1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tài liệu ôn thi môn triết học mác lê nin

38 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 135,24 KB

Cấu trúc

  • 2. Vận dụng (9)
  • 1/ Trong cuộc sống và học tập của bản thân (9)
  • 2/ ĐỐI VỚI VIỆT NAM (15)
  • 2. Vận dụng mối quan hệ này vào việc luận chứng tính tất yếu của việc cải cách nền hành chính quốc gia ở nước ta hiện nay? (29)

Nội dung

Catalog *Khái niệm chất và lượng 2 * Mối quan hệ giữa sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất 4 -Lượng đổi dẫn đến chất đổi: 4 - Các hình thức của bước nhảy 6 Tóm tắt nội dung quy luật 7 * Ý nghĩa phương pháp luận 8 2. Vận dụng 9 1/ Trong cuộc sống và học tập của bản thân 9         *Sự khác nhau cơ bản giữa việc học tập ở phổ thông và Đại Học 9 * Từng bước tích lũy kiến thức một cách chính xác, đầy đủ. 10            * Sinh viên phải tự học tập và rèn luyện tính  tích cực, tự chủ, nghiêm túc, trung thực. 11     *  Trong học tập và nghiên cứu cần tiến hành từ dễ đến khó, tránh nóng vội đốt cháy giai đoạn 11 *Liên tục phấn đấu học tập và rèn luyện, tránh tư tưởng chủ quan 12 *Rèn luyện ý thức học tập của sinh viên 13       *Sự phát triển bền vững của tập thể phụ thuộc vào bản thân mỗi sinh viên. 14 2/ ĐỐI VỚI VIỆT NAM 14 Hãy phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Đảng ta đã vận dụng mối quan hệ này như thế nào vào quá trình xây dựng CNXH 15 * Đảng ta đã vận dụng mối quan hệ biện chứng này trong quá trình xây dựng CHXH ở nước ta hiện nay. 17 2. Vận dụng mối quan hệ này vào việc luận chứng tính tất yếu của việc cải cách nền hành chính quốc gia ở nước ta hiện nay? 30 Ý nghĩa phương pháp luận: 36 Sự vận dụng của Đảng ta 37

Vận dụng

*Sự khác nhau cơ bản giữa việc học tập ở phổ thông và Đại Học

So với học ở phổ thông thì khối lượng kiến thức ở cấp độ Đại học tăng lên một cách đáng kể Một ví dụ đơn giản, nếu học phổ thông thì một

Trong cuộc sống và học tập của bản thân

*Sự khác nhau cơ bản giữa việc học tập ở phổ thông và Đại Học

So với học ở phổ thông thì khối lượng kiến thức ở cấp độ Đại học tăng lên một cách đáng kể Một ví dụ đơn giản, nếu học phổ thông thì một môn học sẽ kéo dài trong một năm, vì thế khối lượng kiến thức được chia đều ra kiến học sinh dễ dàng tiếp nhận hơn Trong khi ở Đại học một môn chỉ kéo dài khoảng 8 đến 18 buổi học (từ 1 đến 2 tháng) Rõ ràng sự tăng lên đáng kể về số lượng kiến thức sẽ khiến tân sinh viên gặp những khó khăn Chính vì thế sinh viên cần phải chủ động tìm hiểu và sãn sàng để thích nghi với sự thay đổi này Không chỉ khác biệt về khối lượng kiến thức, học đại học và phổ thông còn có sự khác biệt về sự đa dạng kiến thức Tiếp đến là các nhiệm vụ trong học tập, nếu học phổ thông hoạt động chủ yếu là ở trên lớp còn học đại học còn đi kiến tập, thực tập, Đây là cơ hội cũng nhưng cũng là thách thức cho sinh viên Ở đây là sự khác nhau về bản chất chứ không chỉ là sự thay đổi về hình thức, bởi vậy có thể nới sự chuyển đổi từ phổ thông lên Đại học cũng giống như quá trình biến đổi từ lượng thành chất Chính vì vậy mà người sinh viên cần phải thay đổi nếp sống mới sao cho phù hợp với hoàn cảnh hiện tại, phù hợp với yêu cầu của ngành giáo dục đối với Đại học

* Từng bước tích lũy kiến thức một cách chính xác, đầy đủ.

Để có một tầm bằng Đại học chúng ta cần phải tích lũy đủ số lượng các tín chỉ của các môn học Như vậy có thể coi học tập là quá trình tích lũy về lượng mà điểm nút là các kỳ thi, thi cử là bước nhảy và điểm số xác định quá trình tích lũy kiến thức đã đủ dẫn tới sự chuyển hóa về chất hay chưa Do đó, trong hoạt động nhận thức, học tập của sinh viên phải biết từng bước tích lũy về lượng ( tri thức) làm biến đổi về chất (kết quả học tập) theo quy luật Tránh tư tưởng chủ quan, nóng vội trong học tập và trong hoạt động thực tiễn hàng ngày.

Hàng ngày mỗi tân sinh viên vẫn đến trường để học tập, tiếp thu những kiến thức mới và lượng kiến thức ngày một nhiều, nhưng chưa thể ra trường để làm việc ngay được vì kiến thức mỗi sinh viên chưa tích lũy đầy đủ, chưa đảm bảo để ta làm việc Nhưng nếu qua 4 năm mỗi sinh viên học tập và rèn luyện chăm chỉ để tích lũy kiến thức, tích lũy kinh nghiệm qua thầy cô, qua những lần đi thực tập (lượng) và tốt nghiệp Đại học đạt kết quả cao, đảm bảo về chuyên môn cho mỗi sinh viên ra trường làm việc Nói cách khác chất đã thay đổi và biến đổi sang chất mới.

* Sinh viên phải tự học tập và rèn luyện tính tích cực, tự chủ, nghiêm túc, trung thực.

Hãy trở lại với việc học tập và rèn luyện của sinh viên Trong một kỳ thi, nếu có sinh viên gian lận để một kết quả tốt thì chẳng khác gì con sâu bướm bé nhỏ tội nghiệp kia Bằng gian lận, ta có thể qua được kỳ thi, nhưng về bản chất thì vẫn chưa có được biến đổi nào về chất, khi học những kiến thức sâu hơn, khó hơn chắc chắn ta sẽ không tiếp thu được, không đáp ứng được yêu cầu công việc sau này và nếu ta giúp đỡ bạn bè theo theo cách của anh chàng trong câu chuyện kia thì không khác gì chúng ta đang hại họ.

* Trong học tập và nghiên cứu cần tiến hành từ dễ đến khó, tránh nóng vội đốt cháy giai đoạn

Trong quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên cần tránh tư tưởng tả khuynh, tức là, khi lượng chưa biến đổi đến điểm nút đã thực hiện bước nhảy Sinh viên khi học đủ những kiến thức cơ bản có sự biến đổi về chất mới có thể học tiếp những kiến thức sâu hơn, khó hơn Học tập nghiên cứu từ dễ đến khó là phương pháp học tập mang tính khoa học mà chúng ta đều biết nhưng trong thực tế, không phải ai cũng có thể thực hiện được Nhiều sinh viên trong quá trình đi học tập do không tập trung, còn mải mê vui chơi , dẫn đến sự chậm chễ trong học tập, rồi “ nước tới chân mới nhảy” khi sắp thi họ mới tập trung cao độ vào việc học Giai đoạn ôn thi là lúc ta củng cố lại kiến thức chứ không phải học mới, do đó sinh viên học tập chăm chỉ trong thời gian này không thể đảm bảo lượng kiến thức qua được kỳ thi Như vậy, muốn tiếp thu được tri thức ngày càng nhiều và đạt được kết quả cao, thì mỗi sinh viên cần phải hàng ngày học tập, học từ thấp đến cao, từ dễ đến khó để có sự biến đổi về chất.

*Liên tục phấn đấu học tập và rèn luyện, tránh tư tưởng chủ quan

Khi bước chân vào Đại học, có một bộ phận không nhỏ trong sinh viên tự mãn với những gì đã đạt được, không tiếp tục nỗ lực và phấn đấu vươn lên, sống không có lý tưởng, hoài bão Nhưng bên canh đó một số sinh viên có ý thức rèn luyện và phấn đấu học tập để có trình độ tri thức cao nhất.

Xét theo quan điểm của triết học, chất thay đổi sẽ tác động trở lại lượng của sự vật Sự tác động đó được thể hiện: Chất mới có thể làm thay đổi kết cấu quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vật Khi đã đỗ vào đại học, trở thành sinh viên chúng ta được tiếp cận những tri thức cao hơn, sâu hơn Nhiệm vụ của mỗi sinh viên là phải tiếp tục học hỏi, trau dồi thêm những kiến thức ( tích lũy về lượng), trở thành những giáo viên, nhà quản lý văn hóa, họa sỹ đóng góp cho xã hội, tránh tinh thần thỏa mãn với những gì đã đạt được.

Trong quá trình học tập, sinh viên phải trải qua rất nhiều kỳ thi.

Kết quả tốt của các kỳ thi đánh dấu ta kết thúc một giai đoạn và là bước khởi đầu cho ta sang một giai đoạn mới đòi hỏi chúng ta có một trình độ cao hơn, lượng kiến thức nhiều hơn, chính vì vậy, mỗi sinh viên cần phải không ngừng học tập phấn đấu để tiếp cận những tri thức mới ở trình độ cao hơn Nó giúp chúng ta tránh được tư tưởng bảo thủ, trì trệ trong học tập rèn luyện.

*Rèn luyện ý thức học tập của sinh viên

Trong cuộc sống cũng như trong quá trình học tập sinh viên phải rèn luyện hàng ngày để hình thành những thói quen học tập, rèn luyện tốt, như: phải biết tiết kiệm thời gian, làm việc nghiêm túc và khoa học, tích lũy nhiều thói quen như vậy sẽ góp phần hình thành nên tính cách, giúp chúng ta thành công trong học tập cũng như trong cuộc sống.

*Sự phát triển bền vững của tập thể phụ thuộc vào bản thân mỗi sinh viên.

Một tập thể bao gồm nhiều cá nhân Mỗi cá nhân có phẩm chất tốt(lượng) sẽ góp phần tạo nên “chất” tốt cho tập thể đó Một lớp học tập tốt, nếu trong lớp có nhiều cá nhân có ý thức học tập tốt, luôn cố gắng để phấn đấu đạt được thành tích cao Một lớp đoàn kết nếu các cá nhân luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người Có thể nói uy tín, thành tích của một lớp phụ thuộc vào sự phấn đấu nỗ lực của mỗi sinh viên.

ĐỐI VỚI VIỆT NAM

Đảng ta đã vận dụng quy luật này một cách sáng tạo, tiêu biểu và rõ ràng nhất là cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 - tâp dượt qua các cuộc đấu tranh để chờ thời cơ chín muồi tích đủ về lượng tức đấu tranh chính trị và bạo lực cách mạng để xây dựng một xã hội mới dân chủ, tiến bộ phủ định xã hội Phong kiến đã mục nát và lỗi thời.

Trong những năm đổi mới, trong hoạt động nhận thức cũng như thực tiễn Đảng ta đã vận dụng tổng hợp tất cả các quy luật một cách đầy đủ, sâu sắc, năng động, sáng tạo phù hợp với điều kiện cụ thể của dân tộc đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, củng cố địa vị trên trường quốc tế và bước đầu đã gặt hái được những thành quả đáng mừng như: gia nhập phiên chợ toàn cầu WTO, Thành viên không thường trực Đại hội đồng Liêp hợp quốc và phấn đấu đến năm 2020 nước ta sẽ cơ bản là một nước công nghiệp. Đất nước có nở hoa hay không là do tay tôi, tay bạn vun trồng "Đừng hỏi Tốc quốc đã làm gì cho ta, mà cần hỏi ta đã làm gì cho tổ quốc hôm nay".

Hãy phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng Đảng ta đã vận dụng mối quan hệ này như thế nào vào quá trình xây dựng CNXH

* CSHT là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một xã hội nhất định.

* KTTT là toàn bộ các quan điểm về chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo ,các thể chế xã hội tương ứng như Nhà nước, đảng phái, giáo hội… được hình thành trên một CSHT nhất định.

* Mối quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT - CSHT quyết định KTTT (CSHT nào thì KTT nấy):

+ Trật tự kinh tế xét đến cùng quy định trật tự chính trị, mâu thuẫn trong kinh tế gây ra mâu thuẫn trong chính trị Giai cấp nào thống trị trong kinh tế thì giai cấp đó thống trị trong chính trị.

+ Tất cả các yếu tố của KTTT dều trực tiếp hay gián tiếp phụ thuộc vàoCSHT và do CSHT quy định.

+ CSHT thay đổi hay mất đi thì sớm hay muộn KTTT cũng phải thay đổi hay mất đi để cho một KTTT mới ra đời, tuy nhiên đây là một quá trình phức tạp.

- Sự tác động của KTTT đến CSHT: Do KTTT và mỗi yếu tố của nó có tính độc lập tương đối và vai trò khác nhau nên chúng tác động đến CSHT theo những cách những xu hướng khác nhau.

+ Chức năng chính của KTTT là xây dựng, củng cố, bảo vệ CSHT đã sinh ra nó, chống lại mọi nguy cơ làm suy yếu hay phá hoại chế độ kinh tế hiện hành.

+ KTTT tác động mạnh mẽ đến kinh tế - xã hội, nhưng nó không thể làm thay đổi xu hướng phát triển khách quan của đời sống kinh tế - xã hội Sự tác động của nó chủ yếu diễn ra theo 2 hướng:

Nếu phù hợp với CSHT, với các quy luật kinh tế thì KTTT thúc đẩy sự tăng trưởng, đảm bảo sự phát triển bền vững cho CSHT.

Nếu không phù hợp với CSHT, với các quy luật kinh tế thì KTTT kìm hãm sự tăng trưởng, gây bát ổn cho đời sống xã hội

* Đảng ta đã vận dụng mối quan hệ biện chứng này trong quá trình xây dựng CHXH ở nước ta hiện nay.

Nước ta đã trải qua các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau: từ xã hội cộng sản nguyên thủy tiến lên xã hội chiếm hữu nô lệ, đến xã hội phong kiến rồi tiến hóa lên CNXH bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa và đỉnh cao nhất trong quá trình tiến hóa này là chủ nghĩa cộng sản Nước ta đang trong giai đoạn xây dựng CNXH theo hướng xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Do đó mối quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT là 1 quá trình đấu tranh lâu dài giữa cái mới và cái cũ CNXH đang trong quá trình xây dựng nên là cái mới còn rất non yếu, muốn xóa bỏ hết tàng dư của xã hội cũ - đại diện cho cái cũ rất khó bởi nó đã tồn tại lâu dài Tuy nhiên con đường đi lên CNXH ở nước ta diễn ra theo các quy luật khách quan của thời đại chứ không phải do ý muốn chủ quan của con người quyết định nên nó là cái mới nhưng hợp quy luật nên ngày càng phát triển và ngược lại cái cũ không hợp quy luật sẽ ngày càng yếu đi. Đảng ta đã ra sức xây dựng CNXH trong đó phát triển lực lượng sản xuất hiện đại gắn liền với xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp trên cả 3 mặt: sở hữu, quản lý và phân phối Quá trình xây dựng này đòi hỏi chúng ta phải xây dựng các quan điểm về chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo ,các thể chế xã hội tương ứng như Nhà nước, đảng phái, giáo hội cho phù hợp với sự phát triển của phương thức sản xuất mà Đảng đã đề ra để góp phần xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Giúp mình trả lời một số câu về Kinh tế-Chính trị!

Giúp mình trả lời một số câu về Kinh tế-Chính trị!

Tiền công trong CNTB và tích lũy TBCN

Giúp mình trả lời một số câu về Kinh tế-Chính trị!

Lạm phát và tăng trưởng kinh tế

Giúp mình trả lời một số câu về Kinh tế-Chính trị!

Bài giảng những nguyên lý cơ bản chủ nghĩa mac

Giúp mình trả lời một số câu về Kinh tế-Chính trị!

Sở hữu trí tuệ (shtt) một công cụ phát triển kinh

Giúp mình trả lời một số câu về Kinh tế-Chính trị!

Giai cấp và đấu tranh giai cấp Giai cấp, dân

Giúp mình trả lời một số câu về Kinh tế-Chính trị!

Vận mệnh của học thuyết Mác về chủ nghĩa xã hội

Giúp mình trả lời một số câu về Kinh tế-Chính trị!

Về công trình “Tìm hiểu nguồn gốc ngôn ngữ và ý

Giúp mình trả lời một số câu về Kinh tế-Chính trị!

Tại sao nói đấu tranh giai cấp là một trong những

Giúp mình trả lời một số câu về Kinh tế-Chính trị!

Tư tưởng lấy dân làm gốc thể hiện trong lịch sử

Giúp mình trả lời một số câu về Kinh tế-Chính trị!

Thế nào là cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng trong thời kì quá độ lên CNXH ở nước ta hiện nay ntn?

Là toàn bộ những QHSX hợp thành cơ cấu kinh tế của một hình thái KT-XH nhất định CSHT của hình thái KT-XH thường bao gồm 3 loại QHSX đồng thời cùng tồn tại

CSHT bao gồm nền kinh tế nhiều thành phần Đặc trưng của CSHT là do QHSX thống trị quyết định; QHSX thống trị giữ vai trò chỉ đạo, chi phối các thành phần kinh tế và các kiểu QHSX còn lại, nó tác động trực tiếp tới xu hướng chung của đời sống KT XH Trong XH có giai cấp đối kháng thì CSHT cũng có tính chất đối kháng và xung đột giai cấp

Là toàn bộ những QĐ, tư tưởng về CT, tư tưởng, PQ, đạo đức, TG, nghệ thuật,… và các thể chế tương ứng như Nhà nước, Đảng phái, đoàn thể, giáo hội,… được hình thành trên một CSHT nhất định Mỗi yếu tố của KTTT có đặc điểm và quy luật phát triển riêng, nhưng không tách rời nhau, mà liên hệ tác động lẫn nhau và đều nảy sinh từ CSHT và phản ánh CSHT Các tổ chức CT, pháp luật liên hệ trực tiếp với CSHT; các yếu tố khác như TH, nghệ thuật, TG liên hệ gián tiếp với CSHT và ở xa CSHT (Ngôn ngữ, KHTN không hình thành trên CSHT, mà ra đời từ sớm do nhu cầu phát triển sản xuất, sự thay đổi của chúng không bị quyết định của CSHT.) Trong XH có giai cấp đối kháng, thì KTTT cũng mang tính chất đối kháng, phản ánh đối kháng của CSHT và cuộc đấu tranh tư tưởng của các giai cấp đối kháng.

Trong KTTT thì nhà nước là tổ chức có quyền lực mạnh mẽ nhất - là công cụ của giai cấp thống trị, làm cho tư tưởng của giai cấp thống trị thống trị toàn XH Giai cấp nào thống trị về kinh tế thì nắm giữ chính quyền nhà nước và hệ tư tưởng của giai cấp đó cũng là hệ tư tưởng thống trị, nó tác động tới toàn bộ đời sống tinh thần của XH

3.Quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT a.CSHT quyết định KTTT

Vận dụng mối quan hệ này vào việc luận chứng tính tất yếu của việc cải cách nền hành chính quốc gia ở nước ta hiện nay?

- CSHT nước ta hiện nay là kết cấu kinh tế nhiều thành phần trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo nên KTTT phải xây dựng, củng cố, đối mới phù hợp.

- Phát triển kinh tế nhiều thành phần không nhất thiết phải đa nguyên chính trị tuy nhiên yêu cầu khách quan đặt ra là KTTT nước ta phải đổi mới phát triển theo hướng nâng cao chất lượng hoàn thành chức năng xã hội của mình.

- Trước sự yếu kém của nền hành chính nước ta hiện nay, Chính phủ đã đưa ra mục tiêu “xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu quả”.Trong một số năm gần đây, cải cách hành chính (CCHC) đã được triển khai trên cả 4 nội dung: cải cách thể chế; cải cách tổ chức bộ máy hành chính công; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức

- Tuy nhiên, tốc độ CCHC còn chậm, chưa nhất quán, hiệu quả còn thấp Nền hành chính có chuyển biến song vẫn tụt hậu so với tốc độ và yêu cầu cải cách của nền hành chính hiện đại và hội nhập kinh tế quốc tế Tình trạng chung là nhiều cán bộ lãnh đạo và cán bộ công chức ngại thực hiện cơ chế một cửa, do ngại bị bó buộc, ngại bị rút bớt quân số và lợi ích cục bộ… Mặt khác, trình độ công chức, cán bộ ở bộ phận tiếp nhận và trả kết quả còn nhiều bất cập, tỷ lệ đạt chuẩn thấp, nhiều nơi chỉ đạt 20-30% Trên thực tế, tuy là “một cửa” nhưng vẫn còn nhiều “ổ khóa” do không ít cán bộ, công chức tiêu cực, nhũng nhiễu tạo ra nên người dân chưa hết phiền hà Trong khi đó, sự chỉ đạo thực hiện cải cách lại thiếu kiên quyết và nhất quán ở các cấp, các ngành; tiền lương mới chỉ đáp ứng được 1/3 nhu cầu đời sống của cán bộ, công chức Hội nghị đã tập trung thảo luận các giải pháp đẩy mạnh CCHC giai đoạn 2, từ 2006-2010.

- Ở Việt Nam, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước được bắt đầu từ năm 1986, tính đến nay đã gần 20 năm Trong khoảng thời gian đó, đồng thời với việc đổi mới về kinh tế thì cải cách hành chính cũng được tiến hành Cuộc cải cách hành chính được thực hiện từng bước thận trọng và đã thu được nhiều kết quả rất đáng khích lệ Cải cách hành chính đang thể hiện rõ vai trò quan trọng của mình trong việc đẩy nhanh sự phát triển đất nước.

Cơ sở hạ tầng(CSHT) dùng để chỉ toàn bộ những QHSX của một xã hội trong sự vận động hiện thực của chúng hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội đó

CSHT bao gồm: QHSX thống trị và những QHSX quá độ Trong đó QHSX thống trị có vai trò chủ đạo, chi phối và quyết định đối với toàn bộ CSHT.

KTTT là toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật cùng với những thiết chế xã hội tương ứng như nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể xã hội, … là cái được hình thành, xây dựng trên nền tảng của những CSHT nhất định.

Trong xã hội có giai cấp, nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng trong KTTT Nhờ nó mà g/c thống trị gán được cho xã hội hệ tư tưởng của g/ c mình Do vậy, KTTT mang tính giai cấp, thể hiện rõ ở sự đối lập về tư tưởng, quan điểm và cuộc đấu tranh về mặt chính trị tư tưởng của các giai cấp đối kháng.

Mối quan hệ biện chứng:

Chủ nghĩa Marx khẳng định, kinh tế quyết định tất cả Quan hệ kinh tế, QHSX là những quan hệ xã hội quyết định mọi quan hệ về chính trị, pháp luật, tư tưởng, …

CSHT quyết định nguồn gốc, nội dung, bộ mặt, tính chất, sự biến đổi của KTTT.

- CSHT quyết định nguồn gốc ra đời của KTTT Điều đó có nghĩa là KTTT có nguồn gốc từ CSHT, KTTT được sinh ra từ CSHT Thực tiễn đã chứng minh:

Dưới chế độ CSNT quan hệ sản xuất dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, chưa có đối kháng về lợi ích kinh tế, mọi người làm chung ăn chung nên KTTT của xã hội đó không có nhà nước, không có pháp luật Các chế độ xã hội khác khi CSHT có đối kháng về lợi ích kinh tế thì tất yếu KTTT phải có nhà nước, pháp luật để bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị

- CSHT quyết định nội dung, tính chất của KTTT Điều đó có nghĩa là CSHT như thế nào thì cơ cấu, bộ mặt KTTT như thế ấy, CSHT mang tính giai cấp thì KTTT cũng mang tính giai cấp.

Vì: KTTT là sự phản ánh của CSHT - CSHT quyết định sự vận động biến đổi của KTTT Điều đó có nghĩa là khi CSHT thay đổi thì sớm hay muộn KTTT cũng căn bản biến đổi theo, sự biến đổi của KTTT phản ánh sự thay đổi của CSHT sinh ra nó.

Mác khẳng định: “CSHT thay đổi thì toàn bộ KTTT đồ sộ cũng bị đảo lộn ít nhiều, nhanh chóng”.

Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của KTTT là do sự vận động và phát triển của LLSX Khi LLSX thay đổi làm cho QHSX thay đổi, QHSX thay đổi thì CSHT thay đổi, CSHT thay đổi thì KTTT cũng căn bản biến đổi theo.

Cơ sở hạ tầng sản sinh ra KTTT tương ứng, quy định tính chất KTTT.

Ngày đăng: 24/05/2024, 14:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w