TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM.BÀI TIỂU LUẬN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Đề tài 4: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Marx – Lenin, tư tưởng Hồ Chỉ Minh với ph
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM.
BÀI TIỂU LUẬN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Đề tài 4: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Marx – Lenin, tư tưởng Hồ Chỉ Minh với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Sinh viên hiện nay cần làm gì để thể hiện lòng yêu nước của mình?
Họ & Tên Sinh Viên: Đỗ Quốc Khánh
Mã Sinh Viên: 1451020122 Khoa: Công Nghệ Thông Tin Lớp: CNTT 14-05 Giáo Viên hướng dẫn: Th.s Nguyễn Thị Đăng Thu
Hà Nội 10-2021
Trang 2Mục Lục
Lời mở đầu 1
Chương I Bối cảnh và nguyên nhân cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam 2
I Bối cảnh lịch sử trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời 2
1 Tình hình thế giới 2
2 Giai cấp vô sản và phong trào cách mạng, giải phóng 3
3 Tình hình Việt Nam trước sự ra đời của Đảng 4
II Nguyên nhân cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam 5
1 Nguyên nhân khách quan 5
2 Nguyên nhân chủ quan 6
Chương II Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là cấu thành của Chủ nghĩa Marx – Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh với Phong trào công nhân và phong trào yêu nước 7
I Nguyễn Ái Quốc, quá trình tìm thấy con đường giải phóng và truyền bá vào Việt Nam 7
1 Quá trình đến với Chủ nghĩa Marx – Lenin 7
2 Quá trình truyền bá con đường giải phóng dân tộc vào Việt Nam 8
3 Vai trò của Chủ nghĩa Marx – Lenin với sự ra đời của Đảng 11
II Phong trào công nhân Việt Nam 12
1 Khái quát về giai cấp công nhân 12
2 Phong trào công nhân Việt Nam, sự phát triển trở thành giai cấp lãnh đạo Cách mạng 13
3 Giai cấp công nhân trong tiến trình cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng 15
III Phong trào yêu nước ở Việt Nam 17
1 Sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử 17
2 Các phong trào yêu nước giải phóng dân tộc theo các khuynh hướng khác nhau 19
3 Ý nghĩa của các phong trào yêu nước trong lịch sử 21
Chương III Sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và liên hệ tới hiện tại 22
I Vai trò, ý nghĩa sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam 22
1 Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam 22
2 Ý nghĩa sự ra đời của Đảng 22
II Liên hệ với tình hình xã hội hiện tại 23
III Liên hệ bản thân 24
Tổng kết 26
Trang 3Lời mở đầu.
Hiện nay, Đảng Cộng Sản Việt Nam đang là chính đảng của Việt Nam Theo Cương lĩnh và Điều lệ chính thức hiện nay, Đảng ta là đại diện của giai cấp vô sản bao gồm công, nông dân và tầng lớp lao động của tất cả các dân tộc Được sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện bởi vị lãnh tụ vĩ đại của cả dân tộc – Chủ tịch Hồ Chí Minh Chín thập kỷ đã qua kể từ ngày thành lập, lấy Chủ nghĩa Marx – Lenin và
Tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta qua nhiều
sự kiện quan trọng của lịch sử nước nhà như Cách mạng Tháng Tám năm 1945, thành công xóa bỏ hoàn toàn chế độ thực dân phong kiến, đánh đuổi quân xâm lược, hoàn thành sứ mệnh giải phóng dân tộc, lập nên Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa (mà hiện nay là Nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam) Nếu gọi sự lãnh đạo của Đảng là đường lối dẫn nhân dân ta qua vô vàn sự kiện quan trọng trong công cuộc giành độc lập thì Chủ nghĩa ái quốc hay còn được gọi là lòng yêu nước của dân tộc ta lại chính là sợi chỉ đỏ liên kết và bảo tồn dân tộc Việt suốt theo chiều dài của 4000 năm lịch sử hào hùng với biết bao lần bị xâm lược Không giống như Phật giáo, Nho giáo và các đạo giáo du nhập từ các nước khác vào, lòng yêu nước xuất phát từ trong mỗi con dân đất Việt, là thứ luôn chảy trong huyết quản, tồn tại trong từng hơi thở, giọt mồ hôi, nói lên tình cảm của con người Việt Nam với quê hương xứ sở, là cấu thành cơ bản nhất cho sự đoàn kết của mọi miền Tổ quốc Tinh thần này không những không mai một mà ngày càng vững chắc qua từng lần đấu tranh chống xâm lược từ ngày lập quốc đến hiện đại Trước thềm dịch bệnh Covid 19 đang biến hóa phức tạp, khôn lường, lây lan với tốc độ nhanh chóng Tình hình dịch bệnh kéo dài dẫn đến tình trạng phải giãn cách trong suốt thời gian dài đã khiến các ngành sản xuất bị đình trệ do công nhân không thể đi làm, nền kinh tế sụt giảm nặng nề (GDP trong 6 tháng giãn cách vừa qua được ghi nhận là thấp nhất trong 10 năm trở lại đây), hệ thống y tế nước ta đã quá tải, Để chấm dứt tình trạng này thì cần phải có công cuộc chống dịch triệt để Cách mạng, kháng chiến, xây dựng đất nước hay ở đây là chống dịch thì cũng cần
có hai yếu tố quyết định là sự tổ chức, lãnh đạo và tinh thần đoàn kết, đồng lòng ủng hộ toàn dân mà hạt nhân là lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, khát vọng phát
triển Chứng minh điều ấy là lý do em chọn đề tài: “Đảng Cộng sản Việt Nam ra
đời là sự kết hợp của Chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Mịnh với phong trào công nhân và phong trào yêu nước? Sinh viên hiện nay cần làm gì để thể hiện lòng yêu nước của mình?”.
1
Trang 4Chương I Bối cảnh và nguyên nhân cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
I Bối cảnh lịch sử trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
1 Tình hình thế giới.
Vào khoảng giữa thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX, thế giới có nhiều biến động, đặc biệt là ở khu vực châu Mỹ và Châu Âu “Tây Âu thực dân và Đông
Âu hùng cường” là miêu tả ngắn gọn nhất cho tình hình Châu Âu lúc bấy giờ Dưới thời đại Lý tính dẫn đến cách mạng khoa học, Châu Âu đã phát triển vượt bậc so với thế giới về mọi mặt, đặc biệt là về công nghiệp
Đời sống kinh tế - xã hội tiếp tục có nhiều chuyển biến khi Chủ nghĩa tư bản ở những khu vực này chuyển giao nhanh từ giai đoạn cạnh tranh tự do sang độc quyền Chủ nghĩa Đế Quốc hay Chủ nghĩa thuộc địa là những từ ngữ được
sử dụng để miêu tả giai đoạn này khi mà các nước tư bản phát triển này bắt đầu đẩy mạnh quá trình xâm chiếm và nô dịch, thực dân hóa các nước nhỏ hơn ở các châu lục, khu vực khác như châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latin, với mục đích là khai thác tài nguyên và biến các quốc gia này thành thuộc địa của các nước đế quốc
Một điển hình ở đây là “Đế quốc mặt trời không bao giờ lặn” – Đế quốc Anh, phần lãnh thổ chiếm được ở khoảng thời gian cực thịnh năm 1920 lên đến 24% diện tích đất đai của toàn bộ thế giới Việc trở thành Đế quốc lớn nhất lịch
sử nhân loại cũng đã khiến tiếng Anh trở thành một trong 5 ngôn ngữ quốc tế (các ngôn ngữ khác bao gồm tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Tây Ba Nha, tiếng Ả Rập cũng đều là ngôn ngữ đến từ những đế quốc hùng mạnh trong khoảng thời gian này) và đến hiện tại, tiếng Anh vẫn là ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất trên thế giới
2
Trang 52 Giai cấp vô sản và phong trào cách mạng, giải phóng.
Trước bối cảnh đó, không cam chịu sự bị áp bức, nhân dân của nhiều vùng thuộc địa đã đứng lên đấu tranh nhằm tự giải phóng bản thân khỏi ách thực dân, khỏi sự đô hộ từ các đế quốc Phong trào này đã tạo thành một làn sóng giải phóng dân tộc mạnh mẽ, quét qua và lan tỏa khắp các thuộc địa mà đặc biệt là ở khu vực châu Mỹ Latin Cùng với đó thì phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại chế độ tư bản chủ nghĩa, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa trở thành một bộ phận quan trọng trong cuộc chiến đấu tranh chống tư bản, thực dân chung Các cao trào đấu tranh giải phóng dân tộc
nổ ra ở các nước Châu Á đầu thế kỷ XX cũng phát triển rộng rãi, tác động mạnh mẽ đến phong trào yêu nước Việt Nam nói riêng và các nước thuộc địa nói chung
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 đã làm biến đổi sâu sắc tình hình thế giới Không chỉ có ý nghĩa to lớn khi trực tiếp trở thành động lực cho các cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản và thể chế Tư bản chủ nghĩa mà chiến thắng này còn tác động mạnh mẽ đến các phong trào giải phóng dân tộc ở các thuộc địa
Tháng 3/1919, Quốc tế Cộng sản do V.I Lenin đứng đầu, được thành lập
và trở thành bộ tham mưu chiến lược, tổ chức chiến đấu, lãnh đạo phong trào cách mạng vô sản thế giới Tổ chức này đã giúp các cuộc cách mạng vô sản có những chính sách, chiến lược và định hướng phù hợp Không chỉ vậy, Quốc tế Cộng sản còn giúp đỡ, tham gia đưa ra hướng giải quyết cho các vấn đề dân tộc
và thuộc địa, chỉ đạo các phong trào giải phóng dân tộc Với những nghiên cứu nhằm hoàn thiện chiến lược, sách lược về vấn đề thuộc địa và vấn đề dân tộc, cùng với việc tiến hành truyền bá tư tưởng cách mạng vô sản, Quốc tế Cộng sản đã thúc đẩy mạnh mẽ phong trào đấu tranh ở nhiều khu vực đi theo khuynh hướng vô sản
3
Trang 6Đại hội II của Quốc tế Cộng sản năm 1920 đã thông qua luận cương về dân tộc và thuộc địa do V.I Lenin khởi xướng Thành công của Cách mạng Tháng Mười Nga cùng những hoạt động cách mạng của Quốc tế Cộng sản đã ảnh hưởng mạnh mẽ và thức tỉnh phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam và các nước Đông Dương nói riêng và các nước thuộc địa nói chung
3 Tình hình Việt Nam trước sự ra đời của Đảng.
Là quốc gia Đông Nam Á nằm ở vị trí địa chính trị quan trọng của châu
Á, Việt Nam trở thành đối tượng của mưu đồ xâm lược trong chiến dịch mở rộng thuộc địa của thực dân Pháp trong cuộc chạy đua với nhiều đế quốc khác Ngày 1/9/1858, sau quá trình do thám, thâm nhập của các thương nhân và các giáo sĩ thì thực dân Pháp chính thức nổ phát súng đầu tiên tại Đà Nẵng, bắt đầu
kế hoạch thôn tính Việt Nam Dưới chế độ phong kiến thối nát nhà Nguyễn, nước ta rơi vào khủng hoảng trầm trọng Không những không quyết liệt chống giặc, mà triều đình nhà Nguyễn thời đó còn thỏa hiệp, từng bước dâng nước ta cho Pháp Ngày 6/6/1884, với hiệp định Patenotre được ký kết, nhà Nguyễn chính thức công nhận quyền cai trị của thực dân Pháp trên toàn lãnh thổ Việt Nam Biến nước ta trở thành “một xứ thuộc địa, dân ta là vong quốc nô, Tổ quốc ta bị giày xéo dưới gót chân của kẻ thù hung ác” –Trích Hồ Chí Minh toàn tập
Trái với triều đình nhà Nguyễn nhanh chóng đầu hàng, dâng nước ta cho giặc thì dân ta với lòng yêu nước nồng nàn và ý chí chiến đấu quật cường, quyết không chịu khuất phục đã liên tục nổi dậy Đáp trả lại những cuộc nổi dậy và cả các phong trào yêu nước của quân dân Việt là những trận đàn áp đẫm máu của thực dân Pháp: “Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong biển máu” Sự bạo tàn của những cuộc đàn áp đã được nêu rõ trong bản tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh
4
Trang 7Dưới sự đô hộ của mình, thực dân Pháp đã xây dựng hệ thống chính quyền thuộc địa bên cạnh việc duy trì chính quyền phong kiến tư bản làm tay sai Thực thi chính sách “chia để trị” với mục đích phá vỡ khối đoàn kết cộng đồng quốc gia các dân tộc Pháp chia nước ta làm ba kỳ (Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ) với các chế độ chính trị khác nhau nằm trong “Liên bang Đông Dương thuộc Pháp” được thành lập ngày 17/10/1887 theo sắc lệnh của Tổng thống Pháp
Với mưu đồ biến Việt Nam và Đông Dương thành thị trường tiêu thụ hàng
“chính quốc”, đồng thời vơ vét tài nguyên, bóc lột sức lao động Thực dân Pháp đã tiến hành hai cuộc khai thác thuộc địa lớn vào những năm 1897-1914
và năm 1919-1929
Về văn hóa – xã hội, chúng thi hành chính sách “ngu dân” để dễ cai trị, lập nhà tù nhiều hơn trường học, du nhập những tệ nạn xã hội, dùng rượu cồn, thuốc phiện để đầu độc, mu muội dân ta Về kinh tế - chính trị, chúng áp bức, bóc lột, nô dịch về văn hóa Pháp, làm biến đổi tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ở Việt Nam
II Nguyên nhân cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
1 Nguyên nhân khách quan.
Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, đưa chủ nghĩa Marx – Lenin từ lý luận đã trở thành hiện thực Chính thức mở ra một thời đại mới: Thời đại của giải phóng dân tộc, của cách mạng chống lại Đế Quốc và chủ nghĩa thực dân Cách mạng Tháng Mười Nga vừa là tấm gương sáng, vừa
là động lực cho các dân tộc bị áp bức đứng lên giải phóng bản thân, giành lại độc lập từ tay các đế quốc
6
Trang 8Quốc tế Cộng sản cũng thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, trở thành ngọn đuốc dẫn đường cho Cách mạng Việt Nam sau này
7
Trang 92 Nguyên nhân chủ quan.
Trước chính sách cai trị áp bức về chính trị, bóc lột về kinh tế của thực dân Pháp Các cuộc nổi dậy và các phong trào yêu nước của nhân dân ta diễn
ra liên tục và sôi nổi nhưng đều không mang lại kết quả Tiêu biểu là lực lượng phong kiến có phong trào Cần Vương năm 1885 Được dẫn dắt bởi đại thần Tôn Thất Thuyết lấy danh vua Hàm Nghi, kháng chiến theo ý thức hệ phong kiến Sau đó là phong trào Duy tân nổi bật với phong trào Đông du (1868) của Phan Bội Châu, kêu gọi thanh niên Việt Nam ra Nhật Bản học tập, chuẩn bị giành lại độc lập cho nước nhà Và phong trào Duy Tân tại Trung Quốc (1898)
do Phan Châu Trinh phát động Đầu thế kỷ XX ở vùng miền núi và trung du phía Bắc, phong trào nông dân Yên Thế dưới sự lãnh đạo của thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám diễn ra sôi nổi, nghĩa quân đã xây dựng được lực lượng và căn cứ chiến đấu, kiên cường đấu tranh chống lại thực dân Pháp
Song, các cuộc khởi nghĩa, phong trào kháng chiến kể trên đều thất bại Tuy đã có thành lập được lực lượng như phong trào Cần Vương và Khởi nghĩa Yên Thế hay có ý tưởng về xây dựng đường lối như các Phong trào Duy Tân nhưng tất cả những phong trào đó đều không tự xây dựng được một đường lối phản ánh đúng nhu cầu phát triển của xã hội Việt Nam Cách mạng nước ta lúc này chìm sâu trong cuộc khủng hoảng, bế tắc về đường lối cứu nước
Để công cuộc kháng chiến, giành lại độc lập cho dân tộc thành công, cần phải tìm được một con đường cứu nước đúng đắn, phù hợp với thực trạng đấu tranh giải phóng dân tộc và thời đại Cần phải có một tổ chức có đường lối chính trị đúng đắn và khả năng lãnh đạo nhân đoàn kết
8
Trang 10Chương II Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là cấu thành của Chủ nghĩa Marx – Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh với Phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
I. Nguyễn Ái Quốc, quá trình tìm thấy con đường giải phóng
và truyền bá vào Việt Nam.
1 Quá trình đến với Chủ nghĩa Marx – Lenin.
Giữa lúc dân tộc ta đang chìm trong khủng hoảng, bế tắc về đường lối cứu nước, nhiều nhà yêu nước đương thời tuy đã có những cải cách về con đường cách mạng xong đều không hiệu quả Tháng 6/1911 trên Bến cảng Nhà Rồng, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành (hay Nguyễn Ái Quốc, Chủ tịch
Hồ Chí Minh sau này) đã ra đi tìm con đường cứu nước Với chủ trương là: “Đi
ra nước ngoài, xem Pháp và các nước khác Sau khi xem xét họ làm như thế nào thì trở lại giúp đồng bào ta”
Trải qua quá trình bôn ba đến Pháp, Anh, Mỹ và nhiều nước khác, đi qua hàng trăm thành phố, sống và lao động cùng những người công nhân, người lao động nghèo và tìm thấy ở đó sự tương đồng với hoàn cảnh của người dân Việt Nam Đồng thời nghiên cứu vô số cuộc cách mạng Đầu năm 1919, Bác gia nhập Đảng Xã hội Pháp Tháng 6 cùng năm, tại Hội nghị của các nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất họp ở Versailles, Tổng thống Mỹ Wooderow Wilson tuyên bố đảm bảo về quyền dân tộc tự quyết cho các thuộc địa Lấy tên là Nguyễn Ái Quốc thay mặt “hội những người An Nam yêu nước
ở Pháp” gửi bản yêu sách của nhân dân An Nam Những danh sách đó không được đáp ứng nhưng cũng đã tạo nên tiếng vang lớn trong dư luận quốc tế và khiến Nguyễn Ái Quốc hiểu rõ hơn về bản chất thật của những Đế quốc, của chủ nghĩa thực dân
9
Trang 11Ngày 17/7/1920, sau khi được đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lenin tại báo Nhân đạo Những luận điểm của Lenin về vấn đề dân tộc và thuộc địa đã giải đáp những vấn đề cơ bản
và chỉ dẫn hướng phát triển của sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc
Hình ảnh “sơ thảo lần thứ nhất Những Luận cương về vấn đề dân tộc và
vấn đề thuộc địa” của Lenin trong báo Nhân đạo
Từ lý luận của Chủ nghĩa Marx – Lenin và lập trường đúng đắn từ Quốc
tế Cộng sản về cách mạng giải phóng các dân tộc thuộc địa Bác đã tìm ra được con đường đúng đắn để cứu lấy đất nước, giải phóng dân tộc – con đường cách mạng vô sản theo chủ nghĩa Marx – Lenin
2 Quá trình truyền bá con đường giải phóng dân tộc vào Việt Nam.
Từ sau 1921 đến 1929, bằng những hoạt động, nghiên cứu một cách khoa học, sáng tạo, Nguyễn Ái Quốc đã kiên trì tiến hành truyền bá chủ nghĩa Marx Lenin về Việt Nam thông qua hai con đường chủ yếu là Pháp và Trung Quốc
10