LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - HỆ THỐNG NHIỀU CÂN KẾT NỐI WLAN DÙNG CHO CÂN LÚA

62 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC - HỆ THỐNG NHIỀU CÂN KẾT NỐI WLAN DÙNG CHO CÂN LÚA

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Từ khía cạnh nhận thấy khâu cân bán lúa sau tại cánh đồng sau khi thu hoạch, thiết kế một hệ thống cân hướng tới cải thiện, khắc phục vấn đề trên. Hệ thống phải đảm bảo được tính khả thi, tiện lợi trong bối cảnh ruộng đồng. Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới, “Lợi thế nông nghiệp của đất nước đã đóng tốt vai trò trụ đỡ làm nền tảng nền kinh tế xã hội hiện nay nhưng trong tương lai có thể trở thành động lực cốt lõi, là sức mạnh quốc gia”. Có thể thấy rằng nền nông nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, nền nông nghiệp nước ta nhìn chung chưa được chú trọng động tư đặc biệt là về mặt áp dụng công nghệ, kĩ thuật vào nông nghiệp. Nhiều mặt khó khăn, điểm hạn chế trong các quy trình nông nghiệp vẫn tồn động lâu dài, ít được quan tâm, cải tiến. Lớn lên trong một gia đình có truyền thống về trồng trọt nông nghiệp, đặc biệt là về trồng lúa. Em phần nào có cơ hội trải qua, cảm nhận được những điểm khó khăn, bất cập mà người nông dân gặp phải. Một cách cụ thể, điểm khó khăn lần này mà đề tài luận văn em hướng tới giải quyết đó là về khâu quy trình cân thu mua tại ruộng trước khi vận chuyển về nhà máy.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

BỘ MÔN ĐIỆN TỬ

-o0o -LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ thống nhiều cân kết nối WLAN dùng cho cân lúa

GVHD: Trần Hoàng Quân SVTH: Bùi Hoàng Phúc MSSV: 1914675

TP HỒ CHÍ MINH, NGÀY 14 THÁNG 12 NĂM 2023

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Độc lập – Tự do – Hạnh phúc -✩ - -✩ -

3 Đề tài:

4 Nhiệm vụ (Yêu cầu về nội dung và số liệu ban đầu):

Từ khía cạnh nhận thấy khâu cân bán lúa sau tại cánh đồng sau khi thu hoạch, thiết kế một hệ thống cân hướng tới cải thiện, khắc phục vấn đề trên Hệ thống phải đảm bảo được tính khả thi, tiện lợi trong bối cảnh ruộng đồng

5 Ngày giao nhiệm vụ luận văn: 6 Ngày hoàn thành nhiệm vụ:

7 Họ và tên người hướng dẫn: Phần hướng dẫn Nội dung và yêu cầu LVTN đã được thông qua Bộ Môn

Tp.HCM, ngày… tháng… năm 20

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN NGƯỜI HƯỚNG DẪN CHÍNH

Trang 3

PHẦN DÀNH CHO KHOA, BỘ MÔN:

Người duyệt (chấm sơ bộ):

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Em xin cảm ơn nhà trường, quý thầy cô và bạn bè, đặc biệt là thầy Trần Hoàng Quân đã tạo điều kiện, tận tình hỗ trợ, hướng dẫn em thực hiện đề tài Luận văn này Những sự hướng dẫn, chia sẽ, góp ý nhiệt thành của mọi người sẽ là hành trang quan trọng cho em trong chặng đường phát triển sắp tới Xin chân thành cảm ơn!

Tp Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 12 năm 2023

Sinh viên

Bùi Hoàng Phúc

Trang 5

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Luận văn này trình bày về một hệ thống nhiều cân kết nối WLAN ứng dụng cho việc cân lúa Đề tài hướng tới tập trung giải quyết khâu nông dân cân bán lúa tươi cho thương lái sau khi vừa thu hoạch xong, trước khi lúa được thương lái tập kết đem về nhà máy

Trang 6

MỤC LỤC

1 GIỚI THIỆU 1

1.1 Tổng quan 1

1.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 4

1.3 Nhiệm vụ luận văn 6

2.4 Module Wifi ESP01 15

2.5 Các chuẩn giao tiếp MCU 18

3.1 Yêu cầu và ý tưởng thiết kế 25

3.2 Khối cân – Client 26

3.2.1 Khối điều khiển và lưu trữ 26

3.2.2 Khối giao tiếp mạng 26

3.2.3 Khối cảm biến loadcell 26

3.2.4 Khối hiển thị 26

3.2.5 Khối nguồn 26

Trang 7

3.3 Khối trung tâm – Server 26

3.3.1 Khối điều khiển và lưu trữ 26

3.3.2 Khối giao tiếp mạng 26

4.2 Xử lý khối lượng và lưu trữ 28

4.3 Giao tiếp giữa STM32 và ESP01 28

4.4 Kết nối WLAN 28

4.5 Webserver 28

5 KẾT QUẢ THỰC HIỆN 28

5.1 Kết quả thực hiện phần cân và lưu trữ flash 29

5.2 Kết quả thực hiện phần truyền dữ liêụ 30

5.3 Kết quả thực hiện trên webserver 30

6.2.1 Hệ thống cân dạng module tích hợp cân Nhơn Hòa 31

6.2.2 Hệ thống cân tích hợp vào máy gặt đập liên hợp 32

7 TÀI LIỆU THAM KHẢO 33

8 PHỤ LỤC 33

Trang 8

(Em xin phép cập nhật sau, mong thầy cô tha thứ)

DANH SÁCH HÌNH MINH HỌA

Hình 5-1 Kết quả thi công Error! Bookmark not defined Hình 5-2 Kết quả mô phỏng Error! Bookmark not defined

Trang 9

(Em xin phép cập nhật sau, mong thầy cô tha thứ)

DANH SÁCH BẢNG SỐ LIỆU

Bảng 1 Thông số hệ thống Error! Bookmark not defined

Trang 10

1 GIỚI THIỆU

1.1 Tổng quan

Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới, “Lợi thế nông nghiệp của đất nước đã đóng tốt vai trò trụ đỡ làm nền tảng nền kinh tế xã hội hiện nay nhưng trong tương lai có thể trở thành động lực cốt lõi, là sức mạnh quốc gia” Có thể thấy rằng nền nông nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của đất nước Tuy nhiên, nền nông nghiệp nước ta nhìn chung chưa được chú trọng động tư đặc biệt là về mặt áp dụng công nghệ, kĩ thuật vào nông nghiệp Nhiều mặt khó khăn, điểm hạn chế trong các quy trình nông nghiệp vẫn tồn động lâu dài, ít được quan tâm, cải tiến

Lớn lên trong một gia đình có truyền thống về trồng trọt nông nghiệp, đặc biệt là về trồng lúa Em phần nào có cơ hội trải qua, cảm nhận được những điểm khó khăn, bất cập mà người nông dân gặp phải Một cách cụ thể, điểm khó khăn lần này mà đề tài luận văn em hướng tới giải quyết đó là về khâu quy trình cân thu mua tại ruộng trước khi vận chuyển về nhà máy Sau đây em xin mô tả về thực trạng thu hoạch lúa ở đồng bằng Sông Cửu Long Do những điều kiện đặc biệt về môi trường phát triển của cây lúa nước - sinh trưởng trong môi trường đất ẩm, ngập nước cho nên việc thu hoạch là rất khó khăn Với sự ra đời của máy gặt đập liên hợp và máy kéo lúa, vấn đề thu hoạch được cải thiện rất nhiều Nhưng có một điểm chung trước giờ đối với các thế hệ máy móc thu hoạch đó là lúa sau khi thu hoạch dưới dạng hạt sẽ được trữ tạm thời trong bao, được xe cồ lúa vận chuyển ra bờ đê và chờ ghe hay xe tải (tùy vào điều kiện địa lý) đến để thu mua

Trang 12

Quy trình thu mua này diễn ra như sau: Lúa của hộ nông dân nào sẽ được chất riêng thành từng địa điểm và lần lượt từng hộ một sẽ cân bán lúa với lái mua lúa Từng bao lúa sẽ được người bốc vác bỏ lên cân trong khi lái mua và người nông dân ghi chép lại cân nặng, lần lượt như vậy cho đến bao cuối cùng của hộ nông dân đó Sau đó sẽ là quá trình tính tổng khối lượng cân đã ghi chép, đối chiếu giữa lái mua và hộ nông dân rồi nhân ra thành tiền Và quy trình lặp lại cho hộ nông dân kế đó, cho tới hết cánh đồng Nhiều trường hợp do thời gian cân chậm, nhiều hộ nông dân sẽ bị sót lại hôm sau, phải ngủ canh lúa ngoài đồng cho tới lượt cân

Trang 13

Hướng tới việc rút ngắn thời gian cho khâu cân lúa này, em cố gắng hình thành dần một hệ thống nhiều cân kết nối WLAN như đề tài hiện tại Đề tài em hướng tới việc sử dụng được nhiều cân đồng thời cũng như dữ liệu cân được lưu lại và tính tổng, quy ra thành tiền

1.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

Tình hình nghiên cứu ngoài nước:

Các quốc gia có nền nông nghiệp tiên tiến sớm đã đưa các ứng dụng khoa học công nghệ vào trong quy trình trồng trọt, sản xuất Và các hệ thống cấn tự động là không ngoại lệ Các sản phẩm nông nghiệp ở các nước này được trồng trọt một cách đồng bộ, quy mô tập trung từ khâu bắt đầu gieo trồng đến thu hoạch, kèm theo các đặc thù về thỗ nhưỡng địa lý tạo điều kiện nối chuổi cho sản phẩm thu hoạch được cân khối lượng hàng loạt, tiện lợi, trực tiếp tại quy trình sơ chế, xử lí đóng gói tại nhà máy Các hệ thống cân ở đây được đầu tư rất tĩ mỹ và chính xác, gắn với các khâu xử lí băng chuyền tiện lợi

Trang 14

Tình hình nghiên cứu trong nước:

Điều đó cũng đúng đối với một số mặt nông sản của Việt Nam ta, tuy tính hiện đại và quy trình chưa bằng

Tuy vậy, đối với nền nông nghiệp lúa nước mang những đặc điểm riêng biệt khác Thứ nhất, cây lúa nước sinh trưởng ở vùng đất ẩm, phì nhiêu Điều này gây khó cho việc ứng dụng máy móc trong trồng trọt thu hoạch, cũng như quy trình chuổi xử lí sản phẩm Máy móc dùng để thu hoạch lúa đó chính là máy gặt đập liên hợp – một loại máy móc đặc trưng cho cây lúa nước, lúa sau khi được máy cắt và tuốt hạt sẽ được suất ra bao và được nhân công trên máy cột lại, thả xuống ruộng để giảm tải Thứ 2, các cánh đồng lúa phần lớn tương đối tập trung nhỏ lẻ, địa lí sông nước đặc thù, giao thông khó khăn chủ yếu phương tiện vận tải là qua ghe xuồng Và các nhà máy xử lí xay xát, suất khẩu lúa thường rất xa nơi thu hoạch Nên cách thức thu hoạch sản phẩm về nhà máy tối ưu của hiện tại vẫn là các thương lái nhỏ thu mua từ ruộng lúa của nông dân và rồi vận tải đến nhà máy Tại đây, lúa sẽ được xử lí theo quy trình và các hệ thống cân tiên tiến, quy mô lớn được ứng dụng ở đây

Trang 15

Có thể thấy rằng, các hệ thống cân tiên tiến không phải chúng ta không có, nhưng không dùng được cho phân khúc thu mua lúa tươi từ ruộng sau khi thu hoạch Đây cũng là khâu mà đề tài hệ thống cân hướng tới để ứng dụng vào

1.3 Nhiệm vụ luận văn

Nội dung 1: Tìm hiểu lý thuyết về thực trạng khâu cân lúa cùng các điểm bất cập có thể được cải thiện

Nội dung 2: Tìm hiểu về tâm lí người nông dân, thực trạng cảm nhận của họ Nội dung 3: Liệt kê, xây dựng các chức năng mong muốn của hệ thống cân để đáp ứng cải thiện khó khăn đó

Nội dung 4: Tìm hiểu về loadcell

Nội dung 5: Tìm hiểu về module ESP01, các mô hình mạng, cách kết nối Nội dung 6: Tìm hiểu STM32, kết nối với ESP01

Nội dung 7: Thực hiện các chức năng cơ bản của một cái cân lúa

Nội dung 8: Lựa chọn xây dựng một mô hình cân phù hợp, đường đi dữ liệu, lưu trữ, hiển thị dữ liệu dựa theo các thông tin thực tế đã thu thập

Nội dung 9: Giải quyết các vấn đề phát sinh không mong muốn trong vận hành của cân

2 LÝ THUYẾT

2.1 Cảm biến và module phần cứng 2.1.1 Cảm biến cân nặng Loadcell

Load cell là thiết bị đo lường trọng lượng cần thiết để cân điện tử hiển thị trọng lượng thành số Người ta còn gọi loadcell là cảm biến tải trọng

Cấu tạo của loadcell gồm hai phần: “Strain gauge” và “Load“, cụ thể như sau:

Strain gauge: là thành phần chính của hệ thống loadcell Strain gauge là cảm biến đặc

biệt có kích thước nhỏ bằng móng tay Bộ phận này gồm một sợi dây kim loại mảnh đặt trên một tấm cách điện đàn hồi Nó có điện trở thay đổi với lực tác dụng Khi bị

Trang 16

nén, điện trở của sẽ giảm xuống Khi dây kim loại của strain gauge bị kéo dài, điện trở sẽ tăng lên Điện trở thiết bị thay đổi tỷ lệ với lực tác động

Load: đây là thanh kim loại chịu tải trong hệ thống load cell, có khả năng đàn hồi

cao

Thông số kỹ thuật

Điện áp cấp: 5VDC ~ 12VDC Độ nhạy: 1,0 ± 0,1mv / v Sai số tổng hợp: 0,02% F.S

Điện trở cách điện: ≥5000 (100VDC) Tuyến tính: 0,02% F.S

Phạm vi bù nhiệt độ: 10 ℃ ~ +40 ℃ Trễ: 0,02% F.S

Phạm vi sử dụng nhiệt độ: -20 ° C ~ +60 ° C Quan trọng: 0,02% F.S

Ảnh hưởng nhiệt độ điểm không: 0,03% F.S / 10 ° C Ảnh hưởng nhiệt độ độ nhạy: 0,02% F.S / 10 ℃

Trang 17

Đầu ra điểm không: ± 2% F.S Phạm vi quá tải an toàn: 120% Phạm vi quá tải cực hạn: 150% Trở kháng đầu vào: 395 ± 10Ω Trở kháng đầu ra: 348 ± 10Ω Cấp bảo vệ: IP65

2.1.2 Bộ giải mã ADC Hx711

Trang 18

Mạch chuyển đổi ADC 24bit Loadcell HX711 được sử dụng để đọc giá trị điện trở thay đổi từ cảm biến Loadcell (thường rất nhỏ không thể đọc trực tiếp bằng VĐK) với độ phân giải ADC 24bit và chuyển sang giao tiếp 2 dây (Clock và Data) để gửi dữ liệu về Vi điều khiển

Thông số kỹ thuật:

• Điện áp hoạt động: 2.7~5VDC

• Dòng tiêu thụ: <1.5 mA

• Tốc độ lấy mẫu: 10 - 80 SPS (tùy chỉnh)

• Độ phân giải: 24bit ADC

• Độ phân giải điện áp: 40mV

• Kích thước: 38 x 21 x 10 mm

Nguyên lý hoạt động:

Chân DT và chân SCK được sử dụng để xuất giá trị dữ liệu theo cơ chế sau: Khi ngõ ra dữ liệu chưa sẵn sàng để được đọc, chân DT sẽ ở mức cao, chân xung clock SCK ở mức thấp Khi chân DT hạ xuống thấp, điều này biểu thị rằng dữ liệu đã sẵn sàng để được đọc Bằng cách cấp từ 25 đến 27 xung clock vào chân SCK, giá trị dữ liệu ở

Trang 19

chân DT sẽ được dịch chuyển lần lượt từng bit, bắt đầu với bit MSB Khi 24 bit dữ liệu đã được dịch chuyển ra ở chân DT, xung clock thứ 25 sẽ kéo chân DT trở về lại mức cao, chuẩn bị cho chu trình tiếp theo

2.1.3 LCD I2C 16x02

Màn hình LCD 16x02 tích hợp IC giải mã I2C IC HD44780 cung cấp chức năng hiển thị cơ bản các giá trị thông số cần thiết

Trang 20

Thông số kỹ thuật: • IC HD44780

- Điện áp hoạt động: 5V

- Địa chỉ I2C :0x20-0x27(0x27 default)

- Hỗ trợ màn hình: LCD1602,1604,2004 (driver HD44780) - Giao tiếp: I2C to 4bits LCD

Trang 21

Clock, reset và quản lý nguồn Điện áp hoạt động 2.0V -> 3.6V

Power on reset (POR), Power down reset (PDR) và programmable voltage detector (PVD)

Sử dụng thạch anh ngoài từ 4Mhz -> 20Mhz

Thạch anh nội dùng dao động RC ở mode 8Mhz hoặc 40khz Sử dụng thạch anh ngoài 32.768khz được sử dụng cho RTC Trong trường hợp điện áp thấp:

Có các mode: ngủ, ngừng hoạt động hoặc hoạt động ở chế độ chờ

Cấp nguồn ở chân Vbat bằng pin để hoạt động bộ RTC và sử dụng lưu trữ data khi mất nguồn cấp chính

2 bộ ADC 12 bit với 9 kênh cho mỗi bộ Khoảng giá trị chuyển đổi từ 0 – 3.6V Lấy mẫu nhiều kênh hoặc 1 kênh Có cảm biến nhiệt độ nội

DMA: bộ chuyển đổi này giúp tăng tốc độ xử lý do không có sự can thiệp quá sâu của CPU

7 kênh DMA

Hỗ trợ DMA cho ADC, I2C, SPI, UART 7 timer

3 timer 16 bit hỗ trợ các mode IC/OC/PWM

1 timer 16 bit hỗ trợ để điều khiển động cơ với các mode bảo vệ như ngắt input, dead-time

2 watdog timer dùng để bảo vệ và kiểm tra lỗi

Trang 22

1 sysTick timer 24 bit đếm xuống dùng cho các ứng dụng như hàm Delay… Hỗ trợ 9 kênh giao tiếp bao gồm:

Trang 23

Tổ chức bộ nhớ flash trên STM32f103c8t6

Bộ nhớ STM32 Flash được tổ chức như là 1 khối chính (main block) lên đến 64 Kb (hoặc 128 Kb) chia thành 128 pages, mỗi page 1 Kbytes (medium-density devices) và 1 khối thông tin (information block) Bắt đầu từ địa chỉ 0x0800 0000, bộ nhớ chương trình sẽ được lưu ở đây

Trang 24

2.4 Module Wifi ESP01

Mạch thu phát Wifi ESP8266 Uart ESP-01 sử dụng IC Wifi SoC ESP8266 của hãng Espressif, được sử dụng để kết nối với vi điều khiển thực hiện chức năng truyền nhận dữ liệu qua Wifi

Thông số kỹ thuật:

Điện áp sử dụng: 3.3VDC Điện áp giao tiếp: 3.3VDC

Dòng tiêu thụ: Max 320mA (nên sử dụng module cấp nguồn riêng cho mạch) Hỗ trợ chuẩn 802.11 b/g/n

Wi-Fi 2.4 GHz, hỗ trợ các chuẩn bảo mật như: OPEN, WEP, WPA_PSK, WPA2_PSK, WPA_WPA2_PSK

Hỗ trợ cả 2 giao tiếp TCP và UDP

Trang 25

Chuẩn giao tiếp UART với Firmware hỗ trợ bộ tập lệnh AT Command, tốc độ Baudrate mặc định 9600 hoặc 115200

Có 3 chế độ hoạt động: Client, Access Point, Both Client and Access Point Kích thước: 24.8 x 14.3mm

Sơ đồ chân:

Tập lệnh AT commands

AT – Kiểm tra kết nối

AT+RST – Reset module

AT+GMR – Kiểm tra phiên bản firmware

AT+CWMODE? – Kiểm tra kiểu kết nối

Giá trị trả về sẽ là 1,2,3 tương ứng với STA, AP, BOTH STA: Station

AP: Access point BOTH: cả 2

Trang 26

AT+CWLAP – Hiển thị danh sách các cột WIFI

AT+CWJAP – Kết nối với Access point

Cú pháp kết nối như sau: AT+CWJAP=”SSID”,”PW” SSID là tên của Access point

PW là mật khẩu

AT+CIFSR – Kiểm tra IP

AT+CIPMUX – Thiết lập kết nối TCP/UDP

AT+ CIPMUX?: xem cài đặt thiết lập

AT+ CIPMUX=0: single

AT+ CIPMUX=1: Multiple

AT+CWLIF - Danh sách các station đang kết nối

AT+CIPSERVER= <mode>[,<port>] – thiết lập server:

Mode = 0: Close server Mode =1: Open server Port: Cổng

AT+CIPSTART=<id>,<type>,<address>, <port> - Tạo một kết nối IP với AT+CIPMUX=1 (chể độ kết nối đa kênh)

Trang 27

AT+CIPSEND= <id>, <len> - Truyền dữ liệu tới server

AT+CIPCLOSE=<id> - Đóng kết nối TCP/UDP

2.5 Các chuẩn giao tiếp MCU 2.5.1 UART

Cách thức hoạt động của UART

UART là giao thức truyền thông không đồng bộ, nghĩa là không có xung Clock, các thiết bị có thể hiểu được nhau nếu các settings giống nhau

UART là truyền thông song công (Full duplex) nghĩa là tại một thời điểm có thể truyền và nhận đồng thời

Trong đó quan trọng nhất là Baund rate (tốc độ Baund) là khoảng thời gian dành cho 1 bit được truyền Phải được cài đặt giống nhau ở gửi và nhận

Định dạng gói tin

Trang 28

Start – Bit

Start-bit còn được gọi là bit đồng bộ hóa được đặt trước dữ liệu thực tế Khi đang ở chế độ “nhàn rỗi” thì đường tín hiệu được đưa lên mức cao (1) Để bắt đầu truyền dữ liệu, đường dữ liệu sẽ được kéo từ mức điện áp cao (1) xuống mức điện áp thấp (0), Báo cho bên nhận biết là sắp truyền dữ liệu, đây chính là bit Start

Stop – Bit

Bit dừng được đặt ở phần cuối của gói dữ liệu Thông thường, bit này dài 2 bit nhưng thường chỉ sử dụng 1 bit Sau khi truyền xong dữ liệu, thì đường dữ liệu sẽ được giữ ở mức cao tương đương 1 hoặc 2 bit

Partity Bit

Bit chẵn lẻ cho phép người nhận đảm bảo liệu dữ liệu được thu thập có đúng hay không Đây là một hệ thống kiểm tra lỗi cấp thấp Trên thực tế, bit này không được sử dụng rộng rãi nên không bắt buộc

Các bit dữ liệu sẽ được truyền từng bit một theo các khoảng thời gian đều đặn được thiết lập bởi 1 tín hiệu đồng hồ

Trang 29

Bus I2C thường được sử dụng để giao tiếp ngoại vi cho rất nhiều loại IC khác nhau như các loại vi điều khiển, cảm biến, EEPROM,…

Cách thức hoạt động

• I2C sử dụng 2 đường truyền tín hiệu:

SCL - Serial Clock Line : Tạo xung nhịp đồng hồ do Master phát đi SDA - Serial Data Line : Đường truyền nhận dữ liệu

• Giao tiếp I2C bao gồm quá trình truyền nhận dữ liệu giữa các thiết bị chủ tớ, hay Master - Slave

• Thiết bị Master là 1 vi điều khiển, nó có nhiệm vụ điều khiển đường tín hiệu SCL và gửi nhận dữ liệu hay lệnh thông qua đường SDA đến các thiết bị khác

• Các thiết bị nhận các dữ liệu lệnh và tín hiệu từ thiết bị Master được gọi là các thiết bị Slave Các thiết bị Slave thường là các IC, hoặc thậm chí là vi điều khiển

• Master và Slave được kết nối với nhau như hình trên Hai đường bus SCL và SDA đều hoạt động ở chế độ Open Drain, nghĩa là bất cứ thiết bị nào kết nối với mạng I2C này cũng chỉ có thể kéo 2 đường bus này xuống mức thấp (LOW), nhưng lại không thể kéo được lên mức cao Vì để tránh trường hợp bus vừa bị 1 thiết bị kéo lên mức cao vừa bị 1 thiết bị khác kéo xuống mức thấp gây hiện tượng ngắn mạch Do đó cần có 1 điện trờ ( từ 1 – 4,7 kΩ) để giữ mặc định ở mức cao

Định dạng khung truyền I2C

Trang 30

Khối bit địa chỉ :

Thông thường quá trình truyền nhận sẽ diễn ra với rất nhiều thiết bị, IC với nhau Do đó để phân biệt các thiết bị này, chúng sẽ được gắn 1 địa chỉ vật lý 7 bit cố định

Bit Read/Write:

Bit này dùng để xác định quá trình là truyền hay nhận dữ liệu từ thiết bị Master Nếu Master gửi dữ liệu đi thì ứng với bit này bằng ‘0’, và ngược lại, nhận dữ liệu khi bit này bằng ‘1’

Bit ACK/NACK:

Viết tắt của Acknowledged / Not Acknowledged Dùng để so sánh bit địa chỉ vật lý của thiết bị so với địa chỉ được gửi tới Nếu trùng thì Slave sẽ được đặt bằng ‘0’ và ngược lại, nếu không thì mặc định bằng ‘1’

Khối bit dữ liệu:

Gồm 8 bit và được thiết lập bởi thiết bị gửi truyền đến thiết bị nhân Sau khi các bit này được gửi đi, lập tức 1 bit ACK/NACK được gửi ngay theo sau để xác nhận rằng thiết bị nhận đã nhận được dữ liệu thành công hay chưa Nếu nhận thành công thì bit ACK/NACK được set bằng ‘0’ và ngược lại

Trang 31

Quá trình truyền nhận dữ liệu

Bắt đầu: Thiết bị Master sẽ gửi đi 1 xung Start bằng cách kéo lần lượt các đường

Nếu như khung dữ liệu đã được truyền đi thành công, bit ACK/NACK được set thành mức 0 để báo hiệu cho Master tiếp tục

Sau khi tất cả dữ liệu đã được gửi đến Slave thành công, Master sẽ phát 1 tín hiệu Stop để báo cho các Slave biết quá trình truyền đã kết thúc bằng các chuyển lần lượt SCL, SDA từ mức 0 lên mức 1

2.6 Giao tiếp trong mạng 2.6.1 Mạng WLAN

Mạng WLAN (Wireless Local Area Network) là một loại mạng không dây được sử dụng rộng rãi để kết nối các thiết bị điện toán và truy cập internet trong một khu vực cụ thể Thay vì sử dụng cáp vật lý, mạng WLAN sử dụng sóng radio hoặc tia hồng ngoại để truyền dữ liệu giữa các thiết bị, giúp tạo nên sự linh hoạt và tính di động trong việc kết nối

Các thiết bị trong mạng WLAN sử dụng các chuẩn không dây như Wi-Fi để truyền dữ liệu qua không gian, và một trạm cơ sở hoặc bộ định tuyến (router) thường được sử dụng để kết nối mạng WLAN với internet hoặc mạng có dây Thiết bị như máy tính, điện thoại di động, máy tính bảng, máy in không dây, và nhiều thiết bị thông minh khác có thể kết nối đến mạng WLAN để truy cập internet hoặc chia sẻ tài nguyên mạng

Ngày đăng: 25/05/2024, 16:55

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan