (Dương Văn Ni, 2013)

Danh mục các loài cá ngoại lai được tra cứu dựa theo thông tư liên tịch số 27/2013/TTLT-BTNMT-BNNPTNT Quy định tiêu chí xác định loài ngoại lai xâm hại và ban hành danh mục loài ngoại lai xâm hại Qua quá trình thu mẫu thu được cá Vược Miệng Rộng (Micropterus salmoides), cá Hồi Cầu Vồng (Oncorhynchus mykiss), cá Lau Kiếng (Pterygoplichthys disjunctivus) và cá Trê Phi (Clarias gariepinus)

69 Cá hồi cầu vồng (Oncorhynchus mykiss) là một loài cá cảnh phổ biến và được du nhập vào nhiều sông và hồ Chúng đã phát triển nhanh và đe doạ loại trừ các loài cá bản địa bằng cách ăn thịt ấu trùng đồng thời còn giao phối chéo với những loài các hồi khác làm ảnh hưởng đến bộ gen của chúng Ngoài ra chúng còn cạnh tranh loại trừ một số loài cá khác bằng cách chiếm chỗ ở của chúng

Cá vược miệng rộng (Micropterus salmoides) Đây là một loài ăn thịt, phàm ăn, săn mồi một mình và ăn cả ngày lẫn đêm, với cái miệng rộng như tên gọi của chúng Thức ăn của chúng gồm cá, tôm, lưỡng cư và côn trùng

Cá Dọn Bể hay còn gọi cá Lau Kiếng hay cá Tỳ Bà (Hypostomus punctatus) là loài cá nước ngọt có nguồn gốc từ Nam Mỹ, sống chủ yếu ở đáy các thủy vực nước ngọt, nước lợ Thức ăn chính là các loài rong, tảo bám trên bề mặt thực vật hoặc nền đáy, đây là loài ăn tạp, cạnh tranh thức ăn với các loài khác, sinh sản nhanh khi phát tán ra các thủy vực tự nhiên Cá có chiều dài trung bình từ 30–70 cm Cá có khả năng sinh sản quanh năm, tỷ lệ cá con sống khoảng 70% và có thể sống mà không cần đến thức ăn trong vòng 01 tháng Nhưng thông qua con đường nhân giống và buôn bán mà chúng thoát ra ngoài tự nhiên và được xem là loài xâm hại ở một số quốc gia (Trần Triết, 2001)

Cá trê phi (Clarias gariepinus) châu Phi đã được giới thiệu trên toàn thế giới vào những năm 1980 nhằm mục đích nuôi trồng thủy sản, do đó được tìm thấy ở các nước xa bên ngoài môi trường sống tự nhiên của chúng, chẳng hạn như Brazil, Việt Nam, Indonesia và Ấn Độ

Danh lục các loài quý, hiếm được tra cứu dựa theo thông tư số 01/2011/TT- BNNPTNT Quy định về việc sửa đổi, bổ sung Danh mục các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển ban hành kèm theo uyết định số 82/2008/QĐ-BNN ngày 17/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thống kê ghi nhận được loài cá Trê Trắng (Clarias batrachus) nằm trong nhóm có nguy cơ tuyệt chủng cực kỳ lớn (CR)

Hình 4.21 Cá Trê Trắng (Clarias batrachus)

4.3.2 Đánh giá sự đa dạng về cá

4.3.2.1 Đa dạng thành phần loài cá theo bộ

Qua điều tra khảo sát hiện trạng cá tại khu bảo tồn Phú Mỹ, kết quả về thành phần các bộ trong KBT được thống kê qua bảng 4.13

Bảng 4.13 Đa dạng loài theo bộ tại KBT Phú Mỹ

STT Tên bộ Số họ Tỉ lệ

Thống kê kết quả ghi nhận được có 02 bộ chiếm ưu thế là bộ Cá Chép (Cypriniformes) với 10 loài chiếm 33,33%, bộ Cá Vược (Perciformes) với 10 loài chiếm 33,33 % Kế đến là bộ Cá Nheo (Siluriformes) với 05 loài chiếm 16,67%, các bộ cá còn lại như bộ Cá Hồi (Salmoniformes), bộ Cá Nhái (Beloniformes), bộ

Cá Thát Lát (Osteoglossiformes), bộ Lươn (Synbranchiformes) và bộ Cá Chép Răng (Cyprinodontiformes)mỗi bộ chỉ có một loài chiếm 3,3%

Bộ Cá Chép (Cypriniformes) chiếm số lượng lớn là do có những đặc điểm thích nghi với điều kiện thủy vực tại ĐBSCL và được thiên nhiên ưu đãi về nguồn thức ăn nên các loài thuộc bộ này phát triển tốt Các loài đại diện cho bộ

Cá Chép này là cá Mề Dinh (Barbonymus gonionotus), Lòng Tong Sắt (Esomus metallicus), Thiểu Mại (Paralaubuca barroni)… các loài này đa số điều là cá thể có kích thước nhỏ, dễ thích nghi với điều kiện nước thấp và dinh dưỡng ít Vì vậy, việc phân bố trong các thủy vực khá đa dạng và phong phú Bộ Cá Vược

(Perciformes) có những đặc điểm sinh học thích nghi với các loại hình thủy vực nước tĩnh lẫn nước chảy, những nơi có hàm lượng oxi hòa tan thấp nên các loài thuộc bộ này phù hợp với điều kiện thủy vực tại KBT và các loài này chiếm tỷ lệ số lượng lớn như cá Sặc Điệp (Trichopodus microlepis), cá Xiêm (Betta splendens), cá Bảy Chầu (Trichopsis vittata)

4.3.2.2 Đa dạng loài theo họ

Trong 26 họ cá được xác đinh, họ Cá Chép (Cyprinidae) 10 loài chiếm

33,33%, họ Cá Tai Tượng (Osphronemidae) với 5 loài chiếm 16,67%, họ Cá Lăng (Bagridae), họ Cá Trê (Clariidae) mỗi họ có 2 loài chiếm 6,67%, các họ còn lại mỗi họ có 1 loài chiếm 1,32%

Bảng 4.14 Đa dạng loài theo họ của cá tại KBT Phú Mỹ

STT Tên họ Số chi

13 Cá Tước Khổng lồ (Poeciliidae) 1 3,85 1 3,33

Ngày đăng: 26/05/2024, 18:04

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1 Các bộ cá ở Đồng bằng sông Cửu Long - đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học khu bảo tồn loài sinh cảnh phú mỹ huyện giang thành tỉnh kiên giang
Bảng 2.1 Các bộ cá ở Đồng bằng sông Cửu Long (Trang 27)
Hình 2.1. Ảnh vệ tinh và vị trí địa lý khu bảo tồn Phú Mỹ   (Nguồn: Dự án thành lập KBT Phú Mỹ, 2013) - đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học khu bảo tồn loài sinh cảnh phú mỹ huyện giang thành tỉnh kiên giang
Hình 2.1. Ảnh vệ tinh và vị trí địa lý khu bảo tồn Phú Mỹ (Nguồn: Dự án thành lập KBT Phú Mỹ, 2013) (Trang 32)
Hình 3.1 Vị trí thu mẫu thực vật bậc cao tại KBT Phú Mỹ - đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học khu bảo tồn loài sinh cảnh phú mỹ huyện giang thành tỉnh kiên giang
Hình 3.1 Vị trí thu mẫu thực vật bậc cao tại KBT Phú Mỹ (Trang 40)
Bảng 4.2 Sự phân bố các taxon lớp trong ngành Hạt kín của KBT Phú Mỹ - đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học khu bảo tồn loài sinh cảnh phú mỹ huyện giang thành tỉnh kiên giang
Bảng 4.2 Sự phân bố các taxon lớp trong ngành Hạt kín của KBT Phú Mỹ (Trang 45)
Hình 4.1 Hoàng đầu ấn (Xyris indica L) - đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học khu bảo tồn loài sinh cảnh phú mỹ huyện giang thành tỉnh kiên giang
Hình 4.1 Hoàng đầu ấn (Xyris indica L) (Trang 46)
Hình 4.2 Nhĩ cáng tím (Utricularia punctata Wall) - đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học khu bảo tồn loài sinh cảnh phú mỹ huyện giang thành tỉnh kiên giang
Hình 4.2 Nhĩ cáng tím (Utricularia punctata Wall) (Trang 47)
Bảng 4.6 Đa dạng về công dụng của thực vật tịa KBT Phú Mỹ - đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học khu bảo tồn loài sinh cảnh phú mỹ huyện giang thành tỉnh kiên giang
Bảng 4.6 Đa dạng về công dụng của thực vật tịa KBT Phú Mỹ (Trang 50)
Bảng 4.7 Các chỉ số đánh giá đa dạng sinh học thực vật bậc cao tại KBT - đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học khu bảo tồn loài sinh cảnh phú mỹ huyện giang thành tỉnh kiên giang
Bảng 4.7 Các chỉ số đánh giá đa dạng sinh học thực vật bậc cao tại KBT (Trang 52)
Hình 4.4 Biểu đồ thể hiện các chỉ số đa dạng sinh học KBT Phú Mỹ - đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học khu bảo tồn loài sinh cảnh phú mỹ huyện giang thành tỉnh kiên giang
Hình 4.4 Biểu đồ thể hiện các chỉ số đa dạng sinh học KBT Phú Mỹ (Trang 53)
Hình 4.5 Sinh cảnh Bàng – Năng ngọt (trái), sinh cảnh Năng ngọt (phải) - đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học khu bảo tồn loài sinh cảnh phú mỹ huyện giang thành tỉnh kiên giang
Hình 4.5 Sinh cảnh Bàng – Năng ngọt (trái), sinh cảnh Năng ngọt (phải) (Trang 54)
Hình 4.6 Tần suất xuất hiện (%) của các loài thực vật - đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học khu bảo tồn loài sinh cảnh phú mỹ huyện giang thành tỉnh kiên giang
Hình 4.6 Tần suất xuất hiện (%) của các loài thực vật (Trang 55)
Hình 4.7 Mật độ của loài thực vật (cây/m 2 ) - đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học khu bảo tồn loài sinh cảnh phú mỹ huyện giang thành tỉnh kiên giang
Hình 4.7 Mật độ của loài thực vật (cây/m 2 ) (Trang 55)
Hình 4.9 Sinh cảnh Năng kim (Eleocharis ochrostachys) - đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học khu bảo tồn loài sinh cảnh phú mỹ huyện giang thành tỉnh kiên giang
Hình 4.9 Sinh cảnh Năng kim (Eleocharis ochrostachys) (Trang 59)
Hình 4.10 Sinh cảnh Năng ngọt (Melaleuca cajuputi) - đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học khu bảo tồn loài sinh cảnh phú mỹ huyện giang thành tỉnh kiên giang
Hình 4.10 Sinh cảnh Năng ngọt (Melaleuca cajuputi) (Trang 60)
Hình 4.11 Sinh cảnh Tràm –Năng ngọt (Melaleuca cajuputi - Eleocharis dulcis) - đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học khu bảo tồn loài sinh cảnh phú mỹ huyện giang thành tỉnh kiên giang
Hình 4.11 Sinh cảnh Tràm –Năng ngọt (Melaleuca cajuputi - Eleocharis dulcis) (Trang 60)
Bảng 4.8 Thành phần loài thực vật theo lát cắt tương ứng với độ sâu ngập - đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học khu bảo tồn loài sinh cảnh phú mỹ huyện giang thành tỉnh kiên giang
Bảng 4.8 Thành phần loài thực vật theo lát cắt tương ứng với độ sâu ngập (Trang 62)
Hình 4.14 Loài chim mới xuất hiện  (Nguồn: Internet) - đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học khu bảo tồn loài sinh cảnh phú mỹ huyện giang thành tỉnh kiên giang
Hình 4.14 Loài chim mới xuất hiện (Nguồn: Internet) (Trang 66)
Bảng 4.9 Đa dạng thành phần loài chim theo bộ của khu bảo tồn Phú Mỹ - đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học khu bảo tồn loài sinh cảnh phú mỹ huyện giang thành tỉnh kiên giang
Bảng 4.9 Đa dạng thành phần loài chim theo bộ của khu bảo tồn Phú Mỹ (Trang 67)
Hình 4.15 Biểu đồ thể hiện tỉ lệ các họ, chi và loài của hệ chim tại KBT  Trong đó, bộ đa dạng nhất với nhiều họ, nhiều chi và nhiều loài nhất là bộ  Sẻ (Passeriformes) với số liệu lần lượt là: 23 họ (chiếm 46%), 32 chi (34,41%) và  44 loài (chiếm 34,92%) - đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học khu bảo tồn loài sinh cảnh phú mỹ huyện giang thành tỉnh kiên giang
Hình 4.15 Biểu đồ thể hiện tỉ lệ các họ, chi và loài của hệ chim tại KBT Trong đó, bộ đa dạng nhất với nhiều họ, nhiều chi và nhiều loài nhất là bộ Sẻ (Passeriformes) với số liệu lần lượt là: 23 họ (chiếm 46%), 32 chi (34,41%) và 44 loài (chiếm 34,92%) (Trang 68)
Bảng 4.10 Các họ giàu loài nhất trong hệ chim KBT - đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học khu bảo tồn loài sinh cảnh phú mỹ huyện giang thành tỉnh kiên giang
Bảng 4.10 Các họ giàu loài nhất trong hệ chim KBT (Trang 69)
Bảng 4.11 Tần suất xuất hiện của chim tại khu bảo tồn - đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học khu bảo tồn loài sinh cảnh phú mỹ huyện giang thành tỉnh kiên giang
Bảng 4.11 Tần suất xuất hiện của chim tại khu bảo tồn (Trang 70)
Hình 4.17 So sánh về số loài và diện tích giữa các KBT/VQG - đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học khu bảo tồn loài sinh cảnh phú mỹ huyện giang thành tỉnh kiên giang
Hình 4.17 So sánh về số loài và diện tích giữa các KBT/VQG (Trang 73)
Hình 4.18. Bãi ăn và nơi ngủ của Sếu đầu đỏ - đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học khu bảo tồn loài sinh cảnh phú mỹ huyện giang thành tỉnh kiên giang
Hình 4.18. Bãi ăn và nơi ngủ của Sếu đầu đỏ (Trang 76)
Hình 4.19 Đàn Sếu đầu đỏ quan sát qua ống nhòm năm 2017 - đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học khu bảo tồn loài sinh cảnh phú mỹ huyện giang thành tỉnh kiên giang
Hình 4.19 Đàn Sếu đầu đỏ quan sát qua ống nhòm năm 2017 (Trang 77)
Hình 4.20 Số lượng Sếu đầu đỏ về đồng cỏ Bàng qua các năm - đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học khu bảo tồn loài sinh cảnh phú mỹ huyện giang thành tỉnh kiên giang
Hình 4.20 Số lượng Sếu đầu đỏ về đồng cỏ Bàng qua các năm (Trang 78)
Bảng 4.13 Đa dạng loài theo bộ tại KBT Phú Mỹ - đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học khu bảo tồn loài sinh cảnh phú mỹ huyện giang thành tỉnh kiên giang
Bảng 4.13 Đa dạng loài theo bộ tại KBT Phú Mỹ (Trang 82)
Bảng 4.15 Tần suất xuất hiện của các loài cá được ghi nhận tại KBT - đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học khu bảo tồn loài sinh cảnh phú mỹ huyện giang thành tỉnh kiên giang
Bảng 4.15 Tần suất xuất hiện của các loài cá được ghi nhận tại KBT (Trang 84)
Hình 4.22 Biểu đồ thể hiện các sự thay đổi của cá từ 2007 – 2017 - đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học khu bảo tồn loài sinh cảnh phú mỹ huyện giang thành tỉnh kiên giang
Hình 4.22 Biểu đồ thể hiện các sự thay đổi của cá từ 2007 – 2017 (Trang 86)
Hình 4.23 Nguyên nhân thay đổi và số lần được ghi nhận - đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học khu bảo tồn loài sinh cảnh phú mỹ huyện giang thành tỉnh kiên giang
Hình 4.23 Nguyên nhân thay đổi và số lần được ghi nhận (Trang 87)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN