1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hiệp định thương mại vkfta akfta tác động của việc gia nhập vkfta đối với việc xuất khẩu hàng dệt may của việt nam

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Đà Nẵng, tháng 09 năm 2023 HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VKFTA – AKFTA TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIA NHẬP VKFTA ĐỐI VỚI VIỆC XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM • T

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

Đà Nẵng, tháng 09 năm 2023

HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VKFTA – AKFTA TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIA NHẬP VKFTA ĐỐI VỚI VIỆC XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM

• Trần Võ Quỳnh Như • Hồ Nữ Hằng Phi • Nguyễn Thị Trâm

Trang 2

Mục lục

I Tổng quan về VKFTA và AKFTA 2

I.1 Khái quát 2

I.2 Điểm giống nhau 2

I.2.1 Mục đích: 2

I.2.2 Thuế quan: 2

I.2.3 Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ: 2

I.2.4 Quy định về dịch vụ và đầu tư: 2

I.2.5 Quy định về chuẩn mực kỹ thuật và pháp lý: 2

I.3 Điểm khác nhau 2

I.3.1 Cam kết về thuế quan 2

I.3.2 Cam kết về quy tắc xuất xứ 2

I.3.3 Cam kết về thương mại dịch vụ 4

I.3.4 Cam kết đầu tư 4

II Giới thiệu về sản phẩm hàng dệt may( tình trạng sản xuất, thị trường, phân phối, xuất khẩu, ) 4

II.1 Giới thiệu về sản phẩm hàng dệt may 4

II.1.1 Tình trạng sản xuất 5

II.1.2 Thị trường 5

II.1.3 Phân phối 6

II.1.4 Xuất khẩu 6

III Các quy định xuất khẩu hàng dệt may từ VN sang HQ trong VKFTA 7

III.1 Cam kết trong VKFTA và cơ chế tác động của nó đối với hàng dệt may của Việt Nam sang Hàn Quốc 7

III.1.1 Cam kết thuế quan 7

III.1.2 Quy tắc xuất xứ 7

Trang 3

V.1 Chính sách đối với Doanh nghiệp 10 V.2 Chính sách đối với Nhà nước 10TÀI LIỆU THAM KHẢO 11

Trang 4

Danh mục bảng biểu

Bảng I-1 Cam kết thuế quan trong VKFTA và AKFTA 2 Bảng I-2 Những điểm khác biệt về Quy tắc xuất xứ trong AKFTA và VKFTA 3

Trang 5

I Tổng quan về VKFTA và AKFTA I.1 Khái quát

❖ VKFTA là viết tắt của "Việt Nam - Korea Free Trade Agreement" (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc) Đây là hiệp định thương mại tự do khu vực được ký kết giữa Việt Nam và Hàn Quốc vào ngày 5 tháng 8 năm 2014 và đã có hiệu lực từ ngày 20 tháng 12 năm 2015

❖ AKFTA là viết tắt của "ASEAN - Korea Free Trade Agreement" (Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc) Đây là hiệp định thương mại tự do khu vực được ký kết giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Hàn Quốc vào ngày 1 tháng 6 năm 2006 và đã có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2010

I.2 Điểm giống nhau I.2.1 Mục đích:

Cả VKFTA và AKFTA tạo ra một khu vực thương mại tự do hóa giữa các quốc gia thành viên, nhằm tăng cường quan hệ trao đổi thương mại và đầu tư, từ đó tạo điều kiện thuận lợi để cùng nhau phát triển kinh tế

I.2.2 Thuế quan:

Cả hai hiệp định đều cam kết loại bỏ hoặc giảm mức thuế quan trên nhiều hàng hóa và dịch vụ được giao dịch giữa các quốc gia thành viên Điều này giúp xóa bỏ nhiều rào cản thương mại, tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu giữa các bên

I.2.3 Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ:

Đều có các quy định liên quan đến bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm quyền tác giả, nhãn hiệu và bằng sáng chế nhằm đảm bảo tính công bằng và sự cạnh tranh lành mạnh giữa các quốc gia thành viên

I.2.4 Quy định về dịch vụ và đầu tư:

Có những quy định về dịch vụ và đầu tư, nhằm tạo cơ chế thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc mở rộng hoạt động kinh doanh và đầu tư vào các quốc gia thành viên

I.2.5 Quy định về chuẩn mực kỹ thuật và pháp lý:

Có quy định về chuẩn mực kỹ thuật và pháp lý, nhằm đảm bảo sự tương đồng và tuân thủ các quy định chung về tiêu chuẩn và quy phạm kỹ thuật giữa các bên

I.3 Điểm khác nhau

I.3.1 Cam kết về thuế quan

Trong AKFTA, có một danh sách hàng hóa được miễn thuế hoặc cắt giảm thuế xuống 0% trong một số giai đoạn Các mặt hàng này bao gồm nông sản, thực phẩm chế biến,

Trang 6

2 công nghiệp chế biến, máy móc, thiết bị điện tử, ô tô, hóa chất, và một số ngành công nghệ cao khác

Trong VKFTA, danh mục mặt hàng được cắt giảm thuế quan theo VKFTA rộng hơn so với AKFTA Ngoài những mặt hàng tương tự trong AKFTA, VKFTA còn bao gồm các lĩnh vực như dược phẩm, y tế, ngành công nghiệp vận tải, xử lý nước thải, và các mặt hàng khác

Cam kết thuế quan trong VKFTA được đàm phán trên cơ sở cam kết thuế quan trong FTA ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA), với mức độ tự do hóa cao hơn VKFTA sẽ cắt giảm thêm một số dòng thuế chưa được cắt giảm trong AKFTA, cụ thể như sau:

• Hàn Quốc sẽ tiếp tục xóa bỏ 506 dòng thuế cho Việt Nam • Việt Nam sẽ tiếp tục xóa bỏ 265 dòng thuế cho Hàn Quốc Tổng hợp các cam kết trong VKFTA và AKFTA:

• Hàn Quốc sẽ xóa bỏ 11.679 dòng thuế cho Việt Nam • Việt Nam sẽ xóa bỏ cho Hàn Quốc 8.521 dòng thuế

Bảng I-1 Cam kết thuế quan trong VKFTA và AKFTA

I.3.2 Cam kết về quy tắc xuất xứ

❖ Tiêu chí xuất xứ: Quy tắc xuất xứ trong VKFTA chặt chẽ hơn so với AKFTA

nhưng vẫn tương đối đơn giản Để được hưởng ưu đãi thuế quan theo VKFTA, hàng hóa cần đáp ứng một trong các tiêu chí sau:

Trang 7

3 • Tỷ lệ hàm lượng giá khu vực (RVC) được quy định (thường trên 40%);

• Đáp ứng yêu cầu thay đổi mã số thuế 2 chữ số, 4 chữ số hoặc 6 chữ số); hoặc đã qua sản xuất, gia công (đối với sản phẩm dệt may)

Bảng I-2 Những điểm khác biệt về Quy tắc xuất xứ trong AKFTA và VKFTA

❖ Cộng gộp xuất xứ: Giống như nhiều FTA khác, VKFTA cho phép cộng gộp

xuất xứ, nghĩa là nguyên liệu dù được sản xuất từ Việt Nam hay Hàn Quốc đều được coi là có xuất xứ trong quá trình tính toán Hàm lượng khu vực (RVC) để được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định

Trang 8

4 Chú ý: Doanh nghiệp khi xuất khẩu cần cân nhắc nên sử dụng VKFTA hay AKFTA có lợi hơn Bởi vì:

• Đa số các dòng thuế cam kết trong VKFTA thấp hơn so với AKFTA, tức là áp dụng mức thuế ưu đãi theo VKFTA sẽ có lợi hơn AKFTA

• Nhưng quy tắc xuất xứ trong VKFTA thường khó đáp ứng hơn trong AKFTA, một phần bởi vì VKFTA chỉ cho phép cộng gộp nguyên liệu có xuất xứ từ Việt

Nam và Hàn Quốc, trong khi AKFTA cho phép cộng gộp nguyên liệu có xuất xứ từ cả 10 nước ASEAN và Hàn Quốc

I.3.3 Cam kết về thương mại dịch vụ

So với các cam kết mở cửa thị trường dịch vụ của Việt Nam và Hàn Quốc trong WTO và AKFTA thì trong VKFTA, hai Bên cam kết rộng hơn, sâu hơn:

❖ Việt Nam mở cửa hơn cho Hàn Quốc trong 02 phân ngành: - Dịch vụ quy hoạch đô thị và kiến trúc cảnh quan đô thị;

- Dịch vụ cho thuê máy móc và thiết bị khác không kèm người điều khiển ❖ Hàn Quốc mở cửa hơn cho Việt Nam trong 05 phân ngành:

- Dịch vụ pháp lý; - Dịch vụ chuyển phát;

- Dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa đường sắt; - Dịch vụ hỗ trợ dịch vụ vận tải đường sắt;

- Dịch vụ nghiên cứu và phát triển khoa học tự nhiên

I.3.4 Cam kết đầu tư

Trong AKFTA, Việt Nam dường như không có cam kết cụ thể đối với dịch vụ và đầu tư cao hơn so với các cam kết của Việt Nam tại WTO thì trong VKFTA, Việt Nam có nhiều cam kết mở hơn đối với những nhà cung cấp dịch vụ và đầu tư tại Hàn Quốc, mặt khác cũng cam kết cao hơn đối với hệ thống xử lý tranh chấp Nhà nước - nhà đầu tư nước ngoài Điều này sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh đối với những nhà cung cấp dịch vụ và đầu tư trong nước vốn dĩ có khả năng cạnh tranh còn hạn chế Mặt khác, việc gia tăng những dự án đầu tư tại Hàn Quốc sẽ gây ra áp lực đối với những cán bộ quản lý của nhà nước đối với việc quản lý đầu tư cũng hạn chế những thiệt hại nếu xảy ra những tranh chấp liên quan đầu tư

II Giới thiệu về sản phẩm hàng dệt may( tình trạng sản xuất, thị trường, phân phối, xuất khẩu, )

II.1 Giới thiệu về sản phẩm hàng dệt may

Theo định nghĩa từ Bộ Công thương, sản phẩm dệt may là “sản phẩm có nguồn gốc từ vật liệu dệt đã qua các công đoạn gia công (sợi, vải dệt thoi, vải dệt kim, vải không dệt,

Trang 9

5 vải tráng phủ, vải giả da tổng hợp, các sản phẩm sản xuất từ sản phẩm nêu trên tùy thuộc vào mục đích sử dụng) hoặc là sản phẩm dệt may có cùng nguyên liệu, kiểu dệt, quy trình xử lý hoàn tất và được sản xuất tại cùng một cơ sở[1]”

Hiện nay, theo “Danh mục sản phẩm dệt may chịu sự điều chỉnh của quy chuẩn” ban hành kèm theo Thông tư của Bộ Công thương, có 92 loại mặt hàng dệt may phân theo mã hàng được chứng nhận hợp quy theo QCVN 01:2017/BCT Tại đây ta sẽ giới thiệu về loại sản phẩm dệt may có mã hàng 55122900, thuộc về mã sản phẩm 5512

II.1.1 Tình trạng sản xuất

Sản phẩm dệt may mã 5512 là nguyên liệt dệt và sản phẩm dệt từ sợi xơ, sợi staple nhân tạo, có tỷ trọng loại xơ này từ 85% trở lên Trong đó, bao gồm 6 mã hàng sản phẩm nhỏ hơn là 5512100 (Có tỷ trọng xơ staple polyeste từ 85% trở lên: Chưa hoặc đã tẩy trắng), 5512900 (Loại khác), 55122100 (Có tỷ trọng xơ staple bằng acrylic hoặc modacrylic từ 85% trở lên: Chưa hoặc đã tẩy trắng), 55122900 (Loại khác), 55129100 (Loại khác: Chưa hoặc đã tẩy trắng), 55129900 (Loại khác) Mỗi mã hàng sản phẩm bao gồm nhiều loại vải khác nhau

Mã hàng 55122900 là loại sản phẩm có tỷ trọng xơ staple bằng acrylic hoặc modacrylic từ 85% trở lên, bao gồm: Vải màn cửa Outdoors UV Pear 051; Vải màn cửa Fresh UV Aluminium 079; Vải màn cửa Abyssal UV Marzipan 015; Chỉ poly các loại (40S/2 5000M/cuộn) ; Vải lót khổ 60" #P5065C Black (100% Polyester), 10110 YRD; Vải dệt thoi: Vải >85% poly và các thành phần khác ; Vải quấn quanh trục bàn chải lăn trong máy in (tỷ trọng acrylic từ 85% trở lên); VẢI 100% POLYESTER (KHO 44" 2, 169 YDS) ; Vải lót đã qua xử lý thành phần 100% Polyester, khổ 57", 1080 YRD; Vải thun 60"; Vải 100% cotton ; Vải dệt thoi: Vải >85% poly và các thành phần khác; Vải thành phẩm dệt thoi từ xơ staple bằng Acrylic, 100% Acryl Serge khổ 59"; Dây trang trí các loại; Vải Nylon 54%, 46% Poly 55/57"- vải dệt thoi; Vải 68% Rayon 27%Nylon 5%Spandex 58/60"- vải dệt thoi; Vải chính 100% poly

Sản xuất hàng dệt may hiện nay tại Việt Nam được đánh giá đã có những bước tiến tích cực cả về sản xuất và xuất khẩu Trong đó, tốc độ tăng trưởng trong sản xuất của ngành bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 7,9%/năm, riêng năm 2018 tăng trên 33% Trong đó, sản xuất hàng dệt và sợi xơ, sợi staple nhân tạo là một trong những sản phẩm lớn của ngành dệt sợi nhân tạo, giúp tiết kiệm chi phí và thích hợp cho nhiều tầng lớp, đặc biệt là bình dân tại Việt Nam

II.1.2 Thị trường

Ngành Dệt may tại Việt Nam phát triển khá mạnh mẽ, Việt Nam là một trong 10 nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới Thị trường tiêu thụ hàng dệt nội địa của Việt Nam rộng khắp cả nước Tính riêng tại TP.HCM với gần 9 triệu dân sinh sống, thị trường tiêu thụ hàng dệt may vẫn luôn rất lớn Không chỉ vậy, Việt Nam cũng phát triển mạnh mẽ

Trang 10

6 ngành Dệt may với thị trương xuất khẩu tiêu thụ trên xx quốc gia trên thế giới, bao gồm nhiều quốc gia phát triển như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, hay thị trường EU

Đối với sản phẩm dệt sợi nhân tạo nói chung, bao gồm mã hàng 551222900, từ năm 2012 đến năm 2015, tốc độ tăng trưởng sản xuất luôn lớn hơn tốc độ tăng xuất khẩu, tăng trưởng sản lượng lĩnh vực này gần như luôn ở mức 2 chữ số từ năm 2011 đến nay, so với mức tăng dưới 5% từ năm 2010 trở về trước

Đối với Việt Nam, thị trường tiêu thụ hàng dệt không chỉ lớn mạnh trong nội địa mà còn lớn mạnh trên mặt xuất khẩu Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, nên chỉ số sản xuất công nghiệp ngành Dệt giảm 0,5%, làm đứt gãy nguồn cung nguyên liệu, thu hẹp thị trường tiêu thụ các sản phẩm may mặc, nhu cầu sản phẩm dệt may giảm sút mạnh Dù vậy, các doanh nghiệp và Nhà nước vẫn đang cố gắng dần phục hồi lại ngành phát triển như trước đại dịch

II.1.3 Phân phối

Nhìn chung, kênh phân phối bán hàng dệt may tại Việt Nam đang trong quá trình thay đổi cơ cấu do thay đổi thói quen mua hàng của người tiêu dùng Trong vòng vài năm gần đây, số lượng và loại cửa hàng không chuyên về mặt hàng dệt may tăng lên đáng kể Siêu thị (cửa hàng bách hóa tổng hợp) là kênh phân phối bán lẻ lớn thứ hai của mặt hàng dệt may Hệ thống phân phối này đang có xu hướng tăng do người tiêu dùng không có nhiều thời gian để mua sắm và họ muốn sự tiện lợi nhanh chóng Hình thức bán hàng trực tuyến dệt may hiện cũng thu hút một lượng lớn đối tượng khách hàng là những người trẻ

Như vậy, kênh phân phối có sức hút lớn nhất với người tiêu dùng dệt may hiện nay là các cửa hàng chuyên về sản phẩm dệt may, thứ hai là kênh bán hàng qua siêu thị Nhưng đây cũng là điểm yếu của ngành thời trang Việt Nam do mạng lưới bán hàng thiếu chuyên nghiệp, hoạt động tiếp thị quảng bá yếu, thiết kế lạc hậu

Trước bối cảnh xuất khẩu gặp khó, việc khai thác thị trường nội địa với sức mua 100 triệu dân chính là bệ đỡ giúp doanh nghiệp dệt may duy trì sản xuất, kinh doanh Để tránh phụ thuộc vào đơn hàng xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp dệt may đã chú trọng hơn đến việc chiếm thị phần trong nước

II.1.4 Xuất khẩu

Thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam bao gồm Mỹ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc (chiếm đến 85% tổng kim ngạch xuất khẩu) với sản phẩm chủ yếu quần áo cho phân cấp thấp và trung bình Các doanh nghiệp FDI tuy chỉ chiếm 25% về số lượng nhưng đóng góp đến hơn 65% vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam

Căn cứ pháp lý số 57/2020/NĐ-CP, số 45/2017/QĐ-TTg và số 83/2014/TT-BTC, thuế nhập khẩu thông thường của sản phẩm 55122900 là 18%, thuế giá trị gia tăng là 10%

Trang 11

7 Nhìn chung, doanh thu ngành dệt may tại các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam đều suy giảm trong năm 2022, trong đó giảm mạnh nhất là khối EU (-8,6% svck) và Trung Quốc (-5,5% svck) Về loại mặt hàng, trị giá xơ, sợi dệt liên tục giảm sâu trong hai quý gần đây, do sản lượng USD xơ, sợi xuất khẩu sang Trung Quốc bị giảm mạnh từ chính sách đóng cửa Zero Covid Lũy kế +8% 2022, trị giá xuất khẩu hàng xơ, sợi, dệt giảm 16% svck, đạt 4,7 tỷ USD, và tỷ trọng của Trung Quốc sụt mạnh từ 56% xuống còn 49% trong tổng trị giá xơ, sợi, dệt xuất khẩu tính theo quốc gia

Để giải quyết vấn đề này, năm 2022, Việt Nam đã đẩy mạnh xuất khẩu xơ, sợi sang các quốc gia khác ngoài Trung Quốc để đáp ứng vấn đề thiếu nguyên vật liệu khi Trung Quốc giảm xuất khẩu

III Các quy định xuất khẩu hàng dệt may từ VN sang HQ trong VKFTA III.1 Cam kết trong VKFTA và cơ chế tác động của nó đối với hàng dệt

may của Việt Nam sang Hàn Quốc III.1.1 Cam kết thuế quan

❖ Về phía Việt Nam: Ngay khi VKFTA đi vào thực thi, Việt Nam cam kết xoá bỏ

toàn bộ thuế quan đối với các sản phẩm dệt may Việt Nam cũng cam kết cắt giảm toàn bộ 31 dòng thuế còn lại theo lộ trình ba năm Tóm lại, tất cả sản phẩm dệt may Hàn Quốc vào Việt Nam sẽ hưởng mức thuế quan 0% từ năm 2018

❖ Về phía Hàn Quốc: Hàn Quốc đảm bảo xóa bỏ 100% số dòng thuế với các mặt

hàng dệt may của nước ta ngay khi Hiệp định có hiệu lực ngày 20/12/2015

III.1.2 Quy tắc xuất xứ

Theo quy định tại VKFTA, xuất xứ của hàng hoá được coi là xuất xứ từ một Bên (Việt Nam hoặc Hàn Quốc) nếu hàng hoá đó có nguồn gốc xuất xứ thuần túy hoặc được gia công sản xuất trong phạm vi lãnh thổ của Bên xuất khẩu hoặc đáp ứng được những tiêu chuẩn về đạt tỷ lệ RVC – tỷ lệ Hàm lượng giá trị khu vực (thông thường khoảng 40%), chuyển đổi mã HS (2, 4 hoặc 6 số) hoặc được sản xuất, chế biến thông qua một công đoạn nhất định (đối với các sản phẩm may mặc)

Hiệp định VKFTA thống nhất quy tắc trên tại một Danh mục theo biểu thuế ở cấp độ HS 6 số, gồm tất cả các quy tắc về hàng dệt may

❖ Quy tắc chủ đạo: Các mặt hàng dệt may trong Hiệp định này phải theo quy tắc

“Cắt, May và Hoàn thiện sản phẩm” hay còn gọi là “Từ cắt may trở đi” Hàng hóa chỉ cần được thực hiện đủ hoạt động Cắt, May và Hoàn thiện sản phẩm trong

Ngày đăng: 18/05/2024, 15:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w