1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận đề tài nhóm chất lượng chương trình 5s

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Những vấn đề vượt quá phạm vi phòng ban hoặc các giới hạn chức năng có thể được xử lý dễ hơn và các kiến nghị dễ được thực hiện hơn là những gợi ý cá nhân.Tinh thần hợp tác là yếu tố cần

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

MÔN: QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ

Đề tài:

NHÓM CHẤT LƯỢNG- CHƯƠNG TRÌNH 5S

Lớp học phần: Nhóm: 04GVHD:

6 21041061 Bùi Mỹ Phương(NT)

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2023.

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Trang 3

1.1 khái niệm về nhóm chất lượng 5

1.1.1 Sự cần thiết phải có hợp tác trong quản lý chất lượng: 5

1.1.2 Định nghĩa nhóm chất lượng (NCL) 5

1.2 Mục tiêu của nhóm chất lượng 6

1.3 Các ý tưởng cơ bản của hoạt động nhóm chất lượng 8

1.4 Tổ chức hoạt động nhóm chất lượng 8

1.5 Đánh giá hiệu quả hoạt động nhóm chất lượng 10

1.6 Hoạt động ở các nước và những bài học kinh nhiệm 11

1.6.1 Hoạt động nhóm chất lượng ở các nước 11

1.6.2 Những bài học kinh nghiệm 12

2 CHƯƠNG TRÌNH 5S 13

2.1 5S là gì? 13

2.2 Tại sao nên áp dụng 5S? 13

2.2.1 Mục tiêu chính của hoạt động 5S 13

2.2.2 Lợi ích của việc thực hiện 5S 14

2.3 Các bước cơ bản để thực hiện 5S 14

Trang 4

1 NHÓM CHẤT LƯỢNG

1.1 khái niệm về nhóm chất lượng

1.1.1 Sự cần thiết phải có hợp tác trong quản lý chất lượng:

Hầu hết các quá trình được vận hành trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ làm cho chúng vượt quá tầm kiểm soát của bất kỳ cá nhân nào Cách duy nhất để giải quyếtlà sử dụng hình thức hợp tác Việc dùng hình thức hợp tác để giải quyết vấn đề có nhiều lợi thế hơn là để cho cá nhân giải quyết khó khăn 1 cách độc lập Cụ thể, có thể giải quyết được nhiều loại trục trặc hơn, điều này vượt quá khả năng của bất kỳ cá nhân nào, thậm chí bất kỳ một phòng ban nào Trục trặc được trình bày cho nhiều người đa dạng hơn về kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm, đồng thời cách tiếp cận làm cho nhóm viên hài lòng hơn và nâng cao tinh thần của họ Những vấn đề vượt quá phạm vi phòng ban hoặc các giới hạn chức năng có thể được xử lý dễ hơn và các kiến nghị dễ được thực hiện hơn là những gợi ý cá nhân.

Tinh thần hợp tác là yếu tố cần thiết để thực hiện quản lý chất lượng vì nó mang lại sự tin cậy, cải thiện sự giao tiếp giữa các thành viên trong tổ chức.

1.1.2 Định nghĩa nhóm chất lượng (NCL)

Năm 1962, NCL hình thành tại Nhật Bản với mục đích truyền đạt thông tin nhanh hơn tới các quản đốc, đồng thời hướng tới xây dựng 1 môi trường làm việc hoànhảo, trong đó mọi người cùng hợp tác và tìm cách sử dụng hữu ích chất xám của mình.NCL cũng chính là câu trả lời đúng đắn cho 1 đòi hỏi hiển nhiên, đó là cần có sự phê phán để đạt được chất lượng tốt hơn.

NCL là một hệ thống quản lý mang tính tập thể Đó là một nhóm nhỏ những người làm các công việc tương tự hoặc có liên quan, tập hợp lại một cách tự nguyện, thường xuyên gặp gỡ nhau để thảo luận và giải quyết một chủ đề có ảnh hưởng đến công việc hoặc nơi làm việc của họ.

Thường các thành viên của nhóm họp mỗi tuần 1 lần vào những thời điểm đã thỏa thuận trước Tuy vậy, thời gian có thể thay đổi sao cho phù hợp với hoàn cảnh củamỗi tổ chức Điều chủ yếu là:

- Nhóm phải gặp gỡ thường xuyên vào những thời gian cố định.- Sự tham gia của nhóm viên là tự nguyện.

- Mỗi vấn đề không những được phát hiện mà còn phải được điều tra và giải quyết.

1.2 Mục tiêu của nhóm chất lượng

- Tạo môi trường làm việc thân thiện

Too long to read onyour phone? Save

to read later onyour computer

Save to a Studylist

Trang 5

Mục tiêu đầu tiên của chương trình NCL là tạo dựng môi trường làm việc thân thiện, cải thiện hành vi giai tiếp thông qua các hoạt động trao đổi diễn ra thường xuyên, nhờ đó làm thay đổi không khí làm việc của tổ chức, mọi người đều có thái độ thân thiện với nhau.

Hoat động NCL giúp xây dựng tinh thần đồng đội và hỗ trợ nhau cùng phát triển.Trong NCL, chúng ta sẽ học được cách làm việc với người khác, cách đương đầu với những khác biệt về cá tính, cách hiểu những quan điểm khác nhau và cách hợp tác làmviệc vì mục đích chung.

NCL mở rộng hợp tác tạo sự tập trung thống nhất trong tổ chức, giúp loại trừ khái niệm “ chúng tôi” và “họ” tồn tại phổ biến giữa ban lãnh đạo và công nhân NCL là một trong những cách kết nối tất cả mọi người trong tổ chức không phân biệt chức vụ, cấp bậc

Tôn chỉ hoạt động của NCL cho phép mời gọi mọi người trong tổ chức tham dự các cuộc họp NCL, cùng nhóm giải quyết một số phần cụ thể trong vấn đề đang được bàn đến Điều này giúp người ở bộ phận này biết được người thuộc bộ phận khác, cũng như chức năng của bộ phận đó và do đó giản tiếp giúp mọi người xích lại gần nhau Ngoài ra, khi 1 vấn đề được giải quyết xong, những phần thưởng tuyên dương do ban lãnh đạo trao tặng cho nhóm cũng là một cách giúp một số người làm việc ở bộphận khác trong tổ chức biết đến nhóm.

- Huy động nguồn nhân lực

Khi tham gia các hoạt động NCL mọi người sẽ quan tâm hơn đến công việc, họ đi làm trong tâm trạng hưng phấn, họ chờ đón các hoạt động của nhóm.

NCL giúp phát huy nhiều hơn sự hài lòng với công việc và thỏa mãn nhu cầu như“tự khẳng định” của nhân viên Đồng thời hoạt động của NCL giúp tạo nếp nghĩ liên tục cải tiến chất lượng, giảm sai sót.

NCL tạo cơ hội vô hạn cho nhóm viên giải quyết khó khăn, đồng thời khiến họ cảm thấy mình là một phần hữu cơ của tổ chức Khi đó vấn đề xảy ra các thành viên sẽcùng suy nghĩ, đưa ra và áp dụng chính những ý kiến của mình vào việc giải quyết khókhăn.

- Nâng cao trình độ làm việc của nhân viên

Công tác đào tạo, huấn luyện là một trong những nhân tố then chốt của chương trình NCL Mỗi thành viên gia nhập nhóm đều được dành 8 đến 10 giờ huấn luyện nhằm nâng cao hiểu biết, kỹ năng để họ có khả năng tìm ra lời giải cho những vấn đề nảy sinh trong công việc, khả năng sáng tạo, giải quyết khó khăn như: Các kỹ thuật,

Trang 6

công cụ phát triển, khả năng sáng tạo, giải quyết khó khăn như: tấn công não, biểu đồ Pareto, biểu đồ nhân quả, phiếu kiểm tra có thể sử dụng ở mọi nơi nhằm phân tích, giải quyết các bài toán đặt ra Suy rộng hơn, NCL giúp con người trau dồi khả năng và tự thân phát triển đến mức cao nhất.

Tư tưởng NCL là tạo ra một môi trường thoải mái, kích thích sự sáng tạo của conngười Trong hoạt động NCL mọi ý kiến đều được tôn trọng, lắng nghe Thường các giải pháp khả thi lại xuất phát từ những ý tưởng có vẻ lộn xộn lúc ban đầu.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn tổ chức

Cải tiến chất lượng là việc làm thường xuyên, không ngừng Khách hàng luôn đòi hỏi chất lượng tốt hơn và một tổ chức nếu muốn đứng vững trên thương trường phải luôn cố gắng làm cho khách hàng hài lòng.

Hoạt động NCL còn giúp tổ chức giảm lãng phí, nâng cao năng suất lao động Nhiều người thường thêm vào các thao tác thừa nhằm giải quyết các vấn đề tức thời mà không để ý đến hậu quả sau này của nó Tương tự, nhiều nguyên vật liệu bị lãng phí do không ai quan tâm đến giá thành.

Tuy nhiên, nếu chúng ta quyết định hợp tác làm việc và giúp đỡ lẫn nhau, những lãng phí này có thể tránh được Đồng thời, chương trình NCL tạo sự hứng thú với côngviệc và giảm thiểu sự vắng mặt của nhóm viên Điều này giúp nâng cao năng suất lao động, tăng lợi nhuận của tổ chức và tăng thu nhập của nhân viên.

1.3 Các ý tưởng cơ bản của hoạt động nhóm chất lượng

NCL tạo ra môi trường làm việc, trong đó con người được tôn trọng, được tạo điều kiện nâng cao khả năng của mỗi thành viên trong tổ chức để đạt được mục tiêu Vì vậy, hoạt động NCL cũng mang lại lợi nhuận cho tổ chức.

Ý tưởng cơ bản của hoạt động NCL thể hiện ở ba điểm sau:

- NCL cho phép thể hiện và bộc lộ đầy đủ các khả năng của con người và khai thác được những khả năng vô hạn của họ

- NCL phản ánh đầy đủ sự quan tâm đến vai trò con người và tạo lập môi trường làm việc vui vẻ, lành mạnh trên cơ sở tôn trọng con người - NCL đóng góp cho sự cải tiến và phát triển của tổ chức.

Hoạt động của các NCL luôn nhằm mục đích cải tiến công việc tại nơi làm việc Do đó, các nhóm này cần được các nhà quản lý quan tâm, hỗ trợ.

Trang 7

1.4 Tổ chức hoạt động nhóm chất lượng

Hoạt động của nhóm chất lượng bắt đầu sau khi các thành viên học xong khóa huấn luyện dành cho nhóm chất lượng do tổ chức tiến hành Một nhóm nên gồm các thành viên làm cùng một phòng ban, cùng một lĩnh vực Điều chính yếu trong việc thàng lập nhóm là hãy để các thành viên tự quyết định tham gia nhóm nào.

Quá trình hoạt động của nhóm chất lượng bao gồm những bước sau:

Bước 1: Đưa ra các vấn đề

Ở cuộc họp đầu tiên, mỗi nhóm cần xác định tên nhóm, nhóm trưởng cà thư ký Sau khi đã hoàn tất những thủ tục này, các thành viên đưa ra các vấn đề cần giải quyết.Khi chuẩn bị danh sách các vấn đề đưa ra các phương pháp đáng giá, dự kiến những khó khăn

Sau đó, nhóm trưởng sẽ phân công cho các thành viên thu thập dữ liệu Các phương pháp thống kê như bảng điều tra, các đồ thị cần cho hoạt động của nhóm Trong thời gian này, việc thu thập dữ liệu rất quan trọng nó giúp chúng ta loại bỏ những vấn đề không cần thiết Mặc dù những dữ liệu thu thập được còn ở dạng thô và chỉ là dự liệu của một thời gian ngắn nào đó, nhưng nó có thể giúp chúng ta xây dựng biểu đồ Pareto Biểu đồ pareto sẽ cho thấy những dự liệu nào quan trọng và ngược lại, dựa trên phương pháp này các thành viên có thể quyết định nên giải quyết vấn đề nào Sau khi đã xác định vấn đề cần giải quyết, nhóm cần phải xác định rõ mục tiêu cần đạt.

Bước 2: Phân tích vấn đề

Khi vấn đề và mục tiêu đã được xác định, nhóm có thể bắt đầu phân tích với sự giúp đỡ của kỹ thuật công cụ quan trọng là tấn công não và biểu đồ nhân quả Tấn công não là một kỹ thuật thường được sử dụng trong hoạt động NCL Kỹ thuật này được Alex F osborne nêu ra tại mỹ vào 1993 Đây là một kỹ thuật để làm bật ra nhữngsuy nghĩ sáng tạo của mọi người, nhằm tạo ra và làm sáng tỏ một danh mục các ý kiến,vấn đề.

Trước cuộc họp thì người phụ trách nhóm phải thông báo cho tất cả các thành viêchủ đề của cuộc họp để họ có thời gian suy nghĩ chủ đề phải tập trung, rõ ràng đơn giãn và được viết trên một tờ giấy lớn hoặc trên bảng sao cho các thành viên đều có thể đọc được.

Trong cuộc họp, người phụ trách cố gắng tạo ra một không khí nhẹ nhàng và khuyến khích mọi người đưa ra ý kiến, một thành viên được chỉ định là thư ký để ghi lại mọi ý kiến Thu thập được càng nhiều ý kiến càng tốt

Trang 8

Tấn công não kết thúc khi không còn ý kiến nào đưa ra Nhóm sẽ đánh giá các ýkiến để lựa chọn ý kiến phù hợp Thông thường việc đánh giá sẽ được thực hiện bằng cách bỏ phiếu Các thành viên bỏ phiếu cho từng ý kiến, người phụ trách và thư ký ghilại số phiếu cho từng ý kiến.

Để tiến hành tấn công não có hiệu quả, cần lưu ý một số nguyên tắc sau:- Thiết lập và duy trì các qui tắc

- Xác định rõ vấn đề, mục tiêu cần đạt được- Không phê bình chỉ trích các ý kiến- hãy nhìn các vấn đề từ mọi phương diện - Phát triển ý tưởng dựa trên ý tưởng của người khác- Quan tâm đến số lượng ý kiến thu được khi tấn công não- Ghi chép lại tất cả các ý kiến

Bước 3: triển khai cách giải quyết

Khi Nguyên nhân đã được xác minh, các thành viên nhóm phải cùng nhau đề xuất cách giải quyết Hầu hết các thành viên đều phải đương đầu với những vấn đè nàyhằng ngày nên các đề xuất của họ có thể tin cậy được Mỗi cách giải quyết đều có ưu nhược điểm của nó, vì thế các thành viên cần căn nhắc đánh giá các ý tưởng về tính hiệu quả, tính khả thi để chọn giải pháp hợp lý

Đây là giai đoạn quan trọng, có thể kéo dài từ 2 đến 3 tuần hoặc từ 2 đến 3 tháng,không nên khẳng định rằng nhóm có thể hoàn thành dự án trong một khoảng thời gian nhất định nào đó Để duy trì hiệu quả hoạt động của nhóm, có ý kiến cho rằng nên tổ chức các cuộc họp hàng tuần 30 - 40 phút thùy theo tình hình Điều này giúp duy trì mối quan hệ, tạo ra những cách giải quyết mới và giữ được sự hài hòa trong nhóm

Ngoài ra, cần nghĩ đến một hệ thống phòng ngừa tốt để đúc kết những vấn đề cònlại cần được giải quyết trong tương lai Không có một kế hoạch phòng ngừa tốt, cách giải quyết chỉ có hiệu quả trong một khoảng thời gian ngắn, các thành viên cũng phải xem xét tất cả các khía cạnh của vấn đề và xem có thể áp dụng cách giải quyết ở phạm vi, khu vực nào có kết quả làm như vậy sẽ tránh hao tổn các nguồn lực.

Bước 4 : báo cáo với ban lãnh đạo

Báo cáo với lãnh đạo là hình thức quan trọng để công nhận nhóm Sự nỗ lực hết mình cuả các thành viên nhóm chất lượng cần được ban lãnh đạo công nhận để giữ vững nhuệ khí của các thành viên nhóm chất lượng Điều quan trọng nhất là tổ chức sắp xếp trình dự án với ba lãnh đạo như thế nào để đạt được thành công

Bước 5 : Xem xét và theo dõi của ban lãnh đạo

Trang 9

Sau khi trình bày cách giải quyết với ban lãnh đạo, nhiệm vụ của ban lãnh đạo là xem xét kỹ các đề nghị và các cách giải quyết Nhóm chất lượng cần tham khảo ý kiến mọi người từ các phòng ban kỹ thuật, quản lý chất lượng, kỹ thuật sản xuất để đánh giá về kế hoạch, về các cách giải quyết.

1.5 Đánh giá hiệu quả hoạt động nhóm chất lượng

Tổ chức có thể dùng những tiêu chí sau để đáng giá mức độ ảnh hưởng của nhómchất lượng đến tổ chức Những tiêu chí này có thể được mở rộng theo thời gian do có những nhu cầu mới phát sinh.

1 Cải tiến chất lượng2 Sự tham gua 3 Giảm chi phí4 Sử dụng máy móc5 An toàn6 Năng suất

7 Bảo dưỡng máy móc8 Thông tin

9 Cải tiến sản phẩm10 Thái độ

11 Sự bất bình, phàn nàn12 Sự thỏa thuận của khách hàng13 Sự hài lòng về công việc14 Vắng mặt không lý do

Không nên đánh giá hiệu quả hoạt động của nhóm chất lượng chỉ dựa trên kết quả cuối cùng thể hiện bằng đồng tiền bởi vì ở những bộ phận khác nhau, các kết quả có thể khác nhau

Vì vậy, việc đánh giá phải bao gồm các phương pháp công tác của các nhóm chấtlượng, thái độ giải quyết các vấn đề, mực độ khó nhọc và mức độ phối hợp công tác, Dưới đây là một ví dụ minh họa cho phương pháp đánh giá có tính cân nhắc ( điểm):

Trang 10

Phân tích lặp các tình huống 10

Từ ví dụ này ta thấy kết quả chỉ chiếm 10% tổng số điểm

1.6 Hoạt động ở các nước và những bài học kinh nhiệm1.6.1 Hoạt động nhóm chất lượng ở các nước

Từ những năm 1940, ý tưởng về việc công nhân cùng đóng góp ý kiến trách nhiệm vào hoạt động của tổ chức đã được nhiều ông chủ ở nước Mỹ ứng dụng hiệu quả, cuối năm 1940, hãng IBM đã sử dụng các nhóm để giải quyết vấn đề kỹ thuật Lúc bấy giờ khi một trong những máy điện toán đầu tiên còn đang hình thành, nhu cầuvề nó đã lớn đến nỗi người ta phải bắt tay vào sản xuất trước cả lúc công ty kỹ thuật được hoàn chỉnh Những chi tiết máy cuối cùng được thực hiện ngay tại xưởng sản xuất với sự cộng tác của kỹ sư và công nhân Kết quả là đã tạo một mẫu thiết kế hoàn thiện hơn, kỹ thuật sản xuất tốt, rẻ và nhanh hơn Cũng nhờ tham gia vào công tác kỹ thuật mà mỗi công nhân đã tiến bộ nhiều hơn

Cuối những năm 1950, Sidney Rubenstein khởi sự một chương trình với tên gọi “hệ thống quản lý đồng hành’’ - PMS ( Participative Management System) Ý tưởng nàycơ bản giống như nhóm chất lượng

“ Hệ thống quản lý điều hành’’ chỉ dẫn một cách gián tiếp các kỹ thuật tương tự như ở nhóm chất lượng Triết lý của hệ thống cho rằng công nhân là những người am tường hơn ai hết về công việc của họ và có những hiểu biết cần thiết để cải tiến chất lượng đã được sử dụng có hiệu quả

Mặc dù ý tưởng ban đầu về nhóm chất lượng bắt nguồn từ Mỹ nhưng sự kết hợp đúng đắn các yếu tố dẫn đến thành công lại chỉ tồn tại ở Nhật Trong một khoảng thời gian dài, hoạt động NCL được coi là hiện tượng duy nhất của Nhật, nhưng ngày nay sựquan tâm đến chương trình NCL nhày càng tăng ở các nước trên thế giới

1.6.2 Những bài học kinh nghiệm

Ba bài học kinh nghiệm bao trùm dẫn đến hầu hết các thành công của nhóm chất lượng là:

Ngày đăng: 26/05/2024, 06:10

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w