1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ứng dụng phần mềm microstation v8i và gcadas thành lập bản đồ địa chính tờ số 28 tỷ lệ 1 500 phường thạch bàn quận long biên thành phố hà nội

83 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 2,84 MB

Cấu trúc

  • PHẦN 1. MỞ ĐẦU (11)
    • 1.1. Tính cấp thiết (11)
    • 1.2. Mục tiêu đề tài (12)
    • 1.3. Ý nghĩa (12)
  • PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU (14)
    • 2.1. Tổng quan về bản đồ địa chính (14)
      • 2.1.1. Khái niệm về địa chính, bản đồ địa chính (14)
      • 2.1.2. Mục đích thành lập bản đồ địa chính (15)
      • 2.1.3. Nội dung bản đồ địa chính (15)
      • 2.1.4. Yêu cầu cơ bản với bản đồ địa chính (17)
      • 2.1.5. Cơ sở toán học của bản đồ địa chính (18)
      • 2.1.6. Yêu cầu độ chính xác (25)
      • 2.1.7. Phương pháp thành lập bản đồ địa chính (26)
    • 2.2. Cơ sở pháp lý thành lập bản đồ địa chính (30)
    • 2.3. Giới thiệu phần mềm Microstation V8i và phần mềm Gcadas (31)
      • 2.3.1. Phần mềm Microstation V8i (31)
      • 2.3.2. Phần mềm Gcadas (33)
    • 2.4. Cơ sở thực tiễn (35)
      • 2.4.1. Tình hình đo đạc bản đồ địa chính ở các tỉnh (35)
      • 2.4.2. Tình hình đo vẽ bản đồ địa chính ở phường Thạch Bàn (36)
  • PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (37)
    • 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (37)
      • 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu (37)
      • 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu (37)
    • 3.2. Địa điểm nghiên cứu và thời gian tiến hành (37)
      • 3.2.1. Địa điểm nghiên cứu (37)
      • 3.2.2. Thời gian tiến hành (37)
    • 3.3. Nội dung nghiên cứu (37)
      • 3.3.1. Điều tra cơ bản (37)
      • 3.3.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai (38)
      • 3.3.3. Thành lập bản đồ địa chính phường Thạch Bàn (38)
      • 3.3.4. Thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp (38)
    • 3.4. Phương pháp nghiên cứu (38)
      • 3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu (38)
      • 3.4.2. Phương pháp xử lí số liệu và trình bày báo cáo (39)
      • 3.4.3. Phương pháp kiểm tra, đối soát và so sánh thực địa (39)
      • 3.4.4. Phương pháp xây dựng bản đồ (39)
  • PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (40)
    • 4.1. Điều tra cơ bản (40)
      • 4.1.1. Khảo sát điều kiện tự nhiên (40)
      • 4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội năm 2022 (41)
    • 4.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất (45)
      • 4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất (45)
      • 4.2.2. Tình hình quản lý đất đai (46)
      • 4.2.3. Khảo sát lưới khống chế đo vẽ và đo đạc chi tiết (47)
      • 4.2.4. Số liệu lưới khống chế đo vẽ của khu vực nghiên cứu (49)
    • 4.3. Ứng dụng phần mềm MicroStation V8i và gCadas thành lập bản đồ địa chính phường Thạch Bàn, quận Long Biên, thành phố Hà Nội (51)
      • 4.3.1. Nhập dữ liệu trị đo vào máy (51)
      • 4.3.2. Nhập số liệu đo đạc (54)
      • 4.3.3. Hiển thị sửa chữa số liệu đo (56)
      • 4.3.4. Thành lập bản vẽ (58)
      • 4.3.5. Kết nối với cơ sở dữ liệu bản đồ (59)
      • 4.3.6. Tìm, sửa lỗi dữ liệu (60)
      • 4.3.8. Chia mảnh bản đồ (63)
      • 4.3.9. Thực hiện trên 1 mảnh bản đồ (64)
      • 4.3.10. Kiểm tra và nghiệm thu các tài liệu (74)
    • 4.4. Những thuận lợi, khó khăn và đề xuất các biện pháp khắc phục (75)
      • 4.4.1. Thuận lợi (75)
      • 4.4.2. Khó khăn (75)
      • 4.4.3. Đề xuất các biện pháp khắc phục (76)
  • PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (77)
    • 5.1. Kết luận (77)
    • 5.2 Kiến nghị (78)

Nội dung

- Trong thực tế: + Ứng dụng phần mềm Microstation V8i cùng gCadas vào quy trình thành lập bản đồ địa chính giúp cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai được chặt chẽ, đầy đủ và chính xá

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu Đo vẽ chi tiết thành lập bản đồ địa chính bằng việc ứng dụng phần mềm Microstation V8i và Gcadas

Thành lập bản đồ địa chính phường Thạch Bàn, mảnh BĐĐC tờ 28 phường Thạch Bàn quận Long Biên thành phố Hà Nội

Phạm vi không gian: tiến hành đo đạc, thành lập mảnh bản đồ địa chính tờ 28 phường Thạch Bàn quận Long Biên thành phố Hà Nội.

Địa điểm nghiên cứu và thời gian tiến hành

3.2.1 Địa điểm nghiên cứu Địa điểm nghiên cứu: phường Thạch Bàn, quận Long Biên, thành phố

Hà Nội Địa điểm thực tập: Công ty XNPT CÔNG NGHỆ TRẮC ĐỊA BẢN ĐỒ

- Thời gian thực hiện đề tài: 10/6/2023 đến 5/11/2023

Nội dung nghiên cứu

3.3.1 Điều tra cơ bản a Tài nguyên thiên nhiên, điều kiện tự nhiên

- Thủy văn b Điều kiện kinh tế - xã hội

- Điều kiện kinh tế bao gồm: Tốc độ phát triển kinh tế, mức sống của nhân dân, thu nhập bình quân và các yếu tố khác

- Điều kiện xã hội: Số dân, số hộ

- Hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội và kỹ thuật

3.3.2 Tình hình quản lý và sử dụng đất đai a.Tình trạng sử dụng đất b.Tình hình quản lý đất đai

3.3.3 Thành lập bản đồ địa chính phường Thạch Bàn a Sơ đồ quy trình thành lập bản đồ địa chính b Công tác ngoại nghiệp đo vẽ chi tiết bản đồ địa chính c Thành lập bản đồ địa chính bằng việc ứng dụng phần mền gCadas và Microstation v8i

3.3.4 Thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp a Thuận lợi

- Thuận lợi trong quá trình thực hiện công tác thành lập Bản đồ địa chính tại phường Thạch Bàn quận Long Biên thành phố Hà Nội b Khó khăn

- Những khó khăn và vướng mắc trong thời gian thực hiện đề tài c Đề xuất giải pháp

- Đưa ra các giải pháp khắc phục

Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Phương pháp điều tra thu thập số liệu

Tại UBND phường Thạch Bàn, quận Long Biên, thành phố Hà Nội, đơn vị này đã tiến hành tìm kiếm, thu thập, thống kê dữ liệu về đất đai, điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội và dân số của khu vực.

- Thu thập những bản đồ cũ và các tài liệu liên quan

- Tìm hiểu về đặc điểm của khu đo vẽ sau đó tiến hành điều tra , khảo sát, cơ sở địa chính và địa chính ngoài thực địa để phục vụ cho công việc đo đạc thành lập bản đồ địa chính

3.4.2 Phương pháp xử lí số liệu và trình bày báo cáo Để xử lý số liệu đo chi tiết, sử dụng phần mềm trút số liệu từ máy đo toàn điện tử Leica TS02 5” vào máy tính

Xử lý dữ liệu bằng Microsoft Excel và Microsoft Word

Phương pháp xử lý số liệu: Sử dụng các phần mềm tính toán, bình sai, các phần mềm nhập, trút, chuyển đổi số liệu

3.4.3 Phương pháp kiểm tra, đối soát và so sánh thực địa

Sau khi hoàn thành tờ bản bản đồ địa chính, tờ bản đồ sẽ được in ra, lúc này ta tiến hành đi đối soát kiểm tra các thông tin trên bản đồ với thông tin ngoài thực địa, nhằm phát hiện ra những thiếu sót, sai lệch để bản đồ được hoàn thiện một cách chính xác nhất

3.4.4 Phương pháp xây dựng bản đồ Đề tài sử dụng máy toàn đạc điển tử Leica TS02 5” để đo đạc và xây dựng bản đồ địa chính bằng phần mềm Microstation V8i và Gcadas Hai phần mềm này là phần mềm thông thường được sử dụng trong lĩnh vực quản lý đất đai và địa chính để xây dựng và biên tập bản đồ địa chính Ta xử lý và soạn số liệu bằng cách trút chúng vào phần mềm chuyên dụng Sau đó, ta biên tập bản đồ địa chính cho khu vực cần nghiên cứu bằng cách sử dụng các lệnh và tính năng của phần mềm Microstation V8i và Gcadas.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Điều tra cơ bản

4.1.1 Khảo sát điều kiện tự nhiên a) Vị trí địa lý

Một trong 14 phường của quận Long Biên, thành phố Hà Nội là Thạch Bàn Vị trí gần trung tâm thành phố Hà Nội Diện tích đất tự nhiên 520,02 ha

+ Phía Bắc giáp với phường Sài Đồng

+ Phía Đông giáp với thị trấn Trâu Quỳ

+ Phía Nam giáp phường Cự Khối

+ Phía Tây giáp phường Long Biên

Hình 4.1 Vị trí phường Thạch Bàn b) Về địa hình

Phường Thạch Bàn có địa hình tương đối bằng phẳng, tọa lạc tại vị trí gần trung tâm thành phố Hà Nội, được bao quanh bởi không gian xanh mát, mang lại không khí trong lành và môi trường sống thoáng đãng cho cư dân

Với bờ sông Hồng bao quanh, cư dân địa bàn phường có cơ hội tận hưởng không gian tuyệt vời và các hoạt động ven sông thú vị c) Khí hậu

Khí hậu của phường Thạch Bàn đặc trưng bởi kiểu nhiệt đới ẩm gió mùa, với đặc điểm nóng ẩm và mưa nhiều Mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, mùa đông lạnh và ít mưa Địa phương có đủ bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông, khác biệt so với khí hậu hai miền Nam, Trung Tuy nhiên, do ảnh hưởng của biển trong những năm gần đây, thời tiết tại đây diễn biến thất thường, xuất hiện hiện tượng rét sớm, rét muộn hay nắng hạn kéo dài với nhiệt độ vượt ngưỡng kỷ lục.

Phường có vị trí địa lý thuận lợi cho việc giao thương với các tỉnh thành phía bắc vệ tinh với Hà Nội như quốc lộ 5 với 2 nhánh cao tốc 5B và quốc lộ 5A, có quốc lộ 1A chạy qua địa phận cùng với đó là hệ thống đường thuỷ thuộc khu vực sông Hồng Các tuyến đường chính như Cổ Linh, Thạch Bàn, các tuyến xe bus đi trên các trục đường này khá thuận lợi

Bên cạnh đó, toàn bộ hệ thống đường liên xã, liên thôn, ngõ xóm trên địa bàn phường đều được nhựa hóa và bê tông hóa, các tuyến đường giao thông nội đồng được cứng cáp hơn, đảm bảo cho việc đi lại được thuận tiện e) Thủy lợi

Hệ thống kênh mương thủy lợi trên địa bàn phường khá tốt có những kênh mương được kiên cố hóa Trạm bơm với công suất lớn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp tưới tiêu Hệ thống thủy lợi trên địa bàn đáp ứng tốt cho nhu cầu sản xuất và dân sinh trong khu vực

4.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế xã hội năm 2022

Thạch Bàn là phường có bề dày truyền thống văn hóa, cách mạng, năng động trong thời kỳ hội nhập, phát triển Sau 15 năm thành lập Phường (2003 – 2018), dưới sự quan tâm chỉ đạo của Quận ủy-UBND Quận, sự phối hợp của các Phòng, ban ngành, đoàn thể của Quận, sự đoàn kết nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, phường Thạch Bàn đã có sự bứt phá vươn lên, đóng góp tích cực vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, an ninh – quốc phòng của Quận

- Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm: + Đảng ủy, UBND phường đã bám sát chỉ đạo của cấp trên, ban hành các Nghị quyết, chương trình, kế hoạch nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng dịch vụ thương mại, công nghiệp, nông nghiệp nhằm không ngừng nâng cao đời sống cho nhân dân

+ Các doanh nghiệp, hộ sản xuất, kinh doanh tăng mạnh, từ khoảng 50 hộ sản xuất, kinh doanh năm 2003 đến nay đã phát triển lên đến gần 1.000 hộ (tăng gấp 20 lần) Các loại hình kinh doanh, phương thức kinh doanh được đa dạng hoá Hệ thống chợ dân sinh được phát triển theo hướng văn minh thương mại, an toàn thực phẩm Cùng với phát triển thương mại, dịch vụ, Đảng ủy, chính quyền phường lãnh đạo tiếp tục đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất

+ Cùng với việc quy hoạch xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cây trồng tập trung cho hiệu quả kinh tế cao trên diện tích hơn 17ha, duy trì hoạt động của chợ Thạch Bàn và xây dựng, đưa vào hoạt động chợ Đồng Dinh,trong đó chợ Đồng Dinh đạt chợ Văn minh thương mại (năm 2017) Qua đó đáp ứng nhu cầu giao thương của nhân dân, giải quyết việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho hộ gia đình góp phần phát triển kinh tế và tăng thu ngân sách địa phương

Tổng thu ngân sách tính đến ngày 10/9/2022 ước đạt 1.073.214.000 đồng, đạt 93,3% so với chỉ tiêu giao Thu từ phí, lệ phí đạt 122.110.000 đồng (93,9%); thu từ đất công ích và hành lang công cộng đạt 839.854.000 đồng (93,3%); thu khác đạt 111.250.000 đồng (92,7%) Công tác phối hợp thu các loại thuế, phí, lệ phí khác bao gồm: Thuế môn bài đạt 100% chỉ tiêu với số thu 140.300.000 đồng; Thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng đạt 970.000.000 đồng.

- Tình hình quản lý đất đai:

Ban đầu, công tác quản lý đất đai còn nhiều bất cập, hạ tầng kỹ thuật đô thị yếu kém, chưa đồng bộ Tuy nhiên, hiện tại tình hình đã có nhiều khởi sắc.

+ Công tác quản lý đất đai được thực hiện có trật tự UBND phường đã tiến hành rà soát, lập hồ sơ toàn bộ quỹ đất công, thực hiện công khai tại các tổ dân phố và quản lý theo quy định Đến nay, cơ bản các thửa đất trên địa bàn phường đều đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy xác nhận đăng ký đất đai

+ Được sự quan tâm của Thành phố và Quận, hệ thống hạ tầng đô thị trên địa bàn phường được đầu tư, hoàn thiện Nhiều dự án được đầu tư xây dựng như: Xây dựng mở rộng đường (Thạch Bàn, Cổ Linh, ); Xây dựng, cải tạo, nâng cấp các trường học, trạm y tế, nhà văn hoá, trụ sở phường ; Đầu tư tu bổ, tôn tạo các di tích , nhiều dự án công trình nhà ở được đầu tư xây dựng, các công trình công cộng được nâng cấp, xây mới góp phần cải thiện mỹ quan đô thị và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, tạo bộ mặt đô thị phường ngày càng khang trang, sạch đẹp, văn minh, hiện đại

Công tác giải phóng mặt bằng tập trung triển khai 44 dự án với diện tích trên 100 ha, được nhân dân đồng thuận, không có đơn thư khiếu kiện đông người Hoạt động cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng được đẩy mạnh, với 100% thửa đất đã lập hồ sơ quản lý, cấp 718 giấy chứng nhận QSD đất và 189 giấy xác nhận đăng ký đất đai Đối với đất công, đất nông nghiệp không giao, đất công ích đều được lập hồ sơ quản lý đúng quy định, không xảy ra vi phạm mới trong lĩnh vực đất đai.

Tình hình quản lý và sử dụng đất

4.2.1 Hiện trạng sử dụng đất

Phường Thạch Bàn với tổng diện tích đất tự nhiên là 520,02 ha

Bảng 4.1 Hiện trạng sử dụng đất phường Thạch Bàn

TT Loại đất Mã loại đất

Tổng diện tích đất tự nhiên 520.02 100.00

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 300.21 57.73 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 165.42 31.81

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 13.22 2.54

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 45.53 8.76

1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 12.71 2.44

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 2.32 0.45

1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 5.91 1.14

2 Đất phi nông nghiệp PNN 196.71 37.83

2.1.1 Đất ở tại đô thị ODT 96.04 18.47

2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 1.75 0.34

2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 7.35 1.41

2.2.5 Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp CSK 14.21 2.73

2.2.6 Đất có mục đích công cộng CCC 30.23 5.81

2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 0.05 0.01

2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 0.23 0.04

2.5 Đất nghĩa trang nghĩa địa nhà tang lễ nhà hỏa táng NTD 10.35 1.99

2.6 Đất sông ngòi kênh rạch suối SON 22.7 4.37 2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 3.35 0.64

3 Đất chưa sử dụng CSD 2.16 0.42

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 2.16 0.42

( Nguồn: UBND phường Thạch Bàn) 4.2.2 Tình hình quản lý đất đai

Trong thời gian qua chính quyền phường đã thực hiện tốt các nội dung đề án nâng cao năng lực quản lý nhà nước về đất đai và môi trường Điều này được thể hiện rõ qua việc địa phương đã đẩy mảnh việc khắc phục sửa chữa các sai sót về thông tin, diện tích của GCN quyền sử dụng đất đã cấp có sai lệch cho người dân UBND phường thành lập tổ hòa giải tranh chấp kết hợp với các tổ dân phố tiến hành hòa giải các tranh chấp về đất đai, ranh giới trên địa bàn

Cán bộ địa chính tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn những sai phạm liên quan đến san lấp xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp

Những hiểu biết của người dân trên địa bàn về luật đất đai còn hạn chế, những năm gần đây do ảnh hưởng của những cơn sốt đất giá đất trên địa bàn phường tăng cao đã nảy sinh nhiều tranh chấp gây mất an ninh trật tự trên địa bàn

Tỷ lệ đất phi nông nghiệp của địa phương chiếm 37,83% diện tích toàn phường nhưng tỷ lệ đất đã được cấp GCN quyền sử dụng đất rất ít, UBND phường nên có những chính sách hỗ trợ người dân cấp sổ mới để người dân an cư lập nghiệp

Trên địa bàn tình trạng người dân lấn chiếm đất công, tự ý chia tách, san lập chuyển mục đích sử dụng đất vẫn còn tồn tại, một phần vì họ chưa nắm rõ được những quy định quản lý đất đai, một phần là nắm được nhưng lợi dụng sơ hở của địa phương, tiến hành san lấp lúc trời tối Nhiều trường hợp UBND đã lập biên bản xử phạt yêu cầu hoàn trả hiện trạng nhưng người dân không chấp hành gây khó khăn trong công tác quản lý và sử dụng đất

4.2.3 Khảo sát lưới khống chế đo vẽ và đo đạc chi tiết

4.2.3.1 Khảo sát lưới khống chế đo vẽ

Sau khi kiểm tra các điểm lưới khống chế đo vẽ trên địa bàn phường Thạch Bàn, thấy rằng những điểm này vẫn còn nguyên vẹn với các vòng tròn được đánh bằng dấu sơn và đóng đinh ở tâm

4.2.3.2 Đo đạc chi tiết bằng phương pháp toàn đạc

- Quy định chung khi đo vẽ chi tiết:

Trước khi tiến hành đo vẽ chi tiết trên địa bàn địa phương cần tiến hành làm việc với chính quyền địa phương, để địa phương họp và thông báo đến tổ trưởng tổ dân phố để tổ trưởng tổ dân phố thông báo đến nhân dân, phổ biến cho nhân dân, người sử dụng đất hiểu được ý nghĩa, quyền lời của người dân để nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân trong quá trình xác định cắm mốc ranh giới

Mốc ranh giới thửa đất giữa các hộ liền kề được đánh dấu bằng cọc bê tông, cọc gỗ hoặc dấu sơn trên trường( cọc gỗ có kích thước 3cm x 3cm x 30cm) tùy vào đặc điểm của thửa đất mà ta sử dụng một trong hai phương phương pháp trên Sự phối hợp chặt chẽ giữa UBND phường, đơn vị thi công và chính quyền nhân dân địa phương là cần thiết để lập biên bản mô tả ranh giới và mốc giới thửa đất cho các hộ giáp ranh ký

Khi đo vẽ ranh giới các thửa đất, trên kết quả đo đạc thửa đất cần thể hiện rõ ranh giới pháp lý, ranh giới theo hiện trạng sử dụng và ranh giới quy hoạch( nếu có)

Với đất giao thông, thủy lợi hay các công trình khác theo dạng tuyến không khép được ranh giới thửa đất thì ranh giới trên bản đồ địa chính được xác định theo chân mái đắp hoặc theo đỉnh mái đào của công trình

Trong trường hợp có tranh chấp về ranh giới của một thửa đất, đo đạc được thực hiện theo ranh giới hiện tại, và cả hai bên ký vào phần tranh chấp của phiếu mô tả thửa đất

Các điểm đo bằng máy toàn đạc điện tử chiếm 95-98% Đối với các điểm đo chi tiết còn thiếu sẽ tiến hành đo vẽ bổ sung bằng thước đã được kiểm nghiệm hoặc giao hội cạnh

Tất cả số liệu được đo trong thực tế sẽ được nhập vào máy tính bằng phần mềm chuyên dụng sau khi ca đo kết thúc Tờ bản đồ được in ra để kiểm tra đối soát ngoài thực địa, điều chỉnh kích thước hình thể thửa đất, xã định tên chủ sử dụng và loại đất Sau đó, phần mềm Gcadas được sử dụng để biên tập và chỉnh sửa

- Các quy định đo vẽ chi tiết:

+ Phương pháp đo đạc là đo vẽ chi tiết theo phương pháp toàn đạc bằng máy toàn đạc điện tử: TC Leica TS02 5”

+ Dùng sào gương có gắn bọt thủy, đặt gương ở điểm cần đo sao cho gương ở phương thẳng đừng

+ Đặt máy đo tại đểm lướng khống chế đo vẽ, cân máy và chỉnh tia laze sao cho trùng vào tâm của điểm lưới khống chế đo vẽ Ta tiến hành đo vẽ chi tiết theo phương pháp đo tọa độ Với trường hợp các điểm mốc giới thửa đất, góc nhà bị khuất không đo trực tiếp được thì ta có thể bắn cọc phụ để đo vẽ chi tiết các điểm trên

+ Nếu trạm đo là cọc phụ thì ta để đặt máy ở trạm phụ bắn điểm định hướng về trạm đo, phát triển ra cọc phụ đó và đo kiểm tra giá trị cạnh

Ứng dụng phần mềm MicroStation V8i và gCadas thành lập bản đồ địa chính phường Thạch Bàn, quận Long Biên, thành phố Hà Nội

4.3.1 Nhập dữ liệu trị đo vào máy a) Từ phần mềm gCadas tạo File Design

Hình 4.3 Biểu tượng phần mềm gCadas

Khởi động phần mềm Gcadas sau đó xuất hiện hộp thoại Gcadas

+ Trên giao diện gCadas ta chọn Bản đồ/ Nhập số liệu đo đạc/ Tạo mới tệp DGN theo hệ quy chiếu VN2000 ta sẽ tạo được file bản đồ mới

Hình 4.4 Tạo file DGN mới

Khi bảng Tạo mới bản đồ:

+ Chọn tỉnh: tỉnh Hà Nội

+ Tệp DGN: DC 28 b) Kết nối cơ sở dữ liệu

Vào Hệ thống/ Kết nối cơ sở dữ liệu

+ Chọn tệp thuộc tính (nếu đã có)

+ Tạo mới tệp thuộc tính (nếu chưa có)

Cuối cùng chọn Thiết lập

Hình 4.5 Thiết lập kết nối dữ liệu thuộc tính c) Thiết lập đơn vị hành chính

Nhấn chọn Hệ Thống/Thiết lập đơn vị hành chính lúc này ta tiến hành chọn đơn vị hành chính đang làm việc: Thành phố Hà Nôi, quận Long Biên, phường Thạch Bàn sau đó ta chọn thiết lập để hoàn tất lập đơn vị hành chính cho file bản đồ

Hình 4.6 Thiết lập đơn vị hành chính

4.3.2 Nhập số liệu đo đạc

Từ số liệu đo đạc thô bằng máy Leica TS02 5”, các số liệu này được trút và xử lý thông qua phần mềm LEICA FlexOffice StandardFile chuyên biệt dành cho dòng máy này Bên cạnh đó, phần mềm Diachinh2014 cũng được sử dụng để xử lý số liệu Dựa trên số liệu điểm chi tiết thu được, một tệp tọa độ định dạng đuôi được tạo ra.

*.txt bằng việc sử dụng công cụ Notepad

Số liệu ta dùng để phun lên bản đồ có dạng như hình dưới đây:

Hình 4.7 Bảng tọa độ điểm chi tiết

Trên thanh công cụ chọn Bản đồ/ Nhập số liệu đo đạc/ Nhập số liệu đo từ tệp văn bản Xuất hiện hộp thoại Nhập dữ liệu toạ độ từ tệp văn bản/

Bảng Nhập dữ liệu tọa độ từ tệp văn bản xuất hiện/ Ở mục Tệp: chọn đường dẫn đến ổ chứa file tệp văn bản dữ liệu

Hình 4.8 Nhập số liệu đo đạc 4.3.3 Hiển thị sửa chữa số liệu đo

Từ giao diện thanh công cụ Gcadas ta chọn: Bản đồ/ chọn nhập số liệu đo đạc/ chọn nhập số liệu đo đạc từ tệp văn bản/ Tại phần tùy chọn ta sẽ chọn lớp(level) cho điểm, màu điểm và màu đường

Khi hiển thị mô tả giá trị đo trong Microstation v8i, cần tùy chỉnh màu sắc để nổi bật trên nền phần mềm: chọn lớp điểm, màu điểm và phông chữ tương phản với màu nền.

VD: Màu nền mặc định của Microstation V8i là màu xanh ta sẽ chọn những màu nổi bật trên nền xanh như, tím, đỏ, vàng, trắng

Sau khi đã tùy chỉnh màu sắc, phông chữ và lớp chữ cần hiển thị, tiến hành nhấn "Thiết lập" Lúc này, các điểm đo chi tiết sẽ xuất hiện trên bản vẽ với màu sắc và mức độ như người phun điểm đã thiết lập ban đầu.

Hình 4.10 Phun điểm chi tiết lên bản vẽ

Sau khi file số liệu được phun lên bản vẽ, lúc này những điểm đo chi tiết sẽ được tể hiện trên bản vẽ với các hình dấu cộng(+) từ những điểm đo chi tiết thể hiện trên bản đồ người đo đạc cần kết hợp những đặc điểm quan trọng ghi nhớ lúc đi đo và bản vẽ sơ họa thực địa sử dụng các thanh công cụ của phần mềm Microstation v8i và gCadas như vẽ đoạn thẳng, chọn lớp, chọn màu cho các đội tượng cạnh để tiến hành nối các điểm đo chi tiết thành các thửa đất khép kín hoặc các tuyến đường có hình dáng như bên ngoài thực địa

Hình 4.11 Thanh công cụ Drawing

Sử dụng thanh công cụ Drawing trong cửa sổ Tasks của phần mềm Microstation v8i và gCadas, các điểm đo chi tiết khu đo phường Thạch Bàn được nối lại với nhau dựa trên bản sơ họa thửa đất Sau đó, bản vẽ khu đo chi tiết phường Thạch Bàn được hoàn thành, thể hiện rõ hình dáng, vị trí của các thửa đất, tuyến đường giao thông và các đặc điểm của khu đo với độ chính xác cao so với hiện trạng ngoài thực địa.

Hình 4.12 Một góc bản đồ khi được nối thành thửa đất từ điểm

4.3.5 Kết nối với cơ sở dữ liệu bản đồ

Trên thanh công cụ Gcadas ta chọn/ Hệ thống/ chọn kết nối CSDL

Sau khi bảng thiết lập kết nối dữ liệu thuộc tính hiện lên ta sẽ chọn đường dẫn đến tệp chứa dữ liệu thuộc tính, sau khi chọn song ta chọn Thiết lập để tiến hành thiết lập cơ sở dữ liệu

Bước quan trọng để tạo tâm thửa và vùng là tìm và sửa lỗi bản đồ Sau khi kết nối cơ sở dữ liệu bản đồ, cần tìm lỗi để thực hiện các bước tiếp theo như đánh số thử, tính diện tích.

4.3.6 Tìm, sửa lỗi dữ liệu

Topology là mô hình lưu trữ dữ liệu không gian đã được chuẩn hóa, cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực lập bản đồ vì nó có thể lưu trữ nhiều thông tin đa dạng như vị trí địa lý, mô tả, hình dạng và kích thước của các đối tượng Ngoài ra, Topology còn mô tả các mối quan hệ không gian phức tạp giữa chúng như liền kề, nối nhau hay đè lên nhau.

Chức năng này rất quan trọng đối với công việc xây dựng bản đồ bởi sau khi sửa, tạo vùng thì Topology là mô hình sẽ phụ trách việc tự động tính diện tích, đây là dữ liệu đầu vào của các chức năng thành lập bản đồ địa chính, tạo hồ sơ thửa đất a) Tìm lỗi dữ liệu

Trên thanh công cụ gCadas, chọn "Bản đồ" > "Topology" > "Tìm lỗi dữ liệu" Trong cửa sổ tìm lỗi dữ liệu, lựa chọn các lớp cần kiểm tra và các lỗi cần tìm Sau đó, nhấn "Chấp nhận" để thực hiện tìm kiếm lỗi.

Hình 4.14 Tìm lỗi dữ liệu

Một số lỗi thường gặp khi thành lập bản vẽ:

Sau khi ấn chấp nhận các lỗi còn tồn tại trên bản đồ sẽ xuất hiện và được ký hiệu là chữ D Lúc này ta cần sửa thủ công bằng cách sử dụng các công cụ như kéo dài đường, cắt… Các hình minh họa dưới đây là những lỗi tính năng sửa lối báo và hình ảnh các thửa đất trên bản đồ sau khi được sửa lỗi

Hình 4.16 Hiển thị các lỗi của thửa đất b) Sửa lỗi dữ liệu

Những thuận lợi, khó khăn và đề xuất các biện pháp khắc phục

- Phần mềm gCadas và Microstation v8i là phiên bản mới hỗ trợ xây dựng và quản lý đất đai, phần mềm tương đối dễ thao tác cho người sử dụng

- Dữ liệu đo đạc bản đồ chính xác với hiện trạng sử dụng đất của người dân phục vụ tốt công tác quản lý nhà nước về đất đai tại phường Thạch Bàn, quận Long Biên, TP Hà Nội

- Đội ngũ nhân viên kỹ thuật của xí nghiệp có trình độ chuyên môn cao, am hiểu sử dụng phần mềm Microstation v8i và Gcadas, kinh nghiệm làm việc nên hiệu quả công việc cao

- Trong quá trình làm việc tại địa phương người dân rất hòa đồng và nhiệt tình trong việc hỗ trợ cán bộ đo đạc

- Lãnh đạo và UBND phường Thạch Bàn rất nhiệt tình phối hợp, tạo điều kiện tốt nhất để đơn vị đo đạc hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

- Cơ sở vật chất của địa phương rất tốt, đường xã đi lại thuận tiện, hệ thống nhà văn hóa của các thôn đầy đủ tiện nghi

- Giá đất tại phường Thạch Bàn hiện nay cũng rất cao, dẫn tới khi làm việc với người dân còn gặp nhiều khó khăn

- Trong quá trình kí bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất và kết quả đo đạc thì một số hộ gia đình không hợp tác gây ảnh hưởng tới tiến độ làm việc

- Tình trạng tranh chấp đất đai giữa các chủ sử dụng về ranh giới gây cản trở cho việc đo đạc

- Trong quá trình thực hiện đề tài, do vẫn còn thiếu sót và kiến thức, cũng như sự thành thạo khi sử dụng Gcadas còn gặp nhiều khó khăn

- Nhiều chủ sử dụng đất là người nơi khác đến mua đất đầu tư, đất vắng chủ nên công tác thực hiện còn nhiều vướng mắc

4.4.3 Đề xuất các biện pháp khắc phục

- Do đo đạc theo hiện trạng sử dụng đất nên nhiều thửa đất tăng hoặc giảm diện tích, xí nghiệp phát triển công nghệ trắc địa bản đồ nên tích hợp cả bản đồ hàng không, bản đồ đồ vệ tinh để tăng độ tin tưởng của người dân về kết quả đo đạc

- Đẩy mạnh, tăng cường các bước hoàn thiện kết quả đo đạc và bản mô tả

- Tăng cường hiệu lực công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm quản lý chặt chẽ hơn

- Cần áp dụng những biện pháp khắc phục đồng bộ, có hệ thống và đem lại được những hiệu quả lâu dài

Để đảm bảo công tác đo đạc đất đai diễn ra thuận lợi, cần đẩy mạnh các hoạt động vận động và tuyên truyền phổ biến Luật Đất đai nhằm giúp người dân nắm được và hiểu rõ các quy định của luật, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện công tác đo đạc.

- Cán bộ đo đạc nâng cao các kỹ năng về giao tiếp, trình độ chuyên môn, làm việc linh hoạt trong mọi trường hợp.

Ngày đăng: 21/05/2024, 10:49

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.1: Quy trình thành lập BĐĐC bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp ở   thực địa. - ứng dụng phần mềm microstation v8i và gcadas thành lập bản đồ địa chính tờ số 28 tỷ lệ 1 500 phường thạch bàn quận long biên thành phố hà nội
Sơ đồ 2.1 Quy trình thành lập BĐĐC bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp ở thực địa (Trang 27)
Sơ đồ 2.2: Quy trình thành lập BĐĐC bằng ảnh hàng không - ứng dụng phần mềm microstation v8i và gcadas thành lập bản đồ địa chính tờ số 28 tỷ lệ 1 500 phường thạch bàn quận long biên thành phố hà nội
Sơ đồ 2.2 Quy trình thành lập BĐĐC bằng ảnh hàng không (Trang 29)
Hình 4.1. Vị trí phường Thạch Bàn  b) Về địa hình - ứng dụng phần mềm microstation v8i và gcadas thành lập bản đồ địa chính tờ số 28 tỷ lệ 1 500 phường thạch bàn quận long biên thành phố hà nội
Hình 4.1. Vị trí phường Thạch Bàn b) Về địa hình (Trang 40)
Hình 4.2. Lưới đo vẽ kinh vĩ phường Thạch Bàn - ứng dụng phần mềm microstation v8i và gcadas thành lập bản đồ địa chính tờ số 28 tỷ lệ 1 500 phường thạch bàn quận long biên thành phố hà nội
Hình 4.2. Lưới đo vẽ kinh vĩ phường Thạch Bàn (Trang 51)
Hình 4.4. Tạo file DGN mới - ứng dụng phần mềm microstation v8i và gcadas thành lập bản đồ địa chính tờ số 28 tỷ lệ 1 500 phường thạch bàn quận long biên thành phố hà nội
Hình 4.4. Tạo file DGN mới (Trang 52)
Hình 4.5. Thiết lập kết nối dữ liệu thuộc tính - ứng dụng phần mềm microstation v8i và gcadas thành lập bản đồ địa chính tờ số 28 tỷ lệ 1 500 phường thạch bàn quận long biên thành phố hà nội
Hình 4.5. Thiết lập kết nối dữ liệu thuộc tính (Trang 53)
Hình 4.6. Thiết lập đơn vị hành chính - ứng dụng phần mềm microstation v8i và gcadas thành lập bản đồ địa chính tờ số 28 tỷ lệ 1 500 phường thạch bàn quận long biên thành phố hà nội
Hình 4.6. Thiết lập đơn vị hành chính (Trang 54)
Bảng  Nhập  dữ  liệu  tọa  độ  từ  tệp  văn  bản  xuất  hiện/  Ở  mục  Tệp:  chọn - ứng dụng phần mềm microstation v8i và gcadas thành lập bản đồ địa chính tờ số 28 tỷ lệ 1 500 phường thạch bàn quận long biên thành phố hà nội
ng Nhập dữ liệu tọa độ từ tệp văn bản xuất hiện/ Ở mục Tệp: chọn (Trang 55)
Hình 4.8. Nhập số liệu đo đạc  4.3.3. Hiển thị sửa chữa số liệu đo - ứng dụng phần mềm microstation v8i và gcadas thành lập bản đồ địa chính tờ số 28 tỷ lệ 1 500 phường thạch bàn quận long biên thành phố hà nội
Hình 4.8. Nhập số liệu đo đạc 4.3.3. Hiển thị sửa chữa số liệu đo (Trang 56)
Hình 4.9. Tạo mô tả trị đo - ứng dụng phần mềm microstation v8i và gcadas thành lập bản đồ địa chính tờ số 28 tỷ lệ 1 500 phường thạch bàn quận long biên thành phố hà nội
Hình 4.9. Tạo mô tả trị đo (Trang 57)
Hình 4.10. Phun điểm chi tiết lên bản vẽ - ứng dụng phần mềm microstation v8i và gcadas thành lập bản đồ địa chính tờ số 28 tỷ lệ 1 500 phường thạch bàn quận long biên thành phố hà nội
Hình 4.10. Phun điểm chi tiết lên bản vẽ (Trang 57)
Hình 4.11. Thanh công cụ Drawing - ứng dụng phần mềm microstation v8i và gcadas thành lập bản đồ địa chính tờ số 28 tỷ lệ 1 500 phường thạch bàn quận long biên thành phố hà nội
Hình 4.11. Thanh công cụ Drawing (Trang 58)
Hình 4.12. Một góc bản đồ khi được nối thành thửa đất từ điểm - ứng dụng phần mềm microstation v8i và gcadas thành lập bản đồ địa chính tờ số 28 tỷ lệ 1 500 phường thạch bàn quận long biên thành phố hà nội
Hình 4.12. Một góc bản đồ khi được nối thành thửa đất từ điểm (Trang 59)
Hình 4.14. Tìm lỗi dữ liệu - ứng dụng phần mềm microstation v8i và gcadas thành lập bản đồ địa chính tờ số 28 tỷ lệ 1 500 phường thạch bàn quận long biên thành phố hà nội
Hình 4.14. Tìm lỗi dữ liệu (Trang 60)
Hình 4.16. Hiển thị các lỗi của thửa đất  b)  Sửa lỗi dữ liệu - ứng dụng phần mềm microstation v8i và gcadas thành lập bản đồ địa chính tờ số 28 tỷ lệ 1 500 phường thạch bàn quận long biên thành phố hà nội
Hình 4.16. Hiển thị các lỗi của thửa đất b) Sửa lỗi dữ liệu (Trang 61)
Hình 4.17. Sửa lỗi tự động - ứng dụng phần mềm microstation v8i và gcadas thành lập bản đồ địa chính tờ số 28 tỷ lệ 1 500 phường thạch bàn quận long biên thành phố hà nội
Hình 4.17. Sửa lỗi tự động (Trang 62)
Hình 4.18. Bản đồ sau khi được sửa hết lỗi  4.3.8. Chia mảnh bản đồ - ứng dụng phần mềm microstation v8i và gcadas thành lập bản đồ địa chính tờ số 28 tỷ lệ 1 500 phường thạch bàn quận long biên thành phố hà nội
Hình 4.18. Bản đồ sau khi được sửa hết lỗi 4.3.8. Chia mảnh bản đồ (Trang 63)
Hình 4.19.  Phân mảnh bản đồ - ứng dụng phần mềm microstation v8i và gcadas thành lập bản đồ địa chính tờ số 28 tỷ lệ 1 500 phường thạch bàn quận long biên thành phố hà nội
Hình 4.19. Phân mảnh bản đồ (Trang 63)
Hình 4.20. Bản đồ sau khi phân mảnh  4.3.9. Thực hiện trên 1 mảnh bản đồ - ứng dụng phần mềm microstation v8i và gcadas thành lập bản đồ địa chính tờ số 28 tỷ lệ 1 500 phường thạch bàn quận long biên thành phố hà nội
Hình 4.20. Bản đồ sau khi phân mảnh 4.3.9. Thực hiện trên 1 mảnh bản đồ (Trang 64)
Hình 4.21. Tạo thửa đất từ ranh thửa - ứng dụng phần mềm microstation v8i và gcadas thành lập bản đồ địa chính tờ số 28 tỷ lệ 1 500 phường thạch bàn quận long biên thành phố hà nội
Hình 4.21. Tạo thửa đất từ ranh thửa (Trang 65)
Hình 4.23: Đánh số thửa tự động - ứng dụng phần mềm microstation v8i và gcadas thành lập bản đồ địa chính tờ số 28 tỷ lệ 1 500 phường thạch bàn quận long biên thành phố hà nội
Hình 4.23 Đánh số thửa tự động (Trang 66)
Hình 4.24. Kết quả đánh số thửa tờ bản đồ 28  4.3.9.3.Gán dữ liệu từ nhãn. - ứng dụng phần mềm microstation v8i và gcadas thành lập bản đồ địa chính tờ số 28 tỷ lệ 1 500 phường thạch bàn quận long biên thành phố hà nội
Hình 4.24. Kết quả đánh số thửa tờ bản đồ 28 4.3.9.3.Gán dữ liệu từ nhãn (Trang 67)
Hình 4.25: Gán thông tin từ nhãn - ứng dụng phần mềm microstation v8i và gcadas thành lập bản đồ địa chính tờ số 28 tỷ lệ 1 500 phường thạch bàn quận long biên thành phố hà nội
Hình 4.25 Gán thông tin từ nhãn (Trang 68)
Hình 4.26: Thửa đất sau khi được gán thông tin từ nhãn  4.3.9.4. Vẽ, sửa bảng nhãn thửa: - ứng dụng phần mềm microstation v8i và gcadas thành lập bản đồ địa chính tờ số 28 tỷ lệ 1 500 phường thạch bàn quận long biên thành phố hà nội
Hình 4.26 Thửa đất sau khi được gán thông tin từ nhãn 4.3.9.4. Vẽ, sửa bảng nhãn thửa: (Trang 69)
Hình 4.27: Vẽ nhãn quy chủ - ứng dụng phần mềm microstation v8i và gcadas thành lập bản đồ địa chính tờ số 28 tỷ lệ 1 500 phường thạch bàn quận long biên thành phố hà nội
Hình 4.27 Vẽ nhãn quy chủ (Trang 69)
Hình 4.28. Cài đặt các thông tin cần hiển thị  4.3.9.5. Sửa bảng nhãn thửa: - ứng dụng phần mềm microstation v8i và gcadas thành lập bản đồ địa chính tờ số 28 tỷ lệ 1 500 phường thạch bàn quận long biên thành phố hà nội
Hình 4.28. Cài đặt các thông tin cần hiển thị 4.3.9.5. Sửa bảng nhãn thửa: (Trang 70)
Hình 4.30: Tạo khung bản đồ địa chính - ứng dụng phần mềm microstation v8i và gcadas thành lập bản đồ địa chính tờ số 28 tỷ lệ 1 500 phường thạch bàn quận long biên thành phố hà nội
Hình 4.30 Tạo khung bản đồ địa chính (Trang 72)
Hình 4.31: Tờ bản đồ sau khi được biên tập hoàn chỉnh  4.3.9.7. Kiểm tra kết quả đo đạc - ứng dụng phần mềm microstation v8i và gcadas thành lập bản đồ địa chính tờ số 28 tỷ lệ 1 500 phường thạch bàn quận long biên thành phố hà nội
Hình 4.31 Tờ bản đồ sau khi được biên tập hoàn chỉnh 4.3.9.7. Kiểm tra kết quả đo đạc (Trang 73)
SƠ ĐỒ LƯỚI KHỐNG CHẾ PHƯỜNG THẠCH BÀN - ứng dụng phần mềm microstation v8i và gcadas thành lập bản đồ địa chính tờ số 28 tỷ lệ 1 500 phường thạch bàn quận long biên thành phố hà nội
SƠ ĐỒ LƯỚI KHỐNG CHẾ PHƯỜNG THẠCH BÀN (Trang 81)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN