1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài thảo luận mô hình phát triển du lịch sinh thái ở một địa phương ở nước ta cù lao chàm hội an

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Khái niệm du lịch bền vữngTrên thế giới: Theo World Conservation Union 1996: “ Du lịch bền vững là việc di chuyển và tham quan đến các vùng tự nhiên một cách có trách nhiệm với môi trườn

Trang 1

8 Nguyễn Thị Huệ

Hà Nội, 10/2022

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH SINH THÁI VÀ MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI 3CHƯƠNG II: MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở CÙ LAO CHÀM 8CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DU LỊCH SINH THÁI CÙ LAO CHÀM TRONG THỜI GIAN QUA 13KẾT LUẬN 15TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Từ những năm 80 trở lại đây, du lịch sinh thái đã phát triển như một hiện tượng, xu thếđược quan tâm của nhiều quốc gia, tổ chức và nó đã trở thành vấn đề phát triển toàn cầu khi Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đưa ra thông điệp “Du lịch sinh thái – chìa khóa để phát triển du lịch bền vững” Thực tế phát triển ở nhiều nước cho thấy việc tập trung phát triển du lịch thiên nhiên hay du lịch sinh thái đang là một ngành kinh doanh sinh lợi, nhiều triển vọng phát triển và đóng vai trò quan trọng trong thu hút ngoại tệ Theo tính toán của UNWTO, số lượng khách du lịch quốc tế năm 2007 tham gia loại hình du lịch sinh thái chiếm khoảng 7% tổng số khách quốc tế trên phạm vi toàn cầu Con số này đến nay vẫn không ngừng tăng lên.

Việt Nam được đánh giá là đất nước giàu tiềm năng cho phát triển du lịch sinh thái Cónhiều vườn quốc gia, khu bảo tồn đã được khai thác phục vụ phát triển du lịch Cùng với đó là việc xây dựng các mô hình phát triển du lịch sinh thái như du lịch miệt vườn,mô hình trang trại sinh thái…trở nên phổ biến hơn thu hút được rất nhiều khách du lịch Không những đem lại hiệu quả cho ngành du lịch mà nó còn tác động tích cực trong công tác bảo vệ môi trường, đóng góp cho bảo tồn tài nguyên du lịch của đất nước.

Với đề tài “Mô hình phát triển du lịch sinh thái ở một địa phương ở nước ta”, nhóm 2 chúng em đã quyết định lựa chọn khu du lịch sinh thái Cù Lao Chàm – Hội An để làm địa điểm cho đề tài nghiên cứu, chúng em đã cập nhật những số liệu, thông tin chi tiết, chính xác và mang tính cập nhật mới nhất để sử dụng làm tài liệu cho đề tài thảo luận nhóm lần này.

Trang 4

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH SINH THÁI VÀ MÔ HÌNHPHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI

1.1 Cơ sở lý luận về du lịch bền vững.1.1.1 Khái niệm du lịch bền vững

Trên thế giới: Theo World Conservation Union (1996): “ Du lịch bền vững là việc di chuyển và tham quan đến các vùng tự nhiên một cách có trách nhiệm với môi trường để tận hưởng và đánh giá cao tự nhiên ( và tất cả những đặc điểm văn hóa kèm theo, cóthể là trong quá khứ và cả hiện tại) theo cách khuyến cáo về bảo tồn, có tác động thấp từ du khách và mang lại những lợi ích cho sự tham gia chủ động về kinh tế- xã hội củacộng đồng địa phương.”

Ngoài ra còn có một số khái niệm về du lịch bền vững khác như của Luc Hens (1998); Chương trình “Xóa đói giảm nghèo bằng du lịch” của Hợp phần đào tạo cơ bản, Giơ-ne-vơ, WTO 2009; Cộng đồng Du lịch lữ hành Thế giới (WTTC) và Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO); …

Tại Việt Nam: Theo Điều 4 Luật Du lịch (2017): Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng như cầu về du lịch của tương lai.”

1.1.2 Mục tiêu của du lịch bền vững

Hiệu quả kinh tế: Đảm bảo tính hiệu quả kinh tế và tính cạnh tranh để các doanh nghiệp và các điểm du lịch có khả năng tiếp tục phát triển phồn thịnh và đạt lợi nhuận lâu dài.

Phát triển cho địa phương: Tăng tối đa đóng góp của du khách đối với sự phát triển thịnh vượng của nền kinh tế địa phương tại các điểm du lịch, khu du lịch, baogồm phần tiêu dùng của khách du lịch được giữ lại tại địa phương.

Tạo ra việc làm và nâng cao mức thu nhập: Tăng cường số lượng và chất lượng việc làm tại địa phương do ngành Du lịch tạo ra và được ngành Du lịch hỗ trợ, không có sự phân biệt đối xử về giới và các mặt khác.

Công bằng xã hội: Cần có sự phân phối lại lợi ích kinh tế và xã hội thu được từ hoạt động du lịch một cách công bằng và rộng rãi cho tất cả những người trong cộng đồng đáng được hưởng.

Đáp ứng sự thỏa mãn của khách du lịch: Cung cấp những dịch vụ an toàn, chất lượng thỏa mãn tối đa các nhu cầu của du khách.

Nâng cao vai trò chức năng của đơn vị tổ chức du lịch: Thu hút và trao quyền cho cộng đồng địa phương xây dựng kế hoạch và đề ra các quyết định về quản lý và phát triển du lịch, có sự tham khảo tư vấn của các bên liên quan.

Trang 5

An sinh xã hội: Duy trì và tăng cường chất lượng cuộc sống của người dân địa phương, bao gồm cơ cấu tổ chức xã hội và cách tiếp cận các nguồn tài nguyên, hệ thống hỗ trợ đời sống, tránh làm suy thoái và khai thác quá mức môi trường cũng như xã hội dưới mọi hình thức.

Bảo tồn các giá trị văn hóa: Tôn trọng và tăng cường giá trị các di sản lịch sử, bản sắc văn hóa dân tộc, truyền thống và những bản sắc đặc biệt của cộng đồng dân cưđịa phương tại các điểm du lịch.

Bảo vệ tự nhiên: Duy trì và nâng cao chất lượng của cảnh vật, kể cả ở nông thôn cũng như thành thị, tránh để môi trường xuống cấp.

Sử dụng hiệu quả các nguồn lực: Giảm thiểu mức sử dụng những nguồn tài nguyên quý hiếm và không thể tái tạo được trong việc phát triển và triển khai các cơ sở, phương tiện và dịch vụ du lịch

Bảo vệ môi trường: Giảm thiểu ô nhiễm không khí, nước, đất và rác thải từ du khách và các hãng du lịch.

1.1.3 Nguyên tắc của du lịch bền vững

Khai thác sử dụng nguồn lực một cách hợp lý: Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn và thị trường… ở cả trong nước và ngoài nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển du lịch Việc sử dụng, bảo tồn bền vững tài nguyên thiên nhiên văn hóa xã hội là hết sức cần thiết đảm bảo cho sự phát triển lâu dài, khai thác phục vụ hoạt động du lịch dựa trên sự tính toán nhu cầu hiện tại.

Giảm thiểu sự tiêu thụ quá mức tài nguyên thiên nhiên: Việc tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên ở mức vừa đủ một mặt giúp cho việc phục hồi tài nguyên thiên nhiên, mặt khác giảm chất thải ra môi trường Các tài nguyên thiên nhiên cần được quy hoạch, quản lý tránh sự khai thác một cách ồ ạt hoặc phát triển nóng.

Duy trì bảo tồn sự đa dạng thiên nhiên, xã hội và nhân văn: Cần trân trọng tính đa dạng của thiên nhiên, xã hội, môi trường của điểm đến, đảm bảo nhịp độ, quy mô và loại hình phát triển du lịch, để bảo vệ tính đa dạng của văn hóa địa phương Xem xét quy mô và sức chứa của mỗi vùng, giám sát chặt chẽ các hoạt động du lịch đối với động thực vật, lồng ghép các hoạt động du lịch vào các hoạt động của cộng đồng dân cư, ngăn ngừa sự thay thế các ngành nghề truyền thống lâu đời bằng các ngành nghề hiện đại Phát triển du lịch phù hợp với văn hóa bản địa, phúc lợi xã hội, nhu cầu của sự phát triển, đảm bảo quy mô, tiến độ của các loại hình du lịch nhằm gia tăng sự hiểu biết lẫn nhau giữa du khách và dân cư sở tại

Phát triển du lịch phải đặt trong quy hoạch tổng thể của kinh tế xã hội: Sự tồn tại lâu dài của ngành Du lịch phải nằm trong khuôn khổ chiến lược của quốc gia,

Trang 6

vùng, địa phương về kinh tế - xã hội Để đảm bảo sự phát triển, ngành Du lịch cần phải tính tới nhu cầu trước mắt của cả người dân và du khách, trong quy hoạch cầnphải thống nhất các mặt kinh tế - xã hội, môi trường, tôn trọng chiến lược của quốc gia, vùng, lãnh thổ, địa phương Phát triển ngành Du lịch phải phù hợp với địa phương, phù hợp với quy hoạch mà địa phương giao cho, sự phát triển đó mới bền vững và lâu dài.

Phát triển du lịch phải hỗ trợ kinh tế cho địa phương: Với tính đặc thù liên ngành, phát triển bền vững không phải chỉ riêng nó mà kéo theo nhiều lĩnh vực khác Trong lĩnh vực du lịch, việc hỗ trợ cho ngành nghề khác không chỉ các doanh nghiệp trực tiếp tham gia hoạt động du lịch mà còn hỗ trợ rất nhiều doanh nghiệp gián tiếp tham gia vào hoạt động này, từ đó dẫn đến hỗ trợ kinh tế cho địa phương.

Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương vào phát triển bền vững du lịch: Việc tham gia của cộng đồng địa phương là một nhân tố đảm bảo cho phát triển dulịch bền vững Khi cộng đồng địa phương được tham gia phát triển du lịch sẽ tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi cho du lịch, vì sự tham gia của cộng đồng địa phương sẽ gắn quyền lợi và trách nhiệm của mỗi cư dân đối với sự phát triển chung của dulịch.

Lấy ý kiến của nhân dân và các đối tượng có liên quan: Tham khảo ý kiến của các bên liên quan và cộng đồng dân cư, các tổ chức trong và ngoài nước, phi chính phủ, chính phủ với các ý kiến cho dự án, là nguyên tắc quan trọng trong việc phát triển du lịch bền vững Chia sẻ lợi ích của các bên nhằm mục đích hài hòa về lợi ích trong quá trình thực hiện.

Chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực: Với phát triển du lịch bền vững, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ vô cùng cần thiết Lực lượng lao động trong lĩnh vực du lịch đang thiếu hụt một lượng rất lớn, lao động được đào tạo có trình độ chuyên môn chưa đáp ứng được nhu cầu chung của ngành Một lực lượng lao động đào tạo kỹ năng thành thạo, không những mang lại lợi ích về kinh tế cho ngành mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch.

Coi trọng công tác nghiên cứu khoa học ngành Du lịch: Để du lịch trở thành ngànhkinh tế chuyên nghiệp, hiện đại và bền vững, hoạt động nghiên cứu khoa học đóngvai trò quan trọng trong việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đào tạo vàthực hiện hoạt động phát triển du lịch Các thành tựu khoa học công nghệ về du lịch trong các lĩnh vực thời gian qua đã trở thành những nền tảng khoa học quan trọng với tính ứng dụng thực tiễn cao, góp phần vào sự phát triển của ngành công nghiệp du lịch.

1.2 Cơ sở lý luận về du lịch sinh thái1.2.1 Định nghĩa du lịch sinh thái

Trang 7

Định nghĩa của Việt Nam về du dịch sinh thái: “ Du lịch sinh thái là loại hình dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương.”Du lịch sinh thái hướng đến các điểm thiên nhiên, dựa vào thiên nhiên, hòa vào thiên nhiên, bao gồm tìm hiểu, nghiên cứu thiên nhiên và văn hóa bản địa cộng đồng, bảo tồn tài nguyên môi trường và cải thiện phúc lợi cho người dân địa phương Tài nguyêndu lịch sinh thái chính là các giá trị tự nhiên thể hiện trong 1 hệ sinh thái cụ thể và các giá trị văn hóa bản địa tồn tại và phát triển không tách rời hệ sinh thái tự nhiên đó Du lịch bền vững không làm giảm nguồn lực của thiên nhiên.

1.2.2 Các loại hình du lịch sinh thái.

Du lịch sinh thái gồm nhiều loại hình khác nhau, cụ thể là: Du lịch thiên nhiên(Nature Tourism), Du lịch dựa và thiên nhiên ( Nature- Based Tourism), Du lịch môi trường (Environmental Tourism), Du lịch nhạy cảm ( Sensitized Tourism), Du lịch nhà tranh (Cottage Tourism), Du lịch bền vững ( Suistainable Tourism), Du lịch đặc thù (Particular Tourism), Du lịch xanh ( Green Tourism), Du lịch mạo hiểm ( Adventure Tourism), Du lịch bản xứ ( Indigenous Tourism ), Du lịch có trách nhiệm (ResponsibleTourism), …

Ở Việt Nam, loại hình Du lịch thiên nhiên ( Nature Tourism) hay Du lịch dựa vào thiên nhiên ( Nature- Based Tourism) hiện đang được nhiều du khách ưa chuộng Bên cạnh đó còn có các loại hình du lịch sinh thái như : dã ngoại, leo núi, đi bộ trong rừng, du thuyền, săn bắt, câu cá,…

1.2.3 Các đặc điểm cơ bản của du lịch sinh thái

Giúp thỏa mãn về nhu cầu trải nghiệm cảnh quan thiên nhiên đối với du kháchCó nhiều trò chơi dân gian vô cùng hấp dẫn

Loại hình du lịch thân thiện và rất gần gũi với thiên nhiênChi phí dành cho các tour du lịch sinh thái phải chăngGiúp hỗ trợ về bảo tồn hệ sinh thái

Hỗ trợ việc phát triển cộng đồng địa phương1.3 Mô hình phát triển du lịch sinh thái

1.3.1 Về trụ cột kinh tế: Giúp tăng trưởng kinh tế bền vững của ngành du lịch.Tạo ra nhiều nguồn doanh thu mới ( Đa dạng hóa về kinh tế)

Thúc đẩy phát triển kinh tế nông thônKhuyến khích đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng

Trang 8

Hỗ trợ kinh tế địa phươngTăng trưởng cơ hội việc làm

Phát triển thị trường cho sản phẩm địa phương

1.3.2 Về trụ cột xã hội: Tăng trưởng kinh tế bền vững đồng thời thúc đẩy tiến bộ, công bằng xã hội ngày càng cao và gắn liền với bảo tồn, phát huy các giá trị vănhóa bản địa.

Đảm bảo mức độ hài lòng và lợi ích cho xã hộiĐảm bảo sự tham gia các bên trong việc ra quyết địnhKhuyến khích sự công bằng giữa các thế hệTôn trọng văn hóa địa phương

Phát triển chất lượng cuộc sống cho địa phươngThúc đẩy nghiên cứu khoa học

Thúc đẩy sự thấu hiểu giữa du khách và người dân địa phương

Tượng đài, di sản văn hóa, nhóm dân tộc, đời sống băn hóa bản địa, dân cư bản địa.

1.3.3 Về trụ cột môi trường: Tăng trưởng kinh tế bền vững gắn với việc bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái và phát triển nguồn tài nguyên có thể tái sinh.

Trang 9

CHƯƠNG II: MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở CÙ LAOCHÀM

2.1 Khái quát v Cù Lao Chàm.ề2.1.1 Đặc điểm của Cù Lao Chàm.

Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái:

Cù Lao Chàm – Hội An được xem là mô –t điểm du lịch quan trọng trên tuyến hành langdi sản Hô –i An - Mỹ Sơn - Cù Lao Chàm Được thừa hưởng sự đa dạng các hệ sinh tháivùng cửa sông, ven bờ và hải đảo Các bãi sậy, cồn cát, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, rạn san hô, quần cư rong biển, rừng nguyên sinh, cũng như cảnh quan trên cạn, dưới nước đã và đang mang lại cho nơi đây sự giàu có các dịch vụ sinh thái, tạo tiền đề pháttriển kinh tế xã hội địa phương, đặc biệt là hình thức du lịch sinh thái của cộng đồng.Tiềm năng này đã được phát huy và thể hiện rõ từ khi Phố cổ Hội An được UNESCO công nhận danh hiệu “Di sản văn hóa thể giới” (1999) và đặc biệt là danh hiệu Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm – Hội An (2009) Số khách du lịch đến thành phố Hội An gia tăng mô –t cách nhanh chóng.

2.1.2 Khái quát về tài nguyên du lịch sinh thái ở Cù Lao Chàm

Về động thực vật nơi đây, Cù Lao Chàm với hệ sinh thái phong phú, gồm: 1.549 ha rừng tự nhiên và 5.175 ha mặt nước Nơi đây có nhiều hệ sinh thái quan trọng như: rạnsan hô, thảm cỏ biển, thảm rong biển với nhiều giá trị nổi bật về đa dạng sinh học Vớikhoảng 311 ha rạn san hô, 500 ha thảm cỏ biển với nhiều loài hải sản có giá trị Theo kết quả nghiên cứu gần đây nhất, các nhà khoa học đã xác định được ở Cù Lao Chàm có khoảng 277 loài san hô tạo rạn thuộc 40 giống và 17 họ; 270 loài cá thuộc 105 giống, 40 họ; 5 loài tôm hùm; 97 loài nhuyễn thể và rất nhiều loài có giá trị về mặt sinh thái, giá trị kinh tế và cảnh quan (Nguyễn Văn Long, 2008).

Kết quả nghiên cứu hệ sinh rừng tại Cù Lao Chàm đã phát hiện và thống kê được 288 loài cây thuộc 107 họ thực bậc cao được xác định là nằm trong danh mục cây thuốc (Nguyễn Văn Tập, 2005) Bên cạnh những tài nguyên sinh vật biển và rừng kể trên, Cù

Trang 10

Lao Chàm còn có đặc sản là Yến sào, mang lại nguồn lợi kinh tế khá lớn cho địa phương.

Bên cạnh một hệ sinh thái phong phú, khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm còn ẩn chứa trong mình các nền văn hóa từ xa xưa để lại như: Sa Huỳnh, Chămpa, Đại Việt Với các di tích đã được khai quật đã chứng minh mối quan hệ, giao lưu giữa Cù Lao Chàm với các nước trong khu vực và là điểm neo đậu của các thương thuyền quốc tế trong hành trình con đường tơ lụa trên biển thành từ thế kỷ XIII.

Trong những năm gần đây, Cù Lao Chàm được biết đến như một trong những điểm tham quan thú vị của du khách Phong cảnh hữu tình cùng với lòng hiếu khách của người dân địa phương miền biển đảo đã và đang thu hút được tình cảm của du khách khắp nơi.

Bên cạnh một hệ sinh thái phong phú, Cù Lao Chàm còn mang trong mình các giá trị văn hóa lịch sử lâu đời Những di tích nổi tiếng như Chùa Hải Tạng, Giếng Chăm xómCấm, Miếu tổ nghề Yến… Là những minh chứng cho sự hưng thịnh của người Chăm và người Việt cổ cách đây hàng ngàn năm Trong đó, có 7 di tích được Nhà nước côngnhận là di tích cấp quốc gia (2007) Với những di tích này cùng với đời sống của ngườidân, du khách có thể cảm nhận được nền văn hóa đương đại kết hợp hài hòa cùng với văn hóa Chămpa và văn hóa cổ xưa của người Việt Nam.

Với lợi thế trên, và nhất là khi Cù Lao Chàm được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới, Cù Lao Chàm đã thu được một lượng lớn du khách, cả trong nước và quốc tế Tuy nhiên, lợi nhuận thu được từ hoạt động du lịch chưa thực sự góp phần cải thiện cuộc sống của người dân địa phương và đóng góp tích cực cho công tác bảo tồn tài nguyên.

2.2 Mô hình phát triển du lịch sinh thái ở Cù Lao Chàm2.1.3 Thực trạng phát triển du lịch sinh thái ở Cù Lao Chàm

Lượt khách du lịch

(lượt) 400.000 360.000 353.000 415.000 440.000

Ngày đăng: 22/05/2024, 08:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w