1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phát triển chuỗi điểm đến du lịch trên địa bàn tỉnh tây ninh

150 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

TÓM TẮT Sau quá trình tận tâm nghiên cứu về cơ sở lý luận và tình hình thực tế của việc phát triển chuỗi điểm đến du lịch tại tỉnh Tây Ninh, luận văn đã nhấn mạnh sự quan trọng của việc

Trang 1

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

SKC008640

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRẦN CÔNG TUẤN

NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ - 8310110

PHÁT TRIỂN CHUỖI ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH

Trang 3

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRẦN CÔNG TUẤN

PHÁT TRIỂN CHUỖI ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH

NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ - 8310110

Người hướng dẫn khoa học:

TS NGUYỄN QUỐC KHÁNH

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 04/2024

Trang 11

Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: 105 Nguyễn Thái Học, Kp3, P3, Tây Ninh SĐT: 0814 606 123 E-mail: mongtrinh906@gmail.com

II QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO

Hệ đào tạo: Chính Quy Thời gian đào tạo: 2001 – 2005 Nơi học (trường, thành phố): Đại học Tôn Đức Thắng, TP HCM Ngành học: Tài chính - Tín dụng

Ngày & nơi bảo vệ đồ án, khóa luận hoặc thi tốt nghiệp: 2005

III QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

2007-2021

Đảng Ủy Khối cơ quan và doanh nghiệp tỉnh Tây Ninh

Ủy ban kiểm tra

Trang 12

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi

Các số liệu kết quả nêu trong nghiên cứu là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 02 năm 2024 Học viên thực hiện

Trần Công Tuấn

Trang 13

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:

Sự giúp đỡ, hỗ trợ của các thầy cô và nhân viên Trường, Khoa Kinh tế Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh

Đặc biệt, giảng viên hướng dẫn luận văn cũng là giảng viên giảng dạy các kiến thức môn Tài chính công và ngân sách nhà nước – Tiến sĩ Nguyễn Quốc Khánh người đã truyền đạt các kiến thức và tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành tốt luận văn trong suốt quá trình thực hiện Thầy đã giúp tôi có những kiến thức quý báu áp dụng vào thực tiễn hỗ trợ cho công việc tại đơn vị mình

Đồng thời, Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Lãnh đạo Sở, Ban, ngành của tỉnh Tây Ninh đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện và hoàn thành luận văn này

Xin chân thành cảm ơn!

Tp Hồ Chí Minh, ngày,…tháng…năm 2023 Học viên

Trần Công Tuấn

Trang 14

TÓM TẮT

Sau quá trình tận tâm nghiên cứu về cơ sở lý luận và tình hình thực tế của việc phát triển chuỗi điểm đến du lịch tại tỉnh Tây Ninh, luận văn đã nhấn mạnh sự quan trọng của việc xây dựng một hệ thống du lịch bền vững, hướng tới lợi ích cộng đồng Trong quá trình này, tác giả đã thu thập số liệu từ nhiều nguồn khác nhau để đảm bảo tính chính xác và đầy đủ Cụ thể, dữ liệu thứ cấp được lấy từ đề án phát triển chuỗi điểm đến du lịch năm 2019 và các báo cáo từ các cơ quan thống kê, thông tấn, cũng như UBND các cấp

Để xử lý số liệu, tác giả đã áp dụng Phương pháp phân tích tổng hợp để đánh giá hệ thống một cách toàn diện và Phương pháp thống kê mô tả để phân loại số liệu thành các chủ đề có liên quan Sự so sánh đối chiếu được sử dụng để đánh giá mức độ tiên tiến hoặc lạc hậu trong thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu Đồng thời, các phương pháp chuyên biệt như SWOT và dự báo đã được áp dụng để đánh giá tác động của các nhân tố và xây dựng mô hình chiến lược phát triển cho chuỗi điểm đến du lịch tại tỉnh Tây Ninh

Tác giả đề xuất một chiến lược phát triển cụ thể, kèm theo các chính sách hỗ trợ và giải pháp thực hiện tại các điểm đến du lịch như hồ Dầu Tiếng và núi Bà Đen Ngoài ra, việc tăng cường liên kết vùng du lịch và đề xuất các biện pháp cụ thể nhằm thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cũng được nhấn mạnh Từ những đề xuất giải pháp này, tác giả nhấn mạnh rằng việc phát triển chuỗi điểm đến du lịch tại tỉnh Tây Ninh không chỉ mang lại cơ hội kinh tế mà còn là trách nhiệm xã hội và môi trường Chỉ thông qua sự hợp tác chặt chẽ giữa các bên liên quan và quản lý thông minh, tỉnh Tây Ninh mới có thể hình thành một tương lai du lịch bền vững và phát triển

Trang 15

ABSTRACT

After dedicated research on the theoretical basis and actual situation of developing a chain of tourist destinations in Tay Ninh province, the thesis has emphasized the importance of building a sustainable tourism system , towards community benefits During this process, the author collected data from many different sources to ensure accuracy and completeness Specifically, secondary data is taken from the 2019 tourism destination chain development project and reports from statistical agencies, news agencies, as well as People's Committees at all levels

To process the data, the author applied the Meta-Analysis Method to comprehensively evaluate the system and the Descriptive Statistics Method to classify the data into relevant topics Comparison is used to evaluate the level of advancement or backwardness in performing research tasks At the same time, specialized methods such as SWOT and forecasting have been applied to evaluate the impact of factors and build a development strategy model for the tourist destination chain in Tay Ninh province

The author proposes a specific development strategy, accompanied by supporting policies and implementation solutions at tourist destinations such as Dau Tieng Lake and Ba Den Mountain In addition, strengthening tourism regional links and proposing specific measures to attract investment, develop infrastructure and train quality human resources are also emphasized From these proposed solutions, the author emphasizes that developing a chain of tourist destinations in Tay Ninh province not only brings economic opportunities but also social and environmental responsibility Only through close cooperation between stakeholders and smart management can Tay Ninh province shape a sustainable and developed tourism future

Trang 16

MỤC LỤC

LÝ LỊCH KHOA HỌC i

LỜI CAM ĐOAN ii

LỜI CẢM ƠN iii

1 Tính cấp thiết của nghiên cứu 1

2 Các nghiên cứu liên quan 2

2.1 Nghiên cứu nước ngoài 2

2.2 Nghiên cứu trong nước 5

2.3 Đánh gia chung các nghiên cứu có liên quan 8

3 Mục tiêu nghiên cứu 8

3.1 Mục tiêu tổng quát 8

3.2 Mục tiêu cụ thể 8

4 Đối tượng nghiên cứu 9

5 Phạm vi nghiên cứu 9

6 Phương pháp nghiên cứu 9

7 Ý nghĩa nghiên cứu 9

Trang 17

8 Cấu trúc nghiên cứu 10

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHUỖI ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH 11

1.1 Một số vấn đề chung về phát triển chuỗi điểm đến du lịch 11

1.1.1 Khái niệm du lịch 11

1.1.2 Khái niệm điểm đến du lịch 12

1.1.3 Chuỗi điểm đến du lịch hay chuỗi giá trị du lịch 16

1.1.4 Các loại hình chuỗi điểm đến du lịch 18

1.1.5 Tầm quan trọng của phát triển chuỗi điểm đến du lịch 18

1.2 Cơ sở lý thuyết phát triển chuỗi điểm đến du lịch 19

1.2.1 Nền tảng phát triển chuỗi điểm đến du lịch 19

1.2.2 Lý thuyết về chuỗi giá trị du lịch 24

1.2.3 Các phương pháp tiếp cận phân tích chuỗi giá trị du lịch 26

1.2.4 Phát triển chuỗi điểm đến du lịch bền vững 33

1.3 Chiến lược phát triển chuỗi giá trị điểm đến du lịch 36

1.3.1 Nội dung xây dựng chiến lược phát triển chuỗi giá trị du lịch 36

1.3.2 Các bước tiến hành để xây dựng chiến lược phát triển 37

1.4 Tiêu chí đánh giá phát triển chuỗi điểm đến du lịch 42

1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển chuỗi điểm đến du lịch 43

1.6 Kinh nghiệm và bài học phát triển chuỗi điểm đến du lịch cho Tây Ninh 45

1.6.1 Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển chuỗi du lịch các nước 45

1.6.2 Bài học kinh nghiệm phát triển chuỗi điểm đến du lịch cho Tây Ninh 50Kết luận chương 1 52

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHUỖI ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH 53

Trang 18

2.1 Tổng quan địa bàn nghiên cứu 53

2.1.1 Điều kiện tự nhiên, KTXH của tỉnh Tây Ninh 53

2.1.2 Hiện trạng hoạt động du lịch tại tỉnh Tây Ninh 57

2.2 Thực trạng phát triển chuỗi điểm đến du lịch tại Tây Ninh 62

2.2.1 Tài nguyên du lịch 63

2.2.2 Khả năng tiếp cận 69

2.2.3 Sự mong muốn hợp tác của cộng đồng 73

2.2.4 Năng lực quản lý và kỹ năng tham gia dịch vụ du lịch của cộng đồng 762.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển chuỗi điểm đến du lịch tây ninh 77

2.4 Phân tích SWOT cho phát triển chuỗi điểm đến du lịch tại tỉnh Tây Ninh 82

2.4.1 Điểm mạnh/ lợi thế (S) 82

2.4.2 Điểm yếu/bất lợi (W) 83

2.4.3 Cơ hội (O) 84

2.4.4 Thách thức (T) 86

Kết luận chương 2 86

CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHUỐI ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH 87

3.1 Định hướng phát triển chuỗi điểm đến du lịch tỉnh Tây Ninh 87

3.1.1 Mục tiêu phát triển của Đảng và nhà nước 87

3.1.2 Quan điểm phát triển chuỗi điểm đến du lịch Tây Ninh 89

3.1.3 Dự báo nhu cầu phát triển du lịch cho tỉnh Tây ninh 89

3.1.4 Định hướng phát triển chuỗi điểm đến du lịch Tây Ninh 92

3.2 Giải pháp tổng thể phát triển chuỗi điểm đến du lịch Tây Ninh 94

3.2.1 Quy hoạch và khai thác du lịch sinh thái hồ Dầu Tiếng 94

Trang 19

3.2.3 Khai thác thế mạnh ẩm thực du lịch đa dạng, phong phú 96

3.2.4 Đẩy mạnh liên kết vùng du lịch 97

3.2.5 Đổi mới nhận thức về phát triển du lịch 98

3.2.6 Tích cực quảng bá thu hút du khách và mời gọi các nhà đầu tư 98

3.2.7 Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, hình thành một số sản phẩm du lịch đặc trưng để phát triển bền vững 99

3.2.8 Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ du lịch 99

3.2.9 Đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Du lịch của tỉnh 100

3.2.10 Bảo tồn các hoạt động lễ hội và phát huy vai trò các câu lạc bộ nghệ thuật trong hoạt động du lịch 100

3.2.11 Thực hiện tốt việc quản lý để du lịch phát triển 100

3.3 Giải pháp hỗ trợ phát triển chuỗi điểm đến du lịch tại tỉnh Tây Ninh 101

3.3.1 Nhận dạng lại các ngành trong ngành du lịch 101

3.3.2 Đón đầu xu hướng của du lịch giới trẻ thế giới và Việt Nam 104

3.3.3 Xác định xu hướng công nghệ mới nổi trong ngành du lịch 106

3.3.4 Giải pháp cho một số thách thức trong ngành du lịch 107

3.3.5 Giải pháp cho thúc đẩy tính bền vững trong ngành du lịch 109

Trang 20

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

COVID Coronavirus Disease DLCĐ Du lịch cộng đồng GDP Gross Domestic Product

GRDP Gross Regional Domestic Product NSNN Ngân sách Nhà nước

SWOT Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh

UBND Ủy ban Nhân dân

UNWTO United Nations World Tourism Organization KTXH Kinh tế xã hội

Trang 21

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Số lượng du lịch nội địa tại các điểm đến, khu du lịch tại Tây Ninh giai

đoạn 2016-2020 58

Bảng 2.2 Danh sách các nghề, làng nghề truyền thống Tại Tây Ninh 67

Bảng 2.3 Cơ sở lưu trú được đánh giá xếp hạng 70

Bảng 2.4 Công ty dịch vụ du lịch, hướng dẫn viên du lịch 71

Bảng 2.5 Hiện trạng lao động trong ngành du lịch 72

Trang 22

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Mô hình chuỗi giá trị du lịch theo thành phần tham gia 17Hình 1.2 Vòng đời sản phẩm du lịch 23Hình 1.3 Khung phân tích chuỗi giá trị của Michael Porter 1985 27Hình 1.4 Chuỗi cung ứng giá trị tiếp cận theo đầu vào 28Hình 1.5 Chuỗi giá trị của Michael Porter 1985 30Hình 1.6 Chuỗi cung ứng tiếp cận theo giá trị toàn cầu 32Hình 1.7 Sơ đồ chuỗi giá trị GTZ Eschborn, 2007 33Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Tây Ninh 54Hình 2.2 Mức độ hài lòng của khách du lịch nội địa 59Hình 2.3 Sản phẩm khách du lịch nội địa thường mua khi đến Tây Ninh 60Hình 2.4 Mức độ hài lòng của khách du lịch quốc tế về các khu, điểm du lịch 61Hình 2.5 Những điều thích nhất của khách du lịch quốc tế khi đến Tây Ninh 62Hình 2.6 Chùa Toà Thánh – Tây Ninh 63Hình 2.7 Khu du lịch Núi Bà Đen -Tây Ninh 64Hình 2.8 Tháp Chót Mạt – Tây Ninh 66Hình 2.9 Các điểm mạnh trong phát triển chuỗi điểm đến du lịch của Tây ninh 83

Trang 23

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của nghiên cứu

Du lịch ngày nay, không chỉ là ngành kinh tế có khả năng thay đổi bộ mặt quốc gia mà còn có ý nghĩa tích cực trong đời sống của mỗi cá nhân Du lịch là tiền đề cho sự ra đời của nhiều ngành dịch vụ mới; tạo thêm cơ hội việc làm, đồng thời giúp quảng bá nền văn hóa của vùng miền, đặc biệt có ý nghĩa đối với đất nước đang phát triển và có sự đa dạng sắc tộc như Việt Nam

Du lịch phát triển thúc đẩy các ngành kinh tế hỗ trợ phát triển theo như: giao thông vận tải; bưu chính viễn thông; bảo hiểm; dịch vụ tài chính; dịch vụ lưu trú và ăn uống; … góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa Qua đó, tạo ra hàng triệu việc làm, đặc biệt đối với phụ nữ và người dân vùng nông thôn, tạo nên những chuyển biến tích cực trong xã hội, nâng cao mức sống của người dân Ngoài ra, phát triển du lịch còn góp phần giảm quá trình đô thị hóa, giúp cân bằng lại sự phân bố dân cư và hệ thống cơ sở hạ tầng Phát triển du lịch quốc tế góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tăng xuất khẩu tại chỗ, thúc đẩy phát triển giao thông quốc tế, giúp truyền bá văn hóa với hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, đồng thời cũng là phương tiện quảng bá hàng hóa Việt Nam ra thị trường nước ngoài hiệu quả, góp một phần tích cực trong việc bảo tồn các di sản văn hóa và thúc đẩy các hoạt động văn hóa có quy mô và chất lượng Để đạt được mục tiêu vừa phục vụ nhu cầu về giải trí, vừa là nơi xuất khẩu văn hoá thì địa điểm Du lịch phải tạo ra giá trị riêng, một bản sắc riêng mà chỉ nơi đó mới có

Tây Ninh nằm trong vùng Đông Nam Bộ, một trong những khu vực trọng điểm gắn kết vùng phát triển du lịch của Việt Nam, được thiên nhiên ưu đãi có rừng, có sông, hồ, có núi, đồng bằng, danh lam thắng cảnh đẹp và hệ sinh thái phong phú; tiềm năng kinh tế tương đối đa dạng, có lợi thế về phát triển chuỗi điểm đến du lịch rất tiềm năng Đây là điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh, bức phá và phát triển chuỗi điểm đến du lịch trên địa bàn tỉnh

Tây Ninh, đối mặt với sự cạnh tranh về thị trường du lịch từ các tỉnh lân cận và thời gian di chuyển đến trung tâm du lịch hàng đầu của cả nước là thành phố Hồ Chí Minh

Trang 24

khá dài nên vẫn chưa thể thu hút đủ lượng du khách Thách thức lớn đối diện là sự thiếu hấp dẫn của các điểm du lịch và hoạt động giải trí đêm, cũng như hạ tầng chưa đồng bộ và cơ sở vui chơi giải trí thiếu ổn định Các cơ sở hiện có ở Tây Ninh vẫn chưa đạt chuẩn, quy mô nhỏ và không đủ khả năng phục vụ số lượng lớn du khách trong các dịp lễ hội và sự kiện Nguồn nhân lực du lịch cũng còn yếu, đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn và thuyết minh tại các điểm du lịch

Không chỉ vậy, Tây Ninh còn chưa thu hút được nhiều du khách quốc tế, đặc biệt là từ Campuchia, mặc dù có đường biên giới thuận lợi Doanh nghiệp du lịch ở đây còn ít và quy mô nhỏ, chưa hình thành được doanh nghiệp đầu tàu trong lĩnh vực du lịch Mặc dù lượng khách du lịch đến Tây Ninh khá ổn định, nhưng doanh thu du lịch vẫn thấp do chủ yếu là khách hành hương đến Tòa Thánh Cao Đài và hệ thống chùa núi Bà Đen Ngoài ra, sản phẩm du lịch ở đây còn hạn chế, chưa có nhiều sản phẩm nổi bật để thu hút du khách và thiếu các sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế Điều này không chỉ xuất phát từ truyền thống du lịch tâm linh mà còn là do công tác quản lý, khai thác tiềm năng và phát triển du lịch chưa được tích cực và chủ động

Nhận thức được vấn đề trên, tác giả quyết định lựa chọn đề tài Phát triển chuỗi điểm

đến du lịch tại tỉnh Tây Ninh đề tài nghiên cứu tốt nghiệp của bản thân với mong muốn

tìm ra những mặt hạn chế tồn tại và nguyên nhân của vấn đề nhằm đề xuất các giải pháp mang tính khả thi để nâng cao chất lượng du lịch và thu hút du khách trong thời gian tới

2 Các nghiên cứu liên quan 2.1 Nghiên cứu nước ngoài

Salvartore Ammirato và đồng tác giả (2016), trong bài viết "Quản lý Điểm đến Du lịch: Một Cách tiếp cận Hợp tác," nhấn mạnh rằng Hợp tác đóng vai trò then chốt trong việc đạt được tăng trưởng bền vững cho cả các vùng lãnh thổ và lĩnh vực công nghiệp du lịch Các tác giả lý giải rằng điều này phần lớn xuất phát từ sự xuất hiện của Công nghệ Thông tin và Truyền thông mới, Công nghệ và mô hình tổ chức hiện đại, tạo ra kết nối trực tiếp giữa du khách và các nhà cung cấp dịch vụ Điều này giúp tối ưu hóa trải nghiệm du lịch thông qua việc cá nhân hóa Trong bài báo, nhóm tác giả chú trọng

Trang 25

quan hệ giữa các dịch vụ do Điểm đến Du lịch cung cấp và nhu cầu của khách hàng tại các giai đoạn khác nhau của vòng đời du lịch 2.0 Ammirato và đồng tác giả (2016) cung cấp cái nhìn chi tiết về tầm quan trọng của Hợp tác trong quản lý điểm đến du lịch, đồng thời bám sát sự phát triển của Công nghệ Thông tin và Truyền thông, nhấn mạnh vai trò của Công nghệ và mô hình tổ chức hiện đại trong tạo ra kết nối trực tiếp và cá nhân hóa trải nghiệm du lịch Đây là nguồn tư liệu quan trọng cho các nghiên cứu và chiến lược quản lý du lịch hiện đại ở Việt Nam

Filda Rahmiati và đồng tác giả (2019), trong bài viết "Mô hình Hoạt động Chuỗi Giá trị Du lịch cho Đo lường Lợi thế Cạnh tranh," đề cập đến đặc trưng cạnh tranh mạnh mẽ của ngành du lịch Các tác giả nhấn mạnh rằng để đạt được lợi thế cạnh tranh, quan trọng nhất là tạo ra trải nghiệm du lịch dẫn đến sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng Trong bài báo này, họ đi sâu vào nghiên cứu và xây dựng mô hình hoạt động của chuỗi giá trị du lịch của khách du lịch nhằm tối ưu hóa lợi thế cạnh tranh Mô hình Chuỗi Giá trị Du lịch bao gồm ba giai đoạn quan trọng, mỗi giai đoạn đều được đo lường bằng những chỉ số riêng biệt Bài báo chia nhỏ quá trình trải nghiệm du lịch thành các giai đoạn này để hiểu rõ hơn về tác động của từng giai đoạn đối với sự hài lòng của khách hàng và lòng trung thành của họ Filda Rahmiati và đồng tác giả (2019) đã đưa ra một cách tiếp cận chi tiết và toàn diện về việc đo lường và quản lý lợi thế cạnh tranh trong ngành du lịch Bài viết này không chỉ là nguồn thông tin hữu ích mà còn là cơ sở lý thuyết quan trọng để các nhà quản lý và nghiên cứu trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam tham khảo và áp dụng trong thực tế

Filda Rahmiati và đồng tác giả (2020), trong bài viết "Phân Tích Các Hoạt Động Chuỗi Giá Trị Du Lịch (TVCA) đối với Tạo Ra Lợi Thế Cạnh tranh - Quan điểm của Du khách," thực hiện phân tích chi tiết về cách các hoạt động chuỗi giá trị du lịch (TVCA) đóng vai trò trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh Nghiên cứu này tập trung vào ba giai đoạn quan trọng của trải nghiệm du lịch: trước chuyến đi, trong chuyến đi và sau chuyến đi Để đạt được điều này, 380 bộ dữ liệu hợp lệ được sử dụng, thu thập từ khảo sát tự quản lý trên giấy được thực hiện với khách du lịch quốc tế thăm Indonesia và phân tích bằng phương pháp PLS-SEM (Mô hình phương trình cấu trúc một phần ít nhất) Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng kinh nghiệm du lịch chịu ảnh hưởng lớn và có

Trang 26

giá trị cao trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch quản lý điểm đến như một tài sản quý giá Việc chú trọng vào các hoạt động chuỗi giá trị du lịch có thể giúp cải thiện sự hài lòng của khách hàng và từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh vững chắc trong ngành du lịch Nghiên cứu này không chỉ mang lại cái nhìn sâu sắc về quản lý TVCA mà còn là nguồn thông tin quan trọng cho các nhà nghiên cứu và doanh nghiệp du lịch ở Việt Nam, hỗ trợ họ hiểu rõ hơn về yếu tố quyết định thành công trong ngành

Florescu và đồng tác giả (2020), trong bài viết "Cải Thiện Quản Lý Điểm Đến Du Lịch: Một Cách Tiếp Cận Mới Đối với Quản Lý Chiến Lược ở Cấp Độ DMO thông qua Kết Hợp Các Kỹ Thuật Lean," nhấn mạnh vai trò quan trọng của tổ chức quản lý trong việc quản lý các điểm đến du lịch và thúc đẩy sự hợp tác hiệu quả giữa các bên liên quan Bài viết đề xuất một khuôn khổ sáng tạo để cải thiện quản lý điểm đến du lịch, tích hợp giữa quản lý chiến lược và các kỹ thuật Lean nhằm tối ưu hóa hiệu suất và năng suất Nghiên cứu này đóng góp vào việc tối ưu hóa quy trình ở cấp độ DMO (Tổ chức Quảng bá Điểm Đến) Cấu trúc được phát triển trong nghiên cứu không chỉ mang lại cái nhìn sáng tạo mà còn cung cấp một khung thức thực hiện cho các học viên và chuyên gia ngành du lịch để cải thiện quản lý điểm đến Bằng cách kết hợp quản lý chiến lược và kỹ thuật Lean, tổ chức quản lý có thể tăng cường khả năng quản lý, tối ưu hóa chi phí và tăng cường trải nghiệm du lịch Nghiên cứu này không chỉ mang lại giá trị lý thuyết mà còn có ứng dụng thực tế, đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngành du lịch và quản lý điểm đến

M Sotiriadis (2021), trong bài viết "Tourism Destination Marketing: Academic Knowledge," mang đến cái nhìn toàn diện, đa chiều về các tổ chức chuyên nghiệp hoặc quản lý điểm đến (DMO) DMO được định nghĩa như quá trình "lập kế hoạch, nghiên cứu, triển khai, kiểm soát và đánh giá các chương trình nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách du lịch cũng như tầm nhìn, mục tiêu và mục tiêu của điểm đến và DMO." Bài viết này tập trung vào kiến thức học thuật về tiếp thị điểm đến du lịch và cung cấp cái nhìn sâu sắc về các khía cạnh quan trọng của quá trình tiếp thị Từ việc lập kế hoạch đến việc đánh giá, bài viết nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đáp ứng nhu cầu và mong muốn của cả khách du lịch và điểm đến M Sotiriadis (2021) giúp độc giả hiểu rõ hơn về quy trình toàn diện của tiếp thị điểm đến và tầm quan trọng của việc thiết

Trang 27

lập và đạt được mục tiêu của DMO Bài viết này không chỉ mang lại cái nhìn tổng quan mà còn là nguồn thông tin hữu ích cho những người làm trong lĩnh vực quảng bá và quản lý điểm đến du lịch

2.2 Nghiên cứu trong nước

Nguyễn Văn Đính (2020), trong bài viết "Chuỗi Giá Trị và Vận Dụng Chuỗi Giá Trị trong Du Lịch," giới thiệu một cái nhìn tổng quan về khái niệm chuỗi giá trị của Michael Porter, bao gồm cả chuỗi giá trị toàn cầu, chuỗi giá trị theo nghĩa hẹp và theo nghĩa rộng Bài viết phân biệt giữa chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị, sau đó đi sâu vào phân tích chuỗi giá trị du lịch, đặc trưng của sản xuất và cung ứng sản phẩm du lịch, cũng như chuỗi cung ứng sản phẩm du lịch Trên cơ sở này, bài viết tập trung vào việc phân tích việc áp dụng chuỗi giá trị vào lĩnh vực du lịch, bao gồm các mô hình chuỗi giá trị du lịch và cách áp dụng các mối quan hệ trong chuỗi giá trị du lịch trong quá trình kinh doanh du lịch Điều này giúp độc giả hiểu rõ hơn về cách du lịch là một ngành có nhiều khía cạnh trong chuỗi giá trị và cách nó tương tác với các thành phần khác nhau trong quá trình sản xuất và cung ứng sản phẩm du lịch

Nguyễn Ngọc Diệp và đồng tác giả (2020), trong bài viết "Du Lịch và Công Tác Bảo Tồn Di Sản Văn Hóa Khmer Nam Bộ tại Trà Vinh - Bài Học Kinh Nghiệm từ Các Quốc Gia," nhấn mạnh rằng di sản văn hóa không chỉ là những sản phẩm vật chất mà còn là những giá trị tinh thần có ý nghĩa lịch sử, văn hóa và dân tộc học Bài viết đặt ra vấn đề quan trọng về việc bảo vệ và phát triển các giá trị văn hóa trong bối cảnh phát triển của xã hội hiện đại Tác giả đề xuất rằng việc học hỏi từ các quốc gia khác là cần thiết để nâng cao hiểu biết và áp dụng những kinh nghiệm hiệu quả trong công tác bảo tồn di sản văn hóa Ngoài ra, sự phối hợp giữa các đơn vị là quan trọng để phát triển và bảo tồn di sản văn hóa một cách khoa học và bền vững Bài viết tiến hành phân tích cụ thể về tình hình du lịch và công tác bảo tồn di sản văn hóa Khmer Nam Bộ tại Trà Vinh Qua đó, tác giả chia sẻ các bài học kinh nghiệm từ những nỗ lực này, nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc du lịch và bảo tồn di sản văn hóa trong việc duy trì và phát triển bền vững cho cộng đồng địa phương

Nhật Bình (2020), trong bài viết "Phát Triển Chuỗi Giá Trị Du Lịch Nông Nghiệp Tại Tỉnh Bạc Liêu," nghiên cứu và đưa ra quan điểm rằng để phát triển du lịch nông

Trang 28

nghiệp với tiềm năng tương xứng, việc xây dựng chiến lược riêng cho lĩnh vực này là cần thiết Tác giả đề cập đến nhận định của các chuyên gia và nhà khoa học rằng tỉnh Bạc Liêu cần đổi mới các hoạt động du lịch, mang lại những trải nghiệm mới lạ và độc đáo, không trùng lắp với sản phẩm du lịch ở các địa phương khác Trong đó, du lịch nông nghiệp được nhấn mạnh là một hướng phát triển đang được đặc biệt quan tâm và thúc đẩy Tác giả làm rõ rằng tỉnh Bạc Liêu đã đặt ra yêu cầu cụ thể về sự đổi mới trong lĩnh vực du lịch, hướng đến việc tạo ra những trải nghiệm độc đáo và khác biệt, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch nông nghiệp Điều này nhấn mạnh sự quan trọng của việc xây dựng chiến lược đặc biệt để khai thác và phát triển tiềm năng du lịch nông nghiệp ở Bạc Liêu, góp phần đưa tỉnh này trở thành điểm đến hấp dẫn và độc đáo trong bản đồ du lịch quốc gia

Đặng Hiếu (2020), trong bài viết "Phục Hồi Ngành Du Lịch Thời COVID-19," thể hiện thực tế rằng trước khi đại dịch COVID-19 xuất hiện, ngành du lịch đã là một trong những lĩnh vực phát triển mạnh mẽ, dựa trên việc khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và cung cấp dịch vụ với mức giá cạnh tranh Ngành du lịch đã góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng của GDP và giải quyết vấn đề thất nghiệp Bài viết đề xuất một loạt các giải pháp từng bước nhằm phục hồi ngành du lịch trước tình hình khó khăn do đại dịch Những giải pháp này có thể bao gồm các biện pháp như tái cơ cấu mô hình kinh doanh du lịch, khuyến khích du khách quốc tế và nội địa, đồng thời thúc đẩy các chiến lược tiếp thị và quảng bá để thu hút du khách Đặc biệt, cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các đơn vị liên quan để đảm bảo tính hiệu quả và bền vững trong quá trình phục hồi ngành du lịch

Việt Anh (2020), qua bài viết "Xây Dựng Sản Phẩm Du Lịch Sau Đại Dịch," đặt ra quan điểm rằng sau nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch COVID-19, ngành du lịch cần phải tự sớm chuẩn bị để phục hồi và phát triển Trong chiến lược này, việc xây dựng các sản phẩm du lịch được đề xuất nhằm tăng cường sức đề kháng và khả năng thích ứng với các biến đổi về xu hướng và nhu cầu du lịch, đồng thời "kích hoạt" tư duy sáng tạo trong kinh doanh du lịch Bài viết nhấn mạnh vào khía cạnh "tư duy đột phá cho du lịch hậu corona," thúc đẩy sự sáng tạo và linh hoạt trong việc thiết kế các trải nghiệm du lịch mới Tác giả đề xuất rằng để đối mặt với thách thức, ngành du lịch cần học hỏi từ thế giới xung quanh, tận dụng các xu hướng và nhu cầu mới, từ việc tự sáng tạo các

Trang 29

hoạt động giải trí trong nhà đến tham gia các trào lưu và trò chơi hài hước, độc đáo chỉ xuất hiện trong thời kỳ đại dịch

Ngô Thị Phương Lan và Nguyễn Thị Vân Hạnh (2020), trong bài viết "Tiếp Cận Chuỗi Giá Trị trong Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch," trình bày phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị, một phương pháp phổ biến trong nghiên cứu kinh tế, với mục tiêu đưa các sản phẩm ra thị trường một cách hiệu quả Phương pháp này hỗ trợ việc duy trì sự ổn định và bền vững trong sản xuất các sản phẩm, dịch vụ và ngành hàng Bài viết giới thiệu và nhấn mạnh về cách tiếp cận phân tích chuỗi giá trị, đặc biệt trong ngành du lịch Đồng thời, bài viết nhấn mạnh sự quan trọng của việc áp dụng phương pháp phân tích chuỗi giá trị như một cách tiếp cận hiệu quả trong nghiên cứu phát triển du lịch Điều này có thể góp phần nâng cao chất lượng và hiệu suất của sản phẩm và dịch vụ du lịch, tăng giá trị gia tăng cho toàn bộ chuỗi cung ứng và mang lại lợi ích KTXH cho tất cả các bên liên quan

Lê Đăng Lăng và đồng tác giả (2021), trong bài viết "Liên Kết Chuỗi Giá Trị Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Gắn Với Giảm Nghèo: Gợi Ý Cho Tỉnh Đắk Nông," tiến hành một phân tích sâu rộng về tình hình du lịch và đề xuất hướng phát triển Du lịch Cộng đồng (CBT) liên kết với mục tiêu giảm nghèo tại tỉnh Đắk Nông Kết quả của nghiên cứu đưa ra một số gợi ý chiến lược quan trọng như sau: Đánh Giá và Xác Định Tiềm Năng Du Lịch: Tỉnh Đắk Nông cần tiến hành đánh giá thành tựu, hạn chế và tài nguyên du lịch để xác định mô hình CBT phù hợp và nhóm đối tượng du khách hướng đến; Phát Triển Theo Hướng Chuỗi Giá Trị và Xây Dựng Thương Hiệu: Đề xuất phát triển CBT theo hướng chuỗi giá trị, tập trung vào việc xây dựng thương hiệu cho tỉnh và điểm đến du lịch, đồng thời tăng cường chiến lược truyền thông để thu hút du khách; Liên Kết Vùng và Hợp Tác Du Lịch:Chú trọng vào tính liên kết vùng trong phát triển du lịch và tạo kết nối mạnh mẽ với các tổ chức du lịch và cộng đồng trong khu vực; Tạo Cơ Chế Thuận Lợi và Khuyến Khích Hợp Tác Xã: Thiết lập cơ chế hỗ trợ để khuyến khích sự phát triển của các tổ chức và cá nhân trong lĩnh vực CBT, đặc biệt là mô hình hợp tác xã và hộ gia đình tham gia vào CBT; Xây Dựng Tiêu Chuẩn và Quy Tắc Văn Hóa: Phát triển bộ tiêu chuẩn về CBT và đưa ra bộ quy tắc "Văn hóa CBT tỉnh Đắk Nông" để định rõ các nguyên tắc và giá trị của hoạt động du lịch cộng đồng; Thúc Đẩy Phát Triển Nhân Lực Du Lịch: Tăng cường đào tạo cho đội ngũ quản lý và nhân viên

Trang 30

trực tiếp làm du lịch, nhấn mạnh vào việc phát triển năng lực nguồn nhân lực trong ngành du lịch

2.3 Đánh gia chung các nghiên cứu có liên quan

Nhìn chung, các nghiên cứu đã được thực hiện một cách kỹ lưỡng và là những tài liệu tham khảo vô cùng giá trị Tuy nhiên, điểm hạn chế chung của các nghiên cứu này là sự lạc hậu do dựa nhiều vào văn bản pháp luật, và chưa cập nhật lại các sửa đổi quan trọng, đặc biệt là so với Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015 Hơn nữa, việc tập trung vào các vấn đề quản lý Ngân sách Nhà nước mà không đồng bộ hóa với điều kiện đặc thù của từng địa phương và không tích hợp đầy đủ những đổi mới trong công nghệ quản lý, mô hình quản lý, và cải cách hành chính là một hạn chế khác

Dựa trên kết quả của các nghiên cứu trên, tác giả đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo, tập trung vào việc kế thừa và khai thác kinh nghiệm từ thực tiễn trong và ngoài nước Câu hỏi nghiên cứu chủ yếu sẽ tập trung vào "Làm thế nào để nâng cao hiệu quả công tác quản lý về thu, chi Ngân sách Nhà nước cơ sở để đảm bảo ổn định lâu dài?" Tác giả đặt ra nhận thức đúng về nền tảng lý luận và đánh giá toàn diện về tác động của Ngân sách Nhà nước lên nhiều mặt liên quan đến sự phát triển bền vững của địa phương Đồng thời, tác giả cũng quan tâm đến việc cân đối hài hoà giữa thu và chi, cũng như khả năng phân phối tối ưu cho yêu cầu phát triển kinh tế xã hội

3 Mục tiêu nghiên cứu 3.1 Mục tiêu tổng quát

Phân tích thực trạng phát triển chuỗi điểm đến du lịch tại tỉnh Tây Ninh

Trang 31

4 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tất cả các chính sách và thông tin có liên quan đến phát triển chuỗi điểm đến du lịch tại tỉnh Tây Ninh

5 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở dữ liệu từ đề án thực tế và các thông tin thu thập từ năm 2015 đến nay

6 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã thực hiện thu thập số liệu từ nhiều nguồn khác nhau để đảm bảo tính chính xác và đầy đủ cho nghiên cứu về phát triển chuỗi điểm đến du lịch tại tỉnh Tây Ninh Số liệu thứ cấp được lấy từ đề án phát triển hệ thống chuỗi điểm đến du lịch năm 2019 cùng với các báo cáo liên quan từ các cơ quan thống kê, thông tấn, UBND các cấp

Để xử lý số liệu thu thập, tác giả sử dụng Phương pháp phân tích tổng hợp để đánh giá hệ thống một cách toàn diện và Phương pháp thống kê mô tả để phân loại số liệu thành các chủ đề có liên quan Sự so sánh đối chiếu được áp dụng để đánh giá tính tiên tiến hay lạc hậu trong thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu

Đồng thời, tác giả còn sử dụng các phương pháp chuyên biệt như SWOT dự báo để đánh giá tác động của các nhân tố và xây dựng mô hình chiến lược phát triển cho chuỗi điểm đến du lịch tại tỉnh Tây Ninh Những phương pháp này giúp tạo ra những giải pháp thực tế và hiệu quả, đồng thời định hình hướng phát triển cho ngành du lịch trong tương lai

7 Ý nghĩa nghiên cứu

Luận văn là công trình khoa học nghiên cứu có hệ thống và toàn diện, sử dụng kết hợp hợp lý các công cụ quản trị chiến lược vào tổng hợp, đánh giá, phân tích hiệu quả trong việc xây dựng chiến lược phát triển chuỗi điểm đến du lịch tại tỉnh Tây Ninh Từ đó, tác giả dự kiến đưa ra những kiến nghị, đề xuất các thay đổi trong chính sách công để khuyến khích xã hội tham gia trong việc đầu tư vào lĩnh vực phát triển chuỗi điểm đến du lịch tại địa phương

Trang 32

Góp phần hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển chuỗi điểm đến du lịch, đánh giá tiềm năng và thực trạng du lịch tỉnh Tây Ninh Từ đó, đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển chuỗi điểm đến du lịch tỉnh Tây Ninh

Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan hoạch định chính sách phát triển du lịch, chính sách đầu tư, đặc biệt là phát triển chuỗi điểm đến du lịch tỉnh Tây Ninh Đóng góp vào việc nâng cao nhận thức của cơ quan làm chính sách; các nhà đầu tư tham gia vào xây dựng phát triển chuỗi điểm đến du lịch; ý thức bảo vệ các giá trị văn hóa góp phần ổn định và phát triển KTXH tại địa phương

8 Cấu trúc nghiên cứu

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, phụ lục; nội dung của đề tài gồm 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển chuỗi điểm đến du lịch - Chương 2: Thực trạng phát triển chuỗi điểm đến du lịch tại tỉnh Tây Ninh - Chương 3: Giải pháp phát triển chuỗi điểm đến du lịch tại tỉnh Tây Ninh

Trang 33

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHUỖI ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH

1.1 Một số vấn đề chung về phát triển chuỗi điểm đến du lịch 1.1.1 Khái niệm du lịch

Du lịch đóng vai trò quan trọng trong kinh tế, xã hội và văn hóa của các quốc gia trên toàn thế giới Có nhiều định nghĩa khác nhau về du lịch

Theo Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO - United Nations World Tourism Organization): Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền Khái niệm này hướng đến chủ yếu là các hoạt động của khách du lịch, bao gồm cả khách du lịch (visitors) và chuyến công tác (traveller), giới hạn thời gian, không gian các hoạt động và mục đích

Theo Michael Coltman: “Du lịch là sự kết hợp và tương tác của 4 nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ du khách, bao gồm: du khách, nhà cung ứng dịch vụ, cư dân sở tại và chính quyền nơi đón khách du lịch” Trong đó: du khách (khách du lịch) là người đi du lịch; nhà cung cấp dịch vụ được hiểu là các doanh nghiệp du lịch, các đơn vị, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh du lịch (có sản phẩm dịch vụ du lịch và dịch vụ phụ trợ cung cấp cho khách du lịch); dân cư sở tại là người dân sinh sống trong vùng, khu vực ở điểm đến du lịch; chính quyền nơi đón du khách là các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch các cấp và cơ quan chính quyền khác

Từ điển bách khoa Việt Nam đưa ra định nghĩa du lịch ở hai khía cạnh: Thứ nhất: du

lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức, tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn

hóa nghệ thuật Thứ hai: du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về

nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử văn hóa dân tộc, từ

Trang 34

đó góp phần làm tăng thêm tình yêu nước; đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tại chỗ Định nghĩa này được hiểu theo cả hai khía cạnh: đi du lịch (của du khách) và làm du lịch (của doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch) Trong định nghĩa này có "bóng dáng" của kinh tế du lịch

Luật Du lịch 2017 (Luật số: 09/2017/QH14, ngày 19/06/2017): “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác” Tương tự UNWTO khái niệm này chỉ bàn đến hoạt động của khách du lịch, không bàn đến hoạt động kinh doanh du lịch

Nhóm tác giả Nguyễn Văn Đính, Trần Minh Hòa (2006) đưa ra định nghĩa: “Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hóa và dịch vụ của những doanh nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại, lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu và các nhu cầu khác của khách du lịch Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế chính trị - xã hội thiết thực cho nước làm du lịch và cho bản thân doanh nghiệp” (Giáo trình kinh tế du lịch) Định nghĩa này mang nặng bóng dáng của yếu tố kinh tế Yếu tố khách du lịch bị "ẩn" đi và được hiểu với tư cách là "đối tượng" mà du lịch hướng tới chứ không phải "chủ thể" của du lịch

1.1.2 Khái niệm điểm đến du lịch

1.1.2.1 Điểm đến du lịch

Hầu hết các nghiên cứu về du lịch đều tập trung phân tích hai đầu của chuyến đi nơi khách hàng khởi hành và nơi đến Theo Leiper (1989), Parroco, A.M và cộng sự (2012), du lịch là việc di chuyển của một người từ một điểm khởi hành tới một điểm đến Theo Luật Du lịch (2017) của Việt Nam, quy định “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú …” Trong đó: Điểm đến (Destination) là khái niệm không thể tách rời trong khái niệm du lịch Điểm đến du lịch (Tourism destination)

Trang 35

nơi được xác định trên phương diện địa lý hay phạm vi không gian lãnh thổ, là một vùng địa lý được xác định bởi du khách, nơi có các cơ sở vật chất kỹ thuật và các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của họ (Cooper và cộng sự, 2004)

Theo Giuseppe Marzano (2007), “Điểm đến du lịch là một thành phố, thị xã, khu vực khác của nền kinh tế trong số đó phụ thuộc đến mức độ tích lũy đáng kể từ các khoản thu từ du lịch; nó có thể chứa một hoặc nhiều điểm tham quan du lịch hấp dẫn”

Một số học giả khác lại có những cách nhìn đa chiều hơn về điểm đến du lịch Theo Baloglu và Brinberg,1997; Fyall và cộng sự, 2006, đó là khái niệm tổng thể bao gồm cả các nhà cung cấp và kinh doanh dịch vụ tại điểm đến; Theo Wang (2008) trên quan điểm của người cung cấp dịch vụ du lịch, điểm đến du lịch được hình thành bởi nhiều sản phẩm thành phần, được cung cấp bởi nhiều nhà cung cấp Theo D’Angella và Go (2009) trên quan điểm của các bên liên quan, điểm đến du lịch là “một hệ thống xã hội mở của nhiều bên liên quan phụ thuộc lẫn nhau” Theo Beerli và Martin (2004) trên phương diện kinh doanh du lịch, nhìn nhận điểm đến du lịch như một sản phẩm hay một thương hiệu mang tính tổng hợp Thực tế cũng cho thấy, các điểm đến là sự pha trộn của các sản phẩm du lịch, mang lại trải nghiệm tích hợp cho người tiêu dùng và nhờ đó cho phép họ có thể so sánh điểm đến này với những điểm đến khác Đồng quan điểm, Mike và Caster (2007) cho rằng, một điểm đến du lịch là sự tổng hợp của 6 điều kiện hay các yếu tố cấu thành nhằm thu hút khách du lịch: (1) Các điểm thu hút khách; (2) Dịch vụ, tiện nghi; (3) Khả năng tiếp cận; (4) Nguồn nhân lực; (5) Hình ảnh và nét đặc trưng của điểm đến du lịch; (6) Giá cả

Ngoài khái niệm điểm đến du lịch, còn có các khái niệm sau:

- Du lịch (Tourism): là các hoạt động của các cá nhân đi tới và cư trú tại một điểm đến bên ngoài nơi cư trú thường trú của họ trong một khoảng thời gian nhất định không quá một năm để nghỉ ngơi, giải trí, vui chơi, học tập hay công tác

- Ngành du lịch (Tourism Industry): bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến sản xuất và tiêu thụ các dịch vụ du lịch

- Khách du lịch (Tourist): là những người tham gia vào các hoạt động du lịch

Trang 36

- Kinh doanh du lịch (Tourism Business): là các hoạt động liên quan đến sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ du lịch

Việc nhìn nhận khái niệm điểm đến du lịch dưới nhiều quan điểm khác nhau là điều cần thiết để có thêm hiểu biết và cách tiếp cận chính xác hơn, từ đó đưa ra những giải pháp và hướng đi phù hợp nhất cho ngành du lịch toàn cầu

1.1.2.2 Điểm du lịch và Điểm tham quan du lịch

Bên cạnh khái niệm điểm đến du lịch còn có một vài khái niệm khác như:

Điểm du lịch (Tourist destination) Theo Luật Du lịch Việt Nam (2017): “Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch Điểm du lịch là cấp thấp nhất trong hệ thống phân vị phân vùng du lịch, có quy mô nhỏ, diện tích, không gian riêng biệt” Khái niệm này chỉ rõ được quy mô, mức độ, việc lưu lại của khách du lịch, điều kiện tiếp cận, sản phẩm du lịch, ranh giới hành chính để quản lý, cũng như sự nhận diện về hình ảnh của điểm đến du lịch

Điểm tham quan du lịch (tourist attraction), là điểm thu hút khách du lịch, nơi du khách tham quan (thường có các giá trị vốn có hay trưng bày các giá trị văn hóa, ý nghĩa lịch sử hoặc được xây dựng, cung cấp các dịch vụ về phiêu lưu, mạo hiểm, vui chơi, giải trí hoặc khám phá, trải nghiệm những điều mới lạ)

Mặc dầu có một số điểm tương đồng nhưng điểm đến du lịch có phạm trù rộng hơn Điểm du lịch và điểm tham quan du lịch thường nằm trong một điểm đến du lịch, du khách có thể chỉ đến để tham quan và sử dụng các dịch vụ tại đây nhưng không ngủ lại và điểm du lịch Điểm tham quan du lịch có đa dạng, phong phú hay không còn phụ thuộc vào sự sáng tạo của những người làm du lịch Như vậy điểm đến du lịch được hiểu là một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ/địa phương có các tài nguyên du lịch hấp dẫn, có kết cấu hạ tầng du lịch thích hợp, có các sản phẩm du lịch và dịch vụ hỗ trợ du lịch, có khả năng thu hút, có điều kiện phục vụ và đáp ứng nhu cầu của khách du lịch lưu lại ít nhất một đêm

1.1.2.3 Du lịch liên kết điểm đến và Điểm đến du lịch liên kết

Du lịch liên kết điểm đến, theo Stewart, S I và C A Vogt (1997) cho rằng đó là việc

Trang 37

quan điểm đó, Tusyadiah, Kono và Morisugi (2006) cho rằng, phần lớn các chuyến du lịch trong du lịch liên kết điểm đến không phải chỉ đơn thuần là “điểm khởi hành - điểm đến” mà bao gồm việc ghé thăm nhiều điểm đến khác nhau trong một chuyến đi Fyall và cộng sự (2012) cũng nhấn mạnh thêm rằng, du lịch liên kết điểm đến có thể thực hiện ở các điểm đến lân cận hoặc các điểm đến xa hơn trong chuyến hành trình của khách du lịch Thực tế cho thấy, các sản phẩm của du lịch liên kết điểm đến khá phức tạp, đặc biệt đối với các điểm chưa có hoạt động hợp tác hay liên kết Một số yếu tố ảnh hưởng đến hình thức du lịch liên kết điểm đến này được xác định phần lớn do chính sở thích và nhu cầu của du khách (như du lịch tâm linh, du lịch sinh thái) hay kết nối về địa lý (như các điểm đến dọc theo sông, bờ biển) Quan niệm này đứng trên quan điểm của du khách, những người có thể lựa chọn, tham quan nhiều điểm đến du lịch khác nhau trong chuyến hành trình

Điểm đến du lịch liên kết, theo Wang và Fesenmaier (2007) cho rằng, đó là quá trình mà việc ra quyết định được chia sẻ hoặc thực hiện chung giữa các bên liên quan hoặc có quyền lợi trong hoạt động marketing du lịch điểm đến Bổ sung quan điểm trên, Naipaul và cộng sự (2009) nhận thấy, sự liên kết ở cấp độ vùng của các điểm đến du lịch liên kết là một giải pháp hấp dẫn đối với những điểm đến nhỏ lân cận bị hạn chế bởi các nguồn lực và các sản phẩm du lịch Đặc biệt, quan niệm về điểm đến du lịch được nhận diện rõ ràng hơn bởi Fyall và cộng sự (2012), khi các học giả nhận định liên kết giữa các điểm đến du lịch có thể thực hiện ở các điểm đến lân cận hoặc các điểm đến xa hơn nhưng có sự kết nối tương đồng

Nhìn chung, Điểm đến du lịch liên kết được giải thích trên quan điểm của những

người làm du lịch Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây cho rằng, để đạt được hiệu quả tốt nhất trong hợp tác, liên kết cần phải xem xét đủ cả các góc độ của du khách, người làm du lịch và các bên liên quan Đặc biệt, cần xem xét cả các yếu tố từ phía cầu và từ phía cung du lịch của các điểm đến du lịch liên kết Như vậy, Điểm đến du lịch

liên kết được hiểu là: Điểm đến du lịch được liên kết bởi các điểm đến lân cận hoặc

hoặc các điểm đến xa hơn trên cơ sở các nguồn lực tương đồng hay bổ trợ cho nhau nhằm thỏa mãn, đem lại sự trải nghiệm tốt hơn cho du khách Đồng thời, làm gia tăng

Trang 38

tính hấp dẫn và mang lại lợi ích kinh tế cho các nhà cung cấp sản phẩm du lịch cũng như các bên liên quan khác của các điểm đến du lịch liên kết

1.1.3 Chuỗi điểm đến du lịch hay chuỗi giá trị du lịch

Khái niệm về chuỗi đầu tiên được đề cập trong lý thuyết về phương pháp chuỗi (filière) “Chuỗi” được sử dụng để mô tả hoạt động có liên quan đến quá trình sản xuất ra sản phẩm cuối cùng (có thể là sản phẩm hoặc là dịch vụ) (Trần Tiến Khai, 2012) Khi nhìn lại những phân tích về chuỗi của các học giả sau này, khái niệm chuỗi ở phương pháp này không có gì khác biệt đối với những khái niệm chuỗi giá trị về sau Điều kiện để phát triển trở thành chuỗi cần có 3 yếu tố: thứ nhất là có điểm đến thu hút, năng lực tài chính tốt; thứ hai là con người với kiến thức và quy trình phù hợp; thứ ba là dịch vụ, cơ sở hạ tầng thông suốt

Theo UNWTO: “Điểm đến du lịch là một nơi cụ thể, ở đó khách du lịch lưu lại ít nhất một đêm; bao gồm các sản phẩm du lịch, các dịch vụ cung cấp và tài nguyên du lịch thu hút khách du lịch; có ranh giới hành chính để quản lý và có sự nhận diện về hình ảnh để xác định năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch trên thị trường”

Tổ chức du lịch Thế giới (WTO - World Tourism Organisation, 2007): “Điểm đến du lịch là một vị trí địa lý, nơi khách du lịch lưu lại ít nhất một đêm, bao gồm các sản phẩm du lịch như các dịch vụ hỗ trợ, các nguồn lực du lịch và các điểm tham quan có thể đi và về trong vòng một ngày, có ranh giới vật chất và hành chính xác định các hình ảnh, quan điểm, quản lý và lợi thế cạnh tranh trên thị trường”

Từ hai định nghĩa trên có thể rút ra các yếu tố cần thiết để một khu vực được coi là điểm đến du lịch, đó là nơi có: Địa giới hành chính được xác định rõ ràng, trên cơ sở các tài nguyên du lịch và điểm hấp dẫn; Hình ảnh xác định và những đặc điểm, phẩm chất trừu tượng nhất định có thể góp phần tạo nên một định nghĩa rõ ràng về thương hiệu điểm đến; Cộng đồng địa phương sẵn sàng phát triển du lịch và nơi các bên liên quan đến hoạt động du lịch khác nhau cảm thấy thuận tiện khi hợp tác

Theo Romero và Tejada (2011); Kaplinksy và Morris (2001), các bên liên quan của điểm đến chính là đầu mối phát triển chuỗi giá trị của điểm đến hay chuỗi cung ứng du lịch, thường được phân thành 4 cấp:

Trang 39

Hình 1.1 Mô hình chuỗi giá trị du lịch theo thành phần tham gia

Nguồn: Romero và Tejada (2011)

Người lập kế hoạch hoặc thiết kế sản phẩm du lịch cơ bản (Outbound tour Operator), hay nhà điều hành tour du lịch chịu trách nhiệm hoạch định và hoạch định chính sách và được hiển thị ở đầu chuỗi giá trị;

Nhà cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho khách du lịch (DMC – Destination management company), bao gồm điểm tham quan, chỗ ở, nhà hàng, quán bar, cửa hàng lưu niệm, hãng hàng không, giao thông vận tải, có thể được điều hành bởi chính phủ, nhà thầu hoặc cư dân địa phương;

Các trung gian du lịch (travel advisor), là các đại lý hay tư vấn du lịch, mua sản phẩm hoặc dịch vụ từ nhà cung cấp để bán hoặc chính khách du lịch nếu họ mua trực tiếp từ nhà cung cấp;

Bản thân khách du lịch (consumer), người đi đến điểm đến và trải nghiệm sản phẩm du lịch

Chuỗi giá trị của điểm đến hay chuỗi cung ứng du lịch là một khái niệm khó hiểu do sự phức tạp trong ngành, chi phí kinh doanh, ưu và nhược điểm của các nhà cung cấp và những thay đổi trong mô hình chuỗi cung ứng do sự đổi mới, công nghệ và hiện đại hóa Theo mô hình truyền thống cổ điển, khách du lịch hay người tiêu dùng sẽ làm việc

Trang 40

với cố vấn du lịch, cố vấn du lịch làm việc với nhà điều hành tour, nhà điều hành tour làm việc với Công ty quản lý điểm đến (DMC) và DMC làm việc với các nhà cung cấp địa phương (nhà điều hành, chỗ ở và vận chuyển)

1.1.4 Các loại hình chuỗi điểm đến du lịch

Theo quỹ Châu Á và Viện nghiên cứu và Phát triển ngành nghề Nông thôn Việt Nam, chuỗi điểm đến du lịch được sở hữu và quản lý bởi cộng đồng, nên sẽ có các loại hình chuỗi điểm đến du lịch như: du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, nông thôn Du lịch, Du lịch Làng, Du lịch dân tộc hay bản địa và du lịch văn hóa Cụ thể:

Du lịch sinh thái, là hình thái du lịch diễn ra trong khu vực tự nhiên và kết hợp tìm hiểu bản sắc văn hóa - xã hội của địa phương có sự quan tâm đến vấn đề môi trường, thúc đẩy một hệ sinh thái bền vững thông qua một quá trình quản lý môi trường có sự tham gia của tất cả các bên liên quan;

Du lịch văn hóa, là hình thái du lịch dựa vào cộng đồng từ văn hóa, lịch sử, khảo cổ học, là yếu tố thu hút khách chủ yếu của cộng đồng địa phương;

Du lịch nông nghiệp, là hình thái du lịch tại các khu vực nông nghiệp Khách du lịch được xem hoặc tham gia vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp;

Du lịch bản địa, là hình thái du lịch nơi đồng bào dân tộc thiểu số hoặc người dân bản địa tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch, có nền nền văn hóa đặc sắc;

Du lịch làng, là hình thái du lịch chia sẻ các hoạt động trong cuộc sống thôn bản và ở lại qua đêm cùng với gia đình địa phương;

Du lịch nghệ thuật và thủ công mỹ nghệ địa phương, nơi có những làng nghề truyền thống, lâu đời với những ngành nghề và nghệ nhân gia truyền

1.1.5 Tầm quan trọng của phát triển chuỗi điểm đến du lịch

Phát triển chuỗi điểm đến du lịch không chỉ làm tăng phát triển trong lĩnh vực dịch vụ, ngành sản xuất địa phương (như sản xuất ghế bãi biển), các nhà bán lẻ, ngành bất động sản và hình ảnh tổng thể của một địa điểm cũng có thể hưởng lợi từ du lịch Cụ thể chuỗi điểm đến du lịch:

Ngày đăng: 24/05/2024, 12:05

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Mô hình chuỗi giá trị du lịch theo thành phần tham gia - phát triển chuỗi điểm đến du lịch trên địa bàn tỉnh tây ninh
Hình 1.1. Mô hình chuỗi giá trị du lịch theo thành phần tham gia (Trang 39)
Hình 1.2. Vòng đời sản phẩm du lịch - phát triển chuỗi điểm đến du lịch trên địa bàn tỉnh tây ninh
Hình 1.2. Vòng đời sản phẩm du lịch (Trang 45)
Hình 1.3. Khung phân tích chuỗi giá trị của Michael Porter 1985 - phát triển chuỗi điểm đến du lịch trên địa bàn tỉnh tây ninh
Hình 1.3. Khung phân tích chuỗi giá trị của Michael Porter 1985 (Trang 49)
Hình 1.4. Chuỗi cung ứng giá trị tiếp cận theo đầu vào - phát triển chuỗi điểm đến du lịch trên địa bàn tỉnh tây ninh
Hình 1.4. Chuỗi cung ứng giá trị tiếp cận theo đầu vào (Trang 50)
Hình 1.5. Chuỗi giá trị của Michael Porter 1985 - phát triển chuỗi điểm đến du lịch trên địa bàn tỉnh tây ninh
Hình 1.5. Chuỗi giá trị của Michael Porter 1985 (Trang 52)
Hình 1.6. Chuỗi cung ứng tiếp cận theo giá trị toàn cầu - phát triển chuỗi điểm đến du lịch trên địa bàn tỉnh tây ninh
Hình 1.6. Chuỗi cung ứng tiếp cận theo giá trị toàn cầu (Trang 54)
Hình 1.7. Sơ đồ chuỗi giá trị GTZ Eschborn, 2007 - phát triển chuỗi điểm đến du lịch trên địa bàn tỉnh tây ninh
Hình 1.7. Sơ đồ chuỗi giá trị GTZ Eschborn, 2007 (Trang 55)
Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Tây Ninh - phát triển chuỗi điểm đến du lịch trên địa bàn tỉnh tây ninh
Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Tây Ninh (Trang 76)
Bảng 2.1. Số lượng du lịch nội địa tại các điểm đến, khu du lịch tại Tây Ninh giai  đoạn 2016-2020 - phát triển chuỗi điểm đến du lịch trên địa bàn tỉnh tây ninh
Bảng 2.1. Số lượng du lịch nội địa tại các điểm đến, khu du lịch tại Tây Ninh giai đoạn 2016-2020 (Trang 80)
Hình 2.2. Mức độ hài lòng của khách du lịch nội địa - phát triển chuỗi điểm đến du lịch trên địa bàn tỉnh tây ninh
Hình 2.2. Mức độ hài lòng của khách du lịch nội địa (Trang 81)
Hình 2.3. Sản phẩm khách du lịch nội địa thường mua khi đến Tây Ninh - phát triển chuỗi điểm đến du lịch trên địa bàn tỉnh tây ninh
Hình 2.3. Sản phẩm khách du lịch nội địa thường mua khi đến Tây Ninh (Trang 82)
Hình 2.4. Mức độ hài lòng của khách du lịch quốc tế về các khu, điểm du lịch - phát triển chuỗi điểm đến du lịch trên địa bàn tỉnh tây ninh
Hình 2.4. Mức độ hài lòng của khách du lịch quốc tế về các khu, điểm du lịch (Trang 83)
Hình 2.5. Những điều thích nhất của khách du lịch quốc tế khi đến Tây Ninh - phát triển chuỗi điểm đến du lịch trên địa bàn tỉnh tây ninh
Hình 2.5. Những điều thích nhất của khách du lịch quốc tế khi đến Tây Ninh (Trang 84)
Hình 2.6. Chùa Toà Thánh – Tây Ninh - phát triển chuỗi điểm đến du lịch trên địa bàn tỉnh tây ninh
Hình 2.6. Chùa Toà Thánh – Tây Ninh (Trang 85)
Hình 2.7. Khu du lịch Núi Bà Đen -Tây Ninh - phát triển chuỗi điểm đến du lịch trên địa bàn tỉnh tây ninh
Hình 2.7. Khu du lịch Núi Bà Đen -Tây Ninh (Trang 86)
Hình 2.8. Tháp Chót Mạt – Tây Ninh - phát triển chuỗi điểm đến du lịch trên địa bàn tỉnh tây ninh
Hình 2.8. Tháp Chót Mạt – Tây Ninh (Trang 88)
Bảng 2.2. Danh sách các nghề, làng nghề truyền thống Tại Tây Ninh - phát triển chuỗi điểm đến du lịch trên địa bàn tỉnh tây ninh
Bảng 2.2. Danh sách các nghề, làng nghề truyền thống Tại Tây Ninh (Trang 89)
Bảng 2.3. Cơ sở lưu trú được đánh giá xếp hạng - phát triển chuỗi điểm đến du lịch trên địa bàn tỉnh tây ninh
Bảng 2.3. Cơ sở lưu trú được đánh giá xếp hạng (Trang 92)
Bảng 2.4. Công ty dịch vụ du lịch, hướng dẫn viên du lịch - phát triển chuỗi điểm đến du lịch trên địa bàn tỉnh tây ninh
Bảng 2.4. Công ty dịch vụ du lịch, hướng dẫn viên du lịch (Trang 93)
Bảng 2.5. Hiện trạng lao động trong ngành du lịch - phát triển chuỗi điểm đến du lịch trên địa bàn tỉnh tây ninh
Bảng 2.5. Hiện trạng lao động trong ngành du lịch (Trang 94)
Hình 2.9. Các điểm mạnh trong phát triển chuỗi điểm đến du lịch của Tây ninh - phát triển chuỗi điểm đến du lịch trên địa bàn tỉnh tây ninh
Hình 2.9. Các điểm mạnh trong phát triển chuỗi điểm đến du lịch của Tây ninh (Trang 105)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w