1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tập kế toán quản trị 2

6 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đề cương ôn tập học phần: Kế toán quản trị 2
Chuyên ngành Kế toán quản trị
Thể loại Đề cương ôn tập
Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 191,77 KB

Nội dung

31. Phương pháp kỳ hoàn vốn nên được sử dụng trong trường hợp nhà đầu tư chỉ quantâmđến thời hạn thu hồi vốn đầu tư, không quan tâm nhiều đến tỉ lệ lãi 32. Thông thường, các quyết định dài hạn không làm thay đổi năng lực sản xuất củadoanhnghiệp 33. Quyết định dài hạn không chịu chi phối bởi chính sách thuế của nhà nước 34. Những yếu tố dùng để đo lường giá trị thời gian của tiền gồm có: giá trị hiện tại củatiền, giá trị tương lai của tiền, lãi suất và kỳ hạn tính lãi 35. Trong các phương pháp đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư dài hạn, phương phápIRRlàphương pháp tối ưu nhất 36. Kế toán quản trị chủ yếu đáp ứng nhu cầu thông tin cho việc ra quyết định dài hạn37. Một dự án thu hồi vốn nhanh thì lãi suất luôn luôn cao 38. Quyết định dài hạn chỉ hướng tới mục tiêu lợi nhuận 39. Lập dự toán theo trình tự kết hợp có nhược điểm là mang tính áp đặt, khó thực hiện40. Khi lập dự toán cần căn cứ vào những điều kiện thực tế của doanh nghiệp và cácđiềukiện dự kiến trong tương lai. 41. Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cần căn cứ vào dự toán sản lượng sảnxuất vàđịnh mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 42. Dự toán sản lượng sản xuất là việc dự kiến số sản phẩm cần phải dự trữ cuối kỳđểđápứng yêu cầu tiêu thụ kỳ sau 43. Dự toán nguồn tài chính hoạt động hàng năm liên quan đến các hoạt động sảnxuất kinhdoanh của doanh nghiệp là dự toán dài hạn 44. Dự toán phải cụ thể hóa hoạt động của doanh nghiệp thành hệ thống chỉ tiêu dưới dạngsốlượng và giá trị 45. Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cần xây dựng riêng theo từng danhđiểmnguyên vật liệu 46. Định mức chi phí chỉ tính cho đơn vị sản phẩm còn dự toán chi phí chỉ tính chotổngsảnphẩm 47. Dự toán sản xuất kinh doanh là sự ước tính nên không nhất thiết phải gắn với điềukiệnvề thời gian cụ thể trong tương lai 48. Dự toán sản xuất kinh doanh là vấn đề nội bộ của mỗi bộ phận, không có mối liênkết vớicác bộ phận khác trong doanh nghiệp 49. Số liệu dự toán là số liệu ước tính, còn số liệu định mức là số liệu thực tế 50. Dự toán sản lượng sản xuất không cần căn cứ vào dự toán về sản lượng tiêu thụ

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP

HỌC PHẦN: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 2

A Phạm vi áp dụng

Dùng cho học phần Kế toán quản trị 2 – ACC5291

B Hướng dẫn thi

1 Hình thức thi: Vấn đáp

2 Thời gian thi: Tối đa 15 phút (chuẩn bị: 12 phút; hỏi đáp: 03 phút)

3 Kết cấu đề thi:

Gồm 2 câu, mức độ đề thi đủ để đánh giá năng lực SV, phù hợp với thời gian chuẩn bị và thi

+ Câu 1 (1 điểm): Gồm 5 ý lý thuyết dạng trắc nghiệm giản đơn (nhận định đúng/sai hoặc

chọn đáp án đúng), không yêu cầu giải thích

+ Câu 2 (9 điểm): Một bài tập ngắn có từ 2-3 yêu cầu (1-2 yêu cầu đóng, 1 yêu cầu mở).

Bài tập có thể vào các dạng sau:

+ Phân tích thông tin ra quyết định nên mua ngoài hay tự sản xuất

+ Phân tích thông tin ra quyết định nên bán ngay bán thành phẩm hay tiếp tục sản xuất

+ Phân tích thông tin ra quyết định có nên chấp nhận đơn đặt hàng đặt biệt

+ Phân tích thông tin ra quyết định dài hạn bằng phương pháp giá trị hiện tại thuần

+ Phân tích thông tin ra quyết định dài hạn bằng phương pháp tỷ lệ sinh lời điều chỉnh theo thời gian

+ Xây dựng định mức chi phí sản xuất ( định mức chi phí NVL trực tiếp, định mức chi phí nhân công trực tiếp, định mức chi phí sản xuất chung)

+ Lập dự toán

Chú ý: Làm đúng nội dung bài tập trong đề thi 8 điểm, câu hỏi mở của cán bộ hỏi thi: 1 điểm

4 Không được mang tài liệu vào phòng thi.

C Một số nội dung ôn tập chủ yếu

I LÝ THUYẾT: Cho biết các nhận định sau đây đúng hay sai?

1 Các quyết định ngắn hạn thường bị chi phối bởi sự biến động của đồng tiền

2 Quyết định có liên quan đến việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một niên độ

kế toán là quyết định ngắn hạn

3 Quyết định về việc lựa chọn quy trình công nghệ sản xuất, lựa chọn thiết bị sản xuất thường thuộc quyết định ngắn hạn

4 Quyết định ngắn hạn đòi hỏi vốn đầu tư lớn

5 Để tư vấn cho nhà quản trị trong việc ra quyết định ngắn hạn, kế toán nên phân tích thông tin thích hợp sẽ hữu ích hơn phân tích toàn bộ thông tin liên quan

6 Nếu doanh nghiệp có điều kiện sản xuất trên mức chuẩn, giá thành sản xuất đơn vị sẽ nhỏ hơn giá thành định mức

7 Nếu đơn vị có một bộ phận kinh doanh bị thua lỗ, kế toán nên tư vấn với nhà quản trị loại

bỏ hoạt động của bộ phận đó

Trang 2

8 Giữa các phương án chỉ khác nhau về chi phí, phương án nào có chi phí thấp hơn sẽ là phương án đáng giá hơn trong việc lựa chọn quyết định ngắn hạn

9 Nếu thông tin thích hợp có cả chi phí và thu nhập, phương án có số liệu so sánh cao hơn về lợi nhuận thuần là phương án tốt hơn cho việc ra quyết định ngắn hạn

10 Nếu thông tin thích hợp có cả chi phí và thu nhập, phương án có số liệu so sánh (tính riêng từng phần) thấp hơn về chi phí và cao hơn về thu nhập là phương án tốt hơn cho việc ra quyết định ngắn hạn

11 Quyết định nhằm khai thác năng lực sản xuất còn dôi dư là quyết định ngắn hạn

12 Khi xem xét phương án trong trường hợp bị chi phối bởi các yếu tố giới hạn, cần dựa trên

cơ sở khai thác tối đa các yếu tố sản xuất sẵn có và đảm bảo lợi nhuận doanh nghiệp là cao nhất

13 Nhà quản trị chỉ nên quyết định chấp nhận đơn đặt hàng đặc biệt nếu giá bán không thấp hơn giá thành toàn bộ

14 Các khoản thu chi không chênh lệch giữa các phương án là thông tin thích hợp để ra quyết định kinh doanh

15 Mục tiêu của việc lựa chọn và ra các quyết định ngắn hạn trong sản xuất kinh doanh là mang lại lợi ích kinh tế cao nhất

16 Để tối ưu hóa lợi nhuận chỉ có một cách duy nhất là cắt giảm chi phí

17 Khi lựa chọn quyết định ngắn hạn cần xem xét tiêu chuẩn về kinh tế và tiêu chuẩn về tính kịp thời

18 Nhà quản trị không cần xem xét các khoản chi phí chìm khi đánh giá các phương án khác nhau

19 Chi phí khấu hao tài sản cố định thường là chi phí thích hợp khi phân tích thông tin

20 Dự án có IRR nhỏ hơn tỉ lệ lãi giới hạn định mức đã quy định sẽ khả thi về tài chính

21 Trong trường hợp nhiều dự án loại bỏ nhau, dự án nào có IRR cao nhất sẽ được chọn vì

có khả năng sinh lời lớn hơn

22 Phương pháp kỳ hoàn vốn không tính đến giá trị thời gian của tiền

23 Phương pháp tỉ lệ sinh lời giản đơn không xem xét đến giá trị thời gian của tiền nhưng đã tính đến sự lưu chuyển thực sự của dòng tiền

24 Các quyết định dài hạn phải tính đến sự biến động của đồng tiền và các chính sách kinh

tế vĩ mô

25 Quyết định về việc đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh thường thuộc quyết định dài hạn

26 Chỉ tiêu NPV không tính đến sự biến động của tiền

27 Phương pháp kỳ hoàn vốn đòi hỏi xác định rõ ràng dòng thu và dòng chi của cả đời dự án

28 Phương pháp tỉ lệ sinh lời giản đơn nên được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp phải vay vốn hoặc có nhiều cơ hội đầu tư với mức lãi suất đã được xác định

29 Quyết định dài hạn thường có độ rủi ro và ảnh hưởng tới tương lai phát triển của doanh nghiệp thấp hơn so với quyết định ngắn hạn

30 Khi tính chỉ tiêu NPV, lợi ích của cả đời dự án và chi phí của cả đời dự án cần được chiết khấu về năm hiện tại theo tỉ lệ chiết khấu nhất định

Trang 3

31 Phương pháp kỳ hoàn vốn nên được sử dụng trong trường hợp nhà đầu tư chỉ quan tâm đến thời hạn thu hồi vốn đầu tư, không quan tâm nhiều đến tỉ lệ lãi

32 Thông thường, các quyết định dài hạn không làm thay đổi năng lực sản xuất của doanh nghiệp

33 Quyết định dài hạn không chịu chi phối bởi chính sách thuế của nhà nước

34 Những yếu tố dùng để đo lường giá trị thời gian của tiền gồm có: giá trị hiện tại của tiền, giá trị tương lai của tiền, lãi suất và kỳ hạn tính lãi

35 Trong các phương pháp đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư dài hạn, phương pháp IRR là phương pháp tối ưu nhất

36 Kế toán quản trị chủ yếu đáp ứng nhu cầu thông tin cho việc ra quyết định dài hạn

37 Một dự án thu hồi vốn nhanh thì lãi suất luôn luôn cao

38 Quyết định dài hạn chỉ hướng tới mục tiêu lợi nhuận

39 Lập dự toán theo trình tự kết hợp có nhược điểm là mang tính áp đặt, khó thực hiện

40 Khi lập dự toán cần căn cứ vào những điều kiện thực tế của doanh nghiệp và các điều kiện dự kiến trong tương lai

41 Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cần căn cứ vào dự toán sản lượng sản xuất và định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

42 Dự toán sản lượng sản xuất là việc dự kiến số sản phẩm cần phải dự trữ cuối kỳ để đáp ứng yêu cầu tiêu thụ kỳ sau

43 Dự toán nguồn tài chính hoạt động hàng năm liên quan đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là dự toán dài hạn

44 Dự toán phải cụ thể hóa hoạt động của doanh nghiệp thành hệ thống chỉ tiêu dưới dạng số lượng và giá trị

45 Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cần xây dựng riêng theo từng danh điểm nguyên vật liệu

46 Định mức chi phí chỉ tính cho đơn vị sản phẩm còn dự toán chi phí chỉ tính cho tổng sản phẩm

47 Dự toán sản xuất kinh doanh là sự ước tính nên không nhất thiết phải gắn với điều kiện

về thời gian cụ thể trong tương lai

48 Dự toán sản xuất kinh doanh là vấn đề nội bộ của mỗi bộ phận, không có mối liên kết với các bộ phận khác trong doanh nghiệp

49 Số liệu dự toán là số liệu ước tính, còn số liệu định mức là số liệu thực tế

50 Dự toán sản lượng sản xuất không cần căn cứ vào dự toán về sản lượng tiêu thụ

51 Sau khi dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo danh điểm cần nhóm theo vật liệu chính, vật liệu phụ, rồi tổng hợp lại

52 Những nhân tố phát sinh bên trong doanh nghiệp ảnh hưởng đến công tác lập dự toán được gọi là nhân tố khách quan

53 Dự toán liên quan đến nguồn tài chính cho việc mua sắm TSCĐ, đất đai, nhà xưởng thuộc dự toán dài hạn

54 Khi lập dự toán cần căn cứ vào hệ thống định mức chi phí tiêu chuẩn

Trang 4

55 Định mức chi phí được xây dựng để làm mục tiêu phấn đấu tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, tăng lợi nhuận

56 Khi lập dự toán cần căn cứ vào kết quả hoạt động của kỳ trước

57 Những nhân tố phát sinh bên ngoài doanh nghiệp ảnh hưởng đến công tác lập dự toán được gọi là nhân tố chủ quan

58 Khi lập dự toán cần căn cứ vào trình độ chuyên môn của các chuyên gia xây dựng dự toán

59 So với các kế hoạch thông thường, dự toán sản xuất kinh doanh phải chỉ rõ những công việc cần thực hiện, có tính đến sự tác động của các nhân tố chủ quan và khách quan

60 Xây dựng định mức lượng thời gian lao động không cần tính đến thời gian nghỉ ngơi hợp

lý của người lao động, thời gian máy nghỉ, lau chùi máy,

61 Dự toán sản xuất kinh doanh được lập trong khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh

62 Dự toán lập cho một mức độ hoạt động cụ thể được gọi là dự toán động

63 Hệ thống dự toán của doanh nghiệp thương mại không bao gồm dự toán sản xuất sản phẩm

64 Dự toán chi phí sản xuất là cơ sở để xây dựng định mức chi phí sản xuất

II BÀI TẬP

Bài 1: Công ty TNHH Hồng Hà sản xuất 5.000 chi tiết M dùng vào việc sản xuất 5.000 sản

phẩm H một năm Chi phí sản xuất cho loại chi tiết này như sau: ( ĐVT: đồng)

-Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 6.000/ chi tiết

-Chi phí nhân công trực tiếp: 10.000/ chi tiết

-Biến phí sản xuất chung: 8.000/ chi tiết

- Lương nhân viên phân xưởng: 80.000.000/ năm

-Chi phí khấu hao máy móc tại phân xưởng: 25.000.000/năm (máy móc đã hỏng, nhưng vẫn còn giá trị trên sổ sách kế toán) Để tiếp tục tiến hành sản xuất, DN dự tính phải đầu tư máy móc mới để thay thế máy cũ với nguyên giá 300.000.000 ( khấu hao đều trong 15 năm)

- Định phí quản lý chung phân bổ cho phân xưởng: 100.000.000/năm

Một nhà cung cấp chuyên nghiệp đặt vấn đề cung cấp cho công ty hàng năm 5.000 chi tiết M với giá 45.000/ chi tiết Công ty có nên chấp nhận lời đề nghị này không Biết chất lượng và mẫu

mã chi tiết như hiện nay công ty đang sản xuất

Bài 2: Công ty HN sản xuất một loại sản phẩm duy nhất với mức sản lượng 8.000 sản phẩm/

năm Chi phí cho 1 đơn vị sản phẩm như sau: ( ĐVT: 1.000đ)

Giá bán bình quân 22.000/sp Năng lực sản xuất tối đa của công ty là 10.000 sản phẩm/năm Công ty nhận được 1 đơn đặt hàng 2.000 sản phẩm/năm với giá 18.000/sp Đơn hàng này không

Trang 5

làm ảnh hưởng đến doanh thu thông thường của công ty Công ty có nên nhận đơn đặt hàng này không?

Bài 3: Một công ty sản xuất hàng dệt may đang cân nhắc giữa hai phương án:

- Nếu bán vải: số lượng vải là 3.000m, giá vốn là 160.000đ/m, giá bán là 420.000đ/m

- Nếu tiếp tục chế biến số vải trên đây thành áo rồi mới bán: số lượng áo là 1.800 chiếc, chi phí chế biến thêm là 270.000đ/chiếc, giá bán tăng thêm là 300.000đ/chiếc

Trong vai trò của kế toán quản trị, bạn hãy tính toán và tư vấn cho nhà quản trị công ty nên lựa chọn phương án nào trong hai phương án nêu trên?

Bài 4: Công ty H đang cân nhắc lựa chọn một dự án đầu tư, có các thông tin sau: Tổng thời

gian thực hiện dự án là 4 năm; vốn đầu tư ban đầu cho dự án là 7 tỷ đồng, cuối năm thứ 1 phải bổ sung vốn là 0,8 tỷ đồng (số vốn đầu tư bổ sung này sẽ được thu hồi ở năm cuối cùng của dự án); trong 2 năm đầu dự án tạo ra dòng tiền là 2 tỷ đồng; 2 năm cuối dự án tạo ra dòng tiền là 2,3 tỷ đồng, tỷ lệ chiết khấu là 10%

1.Tính NPV của dự án, qua đó cho biết công ty H có nên thực hiện dự án này không?

2 Tính IRR và đưa ra quyết định giúp nhà quản trị?

Bài 5: Doanh nghiệp X dự kiến xây dựng định mức chi phí sản xuất cho sản phẩm A, có các

thông tin sau:

-Thông tin về lượng NVL trực tiếp để sản xuất 1 đơn vị sản phẩm A như sau:

1 Lượng NVL trực tiếp cơ bản để SX 1 SP 40 kg

2 Tỷ lệ NVL trực tiếp hao hụt trong SX cho phép 3%

3 Tỷ lệ NVL trực tiếp dành cho SP hỏng cho phép 2%

-Thông tin về giá của 1 kg NVL trực tiếp để sản xuất sản phẩm A của DN X như sau:

3 Hao hụt cho phép trong quá trình mua 800đ

4 Chi phí lưu kho trong quá trình nhập hàng 550đ

- Thông tin về thời gian lao động trực tiếp như sau:

3 Thời gian nghỉ ngơi cần thiết của công nhân 0,15 giờ

4 Tỷ lệ sản phẩm hỏng cho phép (tính theo thời gian cơ bản) 2,5%

- Thông tin về đơn giá thời gian lao động trực tiếp như sau:

- Bên cạnh sản phẩm A, DN X trên đây còn sản xuất sản phẩm B, có tài liệu liên quan đến 2

loại sản phẩm này như sau:

1 Tổng chi phí SXC kỳ thực hiện là 6.382.500.000đ Trong đó: biến phí 3.885.000.000 đ, định phí 2.497.500.000 đ

2 Sản lượng sản xuất kỳ thực hiện: sản phẩm A: 100.000sp, sản phẩm B: 150.000sp

Trang 6

Dự kiến năm N sản lượng sản xuất mỗi loại đều tăng 50% (cùng tốc độ tăng của biến phí) Biết rằng năng lực sản xuất hiện tại có khả năng đáp ứng yêu cầu này

3 Tiêu chuẩn phân bổ chi phí SXC là số giờ công định mức (biết giờ công định mức sản phẩm A là 4,5 giờ, sản phẩm B là 2 giờ)

Yêu cầu:

1 Xây dựng định mức chi phí NVL trực tiếp cho sản phẩm A

2 Xây dựng định mức chi phí NCTT cho sản phẩm A

3 Xây dựng định mức chi phí SXC cho sản phẩm A

Bài 6: Công ty K tiến hành lập kế hoạch sản xuất cho năm 200N Cơ sở để lập dự toán căn cứ

vào số liệu sau:

1 Dự tính số lượng sản phẩm tiêu thụ cho cả năm là 150.000 sản phẩm Trong đó:

Quý I: 15.000 sản phẩm, Quý II: 45.000 sản phẩm, Quý III: 60.000 sản phẩm, Quý IV: 30.000 sản phẩm

2 Bảng tổng hợp định mức tiêu chuẩn như sau:

3.Giá bán 1 sản phẩm dự tính: 50.000 đ/sp

Yêu cầu:

1 Lập dự toán về doanh thu tiêu thụ sản phẩm và dự kiến số tiền thu được Biết rằng 60% doanh thu bán hàng được thu ngay trong quý, còn 40% thu ở quý sau Số tiền phải thu quý IV năm trước chuyển sang là 200.000.000 (đã bao gồm thuế GTGT 10%)

2 Lập dự toán sản xuất Biết rằng số thành phẩm cần dự trữ cuối kỳ bằng 20% số thành phẩm cần bán trong kỳ kế tiếp Số thành phẩm tồn kho cuối quý IV hàng năm dự tính là 3.000 sản phẩm

3 Lập dự toán chi phí NVLTT

4 Lập dự toán lượng NVL cần mua Biết rằng số nhu cầu NVL cần dự trữ cuối kỳ bằng 5% số nhu cầu dùng để sản xuất cho quý sau, số NVL tồn kho cuối quý 4 dự tính là 3.000 kg

5 Lập dự toán chi phí nhân công trực tiếp

6 Lập dự toán chi phí sản xuất chung Biết rằng định phí sản xuất chung được phân bổ đều ở các quý

7 Lập dự toán CPBH, CP QLDN Biết rằng biến phí bán hàng và QLDN dự tính cho 1 sản phẩm là 2.000đ, định phí bán hàng và quản lý là 300.000.000đ/ năm Định phí BH, QLDN được phân đều cho các quý

Ngày đăng: 19/05/2024, 08:26

w