1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải quyết tranh chấp liên quan tới Điều xx của gatt trong khuôn khổ wto những khuyến nghị dành cho việt nam

245 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 245
Dung lượng 2,85 MB

Nội dung

Giải quyết tranh chấp liên quan tới Điều xx của gatt trong khuôn khổ wto những khuyến nghị dành cho việt nam Giải quyết tranh chấp liên quan tới Điều xx của gatt trong khuôn khổ wto những khuyến nghị dành cho việt nam Giải quyết tranh chấp liên quan tới Điều xx của gatt trong khuôn khổ wto những khuyến nghị dành cho việt nam Giải quyết tranh chấp liên quan tới Điều xx của gatt trong khuôn khổ wto những khuyến nghị dành cho việt nam Giải quyết tranh chấp liên quan tới Điều xx của gatt trong khuôn khổ wto những khuyến nghị dành cho việt nam

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TÀO THỊ HUỆ

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LIÊN QUAN TỚI ĐIỀU XX CỦA GATT TRONG KHUÔN KHỔ WTO

- NHỮNG KHUYẾN NGHỊ DÀNH CHO VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội - 2024

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TÀO THỊ HUỆ

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LIÊN QUAN TỚI

ĐIỀU XX CỦA GATT TRONG KHUÔN KHỔ WTO

- NHỮNG KHUYẾN NGHỊ DÀNH CHO VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Quốc tế

Mã số: 9380108

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

1 TS Vũ Thị Phương Lan

2 PGS.TS Nguyễn Bá Bình

Hà Nội - 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đúng theo quy định Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận án

này

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Tào Thị Huệ

Trang 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ADA Hiệp định về các biện pháp chống bán phá giá

DSB Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO

DSU Hiệp định về các quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp trong

khuôn khổ WTO

EVFTA Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU

GATS Hiệp định chung về thương mại dịch vụ

GATT Hiệp định chung về thuế quan và thương mại

Hiệp định CPTPP Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương Hiệp định CVA Hiệp định về xác định trị giá tính thuế hải quan

Hiệp định SPS Hiệp định về áp dụng các biện pháp kiểm dịch động thực vật Hiệp định RCEP Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực

Hiệp định TRIMS Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại

NAFTA Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ

UKVFTA Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh

Trang 5

DANH MỤC VIẾT TẮT TÊN CÁC VỤ TRANH CHẤP

THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TRONG KHUÔN KHỔ GATT 1947

STT Tên vụ tranh chấp bằng

tiếng Anh

Tên viết tắt bằng tiếng Anh

Tên viết tắt bằng tiếng Việt

1 United States - Prohibition of

Imports of Tuna and Tuna

Products from Canada, L/5198,

2 United States - Imports of

Certain Automotive Spring

3 Canada - Administration of the

Foreign Investment Review Act,

L/5504, adopted on 7 February

1984

Canada - FIRA (L/5504)

4 Canada - Measures Affecting

the Sale of Gold Coins, L/5863

(1985, unadopted)

Gold coins (L/5863)

(L/6253)

Các sản phẩm nông nghiệp I

(L/6253)

6 Canada - Measures Affecting

Exports of Unprocessed Herring

and Salmon, L/6268, adopted

on 22 March 1988 (Herring

and Salmon)

Herring and Salmon (L/6268-

35 S/98)

Cá trích và Cá hồi

(L/6268-35 S/98)

Trang 6

7 United States Section 337 of the

Tariff Act of 1930, L/6439,

adopted on 7 November 1989

(Section 337 Tariff Act)

Section 337 Tariff Act

(L/6657)

Các bộ phận và linh kiện (L/6657)

11 United States - Measures

Affecting Alcoholic and Malt

12 EEC - Import Regime for

Trang 7

13 United States - Restrictions on

Imports of Tuna, DS29/R, dated

16 June 1994 (Tuna-Dolphin II)

Tuna (EEC) (DS29R)

Trang 8

DANH MỤC VIẾT TẮT TÊN CÁC VỤ TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TRONG KHUÔN KHỔ WTO

STT Tên vụ tranh chấp bằng

tiếng Anh

Tên viết tắt bằng tiếng Anh

Tên viết tắt bằng tiếng Việt

1 DS 2: United States -

Standards for Reformulated

and Conventional Gasoline

US - Gasoline (DS 2) Hoa Kỳ - Xăng

(DS 31)

4 DS 33: United States -

Measures Affecting Imports

of Woven Wool Shirts and

Blouses from India

US - Wool Shirts and Blouses (DS 33)

Hoa Kỳ - Áo sơ

mi và áo choàng len (DS 33)

5 DS 58: United States - Import

Prohibition of Certain Shrimp

and Shrimp Products

US - Shrimp (DS 58) Hoa Kỳ - Tôm

(DS 58)

6 DS58: United States - Import

Prohibition of Certain Shrimp

and Shrimp Products -

Recourse to (Article 21.5 of

the DSU by Malaysia)

US - Shrimp (Article

21.5 Malaysia) (DS 58)

Hoa Kỳ - Tôm

(Điều 21.5 Malaysia) (DS

Trang 9

Affecting Asbestos and

Asbestos-Containing Products

8 DS 149: India - Import

Restrictions

Ấn Độ - Hạn chế nhập khẩu (DS149)

9 DS 155: Argentina -

Measures Affecting the

Export of Bovine Hides and

the Import of Finished

Leather

Argentina - Hides and leather (DS 155)

Argentina - Sản phẩm da bò và da thành phẩm (DS 155)

10 DS 161, 169: Korea -

Measures Affecting Imports

of Fresh, Chilled and Frozen

Beef

Korea - Various measures on beef (DS

161, 169)

Hàn Quốc - Các biện pháp khác nhau liên quan tới sản phẩm thịt

bò (DS 161, 169)

11 DS 174, 290: European

Communities - Protection of

Trademarks and Geographical

Indications for Agricultural

Products and Foodstuffs

EC - Trademarks and Geographical

Communities - Conditions for

the Granting of Tariff

Preferences to Developing

Countries

EC - Tariff Preferences (DS 246)

EC - Ưu đãi thuế quan (DS 246)

13 DS 276: Canada - Measures

Relating to Exports of Wheat

and Treatment of Imported

Grain

Canada - Wheat exports and grain imports (DS 276)

Canada - Xuất khẩu lúa mì và nhập khẩu ngũ cốc (DS 276)

Trang 10

14 DS 285: United States -

Measures Affecting the

Cross-Border Supply of Gambling

and Betting Services

US - Gambling (DS 285)

Hoa Kỳ - Đánh bạc (DS 285)

292, 293)

EC - Phê chuẩn

và tiếp thị các sản phẩm công nghệ sinh học (DS 291,

292, 293)

16 DS 297: Croatia - Measures

Affecting Imports of Live

Animals and Meat Products

Croatia Các biện pháp ảnh hưởng đến việc nhập khẩu động vật sống và các sản phẩm thịt (DS 297)

17 DS 302: Dominican Republic

- Measures Affecting the

Importation and Internal Sale

of Cigarettes

Dominican Republic - Import and sale of cigarettes (DS 302)

Cộng hoà Dominican - Nhập khẩu và mua bán thuốc lá điếu (DS 302)

18 DS 308: Mexico - Tax

Measures on Soft Drinks and

Other Beverages

Mexico - Taxes on soft drinks (DS 308)

Mexico - thuế áp đặt với đồ uống không cồn (DS

Brazil - Lốp xe tái chế (DS 332)

Trang 11

EC - Cá hồi (Na Uy) (DS 337)

21 DS 339, 340, 342: China -

Measures Affecting Imports

of Automobile Parts

(China - Auto Parts)

China - Auto Parts

(DS 339, 340, 342)

Trung Quốc - Phụ tùng ô tô (DS

339, 340, 342)

22 DS 343, 345: United States -

Measures Relating to Shrimp

from Thailand, and United

States - Customs Bond

Directive for Merchandise

Subject to Anti-Dumping/

Countervailing Duties

US - Shrimp (Thailand), US - Customs bonds directive (DS 343,

345)

Hoa Kỳ - Tôm (Thái Lan), Hoa

Hoa Kỳ - Thép không gỉ (Mexico) (DS 344)

24 DS 363: China - Measures

Affecting Trading Rights and

Distribution Services for

Certain Publications and

Audiovisual Entertainment

Products

China - Publications and Audiovisual products (DS 363)

Trung Quốc - xuất bản phẩm và các sản phẩm nghe nhìn (DS

363)

25 DS 366: Colombia -

Indicative Prices and

Restrictions on Ports of Entry

Colombia - Ports of entry (DS 366)

Colombia - Cảng nhập cảnh (DS 366)

Trang 12

26 DS 371: Thailand - Customs

and Fiscal Measures on

Cigarettes from the

Philippines

Thailand - Cigarettes (Philippines) (DS

and Fiscal Measures on

Cigarettes from the

Philippines - Recourse to

Article 21.5 of the DSU by

the Philippines

Thailand - Cigarettes (Philippines (Article 21.5 - Philippines) (DS 371)

Thái Lan - Thuốc

lá (Philippines (Điều 21.5 - Philippines) (DS 371)

28 DS 371: Thailand - Customs

and Fiscal Measures on

Cigarettes from the

Philippines - Second

Recourse to Article 21.5 of

the DSU by the Philippines

Thailand - Cigarettes (Philippines (Article 21.5 - Philippines II) (DS 371)

Thái Lan - Thuốc

lá (Philippines (Điều 21.5 - Philippines II) (DS 371)

29 DS 381: United

States - Measures Concerning

the Importation, Marketing

and Sale of Tuna and Tuna

Products - Recourse to Article

21.5 of the DSU by the

United States

US - Tuna II (Mexico) (Article 21.5 - Mexico) (DS

381)

Hoa Kỳ - Cá ngừ

II (Mexico) (Điều 21.5 - Mexico)

(DS 381)

30 DS381: United

States - Measures Concerning

the Importation, Marketing

and Sale of Tuna and Tuna

Products - Recourse to Article

21.5 of the DSU by the

US - Tuna II (Mexico) (Article 21.5 - United States)/US - Tuna II (Mexico) (Article

Hoa Kỳ - Cá ngừ

II (Mexico) (Điều 21.5 - Hoa

Kỳ)/Hoa Kỳ - Cá ngừ II (Mexico) (Điều 21.5 -

Trang 13

United States; and United

States - Measures Concerning

the Importation, Marketing

and Sale of Tuna and Tuna

Products - Second Recourse

to Article 21.5 of the DSU by

Mexico

21.5 - Mexico II)

(DS381)

Mexico II) (DS381)

31 DS 384, 386:

United States - Certain

Country of Origin Labelling

(COOL)

Requirements - Recourse to

Article 21.5 of the DSU by

Canada and Mexico

US - Cool (Article 21.5 - Canada and Mexico) (DS 384, 386)

Hoa Kỳ - Cool (Điều 21.5 - Canada và Mexico) (DS 384, 386)

32 DS 392: United States -

Certain Measures Affecting

Imports of Poultry from

China

US - Poultry (China)

(DS 392)

Hoa Kỳ - Các sản phẩm gia cầm (Trung Quốc) (DS 392)

33 DS 394, 395, 398: China -

Measures Related to the

Exportation of Various Raw

Materials

China - Raw Materials (DS 394,

395, 398)

China - Nguyên liệu thô (DS 394,

395, 398)

34 DS 400, 401: European

Communities - Measures

Prohibiting the Importation

and Marketing of Seal

Products

EC - Seal products

(DS 400, 401)

EC - Sản phẩm hải cẩu (DS 400,

401)

Trang 14

35 DS 406: United States

Measures Affecting the

Production and Sale of Clove

Cigarettes

US - Clove Cigarettes

lá đinh hương (DS 406)

36 DS 431, 432, 433: China -

Measures Related to the

Exportation of Rare Earths,

Tungsten and Molybdenum

China - Rare earths

(DS 431, 432, 433)

Trung Quốc - Đất hiếm (DS 431,

432, 433)

37 DS 447: United States -

Measures Affecting the

Importation of Animals, Meat

and Other Animal Products

from Argentina

US - Animals (DS 447)

Hoa Kỳ - Các sản phẩm từ động vật (DS 447)

38 DS 456: India - Certain

Measures Relating to Solar

Cells and Solar Modules

India - Solar cells

(DS 456)

Ấn Độ - Pin mặt trời (DS 456)

39 DS 461: Colombia - Measures

Relating to the Importation of

Textiles, Apparel and

Footwear

Colombia - Textiles

(DS 461)

Colombia - Hàng dệt may (DS 461)

41 DS 476: European Union and

its Member States - Certain

Measures Relating to the

Energy Sector

EU - Energy Package

(DS 476)

EU - Chương trình năng lượng (DS 476)

Trang 15

(DS 477, 478)

Indonesia - Chế

độ cấp phép nhập khẩu (DS 477, 478)

43 DS 484: Indonesia - Measures

Concerning the Importation of

Chicken Meat and Chicken

Products

Indonesia - Chicken

(DS 484)

Indonesia - Các sản phẩm thịt gà (DS 484)

44 DS 543: United States - Tariff

Measures on Certain Goods

from China

US - Tariff Measures

(DS 543)

Hoa Kỳ - Biện pháp thuế quan (DS 543)

45 DS 595: European Union -

Safeguard Measures on

Certain Steel Products

EU - Safeguard Measures on Steel

(Turkey) (DS 595)

EU - Các biện pháp tự vệ đối với thép (Thổ Nhĩ Kỳ) (DS 595)

Trang 16

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 5

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 6

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 7

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 8

6 Kết cấu của luận án 9

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 10

1.1 Các nghiên cứu về những vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp liên quan tới Điều XX của GATT trong khuôn khổ WTO 10

1.2 Các nghiên cứu về những vấn đề thực tiễn về giải quyết tranh chấp liên quan tới Điều XX của GATT trong khuôn khổ WTO 15

1.3 Các nghiên cứu về khuyến nghị vận dụng Điều XX của GATT đối với Việt Nam và các quốc gia thành viên WTO 27

1.4 Đánh giá tình hình nghiên cứu các vấn đề liên quan đến đề tài luận án 32 1.5 Đề xuất những vấn đề tiếp tục được nghiên cứu trong luận án 34

1.6 Cơ sở lý thuyết nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 35

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 38

CHƯƠNG 2 CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LIÊN QUAN TỚI ĐIỀU XX CỦA GATT TRONG KHUÔN KHỔ WTO 39

2.1 Khái niệm tranh chấp liên quan tới Điều XX của GATT trong khuôn khổ WTO 39

2.1.1 Định nghĩa tranh chấp liên quan tới Điều XX của GATT trong khuôn khổ WTO 39

2.1.2 Đặc điểm của tranh chấp liên quan tới Điều XX của GATT trong khuôn khổ WTO 45

Trang 17

2.1.3 Phân loại tranh chấp liên quan tới Điều XX của GATT trong khuôn khổ WTO 47

2.2 Nền tảng lý thuyết tạo cơ sở cho quy định về ngoại lệ chung theo Điều XX của GATT 51

2.2.1 Lý thuyết về tự do hoá thương mại 51 2.2.2 Lý thuyết về sự cân bằng - hợp lý trong thương mại quốc tế 53

2.3 Áp dụng Điều XX của GATT trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế tại WTO 56

2.3.1 Giải thích Điều XX của GATT trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế tại WTO 56 2.3.2 Điều kiện áp dụng Điều XX của GATT trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế tại WTO 59

2.4 Giá trị pháp lý của các báo cáo giải quyết tranh chấp liên quan tới Điều

XX của GATT của BHT và CQPT tại WTO 63 2.5 Lịch sử hình thành, phát triển và việc áp dụng Điều XX của GATT trong giải quyết tranh chấp liên quan tới Điều XX của GATT 65

2.5.1 Lịch sử hình thành và phát triển Điều XX của GATT 66 2.5.2 Lịch sử việc áp dụng Điều XX của GATT trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế 72

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 77 CHƯƠNG 3 THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP LIÊN QUAN TỚI ĐIỀU XX CỦA GATT TRONG KHUÔN KHỔ WTO 78 3.1 Khái quát về thực tiễn giải quyết tranh chấp liên quan tới Điều XX của GATT trong khuôn khổ WTO 78 3.2 Thực tiễn giải quyết tranh chấp liên quan tới các trường hợp ngoại lệ cụ thể theo Điều XX của GATT trong khuôn khổ WTO 83

3.2.1 Thực tiễn giải quyết tranh chấp liên quan tới ngoại lệ tại điểm a Điều

XX của GATT trong khuôn khổ WTO 83 3.2.2 Thực tiễn giải quyết tranh chấp liên quan tới ngoại lệ tại điểm b Điều

XX của GATT trong khuôn khổ WTO 88

Trang 18

3.2.3 Thực tiễn giải quyết tranh chấp liên quan tới ngoại lệ tại điểm d Điều

XX của GATT trong khuôn khổ WTO 90

3.2.4 Thực tiễn giải quyết tranh chấp liên quan tới ngoại lệ tại điểm g Điều XX của GATT trong khuôn khổ WTO 94

3.2.5 Thực tiễn giải quyết tranh chấp liên quan tới ngoại lệ tại điểm j Điều XX của GATT trong khuôn khổ WTO 98

3.3 Thực tiễn giải quyết tranh chấp liên quan tới Đoạn mở đầu Điều XX của GATT trong khuôn khổ WTO 101

3.4 Kinh nghiệm tham gia giải quyết tranh chấp liên quan tới Điều XX của GATT của một số nước thành viên WTO 107

3.4.1 Kinh nghiệm của Hoa Kỳ trong giải quyết tranh chấp liên quan tới Điều XX của GATT tại WTO 108

3.4.2 Kinh nghiệm của Trung Quốc trong giải quyết tranh chấp liên quan tới Điều XX của GATT tại WTO 114

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 118

CHƯƠNG 4 MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆT NAM NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN DỤNG ĐIỀU XX CỦA GATT 120

4.1 Những định hướng cơ bản khi vận dụng Điều XX của GATT 120

4.2 Một số giải pháp cụ thể đối với Việt Nam trong vận dụng Điều XX của GATT 135

4.2.1 Xây dựng cơ sở pháp lý để vận dụng Điều XX của GATT khi ban hành các biện pháp trong nước có tác động hạn chế thương mại 135

4.2.2 Khuyến nghị vận dụng Điều XX của GATT khi tham gia cơ chế giải quyết tranh chấp tại WTO 144

4.2.3 Khuyến nghị vận dụng Điều XX của GATT khi tham gia cơ chế giải quyết tranh chấp trong một số Hiệp định thương mại tự do 150

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 153

KẾT LUẬN 155

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 158

Trang 19

DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA NGHIÊN CỨU SINH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN TIẾN SĨ 170 PHỤ LỤC 1: THỐNG KÊ CÁC VỤ TRANH CHẤP LIÊN QUAN TỚI ĐIỀU

XX CỦA GATT TRONG KHUÔN KHỔ GATT 1947 171 PHỤ LỤC 2: THỐNG KÊ CÁC VỤ TRANH CHẤP LIÊN QUAN TỚI ĐIỀU

XX CỦA GATT TRONG KHUÔN KHỔ WTO (Tính đến ngày 11/2/2024) 182 PHỤ LỤC 3: THỐNG KÊ CÁC VỤ TRANH CHẤP BAN HỘI THẨM VÀ CƠ QUAN PHÚC THẨM KẾT LUẬN KHÔNG ÁP DỤNG ĐIỀU XX CỦA GATT TRONG KHUÔN KHỔ WTO (Tính đến ngày 11/2/2024) 213

Trang 20

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Kể từ ngày 11/1/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Đây là một sự kiện quan trọng trong tiến trình đổi mới

và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam Là thành viên WTO, Việt Nam phải tận tâm, thiện chí thực thi cam kết trong các hiệp định của WTO, bao gồm Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) GATT là một thỏa thuận giữa các thành viên nhằm xóa bỏ sự phân biệt đối xử và giảm thuế quan cũng như các rào cản thương mại khác đối với thương mại hàng hóa GATT được ký kết năm 1947, được gọi là GATT 1947 và có hiệu lực vào năm 1948 Các nước tham gia GATT 1947 đã tiến hành 8 vòng đàm phán, ký kết thêm nhiều hiệp định thương mại mới Vòng đám phán thứ tám (1986 - 1994) được gọi là vòng đàm phán Uruguay, WTO được thành lập, thay thế cho GATT 1947 Các nguyên tắc và các hiệp định của GATT 1947 được WTO kế thừa, quản lý, và mở rộng Kết quả việc đàm phán chỉnh sửa GATT 1947 tại vòng đàm phán Uruguay được ghi nhận trong Hiệp định chung về thuế quan và thương mại năm 1994 (được gọi là GATT 1994) Các quy định của GATT 1947 cũng như tất cả các công cụ pháp lý được ký kết theo GATT 1947 được tích hợp vào GATT

19941 Vì vậy, hiện nay có hai văn bản tách biệt là GATT 1947 và GATT 1994, nhưng lại liên kết về mặt pháp lý2 GATT 1947 trở thành một bộ phận của GATT 19943, nên được gọi chung là GATT

Mặc dù mục đích của GATT là phát triển thương mại tự do, nhưng hiệp định này cũng cho phép các thành viên thực hiện các chính sách trong nước nhằm bảo vệ các lợi ích xã hội, lợi ích phi thương mại quan trọng khác tại Điều XX “Các ngoại lệ chung” Điều khoản này bao gồm mười trường hợp ngoại lệ từ điểm a đến điểm j Căn cứ vào đó, thành viên WTO có thể áp dụng bất kỳ biện pháp nào, kể cả không phù hợp với các quy định khác của GATT nhằm: bảo vệ đạo đức công cộng (điểm a), bảo vệ cuộc sống và sức khoẻ của con người, động vật hay thực vật (điểm b), liên

1 United Nations Conference on Trade and Development (UNCTAD), 3.5 GATT 1994, Dispute Settlement,

World Trade Organization, United Nation, 2003, p 4

2 WTO, The WTO Agreements series 2, General Agreement on tariffs and trade, p vi, 4,

https://www.wto.org/english/res_e/booksp_e/agrmntseries2_gatt_e.pdf, truy cập ngày 11/2/2024

3 Theo khoản 4 Điều II Hiệp định thành lập WTO

Trang 21

quan đến xuất hoặc nhập khẩu vàng và bạc (điểm c), bảo đảm sự tuân thủ luật và các quy định trong nước không trái với GATT (điểm d), liên quan đến các sản phẩm sử dụng lao động của tù nhân (điểm e), bảo vệ di sản quốc gia có giá trị nghệ thuật, lịch

sử hay khảo cổ (điểm f), gìn giữ nguồn tài nguyên có thể bị cạn kiệt (điểm g), áp dụng biện pháp được thi hành theo nghĩa vụ của một hiệp định liên chính phủ về hàng hoá (điểm h), hạn chế với xuất khẩu nguyên liệu trong nước cần thiết để đảm bảo có đủ

số lượng thiết yếu nguyên liệu đó cho công nghiệp chế biến trong nước (điểm i), thiết yếu để mua hay phân phối một sản phẩm thuộc diện khan hiếm chung hoặc tại một địa phương (điểm j) Việc áp dụng các ngoại lệ đã nêu phải tuân thủ các điều kiện trong Đoạn mở đầu Điều XX là các biện pháp của thành viên WTO không tạo ra sự phân biệt đối xử một cách tuỳ tiện hay vô căn cứ giữa các quốc gia có cùng điều kiện, hay tạo ra hạn chế trá hình trong thương mại quốc tế Có thể thấy rằng, Điều XX của GATT cơ sở pháp lý cho việc thực hiện các chính sách nhằm bảo các lợi ích trong nước của thành viên WTO Điều XX còn là giới hạn cho việc thực hiện các chính sách này, bởi vì, thành viên WTO chỉ có thể viện dẫn trong phạm vi mười ngoại lệ được liệt kê, đồng thời phải tuân thủ các điều kiện đặt ra trong mỗi ngoại lệ, cũng như Đoạn mở đầu của Điều XX

Trên thực tế, nhiều thành viên WTO đã bị khiếu kiện do ban hành và áp dụng những biện pháp hạn chế thương mại không phù hợp với các nguyên tắc của GATT,

để bảo vệ cho những lợi ích phi thương mại như: Trung Quốc ban hành quy định chỉ một số doanh nghiệp nhà nước do Trung Quốc chỉ định mới có quyền kiểm duyệt nội dung và nhập khẩu đối với toàn bộ hoặc một phần phim để phát hành trên sân khấu, sản phẩm giải trí nghe nhìn, ghi âm và xuất bản phẩm nhằm bảo vệ đạo đức công cộng của Trung Quốc4; Brazil ban hành lệnh cấm nhập khẩu lốp xe tái chế nhằm chống lại bệnh sốt xuất huyết, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ con người5; Hoa Kỳ ban hành Đạo luật không khí sạch để bảo tồn không khí sạch - nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể bị cạn kiệt bởi chất độc và ô nhiễm khác do đốt xăng được sản xuất hoặc

4 Vụ Trung Quốc - xuất bản phẩm và các sản phẩm nghe nhìn (DS 363)

5 Vụ Brazil - Lốp xe tái chế (DS 332)

Trang 22

nhập khẩu vào Hoa Kỳ ; Hàn Quốc quy định hệ thống bán lẻ kép đối với thịt bò để bảo đảm việc tuân thủ Đạo luật Cạnh tranh không lành mạnh7 … Các quốc gia thành viên này đều viện dẫn ngoại lệ tại Điều XX của GATT để chứng minh biện pháp bị kiện của mình không vi phạm quy định của GATT

Những năm đầu WTO thành lập, các tranh chấp chủ yếu xoay quanh hai trường hợp ngoại lệ là: (i) cần thiết để bảo vệ cuộc sống và sức khoẻ của con người, động vật hay thực vật (điểm b); và (ii) liên quan đến việc gìn giữ nguồn tài nguyên có thể

bị cạn kiệt (điểm g) Việc giải thích và áp dụng điểm b, điểm g Điều XX của GATT trong báo cáo giải quyết tranh chấp của Ban hội thẩm (BHT), Cơ quan phúc thẩm (CQPT) WTO trở thành đối tượng được nhiều học giả quan tâm nghiên cứu Đó cũng

là bằng chứng thực tế cho thấy, WTO không chỉ quan tâm tới các lợi ích của tự do hoá thương mại, mà còn quan tâm tới vấn đề bảo vệ môi trường, phát triển bền vững Tính đến ngày ngày 11/2/2024, số lượng tranh chấp liên quan tới Điều XX của GATT được giải quyết tại WTO lên tới 30 vụ Các tranh chấp này không chỉ diễn ra giữa các thành viên phát triển với nhau, mà các thành viên là nước đang phát triển cũng tích cực tham gia giải quyết tranh chấp với vai trò là nguyên đơn và bị đơn Thậm chí, có vụ tranh chấp cả nguyên đơn và bị đơn đều là nước đang phát triển Những ngoại lệ được viện dẫn đã mở rộng thêm các trường hợp cần thiết để bảo vệ đạo đức công cộng (điểm a), cần thiết để bảo đảm sự tuân thủ luật và các quy định không trái với các quy định của GATT (điểm d) và biện pháp thiết yếu để mua hay phân phối một sản phẩm thuộc diện khan hiếm chung hoặc tại một địa phương (điểm j) Trong những tranh chấp đó, ngoại lệ chung tại Điều XX của GATT là cơ sở pháp lý được các quốc gia bị đơn viện dẫn, nhằm biện minh cho các biện pháp trong nước của họ

bị kiện là không phù hợp với quy định của GATT

Tuy nhiên, các quy định tại Điều XX của GATT không rõ ràng và khó hiểu Điều này có thể dẫn tới cách hiểu không thống nhất về các ngoại lệ chung giữa các thành viên WTO, khiến cho việc vận dụng quy định này trở nên khó khăn Song, thực tiễn giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO cho thấy, nội dung của một số ngoại lệ tại Điều XX

6 Vụ Hoa Kỳ - Xăng (DS 2)

7 Vụ Hàn Quốc - Các biện pháp khác nhau liên quan tới sản phẩm thịt bò (DS 161, 169)

Trang 23

của GATT dần được làm sáng rõ Trong báo cáo giải quyết tranh chấp liên quan tới Điều

XX của GATT cho thấy, BHT, CQPT đã có sự giải thích các thuật ngữ trong các trường hợp ngoại lệ cụ thể tại điểm a, điểm b, điểm d, điểm g, điểm j và Đoạn mở đầu Điều XX Báo cáo giải quyết tranh chấp liên quan tới Điều XX của GATT trở thành một nguồn luật quan trọng cần thiết phải nghiên cứu để giúp các quốc gia thành viên WTO vận dụng quy định này

Mặc dù đã có các công trình nghiên cứu về tranh chấp liên quan tới Điều XX của GATT, nhưng chưa có các công trình nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện các vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp liên quan tới Điều XX của GATT Các công trình nghiên cứu đã có chưa xây dựng định nghĩa tranh chấp liên quan tới Điều XX của GATT, chưa xác định những đặc trưng của tranh chấp này trong khuôn khổ WTO Đặc biệt, các công trình cũng chưa nghiên cứu một cách thấu đáo về các điều kiện áp dụng Điều XX của GATT trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO Vấn đề lịch sử trình hình thành, phát triển Điều XX của GATT và thực tiễn giải quyết tranh chấp điều khoản này thông qua BHT GATT trước khi WTO thành lập cũng chưa được các công trình nghiên cứu một cách hệ thống Bên cạnh đó, các lý thuyết là cơ sở xây dựng nên các ngoại lệ chung

để có thể luận giải quy định tại Điều XX của GATT cũng chưa được nghiên cứu toàn diện

Đối với Việt Nam, từ khi gia nhập WTO luôn tích cực và chủ động thực hiện các cam kết theo GATT Tuy nhiên, Điều XX của GATT cũng có thể coi là quyền của thành viên WTO, việc nghiên cứu vấn đề giải quyết tranh chấp liên quan tới Điều XX của GATT có thể giúp Việt Nam vận dụng trong hai trường hợp:

Một là, ngoại lệ tại Điều XX sẽ là một yếu tố được cân nhắc trong việc ban hành

và áp dụng các biện pháp không phù hợp với quy định của GATT, như các biện pháp cấm xuất khẩu, nhập khẩu nhằm bảo vệ môi trường Áp dụng được Điều XX sẽ giúp Việt Nam cân bằng lợi ích mà thương mại quốc tế mang lại với yêu cầu bảo vệ được các lợi ích quan trọng trong nước Có thể thấy rằng, áp dụng một cách hiệu quả các trường hợp ngoại lệ quy định tại Điều XX của GATT sẽ cung cấp cho Việt Nam một công cụ bảo hộ “hợp pháp” và chủ động

Trang 24

Hai là, tham gia giải quyết tranh chấp liên quan tới Điều XX của GATT với tư

cách là nguyên đơn hoặc bị đơn Tuỳ vào từng trường hợp là nguyên đơn hay bị đơn, Việt Nam sẽ có vai trò chứng minh khác nhau Nếu là nguyên đơn, Việt Nam phải chứng minh bị đơn không đáp ứng được điều kiện của ngoại lệ tại Điều XX mà bị đơn viện dẫn Ngược lại, nếu là bị đơn, khi Việt Nam viễn dẫn ngoại lệ nào của Điều XX, thì đều phải chứng minh biện pháp của Việt Nam đáp ứng đủ các điều kiện của cả ngoại lệ cụ thể và Đoạn mở đầu Điều XX Mặc dù, Việt Nam chưa tham gia vụ tranh chấp nào liên quan đến Điều XX của GATT, song Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm có giá trị từ việc nghiên cứu thực tiễn giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO Trên cơ sở đó, Việt Nam sẽ sẵn sàng tham gia giải quyết tranh chấp tại WTO liên quan đến Điều XX của GATT

Thêm vào đó, trong nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam tham gia có quy định dẫn chiếu đến Điều XX của GATT, như Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Hiệp định CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh

(UKVFTA), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (Hiệp định RCEP) Những

báo cáo giải quyết tranh chấp liên quan tới Điều XX của GATT tại WTO cũng có thể được Việt Nam tham khảo, áp dụng một cách hợp lý trong các FTA này

Xuất phát từ những lý do nêu trên, nghiên cứu đề tài “Giải quyết tranh chấp liên quan tới Điều XX của GATT trong khuôn khổ WTO - những khuyến nghị dành cho Việt Nam” là việc làm cấp thiết Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn giải quyết tranh

chấp liên quan tới Điều XX của GATT tại WTO, tác giả sẽ đưa ra được những khuyến nghị dành cho Việt Nam trong việc vận dụng các trường hợp ngoại lệ chung theo quy

định của GATT

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1 Mục đích nghiên cứu của luận án

Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp liên quan tới Điều XX của GATT tại WTO, làm rõ quy định của Điều XX của GATT thông qua các báo cáo của BHT và CQPT Trên cơ sở đó, đưa

ra những khuyến nghị nhằm giúp Việt Nam chủ động vận dụng Điều XX của GATT

Trang 25

trong xây dựng chính sách, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong nước, cũng như tham gia giải quyết tranh chấp liên quan tới Điều XX của GATT trong khuôn khổ WTO và trong một số Hiệp định thương mại tự do Việt Nam là thành viên

có quy định nội dung tương tự Điều XX của GATT, hoặc dẫn chiếu đến Điều này

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

Để thực hiện được các mục đích trên, việc nghiên cứu của luận án sẽ thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

- Phân tích được những vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp liên quan tới Điều XX của GATT trong khuôn khổ WTO, như khái niệm của tranh chấp liên quan tới Điều XX của GATT, điều kiện áp dụng Điều XX của GATT trong cơ chế giải quyết tranh chấp tại WTO, lịch sử hình thành, phát triển và áp dụng Điều XX của GATT trong giải quyết tranh chấp

- Phân tích, đánh giá được thực tiễn giải quyết tranh chấp liên quan tới Điều

XX của GATT trong khuôn khổ WTO được giải quyết thông qua BHT và CQPT

- Phân tích kinh nghiệm tham gia giải quyết tranh chấp liên quan tới Điều XX của GATT của một số quốc gia thành viên WTO, gồm Hoa Kỳ và Trung Quốc

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là quy định về các trường hợp ngoại lệ chung tại Điều XX của GATT, thực tiễn giải quyết tranh chấp liên quan tới Điều XX của GATT trong các báo cáo của BHT và CQPT WTO, các khuyến nghị đối với Việt Nam trong vận dụng Điều XX của GATT

3.2 Phạm vi nghiên cứu:

Với đối tượng nghiên cứu như trên, luận án xác định phạm vi nghiên cứu gồm:

- Phạm vi về nội dung: Những vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp liên quan tới Điều XX của GATT; các báo cáo giải quyết tranh chấp liên quan tới Điều

XX của GATT trong khuôn khổ WTO của BHT và CQPT được Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO (DSB) thông qua Luận án không nghiên cứu vấn đề về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp tại WTO, nghiệp vụ trong giải quyết tranh chấp, quy tắc

Trang 26

đạo đức nghề nghiệp của BHT, CQPT và thực tiễn thi hành phán quyết giải quyết tranh chấp của DSB tại các quốc gia

- Phạm vi về thời gian: Giai đoạn từ 01/01/1948 (ngày GATT 1947 có hiệu lực) đến trước ngày 01/01/1995 (ngày WTO thành lập) và giai đoạn từ ngày 01/01/1995 đến nay

- Phạm vi về không gian: Tranh chấp liên quan tới Điều XX của GATT trong khuôn khổ GATT 1947 và WTO Trong luận án cũng nghiên cứu thực tiễn tham gia giải quyết tranh chấp liên quan tới Điều XX của GATT của Hoa Kỳ, Trung Quốc nhằm rút ra kinh nghiệm đối với Việt Nam

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp luận

Đề tài luận án được thực hiện theo phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử Mác - Lênin, quan điểm của Đảng và Nhà nước

về xây dựng nhà nước và pháp luật trong bối cảnh hội nhập quốc tế

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài luận án sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp lịch sử, phương pháp nghiên cứu và phân tích án lệ, phương pháp thống kê và hệ thống hoá, phương pháp so sánh luật học Trong đó:

- Phương pháp phân tích được sử dụng để nghiên cứu tài liệu, bình luận, đánh giá về các vấn đề pháp lý, thực tiễn giải quyết tranh chấp liên quan tới Điều XX của GATT tại WTO

- Phương pháp tổng hợp được sử dụng để thu thập tài liệu, thông tin về các vấn đề lý luận, đánh giá thực tiễn giải quyết tranh chấp liên quan tới Điều XX của GATT tại WTO và đưa ra khuyến nghị đối với Việt Nam

- Phương pháp lịch sử được sử dụng trong nghiên cứu lịch sử hình thành, phát triển và áp dụng Điều XX của GATT trong giải quyết tranh chấp liên quan tới Điều

XX của GATT tại WTO

Trang 27

- Phương pháp nghiên cứu và phân tích án lệ là phương pháp chủ yếu được sử dụng cho việc nghiên cứu các báo cáo giải quyết tranh chấp của BHT và CQPT liên quan tới từng trường hợp ngoại lệ tại điểm a, b, d, g và j Điều XX của GATT

- Phương pháp thống kê và hệ thống hoá được sử dụng khi thu thập, phân loại tài liệu nghiên cứu, thu thập thông tin về các báo cáo giải quyết tranh chấp liên quan tới Điều XX của GATT xảy ra trong thực tiễn tại WTO

- Phương pháp so sánh luật học được vận dụng khi nghiên cứu về các báo cáo giải quyết tranh chấp khác nhau liên quan tới một trường hợp ngoại lệ cụ thể hoặc Đoạn mở đầu Điều XX của GATT

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

Luận án là công trình nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện các vấn đề

lý luận, pháp lý và thực tiễn về giải quyết tranh chấp liên quan tới Điều XX của GATT trong khuôn khổ WTO Luận án có các đóng góp mới về mặt khoa học sau đây:

- Một là, luận án đã hệ thống hoá và làm rõ được các vấn đề lý luận về giải

quyết tranh chấp liên quan tới Điều XX của GATT Trong đó, luận án phân tích, làm

rõ được định nghĩa tranh chấp liên quan tới Điều XX của GATT, những đặc trưng của tranh chấp này trong khuôn khổ WTO, điều kiện áp dụng Điều XX của GATT trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO Bên cạnh đó, luận án phân tích quá trình hình thành, phát triển Điều XX của GATT và thực tiễn giải quyết tranh chấp điều khoản này thông qua BHT GATT trước khi WTO thành lập

- Hai là, luận án đã hệ thống hoá, phân tích và đánh giá toàn diện các báo cáo

giải quyết tranh chấp tranh chấp liên quan tới Điều XX của GATT của BHT và CQPT

đã được Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO (DSB) thông qua Những tranh chấp này liên quan tới điểm a, điểm b, điểm d, điểm g và điểm j Điều XX của GATT Ngoài ra, luận án cũng nghiên cứu và đưa ra kinh nghiệm tham gia giải quyết tranh chấp liên quan tới Điều XX của GATT của Hoa Kỳ và Trung Quốc trong khuôn khổ WTO

- Ba là, luận án đã khái quát hoá và đưa ra đề xuất đối với Việt Nam về các

điều kiện cần phải được đáp ứng khi viện dẫn các ngoại lệ điểm a, điểm b, điểm d, điểm g và điểm j, cũng như Đoạn mở đầu Điều XX của GATT Những điều kiện này

Trang 28

sẽ giúp Việt Nam vận dụng Điều XX của GATT trong hai trường hợp là xây dựng chính sách, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong nước và khi tham gia giải quyết tranh chấp tại WTO

- Bốn là, với những Hiệp định thương mại tự do Việt Nam là thành viên như

Hiệp định CPTPP, EVFTA, UKVFTA, Hiệp định RCEP có quy định tương tự hoặc dẫn chiếu đến Điều XX của GATT Luận án đề xuất Việt Nam nên tham khảo những giải thích về Điều XX của GATT trong các báo cáo của BHT và CQPT đã được Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO (DSB) thông qua, để vận dụng cho quy định tương ứng tại những hiệp định này

6 Kết cấu của luận án

Luận án bao gồm phần mở đầu, nội dung, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo Kết cấu phần nội dung gồm bốn chương, có tiểu kết từng chương:

- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu những vấn đề liên quan đến đề tài luận án

- Chương 2: Các vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp liên quan tới Điều XX của GATT trong khuôn khổ WTO

- Chương 3: Thực tiễn giải quyết các tranh chấp liên quan tới Điều XX của GATT trong khuôn khổ WTO

- Chương 4: Một số khuyến nghị đối với Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả vận dụng Điều XX của GATT

Trang 29

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NHỮNG VẤN ĐỀ

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

Điều XX của GATT quy định về mười trường hợp ngoại lệ với vai trò là cơ

sở pháp lý để thành viên WTO viện dẫn khi áp dụng các biện pháp không phù hợp với các quy định trong GATT Thực tiễn giải quyết tranh chấp tại WTO cũng cho thấy, Điều XX của GATT được viện dẫn trong nhiều tranh chấp, với các biện pháp

bị khiếu kiện khác nhau, trong những lĩnh vực khác nhau Thực tế này khiến Điều

XX của GATT và thực tiễn giải quyết tranh chấp tại WTO đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên thế giới và Việt Nam Trong phạm vi

chương này, tác giả trình bày tình hình nghiên cứu thành ba nhóm vấn đề chính gồm:

(i) Các nghiên cứu về những vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp liên quan tới Điều XX của GATT trong khuôn khổ WTO; (ii) Các nghiên cứu về những vấn đề thực tiễn về giải quyết tranh chấp liên quan tới Điều XX của GATT trong khuôn khổ WTO; (iii) Các nghiên cứu về khuyến nghị vận dụng Điều XX của GATT đối với các

thành viên WTO và Việt Nam

1.1 Các nghiên cứu về những vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp liên quan tới Điều XX của GATT trong khuôn khổ WTO

Về khái niệm tranh chấp liên quan tới Điều XX của GATT trong khuôn khổ WTO

Chưa có công trình nghiên cứu nào, đặc biệt là tại Việt Nam đưa ra định nghĩa

và đặc điểm của tranh chấp liên quan tới Điều XX của GATT trong khuôn khổ WTO Các công trình nghiên cứu đều trực tiếp phân tích và bình luận về các tranh chấp cụ thể liên quan tới các ngoại lệ cụ thể và Đoạn mở đầu Điều XX của GATT

Về điều kiện áp dụng Điều XX của GATT trong giải quyết tranh chấp tại WTO

Tính đến tháng 2/2024, rất ít công trình nghiên cứu về điều kiện áp dụng Điều

XX của GATT trong giải quyết tranh chấp tại WTO Trong bài viết Focusing on Substantive Law in International Economic Relations: The Public Morals of GATT's Article XX(a) and “Conventional” Rules of Interpretation8 (tạm dịch là “Luật nội

8 Christoph T Feddersen (1998), Focusing on Substantive Law in International Economic Relations: The

Public Morals of GATT's Article XX(a) and “Conventional” Rules of Interpretation, Minnesota Journal of

International Law, Vol 7:75

Trang 30

dung trong quan hệ kinh tế quốc tế: Đạo đức công cộng theo điểm a Điều XX của GATT và Quy tắc giải thích điều ước quốc tế”) của Christoph T Feddersen, tác giả chỉ nghiên cứu về một trường hợp tại điểm a Điều XX Đó là ngoại lệ cần thiết để bảo vệ đạo đức công cộng Công trình được công bố khi chưa có vụ tranh chấp nào liên quan tới ngoại lệ này được giải quyết tại WTO, nhưng tác giả đã đưa ra điều kiện

để áp dụng điểm a Điều XX là biện pháp bị kiện phải là biện pháp không phù hợp với quy định của GATT Đồng thời, Điều XX không cho phép thành viên WTO duy trì một biện pháp ban đầu phù hợp với Điều này, nhưng do hoàn cảnh thay đổi, biện pháp đó đã không còn đáp ứng yêu cầu của Điều XX nữa Ngoài ra, tác giả cũng khái quát hoá được trình tự áp dụng Điều XX của GATT là thành viên WTO muốn biện minh cho một biện pháp bị kiện theo Điều XX của GATT phải đáp ứng yêu cầu là: biện pháp đó thuộc một trong các ngoại lệ từ điểm a đến điểm j Điều XX và phù hợp với các tiêu chuẩn tại Đoạn mở đầu

Một số công trình nghiên cứu khác tiếp cận theo hướng bình luận về chức năng

của Điều XX của GATT, chẳng hạn chương sách “General and security exceptions”9 (tạm dịch là “Các ngoại lệ chung và ngoại lệ về an ninh”) của tác giả Peter Van Den Bossche và Werner Zdouc Mặc dù không đề cập đến điều kiện điều kiện áp dụng Điều XX của GATT trong giải quyết tranh chấp tại WTO, nhưng công trình này đã nhận định chức năng của Điều XX của GATT là để biện minh cho những biện pháp

không phù hợp với quy định của GATT Trong bài viết Making general exceptions: The spell of precedents in developing article XX GATT into standards for domestic regulatory policy10 (tạm dịch là “Xây dựng các ngoại lệ chung: vai trò của các án lệ

trong phát triển Điều XX của GATT thành các tiêu chuẩn cho quy định chính sách trong nước”), tác giả Ingo Venzke cũng kết luận rằng Điều XX của GATT có hiệu lực trên thực tế như một căn cứ để biện minh cho các biện pháp hạn chế thương mại, mâu thuẫn với quy định về cấm áp dụng biện pháp hạn chế số lượng (Điều XI của GATT), cấm phân biệt đối xử giữa các sản phẩm tương tự bị áp dụng biện pháp hạn

9 Peter Van Den Bossche, Werner Zdouc (2013), “The Law and Policy of World Trade Organization - Text,

Cases and Material”, 3rd , Cambridge University Press

10 Ingo Venzke (2011), Making general exceptions: The spell of precedents in developing article XX GATT

into standards for domestic regulatory policy, 12 German Law Journal 1111, May 1

Trang 31

chế nhập khẩu (Điều XIII của GATT), hoặc với nghĩa vụ đối xử quốc gia (Điều III của GATT)

Tác giả Franziska Sucker trong bài viết Including a General Public Interest Clause in WTO Agreements: A Way Forward in Trade Linkage Debates11 (tạm dịch

là “Điều khoản về lợi ích công cộng trong các Hiệp định WTO: Một hướng đi trong các cuộc tranh luận về mối liên hệ với thương mại”) cho rằng, mối liên hệ giữa các vấn đề thương mại và phi thương mại không phải là vấn đề mới trong thương mại quốc tế Nhưng sự giao thoa giữa lợi ích thương mại và phi thương mại ngày càng được quan tâm và trở thành chủ đề tranh chấp được đưa ra giải quyết tại WTO Đồng thời cũng gây ra áp lực đối với các quốc gia phải dung hoà các mục tiêu phi thương mại liên quan tới sức khoẻ con người, tiêu chuẩn lao động, văn hoá, nhân quyền và bảo vệ môi trường Tác giả gọi chung các lợi ích nêu tại mười điểm trong Điều XX đều thuộc lợi ích công cộng Việc tập hợp mười trường hợp ngoại lệ tại Điều XX là một danh sách không đầy đủ, nhưng cũng góp phần làm rõ ý nghĩa của lợi ích công cộng Tác giả khuyến nghị đưa thêm điều khoản về lợi ích công cộng vào các trường hợp ngoại lệ chung như một cách tiếp cận tổng quát hơn để tìm ra giải pháp trong hệ thống WTO, có tính đến các mối quan ngại về vấn đề phi thương mại

Về giá trị pháp lý của các báo cáo giải quyết tranh chấp liên quan tới Điều

XX của GATT trong khuôn khổ WTO

Giá trị pháp lý của báo cáo của BHT và CQPT đã được Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO (DSB) thông qua là vấn đề được nhiều học giả quan tâm

Giáo trình Pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế do PGS

TS Nguyễn Bá Bình chủ biên12 đã có phần phân tích về giá trị pháp lý của những bản báo cáo của BHT và báo cáo của CQPT, và cho rằng đây là những án lệ không ràng buộc về mặt pháp lý Các báo cáo này sẽ có giá trị tham khảo trong giải quyết

tranh chấp tại WTO Trong bài viết Vai trò của Án lệ trong Cơ chế giải quyết tranh

11 Franziska Sucker (2014), ‘Including a General Public Interest Clause in WTO Agreements: A Way Forward

in Trade Linkage Debates, Society of International Economic Law, Working Paper No 2014/19

12 Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế,

PGS TS Nguyễn Bá Bình chủ biên, NXB Tư pháp, Hà Nội

Trang 32

chấp của WTO của tác giả Nguyễn Thị Anh Thơ, tác giả cũng thông qua thực tiễn giải quyết tranh chấp tại WTO và nhận định về các báo các giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO là nguồn án lệ không có giá trị bắt buộc phải tuân theo với BHT và CQPT giải quyết các tranh chấp về sau

Trong các công trình The WTO legal system: sources of law14 (tạm dịch là “Hệ thống pháp luật WTO: nguồn luật”) của hai tác giả David Palmeter và Petros C Mauroidi, Treaty Interpretation by the WTO Appellate Body15 (tạm dịch là “Giải thích điều ước quốc tế của CQPT của WTO”) của tác giả Isabelle Van Damme, The Rule

of Precedent and the Role of the Appellate Body16 (tạm dịch là “Quy tắc về “án lệ”

và vai trò của CQPT”) của hai tác giả James Bacchus và Simon Lester đều bình luận

về thực tiễn BHT và CQPT WTO thường viện dẫn những báo cáo giải quyết tranh chấp đã được DSB thông qua để áp dụng cho các tranh chấp xảy ra sau đó Trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, các báo cáo giải quyết tranh chấp này được coi

là một loại “án lệ” không có giá trị bắt buộc Việc thừa nhận giá trị của những án lệ này sẽ đảm bảo “tính an toàn và khả năng dự đoán cho hệ thống thương mại đa phương” theo Điều 3.2 DSU Những giải thích trong báo cáo của CQPT sẽ có vai trò làm rõ những quy định trong các hiệp định của WTO

Về lịch sử hình thành, phát triển và việc áp dụng Điều XX của GATT trong

giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế

Lịch sử hình thành, phát triển và việc áp dụng Điều XX của GATT được trình

bày trong một số nghiên cứu như bài viết The Moral Exception in Trade Policy 17 (tạm dịch là “Ngoại lệ về đạo đức trong chính sách thương mại) của Steve Charnovitz và

Free Trade or Sustainable Development? An Analysis of the WTO Appellate Body's

13 Nguyễn Thị Anh Thơ (2014), Vai trò của Án lệ trong Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, Tạp chí Nghề

luật, số 7

14 David Palmeter and Petros C Mauroidi (1998), The WTO legal system: sources of law, The American

Journal of International Law, [Vol 92:398: 1998]

15 Isabelle Van Damme (2010), “Treaty Interpretation by the WTO Appellate Body”, The European Journal of

International Law Vol 21 no 3 © EJIL

16 James Bacchus & Simon Lester (2020), The Rule of Precedent and the Role of the Appellate Body, Journal

of World Trade 54, no 2

17 Steve Charnovitz (1998), The Moral Exception in Trade Policy, Virginia Journal of International Law,

Summer,, 38 Va J Int'l L 689

Trang 33

Shift to a More Balanced Approach to Trade Liberalization (tạm dịch là “Thương mại tự do hay Phát triển bền vững? Phân tích về sự chuyển đổi của CQPT WTO sang cách tiếp cận cân bằng hơn đối với tự do hóa thương mại”) của Padideh Ala'I Trong hai công trình thể hiện rất ngắn gọn về lịch sử hình thành Điều XX của GATT năm

1947 Chủ yếu cung cấp thông tin: điều khoản này được đàm phán trên cơ sở dự thảo ban đầu do Hoa Kỳ soạn thảo với tên gọi “Các ngoại lệ chung” Điều khoản này được xây dựng và đưa vào đồng thời trong cả Hiến chương Tổ chức thương mại quốc tế (ITO) và Hiệp định chung về thuế quan và thương mại năm 1947 (GATT 1947) Trong quá trình đàm phán, Đoạn mở đầu được sửa đổi nhằm tránh lạm dụng các ngoại

lệ Sau khi WTO thành lập, nội dung Điều XX cùng với GATT 1947 được hợp nhất vào GATT 1994

So với lịch sử hình thành, nội dung về thực tiễn áp dụng Điều XX của GATT

được các học giả quan tâm nghiên cứu chi tiết hơn Bài viết Free Trade or Sustainable Development? An Analysis of the WTO Appellate Body's Shift to a More Balanced Approach to Trade Liberalization (tạm dịch là “Thương mại tự do hay Phát triển bền

vững? Phân tích về sự chuyển đổi của CQPT WTO sang cách tiếp cận cân bằng hơn đối với tự do hóa thương mại”) của Padideh Ala'I trình bày những kết luận của BHT GATT trong nhiều tranh chấp liên quan tới Điều XX của GATT được giải quyết trước khi WTO ra đời BHT GATT giải quyết tranh chấp liên quan tới điểm b, điểm d và

điểm g Điều XX Nhưng đến báo cáo giải quyết tranh chấp vụ Hoa Kỳ - Cá ngừ (Mexico) (DS21/R - 39S/155), BHT của GATT lần đầu tiên nhận định về tầm quan

trọng của môi trường và phát triển bền vững Sau khi WTO ra đời, tác giả cho rằng thông qua giải thích và áp dụng điểm g Điều XX của GATT trong hai vụ tranh chấp

là Hoa Kỳ - Xăng (DS 2) và Hoa Kỳ - Tôm (DS 58), CQPT đã tiếp tục thừa nhận tầm

quan trọng của môi trường và phát triển bền vững, thông qua đó khẳng định vai trò của Điều XX trong hệ thống luật WTO

18 Padideh Ala'I (1999), “Free Trade or Sustainable Development? An Analysis of the WTO Appellate Body's

Shift to a More Balanced Approach to Trade Liberalization”, American University International Law Review

14, no 4

Trang 34

Bài viết The World Trade Organization and Its Interpretation of the Article

XX Exceptions to the General Agreement of Tariffs and Trade, in Light of Recent Developments 19 (tạm dịch là “Tổ chức Thương mại thế giới và cách giải thích các ngoại lệ chung theo Điều XX của Hiệp định chung về thuế quan và hương mại, dựa trên những thực tiễn gần đây”) của Brandon L Bowen đã nêu ra những kết luận trong những vụ tranh chấp đầu tiên áp dụng điểm b, điểm g Điều XX của GATT cho những biện pháp bảo vệ môi trường Tác giả nhận định, khi áp dụng các trường hợp ngoại

lệ này, BHT GATT đều đánh giá về biện pháp áp dụng quá trình tạo ra sản phẩm, chứ không phải là sản phẩm nhập khẩu Từ thực tiễn giải quyết tranh chấp này, tác giả kết luận khi tầm quan trọng của bảo vệ môi trường được công nhận, chính sách môi trường sẽ được xem xét có xung đột với quy định trong GATT không Trong hoàn cảnh này, thì Điều XX của GATT cơ sở để giải thích các biện pháp bảo vệ môi trường được ban hành và áp dụng hợp pháp Hơn nữa các biện pháp ban hành vì mục đích đạo đức, sức khỏe cộng đồng hay bảo tồn tài nguyên thiên nhiên cũng không nên bị loại bỏ vì chúng tạo ra hạn chế đối với thương mại tự do

1.2 Các nghiên cứu về những vấn đề thực tiễn về giải quyết tranh chấp liên quan tới Điều XX của GATT trong khuôn khổ WTO

Các công trình nghiên cứu về thực tiễn giải quyết tranh chấp liên quan tới Điều

XX của GATT có thể chia làm năm nhóm chính:

Thứ nhất, công trình nghiên cứu thực tiễn giải quyết tranh chấp về ngoại lệ

cần thiết để bảo vệ đạo đức công cộng theo điểm a Điều XX của GATT:

Luận án Human Rights and the “Public Morals” Exception in the WTO 20 (tạm dịch là “Quyền con người và ngoại lệ về “đạo đức công cộng” trong WTO”) của tác giả Emil Sirgado Díaz mặc dù có nghiên cứu về đạo đức công cộng trong thực tiễn giải quyết tranh chấp theo điểm a Điều XX của GATT Nhưng đây không phải là vấn

đề nghiên cứu trọng tâm của đề tài luận án, bởi tác giả tập trung vào quyền con người, tác giả xác định quyền con người là một hình thức pháp lý của đạo đức Trong trường

19 Brandon L Bowen, The World Trade Organization and Its Interpretation of the Article XX Exceptions to

the General Agreement of Tariffs and Trade, in Light of Recent Developments, GA J INT'L & COMP L,

[Vol 29:181: 2000]

20 Emil Sirgado Díaz (2014), “Human Rights and the “Public Morals” Exception in the WTO”, Luận án tiến

sĩ của Trường Đại học Hamburg

Trang 35

hợp cụ thể tại điểm a Điều XX của GATT, việc giải thích sẽ gồm hai phần là Đoạn

mở đầu và nội dung của ngoại lệ Vì điểm a Điều XX trực tiếp quy định về đạo đức công cộng, nên nhiệm vụ của Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO là phải xác định những tiêu chuẩn đạo đức nào sẽ được áp dụng trong từng trường hợp cụ thể Khi xác định liệu có thể giải thích quyền con người theo ngoại lệ chung được quy định trong điểm a Điều XX của GATT hay không, điều quan trọng là phải tính đến

cơ sở xác lập mối quan hệ giữa quyền con người và thương mại quốc tế từ góc độ đạo đức Khi giải thích điểm a Điều XX của GATT, Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO đã ủng hộ việc sử dụng cách giải thích khách quan, đồng thời xem xét nghĩa thông thường của thuật ngữ Nghĩa là cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO đã bỏ qua cách giải thích lịch sử, rằng ý định của các bên là bảo vệ một số giá trị đạo đức trong nước Trong mọi trường hợp, cụm từ “đạo đức công cộng” có mức độ khó xác định rất cao, cho phép có nhiều cách hiểu khác nhau Tác giả cho rằng, đạo đức công cộng là một cách khả thi để công nhận quyền con người

Bài viết Interpretation of “Public Morals” under Article XX of the GATT 21

(tạm dịch là “Giải thích “Đạo đức công cộng” theo Điều XX của GATT”) của tác giả Nargis Yeasmeen quan tâm đến nội hàm của thuật ngữ đạo đức công cộng Ngoại lệ

này được áp dụng trong giải quyết tranh chấp đầu tiên tại WTO là vụ Hoa Kỳ - Đánh bạc (DS 258) theo điểm a Điều XIV Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) Tiếp đó là vụ Trung Quốc - xuất bản phẩm và các sản phẩm nghe nhìn (DS 363)

tranh chấp về điểm a Điều XX của GATT Theo CQPT trong các tranh chấp này,

“đạo đức công cộng” được hiểu khá linh hoạt Nhưng tác giả cho rằng không nên đưa

ra cách giải thích rộng hơn về thuật ngữ này Vì cách giải thích như vậy có thể tạo điều kiện cho chủ nghĩa bảo hộ bất hợp pháp Hơn nữa, các BHT trong khi xem xét các biện pháp hạn chế thương mại đối với đạo đức công cộng không nên xem xét luật pháp trong nước để kiểm tra xem nước thành viên có áp dụng cơ chế bình đẳng để bảo vệ những đạo đức đó hay không Mà điều quan trọng là phải loại bỏ sự thiếu sót

21 Nargis Yeasmeen, Interpretation of “Public Morals” under Article XX of the GATT, IOSR Journal Of

Humanities And Social Science (IOSR - JHSS) Volume 20, Issue 9, Ver IV (Sep 2015), p 33-43

Trang 36

trong điều khoản và đưa ra cách giải thích mạch lạc hơn cho thuật ngữ “đạo đức công cộng”

Bài viết The public morals exception after the WTO seal products dispute: Has the exception swallowed the rules? 22 (tạm dịch là “Ngoại lệ đạo đức công cộng sau tranh chấp sản phẩm hải cẩu tại WTO: Liệu ngoại lệ có nuốt chửng quy định?”) của Pelin Serpin đưa ra những đánh giá về kết luận của BHT, CQPT về: (i) trình tự hai bước trong áp dụng Điều XX của XX của GATT; (ii) những đạo đức nào được coi là đạo đức công cộng theo điểm a Điều XX của GATT trong một số vụ tranh chấp

giải quyết tại WTO theo trình tự thời gian từ vụ Hoa Kỳ - Đánh bạc (DS 285), Trung Quốc - xuất bản phẩm và các sản phẩm nghe nhìn (DS 363) và EC - Sản phẩm hải cẩu (DS 400, 401) Có quan điểm lo ngại về việc CQPT cho phép các quốc gia tự xác

định phạm vi của đạo đức công cộng Nhưng theo tác giả, đây là quyền phù hợp với

mỗi thành viên WTO, báo cáo giải quyết tranh chấp vụ EC - Sản phẩm hải cẩu (DS

400, 401) đã không mở rộng quá mức ngoại lệ về đạo đức công cộng Bởi vì, các thành viên WTO còn phải chứng minh theo các điều kiện nhằm tránh lạm dụng ngoại

lệ này

Thứ hai, công trình nghiên cứu thực tiễn giải quyết tranh chấp về ngoại lệ liên

quan tới điểm b, điểm g Điều XX của GATT

So với các trường hợp ngoại lệ khác tại Điều XX của GATT, tranh chấp về ngoại lệ liên quan tới điểm b, điểm g Điều XX được các học giả quan tâm nghiên cứu sớm hơn Bởi tranh chấp liên quan tới Điều XX của GATT được giải quyết đầu tiên tại WTO là hai trường hợp ngoại lệ này

Tác giả Jasper L Ozbirn trong bài viết An Analysis and Synthesis of the Decisional Law Applying Article XX(g) of the General Agreement on Tariffs and Trade23 (tạm dịch là “Phân tích và tổng hợp về các quyết định áp dụng Điều XX(g)

của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại”) đã xem xét bốn vụ tranh chấp liên quan tới điểm g Điều XX của GATT trước khi WTO thành lập và ba vụ tranh chấp

22 Pelin Serpin, “The public morals exception after the WTO seal products dispute: Has the exception

swallowed the rules?”, Columbia Business Law Review [Vol 2016 No 1:217]

23 Jasper L Ozbirn (2008), “An Analysis and Synthesis of the Decisional Law Applying Article XX(g) of the

General Agreement on Tariffs and Trade”, Pacific McGeorge Global Business & Development Law Journal

21, no 2

Trang 37

liên quan tới điểm g Điều XX của GATT được giải quyết trong khuôn WTO để tổng hợp cách thức giải thích và áp dụng ngoại lệ này Theo tác giả, việc giải thích và áp dụng điểm g Điều XX của GATT là đồng nhất và trở thành tiêu chuẩn có thể áp dụng cho các tranh chấp xảy ra trong tương lai, gồm hai bước là phân tích theo điểm g và phân tích theo Đoạn mở đầu Điều XX Điểm g sẽ được phân tích theo thứ tự: (i) xác định nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể bị cạn kiệt; (ii) “liên quan đến” được hiểu

là chủ yếu nhằm vào, đây là quan điểm được áp dụng từ trước khi WTO ra đời, và (iii) việc áp dụng biện pháp nhằm bảo tồn tài nguyên thiên nhiên có thể bị cạn kiệt phải được áp dụng cùng với hạn chế sản xuất và tiêu dùng trong nước

Bài viết Áp dụng quy định trường hợp ngoại lệ về môi trường trong pháp luật đầu tư quốc tế và một số so sánh với thực tế Việt Nam 24 của TS Trần Thăng Long không phân tích chi tiết về ngoại lệ tại điểm b, điểm g Điều XX của GATT, nhưng

có đưa ra quan điểm đây là ngoại lệ về môi trường Theo các tác giả những giải thích của BHT và CQPT WTO về điểm b, điểm g Điều XX của GATT trong số vụ tranh chấp được coi là căn cứ để giải thích tính phù hợp của các biện pháp áp dụng dựa trên

lý do về môi trường Tuy nhiên, tác giả không đưa ra khuyến cụ thể với Việt Nam về việc vận dụng hai ngoại lệ này như thế nào trong bài viết

Trong cuốn sách Quy tắc thương mại quốc tế và biến đổi khí hậu 25 của Thomas Cottier, Olga Nartova, Sadeq Z Bigdeli (chủ biên) nhiều tác giả đã đã viện dẫn và bình luận về vụ tranh chấp điển hình trong khuôn khổ WTO liên quan đến lĩnh vực

môi trường là Hoa Kỳ - Tôm (DS 58) Trong đó, đáng chú ý, tại chương 15 - TRIMS

và cơ chế phát triển sạch - Những mâu thuẫn tiềm tàng, các tác giả Stefan

Rechsteiner, Christa Pfistera và Fabian Martens đã đưa ra quan điểm: Khi quốc gia ban hành cơ chế phát triển sạch (CDM) có thể mâu thuẫn với Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại (TRIMS) của WTO, thì Điều XX của GATT là cánh cửa giải quyết những quan ngại về môi trường Đồng thời nhắc lại quan điểm

của CQPT vụ Hoa Kỳ - Tôm (DS 58): thành viên WTO được tự do thực hiện chính

24 TS Trần Thăng Long (2019), Áp dụng quy định trường hợp ngoại lệ về môi trường trong pháp luật đầu tư

quốc tế và một số so sánh với thực tế Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 04(380)

25 Thomas Cottier, Olga Nartova, Sadeq Z Bigdeli (2011), Quy tắc thương mại quốc tế và biến đổi khí hậu,

Diễn đàn thương mại thế giới, Nxb Đại học Sư phạm (EU tài trợ trong khuôn khổ Dự án EU-Việt Nam MUTRAP III)

Trang 38

sách riêng để bảo vệ môi trường, nhưng chỉ khi họ thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và tôn trọng quyền lợi của các thành viên khác được quy định trong các Hiệp định của WTO

Thứ ba, về các công trình nghiên cứu về mối liên hệ giữa biện pháp bị kiện và

lợi ích được bảo vệ theo Điều XX của GATT

Mối liên hệ này được thể hiện thông qua các thuật ngữ cần thiết (necessary) - trong điểm a, b và d; liên quan đến (relating to) trong điểm c, e và g; nhằm thi hành (in pursuance of) trong điểm h; để bảo vệ (for the protection of) trong điểm f; bao gồm (involving) trong điểm i; thiết yếu (essential) trong điểm j Các công trình chủ yếu tập trung vào thuật ngữ “cần thiết” và “liên quan tới” trên cơ sở các báo cáo giải quyết tranh chấp của BHT và CQPT WTO

Trong bài viết The Meaning of “Necessary” in GATT Article XX and GATS Article XIV: The Myth of Cost-Benefit Balancing26 (tạm dịch là “Ý nghĩa của từ “Cần thiết” trong Điều XX của GATT và Điều XIV của GATS: Huyền thoại về cân bằng chi phí-lợi ích”) tác giả Donald H Regan bình luận về thuật ngữ “cần thiết” Tác giả nhận định thuật ngữ “cần thiết” được giải thích trong thực tiễn giải quyết tranh chấp tại WTO theo điểm a, điểm b Điều XX của GATT là việc kiểm tra sự “cân bằng” của các lợi ích đạt được từ mục tiêu của biện pháp bị kiện với so với chi phí về thương mại bị suy giảm Nhưng với quan điểm của CQPT xem xét sự “cần thiết” trong điểm

d Điều XX của GATT trong vụ tranh chấp Hàn Quốc - Các biện pháp khác nhau liên

quan tới sản phẩm thịt bò (DS 161, 169), tác giả thấy rằng, thực tế CQPT vẫn cho

phép thành viên WTO khi theo đuổi một số mục tiêu hợp pháp được phép tự lựa chọn mức độ bảo vệ để đạt mục tiêu đó Điều này dường như là không phù hợp với logic

về sự cân bằng Nhưng theo tác giả, CQPT vẫn đảm bảo được sự cân bằng, bởi vì sau khi kiểm tra các yếu tố của sự cân bằng, CQPT tiếp tục kiểm tra sự tồn tại của những biện pháp khả thi có sẵn, ít hạn chế thương mại hơn Nếu đảm bảo cả yếu tố này, thì biện pháp đang được xem xét mới được kết luận là “cần thiết”

26 Donald H Regan (2007), “The Meaning of “Necessary” in GATT Article XX and GATS Article XIV: The

Myth of Cost-Benefit Balancing” World Trade Review 6, no 3

Trang 39

Trong bài viết The “necessary” element of GATT Article XX in the context of the China - Audiovisual products case 27 (tạm dịch là “Yếu tố “cần thiết” của Điều

XX của GATT trong bối cảnh vụ kiện Trung Quốc - xuất bản phẩm và các sản phẩm nghe nhìn”) của tác giả Christopher Doyle nghiên cứu về kết luận về các yếu tố của

sự “cần thiết” trong điểm a Điều XX của GATT của CQPT trong vụ Trung Quốc - xuất bản phẩm và các sản phẩm nghe nhìn (DS 363) Trước hết tác giả đưa ra cách

giải thích sự cần thiết trong những vụ tranh chấp liên quan tới điểm a, điểm b và điểm

d Điều XX được giải quyết trước đó Tác giả thấy rằng, giống với các vụ tranh chấp

trước đó, báo cáo của BHT và CQPT vụ Trung Quốc - xuất bản phẩm và các sản phẩm nghe nhìn (DS 363) cũng xác định sự cần thiết dựa trên yếu tố bao gồm: kiểm

tra sự cân bằng và sự tồn tại của các biện pháp thay thế có sẵn Theo tác giả, sự cần thiết trở thành một rào cản lớn đối với các bên bị đơn cố gắng biện minh cho biện pháp của mình phù hợp với ngoại lệ tại Điều XX của GATT, nhưng lại là lợi thế đối với các bên nguyên đơn

Bài viết A matter of necessity: A one-step compromise between liberalized trade and the environment 28 (tạm dịch là “Vấn đề về sự cần thiết: quy trình một bước thoả hiệp giữa tự do hóa thương mại và môi trường”) của tác giả William P Hunter nhận định: WTO dường như nhận thức được rằng tự do hóa thương mại không phải

là mối quan tâm toàn cầu duy nhất Tuy nhiên, khó có thể phát hiện nhận thức đó khi xem xét các phán quyết của Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO, đặc biệt trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Phép thử hai bước cho phép các thành viên WTO tự do hành động theo điểm b Điều XX của GATT, nhưng lại phải tuân theo các yêu cầu nghiêm ngặt ủng hộ tự do hóa trong Đoạn mở đầu Điều XX Điều này khiến WTO khó có thể là một tổ chức tự do hoá thương mại tồn tại trong một thế giới đầy những giá trị xã hội quan trọng và cạnh tranh WTO có mọi quyền mong đợi và khuyến khích các thành viên tôn trọng các nghĩa vụ WTO của họ Ngược lại, các thành viên cũng có thể kỳ vọng WTO phát triển các cơ chế giải quyết tranh chấp để tạo ra sự

27 Christopher Doyle (2011), “The “necessary” element of GATT Article XX in the context of the China -

Audiovisual products case”, Boston University international law journal [Vol 29:143]

28 William P Hunter (2014), “A matter of necessity: A one-step compromise between liberalized trade and the

environment”, Temple International and Comparative Law Journal, Spring, p 53-82

Trang 40

công bằng và thỏa đáng giữa giá trị của tự do hóa thương mại quốc tế với các giá trị

xã hội khác, như bảo vệ môi trường Giải pháp của vấn đề này là phép phân tích một bước khi xem xét các biện pháp bảo vệ môi trường theo điểm b Điều XX của GATT: Các điều kiện trong Đoạn mở đầu Điều XX của GATT trở thành một yếu tố của quá trình cân bằng (bên cạnh ba yếu tố: tầm quan trọng của mục tiêu được bảo vệ, sự đóng góp của biện pháp bị khiếu kiện để bảo vệ cho mục tiêu, tác động hạn chế thương mại của biện pháp bị khiếu kiện) khi xem xét sự cần thiết tại điểm b Điều XX của GATT Sự thay đổi này sẽ làm tăng khả năng một biện pháp bảo vệ môi trường được biện minh theo điểm b Điều XX của GATT

Trong bài viết The concept of necessity under the GATT and national regulatory autonomy 29 (tạm dịch là “Khái niệm về sự cần thiết theo GATT và quyền

tự chủ của quốc gia”), tác giả Isabel Cristina Salinas Alcaraz đánh giá các quy định của GATT tìm kiếm sự cân bằng giữa các cam kết thương mại tự do của thành viên

và quyền của các thành viên trong việc đạt được các mục tiêu chính sách công của

họ Sự cân bằng này cần phải được CQPT chú ý đến khi giải quyết tranh chấp Tuy nhiên, theo tác giả, CQPT đã giải thích và áp dụng thuật ngữ “sự cần thiết” tại Điều

XX của GATT theo các yếu tố của không có trong văn bản GATT và không phản ánh được sự cân bằng giữa tự do hoá thương mại với quyền tự chủ trong ban hành chính

sách pháp luật của các quốc gia Cho đến vụ Hàn Quốc - Các biện pháp khác nhau

liên quan tới sản phẩm thịt bò (DS 161, 169), CQPT sử dụng các yếu tố của quá trình

cân bằng cũng đã gây ra nhiều tranh cãi Việc CQPT đánh giá tầm quan trọng của mục tiêu mà các biện pháp bị kiện đã đặt ra câu hỏi về khả năng xâm phạm quyền tự chủ của các quốc gia Do đó, tác giả đề xuất, quá trình cân bằng chỉ gồm hai yếu tố

là sự đóng góp của biện pháp đối với việc đạt được mục tiêu, và mối liên hệ chặt chẽ giữa biện pháp và mục tiêu để làm cho biện pháp đó trở nên cần thiết

29 Isabel Cristina Salinas Alcaraz (2015), The concept of necessity under the GATT and national regulatory

autonomy, Revista Virtual Via Inveniendi et Iudicandi (VieI), Vol 10, N.° 2, julio-diciembre, Bogotá, D C.,

Universidad Santo Tomás

Ngày đăng: 20/05/2024, 08:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w