1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ khoa học môi trường: Nghiên cứu tiếp cận sinh thái nhân văn vào đánh giá tính bền vững của việc phát triển nuôi tôm tại vùng nuôi tập trung ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định

185 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Tiếp Cận Sinh Thái Nhân Văn Vào Đánh Giá Tính Bền Vững Của Việc Phát Triển Nuôi Tôm Tại Vùng Nuôi Tập Trung Ven Biển Huyện Nghĩa Hưng, Tỉnh Nam Định
Tác giả Nguyen Thị Phương Loan
Người hướng dẫn GS.TS. Lê Trọng Cúc, PGS.TS. Nguyễn Chu Hồi
Trường học Đại học quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Môi trường
Thể loại luận án
Năm xuất bản 2012
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 185
Dung lượng 49,07 MB

Nội dung

Nhằm mục đích phục vụ giảng dạy môn học này và thực hiện đề tài nghiên cứu sinh của mình, tác giả mạnh dạn thực hiện việc xác định rõ hơn khuôn khổ khái niệm và ranh giới cho sinh thái n

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

NGUYEN THỊ PHƯƠNG LOAN

NGHIÊN CỨU TIẾP CAN SINH THÁI NHÂN VAN

VÀO ĐÁNH GIÁ TÍNH BÈN VỮNG CUA VIỆC PHÁT TRIEN NUÔI TÔM TẠI VUNG NUOI TẬP TRUNG VEN BIEN

HUYỆN NGHĨA HUNG, TỈNH NAM ĐỊNH

LUẬN ÁN TIEN SĨ KHOA HỌC MOI TRƯỜNG

Hà Nội - Năm 2012

Trang 2

ĐẠI HỌC QUÓC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

NGUYEN THỊ PHƯƠNG LOAN

NGHIÊN CỨU TIẾP CẬN SINH THÁI NHÂN VĂN

VÀO ĐÁNH GIÁ TÍNH BÈN VỮNG

CUA VIỆC PHÁT TRIEN NUÔI TÔM

TẠI VUNG NUÔI TẬP TRUNG VEN BIEN

HUYỆN NGHĨA HƯNG, TỈNH NAM ĐỊNH

CHUYEN NGANH: MOI TRUONG TRONG PHÁT TRIEN BEN VUNG

MA SO: CHUONG TRINH DAO TAO THi DIEM

LUẬN ÁN TIEN SĨ KHOA HOC MOI TRƯỜNG

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC

1 GS.TS LÊ TRỌNG CÚC

2 PGS.TS NGUYEN CHU HOI

Hà Nội - Năm 2012

Trang 3

CHƯƠNG 1 TONG QUAN VE VAN DE NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan về sinh thái nhân văn và phát triển bền vững

1.1.1 Tổng quan về sinh thái nhân văn

1.1.1.1 Lịch sử phát triển và khái niệm sinh thái nhân văn

1.1.1.2 Tổng quan về hệ sinh thái nhân văn

1.1.1.3 Hệ sinh thái nông nghiệp là một hệ sinh thái nhân văn

điển hình

1.1.1.4 Nghiên cứu sinh thái nhân văn ở Việt Nam

1.1.2 Tông quan về nghiên cứu phát triên bên vững va vai trò của

sinh thái nhân văn trong phát triển bền vững

1.1.2.1 Khái niệm phát triển bền vững1.1.2.2 Đánh giá phát triển bền vững

1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu vùng ven biên huyện Nghĩa Hung,

tỉnh Nam Định.

CHƯƠNG 2 DIA DIEM, THỜI GIAN, VAT LIEU, NỘI DUNG NGHIÊN

CUU, PHUONG PHAP LUAN VA PHUONG PHAP NGHIEN CUU

2.1 Dia diém, thoi gian, vật liệu, nội dung nghiên cứu

Trang

il

ili Vi Vil 1X

an ® BR BR A16

18 20

20

24 28

34

34

Trang 4

2.2 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 39

2.2.1 Phương pháp luận nghiên cứu đánh giá phát triển bền vững theo 39

tiép cận sinh thái nhân van

2.2.2 Phương pháp nghiên cứu 46

2.2.2.1 Phương pháp nghiên cứu đánh giá nhanh nông thôn 46 2.2.2.2 Phân tích hóa lý 47 2.2.2.3 Phân tích chi phi lợi ích mở rộng 48

2.2.2.4 Phương pháp quản lý bền vững dựa vào hệ sinh thái và 50

cộng đồng2.2.2.5 Phương pháp chỉ số thịnh vượng WI của Robert Prescott- 52

Allen

2.2.2.6 Phương pháp đánh giá bền vững địa phương theo mô hình 57

ASI của Nguyễn Dinh Hoe và Vũ Văn Hiếu, 2002

CHƯƠNG 3 KET QUA NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIA TÍNH BEN VUNG 60

CUA PHAT TRIEN NGHE NUÔI TÔM TẬP TRUNG TẠI VUNG

VEN BIEN HUYỆN NGHĨA HUNG, TINH NAM ĐỊNH

3.1 Nghiên cứu tính bền vững của hoạt động nuôi tôm sti tại vùng nuôi tập 60

trung ven biên huyện Nghia Hưng theo tiếp cận sinh thái nhân văn3.1.1 Nghiên cứu hệ sinh thái nhân văn vùng ven biên huyện Nghĩa 60

Hưng

3.1.1.1 Đặc điểm hệ sinh thái vùng nghiên cứu 603.1.1.2 Đặc điểm tài nguyên môi trường vùng nghiên cứu và 64

những thuận lợi khó khăn cho hoạt động nuôi tôm.

3.1.2 Nghiên cứu hệ thống xã hội vùng ven biển huyện Nghĩa Hưng 72

3.1.2.1 Đặc điểm dân cư và lao động 72

3.1.2.2 Đặc điểm tri thức 75

Trang 5

3.1.2.4 Đánh giá tính tự trị của hệ thống 1043.1.2.5 Đánh giá tính công bằng của hệ thống 1063.1.2.6 Đánh giá tính hợp tác của hệ thống 108

3.1.2.7 Đánh giá tính thích nghi của hệ thống 109

3.1.4 Đánh gia chi phí lợi ích mở rộng của mô hình nuôi quảng canh 116

cải tiên tại Nghĩa Hưng 3.1.4.1 Xác định giá tri của rừng ngập mặn 116 3.1.4.2 Tính chi phi lợi ích mở rộng của ao nuôi tôm 124

3.2 Đánh giá mức độ phát triển bền vững bằng chỉ số thịnh vượng 130

3.2.1 Đánh giá mức độ phát triển bền vững bằng chi số thịnh vượng 130

QUAN DEN LUAN AN

TAI LIEU THAM KHAO 146

PHU LUC 158

Trang 6

DANH MUC CAC Ki HIEU VA CHU VIET TAT

Chỉ số thịnh vượng sinh thái

Chỉ số thịnh vượng nhân vănChỉ số thịnh Vượng

Nhu cầu ô xy sinh họcChỉ số đánh giá bền vững trang trại

Chỉ số bền vững sinh tháiChỉ số bền vững nhân văn

Quy tắc ứng xử trong nuôi trồng thuỷ sản có trách nhiệm

Thước đo bền vững

Trang 7

DANH MỤC CÁC BANG

Bảng 2.1 Miền hiệu quả của chỉ số thịnh vuong/thiéu hụt của Prescott Allen

Bang 2.2 Miễn và mức độ hiệu quả của thước do bền vững BS

Bảng 3.1 Kết quả trồng cây ngập mặn ở Nghĩa Hưng từ năm 1989 đến 2005

Bảng 3.2 Suy thoái đất ngập nước ven biên Nghia Hưng, theo tam quan

trọng va giá tri dat ngập nước, do BirdLife đánh gia từ năm 1996 đên năm 2006

Bảng 3.3 Chất lượng nước sông vùng nghiên cứu

Bảng 3.4 Chất lượng nước biển ven bờ năm 2006-2008

Bảng 3.5 Lịch cấp thoát nước cho ao nuôi tôm

Bang 3.6 Sản phẩm của hoạt động quai đê lấn biển tại huyện Nghĩa Hưng

Bảng 3.7 Ty lệ lao động nông nghiệp của huyện Nghĩa Hưng năm 2006 theo

trình độ chuyên môn kỹ thuật và theo địa phương

Bang 3.8 Kế hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản Nghĩa Hưng

Bảng 3.9 Định hướng phát triển diện tích nuôi thủy sản huyện Nghĩa Hưng

đên năm 2010-2015

Bảng 3.10 Kết quả đánh giá mức độ đáp ứng “Quy tắc ứng xử trong nuôi

trông thuỷ sản có trách nhiệm (COC)”

Bang 3.11 So sánh điểm mạnh điểm yếu của ba mô hình nuôi tôm st tại

Nghĩa Hưng

Bảng 3.12 Hiệu suất nuôi tôm sú trong cả nước, tại tỉnh Nam Định và huyện

Nghĩa Hưng năm 2006 theo các mô hình nuôi khác nhau

Bảng 3.13 Chỉ tiêu chất lượng trầm tích đáy đầm nuôi tôm trong vùng ven

biên huyện Nghĩa Hưng tháng 7 năm 2008

Bảng 3.14 Tích luỹ của hộ nông thôn huyện Nghĩa Hưng tại thời điểm

01/7/2006Bảng 3.15 Kết quả thực hiện chính sách xã hội ở huyện Nghĩa Hưng năm

2006Bang 3.16 Kết quả điều tra về nhu cầu của người dân dé ứng phó với biến

đôi khí hậu tại vùng ven biên huyện Nghĩa Hưng năm 2008.

Bang 3.17 Kết quả đánh giá điểm mạnh, điểm yêu, cơ hội thách thức của

nghê nuôi tôm su tại vùng ven biên huyện Nghĩa Hung

Trang

54 55

62 64

67 68 69 72 76

81 82 86 93 97 100 105

106

110

111

Trang 8

Bang 3.18 Lao động và diện tích đất đang sử dụng bình quân 1 don vi theo 114

loại hình sản xuất và ngành huyện Nghĩa Hưng năm 2006

Bang 3.19 Kết quả tinh giá trị kinh tế của rừng ngập mặn huyện Nghia Hưng 124

năm 2006

Bảng 3.20 Cơ cấu chỉ phí lợi ích mở rộng của mô hình nuôi tôm sú xen cua 128

quảng canh cải tiến ở ven biển huyện Nghia Hưng năm 2006Bảng 3.21 Kết quả tính chỉ phí lợi ích mở rộng ứng với các năng suất nuôi 129

tôm sú quảng canh cải tién ở vùng nuôi tôm su tập trung huyện

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐÒ THỊ

Hình 1.1 Sơ đồ cấu trúc hệ sinh thái nhân văn theo Gerald G Marten, 2001

Hình 2.1 Sơ đồ vị trí của vùng nuôi tôm tập trung ven biên huyện Nghĩa

Hưng, tỉnh Nam ĐịnhHình 2.2 Sơ đồ thành phần của các cấp hệ sinh thái nhân văn đồng ruộng

trong hệ sinh thái nhân văn do tác giả xây dựng theo lý thuyết của

Gerald G Marten, 2001

Hình 2.3 Sơ đồ cấu trúc hệ sinh thái nhân van theo lý thuyết của Gerald G

Marten, 2001 và những hiệu chỉnh của tác giả (phân gạch chéo,

gạch chân và vùng bao màu xanh bên ngoài)

Hình 2.4 Sơ đồ khảm hệ sinh thái các cấp trong vùng nuôi thủy sản vùng ven

bờ biên do tác gia xây dựng.

Hình 2.5 Sơ đồ mô tả các đặc trưng của hệ xã hội do tác giả đề xuất trên cơ

sở cụ thé hóa lý thuyêt của Gerald G Marten, 2001

Hình 2.6 Mô hình quả trứng hệ thống con người — hệ sinh thái (trái) và các

cap độ hệ xã hội (phải) theo Robert Prescott-Allen, 2001.

Hình 2.7 Sơ đồ cấu trúc cán cân chi phí lợi ích mở rộng của mô hình nuôi

tôm sú do do tác giả xây dựng.

Hình 2.8 Sơ đồ cấu tạo chỉ số thịnh vượng cua Robert Prescott-Allen (2001)

Hình 3.1 Chuỗi thời gian diễn biến hoạt động nuôi tôm ở Nghia Hung

Hình 3.2 Sơ đồ VENN về mức độ quan hệ giữa các bên liên quan với người

nuôi thủy sản ở huyện Nghĩa Hưng.

Hình 3.3 Hình ảnh vùng nuôi tôm tập trung ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh

Nam Định

Hình 3.4 Chất lượng môi trường nước các đầm nuôi tôm tại vùng ven biển

huyện Nghĩa Hưng, tháng 7 năm 2008

Hình 3.5 Sơ đồ dòng vật chất thông tin trong hệ thống nuôi tôm tại vùng ven

biên huyện Nghĩa Hưng

Hình 3.6 Diễn biến diện tích nuôi thủy sản, sản lượng cá nuôi và tôm nuôi

của huyện Nghĩa Hưng

Hình 3.7 Sơ đồ mô tả các giá trị của rừng ngập mặn

Hình 3.8 Hién thị trên thước đo BS kết quả đánh giá tính bền vững nuôi thủy

sản năm 2006 theo mô hình ASI ở xã Nam Điền (a), ngoài đê Tây

Nam Điền (b) trong đê Đông Nam Điền (c),thi trân Rang Đông (d)

11

Trang

8 35

40

41

42

44 44

49

54 80 83 92

99

101 104

117 137

Trang 10

MO DAU

Huyện Nghĩa Hung, tinh Nam Định là vùng đất giáp biển, nằm kẹp giữa hai

con sông Đáy và Ninh Cơ, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế biển, đặc biệt là nuôitrồng thủy sản Nuôi tôm sú đã xuất hiện tự phát tại Nghĩa Hưng từ năm 1982 và

bùng phát mạnh từ đầu những năm 2000 Hàng loạt cơ chế chính sách về đất đai,nguồn vốn đã được ban hành, hàng loạt chủ trương định hướng, quy hoạch pháttriển và mục tiêu phát triển được thiết lập, hàng loạt quy trình, mô hình nuôi tôm sú

và tiêu chuẩn chất lượng sản phâm, môi trường đã được ban hành dé dẫn đường chỉ

lỗi hỗ trợ cho nghề nuôi [30, 47, 53,75] Dat trồng lúa năng suất thấp va vùng bãingập nước ven bờ được cho phép khai thác sử dụng làm đầm nuôi thủy sản Nhiều

dự án xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng vùng nuôi được thực hiện, với

nguồn vốn dau tư của cả nhà nước và tư nhân Tuy nhiên, nghề nuôi tôm sú mới chỉđạt được một số thành tựu khiêm tốn Nảy sinh câu hỏi làm nhiều nhà khoa học, nhà

quản lý và những người tâm huyết với con tôm sú trăn trở là “Tại sao nghề nuôi tôm

sú chưa đạt được mức phát triển bứt phá xứng đáng với những nỗ lực đã đầu tư?”

Khác với nhiều vùng trong cả nước, nghề nuôi tôm sú ở Nghĩa Hưng chưa

phải đối mặt với những vấn đề vĩ mô như tranh chấp thương mại, rào cản chấtlượng Nhưng nơi đây lại nảy sinh các vẫn đề mang tính địa phương, như tác độngkinh tế, xã hội, môi trường của hoạt động nuôi tôm, “sốc” do mở rộng vùng nuôiquá nhanh, làm nảy sinh bat cập liên quan đến cung ứng vốn, giống, kỹ thuật côngnghệ, quản lý môi trường, kiểm soát dịch bệnh, quy hoạch và phát triển cơ sở hạ

tầng Chuỗi thị trường từ sản xuất, đến chế biến, tiêu thụ còn lỏng lẻo, yếu kém,

không đủ khả năng định hướng sản xuất, không kiểm soát được tính manh mún,thiếu ổn định về chất lượng của nghề nuôi, dẫn đến giảm khả năng cạnh tranh Nuôitôm van mang tính tự phát, quy mô nhỏ, chạy theo lợi ích trước mắt và ngắn hạn

Con người và hệ thống con người - môi trường đang là đối tượng nghiên cứucủa nhiều ngành khoa học khác nhau, trong đó có khoa học môi trường, khoa họctrái đất, sinh học và đặc biệt là sinh thái nhân văn Không có nhiều tranh luận

12

Trang 11

chính thức về sự khác biệt và ranh giới giữa các ngành khoa học cùng nghiên cứuđối tượng là con người và môi trường, vì đường như việc tranh luận tìm ra chân lý

của các vấn đề này đang bị đặt xuống hàng thứ yếu Theo Jean-Clauder Paseson,

1992, “Đề xác định được vi trí của mỗi ngành khoa học về con người so với với cácngành khác, ít nhất việc “phân loại ngành” phải đi kèm với thỏa thuận về phân chianhiệm vụ Nhưng đây cũng là một mục tiêu khó đạt, do cơ cầu nghiên cứu khôngngừng thay đôi” Tuy nhiên, trong công tác giảng dạy, tác giả vẫn nhận được những

đòi hỏi từ người học về việc phân biệt rõ ranh giới giữa các ngành khoa học nói

trên Theo nhiều học giả, sinh thái nhân văn là khoa học nghiên cứu mối quan hệ

tương hỗ giữa hệ thống xã hội và hệ thống sinh thái tương ứng Nó đã chứng tỏ làtiếp cận phù hợp và hữu hiệu cho nhiều nghiên cứu về những vấn đề môi trường vàphát triển Trên thế giới, sinh thái nhân văn đã trở thành một ngành đào tạo cấp đại

học và sau đại học tại nhiều quốc gia O Viét Nam, trong thống kê các ngành khoahọc công nghệ, theo Quyết định số 12 năm 2008 của Bộ Khoa học và Công nghệ,

chưa có mã ngành “Sinh thái nhân văn” Sinh thái nhân văn hiện là một môn học

trong chương trình đào tạo “Khoa học môi trường” hệ đai học, cao học của Đại họcQuốc gia Hà Nội Nhằm mục đích phục vụ giảng dạy môn học này và thực hiện đề

tài nghiên cứu sinh của mình, tác giả mạnh dạn thực hiện việc xác định rõ hơn

khuôn khổ khái niệm và ranh giới cho sinh thái nhân văn trên cơ sở nghiên cứu lịch

sử phát triển ngành và nghiên cứu sức mạnh của khoa học sinh thái nhân văn trong

giữa các thế hệ [51] Đánh giá phát triển bền vững là một công việc phức tạp và khó

khăn Bởi phát triển nói chung và phát triển bền vững nói riêng đều là một quá

13

Trang 12

trình, các mục tiêu định lượng chỉ được đặt ra cho từng thời đoạn nhất định Sự pháttriển của các địa phương phân hóa cả theo mức độ vi mô và vĩ mô, cả theo conđường lựa chọn ưu tiên phat triển, cả theo tiềm lực vốn tài nguyên thiên nhiên, vốn

vật chất nhân tạo và vốn con người Hiện thế giới chưa chọn được một bộ tiêu chíchuẩn thống nhất cho đánh giá phát triển bền vững

Dé góp phan làm rõ các khía cạnh lý luận của sinh thái nhân văn và ứngdụng tiếp cận nghiên cứu nay vào phục vụ mục tiêu phát triển bền vững địa phương,tác giả chọn thực hiện đề tài “Nghiên cứu tiếp cận sinh thái nhân văn vào đánh giátính bền vững của việc phát triển nuôi tôm tại vùng nuôi tôm tập trung ven biển

huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định” Nghiên cứu tập trung vào nội dung chính làtìm hiểu và phát triển một số nội hàm cụ thể của sinh thái nhân văn và ứng dụng nóvào nghiên cứu đặc điểm quá trình phát triển nuôi tôm su tại vùng ven biển Nghĩa

Hưng, đánh giá tính bền vững của việc phát triển nghề nuôi tôm tại vùng này vànhận diện các rào can phát triển, đề xuất các giải pháp cho phát triển bền vững

Lý do lựa chọn địa bàn nghiên cứu tại huyện Nghĩa Hưng xuất phát từ thực

trạng đầu những năm 2000, địa phương đã tập trung toàn lực cho phát triển mạnh

kinh tế biển và nuôi tôm sti Do vậy, theo tác giả, tại Nghĩa Hưng những van đề sinh

thái nhân văn sẽ được bộc lộ rõ ràng hơn, giúp tạo cơ sở cho việc thực hiện nghiên

cứu Mặt khác, vùng ven biển huyện Nghĩa Hưng, từ khi chuyên minh sang pháttriển mạnh nuôi nước lợ, vẫn chưa hấp dẫn các nhà khoa học so với các khu vực lân

cận, như vườn quốc gia Xuân Thủy Do vậy tác giả đã lựa chọn vùng nghiên cứunày, với hy vọng góp phần nhỏ bé của mình vào sự phát triển kinh tế biển nói chung

và phát triển bền vững địa phương nói riêng

Luận án được cấu trúc thành ba chương như sau:

Chương 1: Tổng quan về van đề nghiên cứu

Chương 2: Địa điểm, thời gian, vật liệu, nội dung, phương pháp luận và phương

pháp nghiên cứuChương 3: Kết quả nghiên cứu đánh giá tính bền vững của phát triển nghề nuôi tôm

tập trung tại vùng ven biên huyện Nghĩa Hưng, tinh Nam Dinh

14

Trang 13

CHƯƠNG 1

TONG QUAN VE VAN ĐÈ NGHIÊN CỨU

1.3 Tống quan về sinh thái nhân văn và phát triển bền vững

1.3.1 Tổng quan về sinh thái nhân văn

1.3.1.1 Lịch sử phát triển và khái niệm sinh thái nhân văn

Sinh thái nhân văn là khoa học nghiên cứu một kiểu hệ thống đặc biệt, đó là

hệ sinh thái nhân văn, một hệ thong được cau tao từ các hệ xã hội va hệ sinh thái cóliên hệ hữu cơ với nhau Hệ sinh thái là đối tượng nghiên cứu chính của sinh học và

hệ xã hội là đối tượng nghiên cứu chính của các khoa học xã hội Vậy tiếp cận củasinh thái nhân văn tới hai hệ này có điểm gì khác biệt? Đó là tiếp cận nghiên cứu

đồng thời hai hệ trong quá trình chúng tương tác với nhau và thông qua đó tự tổchức sắp xếp thành một thé thống nhất Kết qua của sự tự tổ chức sắp xếp thành

công giữa hệ sinh thái và hệ xã hội sẽ tạo ra cơ sở cho cả hai hệ thích nghi với nhau,

tiến hóa cùng nhau, nhờ đó mà cùng tồn tại và phát triển lâu bền Ngược lại, khi hai

hệ không thé thích nghỉ với nhau, thì sẽ khởi phát dấu chấm hết cho sự tồn tại của itnhất là một trong hai hệ và gây ton thương lâu dài cho hệ còn lại Có rất nhiều ví dụ

về văn hóa thích nghi của con người với hệ sinh thái, như văn hóa nhà sàn, văn hóa

lúa nước, văn hóa ruộng bậc thang Đồng thời cũng có rất nhiều ví dụ về sự thànhcông của các loài trong việc biến đổi thích nghi với tác động của con người, nhưmối quan hệ giữa loài muỗi với loài người, trong đó nhân loại chỉ thắng thế trongnhững khoảng thời gian ngắn, chứ chưa thé thắng tuyệt đối [7, 8, 11, 21, 56, 83, 88]

Sinh thái nhân văn được công nhận là khởi sinh vào năm 1921, khi nó được

đề cập như một lĩnh vực nghiên cứu của xã hội học, trong cuốn sách giáo khoa

“Tổng quan về xã hội học” của nhóm tác giả tại Đại học Chicago, do Robert E Park

là chủ biên Ra đời bởi một nhà xã hội học, mang cái tên gần gũi với sinh thái học,sinh thái nhân văn có một lich sử phát triển thăng tram phức tạp Dé hiểu rõ kháiniệm sinh thái nhân văn, cần phải xem xét quá trình lịch sử phát triển của nó [96]

Khởi đầu, thuật ngữ “sinh thái nhân văn” có nội dung hẹp, hàm nghĩa là ứng

dụng các quy luật sinh thái vào nghiên cứu xã hội học đô thị Chicago, trong giai

15

Trang 14

đoạn nó mở rộng và tiếp nhận lượng dân nhập cư đa dạng Sinh thái nhân văn đượcphát triển nhằm phục vụ việc nghiên cứu bản chất mối quan hệ giữa con người vớinhau trong quá trình tự tổ chức và cấu trúc hệ xã hội theo lý thuyết đồng hóa, nghĩa

là mang tính xã hội học Trong sự phát triển sau đó của sinh thái nhân văn, Robert

E Park, bận rộn với vai trò là một nhà xã hội học xuất chúng, đã không thé dànhcho ngành khoa học này một sự quan tâm xứng tầm Trong xã hội học, sinh tháinhân văn chưa được nhận sự quan tâm đặc biệt của các học giả khác, nhất là khi nóhiện diện bên cạnh, hoặc thậm chí bị đồng nhất với những ngành khoa học đã có

lịch sử và cơ sở lý thuyết đáng nề, như nhân chủng học, dân tộc học Theo thời

gian, sinh thái nhân văn ngày cảng tách xa khỏi xã hội học, phạm vi nghiên cứu của

nó được mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác có liên quan đến con người, như nhânchủng học, dân tộc học, sinh thái học người, kinh tế hộ và phát triển bền vững [19,

38, 78] Theo Jean -Clauder Paseson, 1992, “Đề xác định được vị trí của mỗi ngành

khoa học về con người so với với các ngành khác, ít nhất việc phân loại ngành phải

đi kèm với thỏa thuận về phân chia nhiệm vụ Nhưng đây cũng là một mục tiêu khó

đạt, do cơ cấu nghiên cứu không ngừng thay đổi” Sự phát triển lý thuyết hệ thống

và năng lượng đã thối luồng gió mới vào khoa học sinh thái nhân văn, giúp nó định

hình rõ nét hơn và thu hút được sự quan tâm hơn của nhiều nhà khoa học

Từ thập niên 1970, khoa học sinh thái nhân văn bước sang thời kỳ phát triểnmới Nó đã tập hợp được lực lượng trong nhiều trung tâm nghiên cứu độc lập, như

Viện Sinh thái nhân văn ở California, Trung tâm Sinh thái nhân văn thuộc Đại hocEdinburgh, các trường đại học, các tổ chức xã hội chuyên nghiệp ở châu Âu nhưLiên minh quốc tế của Ủy ban Khoa học nhân chủng học và dân tộc học về Sinh

thái nhân văn Nhiều hội sinh thái nhân văn được thành lập, như Ủy ban Sinh tháinhân văn khối cộng đồng chung Vương Quốc Anh có trụ sở tại Luân đôn, tổ chứcSinh thái nhân văn Quốc tế có trụ sở tại Viên Năm 1979, Hội sinh thái nhân văn(tên viết tắt là SHE) được thành lập và nhanh chóng đóng vai trò quan trọng trong

sự phát triển của ngành Gerald L Young, sáng lập viên đồng thời là chủ tịch thứ tư

của hội, trở thành nhân vật có ảnh hưởng tích cực, đóng góp đáng kể vào việc phát

16

Trang 15

triển sinh thái nhân văn thành lĩnh vực đa ngành, tạo ra ý nghĩa mới cho tên gọi sinhthái nhân văn Hội đã giúp phát triển việc đào tạo ngành khoa học này tại nhiều

trường dai học như: Đại hoc Tự do Brussels, đại hoc California, đại học Washington, dai hoc Michigan, đại hoc Colorado tai Boulder

Sinh thai nhan van da phat trién thanh mét khoa hoc xuyén nganh, thuc hién

nghiên cứu trên cơ sở kết hợp sức mạnh của nhiều đơn ngành theo cách đặc biệt,tong hợp và chồng chéo các kiến thức dé tạo ra tiếp cận toàn diện, nhằm vào nhữngvan dé tràn ra ngoài khuôn khổ ranh giới của các ngành Theo từ điển môi trường,

“Sinh thái nhân văn là hệ thống các nguyên tắc đạo đức, triết lý về địa vị thống trị

của con người đối với trái đất và sinh vật, ở nơi mà sự thống nhất toàn vẹn giữa conngười và môi trường là cần thiết cho phúc lợi xã hội Sinh thái nhân văn dựa trêntiếp cận theo thuyết tiến hoá trong môi trường và sự thích nghị, tiến hoá về văn hoá

của con người Sinh thái nhân văn nghiên cứu sự mất cân bằng của mối quan hệ conngười - môi trường, liên quan đến bệnh tật, cung cấp lương thực, sinh thái quần thê

người, ô nhiễm môi trường, phân bố không đồng đều và sử dụng không hợp lý tàinguyên ” Tiếp cận sinh thái nhân văn là ứng dụng khoa học sinh thái nhân văn

vào nghiên cứu hệ sinh thái nhân văn một cách có hệ thống, hướng tới các điều kiện cân bằng, ôn định, thịnh vượng của toàn hệ

1.3.1.2 Tổng quan về hệ sinh thái nhân văn

Khái niệm hệ sinh thái nhân văn hiện vẫn được diễn giải theo nhiều quanđiểm khác nhau, trừ một điểm chung thống nhất răng hệ sinh thái nhân văn được

cấu tạo từ hai phụ hệ Một số học giả cho rằng hệ sinh thái nhân văn được tạo ra từ

hệ xã hội và hệ sinh thái, số khác cho rằng nó bao gồm hai hệ thống xã hội và môitrường, nhóm thứ ba cho rằng nó bao gồm hệ sinh thái và hệ môi trường TheoStephen Boyden, 1987, con người vừa thuộc hệ thống xã hội vừa thuộc hệ thốngsinh lý quyền (kiểu sinh quyền thuở sơ khai, khi con người mới có hành vi thíchứng với điều kiện sống tự nhiên, mà chưa có văn hóa xã hội [52, 7§, 100, 105]

Theo Gerald G Marten, 2001, mặc dù con người là một thành phần sinh vật của hệ

sinh thái, nhưng sẽ hữu ích và đúng đắn hơn, khi quan niệm tương tác con người

-17

Trang 16

môi trường như là mối tương tác giữa hệ thống con người - xã hội nhân văn vớiphần sinh quyền còn lại của riêng sinh vật Các thành phần của hệ sinh thái gồm cócác yếu tố sinh thái vô sinh, hữu sinh tự nhiên (không có con người) và yêu tố sinh

thái nhân sinh (xem hình 1.1) Hệ xã hội nhận từ hệ sinh thái các dịch vụ sinh thái,các dòng sản phẩm năng lượng, vật chất, thông tin giúp nuôi dưỡng sự sống, phục

vụ sản xuất, tiêu dùng và tự điều chỉnh thích nghi để phát triển bền vững Hệ sinhthái nhận từ hệ xã hội dòng năng lượng, vật chất, thông tin dưới dạng chất thải và

các tác động đặc biệt, từ đó thực hiện quá trình sản xuất, đồng thời là quá trình tái

tạo tài nguyên, làm sạch môi trường Dịch vụ mà hệ sinh thái cung cấp được hệ xãhội tiếp nhận một cách có chọn lọc Khi hệ sinh thái không suy giảm năng suất sinh

học chung, nhưng chuyên sang cung cấp những sản phẩm có giá trị thương mại vagiá trị sử dụng thấp hơn hay vô giá trị cho hệ xã hội, thì có thể xem như chức năng

cung cấp các dịch vụ từ hệ sinh thái cho con người bị suy thoái hay đình trệ Ví dụthay vì cung cấp thóc lại chỉ cung lá lúa, do đó mặc dù năng suất sinh học không

thay đôi, thậm chí còn có thé tăng, nhưng giá trị thương phẩm lại suy giảm, thậmchí mât hoàn toàn

Mỗi hệ thống sinh thái, hoặc nhân văn đều được cấu tạo từ các hạ hệ củamình và đồng thời là một hệ thành phần của thượng hệ liền kề Theo Alan Beeby,

Anne-Maria Brennan, 2008, lý thuyết sinh thái học hiện đại coi mỗi hệ sinh thái

được cấu tạo từ nhiều hạ hệ sinh thái khác nhau, chia làm ba kiểu cơ bản 1a: 1- Kiểu

hệ nền, chiếm ưu thế, phân bố hầu khắp không gian hệ thống, 2- Kiểu thé khảm làcác 6, mảnh sinh cư rời rac, 3- Kiểu hành lang, là các tuyến chia cắt hệ thong nén,nối thông các thể khảm cùng loại với nhau Sự tương đồng về đa dạng sinh học

trong các mảnh sinh cư rời rạc tăng theo sự tăng mức độ liên thông qua các hành

lang Khi các mảnh này không lưu thông với nhau, sẽ có thé dẫn đến hình thànhnhững quan thé đặc hữu, như rùa hồ Gươm Trong một vùng sinh thái nhân tác như

đồng lúa, hình thành nhiều thể khảm hệ sinh thái, như ruộng lúa, ao nuôi cá, đầm

sen, ruộng mau (đậu tương, rau ) Các hộ nông dân canh tác trên cánh đồng lúa

đó sẽ tạo thành hệ xã hội, bao gôm hệ những người trông lúa, nuôi cá, trông mảu

18

Trang 17

Dichvu sinh thai

Trong nghiên cứu sinh thái nhân văn, cấp độ tổ chức sinh học được quantâm nhiều nhất là quan thé, quần xã và hệ sinh thái, còn cấp độ tổ chức xã hội quantrọng nhất là cấp quản lý có hiệu lực Hệ thống hạt nhân của hệ sinh thái là 6 sinhthái, mảnh sinh cư và hệ thống hạt nhân của hệ xã hội là gia đình Cấu trúc không

gian của các hệ này được tô chức theo dạng lớp, tạo ra băng cách kết nối các hệ hạt

nhân thành những hệ thống cấp cao hơn nhờ các hành lang hữu hình và các mốiquan hệ hữu sinh vô sinh vô hình trong hệ thống Khi thé chế nhà nước có vai tròchủ đạo, như ở nông thôn đồng bằng, đô thị, thì cấp quản lý có hiệu lực là bộ máyhành chính từ xã phường trở lên Ở miền núi hoặc những vùng đặc biệt, nơi thê chế

cộng đồng đủ mạnh, tri thức bản địa và lệ tục đủ khả năng kiểm soát hệ thống, thì

quy mô hệ thống có thể ở mức thấp hơn, như thôn bản

Hệ thống phân hóa cấp độ theo chức năng và tốc độ xử lý hoạt động, với quyluật là tốc độ xử lý hoạt động chậm dan khi chuyền từ cấp độ thấp đến cấp độ cao

hơn Điều này có nghĩa là hệ thống có tính “đệm”, chỉ những nhiễu động có quy môlớn, mạnh và bền hơn là chuyển được sang cấp hệ cao hơn Theo Gerald G Marten,

19

Trang 18

2001, cấp độ tô chức thấp của hệ xã hội có độ dao động ngẫu nhiên cao hơn, độ ônđịnh thấp hơn, với đặc trưng nôi trội thuộc loại bản năng, tự phát, phản xạ tự nhiên.

Theo sự tăng cấp độ tổ chức hệ thống, hành xử nỗi trội của hệ xã hội chuyển qua

các cấp độ cao hơn, là sản phẩm của nhân cách (chuẩn mực cá nhân, hiệu quả cánhân), của văn hóa (chuân mực mẫu thống trị, định hướng tổ chức hoạt động chung

và duy trì cấu trúc xã hội), được điều khiến bởi tri thức bản địa, địa phương, thể chế

cộng đồng, thể chế quản lý tập trung nhà nước, hoặc thể chế bàn tay vô hình của thị

trường tự do Do đó công cụ giám sát, quản lý các cấp khác nhau của hệ thống sẽphải khác nhau.

Các hệ thống nối khớp được với nhau là nhờ quá trình tự tổ chức theo bốn giaiđoạn là: 1- “Khởi phát”, hay “Tái tổ chức hồi phục” sau khi bị sụp đồ từng phan; 2-

“Tăng trưởng”, tức mở rộng, gia tăng tính phức tạp, với ưu thế là các phản hồi

dương và quá trình tự lắp ráp; 3- “Cân bằng”, là trạng thái ôn định phức tap, vớiphản hồi âm chiếm ưu thế, làm tăng độ cứng nhắc và tính dé tốn thương trước tácđộng từ bên ngoài; 4- “Tan rã”, hay “Thay đổi”, sụp đồ từng phan, day hệ ra khỏivùng 6n định do nhiễu động bên ngoài gây phản hồi dương Đây cũng là tiền đề cho

một vòng diễn biến mới, trong đó cách thức “Thay đổi, tan rã” có thé có ảnh hưởng

quan trọng tới quá trình tái tô chức, lựa chọn kiểu khởi phát ôn định mới [83, 91]

Hệ sinh thái nối khớp với hệ xã hội của mình theo hai cách: tự tô chức thích nghithông qua phản hồi, hoặc bị con người trực tiếp làm thay đồi

Hệ thống tự tổ chức thông qua các tương tác và phản hồi Phản hồi là chuỗi

phản ứng liên hoàn từ các bộ phận trong hệ thống, tạo nên sự đáp trả của toàn hệ,

tác động trở lại vào chính yếu tố đã khởi phát chuỗi đó, khiến hệ bắt đầu phát sinh

một chuỗi tác động mới Phản hồi dương khiến tác động phát sinh được tăng cường,

khuyếch đại, cung cấp khả năng tạo ra những thay đổi lớn trong hệ, như việc xuất hiện đột ngột các vấn đề môi trường Ví dụ trong một ao nuôi tôm, khi chất lượng

môi trường nước giảm, nêu tôm yếu thì sẽ có thê bị chết, gây phản hồi đương làmchất lượng nước xấu hơn, tôm chết nhiều hơn Phản hồi là âm khi tác động khởi

phat bị tiêu giảm, có thé dẫn đến làm đảo ngược một xu thé diễn biến xấu, giữ cho

20

Trang 19

các thành phan thiết yếu của hệ ôn định tương đối, đủ dé vận hành ăn khớp với nhau

và thực hiện được chức năng ban đầu, do đó nó giúp duy trì tính ổn định có thé là

ưu thế trong một số thời đoạn Ví dụ, nếu hệ sinh thái ao nuôi cân bằng và tômkhỏe, thì khi chất lượng môi trường giảm, tôm sẽ chống chịu vượt qua được, đồng

thời các yếu tô sinh thái khác sẽ điều chỉnh dé môi trường giảm ô nhiễm

Quá trình tự tổ chức của hệ thống chia thành hai pha Pha ôn định tương đối,biến đổi chậm (còn gọi là pha cải cách, điều bình), thường khởi phát bởi tác động

nội tại, diễn biến dựa chủ yếu vào các phản hồi âm Pha thay đôi đột ngột (còn gọi

là cách mạng, chuyên pha) diễn ra do sự thắng thé của các phản hồi đương, thường

sinh ra từ nhiễu động bên ngoài, như tác động ngoại lai, du nhập loài ngoại lai hay

văn hóa ngoại lai Văn hóa ngoại lai, hay loài ngoại lai du nhập thường xuất hiệnbất ngờ, có thể rất không phù hợp với hệ, hoặc cần quá trình thích nghỉ lâu dài

Trong hệ sinh thái nhân văn, quá trình tự tổ chức “lắp ráp” giữa hệ sinh thái

và hệ xã hội có nguyên lý tương đồng với quá trình tiến hoá sinh học Nghĩa là hai

hệ sẽ tương tác với nhau và cùng biến đổi thích nghi với nhau, trong đó mỗi hệ tự

điều chỉnh mình dé ăn khớp với hệ còn lại khi nhận được các tín hiệu trao đổi mà hệđối lập gửi đến, đồng thời cũng gửi đi những “thông điệp” mới có mục tiêu điềukhiến hệ đối lập, định hướng nó thay đổi để phù hợp hơn với mình [8, 9, 11] Đồngtiễn hoá thích nghi giữa hai hệ sinh thái và xã hội là kết quả của quá trình điều chỉnhlẫn nhau không bao giờ kết thúc Đồng thích nghi (ăn khớp với nhau) là hệ quả của

đồng tiến hoá (thay đổi cùng nhau) Hệ sinh thái và hệ nhân văn sẽ cùng tồn tại bền

vững khi hai hệ đồng thích nghi với nhau Những thay đổi đột ngột trong hệ thống

xã hội hoặc sinh thái có thé dẫn đến phá vỡ tính đồng thích nghi, hình thành chuỗi

các tác động làm giảm khả năng của hệ sinh thái cung cấp các dịch vụ thiết yếu.Tính đồng thích nghỉ của hệ xã hội với hệ sinh thái tự nhiên có thể sẽ mất đi khi conngười đi cư sang vùng đất mới, tiếp cận với các hệ sinh thái hoàn toàn khác biệt, mànhững người di cư này không hiểu gì về chúng Tính đồng tính nghỉ có thé suy giảm

sau những thay đồi hệ thống xã hội đột ngột, như áp dụng công nghệ mới [83]

21

Trang 20

Làm thế nào dễ dàng hiểu được tương tác sinh thái - nhân văn khi cả hệ xãhội và hệ sinh thái đều phức tạp? Câu trả lời nằm trong đặc tính nổi trội: những hoạtđộng và điểm đặc trưng mang tính phân biệt, nồi bật lên từ cách thức tô chức các hệthống thích nghi phức tạp Nhận thức được đặc tính nổi trội là chìa khóa dé hiểu rõ

vấn đề, tạo nền tảng cho việc nhận thức thấu đáo mối tương tác sinh thái - nhân văn,

cung cấp hiéu biết sâu sắc cho phát triển bền vững Sinh thái nhân văn nghiên cứumối tương tác giữa hai hệ thành phần của một thực thể thống nhất, là hệ xã hội và

sinh thái, theo những cấp độ, cách tô chức hệ thống nhất định, đặc biệt là tương tác phản hồi, cơ sở cho sự tồn tại, phát triển, suy vong của toàn hệ thống.

Lý thuyết hệ thống nhân mạnh dấu hiệu nhận biết sự phân di cấp độ hệ, là

các đặc tính nỗi trội, tức là những đặc điểm riêng chỉ ton tại ở một cấp nhất định,khi cấp hệ đó có đủ các thành phần, giúp nó lắp ráp ăn khớp với nhau và cho phép

nó vận hành như một tổng thé [25, 44, 59] Hệ càng da dạng càng có khả năng tự

điều chỉnh cao và ôn định hơn, bởi chúng tạo cơ hội cho sự thay thé theo nhữngcách khác nhau, mở ra nhiều khả năng hơn cho sự tồn tại trong môi trường nhiều

biến động Đặc tính trội của hệ thống sẽ không thể “nồi” được khi hệ bị khuyết

thiếu, không ăn khớp với nhau Day chính là cơ sở cho việc tiếp cận hệ thốngkhuyến cáo nhận biết và nghiên cứu hệ thống chỉ tập trung vào các đặc tính nôi trội,

bỏ qua những đặc tính khác, nghĩa là chấp nhận lý thuyết về sự ngu dốt tối ưu

Cũng theo Gerald G Marten, 2001, các cấp hệ xã hội có ba đặc tính nồi trội

chung, gây khó khăn cho việc kiểm soát và điều khiển hệ, đó là: 1- Bop méo thông

tin trong quá trình truyền tin hay còn gọi là “Tam sao thất bản”; 2- Mù quáng phủnhận những chân lý xung đột với niềm tin đang có, hay còn được diễn giải là

“không tin được dù đó là sự thật”, dẫn đến không dám liều “đơn thương độc mã”,

mà hành động theo hiệu ứng đám đông, bầy đàn; 3- Hành xử theo cách tạo ra nhữngkết quả ngược với kỳ vọng, do ngộ nhận và đơn giản hóa các vấn đề phức tạp, kiểu

“ếch ngồi đáy giếng”, “coi trời bằng vung” Thiếu hut thông tin thường là nguyên

nhân quan trọng đây nhiều người vào sự ngộ nhận, tin tưởng các loại thông tin tamsao thất bản hoặc đã bị có tình bóp méo nhằm động cơ vụ lợi

22

Trang 21

Ranh giới của hệ được thiết lập theo những cách đặc biệt Các hệ thống hànhchính được xác lập băng công cụ luật pháp, có con dấu và duy trì được khuôn khổ,trạng thái của mình nhờ các văn bản quy phạm pháp quy, các điều khoản quy định

những việc được làm và không được làm Hệ thống xã hội nhân văn cấp độ khácbiệt với đơn vị hành chính có thể được xác lập dựa trên những khác biệt rõ rệt về

cảnh quan địa hình, là biên giới tự nhiên giới hạn, ngăn cách sự kết nối giữa các yếu

tố giữa bên trong và bên ngoài hệ với nhau Tại những nơi không có các yếu tố tựnhiên định hình ranh giới, thì hệ có thể tạo ra ranh giới vô hình băng sự khác biệttrong bản sắc văn hóa riêng, như ngôn ngữ, trang phục, công cụ lao động và gan

bó bằng các mối liên kết xã hội được sản sinh, duy trì bởi toàn bộ hệ thống Ở mức

độ phát trién cao, các yếu tố gắn kết này hiện hữu trong hương ước, luật tục, chuẩn

mực đạo đức, tư tưởng tôn giáo, tín ngưỡng văn hóa dân gian và tri thức bản địa.

Điều kiện cần cho việc hiện thực hóa những gan bó này là tình yêu và ý thức về bổnphận trách nhiệm luôn được bồi dưỡng, là quyền năng đặc biệt của các quan hệ

huyết thống, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, đức tin và sự ton tại nhân cách biên của

hệ xã hội [41, 49, 83] Chúng ta biết rằng tài nguyên thiên nhiên là yếu tố đặc biệttrong sự hình thành hệ thống xã hội, vì nó vừa là động lực, vừa là phần thưởng cho

sự hình thành loại hệ thống có mục tiêu và khả năng sở hữu độc quyền nó, nhất là ởnơi tài nguyên hạn chế và là đối tượng thèm muốn của nhiều chủ thể khác nhau.Năng lực kiểm soát của hệ xã hội là yếu tố quan trọng trong việc quyết định quy mô

hệ thống và cách thức đảm bảo duy trì hệ thống Một mặt, điều này có liên quan vớinăng lực chiếm hữu, độc quyền sở hữu tài nguyên và không gian lãnh thổ; Mặt

khác, nó liên quan đến khả năng liên kết, điều khiển hệ, hạ hệ và thành viên trong

hệ [35, 37, 39, 43] Theo Robert Park, 1921, hệ xã hội có một cách tự bảo vệ mình

hữu hiệu là hình thành “nhân cách biên”, một đặc tính làm hệ co cụm lại, tạo ra

khoảng cách vô hình làm ranh giới cách ly hệ với bên ngoài Mối đe dọa từ bên

ngoài càng rõ rệt, mạnh mẽ, thì áp lực hình thành nhân cách biên cảng cao Ngượclại, khi mối đe doa từ bên ngoài giảm di, thì hệ thống sé dé tự cho phép mình lỏng

lẻo hơn, kém gắn kết hơn và ít phòng bị hơn

23

Trang 22

Hệ xã hội truyền thống làm thế nào để có thể giới hạn tác động của toàn hệ

trong khuôn khổ khả năng đáp ứng của hệ sinh thái? Câu trả lời thường được nhậnbiết dé dang hơn trong những hệ thống nhỏ, nơi hệ xã hội thiết lập được thé chế tự

quản cộng đồng Thé chế cộng đồng được hình thành và tồn tại theo nguyên tắcđồng thuận tự nguyện, dựa trên nên tảng của một loại tri thức cộng đồng đặc biệt,

gọi là tri thức bản địa và có xuất phát điểm liên quan đến các lợi ích chung đặc biệt,

được thực hiện nhờ những cơ chế phúc tạp: 1- Dựa vào sự hiểu biết sâu sắc hệ sinhthái, kinh nghiệm lâu đời của cả cộng đồng, hoặc của những người có uy tín nhấttrong cộng đồng và niềm tin vào sự đúng đắn của các tri thức đó, để xác lập cách

khai thác, tác động tới tự nhiên sao cho không gây ảnh hưởng xấu đến chúng, cáchphòng tránh, hạn chế tác động xấu của tai biến thiên nhiên, nhân sinh 2- Dựa trênnguyên tắc và niềm tin vào khả năng của cộng đồng trong kiểm soát nghiêm minh,

trừng phạt khắc nghiệt và không bỏ sót Mức độ khốc liệt của sự trừng phạt có théđược gia tăng băng cách thần bí hóa các tai biến thiên nhiên, siêu nhiên hóa các

năng lực tự nhiên, hay uy lực của người có vi trí đặc biệt trong hệ thống 3- Dựa

trên sự chia sẻ công bằng nguồn lợi thu được, thực hiện trên cơ sở nguyên tắc phổ

thông đầu phiếu có sự tham gia của tất cả mọi người 4- Dựa trên chủ quyên thực

của hệ xã hội với hệ tự nhiên, bao gồm quyền được hưởng toàn bộ lợi ích thu được,năng lực xác lập, bảo vệ được các quyền đó và sự tôn trọng, không can thiệp hayxâm phạm từ bên ngoài bởi các hệ thống xã hội khác [79, 88, 91]

Tri thức bản địa là những kinh nghiệm thực tiễn, mang bản sắc văn hóa

truyền thong của các hệ sinh thái nhân văn đặc biệt, được hình thành va bảo tồn nhờ

quá trình tương tác giữa hai hệ xã hội và sinh thái trong điều kiện bị cách ly cao bởi

các yếu tố không gian hoặc văn hóa đặc biệt Nó được khởi sinh, cải tiễn, sảng lọc

tại chỗ thông qua phép thử sai liên tục trong quá trình lâu dài cùng tương tác, thích

nghỉ và cùng biến đổi tiến hóa giữa hai hệ thống Nói theo thuyết tiến hóa của

Darwin, thì tri thức bản địa đã được thử thách qua áp lực chọn lọc của tự nhiên và

có giá trị lớn trong việc ứng xử thân thiện với môi trường Nó bao gồm những thông

tin quý giá về câu trúc, động thai của hệ sinh thái nhân văn, có vai trò quan trọng

24

Trang 23

trong sản xuất, phát triển kinh tế, quan hệ xã hội; Ví dụ như hướng dẫn, điều hòa quan hệ giữa con người với nhau và với thiên nhiên, điều chỉnh hoạt động sản xuất,

sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe, vui chơi giải trí, bảo vệ khai thác tài nguyên thiên

nhiên, tổ chức quản lý cộng đồng, dự báo dịch bệnh, thời tiết Theo sự gia tăngthời gian tác động tương hỗ, mức độ chặt chẽ của tương tác và mức độ đồng thích

nghi giữa hai hệ sẽ gia tăng Hệ sinh thái sẽ thay đổi theo hướng ngày càng thíchnghi hơn với cách tác động của hệ xã hội Hệ xã hội sẽ tích lũy được nhiều hơn cáctri thức bản địa giúp khai thác, quản lý bền vững hệ sinh thái và tài nguyên thiênnhiên Các tri thức này thường chỉ có giá trị địa phương, liên quan đến đa dạng sinh

học, sức tải hệ thống, mức khai thác tối ưu và bền vững của chính hệ sinh thái đó

Tri thức bản địa được duy trì trong hệ xã hội nhờ các phương thức chuyên

giao cô điển như truyền khẩu, thực hành cam tay chỉ việc, được bảo tồn bằng các

hình thức văn hóa dân gian như chuyện kê, lời hát, nghi thức tâm linh, luật tục,hương ước Các giá trị tri thức liên quan đến sản xuất, khai thác tài nguyên, bảo vệ

môi trường có tính bản quyền thường được truyền dạy theo cách đặc biệt như

chuyển giao thừa kế trong gia đình, dòng họ, người được chọn lựa, hay tô chức đào

tạo tập trung do những người có uy tín và trách nhiệm thực hiện.

Tri thức bản địa và tri thức địa phương không hoàn toàn giống nhau Tri thứcbản địa là phần tinh túy và có tính đặc hữu của tri thức địa phương Tri thức dia

phương là tri thức bản địa được sinh ra tại chỗ cộng với tri thức du nhập đã được

đồng hóa, là những giá trị tri thức có phân bố rộng hơn, có vai trò và giá trị ở quy

mô lớn hơn Tri thức bản địa và địa phương đều có vai trò hữu ích trong điều khiểnviệc khai thác sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên thiên nhiên, nhất là các loại

tài nguyên sở hữu chung của cộng đồng Bằng kinh nghiệm lâu đời, cộng đồng cókhả năng xác định được giới hạn sức chứa và khả năng cung cấp tài nguyên, làm cơ

sở cho sự khai thác lâu bền, cũng như có những cách độc đáo xác lập quyền sở hữu

và ranh giới tài nguyên, phương thức khai thác tài nguyên và phân phối lợi ích thu

được Những thất bại trong kiểm soát quản lý có thể được sửa chữa bằng cách thêm

vào các yêu tô than bí, tâm linh, nhăm mục tiêu là quyết liệt ngăn chặn mâm họa va

25

Trang 24

tác hại bất lợi Lịch sử đã chứng minh cách thức kiểm soát rủi ro này là rất hiệu quả,điển hình như là sự tồn tại của các khu rừng ma hay nguồn tài nguyên thiêng liêng(cây thần, cá thần ) đối với nhiều cộng đồng ít người Suy cho cùng, khi lực bất

tong tâm, thì việc người ta phải dựa một phần vào các yếu tố tâm linh dé hiện thựchóa những mục tiêu tốt đẹp cũng không phải là điều đáng bị lên án, miễn là điều đó

không gây hại cho xã hội và môi trường [83, 87, 94, 110] Yếu tố tâm linh trong đờisông tính thần của đồng bào các dân tộc ít người không phải lúc nào cũng nhuốmmàu thần bí Ví dụ như việc bảo tồn nguyên vẹn khu rừng Mường Phăng, nơi có Sởchỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cho đến những

năm cuối thế kỷ XX, giữa một vùng rừng bị khai thác đáng kể, được xem như làmột điều kỳ diệu Bên cạnh nguyên nhân khách quan là thời đó vùng này chưa bịtác động mạnh của kinh tế thị trường, thì nguyên nhân sâu sa là do người dân địa

phương đã tự nguyện tự giác thực hiện bảo tồn vì lòng kính trọng Đại tướng và tựnguyện coi đó là vùng đất linh thiêng bat khả xâm phạm

Trong thời hiện đại, tri thức ban địa đã thực sự tỏa sáng khi được khám phá

bởi các nhà khoa học đến từ những quốc gia phát triển, nơi con người đang phảigồng mình gánh chịu tác động của phát triển không bền vững Điều làm các nhàkhoa học từ thế giới hiện đại phải kinh ngạc là sự hai hòa và hiệu quả của việc quản

lý khai thác tài nguyên bằng tri thức bản địa, ở nơi mà hệ thống xã hội gắn bó lâudai với môi trường sống và có được sự hiểu biết sâu sắc về nó Từ khi phát triển bền

vững được lựa chọn, giá trị của tri thức bản địa ngày càng được dé cao và thé chế tựquản cộng đồng cũng được xác nhận, vinh danh Nó là minh chứng cụ thể làm cơ sở

cho lý thuyết phát triển bền vững dựa trên cơ sở tôn trọng tự nhiên, tôn trọng các

nguyên lý sinh thái, phát triển trong phạm vi sức tải của hệ thống tự nhiên Đó cũng

là lý do phương pháp quản lý dựa vào cộng đồng, trao cho cộng đồng quyền tựquyết định những vấn đề phát triển của mình, đang ngày càng được thực thi rộng rãi

hơn [14, 39, 43, 66, 78, 83, 88, 102].

Ngày nay, thể chế quản lý cộng đồng đang được khai thác theo những quy

mô và mức độ cải biên khác nhau, tạo ra những thành quả cũng như thât bại ở nhiêu

26

Trang 25

mức độ khác nhau Ngoài nguyên nhân khách quan vì điều kiện hoàn cảnh, nguyênnhân chủ quan của việc thể chế này kém hữu hiệu là do không hiểu và đảm bảo

được điều kiện cần cho sự hiệu quả của nó Nếu không có một nền tảng đạo đức ưuviệt, hoặc sự sùng bái các giá trị tâm linh vô điều kiện, thì sự tuân thủ một quy địnhnào đó sẽ phải dựa trên sự công minh và niềm tin vào khả năng đảm bảo quyền

được tiếp cận nguồn lợi như một phần thưởng, hay sự trừng phạt riêng khắc nghiệt,kip thời và sự chia đều tốn thất chung cho tất cả mọi người Sự cải thiện khả năng

giao lưu trao đôi văn hóa giữa các vùng miền có vai trò tích cực làm “phát lộ” và

tôn vinh những giá trị tri thức bản địa, đồng thời cũng có thể đe dọa tạo ra những

tác động làm ton thương chúng Tri thức ban địa có thé bị yếu thé, mat khả năng tựbảo vệ mình trước cuộc xâm lăng của văn hóa thống trị, văn hóa đa số, văn hóa kẻmạnh, có thé không cạnh tranh được với tri thức khoa học hiện đại về quyền năng

và sự hữu dụng, có thể bị lãng quên vi ít có dịp được thực hành Sự đánh gia sailầm, hạ thấp giá trị của tri thức bản địa là thứ phụ gia mạnh nhất thúc đây quá trình

gây ton thất các giá trị này diễn ra nhanh hơn Việc bóc mẽ hoặc đánh giá thấp

những khía cạnh tâm linh của văn hóa cũng góp phần khiến nó bị tước đoạt nănglực kiểm soát hệ thống

Khi uy lực của các yếu tô tâm linh đang giảm dan giá trị, thì lợi ích của tàinguyên, niềm tin hay nỗi sợ vào sự thưởng phạt công minh sẽ có vai trò ngày cànglớn hơn trong quản lý dựa vào cộng đồng Theo Elinor Ostrom, 1990, để đảm bảo

thể chế tự quản cộng đồng thành công, cần cơ cấu hệ thống xã hội lớn thành nhiềucấp hạ hệ lồng vào nhau, sao cho mỗi hạ hệ cơ sở được độc quyền sở hữu mộtnguồn tài nguyên riêng và có toàn quyền sử dụng nó làm nền tảng dé xây dựng mô

hình thể chế cộng đồng của mình Ở cấp độ hệ lớn hơn, khi không có nguồn lợi nào

có thể quản lý bằng thê chế cộng đồng, thì phải quản lý bằng thể chế nhà nước

1.3.1.3 Hệ sinh thái nông nghiệp là một hệ sinh thái nhân văn dién hình

Theo Lê Trọng Cúc, 1990, Phạm Bình Quyền, 2003, Lê Thị Vân Huệ, 2004,

Trần Đức Viên, 2008 , hệ sinh thái nông nghiệp là một hệ sinh thái nhân văn điển

hình, cấu tạo từ hệ xã hội và hệ sinh thái Các hệ sinh thái nông nghiệp thường

27

Trang 26

không đạt được mức độ hoàn hảo ở mọi đặc tính, tối ưu theo đặc tính này có thé dẫnđến tối thiểu ở đặc tính khác.

Hệ sinh thái nông nghiệp có tám thuộc tính nổi trội sau: 1- Tinh năng suất

(sức sản xuất), đặc trưng bằng sản lượng đầu ra hữu ích của các sản phẩm chính trênđơn vị đầu vào chính, thường là diện tích, hoặc vốn đầu tư, lao động 2- Tính ồn

định, là khả năng giữ năng suất dao động trong một khoảng nhất định đưới tác độngcủa mọi sự thay đổi yếu tố (như thời tiết, kinh tế ) 3-Tính bền vững (chống chịu,

đàn hồi), là khả năng hồi phục về mức năng suất ôn định, sau khi bị tác động mạnh

làm thay đổi mạnh, có thé do áp lực nội sinh lớn sau khi tích lũy quá nhiều các sức

ép thường xuyên nhỏ, hoặc do tác động ngoại sinh lớn, bất thường 4- Tính tự trị,trong hệ sinh thái đó là khả năng tồn tại độc lập, tự đáp ứng được các nhu cầu cơbản, không phụ thuộc vào hệ thống bên ngoài và dòng gia nhập Trong hệ xã hội,

tính tự tri gan liền với quyền của các cá nhân được lựa chọn và tự mình tham giavào mọi quá trình ra quyết định Ảnh hưởng của các tài nguyên cơ bản lên tính tự trị

của một cộng đồng có thê rất phức tạp, một yếu tố có nhu cầu nhỏ, như muối, cũng

có thé khiến một cộng đồng tự trị cao bị phụ thuộc nhiều vào bên ngoài 5- Tính

công bằng, liên quan đến quyền và cơ hội tiếp cận, hưởng lợi từ tài nguyên trong

hiện tại và tương lai, được biểu thị bằng mức độ và khả năng phân chia đồng đều

cho các thành viên của hệ những lợi ích từ hệ sinh thái trong chuỗi giá trị như sản

phẩm, sản lượng, lợi tức, tài nguyên 6- Tính hợp tác, là khả năng của cộng đồng

phối hợp cùng nhau để đặt ra các quy ước tự quản lý hệ thống và mức độ đồng tâmnhất trí của cộng đồng trong việc thực thi, giải quyết các vấn đề chung Tính hợp tác

có thê được duy trì thông qua các thê chế chính thức, như hợp tác xã , hoặc thông

qua các đoàn thể, hiệp hội, tô chức tín ngưỡng, dòng họ, Hợp tác chỉ được hiện

thực hóa khi quyền tham gia được đảm bảo, khuyến khích và tạo cơ hội Khi người

dân địa phương biết tự kiểm tốt soát tài nguyên của họ, thì khó có thể xảy ra sự huỷ

hoại, trừ phi việc đó được chính họ cho phép 7- Tính đa dạng hỗ trợ khả năng hạn

chế rủi ro và cơ hội lựa chọn 8- Tính thích nghi, gắn với kha năng duy trì hệ không

thay đổi và sự chuẩn bị của hệ cho những đáp ứng khan cấp nhằm đảo ngược xu thé

28

Trang 27

không mong đợi, hoặc ứng phó tích cực với thay đổi hoặc làm giảm tính nghiêmtrọng của thảm hoạ Ví dụ như phát triển phương pháp canh tác thích ứng với hạnhán tăng dan, tăng cường tự túc lương thực bằng việc tổ chức lại chuỗi thị trường.Phát triển thích nghi được thực hiện theo cách thử nghiệm các khả năng, và sẽ chophép mở rộng nếu thành công, hay loại bỏ nếu thất bại Trong thế giới toàn cầu hóa,phát triển thích nghi được hỗ trợ từ bên ngoài thông qua chuyền giao tri thức khoahọc, tiến bộ công nghệ, học tập lẫn nhau, và góp phần bảo tồn các giá trị di sản.

Phân tích hệ sinh thái nông nghiệp theo tiếp cận hệ thống cho phép đạt kếtquả nhanh chóng và hiệu quả, trên cơ sở năm vững những chức năng chính, màkhông nhất thiết phải nghiên cứu đầy đủ các đặc tính của hệ và có thể tạo ra những

cải tiền quan trọng trong hoạt động của hệ chỉ bằng một số quyết định quản lý tạo ra

một vài thay đôi nao đó

1.3.1.4 Nghiên cứu sinh thái nhân văn ở Việt Nam

Khoa học sinh thái nhân văn đến Việt Nam khá muộn, vào giai đoạn thứ haicủa lịch sử ngành Năm 1990, Lê Trọng Cúc đã lần đầu tiên công bố một công trìnhnghiên cứu sinh thái nhân văn Tiếp theo đó, độc lập hoặc đồng tác giả với nhiều

nhà nghiên cứu khác, trong đó có A Terry Rambo, Lê Trọng Cúc đã có hàng loạtcác công bố chính thức khác về sinh thái nhân văn [6, 7, 8, 9, 78, 79] Tiếp cận sinh

thái nhân văn học đã trở nên đặc biệt hữu dụng cho các công trình nghiên cứu của

giáo sư và các cộng sự về trung du và miền núi

Định nghĩa về sinh thái nhân văn của Lê Trọng Cúc hiện được trích dẫnnhiều nhất ở Việt Nam Theo ông, sinh thái nhân văn là khoa học nghiên cứu mốiquan hệ tương tác giữa con người và môi trường ở mức độ hệ thống, đúng hơn lànghiên cứu mối quan hệ giữa xã hội loài người (hệ xã hội) và môi trường thiên

nhiên (hệ sinh thái - hệ tự nhiên) Việc nhấn mạnh “Sinh thái nhân văn là khoa họcnghiên cứu mối quan hệ tương tác giữa con người và môi trường ở mức độ hệ

thống” là một điểm quan trọng trong định nghĩa này Mục đích của nghiên cứu sinhthái nhân văn là nhằm tìm hiểu, nhận biết đặc điểm và mối quan hệ qua lại giữa các

hệ thống này với nhau và sự hình thành những đặc trưng trong hệ thống xã hội và

29

Trang 28

hệ sinh thái Sinh thái nhân văn nghiên cứu ba van đề là: 1- Các dong năng lượng,vật chất, thông tin chuyên từ hệ sinh thái đến hệ xã hội và từ hệ xã hội đến hệ sinhthái là gì? 2- Hoạt động của con người gây nên tác động gì đối với hệ sinh thái?3- Hệ xã hội thích nghi và phan ứng trước thay đôi của hệ sinh thái như thé nào?

Sinh thái nhân văn ở Việt Nam được thực hành thành công nhất trong nghiên

cứu những hệ thống quy mô nhỏ, nơi nó thực sự đã thể hiện được thế mạnh ưu việt.Các kết quả nghiên cứu sinh thái nhân văn được đánh giá cao đều gan liền với vùngnghiên cứu ở miền núi hoặc nông thôn nông nghiệp [6, 7, 16, 43]

Từ những phân tích tổng quan nói trên, tác giả đi đến nhắn mạnh rằng: Sinhthái nhân văn là một khoa học xuyên ngành và là một tiếp cận hệ thống đặc biệt,

nghiên cứu một đối tượng đặc biệt là hệ sinh thái nhân văn Hệ sinh thái nhân văn là một hệ thống, được cấu thành từ một phụ hệ xã hội và một phụ hệ sinh thái tương

ứng, ton tại và tương tác với nhau trong một lãnh địa xác lập Tương tác được thựchiện qua dòng trao đôi vật chất, năng lượng, thông tin, cung ứng các tác động, dịch

vụ dé duy trì sự tồn tại và phát triển của nhau, đồng thời tự tổ chức dé hướng đến

đồng thích nghi với nhau Sự phát triển của hệ sinh thái nhân văn được thực hiện

dựa rất nhiều trên cơ sở của các phản hồi âm và dương trong hai phụ hệ thống này

Mục tiêu nghiên cứu của sinh thái nhân văn là nghiên cứu tìm hiểu cơ chế, nguyên

lý điều khiển sự cân băng ôn định của hệ thống, động lực của quá trình đồng tiếnhóa giữa hai hệ thống xã hội và sinh thái để làm cơ sở cho phát triển bền vững Nộidung chính của sinh thái nhân văn là: Nghiên cứu xác định hệ, mô tả các thành phần

chính của hệ và mối quan hệ giữa chúng Nghiên cứu xác định các đặc tính nổi trộicủa cấp hệ thống tương ứng Mô tả đặc điểm dòng năng lượng vật chất thông tin

chuyên dịch trong hệ thống, đặc biệt là các dòng quan trọng có tác động đến toàn bộđặc tính của hệ, tập trung phân tích các tác động và nguyên nhân chủ yếu của dòng.Nghiên cứu sự biến đổi của hai phụ hệ xã hội và sinh thái trong quá trình chúngtương tác với nhau Nghiên cứu cách hai hệ thống này tự tổ chức thích nghi đồng

tiến hóa, xác định các thuận lợi và khó khăn trong quản lý điều khiến hệ, làm cơ sở

cho định hướng, điều khiển sự phát triển theo cách bền vững sinh thái

30

Trang 29

1.1.2 Tổng quan về nghiên cứu phát triển bền vững và vai trò của sinh tháinhân văn trong phát triển bền vững.

1.1.2.1 Khái niệm phát triển bền vững

Điểm khởi đầu của cuộc cách mạng về tư duy trong phát triển bền vững đượcgắn với sự ra đời của “Chiến lược bảo tồn thế giới” do Hiệp hội Bảo tồn Thiên

nhiên Quốc tế xuất bản năm 1980 [108] Văn kiện này nhấn mạnh rằng "Nhân loại

đã đến lúc phải đối mặt với sự giới hạn về tài nguyên, sức tải sinh thái và phải tính

đến nhu cầu của các thế hệ tương lai" Định nghĩa phát triển bền vững hiện được sử

dụng và trích dẫn nhiều nhất là định nghĩa được phát biểu lần đầu tiên vào năm

1987 trong báo cáo Tương lai chung của chúng ta: “Phát triển bền vững là sự pháttriển đáp ứng những nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến khảnăng của thế hệ tương lai đáp ứng nhu cầu của họ”

Nếu như câu chữ làm nên định nghĩa phát triển bền vững là điều ít phải bàn

luận thêm, thì nội dung của nó lại chứa đựng nhiều điều chưa được thong nhat Luat

bao vệ môi trường Việt Nam định nghĩa phát trién bền vững là sự tiến hành đồng

thời ba lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường Chương trình nghị sự 21 và bộ chỉ thị

đánh giá phát triển bền vững của Liên hợp quốc (UN CSD) mô tả và đánh giá phát

triển bền vững theo mô hình tứ diện của Spangenberg, J., 2002, gồm bốn lĩnh vực làkinh tế, xã hội, môi trường và thể chế Thể chế vừa là một lĩnh vực, vừa đóng vaitrò điều khiển, dẫn dắt ba lĩnh vực còn lại phát triển bền vững [104]

Phát triển bền vững hiện tại bị giới hạn bởi sự hữu hạn của tài nguyên thiênnhiên, cũng như sự hạn chế liên quan đến khả năng của công nghệ và thể chế trong

việc sử dụng tài nguyên và môi trường để đáp ứng các nhu cầu của con người Ấn

phẩm “Những giới hạn của sự tăng trưởng” do câu lạc bộ Rome công bố năm 1973

đã chỉ rõ tăng trưởng dân số, công nghiệp hoá, gia tăng tiêu thụ tài nguyên không

đúng cách là những nguyên nhân gây suy thoái tài nguyên, ô nhiễm môi trường và

sẽ dẫn đến khủng hoảng kinh tế, do đó cần phải kiểm soát các giới hạn này [90]

Phát triển bền vững chỉ có thé đạt được khi “Các nguồn lực công nghệ, khoa học,

môi trường, kinh tế xã hội được tái sắp xếp theo một cách thức mới” Tuy nhiên,

31

Trang 30

những thăng tram khó tiên đoán của phát triển kinh tế sau đó, với những thành tựutăng trưởng không tương quan rõ nét với tài nguyên, cùng với mối nghi ngại vô tình

hoặc có chủ đích về tính thuyết phục của mô hình tính giới hạn tăng trưởng, đã làmcho các cảnh báo về giới hạn tăng trưởng bị sao nhãng Chỉ khi hiện thực phát triển

có thé cung cấp được nhiều bằng chứng hon và khoa học tìm được những cơ sở

chắc chắn hơn, thi tinh đúng đắn của van dé giới hạn tăng trưởng mới lại tiếp tục

được khẳng định Graham Turner, 2008 đã chỉ ra được sự phù hợp giữa ô nhiễm

thực tế trong hơn ba mươi năm gần đây với những dự đoán trong báo cáo

Khái niệm phát triển bền vững tự thân nó là một thách thức đối với xã hộiloài người Bởi nó không phải là công thức phát triển, không phải là đích đến của

phát triển, mà là hệ nguyên tắc đạo đức mới của phát triển Đó là nguyên tắc đạođức về thúc day sự hòa hop giữa nhân loại và thiên nhiên, dam bảo tác động của sự

phát triển không vượt quá khả năng chịu đựng của trái đất Điều này được thé hiện

ro trong cuốn “Cứu lây trái đất - Chiến lược cho một cuộc song bền vững” [66] và

trong các hoạt động bảo vệ sinh quyền của Chương trình Con người và Sinh quyền

Phát triển công bằng trong cùng một thế hệ có nghĩa là phải xóa bỏ sự phân

hóa chất lượng cuộc sống, đảm bảo cơ hội và điều kiện phát triển, quyền được lựa

chọn, được hưởng các phúc lợi sinh thái, xã hội Công bằng trong một thế hệ dành

ưu tiên đặc biệt cho nhu cầu của người nghèo, xóa bỏ nghẻo nàn, phổ cập giáo dục,chăm sóc tốt sức khỏe ban đầu cho tất cả mọi người, đặc biệt là phụ nữ, người thiểu

số, đảm bảo quyền và cơ hội được tiếp cận với các tài nguyên phục vụ phát triển,quyền được lựa chọn ra quyết định và hưởng phúc lợi của quá trình phát triển

Công bang giữa các thế hệ là một khái niệm đa nghĩa và trìu tượng Trường

phái quan điểm cứng rắn và tuyệt đối cho rằng tương lai phải được thừa kế một môitrường không xâu hơn và tài nguyên không kém sẵn có hơn so với những gì hiện tạiđược thừa kế từ các bậc tiền bối Trường phái quan điểm tương đối cho rang sự suygiảm tài nguyên thiên nhiên không phục hồi là tất yêu và có thê được đánh đôi bang

vốn do con người tạo ra, vì từ góc độ kinh tế, các nguồn vốn này có thé tao ra dòng

thu nhập thay thế cho giảm thu nhập từ sự suy giảm tài nguyên thiên nhiên Do vậy

32

Trang 31

không cần bảo toàn nguyên trạng tài nguyên một cách máy móc, mà cần tái đầu tưvào vốn con người và vật chất nhân tạo Đây chính là tiếp cận lựa chọn khả thi cóthể giúp phát triển bền vững đúng cách Mô hình phát triển tuyến tính của W.W.

Rostow, 1960, xác định mức đầu tư bằng 10% GDP là điều kiện dé cất cánh trongtăng trưởng Những quá trình phát triển thiên về tăng trưởng kinh tế, lạm dụng

thành tựu của cách mạng công nghiệp, gia tăng tiêu thụ tài nguyên đã gây ra hàng

loạt van đề môi trường địa phương và toàn cau, cản trở phát trién bền vững

Hội nghị thượng đỉnh môi trường đầu tiên tại Stockholm năm 1972, có chủ

đề là “Con người và Môi trường”, đã mở đầu cho một định hướng nghiên cứu pháttriển theo kiểu mới ít gây tác động xấu đến môi trường hơn Rào cản phát triển, dokhan hiếm tài nguyên địa phương, vốn vẫn hiện hữu trong lịch sử nhân loại, từngđược giải quyết băng cách nhập khẩu tài nguyên, di cư, hoặc phát triển công nghệ

Chính vì thế nhân loại đã quá chủ quan với mối đe dọa thiếu hụt tài nguyên có thégiới han phát triển quy mô toàn cau, và van lạc quan thúc đây sự phát triển khôngbền vững của mình Tuy nhiên, theo thời gian, sự khan hiếm tài nguyên toàn cầu vàmặt trái của khoa học công nghệ đang trở thành rào cản cho sự phát triển kiểu này

Phát triển bền vững kinh tế được kiểm soát trong năm lĩnh vực là: tăngtrưởng, chuyền dịch cơ cấu, nợ công và thanh khoản, mô hình tiêu thụ và thải bỏ,năng lượng và giao thông Phát triển bền vững xã hội quan tâm đến kiểm soát dân

số, an toàn và chất lượng cuộc sống, phát triển vốn con người qua giáo dục, đảm

bảo bình dang, công bằng Phát triển bền vững về môi trường có mục tiêu nham bảo

vệ chất lượng môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, phát triển trong

phạm vi khả năng chịu đựng của trái đất

Phát triển là quá trình không ngừng cải thiện chất lượng cuộc sống, tăngcường sự thịnh vượng và nâng cao năng lực đáp ứng các nhu cầu ngày càng tăngcủa xã hội loài người Phát triển tốt hàm nghĩa làm tăng tài sản cơ bản và sản phẩm,

tăng quyền cho người nghéo thiêu số, quản lý giảm thiểu rủi ro, nắm bắt triển vọng

phát triên lâu dài với sự quan tâm đên công bang trong cùng và giữa các thê hệ.

33

Trang 32

Chiến lược phát triển hài hòa với thiên nhiên và trong khả năng chịu đựngcủa môi trường sinh thái là nguyên tắc sống truyền thống của nhiều dân tộc, cộng

đồng địa phương Bằng cách đó họ đã tạo ra được kho tàng tri thức bản địa phong

phú làm nền tảng cho phát triển lâu bền Tuy nhiên tri thức bản địa hoàn toàn mangtính kinh nghiệm và không có nền tảng khoa học lý thuyết hỗ trợ, nên đã có thời bịxem là lạc hậu, chưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức va tao điều kiện phát huy

[14, 37, 87] Tri thức ban địa đang có nguy co đang ngày càng mai một theo sự suy

giảm đa dạng văn hóa và tuyệt chủng của các ngôn ngữ dân tộc không có chữ viết

Sự hài hòa mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên sẽ được thực hiện dễ

dàng nhất và biểu hiện dé nhận thấy nhất trong các hệ sinh thái nhân văn quy mônhỏ, nơi con người hiểu rõ hơn thiên nhiên quanh mình, hiểu rõ hơn những biếnđộng bất thường của nó khi chịu tác động nhân sinh và có thể tự điều chỉnh một

cách nhanh chóng, phù hợp Chính vì thế nhu cầu phát triển bền vững trong nhữngnăm gần đây đã thúc đây việc mở ra một giai đoạn mới trong sự phát triển của sinhthái nhân văn, khai sinh những chương trình hành động theo nguyên tắc “tư duytoàn cầu, hành động địa phương” Đáng kể nhất trong đó là Hội nghị Quốc tế vềMôi trường và Phát triển, Chương trình Con người và Sinh quyền Các chươngtrình này đều kêu gọi hướng đến tiếp cận tổng hợp liên ngành dé giải quyết nhữngvan đề phức tap trong mối quan hệ giữa con người và môi trường, cải thiện mốiquan hệ này trên cơ sở sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên sinh quyên Mạng lưới

khu dự trữ sinh quyên quốc tế (được khai sinh từ năm 1974), là những khu vực sinhthái có vai trò thúc đây các giải pháp điều hòa giữa bảo tồn đa dạng sinh học vớikhai thác sử dụng bền vững, kết hợp phát triển kinh tế với duy trì giá trị văn hoá,

phục vụ nghiên cứu và giáo dục đào tạo Có thể nói sinh thái nhân văn là cơ sở chonhiều tiếp cận quản lý bền vững hệ thống đang được áp dụng, như quản lý dựa vào

hệ sinh thái, quản lý dựa vào cộng đồng Nếu như quản lý dựa vào hệ sinh thái đặt

nền tảng cơ sở vào sự tôn trọng các nguyên lý sinh thái, thì quản lý dựa vào cộng

đồng chủ yếu khai thác các giá trị của thé chế cộng đồng và tri thức bản địa

34

Trang 33

và các chủ thể khác nhau Theo Robert W Kates, Thomas M Parris and Anthony

A Leiserowitz, 2005, yếu tố cần duy trì bền vững là thiên nhiên, hệ thống hỗ trợ

cuộc sống và cộng đồng con người, còn yếu tô cần phát triển là con người, kinh tế,

xã hội và chu kỳ cần kiểm soát là 25 năm, tương đương một thế hệ [34]

Đánh giá phát triển bền vững được thực hiện theo cả tiếp cận truyền thống là

đánh giá theo từng van dé, lĩnh vực riêng biệt, và theo cả tiếp cận tổng hợp đánh giácác bằng bộ chỉ tiêu và các chỉ số tổng hợp [74, 80, 81, 82, 84,85,86, 107, 109]

Hệ thống chỉ tiêu là một tập hợp đa dạng, tương đối đầy đủ các đặc trưng đạidiện tốt nhất cho vấn đề nghiên cứu Khó khăn lớn nhất khi xây dựng bộ chỉ tiêu vàchỉ thị tổng hợp là phải đảm bảo được sự hợp lý, cập nhật của cơ sở khoa học, sự

pha hợp với yêu cầu và đối tượng đánh giá, sự sẵn có của thông tin, sự giản don, déhiểu, dé sử dụng của các chỉ tiêu và chỉ số Hệ thống chỉ tiêu được xây dựng dựatrên hai nguồn thông tin chính là các dữ liệu thô, gồm toàn bộ thông tin định tính,

định lượng có thể tô chức thu thập được và các số liệu thống kê được thu thập cótính hệ thống, độ lặp lại theo quy phạm, định kỳ, hoặc kết quả điều tra, tông điềutra Thông tin được cấu trúc theo mô hình kim tự tháp, càng lên cao thì các chỉ tiêu

càng được tinh lọc dé giảm bớt về sé lượng, nhưng vẫn đảm bảo tính đại diện Cầutrúc một chỉ số trong nghiên cứu này được áp dụng theo “Dự thảo lần ba Bộ chỉ thị

đánh giá tính bên vững vê tài nguyên và môi trường” của Bộ Tai nguyên và Môi

35

Trang 34

trường” và có cấp độ tổ chức thông tin chính quy mô khái quát tăng dần như sau: Sốliệu thống kê là toàn bộ số liệu có tính hệ thống và lặp lại theo quy phạm, được tôngcục thong kê, cơ quan có thâm quyền thống kê theo định kỳ, hoặc theo các cuộc

điều tra, tổng điều tra Chỉ tiêu là các thông tin tính được từ số liệu thống kê, théhiện hướng thay đổi, hay trang thái của đối tượng nghiên cứu Bộ chỉ tiêu là những

nhóm chỉ tiêu được tập hợp cùng nhau, liên quan với nhau theo nhiều chiều Chỉ số

là độ đo tổng hợp ở mức cao, được tính từ các chỉ tiêu và bộ chỉ tiêu

Mục tiêu của việc xây dựng hệ thong chi tiéu phat trién bén vững là nhằm

tăng cường sự hiểu biết về tính bền vững và các thành phan liên quan đến phát triển

bền vững; Hỗ trợ ra quyết định một cách hệ thống, toàn diện, kip thời ; Chi đạo

làm sáng tỏ những phát hiện và lưu ý về hướng dẫn, kiểm tra hoạt động hướng tớimục tiêu trong các giai đoạn triển khai quá trình phát triển; Tạo ra ngôn ngữ chung

để trao đổi, so sánh xác định các điểm giống nhau, khác nhau, ưu điểm, nhượcđiểm, giải quyết mâu thuẫn và xây dựng sự đồng thuận

Tiêu chuẩn chính để lựa chọn bộ chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững làchúng phải rõ ràng về khái niệm và tính đại diện, dé hiểu, dé sử dụng, dé phô biếnnhân rộng, có tính khả thi, dé đánh giá trong khuôn khô năng lực hiện có, có chi phihợp lí, có chất lượng, minh bach và có thé kiểm chứng, phù hợp với truyền thốngđịa phương, thông lệ, tiêu chuẩn quốc tế, thích hợp với ưu tiên phát triển bền vữngquốc gia, có liên quan rõ ràng và bao phủ được toàn bộ lĩnh vực cần đánh giá, chú

trọng các chỉ tiêu có thể lượng hoá, có cả chỉ tiêu trạng thái và chỉ tiêu mục đích,đảm bảo tính cân đối của bộ chỉ tiêu, tính thống nhất chính xác của đơn vị tính chỉtiêu Bộ chỉ tiêu phát triển bền vững là công cụ chung dé giúp chính phủ các nước

cung cấp thông tin theo thông lệ quốc tế Quá trình sử dụng rộng rãi các chỉ tiêu này

sẽ giúp làm tăng tính tương thích của thông tin ở cấp độ quốc tế

Đánh giá phát triển bền vững bang chỉ số có ý nghĩa quan trong, vì nó tạo rakhả năng so sánh định lượng mức độ phát triển giữa các đối tượng nghiên cứu với

nhau Các bộ chỉ thị địa phương có đặc điểm là chỉ tiêu đánh giá thường phản ánh

sát thực điều kiện tại chỗ, nên dẫn đến nhược điểm là khó áp dụng cho các khu vực

36

Trang 35

khác Mặt khác các bộ chỉ thị do các cá nhân tự xây dựng thường rất khó được côngnhận toàn cau Bộ chỉ tiêu quốc tê có ưu điểm là được công nhận toàn cầu, các chỉ

tiêu và chỉ số có cơ sở khoa học rõ ràng, có tính khái quát cao, nhưng có nhược

điểm là không dễ dàng phù hợp với mọi điều kiện địa phương khác nhau, đặc biệt là

khi nhiều quốc gia và địa phương thiếu cơ sở dữ liệu đáp ứng cho việc thực hiện

tính toán Mặc dù vậy, việc xây dựng và thử nghiệm các bộ chỉ thị đánh giá phát

triển bền vững áp dụng toàn cầu vẫn có ý nghĩa vô cùng quan trọng Thứ nhất là nó

tạo cơ sở cho việc đánh giá phát triển bền vững theo một khuôn khổ thống nhất.Thứ hai là nó tạo ra một áp lực cho các địa phương hoàn thiện cơ sở dữ liệu đáp ứngcho quá trình đánh giá phát triển bền vững Những bộ chỉ số đánh giá phát triển bềnvững đã được thử nghiệm quy mô toàn cầu gồm có:

i Bộ chỉ thị của Hội đồng phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc (gọi tắt là UN

CSD, 2001), là bộ chỉ thị mục tiêu, dùng để so sánh mức độ phát triển bền vữnggiữa các đôi tượng nghiên cứu Bộ chỉ thị đánh giá phát triển bền vững theo 4lĩnh vực chính, là môi trường, kinh tế, xã hội và thé chế, sử dung 38 chủ đề nhánh

có liên hệ với các chương của Chương trình nghị sự 21 Lĩnh vực môi trường

đánh giá các quyên trai đất, gồm 1- Khí quyên, 2- Đất, 3- Đại dương, biển, ven

bờ, 4- Nước ngọt, 5- Đa dạng sinh hoc Lĩnh vực xã hội đánh giá: 1- Dan SỐ, Công bằng, 3- Giáo dục, 4- An toàn, 5- Sức khỏe và nhà ở Lĩnh vực kinh tế đánhgiá: I- Mức độ phát triển, mô hình thương mại tài chính, 2- Cán cân thương mại

2-dịch vụ, 3- Nợ nước ngoài, 4- Mô hình tiêu thụ vật chất, năng lượng, giao thông,

5- Mô hình thải Lĩnh vực năng lực thể chế đánh giá: 1- Thực hiện Chương trình

nghị sự quốc tế 21, 2- Hợp tác quốc tế (công ước), 3- Tiếp cận thông tin,

4-Phòng chống thảm họa, 5- Đầu tư khoa học công nghệ Đây là bộ chỉ tiêu mẫucho các quốc gia xây dựng bộ chỉ thị riêng cho mình

ii Bộ chỉ tiêu cua “Tam mục tiêu thiên niên kỷ” Trong ngắn hạn, đến 2010 - 2020

Liên Hợp Quốc đã đặt ra 18 mục tiêu đích và 48 chỉ thị dé kiểm soát việc thực

hiện phát triển bền vững Vì thế các mục tiêu thiên niên kỷ đã trở thành bộ chỉ

tiêu hữu hiệu phục vụ đánh giá phát triển bền vững

37

Trang 36

1V.

Bộ chỉ tiêu sử dụng trong “Báo cáo phát triển con người” hàng năm, gồm các chỉthị đơn theo mục tiêu thiên niên kỷ, các chỉ thị đơn liên quan đến nhân khẩu học,giới, nguồn lực, y tế, giáo dục, dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, sức

khỏe toàn cầu, sáng tạo công nghệ, thành tựu kinh tế, bất bình đăng, cơ cấu

thương mại, viện trợ, chi tiêu công, thất nghiệp, năng lượng, môi trường, phátthải cac bon, tình hình thực hiện công ước quốc tế về môi trường và quyền conngười, ty nạn và trang bị vũ khí, tội phạm và công lý Bốn chỉ số tổng hợp là chỉ

số phát triển con người, nghèo tong hợp, phát triển giới và quyên lực giới [60]

Bộ chỉ số đánh giá bền vững môi trường ESI và hiệu quả môi trường EPI của

Daniel C Esty và những người khác [80, 81] Bộ chỉ số bền vững môi trường ESIthuộc loại chỉ số mục tiêu, được thiết kế với 76 biến số, chia thành 21 chỉ thịthuộc 5 lĩnh vực là: Hệ thống môi trường; Giảm áp lực môi trường; Giảm rủi ro,

thiệt hại cho con người; Năng lực thể chế của con người và Quản lí môi trườngtoàn cầu Văn phòng phát triển bền vững thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường đã

dựa vào bộ chi số này dé xây dựng “Dự thảo Bộ chi thị đánh giá tính bền vững về

tài nguyên và môi trường” Các tác giả Ngô Thị Thu Hiền, Hoàng Xuân Cơ,Nguyễn Thị Phương Loan, 2011, đã thử nghiệm áp dụng dé đánh giá phát triểnbền vững về môi trường cho một số tỉnh thành phố của Việt Nam Sau năm 2005

bộ chỉ số ESI được cải tiễn thành bộ chỉ số hiệu quả môi trường EPI, với cải tiếnquan trọng nhất là chuyền các chỉ số mục tiêu sang thành chỉ tiêu đích

Dấu chân sinh thái của Mathis Wackernagel và William E Rees: Dấu chân sinhthái là tổng diện tích các hệ sinh thái cần thiết để sản xuất lượng tài nguyên táitạo (gồm lương thực, gỗ củi, thực phẩm thủy sinh và gia súc chăn thả, đất xây

dựng và diện tích rừng cần dé đồng hóa lượng các bon phát thải nhân sinh) domột cộng đồng sử dụng và thải ra Mức tiêu thụ sinh thái được xem là bền vữngkhi dấu chân sinh thái của cộng đồng không vượt quá sức tải sinh thái, là tổngdiện tích có thể tạo ra sáu loại sản phẩm sinh học nêu trên mà cộng đồng đó sở

hữu Dấu chân sinh thái và sức tải sinh thái được tính cho các quốc gia và công

bố trong “Báo cáo hành tinh sống” xuất bản từ năm 1998 [89] đến nay vào các

38

Trang 37

năm chan Tác giả cùng cộng sự đã có thử nghiệm tinh dau chân sinh thái choViệt Nam và công bố trong báo cáo “Một số kết quả nghiên cứu đánh giá sự sửdụng bền vững tai nguyên sinh vật và phát triển bền vững bằng công cụ dau chân

sinh thái và thước đo bền vững BS (Barometer of Sustainability).”

vi Chỉ số thịnh vượng WI của Robert Prescott-Allen [80, 81, 82, 84, 85, 86, 98] Chi

số thịnh vượng WI được cau tạo từ hai chỉ số thành phần là chỉ số thịnh vượngsinh thái EWI và chỉ số thịnh vượng nhân văn HWI Chỉ số HWI được xác định

từ 38 chỉ tiêu thuộc 10 chỉ thị nằm trong 5 lĩnh vực (dân số, kinh tế, tri thức, anninh dân chủ và bình đăng) Chỉ số EWI được tính từ 50 chỉ tiêu thuộc 10 chỉ thịnăm trong 5 lĩnh vực (đất, nước, không khí, đa dạng sinh học, sử dụng tài

nguyên) Mức độ thịnh vượng được gán giá trị từ 0 đến 100 điểm, được phân cấpthành 5 miền thịnh vượng có khoảng giá trị điểm như nhau là 20 điểm Chỉ số WI

đã được sử dụng dé đánh giá mức độ phát triển bền vững của 180 quốc gia trênthế giới vào năm 2001 và được thử nghiệm trong nghiên cứu này

1.4 Tong quan tình hình nghiên cứu vùng ven biển huyện Nghĩa Hung, tinh

Nam Định.

Vùng ven biển huyện Nghĩa Hưng, tinh Nam Định, là vùng đất ngập nướctừng có hệ thống rừng ngập mặn khá phát triển, có giá trị đa dạng sinh học cao và là

vùng di trú quan trọng của chim di cư.

Đề phục vụ cho hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển kinh tế và

nuôi tôm, hàng loạt các công trình nghiên cứu về Nghĩa Hưng đã được thực hiện

Những nghiên cứu chính mà tác giả đã tiếp cận được gồm có: Đề tài “Nghiên cứu

đánh giá tong hợp các điều kiện tự nhiên vùng ven biên Nghĩa Hung” do Trung tâm

Địa lý Tài nguyên Viện Khoa học Việt Nam thực hiện năm 1989-1990 Dự án

“Đánh giá môi trường trong nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam và dé xuất cácgiải pháp quản lý” do Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản thực hiện năm 2002 Dự

án “Xây dựng mô hình bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học, quản lý các

hệ sinh thái nhạy cảm dựa vào cộng đồng tại vùng cửa sông ven biển Nghĩa Hưng,

Nam Định” do Cục Bảo vệ Môi trường và Trung tâm Nghiên cứu Tải nguyên và

39

Trang 38

Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện năm 2003, do Lê Thanh Bình chủtrì Đề tài nghiên cứu “Cơ sở khoa học sử dụng hợp lý vùng bãi bồi ven biển huyệnNghĩa Hưng” do Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản thực hiện năm 2004 Đề tài

“Đánh giá hiện trạng quản lý sử dụng tài nguyên sinh học vùng cửa sông ven biểnhuyện Nghĩa Hưng, Nam Định và đề xuất giải pháp phát triển bền vững dựa vàocộng đồng” do Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm Hỗ trợnghiên cứu châu Á, thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện năm 2004, do LêDiên Dực chủ trì Năm 2005, Cục Bảo vệ Môi trường đã thực hiện báo cáo “Tổngquan hiện trạng đất ngập nước Việt Nam sau 15 năm thực hiện công ước Ramsar”.Chương trình Birdlife quốc tế tại Việt Nam đã thực hiện báo cáo “Bảo tồn các vùng

đất ngập nước trọng yếu ở đồng bằng Bắc Bộ” năm 1996 và “Bảo tồn các vùng đấtngập nước trọng yếu ở đồng bằng Bắc Bộ: Đánh giá lại các vùng chim quan trọng

sau mười năm” năm 2006 Dự án quản lý tổng hợp vùng ven biển Việt Nam - HàLan đã được triển khai tại tinh Nam Định giai đoạn 2000 - 2006 [2, 3, 4, 12, 15, 22,

28, 29, 31, 32, 33, 36, 43, 46, 48, 61, 64, 106].

Kết quả nghiên cứu của Chương trình Birdlife quốc tế tại Việt Nam năm

1996 và 2006 đã định lượng được sự suy thoái vùng đất ngập nước ven biển huyện

Nghĩa Hưng, trong vai trò là điểm dừng chân của chim di cư, với một thực trạngđáng buồn Kết quả nay phan ánh đúng thực trạng khai thác của địa phương là đangnghiêng mạnh về trọng tâm kinh tế hơn là bảo tổn

Một trong những kết quả quý giá nhất trong các nghiên cứu nêu trên là sự mô

tả các giá trị đa dạng sinh học trong các giai đoạn khác nhau, với những mức độ chi

tiết khác nhau, khá đầy đủ nhưng tan mát và các kiến nghị đề xuất quy hoạch, tô

chức không gian phục vụ phát triển kinh tế và bảo tồn tài nguyên sinh học Các kếtquả nghiên cứu này được tác giả kế thừa, sử dụng trong mục 3.1.1 chương 3 đểphân tích các đặc điểm hệ sinh thái của vùng nghiên cứu Những thông tin kế thừa

sử dụng đều có chỉ dẫn đến tác giả và công trình nghiên cứu, trong đó đáng chú ý

nhất là công trình của Lê Diên Dực, 2004, Nguyễn Chu Hồi, 2004, Nguyễn Xuân

40

Trang 39

Dục, 1993, Phan Nguyên Hồng, 1999, Hoàng Văn Thắng, 2002, do vậy trong phần

này tác giả xin được phép không đi sâu vào phân tích tổng quan về chúng

Nguồn lợi sinh vật ở đây bao gồm rừng ngập mặn, chim di cư, da dạng động

vật thủy sinh, giá trị nguồn lợi con giống, sản phẩm đánh bắt mò móc, thu nhặt,

đăng đó, cao lưới , được nghiên cứu và định giá trong các công trình của Phạm

Bình Quyền, 2003, và trong “Tổng quan hiện trạng đất ngập nước Việt Nam sau 15năm thực hiện công ước RAMSAR” [64] được tác gia kế thừa, phân tích trong

chương 3 Vùng đất ngập nước ven biển huyện Nghĩa Hưng có nguồn lợi kinh tế

quan trọng Năm 2004, một số tác giả [64] đã ước tính được giá tri tổng nguồn lợi

kinh tế vùng đất ngập nước ven biển cửa sông Day bang 12,02 - 12,93 triệuđồng/ha, trong đó nguồn lợi từ gỗ là 0,11 - 0,11 triệu đồng/ha, từ củi là 0,07 - 0,08triệu đồng/ha, từ nuôi thủy sản là 10,56 - 11,26 triệu đồng/ha, từ đánh bắt thủy sản

là 1,26 - 1,45 triệu đồng/ha, từ cây làm thuốc là 0,01 - 0,02 triệu đồng/ha, từ du lịch

là 0,01 - 0,02 triệu đồng/ha Giá trị ôn định vi khí hậu, cải thiện chất lượng môi

trường khí, nước và bảo vệ bờ biển, hạn chế nước dâng, tính được cho vùng cửa

sông Ba Lạt, Thái Binh năm 2004 Gia tri nguồn lợi hữu hình được ước tính đạt15,1 - 16,4 triệu đồng/ha

Các kết quả nghiên cứu định giá tài nguyên thiên nhiên, xác định chi phí cơhội của đất trong những công trình trên có chung một hạn chế là coi giá thành củacác sản vật thu được từ các nguồn tài nguyên trên là được sinh ra từ duy nhất các tài

nguyên đó, mà không tính đến các đầu vào khác trong quá trình khai thác, do vậycác giá trị này đều thiên cao Hạn chế này sẽ được tác giả đề xuất tiếp cận khắcphục theo phương pháp do Ngân hàng thế giới đề xuất

Theo kết quả nghiên cứu thì vùng ven biển huyện Nghĩa Hung có quá trìnhbồi tụ tiến ra biển theo kiểu lấn tiến, hình thành trên nền sụt chìm được đền bù bồitích, mở rộng theo chiều ngang mạnh hơn theo chiều cao [2] Truyền thống biển lùitrong một giai đoạn lịch sử kéo dài đã có dấu hiệu giảm tốc độ và bị đe dọa bởi tácđộng của biến đổi khí hậu Tuy nhiên, nguy cơ này chưa được cảnh báo đầy đủ, nên

chưa tạo ra được sự thay đôi trong nhận thức và hành động tại địa phương Riêng

41

Trang 40

khu vực đê Nghĩa Phúc nằm trong vùng thiếu hụt bồi tích, đồng thời phải chịu tácđộng mạnh của sóng do gió mùa Đông Bắc, sóng do bão nên nguy cơ biển lấn, đê

vỡ là rất cao, đe đọa phát triển kinh tế vùng trong đê quốc gia Những nỗ lực trồng

cây ngập mặn dé nuôi bãi bồi và bảo vệ đê hầu như không đạt kết quả Hậu qua củacơn bão số 7 năm 2005 đã khẳng định tính đúng đắn của các kết quả nghiên cứu

này Hiện địa phương đang triển khai nhiều giải pháp công trình dé bẫy phù sa nuôi

bãi và tăng cường bảo vệ vùng bờ.

Mô hình kinh tế hộ gia đình nuôi tôm được mô tả khá kỹ lưỡng, chỉ ra đượcnhững ưu nhược điểm và đề xuất mô hình khắc phục trong công trình của Phạm

Bình Quyền, 2003 Theo đó, hạch toán chi phí lợi ích của việc nuôi tôm tại nông

trường Rang Đông sẽ có giá trị âm nếu mở rộng tính chi phí cơ hội của đất và vốn.Việc chuyên đổi đất lúa sang nuôi tôm đã làm nảy sinh những bất ôn do xung đột

lợi ích giữa trồng lúa và nuôi tôm, mất an toàn lương thực đo thất thu trong nghề

nuôi Đề đảm bảo an toàn lương thực, Phạm Bình Quyên, 2003, đã đề xuất mô hình

kinh tế hộ gia đình với hai nghề, trong đó nuôi tôm được xem là nghé chính dé làmgiàu, nhưng phải phát triển kèm với trồng lúa để cung cấp lương thực Theo tác giả,

đây là một đề xuất khó hiện thực trong xu thế phát triển vùng nuôi tập trung, chuyên

canh Sự tồn tại của những vùng xen canh lúa tôm sẽ gây ra xung đột lợi ích giữahai nhóm đối tượng có nhu cầu hoàn toàn khác nhau về chất lượng nguồn nước,nhất là độ mặn Do vậy cần thiết phải nghiên cứu những giải pháp khả thi hơn

Các nghiên cứu trong giai đoạn trước đây đã đánh giá được thực trạng môi

trường và tiềm năng tài nguyên vùng bãi bồi, xác định động thái, đặc trưng sinh thái

và kinh tế xã hội vùng, làm cơ sở cho các kiến nghị phục vụ định hướng quy hoạch

phát triển nuôi trồng thủy sản, diém nghiệp, phục hồi và bảo tồn các hệ sinh thái venbiển Kết quả là đã xác định các đối tượng nuôi thích nghỉ là tôm su, các bớp, tômthẻ chân trắng, cá rô phi và mô hình vùng nuôi thủy sản bền vững Từ kết quảnghiên cứu nay địa phương đã xây dựng Chương trình phát triển kinh tế biển thời

kỳ 2001-2005 của tỉnh Nam Định, Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh

Nam Định đến năm 2010 - 2015, Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản huyện

42

Ngày đăng: 24/05/2024, 09:43

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1. Sơ đồ vị trí của vùng nuôi tôm tập trung ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định [Nguôn: Ảnh bản đồ từ Google và Hoàng Văn Thắng,2002) - Luận án tiến sĩ khoa học môi trường: Nghiên cứu tiếp cận sinh thái nhân văn vào đánh giá tính bền vững của việc phát triển nuôi tôm tại vùng nuôi tập trung ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định
Hình 2.1. Sơ đồ vị trí của vùng nuôi tôm tập trung ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định [Nguôn: Ảnh bản đồ từ Google và Hoàng Văn Thắng,2002) (Trang 44)
Hình 2.2. Sơ đồ thành phân của các cấp hệ sinh thái nhân văn đồng ruộng trong hệ sinh thái nhân văn do tác giả xây dựng theo lý thuyết của Gerald G - Luận án tiến sĩ khoa học môi trường: Nghiên cứu tiếp cận sinh thái nhân văn vào đánh giá tính bền vững của việc phát triển nuôi tôm tại vùng nuôi tập trung ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định
Hình 2.2. Sơ đồ thành phân của các cấp hệ sinh thái nhân văn đồng ruộng trong hệ sinh thái nhân văn do tác giả xây dựng theo lý thuyết của Gerald G (Trang 49)
Hình 2.4: Sơ đô kham hệ sinh thái các cấp trong vùng nuôi thủy sản vùng ven bờ biển do tác giả xây dựng (Kí hiệu viết tắt: HST- Hệ sinh thái, KCN- Khu công - Luận án tiến sĩ khoa học môi trường: Nghiên cứu tiếp cận sinh thái nhân văn vào đánh giá tính bền vững của việc phát triển nuôi tôm tại vùng nuôi tập trung ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định
Hình 2.4 Sơ đô kham hệ sinh thái các cấp trong vùng nuôi thủy sản vùng ven bờ biển do tác giả xây dựng (Kí hiệu viết tắt: HST- Hệ sinh thái, KCN- Khu công (Trang 51)
Hình 2.5. Sơ đồ mô tả các đặc trưng của hệ xã hội do tác gid dé xuất trên cơ sở cụ - Luận án tiến sĩ khoa học môi trường: Nghiên cứu tiếp cận sinh thái nhân văn vào đánh giá tính bền vững của việc phát triển nuôi tôm tại vùng nuôi tập trung ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định
Hình 2.5. Sơ đồ mô tả các đặc trưng của hệ xã hội do tác gid dé xuất trên cơ sở cụ (Trang 53)
Hình 2.7. So đồ cau trúc can cân chi phí lợi ích mo rộng của mô hình nuôi tôm su do tác giả xây dựng. - Luận án tiến sĩ khoa học môi trường: Nghiên cứu tiếp cận sinh thái nhân văn vào đánh giá tính bền vững của việc phát triển nuôi tôm tại vùng nuôi tập trung ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định
Hình 2.7. So đồ cau trúc can cân chi phí lợi ích mo rộng của mô hình nuôi tôm su do tác giả xây dựng (Trang 58)
Hình 2.8. Sơ đồ cấu tạo chỉ số thịnh vượng cua Robert Prescott-Allen, 2001 Bang 2.1. Miền hiệu quả của chỉ s6 thịnh vượng/thiếu hụt của Prescott-Allen - Luận án tiến sĩ khoa học môi trường: Nghiên cứu tiếp cận sinh thái nhân văn vào đánh giá tính bền vững của việc phát triển nuôi tôm tại vùng nuôi tập trung ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định
Hình 2.8. Sơ đồ cấu tạo chỉ số thịnh vượng cua Robert Prescott-Allen, 2001 Bang 2.1. Miền hiệu quả của chỉ s6 thịnh vượng/thiếu hụt của Prescott-Allen (Trang 63)
Bảng 3.3: Chất lượng nước sông vùng nghiên cứu - Luận án tiến sĩ khoa học môi trường: Nghiên cứu tiếp cận sinh thái nhân văn vào đánh giá tính bền vững của việc phát triển nuôi tôm tại vùng nuôi tập trung ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định
Bảng 3.3 Chất lượng nước sông vùng nghiên cứu (Trang 76)
Bảng 3.4. Chất lượng nước biển ven bờ năm 2007-2008 - Luận án tiến sĩ khoa học môi trường: Nghiên cứu tiếp cận sinh thái nhân văn vào đánh giá tính bền vững của việc phát triển nuôi tôm tại vùng nuôi tập trung ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định
Bảng 3.4. Chất lượng nước biển ven bờ năm 2007-2008 (Trang 77)
Bảng 3.5: Lịch cấp thoát nước cho ao nuôi tôm - Luận án tiến sĩ khoa học môi trường: Nghiên cứu tiếp cận sinh thái nhân văn vào đánh giá tính bền vững của việc phát triển nuôi tôm tại vùng nuôi tập trung ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định
Bảng 3.5 Lịch cấp thoát nước cho ao nuôi tôm (Trang 78)
Bảng 3.6. Sản phẩm của hoạt động quai đê lấn biển tại huyện Nghĩa Hưng. - Luận án tiến sĩ khoa học môi trường: Nghiên cứu tiếp cận sinh thái nhân văn vào đánh giá tính bền vững của việc phát triển nuôi tôm tại vùng nuôi tập trung ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định
Bảng 3.6. Sản phẩm của hoạt động quai đê lấn biển tại huyện Nghĩa Hưng (Trang 81)
Bảng 3.7. Tỷ lệ lao động nông nghiệp của huyện Nghĩa Hưng năm 2006 theo trình độ chuyên môn kỹ thuật và theo địa phương (Don vị %) - Luận án tiến sĩ khoa học môi trường: Nghiên cứu tiếp cận sinh thái nhân văn vào đánh giá tính bền vững của việc phát triển nuôi tôm tại vùng nuôi tập trung ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định
Bảng 3.7. Tỷ lệ lao động nông nghiệp của huyện Nghĩa Hưng năm 2006 theo trình độ chuyên môn kỹ thuật và theo địa phương (Don vị %) (Trang 85)
Hình 3.1. Chuối thời gian diễn biến hoạt động nuôi tôm ở Nghĩa Hưng - Luận án tiến sĩ khoa học môi trường: Nghiên cứu tiếp cận sinh thái nhân văn vào đánh giá tính bền vững của việc phát triển nuôi tôm tại vùng nuôi tập trung ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định
Hình 3.1. Chuối thời gian diễn biến hoạt động nuôi tôm ở Nghĩa Hưng (Trang 89)
Bảng 3.9: Định hướng phát triển vùng nuôi thủy sản tại huyện Nghĩa Hưng đến - Luận án tiến sĩ khoa học môi trường: Nghiên cứu tiếp cận sinh thái nhân văn vào đánh giá tính bền vững của việc phát triển nuôi tôm tại vùng nuôi tập trung ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định
Bảng 3.9 Định hướng phát triển vùng nuôi thủy sản tại huyện Nghĩa Hưng đến (Trang 91)
Hình 3.2. Sơ đồ VENN về mức độ quan hệ giữa các bên liên quan với người nuôi - Luận án tiến sĩ khoa học môi trường: Nghiên cứu tiếp cận sinh thái nhân văn vào đánh giá tính bền vững của việc phát triển nuôi tôm tại vùng nuôi tập trung ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định
Hình 3.2. Sơ đồ VENN về mức độ quan hệ giữa các bên liên quan với người nuôi (Trang 92)
Bảng 3.10. Kết quả đánh giá mức độ đáp ứng tiêu chí của “Cac nguyên tắc quốc tế - Luận án tiến sĩ khoa học môi trường: Nghiên cứu tiếp cận sinh thái nhân văn vào đánh giá tính bền vững của việc phát triển nuôi tôm tại vùng nuôi tập trung ven biển huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định
Bảng 3.10. Kết quả đánh giá mức độ đáp ứng tiêu chí của “Cac nguyên tắc quốc tế (Trang 95)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w