MỤC LỤC
- Phương pháp nghiên cứu và phân tích án lệ là phương pháp chủ yếu được sử dụng cho việc nghiên cứu các báo cáo giải quyết tranh chấp của BHT và CQPT liên quan tới từng trường hợp ngoại lệ tại điểm a, b, d, g và j Điều XX của GATT. - Phương pháp thống kê và hệ thống hoá được sử dụng khi thu thập, phân loại tài liệu nghiên cứu, thu thập thông tin về các báo cáo giải quyết tranh chấp liên quan tới Điều XX của GATT xảy ra trong thực tiễn tại WTO.
- Phương pháp so sánh luật học được vận dụng khi nghiên cứu về các báo cáo giải quyết tranh chấp khác nhau liên quan tới một trường hợp ngoại lệ cụ thể hoặc Đoạn mở đầu Điều XX của GATT. Luận án đề xuất Việt Nam nên tham khảo những giải thích về Điều XX của GATT trong các báo cáo của BHT và CQPT đã được Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO (DSB) thông qua, để vận dụng cho quy định tương ứng tại những hiệp định này.
- Bốn là, với những Hiệp định thương mại tự do Việt Nam là thành viên như Hiệp định CPTPP, EVFTA, UKVFTA, Hiệp định RCEP có quy định tương tự hoặc dẫn chiếu đến Điều XX của GATT.
Thứ tư, tranh chấp về áp dụng biện pháp cần thiết để bảo đảm sự tuân thủ luật và các quy định không trái với các quy định của GATT, bao gồm những quy định liên quan tới việc áp dụng các biện pháp hải quan, duy trì hiệu lực của chính sách độc quyền tuân thủ đúng theo khoản 4 Điều II và Điều XVII của GATT, liên quan tới bảo hộ bản quyền, nhãn hiệu thương mại và quyền tác giả và các biện pháp thích hợp để ngăn ngừa các hành vi thương mại gian lận theo điểm d Điều XX của GATT. Thứ chín, tranh chấp về áp dụng biện pháp bao gồm các hạn chế với xuất khẩu nguyên liệu trong nước cần thiết để đảm bảo có đủ số lượng thiết yếu nguyên liệu đó cho công nghiệp chế biến trong nước trong thời gian giá trong nước của những nguyên liệu đó được giữ ở mức thấp hơn giá thế giới như một phần của kế hoạch bình ổn của chính phủ, với bảo lưu rằng các hạn chế này không dẫn tới tăng xuất khẩu hay tăng cường bảo hộ với ngành công nghiệp trong nước và không vi phạm các quy định của GATT về không phân biệt đối xử theo điểm i Điều XX của GATT.
84 Các ngoại lệ được quy định tại Điều 36 Hiệp ước về hoạt động của Liên minh châu Âu (Treaty on the Functioning of the European Union - TFEU) như sau: “Các quy định của Điều 28 và Điều 29 không loại trừ việc cấm hoặc hạn chế xuất nhập khẩu hàng hoá xuất phát từ nhu cầu bảo vệ đạo đức xã hội, chính sách công hoặc an ninh công cộng; để bảo vệ sức khoẻ và đời sống con người, động vật hay thực vật; để bảo vệ các tài sản quốc gia có giá trị về nghệ thuật, lịch sử hay khảo cổ; hoặc để bảo vệ tài sản công nghiệp và thương mại. Trong án lệ này, ECJ đã đưa ra kết luận: Những rào cản đối với việc di chuyển tự do của hàng hoá trong Cộng đồng Châu Âu do sự khác biệt giữa các luật quốc gia liên quan đến các yêu cầu về quy định kỹ thuật sẽ được chấp nhận là cần thiết nếu đáp ứng các yêu cầu bắt buộc liên quan đến hiệu quả của giám sát tài khoá, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, sự công bằng của các giao dịch thương mại và bảo vệ người tiêu dùng89.
Do đó, căn cứ vào cấu trúc, và ngôn ngữ của Đoạn mở đầu, trình tự áp dụng Điều XX của GATT đối với biện pháp bị kiện của bị đơn là: (i) thứ nhất, một biện pháp được thực hiện bởi thành viên WTO phải được xác định là biện pháp phù hợp với một trong các điểm từ a đến j; (ii) thứ hai, các biện pháp đó tiếp tục phải tuân theo yêu cầu trong Đoạn mở đầu110. Alana Deere, để kiểm tra một biện pháp có phù hợp với Đoạn mở đầu hay không cần tiến hành một phân tích gồm bốn bước: (i) liệu các điều kiện mà quốc gia bảo vệ đưa ra có phải là điều kiện hợp lệ hay không; (ii) những điều kiện đó có giống nhau không; (iii) nếu các điều kiện không giống nhau, liệu biện pháp có cấu thành sự phân biệt đối xử tùy tiện hay không; và (iv) nếu không phải là tùy tiện, liệu.
116 Xem: Qiongwen Chen (2020), The Discussion of Binding Precedent of WTO Dispute Resolution System, Scientific and Social Research, Research Article Volume 2, Issue 2, September; James Bacchus & Simon Lester (2020), The Rule of Precedent and the Role of the Appellate Body, Journal of World Trade 54, no. Tương tự như các báo cáo giải quyết tranh chấp nói chung đã được DSB thông qua tại WTO, các kết luận và khuyến nghị trong báo cáo giải quyết tranh chấp của của BHT hoặc CQPT liên quan tới Điều XX của GATT được DSB thông qua sẽ có giá trị pháp lý ràng buộc các bên trong tranh chấp cụ thể đó.
Đoạn mở đầu Điều 37 tiếp tục được sửa đổi trong Dự thảo Hiến chương ITO tại phiên họp ở New York (Dự thảo Hiến chương New York) từ ngày 20 tháng 1 đến ngày 25 tháng 2 năm 1947 thành: “Với bảo lưu rằng các biện pháp đề cập ở đây không được áp dụng để tạo thành một công cụ phân biệt đối xử một cách tùy tiện hoặc vô căn cứ giữa các quốc gia có cùng điều kiện, hoặc một hạn chế trá hình đối với thương mại quốc tế, không có nội dung nào trong Chương V [Chính sách thương mại chung] sẽ được được hiểu là để ngăn cản việc thi hành hoặc áp dụng bất kỳ biện pháp nào của Thành viên”138. Từ lịch sử soạn thảo Điều XX cho thấy rằng: Thứ nhất, bên cạnh các lợi ích về giảm thuế quan và các hàng rào phi thuế quan, các bên tham gia đàm phán còn ghi nhận những lợi ích và chính sách phi thương mại hợp pháp mà các chính phủ thường phải bảo vệ; thứ hai, có sự khác biệt trong quan điểm của các quốc gia tham gia đàm phán về nội dung của ngoại lệ cụ thể liệt kê trong Điều XX; thứ ba, do các quốc gia đàm phán thể hiện sự lo ngại về việc Điều XX sẽ được sử dụng cho các mục đích bảo hộ, nên Đoạn mở đầu Điều XX đã được sửa đổi để ngăn chặn sự lạm dụng đó.
160 Danh sách các nước đang phát triển tham khảo tại: Economic Analysis and Policy Division (EAPD) of the Department of Economic and Social Affairs of the United Nations Secretariat (UN DESA), Statistical Annex - Country classifications, https://www.un.org/development/desa/dpad/wp- content/uploads/sites/45/WESP2022_ANNEX.pdf, truy cập ngày 11/2/2024. Hầu hết các tranh chấp bị đơn không viện dẫn và chứng minh thành công điểm a, b và d là bởi vì không chứng minh được sự “cần thiết” của biện pháp đối với việc đạt được lợi ích bảo vệ đạo đức công cộng, bảo vệ cuộc sống và sức khoẻ của con người, động vật hay thực vật, bảo đảm sự tuân thủ luật và các quy định không trái với các quy định của GATT.
Ba là, mặc dù việc xác định “luật hoặc quy định không trái với quy định của GATT” ít gây ra tranh chấp giữa nguyên đơn và bị đơn, nhưng bên nguyên đơn hoàn toàn có thể đưa ra lập luận để chứng minh luật hoặc quy định đó không không phù hợp với các quy định của GATT, bằng các lý do sau đây: (i) biện pháp bị kiện được áp dụng nhằm đảm bảo thực thi nguồn luật khác, ví dụ điều ước quốc tế, chứ không phải là nguồn luật quốc gia; hoặc (ii) chứng minh biện pháp bị kiện không được thiết kế để đảm bảo tuân thủ luật hoặc quy định không trái với GATT. Hai là, tranh chấp liên quan tới điểm g Điều XX tại WTO cho thấy tài nguyên thiên nhiên sinh vật và phi sinh vật có thể bị cạn kiệt được thừa nhận thuộc phạm vi ngoại lệ này, gồm: không khí sạch200, loài rùa biển được liệt kê trong Phụ lục I - “Các loài bị đe doạ tuyệt chủng, đang hoặc có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi buôn bán” trong Công ước về buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES)201, quần thể cá heo202, nguyên liệu thô như than cốc, florit, magiê, mangan và kẽm203.
Đối với tất cả các nước khác xuất khẩu tôm sang Hoa Kỳ (bao gồm cả Ấn Độ, Malaysia, Pakistan và Thái Lan) chỉ có bốn tháng để thực hiện yêu cầu bắt buộc sử dụng TED.217 Sự khác biệt nói trên cấu thành “phân biệt đối xử một cách vô căn cứ” giữa các quốc gia xuất khẩu mong muốn được chứng nhận để tiếp cận thị trường tôm Hoa Kỳ theo quy định của Đoạn mở đầu Điều XX.218. Một biện pháp bị kiện phù hợp với Đoạn mở đầu Điều XX nếu đáp ứng đồng thời hai điều kiện, gồm: (i) thứ nhất, không được áp dụng để tạo thành công cụ phân biệt đối xử một cách tùy tiện hoặc vô căn cứ giữa các nước có cùng điều kiện; (ii) thứ hai, không được áp dụng để tạo thành hạn chế trá hình đối với thương mại quốc tế.
Trước hết, Hoa Kỳ chứng minh “rùa biển” là “nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể bị cạn kiệt” Bởi vì, bảy loài rùa biển được bảo vệ theo Mục 609 đều được liệt kê trong Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật và thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng (CITES).239 CQPT đã đồng ý với quan điểm của Hoa Kỳ. Tiếp theo, Hoa Kỳ chứng minh biện pháp đó có “liên quan đến” việc bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt. Liên quan đến được hiểu là “chủ yếu nhằm vào”, thể hiện thông qua cấu trúc chung và thiết kế của biện pháp. Về thiết kế và cấu trúc chung của Mục 609, Mục này không phải đơn giản là một lệnh cấm nhập khẩu. Mà lệnh cấm này được áp dụng có tính đến hậu quả của phương thức khai thác tôm bằng lưới được áp dụng sẽ vô tình bắt và làm chết rùa biển, khi rùa biển mắc vào lưới. Mục 609 và mục đích bảo vệ rùa biển có nguy cơ tuyệt chủng là một mối quan hệ thực chất, có thể quan sát được trên thực tế. “liên quan đến” việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên có thể bị cạn kiệt theo điểm g Điều XX của GATT240. Điều kiện thứ ba cần chứng minh theo điểm g Điều XX là biện pháp này đã được áp dụng hiệu quả “cùng với” các hạn chế đối với sản xuất hoặc tiêu dùng trong nước. Bước hai: chứng minh biện pháp bị kiện của Hoa Kỳ đã được áp dụng theo điều kiện nêu tại Đoạn mở đầu Điều XX. Nhưng BHT và CQPT xác định phạm vi nghĩa vụ của Hoa Kỳ trong đàm phán thoả thuận quốc tế là Hoa Kỳ chỉ có nghĩa vụ nghiêm túc, thiện chí đàm phán một điều ước quốc tế, chứ không có nghĩa vụ phải ký kết một điều ước về bảo tồn rùa biển để tuân thủ Điều XX của GATT, trước khi áp dụng biện pháp đơn phương theo Mục 609. Thực tế, Hoa Kỳ đã chứng minh những nỗ lực và thiện chí đàm phán thỏa thuận đa phương về bảo vệ rùa biển với các quốc gia xuất khẩu tôm vào Hoa Kỳ. Do đó, biện pháp của Hoa Kỳ đã phù hợp Đoạn mở đầu Điều XX của GATT. Kinh nghiệm thứ hai cũng nổi bật trong các vụ tranh chấp Hoa Kỳ là bị đơn là những biện pháp bị kiện của Hoa Kỳ, đa số242 đều được kết luận là nhằm bảo vệ các lợi ích như “đạo đức công cộng” khi viện dẫn điểm a, “nguồn tài nguyên thiên nhiên”. có thể bị cạn kiệt khi viện dẫn điểm g, hay nhằm đảm bảo tuân thủ luật và quy định không trái với GATT khi viện dẫn điểm d. Nguyên nhân là bởi quá trình lập pháp của Hoa Kỳ, cấu trúc chung và thiết kế của biện pháp đã thể hiện được mối quan hệ giữa biện pháp bị kiện với các chính sách được bảo vệ. Public Law 101-162) trong vụ Hoa Kỳ - Tôm (DS 58) đều được CQPT xác nhận: Về thiết kế và cấu trúc chung của các biện pháp không phải đơn giản là một sự phân biệt đối xử trái với Điều III của GATT hay lệnh cấm nhập khẩu trái với Điều XI của GATT. Trung Quốc cho rằng: (i) Hoa Kỳ đã xác định giá trị của các sản phẩm bị áp thuế bổ sung dựa trên tác hại ước tính đối với nền kinh tế Hoa Kỳ và các sản phẩm được lựa chọn dựa trên tác động có thể xảy ra đối với người tiêu dùng Hoa Kỳ; (ii) Hoa Kỳ dường như đã cân nhắc liệu các sản phẩm tương tự có thể được cung cấp từ các quốc gia khác hay không; và (iii) cách mà Hoa Kỳ lựa chọn một sản phẩm không bị đưa vào danh sách áp dụng thuế bổ sung cho thấy các mục tiêu kinh tế mà Hoa Kỳ theo đuổi, không phải mục tiêu đạo đức công cộng.
Trong quá trình xây dựng Luật Quản lý ngoại thương, quan điểm chỉ đạo xây dựng Luật này là: (i) một là, thể chế hóa quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về quản lý, phát triển hoạt động ngoại thương; (ii) hai là, phải là đạo luật điều chỉnh bao quát các công cụ quản lý ngoại thương thông qua hệ thống hóa, pháp điển hóa các quy định pháp luật hiện hành, nội luật hóa các điều ước quốc tế; đảm bảo tính linh hoạt trong việc xây dựng chiến lược ngoại thương và ban hành văn bản quy phạm pháp luật; cũng như đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế286. Về những những đạo đức công cộng đã được thừa nhận trong khuôn khổ WTO: Theo báo cáo giải quyết các vụ tranh chấp liên quan tới điểm a Điều XX của GATT, những chính sách sau đây được xác định là thuộc phạm vi của “đạo đức công cộng”287: hạn chế nội dung bị cấm trong xuất bản phẩm văn hóa, chẳng hạn như bạo lực hoặc nội dung khiêu dâm, cũng như bảo vệ văn hóa Trung Quốc và các giá trị truyền thống288; bảo vệ quyền lợi động vật289; chống rửa tiền290; thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số trong xã hội giữa các vùng miền và thúc đẩy hòa nhập xã hội291; nghiêm cấm hành vi trộm cắp, tống tiền, trộm cắp trên mạng và tấn công mạng, gián điệp kinh tế và chiếm đoạt bí mật thương mại, hành vi hạn chế cạnh tranh, cũng như quy định về việc chiếm đoạt tài sản của chính phủ292.