1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài hãy trình bày về tự do hoá tài chính

34 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hãy Trình Bày Về Tự Do Hóa Tài Chính
Tác giả Nguyễn Thị Hương
Người hướng dẫn Ngô Khánh Huyền
Trường học Trường Đại Học Thăng Long
Chuyên ngành Tài Chính Quốc Tế
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 352 KB

Nội dung

- Hay theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF: "Tự do hoá tài chính là quá trình giảmthiểu và cuối cùng là huỷ bỏ sự kiểm soát của Nhà nước đối với hoạt động của hệthống tài chính quốc gia, làm ch

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

HÀ NỘI – 2022

Trang 3

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH 1

1.1 Khái niệm tự do hóa tài chính 1

1.1.1 Khái niệm tài chính 1

1.1.2 Khái niệm tự do hóa tài chính 1

1.2 Phân loại tự do hóa tài chính 1

1.3 Bản chất của tự do hóa tài chính 2

1.4 Nội dung của tự do hóa tài chính 3

1.4.1 Tự do hóa lãi suất 3

1.4.2 Tự do hóa tỷ giá 3

1.4.3 Tự do hóa giao dịch vốn 4

1.4.4 Tự do hóa hoạt động của các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính khác trên thị trường tài chính 4

1.5 Nhân tố tác động và điều kiện cần thiết dẫn đến thành công của quá trình tự do hóa tài chính 5

1.5.1 Nhân tố tác động 5

1.5.2 Điều kiện để tự do hóa thành công 5

CHƯƠNG 2 NHỮNG KHÍA CẠNH VỀ TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH 7

2.1 Điểm mạnh, điểm yếu của tự do hóa tài chính 7

2.1.1 Điểm mạnh 7

2.1.2 Điểm yếu 8

2.2 Cơ hội và thách thức của tự do hóa tài chính 9

2.2.1 Cơ hội và lợi ích của tự do hóa tài chính 9

2.2.2 Thách thức của tự do hóa tài chính 11

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CẢI CÁCH VÀ TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM 13

3.1 Kinh nghiệm quốc tế về tự do hóa tài chính và những bài học rút ra đối với Việt Nam 13

3.2 Thực trạng cải cách và tự do hóa tài chính ở Việt Nam 15

3.2.1 Thực trạng tự do hóa lãi suất 17

3.2.2 Thực trạng Tự do hóa hoạt động của các ngân hàng thương mại và định chế tài chính 17

Trang 4

3.2.3 Thực trạng tự do hóa giao dịch vốn 18

3.2.4 Thực trạng giao dịch ngoại hối 20

3.3 Mức độ tự do hóa tài chính hiện nay 20

3.4 Xu hướng tự do hóa tài chính 21

3.4.1 Xu hướng tự do hóa tài chính hiện nay 21

3.4.2 Xu hướng tự do hóa tài chính của Việt Nam trong thời gian tới 21

CHƯƠNG 4 KHUYẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH CHO QUÁ TRÌNH TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM 23

4.1 Tiến trình tự do hóa tài chính 23

4.2 Khuyến nghị cho quá trình tự do hóa tài chính tại Việt Nam 24

4.3 Giải pháp chính sách cho quá trình tự do hóa tài chính tại Việt Nam 26

KẾT LUẬN 1

Trang 5

DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

ADB Asia Development Bank Ngân hàng phát triển Châu Á

GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm nội địa

IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế

OECD Organization for Economic

Cooperation and Development Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tếWTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Qua nhiều thập niên kiềm chế tài chính nặng nề, các quốc gia nhận thức rõ cácgiá phải trả, đồng thời, với những điều kiện mới của môi trường toàn cầu, các nước cốgắng tạo cho mình những giải pháp tự do hóa tài chính để làm tăng tính cạnh tranhtrong hệ thống tài chính, từ đó cải thiện hiệu quả phân bổ và sử dụng nguồn lực

Các nước đều có những sự khác biệt nhất định như: yếu tố cơ bản của kinh tế vĩmô; trình độ phát triển của hệ thống tài chính; mức độ hoàn thiện của hệ thống pháplý; năng lực điều hành, quản trị v.v là những vấn đề cần quan tâm khi lựa chọn cácbiện pháp và trình tự tự do hóa tài chính Mục đích chính là tối đa hóa những lợi íchcủa tự do hóa tài chính đồng thời giảm thiểu được những thiệt hại mà tự do hóa tàichính mang theo Tự do hóa tài chính giúp tạo ra một môi trường minh bạch, linh hoạt

và hiệu quả cho hệ thống tài chính, thu hút đầu tư, kích thích sự cạnh tranh lành mạnh,mang lại động lực phát triển cũng như cơ hội sử dụng các dịch vụ tài chính đa dạng,chất lượng cao Những lợi ích tiềm năng của tự do hóa tài chính là rất lớn, nhưng bêncạnh đó cũng có những mặt trái được cho là nguyên nhân dẫn đến đổ vỡ và khủnghoảng tài chính

Vậy để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng tìm hiểu tại sao chúng ta cần tự do hóa tàichính? Tự do hóa tài chính mang lại những cơ hội và thách thức gì cho các quốc giatham gia?

Trong quá trình làm bài, em đã cố gắng làm rõ vấn đề và phân tích rõ những cơhội và thách thức của tự do hóa tài chính, đồng thời tìm hiểu thực trạng, xu hướng vànhững vấn đề đặt ra để tự do hóa tài chính ở Việt Nam, từ đó đưa ra một số khuyếnnghị và giải pháp Do đây là một vấn đề lớn và kiến thức còn rất hạn chế nên chắn hẳnbài tiểu luận còn có nhiều sai sót Em rất mong nhận được sự góp ý từ cô Em xin chânthành cảm ơn

Trang 7

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH

1.1 Khái niệm tự do hóa tài chính

1.1.1 Khái niệm tài chính

Theo quan điểm khoa học đương đại: Tài chính là các quan hệ lợi ích kinh tếgiữa các chủ thể khác nhau được biểu hiện bằng tiền

Bản chất là quan hệ lợi ích kinh tế

Phương thức quan hệ: Thông qua các hoạt động cụ thể như: tham gia đầu tư, sảnxuất, phân phối theo các quan hệ tỷ lệ hoặc khuôn khổ giới hạn nhất định

Nội dung quan hệ lợi ích: Doanh thu, lợi nhuận, lợi tức, thuế

Hình thức biểu hiện lợi ích: Được đo bằng tiền dưới nhiều loại phương tiện khácnhau như: tiền mặt, tiền trên tài khoản, tiền điện tử, các loại giấy tờ có giá thông quacác công cụ chủ yếu là lãi suất, tỷ giá, giá cả

1.1.2 Khái niệm tự do hóa tài chính

Tự do hóa tài chính trong tiếng Anh được gọi là Financial Liberalization

Tự do hóa tài chính là một khái niệm rộng và đa đạng, tuy nhiên có thể hình dungđược vấn đề qua khái niệm sau đây:

- Thứ nhất, tự do hóa tài chính đó là sự xóa bỏ đi các hạn chế, định hướng hayràng buộc trong quá trình phân bổ nguồn lực tín dụng Mọi điều tiết trong quá trìnhphân bổ này được đặt trên nền tảng cơ chế giá; nghĩa là các tổ chức tài chính đượcquyền tự do xác định lãi suất – tiền gửi và cho vay

- Điều này cũng bao hàm việc xóa bỏ mức trần lãi suất cũng như các ràng buộckhác trong việc sử dụng nguồn vốn huy động được (ví dụ như các khoản tín dụng ưuđãi)

- Thứ hai, tự do hóa tài chính cũng đồng nghĩa với việc mở rộng cạnh tranh trongcác hoạt động tài chính mang tính chất trung gian, điều này đồng nghĩa với việc chấmdứt sự phân biệt đối xử về pháp lí giữa những loại hình hoạt động khác nhau

- Hay theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF): "Tự do hoá tài chính là quá trình giảmthiểu và cuối cùng là huỷ bỏ sự kiểm soát của Nhà nước đối với hoạt động của hệthống tài chính quốc gia, làm cho hệ thống này hoạt động tự do hơn và hiệu quả hơntheo quy luật thị trường"

1.2 Phân loại tự do hóa tài chính

Chia theo chiều dọc thì tự do hoá tài chính chủ yếu hàm ý tự do hóa trên thịtrường tiền tệ và tự do hóa trên thị trường vốn Chia theo chiều ngang, tự do hóa tài

Trang 8

chính được phân làm hai cấp độ: Tự do hóa tài chính nội địa hay tự do hoá tài chínhtrong nước và tự do hóa tài chính quốc tế hay tự do hóa tài chính với nước ngoài.

- Tự do hóa tài chính trong nước: Cho phép các tổ chức tài chính trong nước tự

do thực hiện các dịch vụ tài chính theo nguyên tắc thị trường, các thị trường tài chínhtrong nước được khuyến khích phát triển, các công cụ chính sách tiền tệ được điềuhành theo tín hiệu thị trường

Trước tự do hóa, nhà nước nắm giữ toàn bộ hệ thống ngân hàng và các công tybảo hiểm Do đó, ngoài hình thức sở hữu nhà nước, không có một hình thức sở hữunào khác Quá trình tự do hóa đưa đến sự song song tồn tại giữa khu vực nhà nước vàkhu vực tư nhân Bên cạnh các ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm, định chếkhác của nhà nước, các ngân hàng thương mại cổ phần, các công ty bảo hiểm, công tytài chính dưới nhiều hình thức sở hữu khác nhau được thành lập Phạm vi hoạt độngcủa các chủ thể cung cấp dịch vụ tài chính này cũng không bị hạn chế Tư nhân hóa ởmức độ hợp lý là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của tiến trình tự dohóa nội bộ

- Tự do hóa tài chính với nước ngoài: Loại bỏ kiểm soát vốn, và các hạn chếtrong quản lý ngoại hối bao gồm tự do hóa giao dịch vãng lai và tự do hóa giao dịchvốn Hạt nhân của tự do hóa tài chính là tự do hóa lãi suất và cần thiết phải kiểm soátquá trình tự do hóa lãi suất, cụ thể là:

+ Xác định thời điểm bắt đầu và tốc độ tự do hóa lãi suất căn cứ vào nhữngtiến bộ đạt được trong cải cách khu vực doanh nghiệp nước ngoài và khu vực ngânhàng

+ Quyết định lộ trình và trật tự tiến hành tự do hóa lãi suất của các công cụ tàichính khác nhau để không gây ảnh hưởng xấu tới hệ thống ngân hàng

+ Ngân hàng Trung ương cần có chiến lược chỉ đạo chính sách tiền tệ trongkhuôn khổ hệ thống tài chính đã tự do hóa

+ Chuẩn bị những công cụ tài chính mới sau khi thực hiện tự do hóa tài chính

Mở cửa cạnh tranh đòi hỏi cho phép các chủ thể nước ngoài hoạt động trên lãnhthổ quốc giá (đều được người ta gọi là quyền thành lập), tạo cho các chủ thể nàynhững điều kiện hoạt động như những chủ thể trong nước Tuy nhiên, điều này không

có nghĩa là chấm dứt mọi quy định hay giám sát các hoạt động cung cấp dịch vụ Tự

do hóa đòi hỏi phải tăng cường cơ sở hạ tầng quy chế và các cơ quan giám sát

1.3 Bản chất của tự do hóa tài chính

Thực chất của tự do hóa tài chính là hoạt động tài chính tuân theo cơ chế vốn cócủa thị trường và chuyển vai trò điều tiết tài chính từ nhà nước sang thị trường, mụctiêu là tìm kiếm sự phối hợp hiệu quả giữa nhà nước và thị trường trong việc thực hiện

Trang 9

các chính sách xã hội mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế Do đó, kết quả của tự do hóa tàichính thường được thể hiện bằng tỷ lệ tăng cung tiền (tiền gửi và tiền mặt tại các ngânhàng thương mại) trên thu nhập quốc dân.

Ngoài ra, tự do hóa tài chính là sự xóa bỏ các hạn chế, định hướng hay ràng buộc

về số lượng trong quá trình cấp và phân phối tín dụng Sự điều tiết về số lượng nàyđược thay thế bởi một cơ chế tỷ giá: Tự do hóa mang lại cho các định chế tài chínhquyền tự do xác định mức lãi suất tiền gửi, cho vay và tự do sử dụng công cụ lãi suất.Trên lý thuyết, tự do hóa dẫn đến chấm dứt các mức lãi suất trần lãi suất cũng nhưnhững ràng buộc trong việc sử dụng các nguồn vốn huy động được Tự do hóa cũngchấm dứt những kênh cấp vốn ưu đãi

Ngoài việc mở rộng cạnh tranh trong các hoạt động trung gian tài chính, chấmdứt sự phân biệt đối xử về pháp lý giữa các thành phần kinh tế cũng được xem là mộtkhía cạnh của tự do hóa tài chính Tuy nhiên tự do hóa tài chính không có nghĩa làchấm dứt mọi quy định hay giám sát của hoạt động tài chính Ngược lại tự do hóa đồihỏi phải tăng cường cơ sở hạ tầng quy chế và các cơ quan giám sát Việc đặt ra cácquy định là cần thiết để đảm bảo cho sự vận hàng hiệu quả của các thị trường tài chính

và ngân hàng

1.4 Nội dung của tự do hóa tài chính

Bao gồm: tự do hóa lãi suất, tự do hóa hoạt động cho vay của các ngân hàngthương mại, tự do hóa giao dịch vốn, tự do hóa hoạt động của các tổ chức tài chínhtrên thị trường tài chính

1.4.1 Tự do hóa lãi suất

Tự do hoá lãi suất trong tiếng Anh được gọi là Interest Rate Liberalization

Khái niệm: Tự do hóa lãi suất là một bộ phận quan trọng của tự do hóa tài chính.

Tự do hoá lãi suất là cơ chế lãi suất trong đó có rất ít hoặc không có sự can thiệp củacác cơ quan chức năng vào việc hình thành lãi suất mà lãi suất được hình thành trên cơ

sở thị trường, vận động theo qui luật cung cầu

Biểu hiện: Tự do hoá lãi suất là hạt nhân của quá trình tự do hóa tài chính Tự do

hóa lãi suất thể hiện bằng việc cho phép các ngân hàng thương mại, các tổ chức tíndụng được tự do quyết định mức lãi suất huy động vốn và cho vay; ngân hàng trungương sử dụng cơ chế điều hành lãi suất gián tiếp thay cho cơ chế điều hành lãi suấttrực tiếp

1.4.2 Tự do hóa tỷ giá

Tỷ giá là giá cả của tiền và phản ánh tổng hòa tương quan mức giá chung xã hộitrên thị trường trong nước so với thị trường nước ngoài

Trang 10

Khái niệm: Tự do hóa tỷ giá là một quá trình tiến tới cho phép tỷ giá được xácđịnh dựa trên quan hệ cung cầu thị trường.

Biểu hiện: Tự do hóa tỷ giá được thể hiện ở một số khía cạnh: bỏ việc ấn định tỷgiá, các biện pháp quản lý hành chính về ngoại tệ được loại bỏ và các công cụ mangtính thị trường được sử dụng, tỷ giá được xác định dựa trên cơ sở cung cầu ngoại tệ

sự can thiệp của nhà nước đối với thị trường

Biểu hiện:

- Cho phép người không cư trú sở hữu các tài sản tài chính trong nước ở cả đanggiấy tờ nợ hoặc cổ phiếu

- Cho phép người người cư trú nắm giữ tài sản tài chính nước ngoài

- Cho phép cả người cư trú và người không cư trú được tự do nắm giữ và trao đổicác tài sản tài chính trên thị trường nội địa Đây là mức độ cao nhất của tự do hóa cácgiao dịch vốn, đồng thời cũng là mức độ cao nhất của tự do hóa tài chính

1.4.4 Tự do hóa hoạt động của các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính khác trên thị trường tài chính

Khái niệm: Tự do hóa hoạt động của các tổ chức tín dụng và các định chế tàichính khác trên thị trường tài chính nghĩa là xóa bỏ sự can thiệp trực tiếp của chínhphủ vào quá trình hoạt động các tổ chức này, để các tổ chức này hoạt động theo quyluật thị trường

- Tư nhân hóa các ngân hàng quốc doanh

- Sự mở rộng hơn nữa các định chế tài chính trong nước và gia nhập của các tổchức của các tổ chức tài chính nước ngoài tăng lên

Trang 11

1.5 Nhân tố tác động và điều kiện cần thiết dẫn đến thành công của quá trình tự

do hóa tài chính

1.5.1 Nhân tố tác động

- Sự phát triển của ngành công nghệ thông tin

Với sự phát triển của ngành công nghệ thông tin, cơ hội trao đổi xuyên biên giớingày càng nhiều Sự ra đời của các sản phẩm thông tin, đặc biệt là Internet, đã làmgiảm chi phí giao dịch, cung cấp các kênh mới cho thương mại và hạ thấp các rào cảngia nhập đối với các doanh nghiệp nhỏ, ở xa về mặt địa lý Các doanh nghiệp có thểđược liên lạc trên toàn thế giới

- Nhu cầu xây dựng nền tài chính quốc gia vững mạnh và hiệu quả

Chính phủ các nước ngày càng nhận ra rằng chủ nghĩa bảo hộ không phải là cáchtốt nhất để đạt được các mục tiêu và chính sách của họ Sự can thiệp bóp méo thịtrường của chính phủ đã dẫn đến việc phân bổ vốn không hiệu quả, dẫn đến nhiềukhoản nợ xấu, khiến các trung gian tài chính dễ bị tổn thương Mặt khác, phát triểnkinh tế đòi hỏi các thể chế tài chính mạnh và hiệu quả và đáng tin cậy để tăng niềm tincủa người tiêu dùng và nhà đầu tư và buộc các chính phủ phải thực hiện nhiều cải cáchthị trường để mở rộng Cải cách theo hướng này sẽ giúp các quốc gia thu được nhiềulợi ích lớn Điều này củng cố xu hướng hướng tới tự do hóa ở cấp độ toàn cầu

- Xét khía cạnh khách quan: Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế là nhân tố thúc đẩy

tự do hóa tài chính

- Xét khía cạnh chủ quan: Tự do hóa tài chính còn bị tác động bởi ý muốn chủquan của chính các quốc gia trong việc điều hành nền kinh tế

1.5.2 Điều kiện để tự do hóa thành công

Cải cách tài chính ở Việt Nam, hội nhập tài chính bằng cách mở cửa dần từngbước các giao dịch thương mại trên lĩnh vực tài chính là một xu hướng tất yếu ViệtNam muốn hội nhập tài chính thì chính sách tài chính và chính sách tiền tệ phải linhhoạt

