VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN

Một phần của tài liệu hệ thống thu gom, trung chuyển và vận chuyển chất thải rắn (1) (Trang 40 - 43)

3.1. Tạo lập tuyến đường vận chuyển

- Chuẩn bị bản đồ vị trí tập trung chất thải rắn trên đó chỉ rõ số lượng, thông tin về chất thải rắn cần vận chuyển

- Phải phân tích thông tin và số liệu, cần thiết phải lập bản tổng hợp thông tin - Phải sơ bộ chọn tuyến đường theo 2 hay 3 phương án, cần có phương án dự trù

- So sánh các tuyến đường cân nhắc bằng cách thử dần để chọn được tuyến đường hợp lí.

3.2 Phương tiện vận chuyển

Các phương tiện chủ yếu được sử dụng vận chuyển chất thải rắn như : xe tải, xe lửa, tàu thuỷ, các loại xe chuyên dụng…

Ngoài ra, hiện nay các hệ thống khí nén và hệ thống thuỷ lực cũng được sử dụng.

3.3.Phương pháp vận chuyển

Vận chuyển bằng đường bộ, đường thuỷ, đường sắt, vận chuyển bằng khí nén, áp lực nước và các hệ thống khác là các phương pháp vận chuyển chất thải rắn chủ yếu đã và đang thực hiện.

3.3.1. Phương pháp vận chuyển bằng đường bộ

- Vận chuyển bằng đường bộ là phương pháp được sử dụng rộng rãi, phổ biến hiện nay tại Việt Nam. Các phương tiện thường được sử dụng vận chuyển chất thải rắn như : xe tải chở rác, các loại xe kéo, xe ép rác, xe rơ móc…Tất cả các loại xe trên đều có thể sử dụng cho các loại trạm trung chuyển.

- Yêu cầu đối với các loại phương tiện vận chuyển bằng đường bộ: 1) Chi phí vận chuyển thấp

2) Chất thải được phủ kín trong suốt quá trình vận chuyển

3) Các loại xe phải được thiết kế phù hợp với giao thông trên xa lộ 4) Khối lượng xe và rác không vượt quá giới hạn cho phép

5) Phương pháp dỡ tải phải đơn giản và có khả năng tự vận hành độc lập.

3.3.2. Phương pháp vận chuyển bằng đường sắt

Hiện nay phương pháp vận chuyển bằng đường sắt chỉ còn một vài khu vực trên thế giới áp dụng. Tuy nhiên, phương pháp này đang được quan tâm trở lại

vì những điểm thuận tiến nó mang lại như : vận chuyển được một lúc một lượng lớn chất thải, tận dụng hệ thống đường sắt có sẵn , đặc biệt đối với các bãi chôn lấp xa thì vận chuyển bằng đường sắt thuận tiện hơn và tiết kiệm chi phí hơn so với vận chuyển bằng đường bộ.

3.3.3. Phương pháp vận chuyển bằng đường thuỷ

Xà lan, tàu kéo hay những loại tàu đặc biệt dùng trong vận chuyển chất thải rắn bằng đường thuỷ.

- Ưu điểm:

+ Đối với các khu vực có nhiều kênh rạch thì đây là một phương pháp hữu hiệu. Rút ngắn cự ly cho các xe trung chuyển rác, quay vòng nhanh, tránh tình trạng ùn tắc giao thông.

+ Tổ chức dây chuyền khép kín, các xà lan như bãi chứa rác nổi trên sông, sau khi nhận rác từ các xe trung chuyển thì lập tức rời bến và xà lan khác thế vào. Điều này hạn chế đến mức thấp nhất khả năng gây ô nhiễm môi trường nhất là nơi có mật độ dân số cao.

+ Tận dụng khai thác, sử dụng tốt nhất lợi thế về điều kiện địa lý tự nhiên

+ Thu gom rác trong nội thành sẽ nhanh chóng hơn, và xoá bỏ được các bô rác trên đường phố nếu đầu tư đủ xe tải túc trực nhận rác, không cho đổ xuống bô, rác từ nhà dân được tiếp nhận và chở đi trong ngày. Khắc phục tình trạng rác tồn đọng lâu ngày

+ Cự ly vận chuyển giảm nên chi phí vận chuyển giảm.

- Tuy nhiên cũng có những hạn chế nhất định đối với phương pháp này như: + Thường xuyên bị đình trệ khi biển động hay do không đủ lượng rác để vận chuyển, rác phải được lưu trữ lại dẫn đến tăng chi phí cho kho lưu trữ.

+ Chỉ có hiệu quả đối với các khu vực, thành phố có nhiều kênh rạch Xà lan vận chuyển rác: a) Nhật Bản

b) Hồng Kông

3.3.4. Vận chuyển bằng khí nén, áp lực nước hay các hệ thống khác

 Vận chuyển chất thải rắn bằng hệ thống vận chuyển bằng ống dẫn khí áp suất thấp và ống dẫn chân không được dùng để vận chuyển rác từ khu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dân cư mật độ dân cao và các khu thương mại đến trạm tập trung xử lý hay đưa lên thiết bị vận chuyển.

 Vận chuyển bằng sức nước thường được sử dụng để vận chuyển chất thải thực phẩm. Một trong những khó khăn chính của phương pháp này là nước hoặc nước thải dùng trong vận chuyển CTR cuối cùng được xử lý. Giống như quá trình hoà tan, nồng độ chất hữu cơ trong nước thải loại này cao hơn nước thải sinh hoạt. Hệ thống vận chuyển bằng nước có thể áp dụng cho những khu vực mà các quá trình tiền xử lý và xử lý bậc cao kết hợp với nhau thành hệ thống xử lý. Phương pháp này bị hạn chế ở những khu vực có mật độ dân cư cao.

Một phần của tài liệu hệ thống thu gom, trung chuyển và vận chuyển chất thải rắn (1) (Trang 40 - 43)