Các doanh nghiệp trong nước đã có ý thức trong việc Việt Nam thiếu hàng rào bảo vệ kỹ thuật nhưng nhận thức của họ vẫn chưa cao.. Trong những tháng đầu năm nay, tiêu thụ và xuất khẩu thé
Trang 1BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN
TOÀN CẦU HÓA VÀ CÁC RỦI RO
NHÓM FLOWER
GVHD : BÙI THỊ THÚY VÂN
Hà Nội, tháng 9, năm 2023
Trang 2BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
Nhiệm vụ Tên thành viên Mã sinh viên Mức độ hoàn
thành nhiệm vụ
Nguyễn Phương Thảo 7123106069 100%
Tổng hợp, chỉnh
sửa
Trang 3MỤC LỤC
MỤC LỤC 1 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 2 Câu 1 Vì sao Việt Nam lại thiếu các hàng rào bảo vệ kinh tế? Nêu giải pháp 3 Câu 2: Các doanh nghiệp có ý thức được việc Việt Nam thiếu các hàng rào bảo vệ không? 5 Câu 3 Anh ( chị) vui lòng đề xuất ít nhất 1 rào cản cho hàng hoa quả của Thái Lan? (quả Nhãn Thái Lan/ Na Thái Lan) 7 Câu 4 Tóm tắt lại cẩm nang hướng dẫn thực hành cho Người sản xuất và xuất khẩu Châu Á ( FAO) 8 TÀI LIỆU THAM KHẢO 10
Trang 4DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
VIẾT TẮT
Organization
Tổ chức Thương mại thế giới
Investment
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
3 FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do
4 ASEAN Association of South East
Asian Nation
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
5 GLOBALGAP Global Good Agricultural
Practices
Tiêu chuẩn toàn cầu về thực hành nông nghiệp tốt
Consortium
Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm
Standard
Tiêu chuẩn thực phẩm quốc
tế
giáo
Trang 5Câu 1 Vì sao Việt Nam lại thiếu các hàng rào bảo vệ kỹ thuật? Nêu giải pháp.
Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế thông qua các hiệp định thương mại là cơ hội
để phát triển kinh tế của quốc gia Điều này cũng khiến các rào cản kỹ thuật ở các quốc gia ngày càng nâng cao Tuy nhiên, về phía Việt Nam, nhiều chuyên gia đã nhận định rằng Việt Nam vẫn còn thiếu các hàng rào bảo vệ kĩ thuật, điều này cần khắc phục
Nguyên nhân đầu tiên khiến Việt Nam thiếu hàng rào bảo vệ kỹ thuật đó là
tham gia vào các Hiệp định quốc tế Ngày 14/1/2019, Việt Nam chính thức tham
gia hiệp định thương mại quốc tế xuyên Thái Bình Dương CPTPP Những đối tác của Việt Nam cùng tham gia hiệp định này đã đòi hỏi về việc giảm mức thuế quan
và tháo gỡ rào cản thương mại Cụ thể, Việt Nam cam kết xóa bỏ 65.8% số dòng thuế có thuế suất 0% ngay khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực; 86.5% số dòng thuế có thuế suất 0% vào năm thứ 4 kể từ khi Hiệp định trên có hiệu lực
Thứ hai là do Việt Nam đã áp dụng chính sách kinh tế mở cửa, hội nhập quốc tế, hàng hóa nước ngoài có được nhập khẩu vào thị trường Việt, tạo điều kiện cạnh tranh với các mặt hàng trong nước Những mặt hàng được giảm thuế và nhập khẩu vào nước ta chủ yếu là mặt hàng nông sản, thủy sản, đó cũng là mặt hàng lợi thế của Việt Nam Điều này tạo áp lực cạnh tranh cao hơn vì 90% doanh nghiệp Việt Nam là các doanh nghiệp vừa và nhỏ Không chỉ vậy, với mặt hàng sữa, một sữa hãng sữa của Châu Âu cũng được chào bán với giá hợp lý Cụ thể như sữa tươi Silena (Pháp) giá 29,000 đồng/ 1L, sữa tươi Promess (Pháp) giá 30,000 – 31,000 đồng/1L,
… giá này bằng hoặc thấp hơn sản phẩm cùng loại sản xuất trong nước như Vinamilk 28,000- 39,000 đồng/ 1L, …
Lý do thứ ba là vì các chính sách ưu đãi, thu hút nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài Theo PGĐ Học viện Chính sách và Phát triển, Việt Nam có vị trí địa lý là cầu nối giữa hai vùng kinh tế biển và kinh tế lục địa của cá quốc gia Đông Nam Á và châu Á, điều này giúp Việt Nam thu hút chuyển dịch dòng vốn FDI Tuy nhiên, việc thu hút FDI vào Việt Nam cũng đối mặt bởi một số khó khăn, trong đó có “rào cản” đầu tư trong nước, cụ thể như: nhân công trình độ thấp, thiếu linh hoạt trong việc điều chỉnh cơ chế, chính sách đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư còn rối rắm, … Vì vậy, Việt Nam thường dựa vào những chính sách miễn giảm thuế có thời hạn cũng như các chế độ thuế suất ưu đãi và miễn thuế nhập khẩu Điều này gây ra sự không
Trang 6công bằng đối với doanh nghiệp trong nước Đơn cử như ở Việt Nam, mức thuế thu nhập doanh
Trang 7nghiệp phổ biến là 20%, tuy nhiên, thông qua các chính sách ưu đãi, doanh nghiệp FDI được hưởng mức thuế thực tế trung bình vào khoảng 12,3% Ngoài ra, những doanh nghiệp FDI còn được hưởng nhiều ưu đãi trong khi việc đóng góp vào ngân sách Nhà nước lại tăng trưởng chậm so với năng lực hoạt động
Các giải pháp củng cố hàng rào bảo vệ kỹ thuật:
Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã đưa đề án khuyến khích người Việt Nam
sử dụng hàng Việt Nam Đề án này được đề ra nhằm đạt mục tiêu hơn hơn 85% tại các kênh phân phối hiện đại và trên 80% các kênh phân phối truyền thống Nhà nước cũng đã tạo điều kiện và hỗ trợ doanh nghiệp trong nước để các doanh nghiệp này cạnh tranh công bằng với doanh nghiệp nước ngoài như hỗ trợ giảm chi phí, tăng cường tiếp nhận các vốn ưu đãi, nguồn lực hỗ trợ của nhà nước Người tiêu dùng cũng cần phải nâng cao nhận thức, ưu tiên những mặt hàng Việt Nam chất lượng tốt, vừa đảm bảo sức khỏe, vừa bảo vệ doanh nghiệp Việt Nam Doanh nghiệp Việt Nam cũng cần tích cực nâng cao chất lượng sản phẩm, trình độ kỹ thuật để nâng cao tính cạnh tranh đối với hàng ngoại nhập
Cuối cùng, Việt Nam cần rà soát các văn bản chứng nhận hợp tác hiện nay, các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp FDI, đưa ra những biện pháp cụ thể để tăng hiệu quả thu hút FDI Ngoài ra, cần nâng cao trình độ lao động vì nguồn cung lao động cao sẽ tăng sự cạnh tranh trong thu hút vốn FDI Việt Nam cũng cần giới thiệu môi trường kinh doanh 4.0 tương xứng với các nhà đầu tư nước ngoài trong kỉ nguyên số, như vậy sẽ không cần quá phụ thuộc vào những chính ưu đãi thuế với doanh nghiệp nước ngoài, tạo sự công bằng với doanh nghiệp trong nước Từ đó bảo vệ được doanh nghiệp Việt Nam và sản phẩm Việt Nam
Trang 8Câu 2: Các doanh nghiệp có ý thức được việc Việt Nam thiếu các hàng rào bảo vệ không?
Các doanh nghiệp trong nước đã có ý thức trong việc Việt Nam thiếu hàng rào bảo vệ kỹ thuật nhưng nhận thức của họ vẫn chưa cao Việc xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật nhằm kiểm soát tốt chất lượng các sản phẩm hàng hóa đang là yêu cầu cấp thiết hiện nay Đây được coi là giải pháp hữu hiệu trong việc ngăn chặn gian lận thương mại, bảo vệ hàng hóa xuất khẩu
Trong những tháng đầu năm nay, tiêu thụ và xuất khẩu thép của các doanh nghiệp trong nước giảm tới 20% so với năm 2022, trong khi thép nhập khẩu vào Việt Nam vẫn ở mức cao Dự kiến đến đầu năm 2023, nhập khẩu sản phẩm thép của Việt Nam đạt hơn 5,06 triệu tấn, trong đó thép nhập khẩu từ Trung Quốc đạt hơn 2,65 triệu tấn Việc tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) giúp sản xuất trong nước hội nhập, song điều đáng nói là các hàng rào kỹ thuật bảo vệ sản xuất trong nước, kiểm soát chất lượng sản phẩm còn chưa tương xứng Điều này sẽ khiến các doanh nghiệp thép trong nước bị bóp nghẹt
Lãnh đạo một doanh nghiệp thép có trụ sở tại quận Phú Nhuận (TP.HCM) cho rằng doanh nghiệp trong nước căng mình chịu trận khó khăn để duy trì sản xuất, giữ chân lao động, trong khi mỗi năm vẫn chi hàng tỉ USD nhận thép hưởng thuế 0% và không phải chịu bất kì biện pháp phòng vệ thương mại nào là một nghịch lý Thuế suất nhập khẩu nhiều mặt hàng về 0% khi các hiệp định thương mại giữa Việt Nam và các nước ASEAN có hiệu lực đã gần kề nhưng các rào cản kỹ thuật vẫn chưa được ban hành khiến các doanh nghiệp sản xuất vô cùng lo lắng
Doanh nghiệp nhận ra rằng việc thiết lập hàng rào kỹ thuật chiếm vị trí quan trọng trong các hiệp định thương mại mà Việt Nam tham gia Bởi đây là công
cụ ngoài việc giúp sức cho sản xuất trong nước, nâng chất lượng sản phẩm cũng khiến Việt Nam nhận được nhiều lợi thế trong tương lai khi xuất khẩu Gia nhập nhiều FTA, đồng nghĩa áp lực cạnh tranh gia tăng không chỉ với các sản phẩm xuất khẩu mà ngay đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu thụ nội địa Nguy cơ hàng giả, hàng nhái, hàng đội lốt “hàng Việt Nam” để lẩn tránh quy tắc xuất xứ và thu lợi từ các FTA, lẩn tránh các biện pháp áp thuế đang gia tăng Điều này đem lại nhiều rủi ro khiến Việt Nam có thể rơi vào “bẫy” bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại như áp thuế chống phá giá, nếu thiếu các biện pháp hữu hiệu để kiểm soát tình hình
Đáng lưu ý là trên thế giới, việc thiết lập hàng rào bảo hộ kỹ thuật đang có
xu hướng gia tăng mạnh mẽ Bên cạnh các biện pháp phòng vệ thương mại, nhiều
Trang 9quốc gia tăng cường bảo hộ sản xuất trong nước bằng các quy định vô cùng khắt khe cũng như các hàng rào kỹ thuật nghiêm ngặt Về vấn đề này, bà Lưu Thị Thảo -Giám đốc Công ty CP Smart Agri Việt Nam đánh giá, “nếu không có hệ thống hàng rào bảo vệ hàng hóa xuất khẩu, thậm chí cả hàng tiêu thụ nội địa thì nền sản xuất, xuất khẩu sẽ chênh vênh, thiếu bền vững Việt Nam cần xây dựng một cơ chế, hệ thống đối phó với các hàng rào thương mại của nước ngoài một cách phù hợp và hiệu quả, góp phần nâng cao khả năng tiếp cận và năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế Hệ thống này cũng cần chú trọng công tác dự báo
và phát hiện kịp thời các quy định kỹ thuật của các nước cản trở thương mại của Việt Nam”
Do đó, để cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu giá rẻ nhiều khả năng chiếm lĩnh thị trường trong nước, trước hết, các doanh nghiệp cần tập trung tận dụng cơ hội để giảm chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí gia nhập thị trường nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ Ngay từ bây giờ các doanh nghiệp trong nước vẫn còn kịp để tận dụng lợi thế sân nhà, đầu tư sản xuất hàng hóa có tính cạnh tranh không chỉ giá cả mà còn chất lượng và còn có thể vươn ra thị trường bên ngoài
Trang 10Câu 3 Anh ( chị) vui lòng đề xuất ít nhất 1 rào cản cho hàng hoa quả của Thái Lan? ( quả Nhãn Thái Lan/ Na Thái Lan)
Nhãn Thái Lan là một trong những đối thủ cạnh tranh lớn nhất của nhãn Việt Nam trên thị trường quốc tế Nhãn Thái Lan có ưu thế về chất lượng, giá cả, tiêu chuẩn và thương hiệu Nhãn Thái Lan cũng được hưởng lợi từ các hiệp định thương mại tự do và sự hỗ trợ của chính phủ Những yếu tố này đã ảnh hưởng tiêu cực đến nhãn Việt Nam, khiến cho sản lượng xuất khẩu giảm sút, thị phần mất dần
và thu nhập nông dân giảm
Một số rào cản có thể đề xuất cho mặt hàng nhãn Thái Lan khi nhập khẩu vào Việt Nam là:
- Yêu cầu nhãn Thái Lan phải đạt các tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm như tiêu chuẩn GMP, HACCP, BRC, IFS và ISO 22000 là các tiêu chuẩn dựa trên những nguyên tắc cơ bản về kiểm soát sản xuất liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm Các tiêu chuẩn này cũng đưa ra những quy định cho những hoạt động khác như kiểm soát lưu trữ, vận chuyển, kiểm tra và phương pháp bán lẻ sản phẩm hiệu quả Thứ hai là tiêu chuẩn bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường
- Hạn chế số lượng và thời gian nhập khẩu nhãn Thái Lan Đặc biệt là vào mùa thu hoạch nhãn trong nước (khoảng thời gian: tháng 7-9 dương lịch) không tiếp nhận nhập khẩu nhãn từ Thái Lan để đẩy mạnh tiêu thụ nhãn nội địa
- Yêu cầu Nhãn Thái phải đăng ký nhãn mác với những thông tin rõ ràng Những nội dung cụ thể bao gồm: Tên và nhãn hiệu sản phẩm (bao gồm cả tên sản phẩm và tên thương mại); Số giấy phép đăng ký; Tên và địa chỉ nhà sản xuất; Tên
và địa chỉ nhà nhập khẩu; Ngày sản xuất và ngày hết hạn sử dụng sản phẩm; Số lượng và trọng lượng tịnh; Hướng dẫn sử dụng, trên nhãn mác phải ghi rõ tỷ lệ phần trăm của lượng cồn có trong sản phẩm đó, những cảnh báo về tác hại đến sức khỏe khi sử dụng sản phẩm (nếu có), và phải in bằng tiếng Việt
- Thực hiện các quy định kiểm dịch thực vật nghiêm ngặt Quy định kiểm dịch thực vật là các biện pháp được thực hiện nhằm ngăn chặn sự xâm nhập và lây lan của sâu bệnh hại trong các sản phẩm nông nghiệp Điều này có thể bao gồm các quy trình kiểm tra và chứng nhận rộng rãi Những quy định này có thể đóng vai trò
là rào cản vì chúng có thể làm tăng chi phí và thời gian cần thiết để nhập khẩu nhãn của Thái Lan vào Việt Nam, khiến các nhà cung cấp Thái Lan khó thâm nhập thị trường hơn
Trang 11- Đặt ra các yêu cầu về sản phẩm nhãn qua chế biến mới, có giá trị cao đối đối vs Thái Lan thay vì chỉ nhập khẩu nhãn tươi, nhãn sấy
Những rào cản này có thể giúp bảo vệ lợi ích của ngành trồng nhãn Việt Nam, tuy nhiên cũng có thể gây ra những hậu quả không mong muốn, như làm tăng giá thành của nhãn Thái Lan, làm giảm sự đa dạng của thị trường, vi phạm các cam kết thương mại quốc tế, v.v Do đó, cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng trong việc lựa chọn
áp dụng các rào cản này
Trang 12Câu 4 Tóm tắt lại cẩm nang hướng dẫn thực hành cho Người sản xuất
và xuất khẩu Châu Á ( FAO)
Phần 1: Các quy định kỹ thuật và kiểm soát nhập khẩu
Tập trung vào 3 nước có thị trường nhập khẩu hàng đầu thế giới là Hoa Kỳ,
EU, Nhật Bản Các quy định kỹ thuật và kiểm soát nhập khẩu là Chất lượng thương mại, ghi nhãn mác; An toàn thực phẩm; Kiểm dịch thực vật; Khai báo Hải quan Thị trường Châu Á – Thái Bình Dương đã mở ra các cơ hội hấp dẫn cho các nhà xuất khẩu của Châu Á Để nắm bắt và đáp ứng được các quy định nhập khẩu tại Châu Á – Thái Bình Dương, nhà xuất khẩu có thể tìm hiểu qua chính phủ nước mình hoặc phòng Kinh tế/Thương mại của Đại sứ quán các nước nhập khẩu Nhằm giúp đỡ các nhà xuất khẩu hiểu rõ hơn và tuân thủ các quy định, một số tổ chức quốc tế và quốc gia đặt trụ sở tại các nước Châu Á
Phần 2: Chứng nhận tự nguyện
1 Giới thiệu về chứng nhận tự nguyện:
Là chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm và hàng hóa với tiêu chuẩn theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân Chương trình chứng nhận tồn tại mang đến nhiều cơ hội cho người sản xuất và đảm bảo cho sức khỏe người tiêu dùng Giấy chứng nhận dùng để chứng minh, phân biệt, tăng cường thâm nhập thị trường của sản phẩm Có
2 loại chi phí chứng nhận là chi phí đáp ứng một tiêu chuẩn để được chứng nhận và chi phí cấp giấy chứng nhận
2 Chứng nhận về môi trường
Nông nghiệp hữu cơ là một phương pháp sản xuất mà quản lý trang trại và môi trường trong trang trại như một hệ thống đơn lẻ
Chứng nhận ISO 14001: được đưa ra để giúp thực thi hệ thống quản lý môi trường áp dụng cho các tổ chức tư nhân và nhà nước
3 Chứng nhận xã hội
Công bằng thương mại dựa trên cơ sở được người sản xuất trả công xứng đáng
SA8000 là một chương trình cấp chứng nhận tự nguyện tư nhân về khoảng không làm việc, chương trình này được xây dựng bởi tổ chức phi chính phủ Trách nhiệm xã hội Quốc tế (SAI) với mục đích tạo ra các điều kiện làm việc tốt hơn
4 An toàn thực phẩm và chứng nhận thực hành tốt
Trang 13Hệ thống siêu thị Châu Âu đang đòi hỏi các nhà cung cấp phải có chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm tư nhân như GLOBALGAP, BRC và IFS Tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (GAP) và Chứng nhận thực hành sản xuất tốt
là tiêu chuẩn hoàn chỉnh nhất
5 Chứng nhận chất lượng thực phẩm đặc trưng
Chỉ dẫn địa lý (GAP) và Chứng nhận Halal giúp phân biệt các sản phẩm có đặc tính chất lượng riêng biệt nổi bật, hoặc chứng nhận do Đạo Hồi cho phép
6 Chứng nhận cửa hàng thuỷ sản ở Châu Á
Tiểu ban Nuôi trồng thủy sản (COFI/AQ), FAO và Mạng lưới các trung tâm nuôi trồng thủy sản ở Châu Á – Thái Bình Dương (NACA) đã đề xuất xây dựng các hướng dẫn về chứng nhận nuôi trồng thủy sản giúp đảm bảo chứng nhận nuôi trồng thuỷ sản được tiến hành đáng tin cậy