đề tài thiết kế trò chơi dành cho dạy học môn đạo đức lớp 2

58 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
đề tài thiết kế trò chơi dành cho dạy học môn đạo đức lớp 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Vì thế, có thể nói, hoạt động trò chơi là một hình thức tổchức dạy học quan trọng hình thành hành vi đạo đức.Trong phương pháp giáo dục chương trình 2018 có nhấn mạnh tăng cườngsử dụng c

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ TRÒ CHƠI DÀNH CHO DẠY HỌC MÔNĐẠO ĐỨC LỚP 2

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Hữu HợpSinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Phương

Vĩnh Phúc, tháng 5 năm 2022

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Nội dung đề tài này do chính tôi thực hiện, không sao chép tài liệu, công trình nghiên cứu đã công bố Nếu sai trái, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Tháng 5 năm 2022

Tác giả Nguyễn Thị Phương

Trang 3

II MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU……… 4

III ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU……… 4

IV GIẢ THUYẾT KHOA HỌC……… 4

V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……… 5

VI GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU………. 6

B PHẦN NỘI DUNG……… 7

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THIẾT KẾ CÁC TRÒ CHƠI DÀNH CHO MÔN HỌC ĐẠO ĐỨC Ở TIỂU HỌC………….………

7I.CƠ SỞ LÍ LUẬN……… 7

1.Một số vấn đề lí luận về dạy học Đạo đức ở tiểu học……… 7

2.Trò chơi học tập……… 18

II CƠ SỞ THỰC TIỄN……… 20

1 Đánh giá thực trạng dạy học môn Đạo đức hiện nay……… 20

2 Đánh giá thực trạng vận dụng trò chơi trong dạy học môn Đạo đức hiện nay……… 21

CHƯƠNG II: THIẾT KẾ TRÒ CHƠI DÀNH CHO MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 2……… 22

I CĂN CỨ KHOA HỌC CỦA VIỆC THIẾT KẾ TRÒ CHƠI HỌC TẬP TRONG MÔN ĐẠO ĐỨC……… 22

1 Nguyên tắc thống nhất giữa ý thức và hành vi……… 22

2 Nguyên tắc giáo dục gắn với cuộc sống học sinh, thực tiễn đát nước…… 223 Nguyên tắc tính đến đặc lứa tuổi, đặc điểm lớp và đặc điểm vá nhân học 23

Trang 4

II NỘI DUNG THỰC NGHIỆM………. 44

III TIẾN TRÌNH THỰC NGHIỆM………. 47

IV KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM……… 48

C KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ……… 50

Trang 5

A PHẦN MỞ ĐẦUI LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1 Cơ sở lý luận

Trước hết, chúng ta hiểu, đạo đức là những quy tắc, chuẩn mực xã hội giúpcon người tự điểu chỉnh hành vi của mình để phù hợp với lối sống của cộng đồng,lợi ích của xã hội Từ đó, xã hội trở nên văn minh, hiện đại hơn Giáo dục đạo đứctừ xa xưa đã được ông cha rất là xem trọng và coi đó là phần của hoạt động giáodục Mỗi mầm non sinh ra đều được ưu tiên giáo dục đạo đức “Tiên học lễ, hậu họcvăn” Trẻ từ khi còn nhỏ cần được học cách ứng xử với người khác trước Tiếp sauđó mới bàn đến vấn đề học hỏi những kiến thức văn hóa, xã hội Chủ tịch Hồ ChíMinh lúc sinh thời có nói rằng:

“Có tài mà không có đức, là người vô dụng,Có đức mà không có tài, thì làm việc gì cũng khó”.

Ngày nay, môn Đạo đức được coi là một bộ phận quan trọng của quá trìnhgiáo dục sư phạm, đặc biệt là ở cấp Tiểu học Môn học hình thành những cơ sở banđầu về mặt đạo đức cho học sinh, giúp các em có những cảm xúc tích cực, ý thứcđúng đắn về những hành bị đạo đức; qua đó có những thói quen đúng đắn và cáchứng xử phù hợp trong nếp sống hàng ngày

Tuy vậy, thực tế dạy học Đạo đức vẫn còn một số hạn chế Các học sinhtham gia tiết học với tâm trạng không thoải mái, bị động trong việc học tập Một sốtiết học bị đánh giá là khô khan, nhàm chán, không khơi được sự tham gia của họcsinh Bên cạnh đó, học sinh chỉ lĩnh hội được các tình huống, sự việc đưa ra trongbài học nhưng lại không có cơ hội để trải nghiệm và giải quyết các tình huống giảđịnh đó để dễ dàng đưa ra kiến thức bài học.

Trang 6

Trong vài năm gần đây, Bộ giáo dục và đào tạo đã phát động phong trào“Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” và đưa giáo dục kỹ năng sốnglồng vào các môn học trong chương trình Tiểu học nhằm giáo dục học sinh mộtcách toàn diện đặc biệt là môn học đạo đức Các tiết học đạo đức cũng được làmmới mình, các hình thức dạy học cần đa dạng hơn, hấp dẫn sự tham gia tích cực củahọc sinh nhiều hơn

Bên cạnh đó, các hoạt động trò chơi học tập luôn khơi được sự hứng thú củahọc sinh Khi tổ chức các trò chơi cho học sinh, các em không chỉ được tham giavới mục đích chơi mà còn hoạt động với mục đích chính là học Qua hoạt động tròchơi, các em phát triển được toàn diện về các mặt đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, thểchất và các kỹ năng sống Vì thế, có thể nói, hoạt động trò chơi là một hình thức tổchức dạy học quan trọng hình thành hành vi đạo đức.

Trong phương pháp giáo dục chương trình 2018 có nhấn mạnh tăng cườngsử dụng các thông tin, tình huống diễn ra xung quanh cuộc sống, gần gũi với họcsinh để minh họa bài học và coi trọng các hoạt động trải nghiệm để học sinh tựchiếm lĩnh tri thức thì việc tổ chức trò chơi học tập sẽ là một hình thức dạy họchiệu quả thể hiện phương pháp giáo dục này.

Ở cấp tiểu học, môn Đạo đức có 3 mục tiêu chính, liên kết chặt chẽ với nhaulà: kiến thức, kỹ năng và thái độ tình cảm Kiến thức là cơ sở, tiền đề cho việc hìnhthành thái độ, tình cảm và thói quen đạo đức Thái độ, tình cảm, hành vi đạo đức sẽcủng cố, giúp học sinh nắm vững được kiến thức đạo đức Giải quyết được 3 mụctiêu này, học sinh đã hình thành được cơ sở ban đầu của phẩm chất đạo đức trongmôn học.

2 Cơ sở thực tiễn

Trang 7

Hiện nay, môn Đức đức chưa được thực sự coi trọng, quan tâm đúng với giátrị của môn học Một số bộ phận học sinh, phụ huynh đặc biệt là một số giáo viênxem nhẹ bộ môn, coi đây là môn phụ dẫn đến việc dạy học môn Đạo đức qua loa,cứng nhắc Thời lượng dạy môn Đạo đức còn thường xuyên cắt xén, không dạy đủsố tiết quy định Các giáo viên cũng chưa dành nhiều thời gian soạn giáo án, lên kếhoạch tổ chức các hoạt cho học sinh dẫn tới các hoạt động trong giờ học chủ yếu làtình trạng hỏi đáp, giáo viên nói một mình, không gây được hứng thú cho học sinh Tuy rằng nhiều giáo viên đã biết rằng việc tổ chức hoạt động trò chơi là vôcùng cần thiết Nhưng thực tế nhiều giáo viên rất ít khi tổ chức trò chơi, hay có mộtsố giáo viên lại không biết cách tổ chức trò chơi như thế nào cho hiệu quả Hoặccác trò chơi cứ lặp lại trong các tiết học khiến học sinh nhàm chán, không thu hútđược các em Vì thế, tình trạng dạy học đạo đức không hiệu quả hoặc kém chấtlượng.

Hơn nữa, những hành vi, thói quen đạo đức được lặp đi, lặp lại trong quátrình luyện tập tình huống quen thuộc và được giáo viên xem đây là đường mòntrong quá trình giảng dạy Các hoạt động trong các tiết dạy sẽ như nhau trước hếttìm hiểu mẫu kể chuyện, tình huống, hành vi được rồi rút ra bài học và xử lý tìnhhuống tình huống tương tự bằng phương pháp đàm thoại Nên giáo viên cho rằngviệc tổ chức hoạt động trò chơi là không cần thiết hoặc là quá khó cho học sinh lớp2 tham gia Tác hại của cách dạy học này là các em rèn luyện các kỹ năng, mẫuhành vi máy móc, không linh hoạt.

Chương trình Đạo đức ở lớp 2 bao gồm 8 chủ đề liên quan đến các mối quanhệ xung quanh các em: bản thân, gia đình, nhà trường, xã hội và môi trường tựnhiên Đây là các mối quan hệ thân thuộc, gắn bó chặt chẽ tới các em Việc dạy họcĐạo đức là việc hướng các em có những hành vi phù hợp với các chuẩn mực đạođức

Trang 8

Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng dạy học môn Đạo đức trong trường tiểuhọc cũng như có một hoạt động tích cực trong môn học Đạo đức nhằm giải quyết

các vấn đề trên nên tôi mạnh dạn lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Thiết kế các tròchơi dành cho dạy học môn Đạo đức lớp 2” như là một hướng giải quyết các

khúc mắc đó.

II MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Tôi nghiên cứu đề tài này nhằm các mục đích:

- Tìm hiểu vai trò và ý nghĩa của thiết kế các hoạt động trò chơi dành chohọc sinh trong môn Đạo đức 2.

- Nghiên cứu cách tổ chức và đưa ra một số hoạt động trò chơi trong mônĐạo đức cho học sinh lớp 2.

Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn, đề tài nhằm mục đíchnâng cao chất lượng dạy học môn Đạo đức 2 bằng các hoạt động trò chơi gây hứngthú học tập Từ đó, những hoạt động này sẽ giúp các em hăng hái tham gia tiết họchơn và thực hiện được tốt các yêu cầu của bài học

III KHÁCH THỂ, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU1 Đối tượng nghiên cứu

Các hoạt động trò chơi trong dạy học môn Đạo đức lớp 2.

2 Khách thể nghiên cứu

Quá trình tổ chức hoạt động trò chơi Đạo đức cho học học sinh lớp 2.

IV GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

Nhiều hoạt động tổ chức trong giờ Đạo đức chưa thu hút được phần lớn sựtham gia của học sinh học sinh Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự thành côngcủa các hoạt động Trong đó, yếu tố hình thức tổ chức ảnh hưởng nhiều nhất

Trang 9

Nếu áp dụng các hoạt động trò chơi dạy học vào trong môn Đạo đức 2 thì sẽnâng cao khả năng nhận thức của học sinh, tăng khả năng tương tác, tích cực tronggiờ học và nâng cao kết quả học tập của môn học.

V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiêncứu sau:

1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

- Nghiên cứu các tài liệu về môn Đạo đức 2.

- Các sách giáo trình về hình thức tổ chức dạy học trong giờ học.- Các tài liệu về các hoạt động trò chơi đạt hiểu quả cao trong giờ học

2 Phương pháp điều tra, quan sát

Điều tra, quan sát thực trạng các học sinh Trường tiểu học An Phú, Mỹ Đức,Hà Nội.

3 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

Để nâng cao được kết quả học tập môn Đạo đức của học sinh không phải làvấn đề nhỏ, quá trình giảng dạy môn học phải diễn ra đồng thời, liên tục và thườngxuyên.

Học sinh được hướng dẫn, tổ chức tham gia các hoạt động một cách tích cực,chủ động dưới sự trợ giúp đúng mức của giáo viên để từ đó, học sinh tự rút ra kiếnthức mới của bài và có cách cư xử phù hợp trong các tình huống của cuộc sống

Khi dạy học các hoạt động cần khắc sâu kiến thức của bài, giáo viên cần tạocho học sinh thói quen phản xạ nhanh, giải quyết tốt các tình huống giả định màkhông chỉ dừng lại ở việc học sinh trả lời câu hỏi Giáo viên cũng nên khuyếnkhích học sinh khi trả lời câu hỏi hãy liên hệ với thực tế để dễ dàng nắm chắc nộidung bài học hơn.

Trang 10

Để tiết học diễn ra nhẹ nhàng, hiệu quả hơn đồng thời học sinh có khả năngphát triển khả năng tư duy cao hơn thì giáo viên luôn luôn khuyến khích, độngviên, tạo cảm hứng yêu thích môn học tại các em Việc kết hợp tổ chức trò chơi họctập để giải quyết các tình huống sẽ tăng nhiều câu trả lời từ phía học sinh hơn.

4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Thực hiện dạy thực nghiệm các tiết học Đạo đức 2 nhằm đánh giá vấn đềnghiên cứu.

VI GIỚI HẠN, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Giới hạn nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu và thiết kế các trò chơi chodạy học môn Đạo đức lớp 2.

Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 2.

Trang 11

B PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THIẾTKẾ CÁC TRÒ CHƠI DÀNH CHO MÔN ĐẠO ĐỨC Ở TIỂU HỌCI CƠ SỞ LÝ LUẬN

1 Một số vấn đề lý luận về dạy học Đạo đức ở tiểu học

1.1 Mục tiêu môn Đạo đức

Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 môn Giáo dục công dân (môn Đạo đức ở tiểu học) đã quy định:

Về mục tiêu chung: Chương trình môn Giáo dục công dân góp phần hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm;các năng lực của người công dân Việt Nam, đặc biệt là năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực phát triển bản thân, năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế – xã hội,nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhânvàyêu cầu của sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới.

Về mục tiêu cấp tiểu học:

Bước đầu hình thành, phát triểnở học sinh những hiểu biết ban đầu về chuẩn mựchành vi đạo đức, pháp luậtvà sự cần thiết thực hiện theo các chuẩn mực đó trong quan hệ với bản thânvà người khác, với công việc, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên; thái độ tự trọng, tự tin; những tình cảm và hành vi tích cực:yêu gia đình, quê hương, đất nước; yêu thương, tôn trọng con người; đồng tình với

Trang 12

cái thiện, cái đúng, cái tốt, không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu; chăm học, chăm làm; trung thực; có trách nhiệm với thái độ, hành vi của bản thân

Giúp học sinh bước đầu nhận biết và điều chỉnh được cảm xúc, thái độ, hành vi của bản thân; biết quan sát, tìm hiểu về gia đình, quê hương, đất nước và về các hành vi ứng xử; biết lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch cá nhân, hình thành thói quen, nền nếp cơ bản, cần thiết trong học tập, sinh hoạt.

1.2 Nội dung môn Đạo đức

*Chương trình môn Đạo đức

Thời lượng thực hiện chương trình môn Đạo đức là 35 tiết/ năm học, được cấutrúc thành thành các nội dung:

-Giáo dục đạo đức.-Giáo dục kĩ năng sống.-Giáo dục kinh tế.-Giáo dục pháp luật.-Kiểm tra, đánh giá.

*Nội dung môn Đạo đức ở tiểu học

-Giáo dục đạo đức: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.-Giáo dục kĩ năng sống: kĩ năng nhận thức, quản lí bản thân; kĩ năng tự bảo vệ.-Giáo dục kinh tế: hoạt động tiêu dùng.

-Giáo dục pháp luật: chuẩn mực hành vi pháp luật.

1.3 Phương pháp dạy học môn Đạo đức

Phương pháp dạy học môn Đạo đức ở tiểu học là cách thức, con đường hoạt động thống nhất giữa giáo viên và học sinh dưới tác động chủ đạo của giáo viên,

Trang 13

với vai trò tích cực, tự giác của học sinh giải quyết các nhiệm vụ, đạt được những mục tiêu tương ứng của môn học này.

Các phương pháp dạy học môn Đạo đức rất đa dạng, phong phú Sau đây là một số phương pháp:

-Nội dung truyện:

Truyện phải sát với chủ đề bài học, kể về cách ứng xử của một nhân vật trong một tình huống đạo đức cụ thể.

Truyện phải mô tả và khẳng định cách ứng xử của nhân vật như thế là đúng (sai), là đẹp (xấu) Ngoài ra, truyện phải làm cho học sinh thể hiện được niềm vui sướng hay khó chịu của người được đối xử đúng (sai) ở mức độ cao hơn.

Truyện có nguồn gốc ở Việt Nam hoặc nước ngoài, có thể là một tấm gương tốt cho học sinh noi theo, hoặc một tấm gương xấu cần tránh, hoặc đồng thời vừa có tấm gương tốt và tấm gương xấu để học sinh so sánh, đối chiếu.

-Ngôn ngữ trong truyện: trong sáng, gần gũi, dễ hiểu, tránh diễn đạt bằng những câu quá dài và khó.

Các bước tiến hành

Bước chuẩn bị:

Trang 14

-Lựa chọn câu chuyện phù hợp với bài đạo đức, khả năng tiếp thu của học sinh, dễ rút ra bài học đạo đức tương ứng.

-Xác định tư tưởng chủ đạo, các tình tiết cơ bản, tình huống đạo đức.-Tập dượt kể chuyện.

-Chuẩn bị phương tiện trực quan.

Bước kể chuyện:

-Giáo viên giới thiệu khái quát về truyện kể.-Giáo viên thuật lại truyện kể.

Bước phân tích truyện kể:

-Giáo viên nêu ra một số câu hỏi liên quan đến nội dung câu chuyện.Yêu cầu sư phạm

-Giáo viên cần nắm vững truyện kể.

-Sử dụng ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu, kể chuyện tự nhiên, sinh động, tránh kể chuyện một cách khô khan.

-Giáo viên cần đặt học sinh vào tình huống đạo đức của câu chuyện, kích thích học sinh tích cực, theo dõi.

-Kết hợp với phương tiện trực quan thích hợp.

-Giáo viên cần nhập vai, hoà tâm hồn mình vào truyện kể để việc kể chuyện được tự nhiên, hấp dẫn.

b Phương pháp thảo luận nhóm

Thảo luận nhóm là phương pháp tổ chức cho học sinh trao đổi với nhau theo nhóm nhỏ để đưa ra ý kiến chung của nhóm về giải quyết vấn đề liên quan đến bài học đạo đức.

Trang 15

Phương pháp thảo luận nhóm có tác dụng:

-Giảm bớt phần chủ quan, phiến diện, làm tăng thêm tính khách quan khoa học của kiến thức.

-Tri thức của học sinh trở nên sâu sắc, bền vững, dễ nhớ và nhớ lâu hơn.-Học sinh trở nên mạnh dạn hơn, được học cách trình bày ý kiến của mình, lắng nghe ý kiến của bạn, giúp trẻ hoà nhập vào tập thể nhóm,…

Các bước tiến hành

Bước chuẩn bị:

-Xác định nội dung thảo luận.

-Dự kiến đáp án và khả năng thảo luận của học sinh.

-Chuẩn bị phương tiện dạy học (phiếu thảo luận nhóm, vở bài tập,…)

-Dự kiến việc tổ chức nhóm học sinh: số lượng, chức vụ trong nhóm, trình độ học sinh,…

Bước thảo luận:

-Giáo viên nêu nội dung và hướng dẫn học sinh cách thực hiện nhiệm vụ.-Giáo viên chia lớp thành các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm.-Các nhóm tiến hành trao đổi, thảo luận.

Bước trình bày kết quả và tổng kết:

-Học sinh trình bày kết quả thảo luận trước lớp.

-Giáo viên tổng kết ngắn gọn, khen ngợi tinh thần làm việc của các nhóm.Yêu cầu sư phạm

-Vấn đề thảo luận phải thiết thực, gần gũi, được học sinh quan tâm.

Trang 16

-Cần tổ chức nhóm phù hợp, cần đảm bảo cho tất cả học sinh được thao gia thảo luận nhóm.

-Cần tạo ra không khi thoải mái, thân thiện, nghiêm túc khi thảo luận.-Giáo viên nắm bắt tình hình để hỗ trợ các nhóm khi cần thiết.-Tạo điều kiện cho học sinh được trình bày ý kiến của mình.

Thông thường trò chơi là một hoạt động tập thể Chính vì vậy khi tham gia trò chơi, học sinh được rèn luyện kĩ năng giao tiếp và hợp tác, trình bày ý kiến, nâng cao tinh thần tự giác và trách nhiệm để hoàn thành nhiệm vụ chung.

Trang 17

Bước tiến hành:

-Giáo viên giúp học sinh nắm vững trò chơi.-Giáo viên chọn học sinh tham gia trò chơi.-Học sinh thảo luận với nhau về thực hiện trò chơi.-Trò chơi được tiến hành theo dự kiến.

Bước tổng kết, đánh giá:

-Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh giá việc thực hiện trò chơi.

-Giáo viên nhận xét, đánh giá chung và tuyên bố nhóm (hay cá nhân) thắng cuộc.Yêu cầu sư phạm

- Mục đích của trò chơi phải thể hiện mục tiêu của bài học hoặc một phần của chương trình.

- Hình thức chơi đa dạng giúp HS được thay đổi các hoạt động học tập trên lớp, giúp HS phối hợp các hoạt động trí tuệ với các hoạt động vận động.

- Luật chơi đơn giản để HS dễ nhớ, dễ thực hiện Cần đưa ra các cách chơi có nhiềuHS tham gia để tăng cường kỹ năng học tập hợp tác.

- Các dụng cụ chơi cần đơn giản, dễ làm hoặc dễ tìm kiếm tại chỗ.- Chọn quản trò chơi có năng lực phù hợp với yêu cầu của trò chơi.

- Tổ chức chơi vào thời gian thích hợp của bài học để vừa làm cho học sinh hứng thú học tập vừa hướng cho học sinh tiếp tục tập trung các nội dung khác của bài học một cách có hiệu quả.

d.Phương pháp đóng vai

Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định.

Trang 18

Phương pháp đóng vai có những ưu điểm sau :

- Học sinh được rèn luyện thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn.

- Gây hứng thú và chú ý cho học sinh.

- Tạo điều kiện làm nảy sinh óc sáng tạo của học sinh.

- Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh theo chuẩn mực hành vi đạo đức và chính trị – xã hội.

- Có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các vai diễn.Cách tiến hành

- Giáo viên chia nhóm, giao tình huống đóng vai cho từng nhóm và quy định rõ thời gian chuẩn mực, thời gian đóng vai.

- Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai.- Các nhóm lên đóng vai.

- Giáo viên phỏng vấn học sinh đóng vai +Vì sao em lại ứng xử như vậy ?

+Cảm xúc, thái độ của em khi thực hiện cách ứng xử ? Khi nhận được cách ứng xử ( đúng hoặc sai ).

- Lớp thảo luận, nhận xét : Cách ứng xử của các vai diễn phù hợp hay chưa phù hợp ? Chưa phù hợp ở điểm nào ? Vì sao ?

- Giáo viên kết luận về cách ứng xử cần thiết trong tình huống.Yêu cầu sư phạm

- Tình huống nên để mở, không cho trước “ kịch bản”, lời thoại

Trang 19

- Phải dành thời gian phù hợp cho các nhóm chuẩn bị đóng vai

- Người đóng vai phải hiểu rõ vai của mình trong bài tập đóng vai để không lạc đề- Nên khích lệ cả những học sinh nhút nhát tham gia

- Nên hoá trang và đạo cụ đơn giản để tăng tính hấp dẫn của trò chơi đóng vai.

e.Phương pháp điều tra

Điều tra là phương pháp tổ chức cho học sinh tìm hiểu thực trạng những vấn đề thực tế xung quanh liên quan đến bài học.

Phương pháp điều tra có tác dụng giúp học sinh vận dụng kiến thức vào cuộc sống, mở rộng hiểu biết, gắn bài học với thực tiễn cuộc sống Qua đó, học sinh có thái độ, trách nhiệm đối với những vấn đề xã hội đang quan tâm, định hướng cho việc thực hiện hành vi đạo đức một cách thích hợp, tự giác

-Dự kiến cách đánh giá kết quả.

Bước giao nhiệm vụ:

Giáo viên làm rõ những nhiệm vụ trong quá trình điều tra cho học sinh:-Nội dung điều tra.

-Cách tiến hành, cách ghi chép.-Yêu cầu về kết quả, sản phẩm.

Trang 20

-Phương tiện cần thiết cho việc điều tra.

-Địa điểm, thời gian, thời hạn hoàn tất việc điều tra.-Cách đánh giá.

Bước điều tra của học sinh:

Theo nhiệm vụ được giao, học sinh thực hiện việc điều tra và hoàn thiện các phiếu theo yêu cầu như phiếu điều tra, phiếu báo cáo,…

Bước đánh giá kết quả điều tra

Việc đánh giá kết quả điều tra được thực hiện vào thời điểm thích hợp và theo cách đã dự kiến: học sinh trình bày kết quả trước lớp, nộp phiếu điều tra,…

Yêu cầu sư phạm

-Nội dung điều tra phải phù hợp với bài đạo đức, khả năng, kinh nghiệm của học sinh, mang tính hiện thực.

-Công việc điều tra phải mang ý nghĩa xã hội nhất định.

-Cần có phiếu điều tra để các em ghi lại kết quả và dựa vào đó để trình bày trước lớp.

-Giáo viên cần có biện pháp kiểm tra việc thực hiện của học sinh và đánh giá kịp thời kết quả đạt được của các em.

-Tránh những hiện tượng như ngại khó, thiếu tin tưởng và khả năng của học sinh,…

Trang 21

thực hiện thường xuyên để tạo tính bền vững Đó là cơ sở thuận lợi để hình thành những nét tính cách tốt, phù hợp với yêu cầu đạo đức của xã hội.

Các bước tiến hành

Bước chuẩn bị:

-Xác định nội dung rèn luyện.

-Dự kiến kết quả, sản phẩm hoạt động của học sinh qua rèn luyện.-Dự kiến thời gian tổ chức.

-Chuẩn bị phiếu rèn luyện.

-Dự kiến địa điểm tiến hành, phân công học sinh, cách đánh giá,…

Bước giao nhiệm vụ:

Giáo viên giúp học sinh nắm vững:

-Nội dung công việc cần thực hiện và những kết quả cần đạt.-Cách tiến hành, thực hiện công việc.

-Thời gian.-Địa điểm.-Cách đánh giá.

Bước học sinh thực hiện nhiệm vụ:

-Học sinh thực hiện những hành vi, công việc được giao chủ yếu vào thời gian ngoài giờ học.

-Các em ghi lại những công việc mình làm vào phiếu rèn luyện.

Bước đánh giá:

-Giáo viên tiến hành đánh giá như dự kiến (nộp phiếu rèn luyện, báo cáo trước lớp,…)

Trang 22

Yêu cầu sư phạm

-Nội dung rèn luyện phải phù hợp với bài đạo đức, khả năng của học sinh, điều kiện thực tế ở địa phương.

-Cần tổ chức rèn luyện cho học sinh một cách thường xuyên, có hệ thống.-Cần có những phương tiện cần thiết cho hoạt động rèn luyện của học sinh.-Đề cao vai trò tích cực, nâng cao ý thức tự giác, tự quản của học sinh trong quá trình rèn luyện.

2.2 Phân loại

Trang 23

Có nhiều quan điểm và ý kiến trong việc phân loại trò chơi học tập Do đó, có nhà nghiên cứu về trò chơi học tập cũng có nhiều cách để phân loại, mỗi cách dựa trên một tiêu chí nhất định.

-Dựa trên phương tiện tổ chức:

Trò chơi học tập với đồ vật, trò chơi, tranh ảnh,…Trò chơi lô tô.

Trò chơi học tập bằng lời.Trò chơi âm nhạc.

-Dựa trên nhiệm vụ học tập đưa vào trò chơi:

Trò chơi học tập nhằm cung cấp biểu tượng, tri thức mới.Trò chơi học tập nhằm củng cố tri thức, biểu tượng đã học.-Dựa trên ý nghĩa của trò chơi đối với sự phát triển của trẻ:

Trò chơi học tập nhằm rèn luyện sự nhạy bén của các giác quan.

Phát triển óc quan sát và khả năng định hướng trong không gian và thời gian cho trẻ.

Trò chơi nhằm cung cấp biểu tượng, tri thức mới và củng cố biểu tượng tri thức đã biết.

Trò chơi rèn luyện các thao tác tư duy, óc tưởng tượng, sáng tạo.Trò chơi nhằm phát triển ngôn ngữ.

Trò chơi nhằm rèn luyện khả năng tập trung chú ý và sự nỗ lực ý chí của trẻ.

2.3 Khả năng vận dụng trò chơi vào dạy học môn Đạo đức

Dạy học ngày nay có nhiều sự thay đổi, trong đó đề cao tính tích cực, chủ động của học sinh là một thay đổi căn bản Giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn,

Trang 24

định hướng cho học sinh lĩnh hội kiến thức, còn học sinh là chủ thể tích cực, tự giác, chủ động tìm hiểu kiến thức, thế giới xung quanh Chính vì vậy, việc vận dụng những phương pháo dạy học tích cực, trong đó có phương pháp trò chơi là một việc làm thiết yếu để phát huy cao độ tính tích cực học tập của học sinh.

Có thể thấy môn Đạo đức là môn học có nhiều ưu thế để vận dụng phương pháp trò chơi Trò chơi được xây dựng trong các tình huống đạo đức sẽ tạo không khí sôi nổi, vui tươi, sinh động trong giờ học Đưa trò chơi vào trong các tiết học đạo đức làm giảm bớt tính khô khan, lí thuyết, biến những bài học đạo đức trở nên nhẹ nhàng, quen thuộc và giúp học sinh ghi nhớ lâu hơn, tiếp thu tri thức một cách tích cực và tự giác

II CƠ SỞ THỰC TIỄN

1 Đánh giá thực trạng dạy học môn Đạo đức hiện nay

*Ưu điểm:

Đa số giáo viên đều nhận thức được tầm quan trọng và vai trò của môn Đạo đức trong giáo dục nhân cách cho học sinh Những đức tính tốt, các chuẩn mực hành vi như lễ phép, chào hỏi người lớn, giữ gìn vệ sinh,… đều được giáo viên truyền tải từ cái bài học đạo đức và được học sinh thực hiện tốt

*Hạn chế:

Tuy có vai trò đặc biệt quan trọng trong giáo dục nhân cách cho học sinh nhưng môn Đạo đức vẫn chưa thật sự được chú trọng Mỗi tuần học sinh được học một tiết đạo đức, theo truyền thống thì thầy đọc trò ghi, học thuộc lòng và trả bài theo khuôn thước lịch sử Các phương pháp dạy học môn Đạo đức ít có sự đổi mới,sáng tạo gây nên sự nhàm chán cho học sinh.

*Qua thực tế giảng dạy lớp 2 và trong quá trình quan sát, dự giờ các giờ học Đạo đức của đồng nghiệp, tôi có một số nhận xét như sau:

Trang 25

-Giáo viên truyền đạt được những kiến thức bài học tới học sinh về mặt lí thuyết, bám sát vào sách giáo khoa, ít có sự kết nối và liên hệ với đời sống thực tiễn hiện nay của học sinh Các phương pháp dạy học môn Đạo đức ít đổi mới, sáng tạo.-Học sinh thực hiện các bài tập đạo đức còn qua loa, sơ sài, đặc biệt có những em không làm hoặc không có vở bài tập Học sinh hiểu nội dung bài học nhưng chưa biết vận dụng những kiến thức đã học thành hành vi, thói quen, chuẩn mực đạo đứccủa bản thân.

*Nội dung chương trình môn học Đạo đức lớp 2:

Nội dung chương trình môn Đạo đức lớp 2 gồm 8 chủ đề Thời lượng giáo dụccho mỗi chủ đề tuỳ vào tác giả sách giáo khoa và thực tế của mỗi nhà trường.

Chủ đề 1: Quê hương em.

Chủ đề 2: Kính trọng thầy giáo, cô giáo và yêu quý bạn bè.Chủ đề 3: Quý trọng thời gian.

Chủ đề 4: Nhận lỗi và sửa lỗi.

Chủ đề 5: Bảo quản đồ dùng cá nhân và gia đình.Chủ đề 6: Thể hiện cảm xúc bản thân.

Chủ đề 7: Tìm kiếm sự hỗ trợ.

Chủ đề 8: Tuân thủ quy định nơi công cộng.

2 Đánh giá thực trạng vận dụng trò chơi trong dạy học môn Đạo đức hiện nay

Phương pháp trò chơi là một phương pháp quen thuộc trong dạy học môn Đạođức nhưng việc vận dụng phương pháp trò chơi trong môn Đạo đức còn gặp nhiều hạn chế

Trang 26

Một số giáo viên còn ngại, không tổ chức trò chơi trong giờ Đạo đức vì thấy tốn thời gian, gây mất trật tự; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm còn hạn chế; chưa biết tổ chức vào lúc nào, thiết kế trò chơi như thế nào; luật chơi ra sao,…

Khi tổ chức trò chơi, chỉ có những em tự tin, mạnh dạn mới tham gia trò chơi, còn những em nhút nhát, rụt rè ít khi tham gia.

Trong quá trình vận dụng phương pháp trò chơi trong môn Đạo đức, giáo viên còn mắc một số sai lầm như: Nội dung trò chơi không phù hợp với nội dung bài học, thời gian tổ chức trò chơi quá dài, trò chơi quá khó hoặc quá dễ đối với học sinh, nhiều học sinh ít hứng thú, không muốn tham gia trò chơi,…

Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên:

Giáo viên chưa nắm rõ yêu cầu cần đạt của nội dung bài học đạo đức.Giáo viên lựa chọn và thiết kế trò chơi chưa phù hợp.

Một số giáo viên còn yếu về kiến thức và kĩ năng sư phạm.

CHƯƠNG II: THIẾT KẾ TRÒ CHƠI DÀNH CHO MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 2I CĂN CỨ KHOA HỌC CỦA VIỆC THIẾT KẾ TRÒ CHƠI HỌC TẬP TRONG MÔN ĐẠO ĐỨC

1 Nguyên tắc thống nhất giữa ý thức và hành vi

Sự thống nhất giữ ý thức và hành vi trong quá trình giáo dục học sinh được thểhiện ở việc học sinh hiểu được những khái niệm, quy tắc, chuẩn mực về tư tưởng, đao đức, pháp luật,… và vận dụng những hiểu biết đó thành những hành vi cụ thể.

Đối với mỗi chuẩn mực cần yêu cầu học sinh phải hiểu đúng, chính xác: Chuẩn mực đó là gì? Tại sao phải thực hiện? Thực hiện chuẩn mực đó như thế nào?Trên cơ sở nắm vững nội dung, ý nghĩa, cách thực hiện các chuẩn mực, học sinh có

Trang 27

niềm tin vào chuẩn mực đó và chủ động, tự giác thực hiện chuẩn mực đó thành các hành vi cụ thể.

Vận dụng nguyên tắc thống nhất ý thức và hành vi trong việc thiết kế, tổ chức trò chơi trong dạy học môn Đạo đức cần phải theo hệ thống, hướng đến mục tiêu hình thành ở học sinh tri thức về chuẩn mực đạo đức, từ đó là cơ sở hình thành, rèn luyện kĩ năng, hành vi.

2 Nguyên tắc giáo dục gắn với cuộc sống học sinh, thực tiễn đất nước

Giáo dục đạo đức hình thành ở học sinh những phẩm chất, năng lực, nhân cách để sống và hoà nhập với các mối quan hệ xã hội: gia đình, bạn bè, thầy cô,… Chính vì vậy, giáo dục đạo đức không chỉ là lí luận, lí thuyết khô cứng trên sách vở mà cần phải được học sinh chuyển hoá, vận dụng vào đời sống xã hội Những kiến thức được học trong trường như hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, kính trọng thầy cô giáo cần được học sinh thực hiện bằng những hành động cụ thể như: làm việc nhà, chăm sốc cha mẹ, ông bà, chào hỏi thầy cô giáo, học hành chăm chỉ,… Có như vậy giáo dục đạo đức trong nhà trường mới đạt hiệu quả Do vậy, khi thiết kế trò chơi học tập, phải tính đến nội dung của trò chơi sao cho phù hợp với thực tiễn của học sinh, khai thức hiểu biết và vốn sống của học sinh.

3 Nguyên tắc tính đến đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm lớp và đặc điểm cá nhân học sinh

Học sinh tiểu học ở những lứa tuổi khác nhau (6 tuổi đến10 tuổi), ở các lớp học khác nhau và từng cá nhân khác nhau đều có đặc điểm tâm lí khác nhau: nhận thức, ý chí, tình cảm, trí tuệ, tư duy, tưởng tượng,… Giáo viên cần căn cứ vào đặc điểm tâm lí để tổ chức và thiết kế trò chơi học tập sao cho phù hợp.

II THIẾT KẾ CÁC TRÒ CHƠI DÀNH CHO DẠY HỌC MÔN ĐẠOĐỨC LỚP 2

Trang 28

Sau đây là trò chơi tôi thiết kế trong mỗi bài Đạo đức 2 bộ sách Kết nối trithức với cuộc sống

CHỦ ĐỀ 1: QUÊ HƯƠNG EMBài 1 – Vẻ đẹp quê hương Tiết 1 Trò chơi: Chia sẻ

- Mục tiêu: HS nêu được địa chỉ quê hương của mình

- Cách tiến hành:

Giáo viên yêu cầu cả lớp đứng lên và bật nhạc bài” Quê hương tươi đẹp” họcsinh sẽ truyền tấm thẻ chia sẻ khi giáo viên tắt nhạc tấm thẻ ở trên tay bạn nào thì bạn đó sẽ giới thiệu về quê hương mình Giáo viên tổ chức chơi trong vòng 5 phút.Gợi ý:

+ Giới thiệu tên mình

+ Địa chỉ quê: xã, huyện, tỉnh(thành phố)

- Giáo viên kết luận : Ai cũng có quê hương, đó là nơi em được sinh ra và lớn lên Các em cần biết và nhớ địa chỉ quê hương mình.

Tiết 2 Trò chơi: Đóng vai

- Mục tiêu: Giúp HS củng cố, khắc sâu kiến thức đã học và thực hành xử lý tình

huống cụ thể.

- Cách tiến hành:

- Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm, giáo viên hướng dẫn HS thảo luận nhóm, sau đó mỗi nhóm cử một số bạn đóng vai giới thiệu về vẻ đẹp quê hương mình theo những gợi ý:

+ Quê em ở đâu? + Quê em có cảnh đẹp gì?

+ Con người quê hương em như thế nào?

- GV khen ngợi các bạn HS tự tin tham gia đóng vai và những bạn đưa ra lời khuyên phù hợp.

Trang 29

- Giáo viên nhận xét và tuyên dương.

- Kết luận: Các con nên nhớ địa chỉ quê hương mình Quê hương ai cũng cóvẻ đẹp riêng Các con cần ghi nhớ vẻ đẹp của thiên nhiên và con người ở quêhương mình nhé!

Bài 2 – Em yêu quê hương emTiết 1 Trò chơi: Ai nhanh hơn?- Mục tiêu:

Học sinh nêu được những việc cần làm thể hiện tình yêu đối với quê hươngcủa mình.

- Cách tiến hành:

Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm Các nhóm sẽ thảo luận và nêu những việccần làm để thể hiện tình yêu quê hương Sau đó nhóm cử ra 4 thành viên tham giachơi Mỗi lượt lên bảng chỉ được viết một việc làm, sau đó nhanh chóng về vị trínhóm để bạn tiếp theo lên viết tiếp, cứ thế cho đến khi hết thời gian Trong 2 phút,nhóm nào ghi được nhiều hơn thì sẽ là nhóm chiến thắng.

Học sinh có thể ghi là: không vứt rác bừa bãi, không hái hoa ven đường,không vẽ lên khu di tích, không vi phạm luật giao thông, bảo vệ môi trường, trồngcây xanh, vứt rác đúng nơi quy định, giữ vệ sinh làng xóm, cố gắng học giỏi để maisau giúp ích cho quê hương, …

Giáo viên nhận xét, khen ngợi và tuyên dương các nhóm.

- Kết luận: : Có rất nhiều cách đẻ thiện hiện tình yêu quê hương như: yêuthương gia đình, kính trọng thầy cô giáo, yêu quý bạn bè, trường lớp, biết ơn ngườicó công với quê hương, đất nước; chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên,…

Tiết 2 Trò chơi: Kế hoạch đáng nhớ- Mục tiêu:

Học sinh lựa chọn được những việc nên làm để thể hiện tình yêu quê hương.

Ngày đăng: 20/05/2024, 15:56

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan