Hiện nay, việc xử lý các hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu tại Việt Nam được quy định tại nhiều văn bản pháp luật như: Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyề
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
- -
NGUYỄN THANH BÌNH
XỬ LÝ HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU
TẠI VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH LUẬT HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2014-L
Hà Nội, 2018
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THANH BÌNH
XỬ LÝ HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU
TẠI VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Khóa luận là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Khóa luận chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu,
ví dụ và trích dẫn trong Khóa luận đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội xem xét để tôi có thể bảo vệ Khóa luận
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Thanh Bình
Trang 4
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Viết đầy đủ
BLHS 1999 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009
BLHS 2015 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017
BPKCTT Biện pháp khẩn cấp, tạm thời
CPTPP Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
TRIPS Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở
hữu trí tuệ VBBH Văn bằng bảo hộ/Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
WIPO Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới
Trang 5DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 2 1: Các tội phạm và hình phạt đối với cá nhân 42 Bảng 2 2: Các tội phạm và hình phạt đối với pháp nhân 42 Bảng 2.3: Số liệu các vụ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ do cơ quan quản lý nhà nước
xử lý trong giai đoạn 2012-2015 50 Bảng 2 4: Số liệu về đơn đăng ký nhãn hiệu và các vụ xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu trong giai đoạn 2012 - 2016 51 Bảng 2 5: Số liệu về hành vi xâm phạm QSHCN năm 2012 – 2016 53
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 3
NGƯỜI CAM ĐOAN 3
Nguyễn Thanh Bình 3
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU TỪ VIẾT TẮT 4
DANH MỤC BẢNG, BIỂU 5
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XỬ LÝ HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU 5
1.1 Khái quát về nhãn hiệu 5
1.1.1 Khái niệm nhãn hiệu 5
1.1.2 Phân loại nhãn hiệu 7
1.1.3 Đặc điểm của nhãn hiệu 10
1.1.4 Cơ chế bảo hộ nhãn hiệu 10
1.2 Khái niệm hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu 14
1.3 Các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu 18
1.3.1 Biện pháp hành chính 19
1.3.2 Biện pháp dân sự 21
1.3.3 Biện pháp hình sự 22
1.4 Xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo quy định của pháp luật một số nước trên thế giới và Hiệp định CPTPP 23
1.4.1 Pháp luật Mỹ 23
1.4.2 Pháp luật Nhật Bản 25
1.4.3 Pháp luật Trung Quốc 26
1.4.4 Pháp luật Anh 27
1.4.5 Trong hiệp định CPTPP 29
Trang 7CHƯƠNG 2.PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ XỬ LÝ HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU VÀ THỰC TIỄN ÁP
DỤNG 34
2.1 Các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu 34
2.1.1 Xử lý bằng biện pháp dân sự 34
2.1.2 Xử lý bằng biện pháp hình sự 40
2.1.3 Xử lý bằng biện pháp hành chính 46
2.2 Thực tiễn xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu 50
2.2.1 Những kết quả đạt được 50
2.2.2 Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân 59
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 63
CHƯƠNG 3.MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU Ở VIỆT NAM 64
3.1 Giải pháp hoàn thiện pháp luật 64
3.2 Giải pháp về tổ chức thực hiện pháp luật 69
KẾT LUẬN 73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Hiện nay, đối với các cá nhân, doanh nghiệp tham gia sản xuất, kinh doanh hay cung cấp dịch vụ, việc xây dựng một nhãn hiệu và bảo vệ nó là rất quan trọng Bởi lẽ nhãn hiệu là một tài sản vô hình có giá trị lớn đối với doanh nghiệp và là đối tượng sở hữu công nghiệp dễ bị xâm phạm nhất, vì thế khi nhãn hiệu bị xâm phạm thì tổn thất
mà chủ sở hữu nhãn hiệu phải gánh chịu là rất lớn
Các quy định về bảo hộ nhãn hiệu là rất cần thiết, tuy nhiên các quy định về việc
xử lý hành vi xâm phạm cũng cần thiết không kém Bởi lẽ, việc ghi nhận các quyền và điều kiện để bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là rất quan trọng, tuy nhiên việc bảo hộ quyền chỉ có ý nghĩa thực sự khi có những chế tài, thủ tục để xử lý các hành vi xâm phạm Do vậy, việc bảo hộ nhãn hiệu chỉ thực sự có ý nghĩa khi các hành vi xâm phạm được xử lý một cách nghiêm minh, chính xác và hiệu quả Hiện nay, việc xử lý các hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu tại Việt Nam được quy định tại nhiều văn bản pháp luật như: Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS); Công ước Paris về sở hữu công nghiệp năm 1883; Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ năm 2000; Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung 2009; Nghị định 99/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
sở hữu công nghiệp, Thông tư số 11/2015/TT-BKHCN quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 của chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, Bộ luật dân
sự 2015, Bộ luật tố tụng dân sự 2015,…
Tuy nhiên, việc xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu ở Việt Nam hiện nay còn nhiều hạn chế, bất cập; một số quy định pháp luật vẫn còn tồn tại những điểm chưa hợp lý và chưa tương thích với các hiệp định thương mại
Trang 9thế hệ mới mà Việt Nam vừa ký kết như Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)
Vì những lý do trên đây, tôi đã chọn đề tài “Xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu” để làm khóa luận tốt nghiệp
2 Tình hình nghiên cứu
Xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu tuy không phải vấn đề quá mới mẻ với các nhà nghiên cứu khoa học pháp lý, tuy nhiên đây là một trong những vấn đề pháp lý được đông đảo các nhà nghiên cứu quan tâm vì tính thực tiễn của nó Các nghiên cứu trước đây của các luật gia có thể kể đến như: Luận văn: “Hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu theo pháp luật dân sự VN” của tác giả Nguyễn Thị Pha bảo vệ tại Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2010; Luận văn “Bảo hộ QSHCN với nhãn hiệu theo quy định của PL nước ngoài” của tác giả Nguyễn Thị Lan Anh bảo vệ tại Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2012; bài viết “Về một số vấn đề phát sinh trong quá trình giải quyết tranh chấp liên quan đến xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu” của tác giả Nguyễn Thị Bích Ngọc đăng trên Tạp chí khoa học pháp lý số 08/2017,… Các bài viết, công trình nghiên cứu của các tác giả nêu trên chỉ tập trung chủ yếu vào một khía cạnh nhỏ của việc xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu mà chưa nghiên cứu một cách tổng quát vấn đề Trong khóa luận này, tác giả tập trung vào việc nghiên cứu một cách tổng quát chế định xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tại Việt Nam và so sánh với một số quốc gia trên thế giới Từ đó, đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam cũng như thực tiễn xử lý các hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu
Trang 10Mục tiêu nghiên cứu của khóa luận là làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu, đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu ở Việt Nam
3.2 Nhiệm vụ
Để đạt được mục tiêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra là:
- Làm rõ khái niệm, bản chất, ý nghĩa của xử lý lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu; các biện pháp xử lý; pháp luật một số nước trên thế giới về xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu;
- Đánh giá các quy định về các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu trong pháp luật Việt Nam hiện tại;
- Đưa ra các kiến nghị nhằm xây dựng các quy định về xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu một cách hợp lý
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là:
- Những vấn đề lí luận về xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu
- Các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành và thực tiễn áp dụng về các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu
- Các quy định về xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu ở một số nước trên thế giới và trong Hiệp định CPTPP
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Trang 11Phạm vi nghiên cứu của khóa luận là vấn đề xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tại Việt Nam Phân tích các biện pháp xử lý hành
vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu bằng các biện pháp hành chính, dân sự và hình sự được quy định trong luật, đồng thời nghiên cứu các quy định của quốc tế
5 Kết cấu của khóa luận
Nội dung của khóa luận gồm có 03 chương với kết cấu như sau:
Chương một: Một số vấn đề lý luận về xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu
công nghiệp đối với nhãn hiệu
Chương hai: Pháp luật Việt Nam về xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu và thực tiễn áp dụng
Chương ba: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý hành vi xâm phạm quyền
sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu ở Việt Nam
Trang 12CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XỬ LÝ HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ
HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU 1.1 Khái quát về nhãn hiệu
1.1.1 Khái niệm nhãn hiệu
Hiện nay, trên thế giới có nhiều quan điểm khác nhau về nhãn hiệu, đa phần các quốc gia chỉ công nhận nhãn hiệu là những dấu hiệu nhìn thấy được, số khác lại cho rằng những yếu tố không nhìn thấy được như âm thanh hay mùi hương cũng được coi
là nhãn hiệu, miễn là chúng có khả năng phân biệt giữa hàng hóa, dịch vụ của các chủ
sở hữu khác nhau
Từ điển Black Law 9th Edition có định nghĩa “nhãn hiệu là từ, cụm từ, biểu trưng, hoặc các từ khác biểu tượng đồ họa được sử dụng bởi nhà sản xuất hoặc người bán để phân biệt sản phẩm hoặc sản phẩm của nó với sản phẩm của người khác.”1
Theo Khoản 1, Điều 15 Hiệp định TRIPS
“Bất kỳ một dấu hiệu, hoặc tổ hợp dấu hiệu nào Có khả năng phân biệt hàng hóa dịch vụ của các doanh nghiệp khác đều có thể làm nhãn hiệu hàng hóa Các dấu hiệu
đó đặc biệt là các từ, kể cả tên riêng, các chữ cái, chữ số, các yếu tố hình họa và tổ hợp các sắc mầu cũng như tổ hợp bất kỳ của các dấu hiệu đó phải có khả năng được đăng
ký là nhãn hiệu hàng hóa Trường hợp bản thân các dấu hiệu không có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ tương ứng, các thành viên có thể quy định rằng khả năng được đăng ký thuộc vào tính phân biệt đạt được thông qua việc sử dụng Các thành
1 Black Law 9th Edition, tr.1658
Trang 13viên có thể quy định rằng điều kiện để được đăng ký các dấu hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được.”2
Là một trong những Hiệp định thương mại song phương đầu tiên của Việt Nam
có những điều khoản chặt chẽ về SHTT - Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ năm 2000 tại khoản 1, Điều 6 có quy định:
“Trong hiệp định này, nhãn hiệu hàng hóa được cấu thành bởi dấu hiệu bất kỳ hoặc sự kết hợp bất kỳ của các dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa dịch vụ của một người với hàng hóa dịch vụ của người khác, bao gồm từ ngữ, tên người,hình ảnh, chữ cái, chữ số, tổ hợp mầu sắc, các yếu tố hình hoặc hình dạng của hàng hóa hoặc hình dạng của bao bì hàng hóa Nhãn hiệu hàng hóa bao gồm cả nhãn hiệu dịch vụ, nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận.” 3 Định nghĩa này khá tương đồng với quy định tại Luật SHTT năm 2005, sửa đổi, bổ sung 2009
Không thể không nhắc tới Hiệp định CPTPP khi nói về khái niệm nhãn hiệu, bởi
lẽ Hiệp định này đã tạo ra một bước tiến mới về Sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu nói riêng Cụ thể, tại điều 18.18 Hiệp định Đối tác Toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP4 quy định: “Không Bên nào được quy định rằng dấu hiệu phải được nhìn thấy bằng mắt như một điều kiện để đăng ký, cũng không được từ chối việc đăng ký nhãn hiệu là một âm thanh đơn thuần Ngoài ra, mỗi Bên phải nỗ lực để cho phép đăng ký nhãn hiệu mùi hương Một Bên có thể đòi hỏi một mô tả ngắn gọn và chính xác hoặc đại diện đồ họa của nhãn hiệu, hoặc cả hai nếu có thể.” Khi Hiệp định này có hiệu lực, chắc chắn pháp luật Việt Nam sẽ có những sửa đổi để phù hợp với các quy định của Hiệp định và chúng ta sẽ phải thừa nhận nhãn hiệu âm thanh, mùi hương
2 Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của Quyền sở hữu trí tuệ - Hiệp định TRIPS, Điều 15
3 Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ 2000
4 Hiệp định Đối tác Toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP, Điều 18.18
Trang 14Theo quy định tại khoản 16, Điều 4, Luật SHTT 5 “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng
để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.” Có thể nhận
thấy, khái niệm về nhãn hiệu theo quy định hiện hành có tính khái quát cao, thể hiện được bản chất và chức năng của nhãn hiệu đó là dùng để phân biệt các hàng hóa, dịch
vụ của cá nhân, tổ chức khác nhau Cho dù là nhãn hiệu truyền thống hay phi truyền thống, bản chất của nhãn hiệu vẫn không thay đổi Tính khái quát cao của định nghĩa nhãn hiệu rất phù hợp với xu hướng phát triển của pháp luật quốc gia cũng như của thế giới
Từ những khái niệm trên có thể nhận thấy, xu hướng của pháp luật thế giới hiện nay đã chuyển dần từ việc chỉ bảo hộ nhãn hiệu truyền thống đến bảo hộ song song nhãn hiệu truyền thống và phi truyền thống
1.1.2 Phân loại nhãn hiệu
1.1.2.1 Căn cứ vào hình thức của nhãn hiệu
Dựa vào hình thức của dấu hiệu được sử dụng làm nhãn hiệu theo pháp luật Việt Nam hiện hành thì có 3 loại nhãn hiệu:
Thứ nhất, nhãn hiệu chữ: bao gồm các chữ cái (có thể kèm theo cả chữ số), từ (có nghĩa hoặc không có nghĩa; có thể là tên gọi, từ tự đặt…), ngữ (một cụm từ, có thể là một khẩu hiệu trong kinh doanh)…
Đây là loại nhãn hiệu điển hình nhất và có khả năng phân biệt cao, bởi lẽ ngoài việc nhìn thấy được, loại nhãn hiệu này còn có thể được đọc thành từ, ngữ hoặc thậm chí là thành câu khẩu hiệu
VD: Trung Nguyên, Honda, Microsoft, Adidas,…
5 Quốc hội (2005), Luật SHTT năm 2005, sửa đổi, bổ sung 2009, Điều 4, Khoản 16
Trang 15Thứ hai, nhãn hiệu hình: bao gồm hình vẽ, ảnh chụp, biểu tượng, hình khối (hình không gian ba chiều);
Một ví dụ điển hình cho loại nhãn hiệu này là hình bông sen cách điệu của hãng
hàng không quốc gia Việt Nam Airline màu nâu đồng “ ” hay biểu tượng trái táo
khuyết của Apple Inc “ ” Loại nhãn hiệu này ít phổ biến hơn nhãn hiệu chữ bởi
lẽ loại nhãn hiệu này chỉ có thể nhận biết thông qua thị giác mà không thể đọc được Thứ ba, nhãn hiệu kết hợp: kết hợp cả từ ngữ và hình ảnh Những nhãn hiệu này
có thể được thể hiện đen trắng hoặc kết hợp cả màu sắc
Đây là một loại nhãn hiệu được nhiều cá nhân, doanh nghiệp lựa chọn bởi lẽ, chúng vừa có phần chữ thể hiện tên nhãn hiệu và kết hợp với phần hình sẽ gây được ấn tượng mạnh về mặt tổng thể hơn nhãn hiệu chỉ gồm phần chữ hoặc phần hình Ví dụ
cho nhãn hiệu kết hợp là: “ ”, “ ” hay “ ”
1.1.2.2 Căn cứ vào tính chất, chức năng của nhãn hiệu
Hiện nay pháp luật Việt Nam phân chia nhãn hiệu thành 5 loại:
Thứ nhất, nhãn hiệu tập thể:
Theo khoản 17 điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 có định nghĩa: “Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó”
Trang 16Ví dụ: bưởi Phúc Trạch, nước mắm Nha Trang, vịt Vân Đình, miến dong Bắc Kạn,…6
Thứ hai, nhãn hiệu chứng nhận:
Theo khoản 18 Luật SHTT có định nghĩa: “Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu
mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch
vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.”
Ví dụ: Hàng Việt Nam chất lượng Cao do Người tiêu dùng Bình chọn, ISO9001,
UR, chè Ba Vì,…7
Thứ ba, nhãn hiệu liên kết:
Theo khoản 19 Luật SHTT “Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau.”
Ví dụ: nhãn hiệu Honda Lead, Honda Vision, Honda Wave dùng cho xe máy của Công ty Honda Việt Nam
Thứ tư, nhãn hiệu nổi tiếng:
Theo khoản 20 Luật SHTT: “Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.”
Ví dụ: nhãn hiệu Vietnam Airline, Viettel, Facebook, Apple, Honda,…
6 Cục Sở hữu trí tuệ (2017), Danh sách các đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể đã công bố, truy cập tại trang web:
http://www.noip.gov.vn/web/noip/home/vn?proxyUrl=/noip/cms_vn.nsf/(agntDisplayContent)?OpenAgent&UNI D=3F8E80D3FF3AF82447258202001E312D#
7 Cục Sở hữu trí tuệ (2017), Danh sách các đơn đăng ký nhãn hiệu chứng nhận đã công bố, truy cập tại trang
web :http://noip.gov.vn/noip/resource.nsf/vwResourceList/B463FD9898EAB9D24725769B00068C9A/$FILE/DS
%20NH%20chungnhan.pdf
Trang 17Thứ năm, nhãn hiệu thông thường:
“Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau” và không thuộc các trường hợp đặc biệt kể trên
Ví dụ: Hồng Hà, Thăng Long, Circle K, Gia Khánh,…
1.1.3 Đặc điểm của nhãn hiệu
Theo quy định của pháp luật nước ta hiện hành, nhãn hiệu có hai đặc điểm sau:
Là dấu hiệu nhìn thấy được: Với chức năng dùng để phân biệt hàng hóa, dịch
vụ của tổ chức, cá nhân này với tổ chức, cá nhân khác thì nhãn hiệu phải là một dấu hiệu nhìn thấy được Chính vì đặc điểm này các dấu hiệu như mùi hương, âm thanh sẽ không thể được coi là nhãn hiệu
Là dấu hiệu có khả năng phân biệt: Đặc điểm này của nhãn hiệu khiến cho nhãn hiệu có thể thực hiện được chức năng của mình Với đặc điểm này của nhãn hiệu thì các dấu hiệu không có khả năng phân biệt sẽ không được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu
1.1.4 Cơ chế bảo hộ nhãn hiệu
1.1.4.1 Cơ chế xác lập quyền SHCN đối với nhãn hiệu
Trên thế giới hiện nay tồn tại hai cơ chế xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu Đó là nguyên tắc sử dụng đầu tiên (first to use) và nguyên tắc đăng ký đầu tiên (first to file) Nguyên tắc sử dụng đầu tiên có nghĩa là người nào sử dụng nhãn hiệu đầu tiên thì người đó sẽ được bảo hộ cho dù nhãn hiệu đó có thể được người khác đăng ký trước Bên cạnh đó, nguyên tắc đăng ký đầu tiên có nghĩa là, ai đăng ký nhãn hiệu trước tiên, người đó có quyền SHCN đối với nhãn hiệu, đối với trường hợp này, người đăng ký nhãn hiệu phải là người có quyền đăng ký Hiện nay, Việt Nam sử dụng nguyên tắc nôp đơn đầu tiên để làm cơ sở xác lập quyền SHCN đối với nhãn hiệu
Trang 18Ngoài ra, đối với nhãn hiệu nổi tiếng, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều áp dụng cơ chế tự động để bảo hộ Các nhãn hiệu nổi tiếng thường là các nhãn hiệu đã tồn tại lâu đời, được sử dụng rộng rãi trên nhiều quốc gia và được nhiều người biết đến Chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng không cần phải tiến hành đăng ký bảo hộ đối với nhãn hiệu của mình và có quyền yêu cầu tòa án hoặc cục sở hữu trí tuệ xem xét và công nhận nhãn hiệu nổi tiếng trong từng vụ việc cụ thể, ví dụ như khi phát hiện có doanh nghiệp khác sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của mình
Đối với các nhãn hiệu thông thường, quyền sở hữu chỉ được xác lập khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu với cục SHTT Các quy định pháp luật hiện nay về bảo hộ nhãn hiệu áp dụng nguyên tắc nộp đơn đầu tiên, để chấp nhận bảo hộ nhãn hiệu của người đăng ký trước dựa vào ngày nộp đơn Hay nói cách khác, trong trường hợp có nhiều người nộp đơn khác nhau cùng đăng ký các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn, người đăng ký trước sẽ được xem xét cấp văn bằng bảo hộ nếu đáp ứng đầy đủ điều kiện quy định của pháp luật
Ngoài ra, do Việt Nam là thành viên của Thỏa ước và Nghị định thư Madrid, pháp luật SHTT Việt Nam cũng áp dụng nguyên tắc quyền ưu tiên Theo đó, nếu một người đã nộp đơn hợp lệ lần đầu tiên tại một quốc gia thành viên khác của Thỏa ước/Nghị định thư Madrid về đăng ký nhãn hiệu Quốc tế (có thể nộp đơn yêu cầu bảo
hộ nhãn hiệu đó tại Việt Nam và đơn nộp sau đó được coi như nộp cùng ngày với đơn đầu tiên Nguyên tắc này cũng được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp Việt Nam muốn đăng ký nhãn hiệu tại một quốc gia khác là thành viên của Nghị định thư Madrid.8
1.1.4.2 Nội dung quyền SHCN đối với nhãn hiệu
8 Nguyễn Anh Tuấn (2015), Để xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu, Thời báo kinh tế Sài Gòn, đăng ngày
5/7/2015 tại trang web: http://www.thesaigontimes.vn/132377/De-xac-lap-quyen-so-huu-doi-voi-nhan-hieu.html
Trang 19Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu là quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu bao gồm: độc quyền sử dụng nhãn hiệu, quyền ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu của mình trong phạm vi bảo hộ và quyền định đoạt nhãn hiệu
Độc quyền sử dụng nhãn hiệu có nghĩa là chủ sở hữu nhãn hiệu được độc quyền
sử dụng nhãn hiệu trên loại sản phẩm màmình đăng ký Quyền sử dụng nói trên bao gồm: gắn nhãn được bảo hộ lên sản phẩm hay dịch vụ của mình, tàng trữ, lưu thông, bán, nhập khẩu, quảng cáo sảnphẩm có nhãn hiệu được cấp văn bằng bảo hộ Phạm vi bảo hộ của nhãn hiệuđược hiểu không chỉ bao gồm sản phẩm có nhãn hiệu giống nhãn hiệu được môtả trên văn bằng bảo hộ, mà cả các sản phẩm có nhãn hiệu "tương tự tới mứcgây nhầm lẫn." Đó là vì đối tượng bảo hộ của nhãn hiệu là khả năng phân biệtcủa sản phẩm và nguồn gốc sản phẩm Chính vì lý do đó, mà các dấu hiệu nổibật của nhãn hiệu phải được thể hiện rõ trong yêu cầu bảo hộ (đơn đăng ký nhãn hiệu) Khi xảy ra tranh chấp, các cơ quan có thẩm quyền phần lớn các nước đều tập trung vào vấn đề giải thích nội dung văn bằng bảo hộ để từ đó tìm ra phạmvi bảo hộ9 Quyền ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu của mình được chủ sở hữu sử dụng trong phạm vi bảo
hộ nhãn hiệu, đó là mẫu nhãn hiệu và hàng hóa, dịch vụ được bảo hộ Quyền ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu được áp dụng đối với nhãn hiệu trùng, tương tự và hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự
Ngoài quyền sử dụng, chủ sở hữu nhãn hiệu còn có quyền định đoạt nhãn hiệu, quyền đó thể hiện thông qua việc chuyển giao quyền sởhữu hoặc quyền sử dụng nhãn hiệu, quyền được góp vốn nhãn hiệu để kinh doanh, quyền để lại thừa kế nhãn hiệu và quyền chấm dứt việc sử dụng nhãn hiệu Để đảm bảo khả năng phân biệt của nhãn hiệu, pháp luật quy định chỉ được để lại thừa kế nhãnhiệu cho một chủ thể nhất định
1.1.4.3 Thời hạn bảo hộ QSHCN đối với nhãn hiệu
9 Lê Nết (2006), Quyền sở hữu trí tuệ Tài liệu bài giảng, tr.89, Nxb Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh
Trang 20Thời hạn bảo hộ được tính từ ngày được cấp VBBH cho đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn tại Cục SHTT, hay từ ngày nộp đơn ở cơ quan sở hữu công nghiệp ở một nước khác theo điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia (ngày ưu tiên) Thí dụ, một nhãn hiệu nộp đơn năm 1996, cấp bằng năm 1997, sẽ được bảo hộ từ năm 1997 đến năm 1996 + 10 = 2006 Nhãn hiệu sắp hết hạn có thể được gia hạn bảo hộ với thời hạn không hạn chế, cho tới chừng nào chủ sở hữu nhãn hiệu ngừng không sử dụng nhãn hiệu hay ngừng hoạt động Ngoại lệ của nguyên tắc 10 năm nói trên là những nhãn hiệu được bảo hộ theo Thoả ước Madrid Các nhãn hiệu này được bảo hộ kể từ ngày được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam, đến hết 20 năm kể từ khi nhãn hiệu này được nộp đơn tại quốc gia bảo hộ lần đầu tiên.10
1.1.4.4 Giới hạn quyền SHCN đối với nhãn hiệu
Giới hạn quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được hiểu là phạm vi mà chủ sở hữu nhãn hiệu được thực hiện các quyền năng đối với nhãn hiệu của mình Giới hạn QSHCN đối với nhãn hiệu được thể hiện ở mẫu nhãn hiệu đăng ký và các loại hàng hóa, dịch vụ mà nhãn hiệu đăng ký bảo hộ Giới hạn QSHCN đối với nhãn hiệu được thể hiện ở việc chủ sở hữu nhãn hiệu có thể chống lại các hành vi sử dụng nhãn hiệu do chủ thể khác thực hiện mà không được sự đồng ý của mình trong những trường hợp sau:
Thứ nhất, nhãn hiệu trùng sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ trùng Ví dụ: Nhãn hiệu SUMO được cấp VBBH cho sản phẩm là bóng đèn Nếu một chủ thể sử dụng nhãn hiệu SUMO cho sản phẩm bóng đèn mà không được chủ sở hữu nhãn hiệu SUMO đồng ý thì đây sẽ là hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu và chủ sở hữu nhãn hiệu SUMO có thể khởi kiện để xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu trên
10 Lê Nết (2006), Quyền sở hữu trí tuệ Tài liệu bài giảng, tr.88, Nxb Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh
Trang 21Thứ hai, nhãn hiệu tương tự sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ trùng Ví dụ: Nhãn hiệu Lavie được cấp văn bằng bảo hộ cho hàng hóa là nước khoáng Nếu một chủ thể không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu Lavie mà sử dụng nhãn hiệu Laviee (Laviee tương tự với nhãn hiệu Lavie về cấu tạo, phát âm) cho sản phẩm là nước khoáng thì xâm phạm đến quyền SHCN đối với nhãn hiệu Lavie Vì vậy, chủ sở hữu nhãn hiệu Lavie có thể sử dụng các biện pháp để xử lý hành vi xâm phạm kể trên
Thứ ba, nhãn hiệu trùng sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ tương tự Ví dụ: Nhãn hiệu Honda sử dụng cho hàng hóa là xe máy, ô tô đã được cấp VBBH Một chủ thể khác sử dụng nhãn hiệu Honda cho dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng xe máy, ô tô và không được chủ sở hữu nhãn hiệu Honda cho phép, Hàng hóa là xe máy, ô tô được đánh giá là tương tự với dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng xe máy, ô tô vì chúng có mối liên quan với nhau về bản chất (dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng xe máy, ô tô được cấu thành từ sản phẩm xe máy, ô tô) Do vậy, hành vi sử dụng nhãn hiệu Honda cho dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng xe máy, ô tô mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu Honda (đăng ký cho xe máy, ô tô) là xâm phạm đến QSHCN đối với nhãn hiệu
1.2 Khái niệm hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Công ước Paris không quy định cụ thể về hành vi xâm phạm quyền nói chung và hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu nói riêng mà chỉ quy định về nghĩa
vụ của các thành viên trong việc “thu giữ hàng hóa nhập khẩu… gắn trái phép nhãn hiệu hàng hóa” (điều 9), “thu giữ khi nhập khẩu hàng hóa có chỉ dẫn sai lệch về nguồn gốc hoặc về người sản xuất” (điều 10) Hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu có thể tìm thấy trong các hành vi: gắn trái phép nhãn hiệu hàng hóa lên hàng hóa, xuất nhập khẩu hoặc các hành vi khác đối với hàng hóa nêu trên; xuất nhập khẩu, sản xuất, chế tạo hoặc buôn bán các hàng hóa có chỉ dẫn sai lệch về nguồn gốc hoặc về
Trang 22người sản xuất Đến TRIPS, tuy cũng không quy định các nội dung cụ thể nhưng thông qua việc sử dụng thuật ngữ “xâm phạm quyền SHTT” (infingements of intellectual property rights) và các quy định về thực thi quyền SHTT tại các điều 41-64, phần III, Hiệp định đã trở thành cơ sở quan trọng trong việc làm rõ bản chất pháp lý của hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu.11
Theo từ điển tiếng Việt, xâm phạm có nghĩa là: “động đến quyền lợi của người khác, chủ quyền của nước khác”12
Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu là việc sử dụng nhãn hiệu trong phạm vi và thời hạn bảo hộ mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp nhãn hiệu không được chủ sở hữu sử dụng trong vòng 05 năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực13 Như vậy, để xác định một hành vi xâm phạm, cần làm rõ các yếu tố sau đây: (1) thế nào là phạm vi bảo hộ của một nhãn hiệu, (2) thế nào là sử dụng nhãn hiệu, và (3) thế nào là hành vi sử dụng hạn chế.14
Phạm vi bảo hộ một nhãn hiệu bao gồm chính nhãn hiệu đó, và các yếu tố độc đáo trong nhãn hiệu, khiến người tiêu dùng có thể phân biệt được giữa sản phẩm của chủ sở hữu nhãn hiệu và các sản phẩm khác cùng loại Như vậy hành vi sử dụng một nhãn hiệu trong thời hạn bảo hộ bao gồm hai khía cạnh: sử dụng đúng dấu hiệu được bảo hộ (sản xuất, buôn bán hàng giả), hoặc sử dụng những dấu hiệu có thể gây nhầm
11 Nguyễn Thị Pha (2011), tr.20 – 21, “Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo pháp
luật dân sự Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ, Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội
12 Bàng Cẩm, Hùng Thắng, Thanh Hương (2016), Từ điển tiếng Việt, Nxb Thống kê
13 Quốc hội (2005), Luật SHTT 2005, sửa đổi, bổ sung 2009, Điều 95, 136
14 Lê Nết (2006), Quyền sở hữu trí tuệ Tài liệu bài giảng, tr.99, Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ
Chí Minh
Trang 23lẫn cho người sử dụng về sản phẩm hay xuất xứ sản phẩm (sản xuất, buôn bán hàng nhái) Thí dụ sau đây thể hiện rõ hơn điều này
Công ty dược phẩm GSK có sản phẩm PANADOL được bán ở Việt Nam từ năm
1995 Rất nhiều công ty dược phẩm khác trong nước đã bắt chước nhãn hiệu của PANADOL như PARACETAMOL, ANDOL, PARADOL, FANADOL Bao bì kiểu dáng có loại giống PANDADOL, có loại không Bản thân cách đọc và phát âm nhãn hiệu không thể quyết định đâu là nhãn hiệu xâm phạm Chỉ sau khi so sánh đối chiếu với tất cả các yếu tố của hai nhãn hiệu mới có thể quyết định được nhãn hiệu nào là nhãn hiệu xâm phạm Trong thí dụ kể trên, PARACETAMOL là tên sản phẩm (tên dùng chung cho mọi loại thuốc có gốc paracetamol) nên không xâm phạm Sự tương đồng giữa PARADOL và PANADOL là rõ ràng nhất (gây nhầm lẫn cho người sử dụng), kế đến là giữa FANADOL và PANADOL Riêng đối với nhãn hiệu ANDOL thì khả năng gây nhầm lẫn với PANADOL không rõ bằng, cần phải xem xét tiếp những yếu tố khác (bao bì sản phẩm, kiểu chữ, màu sắc, v.v.) trước khi kết luận xem nhãn hiệu này có gây nhầm lẫn không Đôi khi cũng không nhất thiết phải có sự tương đồng về nhãn hiệu mới có thể kết luận xem một nhãn hiệu có gây nhầm lẫn với nhãn
hiệu khác hay không
Theo Điều 129 Luật SHTT, hành vi sử dụng nhãn hiệu mà không xin phép chủ sở hữu có thể diễn ra dưới nhiều dạng:
- Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó; hoặc tương tự hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ (sản xuất, lưu thông, bán, tiêu thụ hàng giả);
- Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo
Trang 24nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ (sản xuất, lưu thông, bán, tiêu thụ hàng nhái);
- Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ,
kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ có nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu
đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng (ăn theo nhãn hiệu nổi tiếng, theo luật Hoa Kỳ
gọi là dillution);
Hành vi sử dụng bao gồm sản xuất, gắn nhãn sản phẩm, chào bán, lưu thông những sản phẩm có nhãn hiệu tương tự trên thị trường Hành vi sản xuất, gắn nhãn sản phẩm được thực hiện thông qua các cơ sở sản xuất trong nước (thí dụ kẹo M&M bị gia công làm giả, hay dầu nhờn CASTROL bị làm giả bằng cách mua hộp dầu cũ về dập lại) Hành vi lưu thông hàng giả, hàng nhái thông thường đi liền với việc bán hàng nhập lậu là hàng giả sản xuất tại nước ngoài Ngoài ra còn có hành vi quảng cáo nhãn hiệu của người khác mà không được sự đồng ý của người đó Nhiều cửa hàng bán quần áo may sẵn ở TP Hồ Chí Minh sử dụng biển hiệu VIỆT TIẾN trong khi mình không phải là đại lý của Công ty May Việt Tiến, hay các quán cà phê sử dụng nhãn hiệu TRUNG NGUYÊN trong khi không được Công ty Cà phê Trung Nguyên chuyển nhượng quyền Các nhãn hiệu càng nổi tiếng càng dễ bị xâm phạm, vì mục đích của người xâm phạm là lợi dụng uy tín của sản phẩm gốc Gắn nhãn giả lên sản phẩm không phải là vấn đề khó, trong khi sản xuất và buôn bán hàng giả lại thu lợi lớn Chính vì thế nạn làm hàng giả, hàng nhái nhãn hiệu là một trong những vấn nạn khó giải quyết dứt điểm nhất.15
15 Lê Nết (2006), Quyền sở hữu trí tuệ Tài liệu bài giảng, tr.99, Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ
Chí Minh
Trang 25Đối ngược với việc độc quyền sử dụng, pháp luật cũng qui định một số hành vi
sử dụng không thuộc độc quyền của chủ sở hữu (ai cũng được sử dụng, không cần phải xin phép chủ sở hữu) Các hành vi này được gọi là sử dụng hạn chế, bao gồm các hành
Sử dụng nhãn hiệu không nhằm mục đích kinh doanh: thí dụ để giảng dạy, bình luận, chỉ trích
- Sử dụng nhãn hiệu trên các phương tiện quá cảnh (máy bay, tàu thuyền đi qua vùng trời, vùng biển Việt Nam);16
1.3 Các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Khi có cơ sở để cho rằng nhãn hiệu được bảo hộ đang bị xâm phạm bởi một tổ chức/cá nhân nào đó, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể tiến hành các biện pháp thực thi quyền đối với đối tượng được bảo hộ Cụ thể là, chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền: (i) áp dụng các biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm; (ii) yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại; (iii) yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền
16 Lê Nết (2006), Quyền sở hữu trí tuệ Tài liệu bài giảng, tr.99, Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ
Chí Minh
Trang 26xử lý hành vi xâm phạm; và (iv) khởi kiện ra tòa án để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình
Có thể thấy rằng, việc “áp dụng các biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành
vi xâm phạm” là biện pháp được chủ sở hữu nhãn hiệu tiến hành đơn phương nhằm phòng ngừa sớm hành vi xâm phạm; và việc “yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại” là nỗ lực tự giải quyết tranh chấp giữa các bên mà không có sự tham gia của các thiết chế “cứng” về giải quyết tranh chấp Như vậy, về mặt pháp lý, khi xảy ra hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu, chủ thể quyền có thể sử dụng các thiết chế của nhà nước để thực thi quyền SHTT được bảo hộ và yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm theo ba biện pháp, đó là:
- Khởi kiện ra tòa án để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình (được biết đến
Biện pháp hành chính (hay còn gọi là Biện pháp xử phạt hành chính) là biện pháp
do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng đối với cá nhân hay tổ chức có hành vi vi phạm hành chính nhằm truy cứu trách nhiệm hành chính đối với cá nhân hay tổ chức
17 Đỗ Thị Minh Thủy (2016), Thực thi và giải quyết tranh chấp quyền Sở hữu trí tuệ tại Việt Nam – Mười năm
nhìn lại, truy cập tại trang web: quyen-so-huu-tri-tue-tai-viet-nam -muoi-nam-nhin-lai.aspx
Trang 27https://www.most.gov.vn/thanhtra/tin-tuc/4/27/thuc-thi-va-giai-quyet-tranh-chap-vi phạm hành chính.18 Các hành vi mà tổ chức, cá nhân thực hiện sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính gồm: (i) Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu, người tiêu dùng hoặc cho xã hội; (ii) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 213 của Luật này hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này; (iii) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ tem, nhãn hoặc vật phẩm khác mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý giả mạo hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.19
Đặc điểm của biện pháp hành chính là biện pháp này được thực hiện bởi cơ quan hành chính thông qua đơn yêu cầu xử lý của cá nhân, tổ chức bị xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu hoặc do cơ quan hành chính phát hiện ra hành vi xâm phạm thông qua quá trình kiểm tra, giám sát của mình Mức độ của các hành vi vi phạm ở mức nhỏ, chưa đến mức xử lý bằng biện pháp hình sự
Bản chất của hoạt động xử lý vi phạm hành chính là áp dụng một số loại biện pháp cưỡng chế hành chính do pháp luật quy định Cưỡng chế hành chính được xác định là biện pháp cưỡng chế nhà nước do cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định áp dụng theo thủ tục hành chính đối với cá nhân có hành vi vi phạm hành chính hoặc đối với một số cá nhân nhất định với mục đích ngăn chặn, phòng ngừa hoặc thực hiện công vụ vì lí do an ninh, quốc phòng và vì lợi ích quốc gia Đối với các hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu, quan hệ xã hội mà pháp luật điều chỉnh là quan
hệ giữa Nhà nước và người thực hiện hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu, đây là mối quan hệ bất bình đẳng Mục đích của việc thực hiện xử lý vi phạm hành chính là bảo vệ trật tự xã hội, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng đối với sức khỏe,
18 Phạm Hải Anh (2017), Phân biệt biện pháp xử phạt hành chính và biện pháp ngăn chặn hành chính, Công
ty Luật TNHH Everest, đăng ngày 27/06/2017 tại website: phat-hanh-chinh-va-bien-phap-ngan-chan-hanh-chinh/n805.html
http://luathopdong.vn/phan-biet-bien-phap-xu-19 Quốc hội (2005), Luật SHTT 2005, sửa đổi, bổ sung 2009
Trang 28tiền bạc khi họ sử dụng phải hàng giả, hàng nhái, bảo vệ quyền cạnh tranh lành mạnh của các nhà sản xuất, cung cấp dịch vụ đối với các hành vi giả mạo nhãn hiệu của họ
Ưu điểm của biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT nói chung và QSHCN nói riêng có thề dễ dàng nhận thấy hiện nay gồm:
Một là, việc xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu được tiến hành nhanh chóng với chi phí thấp Trong trường hợp chủ thể quyền hướng tới mục đích chấm dứt nhanh hành vi xâm phạm quyền SHCN mà không yêu cầu bồi thường thiệt hại thì yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền SHCN bằng biện pháp hành chính là giải pháp tốt nhất So với thời gian khởi kiện vụ án dân sự, thời gian áp dụng biện pháp hành chính được rút ngắn khoảng chục lần Hơn nữa, chủ sở hữu nhãn hiệu cũng không phải bỏ ra nhiều tiền bạc như trường hợp sử dụng biện pháp khởi kiện dân sự Hai là, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ, năng lực tài chính hạn chế, nhận thức về quyền SHTT còn hạn chế Trong trường hợp nếu thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền SHTT không lớn, hoặc tổng thiệt hại có thể là lớn nhưng hành vi xâm phạm được thực hiện bởi nhiều hộ kinh doanh cá thể hoặc các doanh nghiệp nhỏ thì nếu khởi kiện dân sự, mức bồi thường sẽ không cao, nhiều khi không đủ bù đáp các chi phí tham gia tranh tụng hoặc việc thi hành các bản án, quyết định của tòa án cũng không dễ dàng Do vậy, việc lựa chọn biện pháp hành chính là một lẽ tất yếu để giải quyết hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu
1.3.2 Biện pháp dân sự
Biện pháp dân sự là biện pháp khởi kiện tại tòa án do người bị xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu tiến hành nhằm mục đích sử dụng các chế tài dân sự để xử
lý hành vi XP QSHCN đối với nhãn hiệu
Đặc điểm của biện pháp dân sự là vị thế giữa bên bị xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu và bên thực hiện hành vi xâm phạm là ngang nhau Cả hai bên đều có quyền
Trang 29đưa ra những chứng cứ để bảo vệ mình và có quyền tranh tụng bình đẳng trước tòa án Đây là biện pháp mà chủ sở hữu nhãn hiệu có thể đòi bồi thường cho những thiệt hại
mà mình phải chịu do hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu xảy ra Ngoài ra, chủ sở hữu nhãn hiệu còn có quyền yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp, tạm thời để ngăn ngừa hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu tiếp tục tái diễn hoặc phòng ngừa việc chủ thể xâm phạm QSHCN có những hành vi xóa bỏ chứng cứ, tẩu tán các tài sản có được do thực hiện hành vi xâm phạm
Bản chất của biện pháp dân sự là giải quyết các lợi ích tư của các chủ thể thông qua cơ quan tài phán nhà nước Mục đích chính mà biện pháp này hướng tới là bảo vệ quyền lợi cho chủ sở hữu nhãn hiệu chứ không phải bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Biện pháp dân sự trong xử lý xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu có ưu điểm là đảm bảo đươc tính khách quan, công bằng trong tranh chấp Bởi lẽ, trong vụ kiện dân
sự, địa vị pháp lý giữa nguyên đơn và bị đơn là ngang nhau, cả hai đều có quyền đưa
ra chứng cứ, thu thập chứng cứ để bảo vệ mình Hơn nữa, việc xét xử của Tòa án sẽ dựa trên những nguyên tắc và thủ tục tố tụng chặt chẽ và phụ thuộc vào từng tranh chấp cụ thể nên phán quyết sẽ có tính công bằng Đối với biện pháp hành chính, bên bị nghi ngờ thực hiện hành vi xâm phạm luôn ở vị thế yếu hơn cơ quan hành chính, khả năng chống lại các quyết định hành chính của bên bị nghi ngờ sẽ thấp hơn trường hợp giải quyết tại Tòa án dân sự
1.3.3 Biện pháp hình sự
Biện pháp hình sự (hay còn gọi là Biện pháp xử phạt hình sự) là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng đối với cá nhân hay tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật hình sự nhằm truy cứu trách nhiệm hình sự của họ do thực hiện các tội phạm
Đặc điểm của biện pháp hình sự là là biện pháp này được thực hiện bởi cơ quan nhà nước thông qua đơn yêu cầu xử lý của cá nhân, tổ chức bị xâm phạm QSHCN đối
Trang 30với nhãn hiệu hoặc do cơ quan điều tra hoặc cơ quan được giao tiến hành một số nhiệm vụ điều tra phát hiện ra và khởi tố Mức độ của các hành vi vi phạm ở mức cao, gây nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến các quan hệ xã hội mà pháp luật hình sự bảo
vệ Mục đích mà biện pháp hình sự hướng đến là giáo dục, răn đe người phạm tội và trừng phạt người thực hiện tội phạm Các chế tài xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu bằng biện pháp hình sự là mạnh nhất, đối với cá nhân là tử hình và đối với pháp nhân là chấm dứt hoạt động vĩnh viễn
Bản chất của hoạt động xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu là áp dụng một số loại biện pháp cưỡng chế hình sự do pháp luật quy định Đối với các hành
vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu, quan hệ xã hội mà pháp luật hình sự bảo vệ rất đa dạng, bao gồm: quyền đối với sức khỏe và tính mạng và tài sản của cá nhân, quyền đối với danh dự, uy tín và tài sản của pháp nhân, quyền được kinh doanh trong môi trường kinh tế ổn định, cạnh tranh bình đẳng của các chủ thể kinh doanh,
Ưu điểm của biện pháp này là hình phạt dành cho hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu là rất cao, đảm bảo tính răn đe, giáo dục đối với người thực hiện các hành vi xâm phạm ở mức độ bị truy cứu trách nhiệm hình sự Mục đích chính của biện pháp này là bảo vệ các quan hệ xã hội, giúp con người được sống trong một môi trường an toàn và giữ được sự cạnh tranh bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh Ngoài ra việc xử lý hành vi xâm phạm đối với nhãn hiệu bằng biện pháp hình sự cũng đảm bảo tốt quyền lợi của chủ sở hữu nhãn hiệu, bởi lẽ khi tòa án hình sự xét xử vụ án xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu, các cá nhân, tổ chức bị xâm phạm có quyền yêu cầu giải quyết các vấn đề dân sự trong vụ án hình sự
1.4 Xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo quy định của pháp luật một số nước trên thế giới và Hiệp định CPTPP
1.4.1 Pháp luật Mỹ
Trang 31Theo pháp luật của Mỹ khi phát hiện các hành vi xâm phạm nói trên, các chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền:
Yêu cầu bên vi phạm hoặc khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền để buộc bên
vi phạm chấm dứt hành vi xâm phạm, hủy bỏ hàng hóa vi phạm và bồi thường thiệt hại hoặc áp dụng các biện pháp khác để ngăn chặn xâm phạm;
Khởi kiện dân sự tại tòa án có thẩm quyền;
Nếu hàng hóa vi phạm được nhập khẩu vào Mỹ, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể yêu cầu cơ quan Hải quan Mỹ cấm thông quan hoặc bắt giữ hàng hóa vi phạm đó
Ngoài các biện pháp tự bảo vệ, kiện dân sự và biện pháp kiểm soát biên giới như trên, biện pháp bảo vệ có tính nghiêm khắc nhất được áp dụng cho các biện pháp trên là biện pháp hình sự
Pháp luật Mỹ còn quy định rất cụ thể về bảo vệ quyền sở hữu nhãn hiệu nhằm chống nạn làm giả nhãn hiệu Mặc dù nạn làm giả nhãn hiệu đã tồn tại qua nhiều thế
kỷ song phải tới năm 1946, quốc hội Hoa Kỳ mới thừa nhận sự nghiêm trọng của nạn làm giả và ban hành các luật để bảo hộ nhãn hiệu Đạo luật Lanham, 15, U.S.C Đ1041
và các luật tiếp theo Các luật này tạo điều kiện để các chủ sở hữu thực thi và bảo vệ nhãn hiệu của mình thông qua tố tụng dân sự Luật này đã được sửa đổi vào năm 1984,
18 U.S.C Đ2320 20
Hiện nay, hai phần ba số bang của Mỹ đã ban hành luật để hình sự hóa các hành
vi làm giả nhãn hiệu Nhiều luật trong số đó quy định các hình phạt nghiêm trọng, các mức phạt tù và phạt tiền đối với những kẻ phạm tội này
Bên cạnh đó, các chủ sở hữu của nhãn hiệu được tùy chọn nhiều loại chế tài dân
sự khác nhau để bảo hộ nhãn hiệu của mình Theo pháp luật hiện hành, các doanh
20 Nguyễn Thị Lan Anh (2012), Bảo hộ QSHCN với nhãn hiệu theo quy định của PL nước ngoài, Tr.9-21, Luận văn Thạc sĩ, Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội
Trang 32nghiệp có quyền tịch thu sản phẩm hàng giả, cấm vĩnh viễn việc sản xuất và bán các mặt hàng đó, loại bỏ những mặt hàng đó không cho bán trên Internet và yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại bằng tiền hoặc khởi kiện lên tòa án Ở Mỹ, biện pháp khởi kiện dân sự luôn được các bên ưa chuộng và lựa chọn nhiều hơn so với các biện pháp trừng phạt nhân danh nhà nước
Các cơ quan hành pháp cấp liên bang có thẩm quyền xử lý các vụ làm giả nhãn hiệu: Cơ quan hải quan và bảo vệ biên giới (CBP) và cơ quan nhập cư và hành pháp hải quan (ICE); Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI); Cơ quan bưu điện Mỹ - nơi dịch vụ bưu chính được sử dụng để gửi hàng giả; Cơ quan tình báo; Cục quản lý rượu; thuốc lá
và súng; Cục thuế nội địa; Văn phòng luật sư Mỹ Ngoài ra còn có các cơ quan hành pháp cấp bang cũng đóng vai trò tích cực trong việc phát hiện, xử lý các vụ làm giả nhãn hiệu như cảnh sát địa phương, cảnh sát cấp bang, các cơ quan hành pháp cấp bang, công tố viên cấp bang, cấp địa phương, các cơ quan thuế cấp bang, sở lao động,
sở phòng cháy chữa cháy…
Như vậy, có thể thấy rằng thủ tục khởi kiện dân sự ở đây được tiến hành khá chặt chẽ với các biện pháp chế tài nghiêm khắc, bảo vệ một cách thích đáng quyền lợi của bên bị vi phạm Chính vì vậy, ở Hoa Kỳ, biện pháp khởi kiện dân sự luôn được các bên ưa chuộng và lựa chọn nhiều hơn so với những biện pháp trừng phạt nhân danh Nhà nước
1.4.2 Pháp luật Nhật Bản
Theo pháp luật Nhật Bản, nếu phát hiện có hành vi xâm phạm đến quyền đối với nhãn hiệu của mình, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể tiến hành lựa chọn các biện pháp sau nhằm chống lại hành vi vi phạm:21
21 Nguyễn Thị Lan Anh (2012), Bảo hộ QSHCN với nhãn hiệu theo quy định của PL nước ngoài, Tr.9-21, Luận văn Thạc sĩ, Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội
Trang 33- Gửi thư khuyến cáo;
- Hòa giải tại Trung tâm hòa giải SHCN Nhật Bản;
- Yêu cầu Hội đồng trọng tài thương mại Nhật Bản phân xử;
- Khởi kiện trước Tòa án có thẩm quyền
Trong trường hợp sản phẩm vi phạm đang được nhập khẩu, chủ nhãn hiệu bị vi phạm có quyền nộp đơn yêu cầu hải quan dừng việc nhập khẩu đối với hàng hóa vi phạm theo Luật thuế quan khi chờ giải quyết
Trong trường hợp khởi kiện trước tòa, tiến hành hòa giải hay nhờ trọng tài phân
xử, nhất thiết phải có luật sư làm đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu nhãn hiệu
Một vụ kiện dân sự có thể kéo dài từ 3 đến 5 năm cho phiên tòa (tòa địa phương)
và từ 1 đến 3 năm cho các phiên tòa tiếp theo Tuy nhiên thời gian xét xử không giống nhau
1.4.3 Pháp luật Trung Quốc
Ngoài các thủ tục pháp lý giống với các quốc gia khác, pháp luật Trung Quốc trao quyền cho các cơ quan hành chính giải quyết các vấn đề tranh chấp về SHTT Do vậy, khi phát sinh các hành vi vi phạm quyền SHTT, các bên liên quan có thể có hai lựa chọn sau: tiến hành các thủ tục trước Tòa án hoặc yêu cầu các cơ quan hành chính liên quan giải quyết vụ việc Quyết định của các cơ quan hành chính có thể bị khiếu nại nếu các bên liên quan không thỏa mãn với quyết định đó Các quy định này tương đối giống với Việt Nam.22
22 Nguyễn Thị Lan Anh (2012), Bảo hộ QSHCN với nhãn hiệu theo quy định của PL nước ngoài, Tr.9-21, Luận văn Thạc sĩ, Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội
Trang 34Ở Trung Quốc, Tòa phúc thẩm sẽ là cấp ra quyết định cuối cùng Do đó, có thể khiếu nại phán quyết hoặc quyết định của tòa cấp sơ thẩm lên 1 cấp Nếu một bên hoặc
cả hai bên đương sự có yếu tố nước ngoài thì thời hạn để nộp đơn khiếu nại là 30 ngày tính từ ngày mà phán quyết hoặc quyết định bằng văn bẩn của tòa án được gửi tới đương sự
Chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ yêu cầu đền bù thiệt hại Tiền đền bù thiệt hại do hành
vi vi phạm độc quyền sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký sẽ được tính bằng lợi nhuận mà bên vi phạm quyền thu được từ hành vi bất chính trong suốt quá trình vi phạm đó hoặc
sự thiệt hại mà người bị vi phạm chịu do việc vi phạm trong suốt quá trình vi phạm đó bao gồm cả các chi phí hợp lý mà bên bị vi phạm quyền chi trả nhằm chấm dứt hành vi
vi phạm quyền
Trong trường hợp không thể xác định được lợi nhuận mà bên vi phạm thu được hoặc thiệt hại mà bên bị vi phạm chịu do hành vi vi phạm gây nên, tòa án ra phán quyết đền bù một số tiền không vượt quá 500.000 nhân dân tệ phù hợp với hoàn cảnh thực tế của hành vi vi phạm
1.4.4 Pháp luật Anh
Giống như pháp luật Mỹ, pháp luật Anh cũng có quy định khi phát hiện các hành
vi xâm phạm nói trên, chủ sở hữu có quyền:
Yêu cầu bên vi phạm hoặc khởi kiện tại tòa án có thẩm quyền để buộc bên vi phạm chấm dứt hành vi xâm phạm, hủy bỏ hàng hóa vi phạm và bồi thường thiệt hại hoặc áp dụng các biện pháp khác để ngăn chặn xâm phạm;
Khởi kiện dân sự tại Tòa án có thẩm quyền (Điều 16, 19 Luật nhãn hiệu Anh)
Trang 35Nếu hàng hóa vi phạm được nhập khẩu vào Anh, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể yêu cầu hải quan cấm thông quan hoặc bắt giữ hàng hóa vi phạm đó (Điều 89, 90 Luật nhãn hiệu Anh).23
Về biện pháp khẩn cấp tạm thời, Anh đã thành lập các toà án chuyên trách, chuyên ra các quyết định khẩn cấp tạm thời Theo đó, khi có yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ và có bảo đảm rằng nếu yêu cầu này là sai thì chủ sở hữu sẽ bồi thường toàn bộ thiệt hại, toà án sẽ ra quyết định áp dụng biện pháp biện pháp khẩn cấp tạm thời mà không cần phải thông báo cho người xâm phạm biết (lệnh Mareva) và trước cả khi nguyên đơn nộp đơn khởi kiện Sau khi áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, người yêu cầu áp dụng phải tiến hành khởi kiện người bị coi là xâm phạm ngay để giải quyết hậu quả, nếu không toà án
sẽ thu hồi quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Ngoài việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với tài sản của người xâm phạm, toà án Anh còn được phép ra lệnh khám xét nơi ở của người xâm phạm, buộc người xâm phạm phải khai nơi cung cấp hàng xâm phạm, cũng như các chứng cứ khác cho người bị xâm phạm để xác định mức độ bồi thường thiệt hại Lệnh này gọi là lệnh Anton Piller Việc chống đối lệnh Anton Piller sẽ bị coi là chống đối lệnh của Nhà nước, và người chống đối sẽ bị phạt tù hay phạt tiền do không chấp hành lệnh của toà
án
Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, lệnh khám xét và buộc cung cấp tin tức thành công sẽ dẫn đến việc chứng minh thiệt hại dễ dàng hơn Việc bắt quả tang tội phạm cũng khiến cho người xâm phạm lo ngại phải bồi thường thiệt hại mà có thể cung cấp thêm tin tức cho người bị xâm phạm về những người chủ mưu, người sản xuất chính nhằm được giảm mức bồi thường thiệt hại (vì BLDS cho phép các bên tự
23 Nguyễn Thị Lan Anh (2012), Bảo hộ QSHCN với nhãn hiệu theo quy định của PL nước ngoài, Tr.9-21, Luận văn Thạc sĩ, Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội
Trang 36thoả thuận về mức bồi thường thiệt hại) Nhờ đó mà công tác đấu tranh phòng chống xâm phạm QSHTT sẽ hiệu quả hơn.24
1.4.5 Trong hiệp định CPTPP
Hiệp định CPTPP đã đưa ra quy định chung về thực thi quyền SHTT tại Điều 18.7325 với nội dung yêu cầucác phán quyết tư pháp và quyết định hành chính liên quan đến việc thực thi các quyền sở hữu trí tuệ phảiđược ban hành thành văn bản, trong đó giải thích cụ thể các luận cứ, lập luận và căn cứ pháp lý cho các phán quyết
và quyết định đóđược phát hành hoặc phải công bố rộng rãi ra công chúng dưới mọi hình thức nhằm mục đích cho mọi người nắm được quy định của pháp luật Ngoài ra, các quốc gia thành viên CPTPP phải thu thập và phân tích thông tin, số liệu và các thông tin liên quan đến QSHTT cũng như những biện pháp bảo vệ QSHTT
Hiệp định CPTPP rất chú trọng tới việc công khai, minh bạch quy định của pháp luật tới công chúngđể các cá nhân, tổ chức có thể nhận thức về các hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu và không thực hiện chúng Các biện pháp xử lý hành
vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu trong CPTPP gồm các chế tài khá tương đồng với pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật quốc tế hiện nay
Đối với các hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu được giải quyết bằng biện pháp dân sự, Hiệp định CPTPP cho phép cơ quan tư pháp được quyền yêu cầu bên xâm phạm phải bồi thường cho bên bị thiệt hại một khoản tiền tương ứng với thiệt hại mà bên này gánh chịu do hành vi xâm phạm QSHCN gây ra nếu có đủ bằng chứng.26 Như vậy, quyền yêu cầu đòi bồi thường không chỉ dành cho bên bị thiệt hại
do hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệumà còn dành cho cơ quan tư pháp
24 Lê Nết (2006), Quyền sở hữu trí tuệ Tài liệu bài giảng, Tr 204 – 205, Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia Thành
Phố Hồ Chí Minh
25 Hiệp định Đối tác Toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP, Điều 18.73
26 Hiệp định Đối tác Toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP, Điều 18.74
Trang 37Quy định này một mặt giúp chủ thể bị thiệt hại được bồi thường toàn bộ giá trị thiệt hại, mặt khác giúp răn đe các chủ thể có ý định thực hiện những hành vi xâm phạm tới QSHTT nói chung và QSHCN đối với nhãn hiệu nói riêng Tuy nhiên, Hiệp định CPTPP không quy định những trường hợp nào cơ quan tư pháp bị hạn chế quyền yêu cầu đòi bồi thường và cũng không quy định về trường hợp nguyên đơn và bị đơn thỏa thuận được mức bồi thường thấp hơn mức tổn thất mà nguyên đơn gánh chịu Như vậy, có thể thấy tiêu chuẩn bảo hộ QSHCN đối với nhãn hiệu trong Hiệp định CPTPP cao hơn các Hiệp định thương mại tự do trước đây và các chế tài xử phạt cũng cao hơn Tuy nhiên, Hiệp định CPTPP không ghi nhận cụ thể về sự tự do, tự thỏa thuận của các bên mà có xu hướng dùng quyền lực nhà nước để
Cách thức tính giá trị vi phạm trong Hiệp định CPTPP: bao gồm việc xác định giá trị khoản lợi nhuận bị thất thoát, giá trị hàng hóa, dịch vụ bị xâm phạm thông qua giá thị trường hay giá bán lẻ đề nghị Như vậy, nếu pháp luật Việt Nam hiện nay chưa
có các quy định cụ thể về cách tính khoản tiền bồi thường thiệt hại trong vụ kiện dân
sự về xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu thì có thể sử dụng nội dung về cách xác định thiệt hại như trong Hiệp định CPTPP và cụ thể hóa đối với từng trường hợp cụ thể
Tại khoản 8, Điều 18.74 Hiệp định CPTPP có quy định các khoản bồi thường thiệt hại phải đảm bảo đủ thanh toán thiệt hại gây ra bởi hành vi xâm phạm và nhằm mục đích ngăn ngừa các hành vi xâm phạm khác diễn ra trong tương lai.”27
Như vậy, mục đích của khoản bồi thường trên không chỉ để bù đắp cho những thiệt hại thực tế xảy ra mà nó còn nhằm mục đích phòng ngừa những hành vi xâm phạm xảy ra trong tương lai Quy định này được đánh giá là tương đồng với các quy định của Hiệp định TRIPS, cũng như quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành
27 Hiệp định Đối tác Toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP, Điều 18.74, khoản 8
Trang 38Trên thực tế, tuy nhiên quy định trên vẫn chưa được Việt Nam nội luật hóa một cách triệt để Bởi lẽ, theo quy định tại Điều 585 BLDS 2015 đối với việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu): mức bồi thường được xác định theo nguyên tắc “toàn bộ và kịp thời” chứ không nhằm mục đích phòng ngừa các hành vi xâm phạm xảy ra trong tương lai
Hiệp định CPTPP còn quy định rằng các cơ quan tư pháp sẽ có thẩm quyền yêu cầu bên thua kiện phải trả cho bên thắng kiện khoản chi phí tòa án, lệ phí và phí luật
sư đại diện tương ứng, hoặc bất kỳ các chi phí nào khác theo quy định pháp luật của Bên đó Các khoản thiệt hại này được coi là những khoản phí tổn mà chủ sở hữu nhãn hiệu phải gánh chịu do hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu gây ra Có thể thấy, quy định này rất hữu ích đối với trường hợp chủ sở hữu nhãn hiệu là các cá nhân hoặc doanh nghiệp nhỏ, chưa có nhiều hiểu biết về pháp luật và chưa nhận thức được đầy đủ những thiệt hại mình phải gánh chịu do hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu gây ra Tuy nhiên, việc Hiệp định CPTPP quy định thẩm quyền đối với cơ quan tư pháp như vậy có xung đột với nguyên tắc “Tòa án xét xử trong phạm vi yêu của đương sự” trong BLTTDS không vẫn còn là một thắc mắc cần giải đáp Trường hợp đương sự không có yêu cầu như vậy thì sẽ giải quyết như thế nào? Hiệp định tối tác toàn diện, tiến bộ xuyên Thái Bình Dương chưa có quy định cụ thể để giải quyết trường hợp này
Đối với việc áp dụng các biện pháp hành chính, Hiệp định CPTPP đã có quy định
mở rộng thẩm quyền của cơ quan hành chính, đó là: “Trong phạm vi mà các thủ tục hành chính xử lý vụ việc có thể buộc áp dụng bất kỳ biện pháp chế tài dân sự nào, mỗi Bên phải ban hành quy định nêu rõ các thủ tục đó phải phù hợp với các nguyên tắc về
cơ bản tương đương với những nguyên tắc quy định trong Điều này.”28 Quy định này
là quy định có lợi cho chủ thể bị xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu vì việc giải
28 Hiệp định Đối tác Toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP, Điều 18.74, khoản 16
Trang 39quyết hành vi xâm phạm sẽ nhanh chóng và đạt được hiệu quả cao hơn, mặt khác có thể dẫn đến sự lạm quyền của các cơ quan hành chính nếu không được quy định phù hợp Bởi lẽ, các cơ quan hành chính không có đủ năng lực, thẩm quyền để xét xử các
vụ án dân sự và áp dụng các chế tài một cách toàn diện như Tòa án