phân tích mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn ý nghĩa phương pháp luận liên hệ với việc học tập

14 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
phân tích mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn ý nghĩa phương pháp luận liên hệ với việc học tập

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

- Được thể hiện dưới dạng hệ thống những tri thức đãđược khái quát, tạo ra những quan niệm tương đối hoànchỉnh về các mối liên hệ cơ bản và các quy luật củahiện thực khách quan.- Hay nói

Trang 1

TRIẾT HỌC MÁC –LÊNIN

Lớp : K08203B(K8B-LUẬT)Nhóm 4

GVHD : Đào Xuân Thủy

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 4Trần Thị Vân Giang ( Nhóm trưởng ) : 232030139

Bùi Dương Hóa ( Nhóm phó ) : 232030147 Nguyễn Thị Kim Anh : 232030123

Nguyễn Minh Trọng : 232030079 Thích Phú Quý : 232030134

Trịnh Ngọc My : 232030125Phạm Quốc An : 232030114

Nguyễn Thị Thùy Anh : 232030105Phạm Hồng Nga : 232030141Châu Gia Thành : 232050152

BẢNG PHÂN CÔNG , CÔNG VIỆCNHÓM 4

V Phân tích mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn ? Ý nghĩa phương pháp luận? Liên hệ với việc học tập ?

1.Thuyết trình :

- Bùi Dương Hóa - Phạm Quốc An

Trang 3

2.Nội dung :

a.Phân tích mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn :

- Phạm Hồng Nga - Thích Phú Quý - Trịnh Ngọc My

b.Ý nghĩa phương pháp luận : - Nguyễn Thị Thùy Anh

c Liên hệ với học tập : - Nguyễn Thị Kim Anh - Nguyễn Minh Trọng

3.Câu hỏi củng cố kiến thức :

- Nguyễn Thị Thùy Anh - Nguyễn Thị Kim Anh - Nguyễn Minh Trọng - Châu Gia Thành

4.Bản word + powerpoint :

- Trần Thị Vân Giang MỤC LỤC :

1.Khái niệm về mối quan hệ giữa lí luận và thực tiễn:

a Mối quan hệ là gì ?b Lý luận là gì ?c Thực tiễn là gì ?

2.Phân tích mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn :

a Lý luận là “kim chỉ nam” soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo hoạt động thực tiễn

b Lý luận góp phần phát huy tối đa sức mạnhcủa cộng đồng trong hoạt động thực tiễnc Lý luận chỉ ra phương pháp tiến hành hoạt

động thực tiễn

Trang 4

3.Ý nghĩa phương pháp luận :

b.Lí luận là gì?

- Là một hệ thống các quan điểm phản ánh thực tiễn - Được thể hiện dưới dạng hệ thống những tri thức đãđược khái quát, tạo ra những quan niệm tương đối hoànchỉnh về các mối liên hệ cơ bản và các quy luật củahiện thực khách quan.

- Hay nói cách khách, lý luận là hệ thống những tri thứcđược khái quát từ kinh nghiệm thực tiễn có tác dụng chỉđạo hoạt động thực tiễn.

c Thực tiễn là gì?

- Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích,tính sáng tạo mang tính lịch sử - xã hội của con ngườinhằm cải tạo tự nhiên, xã hội và bản thân con người

Trang 5

- Thực tiễn cũng có quá trình vận động, phát triển, trìnhđộ phát triển của thực tiễn nói lên quá trình chinh phụctự nhiên, làm chủ xã hội của con người.

- Thực tiễn có 3 hình thức cơ bản:

Hoạt động sản xuất vật chất:

+ Là hình thức hoạt động cơ bản, đầu tiên của thựctiễn Đây là hoạt động mà trong đó con người dùngnhững công cụ lao động tác động vào giới tự nhiên đểtạo ra của cải vật chất, các điều kiện cần thiết nhằmduy trì sự tồn tại và phát triển của mình

+ Hoạt động sản xuất vật chất bằng: lao động phổthông( chân tay), lao động trí óc, cộng với các phươngtiện, dụng cụ lao động, máy móc, kĩ thuật để sản xuấtra vật chất ( sản phẩm, hàng hóa) phục vụ cho nhu cầutiêu dùng và xã hội.

Đây là hình thức quyết định cho sự phát triển.

Ví dụ :hoạt động sản xuất lúa gạo, phát minh ra máy

móc,…( hình ảnh minh họa)

Hoạt động chính trị xã hội

+ Là hoạt động của các đoàn thể, tổ chức quần chúng,các đảng phái chính trị trong xã hội Được kết hợp giữatrí óc và các hoạt động xã hội khác Có điều lệ, cươnglĩnh, nguyên tắc riêng

Trang 6

Ví dụ : Mặt trận tổ quốc, Hội chữ thập đỏ, Đoàn thanh

niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội cựu chiến binh,…( cóthể đặt câu hỏi tương tác)

Đấu tranh chính trị- xã hội là hình thức hoạt độngthực tiễn cao nhất.

Hoạt động thực nghiệm khoa học

+ Là hình thức đặc biệt của hoạt động thực tiễn Đây làhoạt động được tiến hành trong những điều kiện do conngười tạo ra, gần giống, giống hoặc lặp đi lặp lại nhữngtrạng thái của tự nhiên và xã hội nhằm xác định nhữngquy luật biến đổi, phát triển của đối tượng nghiên cứu.Dạng hoạt động này có vai trò quan trọng trong sự pháttriển của xã hội, đặc biệt là thời kì cách mạng khoa họcvà công nghệ hiện đại.

Đây là hình thức hoạt động thực tiễn đặc biệt.

VD: nuôi trồng rau trong nhà kính, nghiên cứu về vũtrụ, nuôi cấy mô, xây dựng các công viên quốc gia,…

2 Phân tích mối quan hệ giữa lí luận vàthực tiễn

Trang 7

lLý luận là “kim chỉ nam” soi đường, dẫndắt, chỉ đạo hoạt động thực tiễn

+ Lý luận nắm bắt được quy luật vận động và phát triểncủa hiện thực

=> Lý luận giúp cho việc xác định được mục tiêu,phương hướng, làm cho hoạt động trở nên chủđộng, tự giác, hạn chế tình trạng mò mẫm, tựphát và điều chỉnh hoạt động theo đúng mục tiêuđã xác định và vạch ra phương hướng mới cho sựphát triển của thực tiễn.

+ Lý luận được hình thành và phát triển trên nền tảngthực tiễn nhưng lý luận có tính độc lập tương đối so vớithực tiễn.

( Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Lý luận là sựtổng kết những kinh nghiệm của loài người, làtổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tíchtrữ lại trong quá trình lịch sử”.)

+ Lý luận hình thành là kết quả của quá trình nhận thứclâu dài và khó khăn của con người trên cơ sở hoạt độngthực tiễn Hoạt động thực tiễn tuy đa dạng nhưngkhông có tính quy luật.

+ Thông qua kết quả hoạt động thực tiễn, kể cả thànhcông cũng như thất bại, con người phân tích cấu trúc,tính chất và các mối quan hệ của các yếu tố, điều kiệntrong các hình thức thực tiễn từ đó tính quy luật củathực tiễn được khái quát dưới hình thức lý luận.q

lLý luận góp phần phát huy tối đa sức mạnhcủa cộng đồng trong hoạt động thực tiễn

+ Lý luận được vận dụng làm phương pháp cho hoạtđộng thực tiễn, mang lại lợi ích cho con người càng kíchthích con người tích cực bám sát thực tiễn để khái quátlý luận Lý luận làm rõ vị trí, vai trò, lợi ích của chủ thể.+ Lý luận có vai trò giác ngộ mục tiêu, lý tưởng, xácđịnh phương pháp, biện pháp thực hiện, liên kết, tậphợp lực lượng tạo thành sức mạnh to lớn cải tạo tựnhiên, xã hội vì sự phát triển của các cá nhân và xã hội.

Trang 8

+ Lý luận cách mạng có vai trò to lớn trong việc giáodục, thuyết phục, động viên, tổ chức, tập hợp quầnchúng khi đã thâm nhập vào quần chúng trở thành lựclượng vật chất to lớn, cải tạo tự nhiên, xã hội vì sự pháttriển của con người và xã hội.

Ví dụ : Điển hình như những đòi hỏi của đất nước cần

phải thay đổi định hướng phát triển kinh tế - xã hội,Đảng và Nhà nước ta đã tổng kết lại kinh nghiệm vàtiếp tục nghiên cứu đưa ra để thực hiện một số vấn đềcó tính lý luận về nền kinh tế thị trường như sau: Phảitiếp tục thực hiện một cách nhất quán chính sách pháttriển kinh tế nhiều thành phần; Giữ vững và tăng cườngvai trò quản lý của Nhà nước và sự lãnh đạo của ĐảngCộng sản;

Lý luận chỉ ra phương pháp tiến hành hoạtđộng thực tiễn

+ Bởi vì lý luận được tóm tắt trong phương pháp Từ

một hệ thống lý luận rút ra các nguyên tắc chỉ đạo vàđiều chỉnh hoạt động thực tiễn.

+ Lý luận khoa học sẽ cho phương pháp khoa học cóhiệu quả.qXuất phát từ khả năng tư duy ưu việt của conngười mà bản chất, tính quy luật trong sự vận động,phát triển của thực tiễn được con người nắm bắt Nắmquy luật thực chất là nắm các mối quan hệ bản chất,tất yếu, quyết định chiều hướng vận động, phát triểncủa thực tiễn.

- Giữa lý luận và thực tiễn có mối quan hệ biện chứng,tác động qua lại với nhau

- Trong mối quan hệ đó, thực tiễn có vai trò quyết định,vì thực tiễn là hoạt động vật chất, còn lý luận là sảnphẩm của hoạt động tinh thần.

- Vai trò quyết định của thực tiễn đối với lý luận thểhiện ở chỗ :chính thực tiễn là cơ sở, là động lực, là mụcđích, là tiêu chuẩn để kiểm tra nhận thức và lý luận,

Trang 9

thực tiễn cung cấp chất liệu phong phú sinh động đểhình thành lý luận và thông qua hoạt động thực tiễn, lýluận mới được vật chất hóa, hiện thực hóa, mới có sứcmạnh cải tạo hiện thực.

- Lý luận mặc dù được hình thành từ thực tiễn nhưngnó có vai trò tác động trở lại đối với thực tiễn.

-Từ mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn, tarút ra được quan điểm thực tiễn đòi hỏi khi xem xét sựvật, hiện tượng phải gắn với thực tiễn, phải theo sát sựphát triển của thực tiễn để điều chỉnh nhận thức cho sựphù hợp với sự phát triển của thực tiễn, hiệu quả củathực tiễn để kiểm tra những kết luận của nhận thức,kiểm tra những luận điểm của lý luận.

3 Ý nghĩa phương pháp luận :

a Phương pháp luận là gì ?

- Phương pháp luận được hiểu là hệ thống các nguyên lý, quan điểm (trước hết là những nguyên lý, quan điểmliên quan đến thế giới quan) làm cơ sở, có tác dụng chỉ đạo, xây dựng các phương pháp, xác định phạm vi, khả năng áp dụng các phương pháp và định hướng cho việc nghiên cứu tìm tòi cũng như việc lựa chọn, vận dụng phương pháp Nói cách khác thì phương pháp luận chính là lý luận về phương pháp, bao hàm hệ thống cácphương pháp, thế giới quan và nhân sinh quan của người sử dụng phương pháp và các nguyên tắc để giải quyết các vấn đề đã đặt ra có hiệu quả cao nhất.- Phương pháp luận không đề xuất, tạo ra các phương pháp, nó chỉ chọn lọc hoặc tổng hợp những phương pháp ‘ đứng trước những con đường khác nhau dẫn

đến cùng một mục tiêu, phương pháp luận sẽ chỉ cho tacon đường nào là con đường ngắn nhất ’

Trang 10

b Ýnghĩa phương pháp luận mối quan hệ lý luận và thực tiễn

- Phải có quan điểm thực tiễn trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, lý luận luôn phải bám sát thực tiễn phảnánh được quan điểm yêu cầu của thực tiễn, khái quát được những kinh nghiệm của thực tiễn.

Quan điểm thực tiễn yêu cầu:

- Một là, nhận thức sự vật phải gắn với nhu cầu thực tiễn của con người Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, Chính sách của địa phương của ngành chỉ đúng đắn, phù hợp khi nó đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn, phù hợp với thực tiễn , xuất phát từ thực tiễn của địa phương, của ngành và đất nước.

Hai là, nghiên cứu lý luận phải liên hệ với thực tiễn, học phải gắn với hành

-> Bám sát thực tiễn, hướng vào thực tiễn Vận dụng lýluận vào cách mạng Việt Nam, vào công tác cán bộ - Ba là, phải chú trọng công tác tổng kết thực tiễn để bổ sung, hoàn thiện phát triển lý luận cũng như chủ trương, đường lối, chính sách Thực tiễn luôn vận động và biến đổi không ngừng vì vậy cần phải thường xuyên tổng kết thực tiễn, bổ sung và phát triển nhận thức nâng lên thành lý luận để lý luận ấy quay lại phục vụ cho thực tiễn.( Việc tổng kết thực tiễn làm cho con người có thêm nhiều tri thức mới, bài học kinh nghiệm Trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta phải luôn chúý đến việc tổng kết thực tiễn để có những định hướng phù hợp với tình hình đất nước và thời đại -> Đẩy mạnhcông tác nghiên cứu lý luận, tổng kết có hệ thống sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, rút ra những kết luận đúng đắn )

Trang 11

- Phải lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn kiểm tra sự đúng sai của lý luận Phải luôn tôn trọng thực tiễn, căn cứ vào thực tiễn để kiểm tra tính đúng đắn của nhận thức lý luận cũng như đường lối, chủ trương, chính sách…Một đường lối, chủ trương đúng đắn hay sai lầm chỉ có thể nhận biết qua thực tiễn, vận dụng vào thực tiễn - Trong hoạt động thực tiễn phải chủ động ngăn ngừa, khắc phục bệnh kinh nghiệm (là khuynh hướng tư tưởngvà hành động tuyệt đối hóa kinh nghiệm thực tiễn, đề cao vốn kinh nghiệm bản thân, coi thường, hạ thấp lý luận, không chịu nâng cao trình độ lý luận) và bệnh giáo điều (khuynh hướng tư tưởng và hành động tuyệt đối hóa lý luận, cường điệu vai trò của LL, coi thường vàhạ thấp kinh nghiệm thực tiễn; hoặc vận dụng kinh nghiệm của người khác, ngành khác, địa phương khác, nước khác một cách rập khuôn máy móc, không tính đến điều kiện thực tiễn cụ thể của mình).

Ví dụ: Trong công tác, mỗi cán bộ phải gương mẫu

thực hiện phương châm “nói đi đôi với làm” , tránh nói một đằng, làm một nẻo ; nói nhiều làm ít ; nói mà không làm

4 Liên hệ với việc học tập :

- Trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, Chủ tịch HồChí Minh đặc biệt quan tâm đến mục đích học tập: Học để làm việc, làm người, làm cán bộ; họcđể phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại; học để xây dựng chủ nghĩa xãhội, cải tạo con người Do đó, học phải kết hợp với thực hành, học và hành phải thống nhất với nhau

- Ra đời toán học, hình học: Do

nhu cầu đo đạc lại diện tích ruộng

Trang 12

đất bên các dòng sông sau mùa lũ hay xuất phát từnhu cầu thực tiễn của con người cần phải đo lường sức chứa của những cái bình, từ sự tính toán thời gianmà toán học ra đời.

- Bổ sung ngoại ngữ vào chương trình giảng dạy:

do nhu cầu thực tế muốn nâng cao trình độ dân trí, hội nhập với nền kinh tế quốc tế từ đó các môi trường giáo dục cần trang bị thêmcác loại ngôn ngữ.

- Cải biên sách mới:

Thực tế tình hình đấtnước đang ngày mộtphát triển đồng nghĩa vớitrình độ dân trí ngày mộtđi lên, các loại sách giáo khoa cũ

không còn phù hợp chính vì thế mà sách giáo khoađã được cải biên đã ra đời nhằm mục đích phục vụcho nhu cầu sống nâng cao như hiện nay

- Áp dụng các phương pháp giảng dạy và học tập

mới ở cấp bậc ( Tiểu học,Trung học): lối tư duy

giảng dạy cũ đã không còn phù hợp trong xã hội hiệnnay để bắt kịp với xu thế giáo dục hiện đại của thế giới, nền giáo dục của Việt

Nam đã định hình lại vai trò

Trang 13

và nhiệm vụ của bản thân trong mối quan hệ "dạy vàhọc" ở kỷ nguyên số Việc tạo dựng một môi trường giáo dục theo hướng đa dạng và dung hợp sẽ tạo tiềnđề nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của nước ta.

- Đổi mới giáo dục đại học: Là nơi đào tạo nguồn

nhân lực chất lượng cao cho đất nước, giáo dục đại học ở Việt Nam luôn được cả xã hội quan tâm Nhằm đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, nhu cầu phát triển nội tại của Việt Nam đòi hỏi giáo dục đại học phải có những “chuyển mình” mạnh mẽ, không ngừng cập nhật kiến thức chuyên môn, tri thứcmới và khoa học để bắt

kịp xu thế toàn cầu.

- Điều chế vắc xin phòng bệnh: từ nhu cầu bảo vệ

sức khỏe của người dân thông qua những hiểu biết của con người trong lĩnh vực khoa học và học tập

nghiên cứu trên sách vở từ đó áp dụng vào tiễn

5 Câu hỏi củng cố kiến thức :

Trang 14

1.Điền vào chỗ trống để có quan điểm triết học Mác-Lênin về chân lý : “ Chân lý là những tri thức với hiện thực khách quan và được hiện thực tiễn kiểm nghiệm ?”

a Đầy đủ b Đúng đắn c Hợp lý

a. Hoạt động vật chất và tinh thần

b. Hoạt động tinh thần

c. Hoạt động vật chất d. Hoạt động

-The end -

Ngày đăng: 24/05/2024, 15:34

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan