Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 59 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
59
Dung lượng
747 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỆ THỐNG HỖ TRỢ TỰ HỌC THÍCH NGHI VỚI MOODLE Ngành: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM Giảng viên hướng dẫn : Ths. Bùi Trọng Hiếu Sinh viên thực hiện : Phạm Nguyễn Minh Hùng Anh - 11L1120001 Vũ Anh Minh - 11L1120041 Lớp : CN11LT TP. Hồ Chí Minh , 2013 LỜI CAM ĐOAN Chúng tôi xin cam đoan luận văn này do nhóm chúng tôi thực hiện không sao chép dưới bất cứ hình thức nào, dưới sự hướng dẫn của giảng viên Ths. Bùi Trọng Hiếu – Khoa Công Nghệ Thông Tin – Đại học Giao Thông Vận Tải TP. Hồ Chí Minh. Các đoạn trích dẫn và dữ liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của chúng tôi. Chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nội dung của luận văn này Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2013 Tác giả luận văn Phạm Nguyễn Minh Hùng Anh - Vũ Anh Minh LỜI CẢM ƠN Sau 2 năm học tập và rèn luyện tại khoa Công nghệ Thông tin, trường ĐH Giao Thông Vận Tải, đến nay chúng em đã hoàn thành chương trình học tập và luận văn tốt nghiệp. Chúng em xin được gửi những lời cảm ơn trân trọng nhất đến: - Ban giám hiệu Trường đã tạo điều kiện thuận lợi để nhóm em học tập và rèn luyện tốt. - Các thầy cô của trường Công Nghệ đã tận tâm giảng dạy, truyền đạt những kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin, ngành khoa học - công nghệ - kỹ thuật mũi nhọn hiện nay. - Thầy Bùi Trọng Hiếu đã hướng dẫn chỉ bảo tận tình, cho chúng em những lời khuyên xác đáng và bổ ích, giúp nhóm em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này. - Các bạn bè đã nhiệt thành giúp đỡ trong quá trình học tập đặc biệt là các bạn trong nhóm nghiên cứu luận văn. - Con xin ghi tạc công ơn nuôi dưỡng và dạy dỗ của cha mẹ. Với những kiến thức đã học ở trường, chúng em mong muốn đóng góp một phần công sức của mình để xây dựng xã hội, xứng đáng với công ơn nuôi dưỡng dạy dỗ của thầy cô và cha mẹ. Tóm tắt Khoảng 10 năm trước, hình thức sơ khai của e-Learning bắt đầu xuất hiện. Từ đó đến nay, e-Learning đã phát triển nhanh chóng và trở thành một xu thế của thời đại. Ở Việt Nam, tuy rằng e-Learning không còn quá mới mẻ, nhưng so với thế giới, e-Learning Việt Nam đứng tụt hậu phía sau. Các chuyên gia dự đoán rằng, e-Learning Việt Nam trong những năm tiếp theo sẽ phát triển rất mạnh mẽ. Để bắt kịp với xu hướng chung ấy, bài luận văn này tập trung vào một vấn đề rất “nổi” trong e-Learning, đó là vấn đề “học thích nghi” hay “học theo nhu cầu” .Tức là người học được học những gì họ muốn học, học những gì phù hợp với trình độ của họ. Luận văn đưa ra phương pháp luận xây dựng khóa học mở hay gọi là thích nghi và xây dựng một khóa học Trí Tuệ Nhân Tạo để thử nghiệm. Khóa học đưa ra làm thử nghiệm mới chỉ xây dựng ở mức đơn giản nhất, từ các tiêu chí đánh giá các đối tượng học đến các thuộc tính nhu cầu của học viên nhằm đơn giản cho cài đặt và quản lý. Luận văn bao gồm 2 phần: Phần 1: Nghiên cứu cơ sở lý thuyết Chương 1. Tổng quan E-learning: Chương này sẽ giới thiệu về những kiến thức, thông tin cơ bản về E-learning. Chương 2. Khoá học điện tử: Chương này sẽ giới thiệu về những kiến thức, thông tin cơ bản về khóa học điện tử theo chuẩn. Chương 3. Mô hình khóa học mở: Chương này sẽ tìm hiểu cấu trúc khóa học mở và đánh giá vai trò người học Phần 2: Thực nghiệm Chương 1: Xây dựng khóa học mở Chương 2: Kết quả: Bao gồm các kết quả đạt được và hướng phát triển. Mục lục HỆ THỐNG HỖ TRỢ TỰ HỌC THÍCH NGHI VỚI MOODLE 1 Tóm tắt 4 Mục lục 6 Danh sách các hình 7 Danh sách các bảng 8 Bảng thuật ngữ Anh – Việt 9 PHẦN 1: NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN E-LEARNING 1 CHƯƠNG 2 KHOÁ HỌC ĐIỆN TỬ 16 CHƯƠNG 3 : MÔ HÌNH KHOÁ HỌC MỞ 28 PHẦN 2: THỰC NGHIỆM 36 CHƯƠNG 1 XÂY DỰNG KHOÁ HỌC MỞ 36 CHƯƠNG 2 KẾT QUẢ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU 45 Phụ lục 47 Tài liệu tham khảo 50 Danh sách các hình Danh sách các bảng Bảng 1: Sự khác biệt giữa chuẩn và đặc tả 21 Bảng thuật ngữ Anh – Việt Cụm viết tắt Diễn giải CBT Computer Based Training E-Learning Electronic Learning LCMS Learning Content Management System LMS Learning Management System LO Learning Object SCORM Sharable Content Object Reference Model WBT Web Based Training Hệ thống hỗ trợ tự học thích nghi với Moodle PHẦN 1: NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN E-LEARNING 1.1 Khái niệm và lợi ích của e-Learning 1.1.1 Khái niệm E-learning (viết tắt của electronic Learnning) là hình thức giáo dục và đào tạo dựa trên sự trợ giúp của các thiết bị công nghệ. Đây là khái niệm được giới chuyên môn đồng tình hơn cả. Có thể coi tiền thân của e-Learning là các hình thức đào tạo mà học viên không phải đến lớp, đào tạo từ xa, qua sóng radio, e-Learning tạo ra môi trường giảng dạy ảo nhằm tạo hiệu quả cao nhất cho việc dạy và học. Theo quan điểm hiện đại, e-Learning là sự phân phát các nội dung học sử dụng các công cụ điện tử hiện đại như máy tính, mạng vệ tinh, mạng Internet, Intranet,… trong đó nội dung học có thể thu được từ các website, đĩa CD, băng video, audio… thông qua một máy tính hay TV; người dạy và người học có thể giao tiếp với nhau qua mạng dưới các hình thức như: e-mail, thảo luận trực tuyến (chat), diễn đàn (forum), hội thảo video… Hình 1 : Một mô hình của hệ thống e-Learning tổng quát 1 [...]... không tương thích với phiên 21 Hệ thống hỗ trợ tự học thích nghi với Moodle bản trước Do đó, việc xây dựng LMS hay tạo bài giảng theo chuẩn SCORM gặp rất nhiều khó khăn Cấu trúc một gói nội dung theo chuẩn SCORM được mô tả như sau: Gói nội dung Manifest Siêu dữ liệu Tổ chức Tài nguyên Imsmanifest.xml Các manifest (con) Tài nguyên học (Learning Resources) 22 Hệ thống hỗ trợ tự học thích nghi với Moodle Hình... điểm người học đăng kí khoá học Chương trình học chỉ dần được hoàn thiện khi người học tham gia vào quá trình học tập và hệ thống đã xác định rõ ràng những thông tin về người học Tuỳ theo yêu cầu của từng hệ thống, tổ chức, những thông tin về 24 Hệ thống hỗ trợ tự học thích nghi với Moodle người học có thể bao gồm: sở thích, nhu cầu, năng khiếu, độ tuổi, trình độ, giới tính,… Trong phần thử nghi m, chúng... chuẩn này cho phép hệ thống quản lý nhập và sử dụng được các các cua học khác nhau 18 Hệ thống hỗ trợ tự học thích nghi với Moodle • Chuẩn trao đổi thông tin (communication standards): cho phép các hệ thống quản lý đào tạo hiển thị từng bài học đơn lẻ Hơn nữa, có thể theo dõi được kết quả kiểm tra của học viên, quá trình học tập của học viên Các chuẩn này quy định đối tượng học tập và hệ thống quản lý trao... có thể thiết lập lại hệ thống để phù hợp với các yêu cầu của bạn.Tài liệu hỗ trợ của Moodle rất đồ sộ và chi tiết Moodle là phần mềm mã nguồn mở sẽ giúp bạn giảm bớt chi phí Phần mềm LMS (Learning Management System mã nguồn đóng) có thể ảnh hưởng rất 13 Hệ thống hỗ trợ tự học thích nghi với Moodle sâu đến một trường đại học cho đến mức mà bạn không thể quay lại Giáo viên quá quen với nó Sinh viên và... độ IT tốt và có kinh nghi m trong giảng dạy Họ chính là những người dùng LMS và có thể hỗ trợ bạn Moodle có một cộng đồng lớn như vậy, phần mềm được dịch ra 96 ngôn ngữ và được sử dụng tại 235 quốc gia khác nhau Nên khả năng hổ trợ cho bạn là rất lớn Moodle, 14 Hệ thống hỗ trợ tự học thích nghi với Moodle giống như các công nghệ mã nguồn mở khác, có thể tải về và sử dụng miễn phí Moodle thì rất tốt trong... tới mức có thể với người học cá nhân Do tính ưu việt hơn hẳn, tôi lựa chọn hướng tiếp cận thứ hai : Sinh phần mềm dạy học động để đáp ứng tối đa nhu cầu người học trong suốt khóa học 15 Hệ thống hỗ trợ tự học thích nghi với Moodle CHƯƠNG 2 KHOÁ HỌC ĐIỆN TỬ Như đã nói ở trên, có 3 xu hướng phát triển của e-Learning: Khóa học hoàn chỉnh, Khóa học theo chuẩn và Khóa học theo nhu cầu 2.1 Khóa học điện tử... dựng khoá học động trong thực tiễn 25 Hệ thống hỗ trợ tự học thích nghi với Moodle 2.3.2 Mô hình người học Mô hình người học phân lớp các đối tượng người học để đánh giá và xây dựng nội dung học tương ứng cho từng lớp người học Chúng ta phân lớp người học dựa trên những thông tin sau: năng khiếu, nhu cầu, trình độ Những yếu tố để phân lớp người học là mở, tuỳ theo đặc điểm riêng của từng hệ thống, từng... truyền thống, đẩy mạnh quá trình phát triển e-Learning về bề rộng 7 Hệ thống hỗ trợ tự học thích nghi với Moodle 1.2.3 Chuẩn hóa e-Learning: Kĩ thuật WBT phát triển tạo đà đưa e-Learning vào hệ thống giảng dạy của các trường đại học, các tổ chức, đơn vị trên thế giới Rất nhiều LMS (Learning Management System – hệ quản trị học tập), LCMS (Learning Management System – hệ quản trị nội dung) đã ra đời với. .. trên công nghệ thông tin và truyền thông Cụ thể hơn là công nghệ mạng, kĩ thuật đồ họa, kĩ thuật mô phỏng, công nghệ tính toán… 3 Hệ thống hỗ trợ tự học thích nghi với Moodle • Hiệu quả của e-Learning cao hơn so với cách học truyền thống do e-Learning có tính tương tác cao dựa trên multimedia, tạo điều kiện cho người học trao đổi thông tin dễ dàng hơn, cũng như đưa ra nội dung học tập phù hợp với khả năng... làm cơ sở để cho phép học viên học phần tiếp theo hay phải học lại lastTest là bài test kết thúc khóa học, dùng để tổng hợp đánh giá học viên và cấp chứng chỉ 26 Hệ thống hỗ trợ tự học thích nghi với Moodle preTest Tests System midTest1 midTes t midTest2 lastTest … Hình 6 : Cấu trúc hệ thống các bài test đánh giá học viên • preTest: là bài test đầu vào để kiểm tra trình độ của học viên Từ kết quả đó . TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN LUẬN VĂN TỐT NGHI P HỆ THỐNG HỖ TRỢ TỰ HỌC THÍCH NGHI VỚI MOODLE Ngành: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ PHẦN. tiếp 2 Hệ thống hỗ trợ tự học thích nghi với Moodle Asynchronous Learning - Học không đồng bộ Là cách học trong đó không cần đảm bảo tính thời gian thực, không hỗ trợ trao đổi trực tiếp với nhau. Ví. trò người học Phần 2: Thực nghi m Chương 1: Xây dựng khóa học mở Chương 2: Kết quả: Bao gồm các kết quả đạt được và hướng phát triển. Mục lục HỆ THỐNG HỖ TRỢ TỰ HỌC THÍCH NGHI VỚI MOODLE 1 Tóm