MỤC LỤC
Dựa trên kết quả những kết quả nghiên cứu và phân tích các kiểu hệ sinh thái biển với các đặc trung về điều kiện tự nhiên và môi trường biển, đặc biệt tính đa dạng sinh học của rạn san hô, có thể phân chia vùng biển việt nam thành 6 vùng đa dạng sinh học. Một số kiểu đất ngập nước có nguồn tài nguyên đa dạng sinh học phong phú như đầm lầy than bùn, rừng ngập mặn, rạn san hô, đầm phá, vụng biển, vũng biển, các vùng đất ngập nước cửa sông Hồng, đất ngập nước đồng bằng sông Cửu Long Đất ngập nước được chia thành 2 nhóm chính là ĐNN ven biển và ĐNN nội địa.
Theo hệ thống phân loại thực vật (Nguyễn Nghĩa Thìn, 2004), thực vât bậc đưa chia ra các ngành sau: ngành Rêu (Bryophyta), ngành Quyết trần (Rhyniophyta), ngành Lá thông (Psilotophyta), ngành Thông đá (Lycopodiophyta), ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta), ngành Dương xỉ (Polypodiophyta), ngành Hột trần (Gymnospermatophyta/Gymnospermae), ngành Hột kín (Angiospermatophyta/Angiospermae). Mặt có lợi của dạng sống cây bụi, dạng sống cây thân leo và thân cỏ biểu hiện ở chỗ chúng là nguồn cây thuốc quan trọng, nguồn hoa quả, củ, lá cho sinh hoạt của con người, tạo ra bóng che cho cây gỗ non lúc còn chịu bóng, là nguồn dinh dưỡng quan trọng cho động vật, vi sinh vật và khi chết đi chúng là nguồn thức ăn cho các sinh vật hoại sinh, sau đó sản.
Năm 2011, nghiên cứu khảo sát khu hệ chim phần mở rộng của vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình được thực hiện bởi tổ chức BirdLife Quốc Tế với mục tiêu khảo sát cơ bản về đa dạng sinh học khu hệ chim, đánh giá những mối đe dọa đối với đa dạng sinh học và đưa ra những đề xuất nhằm giảm thiểu những đe dọa trong phạm vi phần đề xuất mở rộng của Vườn và cung cấp số liệu cho chương trình giám sát đa dạng sinh học lâu dài. Nghiên cứu về “Khảo sát khu hệ chim vườn quốc gia U Minh Thượng” năm 2013 được thực hiện bởi dự án bảo tồn và phát triển khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang với mục đích nhận biết những thay đổi do tác động của lửa rừng và hoạt động quản lý thủy văn, đánh giá những mối đe dọa đến khu hệ chim, và kiến nghị dành cho các loài chim có giá trị trong bảo tồn cũng như các nghiên cứu trong tương lai.
- Tất cả các loài thực vật thu thập được xử lý và phân tích để xác định tên khoa học theo phương pháp so sánh về hình thái và dựa vào một số tài liệu có liên quan như: Cây cỏ Việt Nam quyển I.II.III (Phạm Hoàng Hộ, 1999);. Thu thập thông tin về chim thông qua phỏng vấn (30 phiếu) cán bộ địa phương, người dân khu vực, người buôn bán thủy sản ngoài chợ có kèm theo tên loài địa phương và hình ảnh trực quan kết hợp thu thập thông tin thức cấp để đánh giá.
Do thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa kết hợp với điều kiện tự nhiên tại khu bảo tồn là đất ngập nước, úng phèn và đất phù sa cổ nên thành phần loài thích nghi tốt là những loài họ Hòa Thảo (Poaceae) và họ Cói (Cyperaceae) điển hình là Bàng (Lepironia articulata (Rezt.)), Năng kim (Eleocharis ochrostachys) và Mồm Mốc (Ischaemum rugosum). Năng kim có điều kiện thích nghi hẹp hơn so với các loài khác, nhưng với điều kiện thích thổ nhưỡng, đất, nước thích hợp thì sẽ phát triển rất mạnh mẽ, trở thành sinh vật chính của sinh cảnh đó, đây là yếu tố để giúp duy trì sinh cảnh Năng kim tại KBT nhằm thực hiện bảo tồn loài Sếu đầu đỏ và những loài sinh vật có nguy cơ bị đe dọa hoặc gần tuyệt chủng khác. Sinh cảnh Bàng – Năng Kim (Lepironia articulate – Eleocharis ochrostachys): Là một trong những sinh cảnh có nhiều loài nhất, với 07 loài thực vật bậc cao sinh cảnh có pH trung bình khoảng 3,31 và độ ngập sâu dao động từ 20 – 25 cm, đây là điều kiện tốt để Bàng và Năng kim phát triển tốt ở vùng đất phèn ngập nước thường xuyên của KBT.
Năng ngọt có khả năng thích nghi rộng nên có nguy cơ phát triển sang những quần xã khác, làm thay đổi sinh cảnh ban đầu, ảnh hưởng đến công tác quản lý, bảo tồn đa dạng thực vật, điển hình là sinh cảnh Bàng – Năng kim đã có sự hiện diện của Năng ngọt (Eleocharis dulcis) với số lượng tương đối lớn, xu hướng sẽ lấn chiếm diện tích sinh cảnh hiện tại. Khi bước vào mùa vụ sản xuất mới người dân thường tác động mạnh mẽ đến môi trường sống của các loài thực vật thông qua các hoạt động như: cày, xới đảo đất, phun thuốc diệt cỏ để vệ sinh đồng ruộng, vì môi trường đất, nước ở đây không mấy thuận lợi cho việc phát triển của cây lúa (do hàm lượng sắt dao động từ 0,23 – 5,45 mg/l là điều kiện không thích hợp cho việc canh tác lúa)…điều này ảnh hưởng rất lớn đến số lượng loài trong sinh cảnh này. Theo Thái Văn Trừng (19988), cỏ Bàng (Lepironia articulate) thường mọc thành từng đám dày và cao, trên đất úng phèn nặng, lớp hữu cơ trên mặt nông, tầng phèn Jaroxite xuất hiện gần mặt đất từ 10- 25 cm, mức độ ngập ít khi vượt quá 50 cm, thường khi mọc đơn thuần và đôi khi tầng dưới có Năng kim (Eleocharis ochrostachys) mọc thành thảm dày.
Chúng phát tán mạnh nhờ gió và do là thực vật có khả năng thích nghi mạnh với vùng đất ngập nước, phèn nên tràm gió ở KBT từ những cá thể ít ỏi đang ngày càng phát triển sang những sinh cảnh khác, làm thay đổi sinh cảnh, ảnh hưởng đến sự phát triển của loài khác như Bàng (Lepironia articulate), Năng kim (Eleocharis atropurpurea), gây khó khăn trong công tác bảo tồn loài và sinh cảnh ở Phú Mỹ.
Theo Phạm Quang Thu (2010) Cây Mai Dương (Mimosa pigra) thực sự là một mối đe dọa đến hệ sinh thái đất ngập nước, kết quả kiểm tra mức độ xâm lấn và gây hại ở Vườn quốc gia Tràm chim đã nêu ra tác hại của cây Mai dương ở khu vực này là rất lớn, ảnh hưởng và thay đổi thành phần loài thực vật ở khu ngập nước. Những loài chim ghi nhận ở KBT chủ yếu là loài chim nước thuộc nhóm chim đất liền có kích thước thích hợp với môi trường sống đồng cỏ Bàng, cỏ Năng, rừng Tràm hay bãi bùn ven sông như: Bìm bịp nhỏ (Centropus bengalensis), Chích bụng vàng (Gerygone sulphurea), Chim sẻ (Passer montanus), Cốc đen (Phalacrocorax niger), Cò lửa (Ixobrychus cinnamomeus), Bói cá nhỏ (Ceryle rudis), Diệc xám, diệc mốc (Ardea cinerea). Tuy nhiên diện tích có Năng kim xuất hiện lại có xu hướng giảm do Năng ngọt có điều kiện thích nghi rộng hơn đang phát triển mạnh ở những sinh cảnh Năng kim và những sinh cảnh khác, theo thời gian nếu không có sự can thiệp kịp thời sẽ làm cho nơi đây không còn hiện diện Năng kim (Eleocharis ochrostachys) và Sếu đầu đỏ (Grus antigone ), làm mất đi một phần ý nghĩa thành lập KBT.
Số lượng Sếu đầu đỏ (Grus antigone) từ 44 cá thể tăng lên 120 cá thể năm 2016 tăng gần gấp 03 lần so với năm 2014, cá thể Sếu đầu đỏ (Grus antigone) tăng vì giai đoạn này khu bảo tồn loài – sinh cảnh Phú Mỹ được thành lập có cán bộ theo dừi, bảo vệ đàn Sếu đầu đỏ (Grus antigone) và mụi trường đồng cỏ bàng được cải thiện, nguồn thức ăn dồi dào thích hợp với đời sống của Sếu đầu đỏ (Grus antigone). Loài cá phổ biến, chiếm ưu thế cá Lia Thia Xiêm (Betta splendens) đây là loài cá nhỏ, thường sống ở các lạch nước và ruộng, nơi có nhiều thực vật thủy sinh hoặc cỏ và côn trùng, có thể nhờ kích thước cơ thể nhỏ nên chúng có thể tồn tại ở những nơi mực nước rất thấp, khi mà những loài cá khác lớn hơn không thể tồn tại được (Dương Văn Ni, 2013). Danh lục các loài quý, hiếm được tra cứu dựa theo thông tư số 01/2011/TT- BNNPTNT Quy định về việc sửa đổi, bổ sung Danh mục các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển ban hành kèm theo uyết định số 82/2008/QĐ-BNN ngày 17/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Về hệ thực vật, duy trì các chỉ số trong nước ở mức ổn định và thích hợp cho các loài chủ lực ở đây phát triển, xây dựng các hệ thống điều tiết thủy lợi vừa phục vụ cho canh tác nông nghiệp của người dân, vừa cân bằng, điều chỉnh và quản lý được lượng nước ra vào khu vực của KBT, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bảo tồn.