Giải quyết hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tại Việt Nam

MỤC LỤC

Kết cấu của khóa luận

Khái quát về nhãn hiệu 1 Khái niệm nhãn hiệu

Theo khoản 18 Luật SHTT có định nghĩa: “Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.”. Một chủ thể khác sử dụng nhãn hiệu Honda cho dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng xe máy, ô tô và không được chủ sở hữu nhãn hiệu Honda cho phép, Hàng hóa là xe máy, ô tô được đánh giá là tương tự với dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng xe máy, ô tô vì chúng có mối liên quan với nhau về bản chất (dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng xe máy, ô tô được cấu thành từ sản phẩm xe máy, ô tô).

Khái niệm hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu

Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu là việc sử dụng nhãn hiệu trong phạm vi và thời hạn bảo hộ mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp nhãn hiệu không được chủ sở hữu sử dụng trong vòng 05 năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực13. - Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ có nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng (ăn theo nhãn hiệu nổi tiếng, theo luật Hoa Kỳ gọi là dillution);.

Các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu

Có thể thấy rằng, việc “áp dụng các biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm” là biện pháp được chủ sở hữu nhãn hiệu tiến hành đơn phương nhằm phòng ngừa sớm hành vi xâm phạm; và việc “yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại” là nỗ lực tự giải quyết tranh chấp giữa các bên mà không có sự tham gia của các thiết chế “cứng” về giải quyết tranh chấp. Trong trường hợp nếu thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền SHTT không lớn, hoặc tổng thiệt hại có thể là lớn nhưng hành vi xâm phạm được thực hiện bởi nhiều hộ kinh doanh cá thể hoặc các doanh nghiệp nhỏ thì nếu khởi kiện dân sự, mức bồi thường sẽ không cao, nhiều khi không đủ bù đáp các chi phí tham gia tranh tụng hoặc việc thi hành các bản án, quyết định của tòa án cũng không dễ dàng.

Giải pháp hoàn thiện pháp luật

Cụ thể: (1) nhãn hiệu bao gồm các dấu hiệu nhìn thấy được và những dấu hiệu không nhìn thấy được như âm thanh, mùi hương; (2) công khai, minh bạch các quy định của pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu; (3) cho phép cơ quan tư pháp được quyền yêu cầu bên xâm phạm phải bồi thường cho bên bị thiệt hại một khoản tiền tương ứng với thiệt hại mà bên này gánh chịu do hành vi xâm phạm QSHCN gây ra nếu có đủ bằng chứng;. Đối với việc cho phép cơ quan tư pháp được quyền yêu cầu bên xâm phạm phải bồi thường cho bên bị thiệt hại một khoản tiền tương ứng với thiệt hại mà bên này gánh chịu do hành vi xâm phạm QSHCN gây ra nếu có đủ bằng chứng, chúng ta cần nghiên cứu kinh nghiệm từ pháp luật nước ngoài và quy định cụ thể những trường hợp cơ quan tư pháp được quyền yêu cầu bên xâm phạm phải bồi thường cho bên bị thiệt hại một khoản tiền tương ứng với thiệt hại thực tế để đảm bảo quyền tự do ý chí của các bên đương sự.

Giải pháp về tổ chức thực hiện pháp luật

Ngoài ra, cũng cần khuyến khích sự độc lập, sáng tạo của Tòa án trong quá trình xét xử, tránh việc Tòa án coi kết luận giám định của cơ quan chuyên. 47 Nguyễn Thị Bích Ngọc (2017), Về một số vấn đề phát sinh trong quá trình giải quyết tranh chấp liên quan đến xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu, tr. môn là căn cứ chính để ra bản án, bởi lẽ đây chỉ là một loại nguồn có giá trị tham khảo. Để có thể đưa ra phán quyết, Tòa án cần xem xét, đánh giá toàn diện trên cơ sở chứng cứ và thực tế sử dụng nhãn hiệu. Ngoài ra việc nâng cao đạo đức công vụ là một yêu cầu hết sức cần thiết trong việc nâng cao chất lượng giải quyết các hành vi xâm phạm QSHCN nói chung và QSHCN đối với nhãn hiệu nói riêng hiện nay. Bởi lẽ, đây là một lĩnh vực dễ xảy ra các tiêu cực, tham nhũng nên các cơ quan thực thi pháp luật cần có đạo đức công vụ tốt để giải quyết các vi phạm một cách nghiêm minh và đúng với tinh thần của pháp luật. Thứ hai, đảm bảo tính minh bạch của hoạt động xử lý vi phạm. Tính minh bạch của hoạt động xử lý vi phạm được nhắc đến trong các Hiệp định thương mại đa phương và trong pháp luật Việt Nam. Tính minh bạch được thể hiện ở việc cỏc quy định của phỏp luật rừ ràng, được phổ biến đến người dõn khiến cho mọi người dân đều có thể hiểu và tiếp cận được. Ngoài ra, minh bạch còn thể hiện ở việc các quyết định xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp được thống kê, công bố, giúp mọi người có thể tiếp cận. Thông qua đóm sự răn đe, giáo dục sẽ được thể hiện được tác dụng của mình. Do vậy, nếu quá trình xử lý các hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu được diễn ra công khai, các quyết định hành chính và số tiền phạt hay các chế tài khác được công khai và minh bạch thì hiệu quả của việc giải quyết sẽ cao hơn. Vì vậy, nước ta nên xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử nhằm ghi nhận các thông tin cơ bản về các hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu để mọi người có thể tiếp cận, qua đó giúp người dân nâng cao nhận thức về QSHCN cũng như các chế tài và hành vi sẽ bị xử lý do xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu. Thứ ba, nâng cao nhận thức của người tiêu dùng cũng như các chủ thể có khả năng xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu để chống hàng giả, hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và các hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu khác. Có thể thấy, một phần vấn nạn hàng giả, hàng nhái hiện nay được tạo ra do tâm lý người tiêu dùng thích. “hàng hiệu giá rẻ”. Do vậy, các nhà sản xuất và những thương nhân buôn bán các mặt hàng tiêu dùng và các loại hàng hóa khác nhau có xu hướng giả mạo hàng hóa của các doanh nghiệp uy tín trên thị trường nhằm thu lợi bất chính. Xét về khía cạnh người tiêu dùng, do tâm lý con người ai cũng thích sử dụng những sản phẩm hàng hiệu với mẫu mã đẹp và chất lượng tốt nhưng thu nhập còn hạn chế nên việc chọn lựa những hàng hóa giả, nhái theo những mẫu hàng cao cấp với giá hành rẻ là một điều dễ hiểu. Vì vậy, chúng ta cần nâng cao nhận thức của người tiêu dùng để khiến người tiêu dùng thay đổi xu hướng từ mua những sản phẩm hàng hiệu giá rẻ sang những mặt hàng bình dân hơn với mức giá vừa túi. Một số khác, người tiêu dùng muốn mua sản phẩm đúng chất lượng nhưng lại mua nhầm phải hàng giả, hàng nhái, đối với trường hợp này nên xử phạt người bán hàng thật nặng để tạo sức răn đe. Trên hết, việc tuyên truyền và phổ biến kiến thức về QSHCN và nhãn hiệu cần được đẩy mạnh. Điều này sẽ góp phần giảm thiểu các hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu và tạo ra một thị trường cạnh tranh lành mạnh, cũng như giúp người tiêu dùng được sử dụng những sản phẩm chất lượng. Xã hội ngày càng phát triển, đi liền với đó là nhu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ càng tăng cao. Hệ thống tư pháp nước ta hiện nay đã có những quy định tương đối đầy đủ để điều chỉnh các quan hệ phát sinh sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, thông qua thực tiễn có thể thấy các quy định trên đã bộc lộ một số bất cập và cần được xem xét sửa đổi. Đặc biệt, khi nước ta ký kết và gia nhập Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương – Hiệp định có tiêu chuẩn bảo hộ và thực thi các quyền sở hữu trí tuệ cao hơn, pháp luật cần có sự sửa đổi để tương thích với Hiệp định này. Các chế tài hành chính, hình sự, dân sự nhằm xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu cần có những thay đổi trong cả các văn bản quy phạm pháp luật và vấn đề thực thi trên thực tế để phù hợp với sự phát triển của xã hội. Chúng ta có thể tham khảo kinh nghiệm của nước Anh trong việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời tiền tố tụng và nâng cao mức xử phạt đối với một số hành vi vi phạm. Với những thay đổi tích cực trong hệ thống pháp luật, đất nước ta sẽ có cơ hội phát triển nhiều hơn và thu hút được nguồn vốn đầu tư của nước ngoài nhiều hơn. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 5) Báo nhân dân, Cần chế tài mạnh xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, truy cập tại trang web: http://www.nhandan.com.vn/khoahoc/item/33188402-can-che-tai- manh-xu-ly-xam-pham-quyen-so-huu-tri-tue.html. 6) Báo Tài chính (2017), Xoay quanh một vụ việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-phap-luat/phap-luat-kinh-doanh/xoay-quanh-mot- vu-viec-xam-pham-quyen-so-huu-tri-tue-116387.html, truy cập tại trang web. 7) Báo pháp luật điện tử (2017), Những cuộc chiến bảo vệ thương hiệu, truy cập tại trang web: http://baophapluat.vn/bao-ve-nguoi-tieu-dung/nhung-cuoc-chien- bao-ho-thuong-hieu-334872.html. 11) Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của Quyền sở hữu trí tuệ -Hiệp định TRIPS, Điều 15. 16) Nguyễn Thị Pha (2011), Luận văn thạc sĩ “Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo pháp luật dân sự Việt Nam” Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội. 22) Phạm Văn Toàn (2013), Xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự tại Việt Nam thực tiễn pháp luật và đề xuất hoàn thiện, đăng ngày.