1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

phân tích, đối chiếu, so sánh những lý luận chung về giá trị thặng dư của Mác – Lênin, nêu lên những quan điểm về vai trò của máy móc đối với quá trình phát triển sản xuất giá trị thặng dư từ quá khứ, hiện tại đến tương lai

22 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 439,14 KB

Nội dung

Vai trò của máy móc trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, thứ hai và thứ ba đối với sản xuất ra giá trị thặng dư.... Thứ hai, nghiên cứu và phân tích nhiều khía cạnh sự vận dụng

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

  

BÀI TẬP

Giảng viên: TS Phạm Mỹ Duyên

Bộ môn: Kinh tế chính trị Mác – Lênin

Mã học phần: 215EC0302

Nhóm: 02

1 Nguyễn Thị Phương Thảo K214090660 Nhóm trưởng

2 Nguyễn Thụy Hương Huyền K214090650 Thành viên

3 Trần Thị Phương Minh K214090655 Thành viên

4 Lù Đỗ Minh Như K214090658 Thành viên

5 Phạm Huỳnh Ni K214090659 Thành viên

- - TP.HCM, ngày 11 tháng 07 năm 2022

Trang 2

MỤC LỤC

A MỞ ĐẦU 4

1 Giới thiệu đề tài 4

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 4

2.1 Mục đích nghiên cứu 4

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

3.1 Đối tượng nghiên cứu 5

3.2 Phạm vi nghiên cứu 5

4 Cơ sở lý luận và phương pháp, cách tiếp cận nghiên cứu 5

4.1 Cơ sở lý luận 5

4.2 Phương pháp, cách tiếp cận nghiên cứu 5

5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6

5.1 Ý nghĩa lý luận 6

5.2 Ý nghĩa thực tiễn 6

6 Cấu trúc tiểu luận 6

B NỘI DUNG 6

1 Khái niệm 6

1.1 Giá trị thặng dư 6

1.2 Máy móc 7

2 Nội dung 7

2.1 Nguồn gốc của giá trị thặng dư 7

2.2 Bản chất của giá trị thặng dư 8

2.3 Tư bản bất biến và tư bản khả biến 8

2.3.1 Tư bản bất biến 8

2.3.2 Tư bản khả biến 9

2.4 Vai trò của máy móc trong quá trình sản xuất thặng dư 10

2.4.1 Vai trò của máy móc trong sản xuất giá trị thặng dư trong quá khứ 10

2.4.1.1 Khái quát về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, thứ hai và thứ ba 10

Trang 3

2.4.1.2 Vai trò của máy móc trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất,

thứ hai và thứ ba đối với sản xuất ra giá trị thặng dư 11

2.4.2 Vai trò của máy móc trong sản xuất giá trị thặng dư ở hiện tại 13

2.4.2.1 Khái quát về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 13

2.4.2.2 Vai trò máy móc, công nghệ ở các nước trên thế giới trong thời kỳ cách mạng công nghệ 4.0 14

2.4.3 Vai trò của máy móc trong tương lai 17

2.5 Những bất cập của máy móc trong quá trình sản xuất thặng dư 17

C KẾT LUẬN 18

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ LÀM VIỆC 22

Trang 4

A MỞ ĐẦU

1 Giới thiệu đề tài

Các loại máy móc thiết bị ra đời với sứ mệnh thay thế và hỗ trợ sức lao động con người, giúp mang lại giá trị thặng dư, tối ưu năng suất cũng như đem lại những giá trị vượt trội

Với khát vọng tăng cường giá trị thặng dư, các nhà tư bản không ngừng đầu tư nghiên cứu chuyển hướng các đối tượng khai thác là tư bản tri thức để mang lại thành tựu kỹ thuật tiên tiến ngày càng hiện đại đặc biệt là máy móc để khai thác tối ưu lợi nhuận

Câu hỏi đặt ra máy móc đã có những tác động mạnh mẽ như thế nào đến quá trình sản xuất thặng dư từ quá khứ đến nay và cả tương lai? Cả những chi phối trong sự phát triển kinh tế thị trưởng?

Đã nhiều lần nhiều người nghi ngờ về tính đúng đắn của học thuyết thặng dư trong các học thuyết kinh tế của Mác Để chứng minh giá trị của học thuyết giá trị thặng dư thì vai trò của máy móc đến quá trình sản xuất thặng dư là một tiền đề quan trọng

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

2.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của bài tiểu luận là phân tích, đối chiếu, so sánh những lý luận chung về giá trị thặng dư của Mác – Lênin, nêu lên những quan điểm về vai trò của máy móc đối với quá trình phát triển sản xuất giá trị thặng dư từ quá khứ, hiện tại đến tương lai

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, bài tiểu luận sẽ giải quyết những nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, làm rõ nguồn gốc, bản chất của giá trị thặng dư và những phương pháp sản

xuất giá trị thặng dư từ xưa đến sau này qua những lý thuyết từ Kinh tế chính trị của Mác – Lênin

Thứ hai, nghiên cứu và phân tích nhiều khía cạnh sự vận dụng quan điểm Kinh tế

chính trị Mác – Lênin về vai trò của máy móc trong sản xuất thặng dư qua từng thời kỳ cách mạng công nghiệp

Thứ ba, đánh giá khách quan những vấn đề liên quan đến máy móc trong thời đại hiện

nay, từ đó hiểu rõ và đưa ra những định hướng trong việc xây dựng và phát triển đất nước

Trang 5

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của bài tiểu luận là làm rõ vai trò của máy móc trong quá trình sản xuất giá trị thặng từ quá khứ, hiện tại đến tương lai

ra, tiểu luận còn tham khảo những nguồn thông tin khác như các quy phạm pháp luật trong các văn bản luật do Quốc hội ban hành cùng với thông tin từ các trang báo chính thống như Cổng thông tin điện tử Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Tạp chí của Ban Tuyên giáo Trung ương,

4.2 Phương pháp, cách tiếp cận nghiên cứu

Trên cơ sở thế giới quan duy vật biện chứng và phương pháp biện chứng duy vật, nhóm chúng em đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau để trình bày bài tiểu luận như:

Phương pháp phân tích và tổng hợp: Tiểu luận tập trung vào những lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và những đánh giá về lợi ích của máy móc trong từng giai đoạn lịch sử Phương pháp thu thập và xử lý thông tin: được thực hiện qua tìm kiếm và thu thập thông tin từ nhiều nguồn như các bài viết đăng trên trang thông tin quốc gia, các tài liệu

Trang 6

chuyên ngành, bản tin Qua đó, đưa ra những luận điểm, dẫn chứng, ví dụ xác thực để củng

cố lập luận có trong bài tiểu luận và thuyết phục người đọc

5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

5.2 Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho người đọc, đặc biệt là các bạn sinh viên chưa có được những hiểu biết nhất định về lý luận nhận thức và thực tiễn, có thể nắm được những lý thuyết cơ bản về vấn đề này, giúp ích cho việc học tập cũng như nghiên cứu về chủ đề này trong tương lai Bên cạnh đó, bài tiểu luận có thể trở thành tài liệu tham khảo, phục vụ cho công tác giảng dạy môn Kinh tế chính trị Mác – Lênin ở các trường đại học

6 Cấu trúc tiểu luận

Nội dung tiểu luận được chia thành 3 phần:

Giá trị thặng dư: Phần dôi ra của quá trình sản xuất sau khi đã trừ đi các chi phí

nguyên liệu, sự hao mòn máy móc và giá trị hàng hóa sức lao động

Giá trị thặng dư là một trong những khái niệm trung tâm của kinh tế chính trị C.Mác Ông đã nghiên cứu và đưa ra một số công thức tính toán xung quanh khái niệm này trong

Trang 7

các tác phẩm viết về kinh tế chính trị của mình Điển hình trong số đó là tác phẩm “Tư bản”, nơi các lý luận về giá trị thặng dư được trình bày cô đọng nhất

Theo C.Mác, giá trị thặng dư là một phần giá trị mới do lao động sống tạo thêm ra ngoài giá trị hàng hoá sức lao động, là lao động không được trả công của người lao động làm thuê Đối với hoạt động sản xuất, nhà tư bản phải chỉ vào tư liệu sản xuất và mua sức lao động Mục đích khi chi tiền là nhằm thu được một số tiền dôi ra ngoài số tiền mà họ đã chi trong quá trình sản xuất Như vậy, phần giá trị dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm hết được gọi là giá trị thặng dư

1.2 Máy móc

Máy móc, thiết bị là một kết cấu hoàn chỉnh, gồm các chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận

có liên kết với nhau để vận hành, chuyển động theo mục đích sử dụng được thiết kế (Được định nghĩa tại tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư 23/2015/TT-BKHCN do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành)

Ví dụ:

● Phương tiện: ô tô, tàu thuyền và máy bay…

● Các thiết bị trong nhà và văn phòng: bao gồm máy tính, hệ thống xử lý nước và xử

lý không khí trong tòa nhà

● Máy móc nông trại, máy công cụ và hệ thống tự động hóa nhà máy và robot

2 Nội dung

2.1 Nguồn gốc của giá trị thặng dư

Giá trị thặng dư là mục tiêu của các nhà tư bản, là điều kiện tồn tại và phát triển của

tư bản Bất kỳ một nền sản xuất nào muốn phát triển được, muốn đáp ứng nhu cầu của con người về điều kiện sống đều phải tái sản xuất, mở rộng và phải tạo ra được sản phẩm thặng

dư Bởi mức độ giàu có của xã hội tuỳ thuộc vào khối lượng sản phẩm thặng dư Xã hội càng phát triển thì sản phẩm thặng dư càng nhiều Song, trong mọi xã hội, sản phẩm thặng

dư bán trên thị trường đều có giá trị, nhưng chỉ có ở nền sản xuất tư bản chủ nghĩa thì giá trị của sản phẩm thặng dư mới là giá trị thặng dư Từ đó, có thể khẳng định sản xuất ra giá trị thặng dư là quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản

Quá trình sản xuất ra tư bản chủ nghĩa là quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng và quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư Phần giá trị mới lớn hơn giá trị sức lao động được tính bằng giá trị sức lao động công thêm giá trị thặng dư

Trang 8

Như vậy, giá trị thặng dư là phần giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân tạo ra và bị các nhà tư bản chiếm đoạt

Để tìm hiểu bản chất quá trình sản xuất giá trị thặng dư, C.Mác chia tư bản thành 2

bộ phận: Tư bản bất biến và tư bản khả biến

2.2 Bản chất của giá trị thặng dư

Như vậy, nghiên cứu về nguồn gốc của giá trị thặng dư trên đây cho chúng ta thấy, giá trị thặng dư là kết quả của sự hao phí sức lao động trong sự thống nhất của quá trình tạo ra và làm tăng giá trị

Giá trị thặng dư được C.Mác nghiên cứu dưới góc độ hao phí lao động Trong đó người đi làm thuê sẽ sản xuất được nhiều giá trị hơn so với chi phí mà họ nhận được Còn nhà tư bản bóc lột công sức lao động từ người lao động nhằm tạo ra nhiều thặng dư hơn cho mình và việc bóc lột càng nhiều sẽ cho ra giá trị thặng dư càng cao

Do đó mà người nghèo thì nghèo mãi, còn người giàu thì cứ giàu mãi Và chỉ khi sự bóc lột được loại bỏ khi nhà tư bản chi trả cho người lao động toàn bộ giá trị mới được tạo

Nói một cách dễ hiểu thì tư bản bất biến là số tiền mà người chủ sẽ phải ứng ra trước

để mua tư liệu sản xuất và sức lao động, như mua nguyên liệu, trang thiết bị máy móc, công xưởng

Trong một sản phẩm được làm ra từ quá trình sản xuất ta có thể dễ dàng nhận thấy bộ phận bất biến là những nguyên vật liệu vẫn giữ nguyên hình dạng và giá trị sau khi trải qua một quá trình sx như cúc áo trên 1 chiếc áo, đinh ốc trong bàn ghế,… Hay là thiết bị máy móc đã góp phần tạo ra 1 sản phẩm

Tư bản bất biến không tạo ra giá trị thặng dư nhưng là điều kiện cần thiết để quá trình tạo ra giá trị thặng dư được diễn ra Máy móc thiết bị là điều kiện cần để cho quá trình làm tăng giá trị được diễn ra Không có máy móc, không có quá trình tổ chức kinh doanh thì đương nhiên không có quá trình sản xuất giá trị thặng dư

Trang 9

Ngày nay, máy móc được tự động hóa như người máy thì người máy cũng chỉ có vai trò là máy móc, chừng nào việc sử dụng sức lao động còn có lợi hơn cho người mua hàng hóa sức lao động so với sử dụng người máy, thì chừng đó nhà tư bản còn sử dụng sức lao động sống của người bán sức lao động làm thuê

Tuy nhiên cần lưu ý việc ứng dụng thiết bị công nghệ tiên tiến vào sản xuất là tiền đề

để tăng năng suất lao động xã hội, do đó máy móc công nghệ tiên tiến rất cần thiết trong quá trình làm tăng giá trị

2.3.2 Tư bản khả biến

Bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái sức lao động không tái hiện ra, nhưng thông qua lao động trừu tượng của công nhân làm thuê mà tăng lên, tức là biến đổi về số lượng trong quá trình sản xuất, được Mác gọi là tư bản khả biến Ký hiệu là v

Nói một cách dễ hiểu thì tư bản khả biến là số tiền người chủ dùng để trả lương cho người lao động hay chính là bộ phận tư bản dùng để mua sức lao động Tư bản khả biến có thể tạo ra sự biến đổi về giá trị trong quá trình sản xuất để tạo ra giá trị thặng dư Tư bản khả biến đóng vai trò quyết định trong quá trình tích lũy các giá trị thặng dư, chính nhờ nó

mà bộ phận tư bản đã lớn lên

Giá trị của một hàng hóa (G) bằng giá trị tư bản bất biến mà nó chứa đựng, cộng với giá trị của tư bản khả biến

G = c + (v + m) Trong đó:

● v + m là bộ phận giá trị mới của hàng hóa, do hao phí lao động tạo ra

● m là phần giá trị thặng dư trong quá trình sản xuất tích lũy được

● c là giá trị tư liệu sản xuất đã được tiêu dùng, là bộ phận lao động trong quá khứ, đã được kết tinh trong máy móc, nguyên, nhiên, vật liệu; được chuyển vào giá trị sản phẩm mới

Giống như ví dụ về tiền thuê công nhân sản xuất bông đã được đề cập, các nhà tư bản bắt nhân công tăng cường độ lao động trong ngày trong khi tiền thuê là cố định không đổi

Vì thế thay vì trả tiền lương cho khoảng thời gian tăng cường độ lao động thì phần tiền đó

đã trở thành giá trị thặng dư của quá trình sản xuất và làm giàu cho tư bản

Trang 10

Qua sự phân chia tư bản bất biến và tư bản khả biến, ta thấy được bản chất bóc lột tư bản chủ nghĩa, chỉ có lao động của công nhân là thuê mới tạo ra giá trị thặng dư của nhà tư bản Tư bản đã bóc lột một phần giá trị mới do công nhân tạo ra

Như vậy, giá trị mà tư bản bỏ ra một giá trị c + v Nhưng giá trị mà tư bản thu vào là

c + v + m Phần m là phần dôi ra mà tư bản bóc lột m chính là giá trị thặng dư mà tư bản muốn hướng đến trong mọi nền sản xuất

2.4 Vai trò của máy móc trong quá trình sản xuất thặng dư

2.4.1 Vai trò của máy móc trong sản xuất giá trị thặng dư trong quá khứ

2.4.1.1 Khái quát về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, thứ hai và thứ

ba

CMCN lần thứ nhất (1.0) Bắt đầu ở nước Anh, từ giữa thế kỷ XVIII đến giữa thế

kỷ XIX Nội dung cơ bản là: chuyển từ lao động thủ công sang lao động sử dụng máy móc, thực hiện cơ giới hóa bằng sử dụng năng lượng hơi nước, gắn liền với những phát minh quan trọng trong ngành dệt (như máy kéo sợi, máy dệt ), luyện kim (lò luyện gang, công nghệ luyện sắt…) và giao thông vận tải (tàu hỏa, tàu thủy…), qua đó góp phần tăng sản lượng vượt bậc

CMCN lần thứ hai (2.0) Từ nửa cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, diễn ra chủ

yếu ở Vương quốc Anh, Đức và Hoa Kỳ, với nội dung: chuyển nền sản xuất cơ khí

ra làm sản xuất điện - cơ khí và bán tự động, với những phát minh về điện, động cơ đốt trong; Kỹ thuật phun khí nóng, công nghệ luyện thép, ngành sản xuất giấy phát triển kéo theo sự phát triển của ngành in ấn và sách báo, phát triển ngành chế tạo ô

Trang 11

tô, điện thoại, xuất hiện những phương pháp quản lý sản xuất tiên tiến, tạo ra những tiến bộ vượt bậc về giao thông vận tải và thông tin liên lạc

CMCN lần thứ ba (3.0) - còn gọi là CM máy tính hay CM số, từ đầu thập niên

60 (XX) đến cuối thế kỷ XX đã tạo bước chuyển từ công nghiệp điện tử - cơ khí, sang công nghệ số, cùng với sự phát triển của mạng Internet, máy tính điện tử, điện thoại di động Với kỹ thuật công nghệ nổi bật: hệ thống mạng, máy tính cá nhân, thiết bị điện tử sử dụng công nghệ số và robot công nghiệp

2.4.1.2 Vai trò của máy móc trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, thứ hai và thứ ba đối với sản xuất ra giá trị thặng dư

• Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất

Ở nước Anh

Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên trên thế giới được bắt đầu ở nước Anh vào cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, mở đầu với sự cơ giới hóa ngành dệt may Nền sản xuất hàng hóa trong ngành dệt ban đầu dựa trên công nghệ thủ công giản đơn, quy mô nhỏ, lao động chân tay chuyển sang sử dụng các phương tiện cơ khí và máy móc trên quy mô lớn nhờ áp dụng các sáng chế kỹ thuật trong sản xuất công nghiệp

Lúc bấy giờ, các nhà máy dệt đều phải đặt gần sông để lợi dụng sức nước chảy Năm

1784, James Watt phụ tá thí nghiệm của một trường đại học đã phát minh ra máy hơi nước Nhờ phát minh này, nhà máy dệt có thể đặt bất cứ nơi nào Năm 1785, linh mục Edmund Cartwright cho ra đời một phát minh quan trọng trong ngành dệt là máy dệt vải Máy này

đã tăng năng suất dệt lên tới 40 lần

Máy se sợi của Edmund Cartwright

Nhờ những cải tiến này đã giúp việc dệt vải và kéo sợi và chỉ trở nên dễ dàng hơn nhiều Máy móc đã thay thế công cụ thủ công làm cho việc sản xuất vải trở nên nhanh hơn

và đòi hỏi ít thời gian hơn và ít lao động của con người hơn Sản xuất được cơ giới hóa

Ngày đăng: 23/05/2024, 09:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w