1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thuyết trình cơ sở để có gia đình và điều kiện để có gia đình hạnh phúc

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Chính như thế và chỉ có như thế mớimở được con đường giải phóng hoàn toàn và thật sự cho phụ nữ, mới thủ tiêuđược “chế độ nô lệ gia đình” nhờ có việc thay thế nền kinh tế gia đình cá thể

Trang 1

BỘ NGOẠI GIAOHỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO -**** -

BÁO CÁO THUYẾT TRÌNH

ĐỀ TÀI

CƠ SỞ ĐỂ CÓ GIA ĐÌNH VÀĐIỀU KIỆN ĐỂ CÓ GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC

Giảng viên phụ trách:Tên học phần:Mã học phần:Lớp:

Sinh viên thực hiện:

TS Trần Thị Thu HườngChủ nghĩa xã hội khoa họcFC.003.02

CNXHKH-QHQT50.4_LTNhóm 8

Hà Nội, tháng 04 năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC

I Cơ sở xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ XHCN 2

1 Cơ sở kinh tế - xã hội 2

2 Cơ sở chính trị - xã hội 3

3 Cơ sở văn hóa 4

II Điều kiện để có một gia đình hạnh phúc 4

1 Thế nào là một gia đình hạnh phúc 4

2 Điều kiện để có một gia đình hạnh phúc 5

III Những biến đổi trong quan hệ gia đình 8

1 Sự biến đổi quy mô gia đình 8

2 Sự biến đổi chức năng gia đình 9

3 Sự biến đổi mối quan hệ gia đình (vợ - chồng, cha mẹ - con cái) 10

4 Những sự biến đổi trong tư tưởng, chuẩn mực gia đình truyền thống - hiệnđại 12

IV Liên hệ gia đình với các vấn đề kinh tế chính trị, xã hội, văn hóa 14

1 Liên hệ tầm ảnh hưởng của kinh tế đến gia đình 14

2 Liên hệ gia đình và chính trị 14

3 Liên hệ gia đình và xã hội: 15

4 Liên hệ gia đình và văn hóa 16

V Liên hệ với gia đình trong quan hệ quốc tế 17

Trang 3

I.Cơ sở xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ XHCN

1 Cơ sở kinh tế - xã hội

Cơ sở kinh tế - xã hội để xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủnghĩa xã hội là sự phát triển của lực lượng sản xuất và tương ứng trình độ củalực lượng sản xuất là quan hệ sản xuất mới, xã hội chủ nghĩa Cốt lõi của quanhệ sản xuất mới ấy là chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa đối với tư liệu sản xuấttừng bước hình thành và củng cố thay thế chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sảnxuất Nguồn gốc của sự áp bức bóc lột và bất bình đẳng trong xã hội và gia đìnhdần dần bị xóa bỏ, tạo cơ sở kinh tế cho việc xây dựng quan hệ bình đẳng tronggia đình và giải phóng phụ nữ trong trong xã hội.

V.I.Lênnin đã viết: “Bước thứ hai và là bước chủ yếu là thủ tiêu chế độ tưhữu về ruộng đất, công xưởng và nhà máy Chính như thế và chỉ có như thế mớimở được con đường giải phóng hoàn toàn và thật sự cho phụ nữ, mới thủ tiêuđược “chế độ nô lệ gia đình” nhờ có việc thay thế nền kinh tế gia đình cá thểbằng nền kinh tế xã hội hóa quy mô lớn”.

Xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất là xóa bỏ nguồn gốc gây nên tìnhtrạng thống trị của người đàn ông trong gia đình, sự bất bình đẳng giữa nam vànữ, giữa vợ và chồng, sự nô dịch đối với phụ nữ.Bởi vì sự thống trị của ngườiđàn ông trong gia đình là kết quả sự thống trị của họ về kinh tế, sự thống trị đótự nó sẽ tiêu tan khi sự thống trị về kinh tế của đàn ông không còn Dưới gócnhìn của Ăngghen, gốc rễ của sự áp bức đối với phụ nữ nằm ở chế độ tư hữu Dođó, ông nhận định rằng phụ nữ sẽ được giải phóng khi mà chế độ tư hữu bị xóabỏ Sự biến đổi của chế độ tư hữu sang chế độ công hữu sẽ mang lại một mốiquan hệ tự do hơn rất nhiều do ở đó sẽ không còn sự phụ thuộc của nữ giới vàonam giới Ăngghen tin rằng việc giải phóng phụ nữ phụ thuộc vào một số điềukiện bao gồm việc tạo cơ hội cho toàn bộ phụ nữ tham gia vào quá trình sảnxuất, sự biến đổi lao động nội trợ thành một ngành công nghiệp xã hội, và sự xãhội hóa giáo dục và chăm sóc trẻ em Xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuấtđồng thời cũng là cơ sở để biến lao động tư nhân trong gia đình thành lao độngxã hội trực tiếp, người phụ nữ dù tham gia lao động xã hội hay tham gia laođộng gia đình thì lao động của họ đóng góp cho sự vận động và phát triển, tiếnbộ của xã hội Như Ph.Ăngghen đã nhấn mạnh: “Tư liệu sản xuất chuyển thànhtài sản chung, thì gia đình cá thể sẽ không còn là đơn vị kinh tế của xã hội nữa.Nền kinh tế tư nhân biến thành một ngành lao động xã hội Việc nuôi dạy concái trở thành công việc của xã hội” Do vậy, phụ nữ có địa vị bình đẳng với đànông trong xã hội Xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất cũng là cơ sở làm cho

Trang 4

hôn nhân được thực hiện dựa trên cơ sở tình yêu chứ không phải vì lý do kinh tế,địa vị xã hội hay một sự tính toán nào khác.

2 Cơ sở chính trị - xã hội

Cơ sở chính trị để xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xãhội là việc thiết lập chính quyền nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dânlao động, nhà nước xã hội chủ nghĩa Trong đó, lần đầu tiên trong lịch sử, nhândân lao động được thực hiện quyền lực của mình không có sự phân biệt giữanam và nữ Việt Nam chúng ta thiết lập chế độ dân chủ cộng hòa sau Cách mạngtháng 8 năm 1945, sau đó thì Hiến pháp 1946 ra đời, đã ban bố quyền tự do dânchủ, quyền bầu cử ứng cử không hề phân biệt tôn giáo, nam nữ, dân tộc Bìnhđẳng trong xã hội là cơ sở của bình đẳng trong gia đình.

Nhà nước cũng chính là công cụ xóa bỏ những luật lệ cũ kỹ, lạc hậu, đènặng lên vai người phụ nữ đồng thời thực hiện việc giải phóng phụ nữ và bảo vệhạnh phúc gia đình.Việc thực hiện thành công giải phóng phụ nữ trong Cáchmạng Tháng Mười Nga, từ lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh là cơ sở quan trọng để Đảng ta đề ra những quan điểm, chủ trương, Nhànước đề ra đường lối, chính sách pháp luật về giải phóng phụ nữ, về bình đẳnggiới Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lí, lãnh đạo nhằmtừng bước gảam dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị; nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực nữ, từng bước bảo đảm sự tham gia bình đẳng giữa namvà nữ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo;Bảo đảm bình đẳng giới trong lĩnh vựcvăn hóa và thông tin; Bảo đảm bình đăng giới trong đời sống gia đình, từngbước xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới…Như V.I.Lênin đã khẳng định: “Chínhquyền xô viết là chính quyền đầu tiên và duy nhất trên thế giới đã hoàn toàn thủtiêu tất cả pháp luật cũ kỹ, tư sản, đê tiện, những pháp luật đó đặt người phụ nữvào tình trạng không bình đẳng với nam giới, đã dành đặc quyền cho nam giới…Chính quyền xô viết, một chính quyền của nhân dân lao động, chính quyền đầutiên và duy nhất trên thế giới đã hủy bỏ tất cả những đặc quyền gắn liền với chếđộ tư hữu, những đặc quyền của người đàn ông trong gia đình…”.

Nhà nước xã hội chủ nghĩa với tính cách là cơ sở của việc xây dựng gia đìnhtrong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thể hiện rõ nét nhất ở vai trò của hệthống pháp luật, trong đó có Luật Hôn nhân và Gia đình cùng với hệ thống chínhsách xã hội đảm bảo lợi ích của công dân, các thành viên trong gia đình, đảmbảo sự bình đẳng giới, chính sách dân số, việc làm, y tế, bảo hiểm xã hội… Hệthống pháp luật và chính sách xã hội đó vừa định hướng vừa thúc đẩy quá trình

Trang 5

hình thành gia đình mới trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội Chừng nàovà ở đâu, hệ thống chính sách, pháp luật chưa hoàn thiện thì việc xây dựng giađình và đảm bảo hạnh phúc gia đình còn hạn chế.