Những điều kiện cho việc tự do hóa tài chính thành công là:

- Cơ chế thị trường được vận hành tốt;

- Môi trường kinh tế vĩ mô lành mạnh;

- Sự đầy đủ và đồng bộ của khuôn khổ pháp lý;

- Ổn định đáng tin cậy;

- Năng lực, sự phát triển của các định chế tham gia thị trường;

- Năng lực quản lý kinh tế vĩ mô vững chắc của chính phủ và tiết kiệm quốc giacao;

Trang 12

- Thực hiện đúng lộ trình tự do hóa kinh tế;

- Hệ thống tài chính hoạt động hiệu quả;

- Hệ thống giám sát ngân hàng hợp lý và việc yêu cầu dự trữ, phân hạng tài sản

và báo cáo, phân tán rủi ro … Việc giám sát chặt chẽ sẽ giúp tránh nguy cơ xảy rakhủng hoảng ngân hàng Ở Chi lê do việc thiếu giám sát dẫn đến cuộc khủng hoảngngân hàng vào giai đoạn 1981 - 1983

Trang 13

CHƯƠNG 2 NHỮNG KHÍA CẠNH VỀ TỰ DO HÓA TÀI CHÍNH

2.1 Điểm mạnh, điểm yếu của tự do hóa tài chính

2.1.1 Điểm mạnh

- Thứ nhất, tự do hóa tài chính sẽ làm tăng áp lực cạnh tranh, giúp khu vực dịch

vụ tài chính hoạt động hiệu quả và ổn định hơn, đồng thời giúp nâng cao năng lực hoạtđộng của các tổ chức tài chính trong nước

- Thứ hai, tự do hóa tài chính sẽ cải thiện hơn nữa chất lượng của các dịch vụ tàichính được cung cấp (do sự độc quyền bị loại bỏ) Người tiêu dùng có thể được hưởngnhững sản phẩm dịch vụ mới đa dạng tiện ích với chi phí và thời gian ít nhất

- Thứ ba, tự do hóa các dịch vụ tài chính mang lại nhiều cơ hội chuyển giao côngnghệ và giảm thiểu rủi ro hệ thống

- Thứ tư, tự do hóa các dịch vụ tài chính tạo điều kiện thiết lập các chính sáchkinh tế vĩ mô hiệu quả Điều này phù hợp với điều kiện của một nền kinh tế mở, dựatrên cơ sở phân bổ nguồn lực trên cơ sở sử dụng tốt nhất các lợi ích kinh tế trong nước

và quốc tế Kết quả của nhiều nghiên cứu này cho thấy những lợi ích trên có tồn tại.Một nghiên cứu năm 1997 của các nhà kinh tế do Ban thư ký WTO ủy quyền cho thấyviệc mở cửa thị trường dịch vụ tài chính ở các quốc gia có chính sách mở cửa sẽ có tácđộng đáng kể đến tăng trưởng kinh tế, tăng cường cạnh tranh và tăng hiệu quả Điềunày giúp giảm đáng kể chi phí dịch vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa cácloại hình dịch vụ và cung cấp cho khách hàng lộ trình tiếp cận dịch vụ nhanh nhất.Việc mở cửa thị trường tài chính tại các quốc gia này cũng sẽ giúp tạo ra nhiều cơ hộihơn cho các nhà đầu tư bằng cách củng cố các trung gian tài chính, nâng cao hiệu quảhoạt động và giảm thiểu rủi ro Việc mở cửa thị trường dịch vụ tài chính ở hầu hết cácnước cũng góp phần thúc đẩy Chính phủ các nước chủ nhà cải tiến phương pháp quản

lý vĩ mô nền kinh tế và thay đổi cách thức can thiệp vào thị trường đồng thời thúc đẩyviệc hoàn thiện hành lang pháp lý và hệ thống kiểm tra, giám sát của Chính phải đốivới những lĩnh việc này

- Thứ năm, tự do hóa tài chính sẽ giúp phân bổ nguồn lực hiệu quả cả trong nước

và toàn cầu Tự do hóa lãi suất là quá trình mà các lực lượng thị trường xác định giácủa nguồn lực quan trọng nhất, đó là vốn Do đó, nguồn lực khan hiếm này được phân

bổ cho những người đi vay hiệu quả nhất Sự di chuyển tự do của vốn cho phép phân

bổ tiết kiệm toàn cầu hiệu quả hơn, hướng các nguồn lực đến những mục đích sử dụnghiệu quả nhất

- Thứ sáu, tự do hóa tài chính thúc đẩy tiết kiệm, đầu tư và tăng trưởng kinh tế

Sự đa dạng của các tổ chức và sản phẩm tài chính càng lớn thì hệ thống tài chính càng

Trang 14

hiệu quả và càng có nhiều khả năng đóng góp vào sự phát triển kinh tế Mức độchuyên nghiệp, quy mô và hiệu quả cao do cạnh tranh mang lại mang lại lợi ích chongười tiêu dùng dưới dạng sản phẩm chất lượng cao, giá thành thấp Điều này sẽ kíchthích tăng tiết kiệm quốc gia Thanh khoản vốn cho phép các nhà đầu tư đạt được lợinhuận cao hơn Tỷ lệ hoàn vốn cao hơn khuyến khích tiết kiệm và đầu tư, điều này cóthể dẫn đến tăng trưởng kinh tế nhanh hơn.

- Thứ bảy, tự do hóa tài chính sẽ giúp thúc đẩy cải cách quốc gia và nâng caochất lượng tăng trưởng Mở cửa, hội nhập kinh tế nói chung và tự do hóa tài chính nóiriêng sẽ buộc các quốc gia phải cải cách và thích ứng với các chuẩn mực tiên tiếnchung của thế giới Quá trình cải cách cần diễn ra trên tất cả các mặt, khung pháp lýcần được thay đổi, bổ sung, hoàn thiện theo luật chơi chung…

- Thứ tám, tự do hóa tài chính tránh được chi phí kiểm soát vốn Cho dù có hiệulực hay không, vẫn có những chi phí liên quan đến việc sử dụng các biện pháp kiểmsoát vốn Trong quá trình tự do hóa, những chi phí này sẽ tránh được

2.1.2 Điểm yếu

Ngoài những tác động tích cực nêu trên, quá trình tự do hóa tài chính sẽ làm chothị trường tài chính quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển, dễ bị tổn thươnghơn trước các yếu tố rủi ro Đặc biệt:

- Đầu tiên, tự do hóa tài chính có thể làm tăng khả năng xảy ra khủng hoảng tàichính Mối lo ngại này bắt nguồn từ hai vấn đề:

+ Việc mở cửa thị trường tài chính trong nước chưa phát triển đầy đủ rất dễ bịtấn công tài chính từ bên ngoài

+ Hội nhập tài chính làm tăng nguy cơ phản ứng dây chuyền từ thị trườngnước ngoài tới khu vực tài chính trong nước

Tự do hóa tài chính có thể làm tăng khả năng xảy ra khủng hoảng nếu quá trình

tự do hóa được tiến hành vội vàng, sai trình tự hoặc không có các biện pháp kiểm soát

vĩ mô ở cấp độ quốc gia và quốc tế

Mở cửa thị trường tài chính và khủng hoảng tài chính ngân hàng đã từng là nỗi

ám ảnh tưởng như có mối quan hệ nhân quả đối với các nước thi hành chính sách nàytrong khoảng thời gian trước đây Do vậy, nhiều người cho rằng khủng hoảng ngânhàng là sự kiện kéo theo của cải cách hệ thống tài chính theo hướng mở cửa Thậm chí,nhiều chính phủ cho rằng đó là cái giá phải trả của tự do hóa tài chính

Tuy nhiên, theo nhiều nhà nghiên cứu, việc mở cửa thị trường tài chính khôngphải là nguyên nhân thực sự duy nhất của các cuộc khủng hoảng tài chính ngân hàng.Liệu cải cách và tự do hóa hệ thống tài chính có chỉ phơi bày và làm trầm trọng thêmnhững yếu kém vốn đã tiềm ẩn trong các thể chế và chính sách kinh tế vĩ mô, từ đó

Trang 15

làm tăng nguy cơ khủng hoảng tài chính? Trên thực tế, việc mở cửa các cải cách tàichính được thực hiện ở các quốc gia này đã không ngăn cản hoặc làm tổn hại đếnnhững lợi ích thực sự, mà chỉ giúp phơi bày những điểm yếu trong hệ thống tài chínhtrong nước trước những mối đe dọa tiềm ẩn đối với hệ thống tài chính quốc tế.

- Thứ hai, tự do hóa tài chính có thể tước đi quyền điều tiết thị trường tài chínhcủa chính phủ Bởi khi xảy ra biến cố, Chính phủ buộc phải hy sinh một số mục tiêukinh tế xã hội, siết chặt ngân sách, giảm các chỉ tiêu tăng trưởng và chương trình xãhội, chấp nhận hỗ trợ giúp nước ngoài … Bên cạnh đó, tài chính thường được coi làcông cụ quản lý chiến lược và là lĩnh vực đặc biệt cần được nắm giữ bởi Nhà nước đểtập trung thực hiện những mục đích quan trọng của một quốc gia

- Thứ ba, tự do hóa tài chính có thể dẫn đến việc các thế lực bên ngoài thao túngthị trường tài chính trong nước, đặc biệt là do khả năng cạnh tranh của hệ thống tàichính trong nước đang giảm sút Khi các công ty, tổ chức và doanh nghiệp nước ngoàithao túng thị trường tài chính, họ sẽ tác động đến các chính sách của chính phủ và làmcho các chính sách đó có lợi hơn Ngoài ra, thị trường tài chính trong nước có thể trởnên nhạy cảm hơn với những biến động của thị trường tài chính quốc tế, dẫn đến bất

ổn chính trị trong nước

-Thứ tư, tự do hóa tài chính có thể dẫn đến rủi ro tỷ giá hối đoái, hay đúng hơn làrủi ro phá giá đồng nội tệ, do chính sách tỷ giá hối đoái không phù hợp và sự dễ dàng

mà các nhà đầu tư nước ngoài có thể chuyển vốn ra nước ngoài

- Thứ năm, tự do hóa tài chính dẫn đến rủi ro rút tiền mặt do không có biện phápkiểm soát dòng vốn ngắn hạn

- Thứ sáu, rủi ro vỡ nợ do tín dụng ngắn hạn được sử dụng để đầu tư dài hạn, nhưtrường hợp gần đây ở Thái Lan Rủi ro này càng trầm trọng hơn do sự biến động của

tỷ giá hối đoái, giá bất động sản, đặc biệt là giá trị tài sản đảm bảo khoản vay ngânhàng và giá chứng khoán

2.2 Cơ hội và thách thức của tự do hóa tài chính

2.2.1 Cơ hội và lợi ích của tự do hóa tài chính

Tự do hóa thương mại trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, được thể hiện một cáchminh bạch và có cơ chế chính sách ổn định, sẽ tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi khácnhau cho các quốc gia, cho bản thân lĩnh vực tài chính và cho các ngành liên quan vànền kinh tế nói chung Lợi ích của việc tự do hóa các hoạt động thương mại trong lĩnhvực dịch vụ tài chính có thể được nhìn thấy từ nhiều góc độ:

- Thứ nhất, ở cấp quốc gia, một hệ thống tài chính mạnh và sôi động có ý nghĩađặc biệt rất quan trọng đối với một nền kinh tế hội nhập nhằm tạo cơ sở cho thươngmại hàng hóa và dịch vụ đa dạng Cam kết về dịch vụ tài chính sẽ giúp các nhà cung

Trang 16

cấp dịch vụ tài chính và các quốc gia trở nên hấp dẫn hơn, thu hút đầu tư thông qua cáckênh thương mại điện tử và công nghệ hỗ trợ Và tạo điều kiện thúc đẩy thương mạiquốc tế.

Thương mại quốc tế vào thời điểm nhất định giúp một quốc gia có khả năng tiêudùng lớn hơn khả năng sản xuất Về lâu dài, thương mại quốc tế giúp các nước trao đổihàng hóa, nguồn lực, phục vụ cho phát triển kinh tế

Thương mại giữa các quốc gia thực chất là trao đổi ngang giá Vì vậy, một giaodịch thương mại bao giờ cũng có hai mặt: chuyển giao hàng hóa dịch vụ và thanh toán

Tự do hóa tài chính thúc đẩy thương mại quốc tế bằng cách tạo điều kiện thuận lợi chomặt hàng thứ hai thông qua tự do chuyển tiền, tự do mua các tài sản ngoại tệ từ cácnguồn thu xuất khẩu, chủ động bảo hiểm tỷ giá

- Thứ hai, việc tự do hóa các dịch vụ tài chính tạo ra cơ hội việc làm, giải quyếtnạn thất nghiệp và phát triển lực lượng lao động trong các ngành dịch vụ phụ thuộc

- Thứ ba, việc tự do hóa các dịch vụ tài chính cũng thúc đẩy tăng trưởng và tiếpcận các công nghệ mới Nó đã phát triển các dịch vụ ngân hàng trực tuyến, hoạt độngchứng khoán, dịch vụ bảo hiểm và dịch vụ thông tin tài chính

- Thứ tư, một thuận lợi khác của tự do hóa là các thị trường hội nhập đóng mộtvai trò quan trọng trong việc xuất khẩu các dịch vụ tài chính Ví dụ, Trung Quốc,Hồng Kông, Singapore, Mexico và Brazil là những nhà cung cấp dịch vụ tài chính đadạng trong khu vực và quốc tế

- Thứ năm, tự do hóa tài chính sẽ nâng cao hơn nữa chất lượng của các dịch vụtài chính được cung cấp Đa dạng hóa sự lựa chọn, tiết kiệm thời gian và tiền bạc chongười tiêu dùng Công ty được tiếp cận với các dịch vụ tốt hơn và giá cả rẻ hơn Đồngthời, trên cơ sở cạnh tranh lẫn nhau, lĩnh vực dịch vụ tài chính của hầu hết các nướccũng góp phần thúc đẩy chính phủ các nước sở tại cải tiến phương thức điều hành kinh

tế vĩ mô, sửa đổi cách thức can thiệp vào thị trường, đồng thời thúc đẩy việc hoànthiện hành lang pháp lý và hệ thống kiểm tra, giám sát của Chính phủ đối với khu vựcdịch vụ này

- Thứ sáu, theo nhiều nghiên cứu, tự do hóa tài chính có tác động đầu tiên vàmạnh mẽ đến hệ thống ngân hàng và nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống tàichính quốc gia Việt Nam có lợi thế mạnh và ưu thế hẳn so với các ngân hàng nướcngoài nhờ mạng lưới chi nhánh rộng khắp, quan hệ khách hàng truyền thống và quantrọng nhất là sự thấu hiểu tâm lý khách hàng thông qua những hiểu biết văn hóa màcác ngân hàng nước ngoài không có được Vì vậy, sự tham gia của các ngân hàng nướcngoài tại Việt Nam sẽ tạo động lực để các ngân hàng Việt Nam nhanh chóng cải thiệnhoạt động của mình bằng cách cung cấp các dịch vụ tài chính cũng như đổi mới, hoạt

Trang 17

động và quản trị ngân hàng theo thông lệ quốc tế Ngành dịch vụ tài chính ở bất kỳquốc gia nào cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu các biện pháp bảo hộ bị dỡ bỏ đã thúc đẩy cácnhà cung cấp hoạt động với chi phí cao và lợi nhuận cao trong nhiều năm Giao tiếp dễdàng hơn và việc dỡ bỏ các hạn chế vay và gửi tiền ở nước ngoài đã buộc các ngânhàng quốc gia phải cắt giảm chi phí, ít nhất là đối với các ngân hàng lớn, và buộc họphải cải thiện chất lượng dịch vụ nếu không muốn mất vị trí của mình Trong sự cạnhtranh khốc liệt này, tất yếu sẽ có các tổ chức bị loại ra khỏi cuộc chiến do không đủsức mạnh hoặc không chịu đổi mới để thích nghi với hoàn cảnh mới Tuy nhiên, những

tổ chức còn tồn tại được sẽ có một sức mạnh mới lớn hơn trước kia rất nhiều, khôngnhững đủ cạnh tranh trong nước mà còn có thể vươn ra thị trường quốc tế Bên cạnh

đó, sự xuất hiện của các ngân hàng nước ngoài nổi tiếng thường kéo theo sự hiện diệncủa mình tại các trung tâm tài chính tiên tiến để có thể cạnh tranh được với các dịch vụtài chính quốc tế mà các ngân hàng nước ngoài đang cung cấp cho khách hàng trongnước thì các ngân hàng sẽ phải tìm cách xin giấy phép hoạt động tại các trung tâm nóitrên Để làm được điều đó, thay vì thỏa mãn với các quy định trong nước tương đốilỏng lẻo, các ngân hàng này sẽ gây áp lực với các nhà điều tiết trong nước phải nângcấp các quy định đó, như trường hợp Mê-xi-cô trong bối cảnh hiệp định tự do Bắc Mĩ.Kết quả là, hệ thống tài chính đã được nâng cao tính cạnh tranh cả ở quy chế điềutiết lẫn các thành phần tham gia hệ thống

- Thứ bảy, tự do hóa tài chính trong lĩnh vực bảo hiểm sẽ giúp cho người dântrong nước tự do lựa chọn các dịch vụ bảo hiểm từ người cung cấp tốt nhất, hạn chếdần sự bất cân xứng thông tin giữa người mua và người bán Trong giao dịch chứngkhoán, việc tự do hóa các dịch vụ tài chính cùng với việc nới lỏng tỷ lệ nắm giữ cổphần của người nước ngoài có thể giúp vực dậy thị trường Việt Nam vốn rất ảm đạmtrong những năm gần đây

2.2.2 Thách thức của tự do hóa tài chính

- Thứ nhất, về trình độ công nghệ cho thấy các chủ thể cung cấp dịch vụ tài chínhnước ngoài luôn có ưu thế nổi trội hơn so với các tổ chức dịch vụ tài chính trong nước.Chính vì vậy, chất lượng sản phẩm, kênh phân phối, các sản phẩm tiện ích và hệ thốngchăm sóc khách hàng luôn đạt được chất lượng cao nhất

- Thứ hai, các tổ chức tài chính nước ngoài có ưu thế về nguồn chất xám, về khảnăng thu hút và đào tạo nguồn nhân lực, trong khi đó các tổ chức tài chính trong nướckhông có được Chúng ta có thể thấy rõ nét các khía cạnh như chế độ đãi ngộ, môitrường làm việc, cơ hội thăng tiến và học tập mà người lao động có được khi họ làmviệc cho các tổ chức tài chính quốc tế

Ngày đăng: 01/04/2024, 00:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w