MỤC LỤC LỜI CẢM ƠNii ................................ ................................ ................................ .................. DANH MỤC SƠ ĐỒ........................................................................................................iDANHMỤC BIỂU SỐ...................................................................................................iiDANH MỤC TỪVIẾT TẮT........................................................................................iii LỜI MỞĐẦUiv ................................ ................................ ................................ ................ 1. Tính cấp thiết của đềtài..............................................................................................iv2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................................iv3.Phương pháp nghiên cứu............................................................................................iv 4. Kết cấu bài viếtv ................................ ................................ ................................ ............ CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT KẾTOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG DOANHNGHIỆP XÂY DỰNG....................................................................................................1 1. Đặc điểm chung, công tác quản lý, cáchđánh giá, phân loại vật liệu trong doanhnghiệp........................................................................................................................1 1.1 Đặc điểm của vật liệu và yêu cầu quản lý trong doanh nghiệp...................11.1.2. Phân loại và đánh giá vật liệu..................................................................1 1.1.2.1. Phân loại vật liệu................................................................................................11.1.2.2. Đánh giá vật liệu.................................................................................................2a. Đánh giá nguyên vậtliệu nhập kho.............................................................................2b. Đánh giá nguyên vật liệu xuất kho..............................................................................4 1.2. Kếtoán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp.....................................................6 1.2.1. Kếtoán tăng, giảm nguyên vật liệu.........................................................61.2.1.1 Chứng từsửdụng..........................................................................................61.2.1.2 Tài khoản sửdụng.........................................................................................61.2.1.3 Sổsách sửdụng............................................................................................91.2.1.4 Một sốnghiệp vụkếtoán tăng nguyên vật liệu............................................91.2.1.5 Một sốnghiệp vụkếtoán giảm nguyênvật liệu.........................................12 1.2.2 Kếtoán kiểm kê vật liệu.........................................................................151.2.2.1. Nội dung kếtoán kiểm kê vật liệu.............................................................151.2.2.2 Chứng từsửdụng........................................................................................161.2.2.3 Tài khoản sửdụng.......................................................................................161.2.2.4 Một sốnghiệp vụchủyếu...........................................................................16 CHƯƠNG 2-THỰC TRẠNG KẾTOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TYTNHH XÂY DỰNG XUÂN QUYỀN..........................................................................18 2.Đặc điểm SXKD và tổchức quản lý SXKD của Công ty TNHH Xây dưng Xuân Quyền............................................................................................................18 2.1.Đặc điểm vềtổchức kinh doanh và quản lý doanh nghiệpởcông ty.......18a. Sơ đồtổchức bộmáy quản lý...................................................................................19b. Chức năng, nhiệm vụcủa các bộphận......................................................................19a.Hình thứckếtoán và phần mềm kếtoán...................................................................22b.Tổchức bộmáy kếtoán.............................................................................................25 2.2. Thực trạng kếtoán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Xây dựng Xuân Quyền......................................................................................................................27 2.2.1 Đặc điểm, phân loại và đánh giá nguyên vật liệu tại công ty.................272.2.2. Kếtoán tăng, giảm nguyên vật liệu tại Công ty TNHH xây dựngXuânQuyền...............................................................................................................29
Tính cấp thiết của đề tài
Trước những biến đổi sâu sắc của nền kinh tế, mức độ cạnh tranh về dịch vụ, hàng hóa giữa các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường trong nước và Quốc tế ngày càng khốc liệt Vì thế mà mỗi doanh nghiệp không những phải tự lực vươn lên trong quá trình sản xuất kinh doanh mà còn phải biết phát huy tối đa tiềm năng của mình để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất Nhận thấy tính quan trọng của việc quản lý tài sản, quản lý dòng tiền và điều hành mọi hoạt động sản xuất của doanh nghiệp
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh mọi sản phẩm vật chất đều được cấu thành từ nguyên vật liệu, nó là yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất Và cũng là mục tiêu chính trong quá trình sản xuất để đem lại lợi nhuận cao nhất, mà muốn thế doanh nghiệp phải làm thế nào để tiết kiệm chi phí một cách tốt nhất Để làm tốt được điều đó việc công tác kế toán nguyên vật liệu phải chặt chẽ và khoa học Đây cũng là công việc quan trọng để dự trữ, quản lý, cung cấp kịp thời nguyên vật liệu cần thiết, nâng cao hiệu quả sử dụng vật tư, tránh thất thoát nguyên vật liệu Điều này giúp cho các doanh nghiệp phát triển, có cơ sở tồn tại và đạt được mục tiêu lợi nhuận tối đa nhất
Xuất phát từ tầm quan trọng nêu trên cùng với kiến thức đã được thu nhận được trong quá trình thực tập tại bộ phận Kế toán của Công ty TNHH Xây Dựng Xuân Quyền nên em quyết định chọn đề tài: “Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Xây Dựng Xuân Quyền ” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu về đề tài kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Xây Dựng Xuân Quyền, em sử dụng 3 phương pháp là phương pháp quan sát, phương pháp nghiên cứu tài liệu, thu thập số liệu và phương pháp phân tích và xử lý để chọn lọc được v những thông tin chính xác và phù hợp với đề tài này
+ Phương pháp quan sát: Đầu tiên em sử dụng phương pháp này để quan sát quy mô công ty, mô hình quản lý công ty và cách mọi người, mọi phòng ban hoạt động và liên kết với nhau để làm quen với môi trường mới Sau đó em quan sát sơ đồ hoạt động, chức vụ và công việc của các anh chị phòng kế toán
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu, thu thập số liệu: Sau khi quan sát được sơ bộ, em tiến hành xem lại tất cả các thông tin trên trang web của Công ty và đọc lại các tài liệu đã được học ở trường về đề tài Sau đó em xem lại những số liệu, chứng từ, báo cáo ở phòng kế toán Từ đó mà em thu thập, chọn lọc số liệu để làm đề tài kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Xây dựng Xuân Quyền
+ Phương pháp phân tích: Cuối cùng, để hoàn thành bài báo cáo tốt nhất, em sử dụng phương pháp này để phân tích tình hình quản lý và sử dụng vật liệu trong công ty từ đó đưa ra các nhận xét về tồn tại và giải pháp với mong muốn Công ty ngày một phát triển mạnh mẽ.
Kết cấu bài viết
Ngoài lời mở đầu, danh mục các bảng biểu và kết luận, kết cấu của khóa luận gồm ba chương:
Chương 1: Lý thuyết kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp xây dựng
Chương 2: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Xây dựng Xuân
Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Xây dựng Xuân Quyền.
LÝ THUYẾT KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG
Đặc điểm chung, công tác quản lý, cách đánh giá, phân loại vật liệu trong doanh nghiệp
1 Đặc điểm chung, công tác quản lý, cách đánh giá, phân loại vật liệu trong doanh nghiệp
1.1 Đặc điểm của vật liệu và yêu cầu quản lý trong doanh nghiệp
1.1.1 Đặc điểm của vật liệu
Nguyên vật liệu là đối tượng lao động doanh nghiệp mua ngoài hoặc tự chế biến, dự trữ, để phục vụ quá trình sản xuất, kinh doanh tạo ra sản phẩm
Các nguyên vật liệu sẽ thay đổi về hình thái, không giữ nguyên được trạng thái ban đầu khi đưa vào sản xuất
Các nguyên vật liệu tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh (một chu kỳ sản xuất kinh doanh)
Toàn bộ giá trị của nguyên vật liệu được chuyển trực tiếp vào sản phẩm, là căn cứ cơ sở để tính giá thành
1.1.2 Phân loại và đánh giá vật liệu 1.1.2.1 Phân loại vật liệu
Vật liệu sử dụng trong các đơn vị doanh nghiệp có rất nhiều loại Mỗi loại nguyên vật liệu đều có những công dụng khác nhau nhưng thông thường kế toán sử dụng một số các tiêu thức sau để phân loại nguyên vật liệu:
Nếu căn cứ theo tính năng sử dụng có thể chia ngyên vật liệu ra thành các nhóm:
Nguyên liệu, vật liệu chính: là đối tượng lao động chính trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp, là các loại nguyên vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất sẽ hình thành thực thể vật chất và thực thể chính của sản phẩm Vì vậy khái niệm của nguyên vật liệu, vật liệu chính gắn liền với các doanh nghiệp sản suất cụ thể Trong các doanh nghiệp sản xuất thương mại và dịch vụ không đặt ra khái niệm vật liệu chính và vật liệu phụ Nguyên liệu, vật liệu chính cũng bao gồm cả nửa thành phẩm mua ngoài với mục tiêu tiếp tục quá trình sản xuất và tạo ra sản phẩm
Vật liệu phụ: là những vật liệu có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất, là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất không cấu thành nên thực thể vật chất của sản phẩm mà có thể phối hợp với nguyên, vật liệu chính làm thay đổi màu sắc, mùi vị,
2 hình dáng bên ngoài, làm tăng thêm chất lượng hoặc giá trị của sản phẩm
Vật liệu phụ cũng có thể được dùng nhằm tạo điều kiện cho quá trình gia công sản phẩm được tiến hành bình thường để phục vụ các yêu cầu công nghệ, kỹ thuật phục vụ cho quá trình sản xuất
Nhiên liệu: Là những thứ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất, kinh doanh tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm diễn ra bình thường Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng như xăng, dầu hoặc thể rắn như các loại than đá và thể khí
Vật tư thay thế: Là các vật tư hoặc phụ tùng sử dụng nhằm thay thế hoặc sửa chữa máy, thiết bị, phụ tùng và phương tiện vận tải, công cụ, dụng cụ sản xuất
Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Là các loại vật liệu và thiết bị sử dụng trong xây dựng cơ bản gồm: gạch, đá, cát, ximăng, sắt thép Đối với thiết bị xây dựng cơ bản gồm cả thiết bị cần lắp và không cần lắp các thiết bị, dụng cụ và vật liệu kết cấu chuyên dùng để lắp vào công trình xây dựng cơ bản như các loại thiết bị cơ điện và cơ khí
Phế liệu: Là các thành phần vật chất mà doanh nghiệp có thể thu lại trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
Trường hợp căn cứ vào nguồn cung cấp kế toán có thể phân loại nguyên vật liệu thành các nhóm khác như:
+ Nguyên, vật liệu mua ngoài là nguyên vật liệu do doanh nghiệp mua ngoài mà có, thông thường mua của nhà cung cấp
+ Vật liệu tự chế biến là vật liệu do doanh nghiệp sản xuất ra và sử dụng như là nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm
+ Vật liệu thuê ngoài gia công là vật liệu mà doanh nghiệp không tự sản xuất, cũng không phải mua ngoài mà thuê các cơ sở gia công
+ Nguyên, vật liệu nhận góp vốn liên doanh là nguyên vật liệu do các bên liên doanh góp vốn theo thỏa thuận trên hợp đồng liên doanh
+ Nguyên, vật liệu được cấp là nguyên vật liệu do đơn vị cấp trên cấp theo quy định
1.1.2.2 Đánh giá vật liệu a Đánh giá nguyên vật liệu nhập kho
Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố cấu thành nên hàng tồn kho, do đó kế toán nguyên, vật liệu phải tuân thủ theo chuẩn mực kế toán hàng tồn kho Hàng tồn kho được tính theo giá gốc, trường hợp giá trị thuần có thể được thực hiện thấp hơn giá trị gốc thì
3 phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất kinh doanh bình thường trừ đi chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ đúng
Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở thời điểm và trạng thái hiện tại Để có thể theo dõi sự biến động của nguyên, vật liệu và tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế có liên quan đến nguyên, vật liệu, doanh nghiệp cần thực hiện việc tính giá nguyên, vật liệu
Tính giá nguyên vật liệu là phương pháp kế toán dùng thước đo tiền tệ để thể hiện trị giá của nguyên, vật liệu nhập - xuất và tồn kho trong kỳ
Theo thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ tài chính Nguyên vật liệu của doanh nghiệp có thể được tính giá theo giá thực tế hoặc giá hạch toán Giá thực tế của nguyên, vật liệu nhập kho được xác định tùy theo từng nguồn nhập, từng lần nhập cụ thể sau:
- Đối với nguyên vật liệu mua ngoài:
Trị giá thực tế của NVL nhập kho
Giá mua ghi trên hóa đơn
+ Chi phí thu mua phát sinh
Các khoản thuế không được hoàn lại
+ Giá mua ghi trên hóa đơn là giá chưa thuế Giá trị gia tăng nếu doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp khấu trừ Nếu doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp trực tiếp thì giá mua là giá đã tính thuế giá trị gia tăng
+ Chi phí thu mua: là các chi phí bốc dỡ, vận chuyển, bảo hiểm,
+ Các khoản giảm trừ: là các khoản giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại, hàng bán trả lại.
- Đối với nguyên vật liệu do doanh nghiệp tự gia công, chế biến:
Trị giá thực tế vật liệu do tự chế biến là trị giá thực tế của vật liệu xuất ra để chế biến và chi phí chế biến
Giá thực tế NVL nhập kho
= Giá thực tế NVL xuất gia công, chế biến
+ Chi phí gia công, chế biến
- Đối với nguyên vật liệu thuê ngoài gia công, chế biến:
Trị giá thực tế vật liệu thuê ngoài gia công nhập lại kho bao gồm trị giá thực tế của vật liệu xuất ra để thuê ngoài gia công, chi phí gia công và chi phí vận chuyển từ kho của doanh nghiệp đối với gia công, và từ nơi gia công về lại kho của doanh nghiệp
Giá thực tế NVL nhập kho
= Giá thực tế vật liệu thuê gia công, chế biến
+ Chi phí gia công, chế biến
+ Chi phí vận chuyển vật liệu gia công
- Đối với nguyên vật liệu nhận góp vốn liên doanh hoặc cổ phần:
Trị giá thực tế nguyên vật liệu nhận góp vốn liên doanh, góp vốn cổ phần là giá thực tế các bên tham gia góp vốn chấp nhận
Giá thực tế NVL nhập kho
= Giá do các bên tham gia xác định
- Đối với nguyên vật liệu do nhà nước cấp, cấp trên cấp hoặc được tặng:
Giá trị thực tế NVL nhập kho Giá trị thị trường tương đương hoặc giá trị ghi trên biên bản bàn giao
- Đối với phế liệu thu hồi:
Giá thực tế NVL nhập kho = Giá ước tính b Đánh giá nguyên vật liệu xuất kho
Theo thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ tài chính gồm có các phương pháp sau:
- Phương pháp tính theo giá thực tế đích danh:
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY
Đặc điểm SXKD và tổ chức quản lý SXKD của Công ty TNHH Xây dưng Xuân Quyền
2.1.Đặc điểm về tổ chức kinh doanh và quản lý doanh nghiệp ở công ty 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty TNHH Xây Dựng Xuân Quyền được thành lập và đi hoạt động vào ngày 13/05/2003 Ngày phê duyệt trên mạng đấu thầu quốc gia vào ngày 14/04/2022 Là công ty có đội ngũ nhân viên nhiều kinh nghiệm, năng động, sáng tạo hoạt động trong các lĩnh vực như: xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng, vận tải hàng hóa bằng đường bộ, bán buôn vật liệu, khai thác đá, cát, sỏi, sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét, hoàn thiện công trình xây dựng, thu phí qua cầu theo hình thức BOT…
Tên Công ty: Công ty TNHH Xây Dựng Xuân Quyền Đại diện pháp luật: NGUYỄN VĂN QUYỀN
Chức vụ: Chủ tịch công ty kiêm giám đốc Trụ sở: Đường Thống Nhất, Xã Gia Lạc, Huyện Gia Viễn, Tỉnh Ninh Bình.
Mã số thuế: 2700276896 Điện thoại:0303831489 - 02293 830 034 Số nhân viên: 200
Email:congtytnhhxuanquyen@.com.vn Công ty hoạt động với những mục tiêu trọng tâm là:
+ Duy trì và phát triển cơ sở vật chất, kĩ thuật, từng bước phát triển hiện đại hóa trang thiết bị, không ngừng nâng cao hiệu quả đầu tư
+ Khai thác và tận dụng triệt để các công trình xây dựng trên địa bàn thành phố + Đảm bảo thực hiện tư vấn cho các công trình lâu dài và giữ uy tín với khách hàng + Đảm bảo đội ngũ cán bộ, kĩ sư lành nghề, giàu kinh nghiệm, đạo đức nghề nghiệp trong sáng, năng động, nhiệt tình, không ngừng sáng tạo, nổ lực xây dựng và phát triển công ty, đưa công ty lên tầm cao mới và vươn xa hơn Định hướng phát triển công ty:
+ Luôn xem trọng việc xây dựng uy tín với khách hàng, thực hiện chế độ ưu đãi với những khách hàng thân thuộc
+ Cố gắng tìm hiểu và tiếp nhận những công trình mới trong địa bàn thành phố và những vùng lân cận
+ Liên tục mở rộng thị trường nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách không ngừng áp dụng từng bước tiến bộ khoa học- kĩ thuật, công nghệ mới vào hoạt động sản xuất kinh doanh góp phần phát triển công ty cũng như phát triển kinh tế xã hội
Cùng với sự phát triển của đất nước, Công Ty TNHH Xây dựng Xuân Quyền luôn đổi mới, chăm lo và đào tạo kĩ thuật, đầu tư về mọi mặt và nâng cao hơn nữa về trình độ và mong muốn được tham gia xây dựng nhiều công trình trên địa bàn để phục vụ khách hàng và nâng cao uy tín trong lĩnh vực xây dựng với phương châm chất lượng, tiến độ, giá cả được khách hàng chấp nhận Chúng tôi muốn tham gia xây dựng công trình
Lĩnh vực: Xây dựng công trình đường bộ; phá dỡ; tư vấn, môi giới, đấu giá quyền sử dụng đất; xây dựng nhà để ở; xây dựng công trình đường sắt
2.1.2 Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức kinh doanh của công ty a Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý b Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận
Giám đốc: Là người đứng đầu trong công ty, đại diện pháp nhân của công ty và chịu trách nhiệm trước Nhà nước và pháp luật về mọi mặt của công ty Có trách nhiệm quản lý tất cả các phòng ban, đưa ra những yêu cầu để các phòng ban thực hiện nhằm mang về lợi ích cho công ty, đảm bảo được quyền lợi và đời sống cho cán bộ công nhân viên toàn công ty
Phòng tài chính kế toán
Phòng kinh tế kế hoạch Phòng pháp chế nhân sự Phòng kỹ thuật vật tư
Phòng tài chính- kế toán:
Làm tốt công tác quản lý tài chính chịu trách nhiệm trực tiếp các vấn đề liên quan về kế toán tài chính, thống kê kinh kế, hạch toán kế toán đúng quy định của pháp luật, báo cáo lên ban giám đốc những vấn đề về tài chính kế toán phát sinh trong doanh nghiệp
Phòng kinh tế kế hoạch:
Làm xây dựng những kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của Công ty Thực hiện công tác báo cáo, thống kê những kế hoạch sản xuất kinh doanh theo kỳ, tổng hợp, phân tích và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, đề xuất các giải pháp thực hiện để hoàn thành kế hoạch sản xuất theo kỳ kế hoạch
Tham gia vào đàm phán và ký kết những hợp đồng kinh tế khi Công ty chỉ định hoặc trúng thầu thi công Tư vấn tham mưu cho Ban Giám đốc trong việc giao nhiệm vụ, ủy quyền thực hiện, ký hợp đồng kinh tế giữa Công ty với các đơn vị trong và ngoài Công ty Là đầu mối quản lý tất cả các hợp đồng kinh tế trong toàn Công ty, thực hiện kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện việc thanh quyết toán và thanh lý các hợp đồng kinh tế, kết cả các hợp đồng với nhà thầu phụ Thẩm định, trình duyệt các định mức, đơn giá đối với các công trình, hạng mục công trình Tư vấn, làm hồ sơ thầu, tham dự đấu thầu đối với các dự án, công trình, hạng mục công trình mà Công ty tham gia đấu thầu Điều hành và quản lý các công trình mà Công ty tham gia thi công sau khi trúng thầu, thanh quyết toán với chủ đầu tư Chịu trách nhiệm trước lãnh đạo và pháp luật về tính trung thực và chính xác của các hồ sơ thầu
Giúp việc cho Ban giám đốc trong công tác xây dựng định hướng chiến lược phát triển thị trưởng của Công ty Tư vấn, soạn thảo các quy định của Công ty trong công tác quản lý, sử dụng và phát triển thương hiệu
Phòng pháp chế nhân sự:
Có chức năng nghiên cứu hoạt động của Công ty theo đúng quy định của pháp luật, hướng dẫn, quản lý doanh nghiệp, tiền lương Thực hiện đúng các chính sách của nhà nước đối với người lao động tham mưu cho Giám đốc trong việc quản lý, bồi dưỡng và đào tạo, quy hoạch và tuyển dụng, phân công lao động cho phù hợp với đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của từng bộ phận, xí nghiệp trong Công ty Có nhiệm vụ lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch hàng năm, hướng dẫn quản lý lao động tiền lương, tổ chức thực hiện
21 nhiệm vụ bảo vệ an toàn người lao động Phối hợp với các phòng liên quan xây dựng tiêu chuẩn cấp bậc công nhân theo quy định của Nhà nước Là bộ phận có cái nhìn công tâm nhất để đánh giá năng lực, kết quả cống hiến và thái độ làm việc của tất cả các cán bộ công nhân viên toàn công ty
Phòng kỹ thuật vật tư:
Chủ trì trong việc lập kế hoạch vật tư , thiết bị phục vụ thi công công trình Tổ chức mua vật tư, thiết bị thi công công trình Tham mưu công tác điều động các phương tiện, thiết bị, vật tư giữa các đơn vị trong công ty Hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị thành viên trong công tác quản lý vật tư thiết bị như lập báo cáo quyết toán ca máy, vật tư, nhiên liệu…
Tham mưu công tác xây dựng Quy định các phương pháp thử nghiệm và kiểm tra chất lượng Kiểm nghiệm nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm
Phối hợp với các phòng nghiệp vụ tham mưu cho Giám đốc về thanh lý tài sản cố định
Lập kế hoạch và quản lý, giám sát công tác kỹ thuật và chất lượng trong các dự án do công ty làm chủ đầu tư và thực hiện
Tham mưu cho Giám đốc hồ sơ thiết kế thi công các công trình phù hợp với năng lực của công ty
Chủ trì tổ chức kỹ thuật thi công các công trình do công ty làm chủ đầu tư và thực hiện
Xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn phù hợp mà Công ty chọn Duy trì hệ thống quản lý chất lượng có hiệu quả Tổ chức đánh giá nội bộ hệ thống quản lý chất lượng nhằm duy trì và cải tiến hệ thống
Chủ trì thực hiện công tác kiểm định chất lượng công trình
Phối hợp với các phòng nghiệp vụ, các đơn vị trực thuộc để làm tham mưu cho Giám đốc lập kế hoạch, danh sách các hạng mục cần sửa chữa, bảo dưỡng duy tu hàng năm, làm cơ sở lập kinh phí cho năm kế hoạch Hàng quý, cùng các phòng, đơn vị trực thuộc kiểm tra xác định khối lượng cho từng công việc để chỉnh sửa kế hoạch quý sau