3 Cơ sở văn hóa

Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, cùng với những biến đổi căn bảntrong đời sống chính trị, kinh tế, thì đời sống văn hóa, tinh thần cũng khôngngừng biến đổi Những giá trị văn hóa được xây dựng trên nền tảng hệ tư tưởngchính trị của giai cấp công nhân từng bước hình thành và dần dần giữ vai trò chiphối nền tảng văn hóa, tinh thần của xã hội, đồng thời những yếu tố văn hóa,phong tục tập quán, lối sống lạc hậu do xã hội cũ để lại từng bước bị loại bỏ Vídụ như Trọng nam khinh nữ, tư tưởng phụ quyền gia trưởng của người đàn ôngtrong gia đình, những tư tưởng này đã ăn sâu vào tiềm thức của con ngườitrong xã hội cũ, cần thời gian để thay đổi và cải thiện bằng các kiến thức mớinhư LuậtHônnhânvàgiađìnhnăm2014,LuậtPhòngchốngbạolựcgiađình2022, LuậtBìnhđẳnggiớiđượcQuốchộithôngquangày29/11/2006vàcóhiệulựcngày01/07/2007.

Sự phát triển hệ thống giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ góp phầnnâng cao trình độ dân trí, kiến thức khoa học và công nghệ của xã hội, đồng thờicũng cung cấp cho các thành viên trong gia đình kiến thức, nhận thức mới, làmnền tảng cho sự hình thành những giá trị, chuẩn mực mới, điều chỉnh các mốiquan hệ gia đình trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Thiếu đi cơ sở văn hóa, hoặc cơ sở văn hóa không đi liền với cơ sở kinh tế,chính trị, thì việc xây dựng gia đình sẽ lệch lạc, không đạt hiệu quả cao.

II Điều kiện để có một gia đình hạnh phúc

1 Thế nào là một gia đình hạnh phúc.

Gia đình là một tập thể những người cùng chung sống, gắn bó với nhau quanhững mối quan hệ tình cảm, hôn nhân, nuôi dưỡng, hay giáo dục Những ngườitrong gia đình có thể có liên quan đến nhau về huyết thống hoặc không Chẳnghạn như trường hợp nàng dâu sau khi lấy chồng, hoặc những trường hợp nhậnnuôi

Thực ra quan niệm về hạnh phúc gia đình của mỗi người rất khác nhau Sẽ cóngười cho rằng một gia đình hạnh phúc cần có điều kiện vật chất đầy đủ, thậmchí là dư dả thì cuộc sống mới vui vẻ hạnh phúc Lại có người cho rằng một gia

Trang 6

đình hạnh phúc không nhất thiết đòi hỏi vấn đề kinh tế tài chính, chỉ cần mọingười yêu thương nhau là đủ hạnh phúc rồi.

Với những quan niệm khác nhau như trên, có thể đưa ra một khái niệm tổng quátvề hạnh phúc gia đình như sau: Một gia đình hạnh phúc là nơi mỗi thành viêncảm thấy yêu thương, được tôn trọng và được chia sẻ niềm vui cũng như gánhnặng trong cuộc sống hàng ngày Ở trong một gia đình hạnh phúc, có sự hiểubiết và hỗ trợ lẫn nhau, không gian cho sự phát triển cá nhân và sự thăng tiếnchung của mỗi thành viên Gia đình này cũng có khả năng giải quyết mâu thuẫnmột cách hòa bình và xây dựng mối quan hệ vững chắc dựa trên lòng tin và sựchia sẻ Hơn nữa, gia đình hạnh phúc thường có không gian cho sự gắn kết, dànhthời gian chất lượng cùng nhau và tạo ra những kỷ niệm đáng nhớ.

2 Điều kiện để có một gia đình hạnh phúc.

- Sự hài lòng về tài chính, đời sống vật chất.

Hiện tại, ở thế kỷ XXI, ‘một túp lều tranh, hai trái tim vàng’ khó có thể xâydựng được một gia đình hạnh phúc bởi tài chính đóng một vai trò quan trọngtrong việc nuôi dưỡng và chăm sóc người thân yêu Không chỉ thể hiện về mặttình cảm, mà vật chất cũng là chất xúc tác và thúc đẩy, tạo những điều kiện tốtnhất cho thành viên trong gia đình Được chăm sóc sức khỏe thường xuyên,được học tập và phát triển bản thân ở những môi trường tốt nhất,… tạo nênhạnh phúc Sự đầy đủ về mặt vật chất và sự hạnh phúc về mặt tinh thần là haiđiều tối thiểu nhưng cũng vô cùng khó để có thể đạt được sự hài hòa trong giađình Vậy nên, đây không phải là thực dụng, đây là sự thật Có tài chính, kinh tếổn định chính là cánh cửa đưa đến tương lai tươi sáng hơn.

- Sự hài lòng và thấu hiểu, bao dung tính cách mỗi cá nhân trong giađình.

Thấu hiểu tính cách và khả năng của những thành viên là một trong nhữngyếu tố quan trọng và cơ bản để xây dựng một gia đình hạnh phúc Thấu hiểu làlúc chúng ta có khả năng đồng cảm và cảm thông với những cảm xúc, suy nghĩ,và mong muốn của những người khác trong gia đình.

Thấu hiểu cũng giúp chúng ta tạo ra môi trường giao tiếp tốt hơn, từ đó cùngnhau giải quyết các vấn đề, xung đột một cách hiệu quả và ý thức hơn Nắmvững tình hình và cảm nhận được những gì đang diễn ra trong lòng nhau, chúngta có khả năng đưa ra quyết định tốt hơn và hỗ trợ nhau trong mọi khía cạnh.Đây là nền tảng giúp xây dựng niềm tin và sự tôn trọng lẫn nhau Khi người

Trang 7

trong gia đình cảm thấy được thấu hiểu và chấp nhận, họ cảm thấy thoải mái đểchia sẻ, mở lòng và cố gắng hơn

- Tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau.

Tin tưởng và tôn trọng là nền tảng của mọi mối quan hệ, không chỉ trong giađình, mà còn trong tình yêu, công việc và đời sống Khi chúng ta tin tưởng vàtôn trọng nhau, chúng ta tạo nên một môi trường an toàn và chân thật, nơi màmỗi người có thể tự do thể hiện bản thân và bày tỏ ý kiến.

Đồng thời, đây cũng là những dấu hiệu quý giá của sự yêu thương và quantâm Khi chúng ta tôn trọng nhau, chúng ta đối xử với nhau một cách công bằng,cho mọi thành viên trong gia đình cảm thấy có giá trị và đáng quý Tương tự vớisự tin tưởng, điều này giúp chúng ta cảm nhận được sự an toàn và yên bìnhtrong tình yêu của người thân, từ đó xây dựng mối quan hệ vững chắc và bềnvững.

Sự thiếu niềm tin và tôn trọng sẽ dẫn đến rất nhiều vấn đề trong cuộc sống,trong đó có cãi vã, có hờn giận và có những lời nói sát thương Trong cuộc sống,không hiếm gặp những gia đình ‘trọng nam khinh nữ’ – nơi người phụ nữ bị chìchiết, không có tiếng nói Hay có thể gặp những gia đình áp đặt – nơi bố mẹ bắtbuộc con cái làm theo điều mình muốn Đấy chắc chắn là những mối quan hệ giađình lỏng lẻo nhất và không phải nền tảng để phát triển một cuộc sống, gia đìnhhạnh phúc.

- Sự quan tâm, chăm sóc lẫn nhau.

Sự quan tâm và chia sẻ tạo nên sự kết nối bền chặt giữa các thành viên tronggia đình Cuộc sống hiện đại với nhịp sống bận rộn thường khiến chúng ta dễ bỏqua việc dành thời gian để cùng nhau trò chuyện, chia sẻ và tâm sự Cha mẹthường bận rộn với công việc, điều này có thể khiến các con cảm thấy bị bỏ rơi,cô đơn và lạc lõng.

Để xây dựng một gia đình hạnh phúc, hãy sắp xếp công việc sao cho dànhthời gian nhiều hơn để tương tác và quan tâm đến các thành viên trong gia đình.Những bữa ăn tối, buổi đi dạo, hoặc một chuyến du lịch cùng nhau sẽ giúp giađình gắn kết hơn Bên cạnh đó, cùng nhau tham gia các hoạt động giải trí, thểthao, hay đơn giản là ngồi lại và nói chuyện cũng là cách tốt để mọi người hiểuvà yêu thương nhau nhiều hơn.

Khi mỗi thành viên trong gia đình cảm nhận được sự quan tâm và chia sẻ từnhững người thân yêu, họ sẽ cảm thấy được ủng hộ và yên lòng Gia đình sẽ trở

Trang 8

nên gắn kết và mạnh mẽ hơn trong mọi thử thách của cuộc sống Điều quantrọng là luôn dành thời gian chất lượng để tạo dựng những kỉ niệm đáng nhớ.

- Làm tròn nghĩa vụ và bổn phận trong gia đình.

Làm tròn trách nhiệm của bản thân trong gia đình là điều quan trọng để xâydựng một môi trường hạnh phúc và hài hòa Mỗi thành viên trong gia đình đềucó trách nhiệm trong việc đóng góp tích cực vào sự phát triển của gia đình mình.Đầu tiên, cha mẹ cần đảm nhận trách nhiệm dẫn đường, hướng dẫn và địnhhình những giá trị cốt lõi cho con cái Họ nên là tấm gương mẫu mực về lòng tửtế, trung thực và đạo đức, từ đó truyền cảm hứng cho con cái hướng tới sự hoànthiện bản thân Cha mẹ cũng nên tạo những điều kiện tốt nhất để con phát triểndựa trên năng lực Nhờ đó, còn cái sẽ cảm nhận được sự yêu thương và niềm vuitrong việc họ đang làm.

Con cái cũng phải nhận thức và thể hiện trách nhiệm trong việc chăm sóc bảnthân và hỗ trợ gia đình Học tập chăm chỉ, thể hiện lòng biết ơn và tôn trọng đốivới cha mẹ, và tham gia hoạt động gia đình là những cách thể hiện sự tráchnhiệm của con.

Hơn hết, việc mọi thành viên trong gia đình đóng góp và hoàn thành nhữngphần việc của bản thân như việc ghép hình thành một bức tranh hoàn chỉnh Cầnphải có sự xuất hiện của những mảnh ghép thì bức tranh mới hoàn thiện!

- Dành thời gian chung cũng như tôn trọng không gian riêng của nhau.

Dành thời gian chung giúp gia đình gắn kết hơn, tạo ra cơ hội để giao tiếp,chia sẻ và tạo ra những kỷ niệm đáng nhớ Qua việc chia sẻ thời gian cùng nhau,các thành viên trong gia đình có thể tạo ra sự hiểu biết sâu sắc hơn về nhau vàxây dựng mối quan hệ mạnh mẽ hơn Đồng thời, thời gian chung cũng tạo ra cơhội để hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động hàng ngày và khuyến khích sự pháttriển cá nhân.

Tôn trọng không gian riêng của nhau là điều quan trọng để mỗi thành viêntrong gia đình có không gian cá nhân để nghỉ ngơi, phát triển bản thân và thểhiện cá nhân tích cực Việc tôn trọng không gian riêng của nhau giúp tạo ra sự tựdo và sự tự chủ, đồng thời giúp tránh xa những xung đột không cần thiết Mỗithành viên trong gia đình cần có không gian riêng để thể hiện bản thân và cảmthấy được tôn trọng và đánh giá.

Giữa vợ và chồng cần có sự quan tâm, chăm sóc và hy sinh – đây là hạnhphúc đơn sơ nhưng rất quan trọng Nếu một người hạn chế người kia quá nhiều,

Trang 9

quan tâm quá mức thì sẽ khiến họ cảm thấy không có tự do Thay đổi bản thânđể thỏa mãn ý muốn của đối phương, mất đi sự độc lập để gìn giữ tình cảm, điềunày nhiều khi sẽ gây phản tác dụng.

Thật ra có không gian độc lập sẽ giúp các mối quan hệ tình cảm được ổnđịnh Có những bậc phụ huynh thường quên mất điều này, quá mức quan tâmyêu thương con cái khiến những đứa con cảm thấy “ngạt thở”.

Mỗi cá nhân sẽ có khoảng thời gian riêng để đi học, đi làm, sinh hoạt cánhân,… Tuy nhiên thì để có một gia đình hạnh phúc bạn cũng cần phải dành thờigian cho gia đình dù ít, dù nhiều Dù bạn đóng vai trò gì trong gia đình thì cũngđều phải đảm bảo bổn phận và nghĩa vụ của mình với gia đình ấy Bởi nếu cácthành viên không giữ đúng bổn phận của mình thì gia đình sẽ không còn gắn kết,không có sự tôn trọng lẫn nhau.

III Những biến đổi trong quan hệ gia đình

1 Sự biến đổi quy mô gia đình

Gia đình ở Việt Nam ngày nay đang trải qua một quá trình chuyển biến từ môhình truyền thống sang “gia đình đơn” (gia đình hạt nhân): Quy mô ngày

càng thu nhỏ và số thành viên giảm đi Trước đây, gia đình truyền thống thườngbao gồm nhiều thế hệ cùng sống dưới một mái nhà >< Hiện nay, mô hình gia

đình thường chỉ có hai thế hệ chính: cha mẹ và con cái Số lượng con trong

mỗi gia đình cũng ít hơn so với trước, thường chỉ từ 1 đến 2 con, cá biệt còn sốít gia đình đơn thân, nhưng phổ biến nhất vẫn là loại gia đình hạt nhân quy mônhỏ.

Quy mô gia đình Việt Nam ngày càng được thu nhỏ, đáp ứng những nhu cầu

và điều kiện thời đại mới đặt ra: Cuộc sống riêng tư của con người được tôntrọng hơn, tránh được những mâu thuẫn trong đời sống gia đình truyềnthống, nơi chênh lệch về tuổi tác dẫn đến khác nhau về tâm lý, tư tưởng, quan

điểm sống dễ dẫn đến việc các thành viên trong gia đình khó hiểu nhau và gâyxung đột.

VD: Trong một gia đình truyền thống, các thế hệ có thể có quan điểmkhác nhau về việc định hướng mục tiêu nghề nghiệp cho các thành viên.Thế hệ cũ có thể ủng hộ việc chọn nghề nghiệp ổn định như sư phạm hoặckinh doanh, trong khi giới trẻ có thể mong muốn theo đuổi những sở thíchcá nhân, thậm chí là những lĩnh vực mới mẻ như nghệ thuật, công nghệhoặc sáng tạo Sự không hiểu biết và sự bất đồng quan điểm này có thể

Trang 10

dẫn đến áp lực và xung đột trong gia đình Trái ngược với gia đình truyềnthống, mỗi thành viên trong gia đình hạt nhân có thể tập trung vào việcphát triển bản thân và theo đuổi mục tiêu nghề nghiệp của mình mà khôngcần phải lo lắng về sự can thiệp hoặc ý kiến từ nhiều người khác.

Gia đình hạt nhân thường có thể tạo ra một môi trường tự chủ và tự docho mỗi thành viên, giúp họ phát triển cá nhân và thể hiện bản thân một cách

độc lập.

Tuy nhiên, một số điểm yếu của gia đình hạt nhân có thể bao gồm:

+ Gia đình hạt nhân thường thiếu sự đa dạng và sự hỗ trợ mà các thế hệkhác nhau có thể mang lại Điều này có thể gây ra cảm giác cô đơn và áplực cho các thành viên.

+ Trong trường hợp khẩn cấp hoặc khi cần sự hỗ trợ, gia đình hạt nhân cóthể gặp khó khăn trong việc giải quyết tình huống và ổn định do thiếu sựhỗ trợ, thiếu sự đa dạng trong quan điểm và kinh nghiệm, do không có sựgóp ý từ nhiều thế hệ và nguồn lực khác nhau.

2 Sự biến đổi chức năng gia đình

- Chức năng tái sản xuất ra con người:

Trong xã hội truyền thống, nhu cầu về con cái của gia đình: đông con, nhiềucháu càng tốt và nhất thiết phải có con trai >< Hiện nay, đặc biệt một số ngườikhông còn coi trọng việc nhất thiết phải có con Cùng với sự tiếp nhận văn hóaphương Tây cộng với quyền cá nhân ngày càng được pháp luật bảo vệ, ngườiphụ nữ còn có quyền quyết định việc kết hôn và có con.

Nguyên nhân: áp lực của cuộc sống công nghiệp, công việc, kinh tế giađình… làm xuất hiện xu hướng kết hôn muộn, sinh con muộn, sinh ít và khôngmuốn sinh con ngày càng gia tăng (đặc biệt là trong showbiz).

VD: Khởi My và Kelvin Khánh đã từng tuyên bố không muốn sinh con đểtận hưởng cuộc sống của họ Họ cho biết họ đang rất hạnh phúc và khôngcó ý định sinh em bé trong tương lai gần Kết hôn vào cuối năm 2017, chođến nay, Khởi My và Kelvin Khánh vẫn giữ một cuộc sống vợ chồng son,khá im ắng về sự nghiệp mà dành nhiều thời gian cùng nhau tận hưởngcuộc sống Thậm chí trong một buổi giao lưu với fan, có người bày tỏmong muốn Khởi My - Kelvin Khánh sớm có con Ngay sau đó, cặp đôinày đã thẳng thắn cho biết, họ không có ý định sinh em bé mà sẽ ở như

Ngày đăng: 25/05/2024, 22:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w