Đến năm 1832, vua Minh Mạng quyết định bỏ đơn vị trấn thành lập đơn vị hành chính Tỉnh, phủ Lỵ Nhân được đổi là phủ Lý Nhân thuộc tỉnh Hà Nội.Đến tháng 10 năm 1890 đời vua Thành Thái năm
Trang 1Nô i dung
1 Thông tin : 2
a Vị trí : 2
b Hành chính : 3
2 Lịch sử phát triển : 3
3 Cơ sở hạ tầng : 5
4 Về kinh tế : 7
5 Về dịch vụ 9
c Giáo dục : 9
d Y tế: 10
e Thể thao - giải trí: 11
6 Về văn hóa – nghệ thuật: 13
f Chùa bầu : 13
g Nhà hát chèo : 14
7 Về giao thông : 15
8 Định hướng phát triển trong tương lai : 17
9 Hình ảnh minh họa về công trình dịch vụ công cộng 20
10 Nguồn tham khảo : 23
1
Trang 2THÀNH PHỐ PHỦ LÝ_Đô Thị Loại II
1 Thông tin :
a Vị trí :
Thành phố Phủ Lý nằm ở vị trí cửa ngõ phía nam thủ đô Hà Nội, có vị trí địa lý:
Phía đông giáp huyện Bình Lục
Phía tây giáp huyện Kim Bảng
Phía nam giáp huyện Thanh Liêm
Phía bắc giáp thị xã Duy Tiên
Thành phố Phủ Lý có diện tích là 87,64 km², dân số năm 2019 là 158.212 người, mật độ dân số đạt 1.805 người/km²
Thành phố Phủ Lý nằm trên Quốc lộ 1, bên 2 bờ sông Đáy Phủ Lý cách Thủ đô HàNội 60 km về phía Nam, cách thành phố Nam Định 30 km về phía Tây Bắc và cáchthành phố Ninh Bình 33 km về phía Bắc Phủ Lý nằm trên Quốc lộ 1 có tuyến đường sắt Bắc Nam đi qua, là nơi gặp gỡ của ba con sông: Sông Đáy, Sông Châu Giang và Sông Nhuệ tiện lợi về giao thông thủy bộ
Trang 3b Hành chính :
Thành phố Phủ Lý có 21 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 11 phường: Châu Sơn, Hai Bà Trưng, Lam Hạ, Lê Hồng Phong, Liêm Chính, Lương Khánh Thiện, Minh Khai, Quang Trung, Thanh Châu, Thanh Tuyền, Trần Hưng Đạo và 10xã: Đinh Xá, Kim Bình, Liêm Chung, Liêm Tiết, Liêm Tuyền, Phù Vân, Tiên Hải, Tiên Hiệp, Tiên Tân, Trịnh Xá
2 Lịch sử phát triển :
Dưới thời Lê vào khoảng năm 1624, Thượng thư Nguyễn Khải đã cho chuyển thủ phủ Trấn Sơn Nam từ thôn Tường Lân (xã Trác Văn) huyện Duy Tiên phủ Lý Nhânđến đóng ở thôn Châu Cầu thuộc Tổng Phù Đạm, huyện Kim Bảng, phủ Lỵ Nhân, Trấn Sơn Nam Thượng Đến năm 1832, vua Minh Mạng quyết định bỏ đơn vị trấn thành lập đơn vị hành chính Tỉnh, phủ Lỵ Nhân được đổi là phủ Lý Nhân thuộc tỉnh Hà Nội
Đến tháng 10 năm 1890 (đời vua Thành Thái năm thứ 2), tỉnh Hà Nam được thành lập trên cơ sở phủ Lý Nhân của tỉnh Hà Nội, tỉnh lỵ đặt tại thôn Châu Cầu, huyện Kim Bảng (sau được chuyển thành thị xã Hà Nam)
Trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp (1945-1954), dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân thị xã Hà Nam đã kiên cường bám trụ, đánh địch trên tất cả các mặt trận, lập nên nhiều chiến công vang dội, tiêu diệt nhiều quân địch và đến ngày 3 tháng 7 năm 1954, thị xã sạch bóng quân Pháp xâm lược, được hoàn toàn giải phóng
Với những thành tích xuất sắc trong sản xuất và chiến đấu, ngày 29 tháng 1 năm
1966, Đảng bộ, nhân dân và lực lượng vũ trang thị xã Hà Nam đã vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu cao quý: "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân" trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước
Giai đoạn (1965-1996) tỉnh Nam Định sát nhập với Hà Nam thành tỉnh Nam Hà sau đó sáp nhập với tỉnh Ninh Bình thành tỉnh Hà Nam Ninh, khi đó Hà Nam là một thị xã trực thuộc tỉnh Ngày 27 tháng 4 năm 1977, huyện Kim Bảng hợp nhất với huyện Thanh Liêm cùng với thị xã Hà Nam thành huyện Kim Thanh, Hà Nam
là thị trấn thuộc huyện Kim Thanh Ngày 9 tháng 4 năm 1981, thị xã Hà Nam được
3
Trang 4tái lập , gồm 4 phường: Hai Bà Trưng, Lương Khánh Thiện, Minh Khai, Trần HưngĐạo Ngày 17 tháng 12 năm 1982, sáp nhập 2 xã Thanh Châu và Liêm Chính thuộchuyện Thanh Liêm vào thị xã Hà Nam Từ ngày 1 tháng 1 năm 1997, thực hiện Nghị quyết kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XI, tỉnh Hà Nam được tái lập Thị xã Phủ
Lý (đổi tên từ thị xã Hà Nam cũ) được xác định là trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh.Qua 10 năm đầu tư xây dựng sau khi tái lập Tỉnh được Tỉnh ủy - HĐND – ủy ban nhân dân Tỉnh đặc biệt quan tâm chỉ đạo thị xã Phủ Lý đã từng bước phát triển.Ngày 25 tháng 9 năm 2000, thị xã Phủ Lý được mở rộng thêm trên cơ sở sáp nhập
2 xã Phù Vân và Châu Sơn thuộc huyện Kim Bảng, xã Liêm Trung thuộc huyện Thanh Liêm và xã Lam Hạ thuộc huyện Duy Tiên, cũng từ đó thành lập 2 phường
Lê Hồng Phong (từ một phần xã Châu Sơn) và Quang Trung (từ một phần xã Lam Hạ)10
Ngày 1 tháng 1 năm 2007, thị xã đã chính thức trở thành đô thị loại III và trở thành thành phố thuộc tỉnh của tỉnh Hà Nam vào ngày 9 tháng 6 năm 2008 theo nghị định72/2008/NĐ-CP của Chính phủ Đây là sự kiện rất quan trọng đánh dấu sự trưởng thành của một thành phố trẻ đã chịu sự tàn khốc của chiến tranh
Ngày 23 tháng 7 năm 2013, thành phố Phủ Lý được mở rộng thêm trên cơ sở sáp nhập cả diện tích và nhân khẩu của 3 xã: Tiên Tân, Tiên Hiệp, Tiên Hải thuộc huyện Duy Tiên, 2 xã Đinh Xá, Trình Xá thuộc huyện Bình Lục, 2 xã: Liêm Tuyền,Liêm Tiết; 458,31 ha diện tích và toàn bộ 7.478 nhân khẩu của xã Thanh Tuyền thuộc huyện Thanh Liêm và 628,53 ha diện tích và toàn bộ 5.945 nhân khẩu của xã Kim Bình; 462,37 ha diện tích và 5.163 nhân khẩu của xã Thanh Sơn thuộc huyện Kim Bảng; cũng từ đó chuyển 5 xã: Thanh Châu, Châu Sơn, Liêm Chính, Lam Hạ, Thanh Tuyền (sau khi điều chỉnh về thành phố Phủ Lý quản lý) thành các phường
có tên tương ứng
Ngày 4 tháng 12 năm 2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1678/QĐ-TTg công nhận thành phố Phủ Lý là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Hà Nam
Trang 53 Cơ sở hạ tầng :
Cơ sở hạ tầng của Thành phố Phủ Lý được xây dựng đồng bộ và ngày càng hoàn chỉnh nhất là về giao thông đô thị, cấp thoát nước, xử lý nước thải, rác thải, xây dựng công viên cây xanh và các công trình phúc lợi công cộng
Hiện nay trên địa bàn thành phố có tổng số 122 dự án, công trình đã và đang được đầu tư xây dựng với tổng số vốn đầu tư trên 2.046,8 tỷ đồng Đẩy mạnh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư xây dựng các khu đô thị mới như: Khu đô thị mới Nam
Lê Chân (diện tích 68,7 ha, quy mô dân số 8.000 người); Khu đô thị Nam Trần Hưng Đạo (diện tích 21,3 ha, quy mô dân số 5.000 người); Khu đô thị Đông sông Đáy (từ cầu Hồng Phú đến cầu Đọ Xá, diện tích 75 ha); Khu đô thị Liêm Chung dọc hai bên đường 21A diện tích 100 ha; Khu đô thị Bắc Thanh Châu (diện tích 19,8 ha, quy mô dân số 3.500 người); Khu đô thị Liêm Chính (diện tích 89,7 ha); Khu đô thị Bắc Châu Giang Lam Hạ, diện tích 652 ha; Khu đô thị Quang Trung – Lam Hạ diện tích 252 ha; Khu đô thị Châu Sơn diện tích 41 ha; khu đô thị River Silk City Lam Hạ diện tích 126
TTTM Vincom Plaza
5
Trang 6Thành phố Phủ Lý
Khu đô thị nam Trần Hưng Đạo
Trang 7Hồ chùa BầuMột số dự án lớn góp phần xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng đô thị như: Dự án sân vận động trung tâm, Hành lang Quốc lộ 1 và Đông, Tây sông Đáy, dự án hệ thống thoát nước và xử lý nước thải, dự án nâng cấp hè đường, điện chiếu sáng và cây xanh trong khu đô thị cũ, dự án kè hồ Chùa Bầu, dự án cải tạo hệ thống cáp quang, cải tạo hệ thống lưới điện, đã và đang được thực hiện theo quy hoạch đầu tư, làmchuyển biến bộ mặt đô thị, khang trang hiện đại hơn, trật tự đô thị có những bước chuyển biến tích cực.
4 Về kinh tế :
Đầu tư, xây dựng và phát triển Thành phố Phủ Lý theo các tiêu chí của đô thị loại
II, đồng thời tập trung phát triển dịch vụ có giá trị gia tăng cao, đẩy mạnh tái cơ cấukinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới chính là những điểm nhấn quan trọng đưa Phủ Lý trở thành đô thị năng động và phát triển, xứng tầm là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Hà Nam
7
Trang 8Sau hơn một thập kỷ trở thành thành phố, và 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XXII, kinh tế thành phố tăng trưởng nhanh, cơ cấu kinh
tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ, công nghiệp – xây dựng.Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2015 – 2020 đạt 16,9%/năm, cao hơn bình quân chung toàn tỉnh, và vượt chỉ tiêu Đại hội đề ra Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt dự kiến ướctrên 69 triệu đồng/người/năm, tăng gấp 1,6 lần so với năm 2015
Năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt trên 13.800 tỷ đồng; tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2016-2020 là 19,51% (vượt 2,37% so với chỉtiêu đại hội) Dù không là địa bàn trọng điểm công nghiệp của tỉnh, nhưng sự phát triển của ngành công nghiệp trên địa bàn Thành phố đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng sản xuất công nghiệp của Hà Nam Các giải pháp phát triển CN-TTCN đã được Thành phố chỉ đạo quyết liệt gắn với Nghị quyết số 04 của Tỉnh ủy
Phát huy hiệu quả hoạt động của Khu công nghiệp Châu Sơn và 03 cụm Công nghiệp (Nam Châu Sơn, Kim Bình, Tiên Tân) trên địa bàn, Thành phố hiện có tổng
số 144 dự án đầu tư thu hút được trên 20.000 lao động, đã đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu của thành phố, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho hàng chục nghìn lao động trên địa bàn
Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp – xây dựng 5 năm tăng bình quân 14,9%/năm;riêng công nghiệp tăng 14,48%/năm Năm 2020 có 375 doanh nghiệp sản xuất côngnghiệp, tăng 185 doanh nghiệp so với năm 2015 Giá trị sản xuất công nghiệp 5 năm (2016-2020) đạt trên 109 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 2,1 lần giai đoạn 2010-2015.Năm 2020 ước đạt trên 27 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 1,91 lần so với năm 2015.Cùng với đó, số thu ngân sách nhà nước trên địa bàn cũng tăng trưởng vượt bậc quacác năm, đặc biệt là nguồn thu cân đối, tốc độ tăng trung bình giai đoạn 2016-2020 đạt 17,83% (vượt chỉ tiêu 2,83%), tập trung chủ yếu ở các nguồn thu từ thuế, phí và
lệ phí Tổng thu ngân sách năm 2020 ước đạt trên 1.757 nghìn tỷ đồng, tăng 1,81 lần so với tổng thu năm 2015, trong đó thu nội địa tăng gấp 2,27 lần
Trang 95 Về dịch vụ
c Giáo dục :
Phủ Lý có đầy đủ các cấp học từ mầm non đến THPT, THCN, Cao đẳng, Đại học được đầu tư xây dựng theo hướng chuẩn quốc gia
Trường Đại học Xây Dựng ( cơ sơ Hà Nam)
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (cơ sở Hà Nam)
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội - cơ sở Hà Nam
Trường Đại học Thương mại (cơ sở Hà Nam)
Trường Đại học Thương mại, cơ sở Hà Nam
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (cơ sở Hà Nam)
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội - cơ sở Hà Nam
Trường Cao đẳng Y tế Hà Nam
Trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình TW1
Trường Cao đẳng Thủy Lợi Bắc Bộ
Trường Cao đẳng Dạy nghề Hà Nam
Trường Trung học phổ thông chuyên Biên Hoà
Trang 10Trên địa bàn thành phố có các bệnh viện:
Bệnh viện Đa Khoa Tỉnh Hà Nam,
Bệnh viện Y học Cổ truyền,
Bệnh viện Lao Phổi,
Bệnh viện Phong- Da liễu,
BV Đa khoa Thành phố,
Bệnh viện Mắt,
Trung tâm y tế dự phòng
Bệnh viện hữu nghị Việt Đức cơ sở 2 ( chưa hoạt động )
Năm 2016, Bộ Y tế đầu tư xây dựng Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 và Bệnh viện Hữu nghị Việt-Đức cơ sở 2 đặt tại xã Liêm Tuyền, TP Phủ Lý Vì nhiều lý do, trong
đó có Đại dịch COVID-19 nên tiến độ xây dựng bị chậm lại 3 năm Bộ Y tế đã báo
Trang 11cáo và được Thủ tướng Chính phủ cho phép phê duyệt điều chỉnh thời gian hoàn thành dự án đến hết năm 2022
e Thể thao - giải trí:
Các khu vui chơi, tập luyện TDTT, sinh hoạt văn hóa cũng được quan tâm trong quy hoạch và triển khai thực hiện Thành phố có sân vận động, nhà thi đấu TDTT, nhà văn hóa thiếu nhi, có rạp chiếu phim, thư viện, công viên, điểm sinh hoạt văn hóa TDTT phường, xã và các tổ dân phố, thôn
Công viên Nguyễn KhuyếnPhủ Lý có Sân vận động tỉnh Hà Nam với sức chứa 20.000 chỗ ngồi, sân bóng đá tiêu chuẩn quốc gia, đường pit 8 làn chạy cùng nhiều công trình phụ trợ khác Đây
là "sân nhà" của CLB bóng đá nữ Phong Phú Hà Nam, từng đoạt 1 chức vô địch quốc gia (2018), 1 Cup quốc gia (2019) 3 giải vô địch vô địch U19 quốc gia (2010,
2011, 2016) và 1 giải vô địch U16 quốc gia (2015)
11
Trang 12Hoạt động trên phố đi bộ - thành phố Phủ Lý
Trang 136 Về văn hóa – nghệ thuật:
f Chùa bầu :
Chùa Bầu tên chữ là Thiên Bảo Tự, toạ lạc tại đường Nguyễn Văn Trỗi, phường Hai Bà Trưng, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam Là nơi địa linh danh thắng, chốn linh thiêng lâu đời của vùng đất rộng lớn
Với diện tích 4.000 m² Với khung cảnh thiên nhiên hài hoà trước mặt chùa là một
hồ nước sâu và rộng, hồ thông với sông Đáy tạo nên mĩ quan đẹp và tô điểm thêm
sự tĩnh lặng cho chùa Theo thuyết âm dương ngũ hành Trước một ngôi chùa nào thường phải có một hồ nước vì theo truyền thuyết chùa thì tượng trưng cho dương,
hồ tượng trưng cho âm Dương và âm tạo nên thế cân bằng hài hoà trong trời đất vàtheo thuyết phong thủy thì chốn chùa chiền là nơi tôn nghiêm, thành kính Hồ nướctrước chùa như muốn nhắc nhở con người ta đến nơi này cần phải rửa sạch tay châncho hết bụi trần để thành tâm vào bái lễ Như vậy nét văn hoá tâm linh nơi đây không khác xa so với những ngôi chùa khác
Chùa Bầu ( Thiên Bảo Tự )
13
Trang 14Đây là nơi sinh hoạt văn hoá tâm linh của nhiều thế hệ, của phật tử xã Châu Cầu (xưa) và thành phố Phủ Lý – Hà Nam (ngày nay) Với lối kiến trúc cổ truyền của dân tộc với kiến trúc mới của thời đại Chùa Bầu vẫn lưu giữ nhiều hiện vật quý giá
từ triều Vĩnh Thịnh năm thứ 6 (1663) với 28 đạo sắc phong về Đức Pháp Vân Phật
và đạo sắc phong cuối cùng vào năm thứ 9 vua Khải Định và là nơi lưu giữ một quảchuông với kích thước 0,95 m, đường kính 0,57 m được đúc vào mùa xuân năm thứ
3 Hoàng triều Minh Mệnh (1822) và một tấm bia đá xanh cao 1,25 m và rộng 0,8m
g Nhà hát chèo :
Nhà hát Chèo Hà Nam là đơn vị hoạt động nghệ thuật chèo của tỉnh Hà Nam Nhà hát Chèo Hà Nam đóng tại đường Lý Thái Tổ - Phường Lê Hồng Phong - thành phố Phủ Lý được thành lập trên cơ sở nâng cấp Đoàn nghệ thuật chèo Hà Nam Đây là một nhà hát Chèo của chiếng Chèo xứ Sơn Nam
Nhà hát chèo
Trang 15Vùng đất Hà Nam nằm cách trung tâm Hà Nội hơn 50 km, là cửa ngõ phía Nam của Thủ đô, phía Đông giáp Hưng Yên và Thái Bình, phía Nam giáp Nam Định và Ninh Bình, phía Tây giáp Hòa Bình Hà Nam theo cách nói của cố giáo sư Trần Quốc Vượng là một địa phương nằm trong vùng " tứ giác nước" đồng bằng châu thổ sông Hồng - một trong những cái nôi lớn nhất của nghệ thuật chèo Việt Nam.
7 Về giao thông :
Toàn thành phố có 119,7 km đường giao thông, trong đó 83,5% được kiên cố bê tông hoặc trải nhựa, toàn Thành phố không còn đường đất
Khu vực nội thị có 31 tuyến đường trục chính, các trục đường chính đô thị dài 70,1
km Đặc biệt Thành phố sẽ đầu tư xây dựng trục đường Đông Tây, Bắc Nam, đường vành đai 1, đường nối cầu Ba Đa với đường cao tốc, cầu vượt sông Châu nốikhu đô thị trung tâm với khu đô thị Lam Hạ, 2 cầu vượt sông Đáy, trên cơ sở hình thành mạng lưới giao thông liên hoàn giữa các khu đô thị, các khu công nghiệp với quốc lộ 1A, 21A và đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình Đường Quốc lộ qua:
- Quốc lộ 1A đi Hà Nội hoặc Ninh Bình, đã được nâng cấp từ năm 2009 với 4 làn
xe ô tô và 2 làn xe thô sơ, có giải phân cách giữa
- Quốc lộ 21B xuôi đi Nam Định với 2 làn xe ô tô và 2 làn xe thô sơ
- Quốc lộ 21A đi Hòa Bình và nối với đường mòn Hồ Chí Minh, với 4 làn xe ô tô
- Quốc lộ 21B ngược lên các huyện thuộc tỉnh Hà Tây cũ, đi chùa Hương, 2 làn
xe ô tô
Đường Quốc lộ đang thi công:
- Quốc lộ 1 mới với 6 làn xe ôtô phía đông thành phố
Đường Quốc lộ dự kiến:
- Đường nối Hà Nam - Thái Bình dự kiến 6 làn xe ở phía đông thành phố
- Đường nối Quốc lộ 1A mới với Quốc lộ 5, dự kiến 6 làn xe, tại phía đông thành phố
- Đường nối từ chùa Bái Đính qua tỉnh lộ 477B đi thị trấn Ba Sao, chùa Hương tới đại lộ Thăng Long.- Đường nội đô thuận tiện với nhiều đường lớn (đường nhựa từ
2 tới 4 làn xe ôtô) kết nối tới tất cả các thị trấn của tỉnh Hà Nam
15
Trang 16Ga Phủ LýĐường sắt Bắc-Nam và dự án đường sắt cao tốc qua phía đông thành phố Đường thuỷ trên sông Đáy, sông Châu, đang cải tạo Âu thuyền nối giữa sông Châu và sôngĐáy Khi dự án này hoàn thành giao thông đường Thủy thuận tiện hơn do tàu thuyền có thể từ sông Đáy qua Âu thuyền này dọc sông Châu, qua cống Liên Mạc
và đi vào sông Hồng một cách thuận tiện
Đường hàng không: Không có sân bay cũng như không có dự án Sân bay quốc tế gần nhất là Nội Bài 100Km