1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài hãy trình bày những hiểu biết của em về hiện trạng nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm không khí trong nhà ở việt nam theo em cần có giải pháp gì để giảm thiểu hiện trạng này

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 2,24 MB

Nội dung

Cũng bởi vậy, ô nhiễm không khí, sự tácđộng tiêu cực đến môi trường không khí, được coi là “sát thủ vô hình” đối với conngười bởi ảnh hưởng của nó.Mỗi năm, chỉ tính riêng tại Việt Nam, v

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

TIỂU LUẬN MÔN: KINH TẾ HỌC VÀ QUẢN LÍ MÔI TRƯỜNG

ĐỀ TÀI: Hãy trình bày những hiểu biết của em về hiện trạng, nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm không khí trong nhà ở Việt Nam Theo em, cần có giải

pháp gì để giảm thiểu hiện trạng này.

Họ và tên sinh viên: Cấn Thành Nam MSSV: 11224430

STT: 36 Giảng viên: Ngô Thanh Mai

Tháng 06, năm 2023

Trang 2

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 1

1 Một số khái niệm cơ bản 1

1.1 Các khái niệm môi trường 1

1.2 Khái niệm ô nhiễm môi trường 2

1.3 Khái niệm ô nhiễm không khí trong nhà 2

2 Hiện trạng ô nhiễm môi trường trong nhà ở nước ta hiện nay 3

3 Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí trong nhà 3

3.1 Khói thuốc lá 3

3.2 Hợp chất hữu cơ bay hơi 4

3.3 Formaldehyde: 4

3.4 Ô nhiễm có bản chất sinh học 4

3.5 Khí hiếm 5

3.6 Nấm mốc 5

3.7 Cacbonmonoxide 5

3.8 Amiang 6

3.9 Nhiễm độc chì 6

3.10 Phóng xạ rađion 6

3.11 Thuốc diệt côn trùng, cỏ dại 6

4 Những nguồn gây ô nhiễm không khí trong nhà 7

4.1 Thảm trong nhà có thể tạo ra hóa chất 7

4.2 Sơn tường 7

4.3 Hóa chất từ các đồ chơi thủ công 7

4.4 Các sản phẩm tẩy rửa 7

4.5 Quần áo sau khi giặt khô 7

4.6 Khói thuốc lá 8

4.7 Ô nhiễm không khí từ nhà bếp 8

4.8 Ống khói và lò đốt 8

4.9 Nguy hiểm của Radon 8

4.10 Máy làm mát không khí 9

4.11 Formaldehyde trong đồ nội thất 9

Trang 3

5.1 Dọn vệ sinh nhà cửa: 10

5.2 Trang bị bộ lọc không khí có chất lượng tốt: 10

5.3 Trang bị máy tạo khí ozon: 10

5.4 Tận dụng khí trời: 11

5.5 Không cho thú nuôi vào nhà: 11

5.6 Tránh xa dán: 11

5.7 Chiếu xạ: 11

5.8 Chỉ chiếu sang nơi cần sử dụng: 11

5.9 Không hút thuốc trong nhà: 11

5.10 Mở cửa phòng khi sơn: 11

5.11 Hạn chế dùng thảm: 12

5.12 Trồng nhiều cây xanh: 12

KẾT LUẬN 14

TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

Trang 4

MỞ ĐẦU

Không khí là môi trường sống cơ bản của con người, là vật chất giúp con người sinh sống, hoạt động và phát triển cơ bản Không khí chịu tác động sẽ tác động đồng thời tới con người theo phạm vi ảnh hưởng của sự tác động, không giới hạn số lượng hay đặc điểm con người Cũng bởi vậy, ô nhiễm không khí, sự tác động tiêu cực đến môi trường không khí, được coi là “sát thủ vô hình” đối với con người bởi ảnh hưởng của nó

Mỗi năm, chỉ tính riêng tại Việt Nam, vấn nạn ô nhiễm không khí là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra cái chết của khoảng 60 nghìn người theo số liệu của tổ chức y tế thế giới WHO Vấn đề này đang rất được nhà nước và xã hội quan tâm, nhất là khi Việt Nam đang là một nước phát triển với việc xây dựng và đầu tư công nghiệp là một nội dung quan trọng, cũng như những hậu quả lâu dài mà Việt Nam phải chịu sau chiến tranh trước đây Đồng thời phát triển công nghiệp hoá hiện đại hoá và bảo đảm bảo vệ môi trường là bài toán mà tất cả các nhà kinh tế cần đặt

ra Để làm được điều đó, không thể thiếu nhiệm vụ nghiên cứu vấn đề ô nhiễm không khí tại nước ta hiện nay

Nghiên cứu về ô nhiễm không khí tại Việt Nam tức là nghiên cứu về những hiện trạng, nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm không khí ở Việt Nam, chủ yếu ở trong nhà, từ đó đưa ra được các kết luận khách quan về các vấn đề ô nhiễm không khí tại nước ta, làm cơ sở đưa ra các giải pháp hỗ trợ giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí, cũng như là tài liệu tham khảo cho những nhà nghiên cứu khác thực hiện nội dung bảo vệ môi trường, phát triển xã hội bền vững

Đó là lý do cần thực hiện nghiên cứu đề tài: “Hãy trình bày những hiểu biết của em về hiện trạng, nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm không khí trong nhà ở Việt Nam Theo em, cần có giải pháp gì để giảm thiểu hiện trạng này.”

NỘI DUNG

1 Một số khái niệm cơ bản

1.1 Các khái niệm môi trường.

Theo nghĩa rộng nhất thì “ môi trường của 1 vật thể, sự kiện là tập hợp các điều kiện và hiện tượng bên ngoài có ảnh hưởng đến vật thể hoạc sự kiện đó Thực

ra, các thành phần như khí quyển,thủy quyển, sinh quyển… tồn tại trên trái đất đá từ lâu rồi, nhưng chỉ khi có mặt các cơ thể sống thì chúng mới trở thành các thành phần của môi trường sống

Trang 5

Theo điều 3 luật bảo vệ môi trường định nghĩa “ môi trường bao gồm các yếu tố thiên nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống xã hội, sự phát triển của con người và tự nhiên”

1.2 Khái niệm ô nhiễm môi trường

Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lý, hóa học, sinh học của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.1 Quá trình hình thành của chất ô nhiễm (từ rất nhiều nguồn khác nhau) vào môi trường , làm cho nồng độ của chúng vượt qúa tiêu chuẩn cho phép ảnh hưởng tới đời sống con người, các động- thực vật cảnh quan và hệ sinh thái Ô nhiễm môi trường được định nghĩa là thay đổi thành phần ,tính chất vật lý, hóa học, sinh học của không khí ở bên trong vượt qua tiêu chuẩn cho phép gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người tới sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật, đến môi trường xung quang & tính bền vững của vật liệu

1.3 Khái niệm ô nhiễm không khí trong nhà

Không khí trong nhà có thể chứa các chất hóa học, chất kích thích, hóa chất

có nguy cơ ung thư, tác nhân vi sinh vật, tác nhân gây dị ứng, bụi mịn trong nhà với hàm lượng đáng kể thì gọi là tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà Thực tế, tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà gặp rất nhiều nếu như không

có những biện pháp phòng ngừa Điều này có thể gây ra ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và đặc biệt nó ảnh hưởng nhiều hơn tới trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì chúng hít thở nhanh hơn, cơ thể yếu ớt hơn

Ô nhiễm không khí trong nhà là do các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học của không khí ở bên trong ngôi nhà cao hơn mức bình thường & có tác động bất lợi đến không khí

Ô nhiễm không khí trong nhà là cụm từ nói chung về sự ô nhiễm thiên nhiên, phòng làm việc, lớp học, nhà xưởng…

Ô nhiễm không khí tròng nhà thường không được để ý & khó nhận biết

1 (Khoản 12 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 )

Trang 6

2 Hiện trạng ô nhiễm môi trường trong nhà ở nước ta hiện nay

Trong vài năm qua, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng không khí trong nhà có thể ô nhiễm nghiêm trọng hơn không khí ngoài trời ngay cả các thành phố lớn nhất

là các khu công nghiệp

Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng con người dành khoảng 90% thời gian của

họ ở trong nhà vì vậy đối với con người sức khỏe do tiếp xúc với không khí ở trong nhà có thể cao hơn ở ngoài trời

Báo cáo mới đây tổ chức y tế thế giới (WHO) cho thấy chất lượng không khí trong nhà trên toàn thế giới đang giảm sút nghiêm trọng Ước tính có gần 1 tỷ người phần lớn là trẻ em và phụ nữ, đang hít thở không khí trong nhà với mức độ gấp 100 lần cho phép của WHO

Báo cáo của cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ 2003 cho biết ô nhiễm không khí trong nhà làm thiệt hại hàng tỷ USD vì chi phí chăm sóc sức khỏe ,nghỉ bệnh, giảm năng suất làm việc

Một khảo sát mới đây từ Anh cho thấy hiệu suất làm việc của nhân viên văn phòng giảm 20% hay nhiều hơn vì chất lượng không khí mới làm việc tệ hại Mặc dù tình trang ô nhiễm trong nhà nguy hại hơn người ta tưởng nhưng trên thực tế hiện tượng này cũng như tác hại của các chất gây ô nhiễm chưa được nghiên cứu và cảnh báo một cách đầy đủ Tổ chức y tế thế giới bắt đầu quan tâm đến vấn

đề này từ năm 2002 và 2007 đã có báo cáo đầu tiên về tình trạng này ở các nước phát triển Báo cáo cho biết mỗi năm có 800 nghìn trẻ em chết vì viêm phổi, trong khi phần lớn thời gian các em ở nhà, ở trường tức là ở trong nhà

Hiện ở Việt Nam chưa có nghiên cứu cụ thể về sự nguy hại của ô nhiễm không khí trong nhà

3 Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí trong nhà

Các nhà khoa học đã phát hiện ra hàng trăm nguyên nhân gây ô nhiễm không khí trong ngôi nhà của chúng ta Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm không khí trong nhà

3.1 Khói thuốc lá

Khói thuốc lá thải ra môi trường là một hỗn hợp có hơn 4 nghìn chất ở dạng khí và hạt được phát thải Nhiều chất trong số các hợp chất này gây kích ứng mạnh

và có ít nhất 40 hợp chất được biết có tác dụng gây ung thư ơ người và động vật

Trang 7

các hạt bụi trong khói thuốc lá cũng độc hại vì chúng có thể bị nuốt vào và có thể bị giữ lại nhiều giờ sau khi ngưng hút thuốc

Ngoài những ảnh hưởng gây kích ứng đến mắt ,mũi,và cổ họng, khói thuốc

lá còn tăng rủi ro về ung thư phổi và bệnh tim ơ người không hút thuốc; tăng bệnh đường hô hấp ở trẻ em Phụ nữ không hút thuốc có rủi ro cao hơn về ung thư phổi nếu chồng họ hút thuốc

3.2 Hợp chất hữu cơ bay hơi

Môi trường trong nhà có khoảng 100 hợp chất hữu cơ bay hơi từ nhiều nguồn khác nhau Nguồn gốc chủ yếu trong nhà là nước hoa, keo xịt tóc, nước đánh bóng đồ dùng trong nhà,chất làm thoáng mát không khí…chất bảo quản gỗ, và nhiều sản phẩm sử dụng trong nhà Quần áo giặt khô có thể còn có dự lượng dung môi Thậm chí các bức tranh nghệ thật các sản phẩm thủ công và cả các loại đồ dùng để chăm sóc sân vườn cũng ẩn chứa những nguy cơ

Bộ phận chủ yếu của cơ thể chịu ảnh hưởng là đôi mắt, mũi, họng Trong nhiều trường hợp gay gắt hơn có những bệnh như đau đầu, buồn nôn và làm mất tập trung Trong một thời gia dài,một số chất ô nhiễm còn có thể gây nguy hiểm tới gan

và nhiều bộ phận của cơ thể

3.3 Formaldehyde:

Là một khí cay không màu,phát thải chủ yếu là từ các sản phẩm ván ép làm

từ hạt nhựa ure kết dính trong các vật liệu xây dựng, từ các thiết bị đốt như đồ gia dụng chạy bằng ga, lò sưởi, những vật liệu trang trí nội thất như bông cách nhiệt ,vải, thảm và vật liệu trải sàn nhà, sản phẩm giấy và mĩ phẩm

Formaldehyde nồng độ thấp trong không khí có thể gây kích ứng mắt,mũi,họng,có khả năng gây chảy nước mắt,hát hơi và ho Ở nồng độ cao, nó có thể gây cảm giác buồn nôn và khó thở Cơ quan quốc tế về nghiên cứu ung thư (IARC) phân loại formaldehyde thuộc nhóm chất có thể gây ung thư

3.4 Ô nhiễm có bản chất sinh học

Việc nhà cung cấp dịch vụ bảo trì máy lạnh, dịch vụ dọn nhà cửa, thông cống thoát nước…đến chậm hơn thời gian lịch hen, làm không sạch, có thể gây nên tình trạnh ô nhiễm có bản chất sinh học xuất phát từ vi khuẩn, nấm, virut và bụi Điều này gây ra những dị ứng, dẫn đến viêm phổi, viêm mũi, và bệnh hẹn xuyễn, biểu hiện ở hắt hơi, chảy nước mắt, ho ,khó thở, chóng mặt, hôn mê, sốt và

Trang 8

rối loạn tiêu hóa Trẻ em, người có tuổi và những người đã có vấn đề về hô hấp, dị ứng và bệnh phổi đặc biệt bị ảnh hưởng nhiều hơn

3.5 Khí hiếm

Khí hiếm tự nhiện phát thải từ đất, đá hoặc từ các vật liệu xậy dựng như bê tông làm từ đá granit… phơi nhiễm lâu dài với khí hiếm có thể tăng rủi ro về ung thư phổi

3.6 Nấm mốc.

Nấm mốc là một loại nấm vi sinh cùng họ với men và nấm ăn có mặt ở khắp mọi nơi,lẫn trong không khí con người hít thở hay trong bụi bặm trong nhà Khi sinh sản, nấm mốc sinh ra những bào tử phát tán trong không khí Nếu con người hít phải nấm mốc dưới dạng bào tử, họ sẽ bị ảnh hướng giống như hít phải bọ bụi và phấn cỏ

Khi hít vào những người có gen mắc bệnh đường hô hấp thường có phản ứng

dị ứng Những phản ứng này có thể có những biểu hiện dưới các triệu chứng các bệnh sốt vàng da và trong một số trường hợp có cơn hen xuyễn

Nấm mốc cũng có thể gây bệnh nếu hệ miễn dịch yếu, ví dụ trong trường hợp bạn đang được điều trị một trong nhưng căn bệnh nhất định hoặc mắc bệnh khiến cho hệ miễn dịch yếu đi như bệnh sơ nang hoặc cách bệnh phổi mãn tính khác Mặc dù không phổ biến những người có hệ miễn dịch yếu dễ bị nhiễm bệnh sau khi nhiễm phải nấm mốc Có lẽ nấm mốc chứa chất độc hoặc sinh ra chất độc tác động tới sức khỏe con người

3.7 Cacbonmonoxide

Cacbonmonoxitde(CO)là chất khí không màu không mùi nhưng cực kỳ độc hại Có thể gây bệnh và tử vong ngay lập tức, tùy nồng độ CO được tìm thấy trong qúa trình khói thải từ ô tô, xe tải ,đèn lồng,lò nướng, các loại thiết bị dùng ga và hệ thống sưởi

Con người sẽ bị ngộ độc khi hít phải chúng với các biểu hiện:đau đầu ,chóng mặt, yếu mệt, buồn nôn đau tức ngực, rối loạn nhận thức

Tuy nhiên, rất khó để nói rằng ai đó đang bị ngộ đốc khí CO bởi vì các triệu chứng trên thường bị nhầm lẫn với các bệnh khác Những người đang ngủ hay say rượu có thể tử vong vì ngộ độc CO trước khi có các triệu chứng Một máy dò CO

sẽ cảnh báo cho chúng ta mức độ CO trong nhà

Trang 9

3.8 Amiang

Amiang dạng sợi nhỏ đến mức chúng ta không nhìn thấy chúng Các amiang

có thể trôi nổi trong không khí và con người dễ dàng hít phải chúng Phần lớn lượng amiang sẽ được thải ra nhưng một số sẽ mắc lại trong cổ Theo thời gian chúng sẽ gây viêm và đe dọa hai lá phổi, gây ra các bệnh tật như bệnh phổi như hít phải amiang(gây khó thở), ung thư phổi(diễn tiến của bệnh thường kéo dài trong nhiều năm và hút thuốc nhằm tăng nguy cơ)

3.9 Nhiễm độc chì

Chì là một kim loại tồn tại trong vỏ cứng của trái đất nhưng con người cũng góp phần thải nó vào môi trường thông qua việc sử dụng sơn và dầu mỏ Chì cũng tìm thấy trong đất ô nhiễm, bụi nhà, nước uống, men gốm và một số nữ trang kim loại

Hít thở, uống nước,ăn các thực phẩm, tiếp xúc với các đồ vật chứa chì có thể gây ra những ảnh hưởng nhiêm trọng đối với sức khỏe Ở người lớn, chì có thể làm tăng huyết áp và gây vô sinh,rối loạn thần kinh đau xương khớp Nó cũng ảnh hưởng tới khả năng tập trung và ghi nhớ

Chì đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ Một đứa trẻ nuốt phải lượng lớn chì

có thể bị bệnh thiếu máu,đau đầu dữ dội Nếu bị nhiễm một lượng chì nhỏ có thể ảnh hưởng tới chỉ số IQ

3.10 Phóng xạ rađion

Radion là một loại khí có tính phóng xạ tự nhiên

Trong không khí ngoài trời, nồng độ radion thấp Tuy nhiên, ở trong nhà thì nồng độ radion có thể cao hơn do hiệu ứng bẫy radion Các mức radion thường rất hay thay đổi, tùy thuộc vào dòng khí qua nhà

Hầu như phần lớn radion trong một ngôi nhà có nồng độ radion cao đều phát

ra từ nền nhà Radion khếch tán ra khỏi mặt đất và vào trong nhà Nếu là nhà gạch được xây trên một tấm sàn bê tông, và tất cả các cửa ra vào và cửa sổ được đóng kín thì các mức radion trong nhà có thể cao hơn mức trung bình

3.11 Thuốc diệt côn trùng, cỏ dại

Các loại thuốc này giúp bảo vệ con người khỏi vi khuẩn, côn trùng gây hại nhưng chúng cũng ảnh hưởng xấu tới sức khỏe Nếu phải sử dụng các chất này, hãy tuân thủ các hướng dẫn trên sản phẩm

Trang 10

4 Những nguồn gây ô nhiễm không khí trong nhà

4.1 Thảm trong nhà có thể tạo ra hóa chất

Có rất nhiều người mệt mỏi về cảm giác nhức đầu, mẩn ngứa, ngứa mắt và

cổ họng sau khi lắp thảm mà không biết rằng thảm, lớp đệm và chất kết dính thảm với nền nhà thải ra các khí độc hại tiềm tàng Để hạn chế nguồn ô nhiễm chọn thảm

có VOC thấp, bạn nên trải ra ngoài vài ngày trước đó Tránh mặt khỏi nhà trong khi lắp đặt và giữ cho ngôi nhà thông thoáng trong những ngày sau đó Đối với trẻ em

bị dị ứng và hen suyễn, hãy xem xét các lựa chọn lát sàn khác

4.2 Sơn tường

Sơn và dụng cụ tẩy sơn có thể thải ra khí độc hại Để giảm thiểu rủi ro về sức khỏe, hãy chọn sơn có hàm lượng VOC thấp và để cửa sổ mở trong khi sơn và trong vài ngày khi sơn khô Cố gắng không giữ lại thùng sơn thừa vì khí có thể rò rỉ, ngay

cả từ thùng kín và nếu như phải bảo quản sơn, hãy để sơn ở nơi thông thoáng, tránh

xa các khu vực sinh hoạt chính trong nhà

4.3 Hóa chất từ các đồ chơi thủ công

Thường xuyên cho trẻ ra ngoài để nhận học hỏi nhiều điều tốt hơn là việc để trẻ thường xuyên tiếp xúc với các loại đồ chơi và các đồ dùng thủ công Tùy thuộc vào sản phẩm và thời gian tiếp xúc mà nguy cơ gây hại khác nhau, khói từ bút đánh dấu, keo dán và các vật dụng nghệ thuật khác có thể gây đau đầu và kích ứng mắt, mũi và cổ họng Đất sét polymer nấu quá chín có thể giải phóng các hóa chất độc hại vào không khí và ngay cả những thứ tưởng như không độc hại có thể chứa dung môi gây nguy hiểm khi hít phải

4.4 Các sản phẩm tẩy rửa

Các hóa chất được tìm thấy trong một số chất tẩy rửa gia dụng có thể gây độc nếu hít phải hoặc đụng vào, gây phát ban trên da do dị ứng và kích ứng đường hô hấp Điều này đặc biệt dễ xảy ra với những người dễ bị các vấn đề về da hoặc hô hấp Những loại có chứa thành phần là amoniac và clo có thể đặc biệt gây khó chịu cho trẻ em bị hen suyễn Thử làm sạch bằng nước nóng, muối nở, vải sợi nhỏ hoặc các sản phẩm tẩy rửa từ thiên nhiên ít độc hại hơn

4.5 Quần áo sau khi giặt khô

Giặt khô thường sử dụng chất perchloroethylene, một hóa chất đã được phát hiện là gây ra ung thư cho động vật Khi mang quần áo mới giặt khô vào nhà, những

Ngày đăng: 24/05/2024, 15:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w