1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ CÔNG DỤNG CỦA MỘT SỐ LOÀI NẤM DƯỢC LIỆU TẠI VÙNG NÚI TIÊN LÃNH, HUYỆN TIÊN PHƯỚC, TỈNH QUẢNG NAM

63 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Thành Phần Loài Và Công Dụng Của Một Số Loài Nấm Dược Liệu Tại Vùng Núi Tiên Lãnh, Huyện Tiên Phước, Tỉnh Quảng Nam
Tác giả Huỳnh Thị Kim Thùy
Người hướng dẫn Th.S Trần Thị Phú
Trường học Trường Đại Học Quảng Nam
Thể loại khóa luận tốt nghiệp đại học
Năm xuất bản 2015
Thành phố Quảng Nam
Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 1,79 MB

Cấu trúc

  • I. MỞ ĐẦU (9)
    • 1.1 Lý do chọn đề tài (9)
    • 1.2 Mục tiêu của đề tài (9)
    • 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (10)
      • 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu (10)
      • 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu (10)
    • 1.4 Phương pháp nghiên cứu (0)
      • 1.4.1 Phương pháp khảo sát (0)
      • 1.4.2 Phương pháp thu thập nấm (0)
      • 1.4.3 Phương pháp bảo quản mẫu từ địa điểm thu thập về phòng thí nghiệm (0)
      • 1.4.4 Phương pháp phân tích mẫu (0)
      • 1.4.5 Phương pháp xử lí mẫu vật (0)
      • 1.4.6 Định loại tên khoa học của các loài nấm tìm được tại vùng núi Tiên Lãnh . 5 (0)
      • 1.4.7 Định tính các dược chất trong nấm tìm được tại vùng núi Tiên Lãnh (0)
  • II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU (0)
  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU (14)
    • 1.1 Lịch sử nghiên cứu (14)
      • 1.1.1 Sơ lược về lịch sử nghiên cứu nấm dược liệu trên thế giới (14)
      • 1.1.2 Những kết quả nghiên cứu nấm dược liệu ở Việt Nam (15)
    • 1.2 Thành phần hóa học chủ yếu có trong các loại nấm dược liệu (17)
    • 1.3 Khả năng chữa bệnh của nấm dược liệu (20)
      • 1.3.1 Đối với các bệnh tim mạch (20)
      • 1.3.2 Hiệu quả chống ung thư (21)
      • 1.3.3 Đối với các bệnh về hô hấp (21)
      • 1.3.4 Khả năng kháng HIV (21)
      • 1.3.5 Khả năng antioxydant (22)
    • 1.4 Giới thiệu sơ lược hoạt chất sinh học có trong nấm dược liệu (23)
      • 1.4.1 Ganoderma polysaccharide (GLPs) [16, 17] (23)
      • 1.4.2 Ganoderic acid (23)
      • 1.4.3. Ganoderma Adenosine [21, 22] (24)
      • 1.4.4 Alcaloid [5, 9] (25)
      • 1.4.5 Hợp chất sapoin [28, 29] (25)
      • 1.4.6 Germanium hữu cơ [21, 22] (26)
    • 1.5 Đặc điểm, điều kiện tự nhiên xã tiên lãnh [24] (0)
      • 1.5.1 Vị trí địa lý, diện tích (0)
      • 1.5.2 Khí hậu (0)
      • 1.5.3 Địa hình (0)
      • 1.5.4 Đất đai (0)
      • 1.5.5 Thảm thực vật (0)
  • CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (30)
    • 2.1 Đặc điểm thành phần loài của nấm ở xã Tiên Lãnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam (30)
      • 2.1.1 Danh lục thành phần loài nấm dược liệu đã được tìm thấy tại xã Tiên Lãnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam (30)
      • 2.1.2 Cấu trúc thành phần loài (33)
      • 2.1.2 Hình thái một số loài nấm đại diện trong các bộ đã được tìm thấy tại xã Tiên Lãnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam (37)
    • 2.2 Xác định dược chất có trong hệ sợi nấm và quả thể nấm dược liệu (39)
      • 2.2.1 Định tính alcaloid (40)
      • 2.2.2 Định tính hợp chất saponin (44)
      • 2.2.3 Định tính axit hữu cơ [2] (48)
    • 2.3 Danh mục các loại nấm chứa các loại hoạt chất vừa thử nghiệm (50)
    • III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (0)
      • 3.1 Kết luận (54)
      • 3.2 Kiến nghị (54)
    • VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO (0)
    • V. PHỤ LỤC 1 (0)
    • VII. NHẬN XÉT CỦA CBHD (59)

Nội dung

Y Tế - Sức Khỏe - Công Nghệ Thông Tin, it, phầm mềm, website, web, mobile app, trí tuệ nhân tạo, blockchain, AI, machine learning - Y dược - Sinh học TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA: LÝ – HÓA - SINH ---------- HUỲNH THỊ KIM THÙY NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ CÔNG DỤNG CỦA MỘT SỐ LOÀI NẤM DƯỢC LIỆU TẠI VÙNG NÚI TIÊN LÃNH, HUYỆN TIÊN PHƯỚC, TỈNH QUẢNG NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Quảng Nam, tháng 4 năm 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là trung thực và chưa từng công bố trong bất kì công trình nào khác. Tác giả khóa luận Huỳnh Thị Kim Thùy LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin chân thành cảm ơ n: - Ban giám hiệu nhà trường Đại học Quả ng Nam. - Xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô giáo khoa Lý – Hóa – Sinh trường Đại học Quảng Nam đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện các kết quả nghiên cứ u này. - Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự hướng dẫn tận tình củ a cô hướng dẫn: Th.S Trần Thị Phú trong suốt thời gian nghiên cứ u và hoàn thành khóa luậ n này. - Xin gởi đến quý thầy cô trong hội đồng giám khảo lời biết ơn sâu sắ c nhấ t. - Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, người thân, bạn bè đ ã giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành khóa luận này. Tam Kỳ, tháng 4 năm 2015 Tác giả khóa luận Huỳnh Thị Kim Thùy DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên Trang 1.1 Địa điểm và vị trí thu mẫu 2 1.2 Các hoạt chất sinh học và dẫn xuất trong nấm Linh chi 10 1.3 Một số bài thuốc chữa bệnh của nấm Linh chi 14 1.4 Các hoạt chất triterpenoid có tác dụng chữa bệnh trong nấm Linh chi 16 2.1.a Danh lục thành phần loài nấm dược liệu tìm thấy ở xã Tiên Lãnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam 22 2.1.b Số lượng và tỉ lệ () các taxon trong 3 bộ 25 2.1.c Số lượng và tỉ lệ () các taxon trong 3 bộ ở Tiên Phước và Huế 26 2.2.a Kết quả phản ứng của các loại nấm đối với 2 loại thuốc thử 36 2.2.b Kết quả phản ứng của các loại nấm đối với thí nghiệm tạo bọt 40 2.2.c Kết quả phản ứng của các loại nấm đối với thí nghiệm định tính axit hữu cơ 42 2.3 Hoạt chất sinh học và công dụng có trong các loại nấm dược liệu 43 DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ Số hiệu Tên hình và biểu đồ Trang Hình 1.2 Vị trí địa lý xã Tiên Lãnh, huyện Tiên Phước 2 Hình 2.1.a: Ganoderma lucidum (nấm Linh chi) 29 Hình 2.1.b Ganoderma applanatum (Cổ Linh chi) 29 Hình 2.1.c Ganoderma fulvellum (Tử chi) 30 Hình 2.1.d Ganoderma philippii (Thanh chi) 30 Hình 2.1.e Ganoderma colossum (Hoàng chi) 31 Hình 2.1.f Ganoderma subresinosum (Hắc chi) 31 Hình 2.1.g Ganoderma ramosissimum (Xích chi) 31 Hình 2.2.a Định tính alcaloid với thuốc thử Mayer 35 Hình 2.2.b Định tính với thuốc thử Dragendorff 35 Hình 2.2.c Thử nghiệm tính tạo bọt 39 Hình 2.2.d Định tính axit hữu cơ 42 Biểu đồ 2.1.a Số lượng và tỉ lệ () các taxon trong 3 bộ 25 Biểu đồ 2.1.b So sánh số taxon bậc họ trong 3 bộ nấm giữa Tiên Phước và Huế 27 Biểu đồ 2.1.c So sánh số taxon bậc chi trong 3 bộ nấm giữa Tiên Phước và Huế 27 Biểu đồ 2.1.d So sánh số taxon bậc loài trong 3 bộ nấm giữa Tiên Phước và Huế 28 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT : Số thứ tự ACE : Angiotensine Conversino enzim GE : Germanium GLPs : Ganoderma polysaccharide UV : Tử ngoại IR : Hồng ngoại GC-MS : Phổ kế khối lượng- sắc kí khí HPLC : Phổ sắc kí lỏng cao áp ICP : Phổ kế plasma MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1.1 Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1 1.2 Mục tiêu của đề tài ........................................................................................... 1 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 2 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................... 2 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 2 1.4 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 3 1.4.1 Phương pháp khảo sát ................................................................................... 3 1.4.2 Phương pháp thu thập nấm............................................................................ 3 1.4.3 Phương pháp bảo quản mẫu từ địa điểm thu thập về phòng thí nghiệm....... 3 1.4.4 Phương pháp phân tích mẫu .......................................................................... 4 1.4.5 Phương pháp xử lí mẫu vật ........................................................................... 4 1.4.6 Định loại tên khoa học của các loài nấm tìm được tại vùng núi Tiên Lãnh . 5 1.4.7 Định tính các dược chất trong nấm tìm được tại vùng núi Tiên Lãnh .......... 5 II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................. 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 6 1.1 Lịch sử nghiên cứu ........................................................................................... 6 1.1.1 Sơ lược về lịch sử nghiên cứu nấm dược liệu trên thế giới. ......................... 6 1.1.2 Những kết quả nghiên cứu nấm dược liệu ở Việt Nam ................................ 7 1.2 Thành phần hóa học chủ yếu có trong các loại nấm dược liệu ........................ 9 1.3 Khả năng chữa bệnh của nấm dược liệu ........................................................ 12 1.3.1 Đối với các bệnh tim mạch: ........................................................................ 12 1.3.2 Hiệu quả chống ung thư: ............................................................................. 13 1.3.3 Đối với các bệnh về hô hấp: ........................................................................ 13 1.3.4 Khả năng kháng HIV: ................................................................................. 13 1.3.5 Khả năng antioxydant: ................................................................................ 14 1.4 Giới thiệu sơ lược hoạt chất sinh học có trong nấm dược liệu ...................... 15 1.4.1 Ganoderma polysaccharide (GLPs) 16, 17............................................... 15 1.4.2 Ganoderic acid ............................................................................................ 15 1.4.3.Ganoderma Adenosine 21, 22 .................................................................. 16 1.4.4 Alcaloid 5, 9 ............................................................................................. 17 1.4.5 Hợp chất sapoin 28, 29 ............................................................................. 17 1.4.6 Germanium hữu cơ 21, 22 ........................................................................ 18 1.5 Đặc điểm, điều kiện tự nhiên xã tiên lãnh 24 .............................................. 18 1.5.1 Vị trí địa lý, diện tích .................................................................................. 18 1.5.2 Khí hậu ........................................................................................................ 18 1.5.3 Địa hình ....................................................................................................... 19 1.5.4 Đất đai ......................................................................................................... 19 1.5.5 Thảm thực vật.............................................................................................. 20 CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 22 2.1 Đặc điểm thành phần loài của nấm ở xã Tiên Lãnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam .......................................................................................................... 22 2.1.1 Danh lục thành phần loài nấm dược liệu đã được tìm thấy tại xã Tiên Lãnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam:................................................................... 22 2.1.2 Cấu trúc thành phần loài ............................................................................. 25 2.1.2 Hình thái một số loài nấm đại diện trong các bộ đã được tìm thấy tại xã Tiên Lãnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam ................................................. 29 2.2 Xác định dược chất có trong hệ sợi nấm và quả thể nấm dược liệu: ............. 31 2.2.1 Định tính alcaloid : ...................................................................................... 32 2.2.2 Định tính hợp chất saponin ........................................................................ 36 2.2.3 Định tính axit hữu cơ 2 ............................................................................ 40 2.3 Danh mục các loại nấm chứa các loại hoạt chất vừa thử nghiệm .................. 42 III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 46 3.1 Kết luận .......................................................................................................... 46 3.2 Kiến nghị ........................................................................................................ 46 VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 47 V. PHỤ LỤC 1 ..................................................................................................... 50 VII. NHẬN XÉT CỦA CBHD ............................................................................ 51 1 I. MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài Nấm có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống của con người, chúng có vai trò thực tiễn trong nền kinh tế, khoa học và các chu trình vật chất, năng lượng trong thiên nhiên. Nhiều loài được dùng làm thực phẩm giàu chất dinh dưỡng chứa nhiều protein, axit amin, các chất khoáng và vitamin: A, B, C, D…Một số loài được ứng dụng trong công nghiệp dược phẩm, dùng để điều chế các hoạt chất điều trị bệnh. Các loại nấm đó được xếp vào loài nấm dược liệu. Các loài nấm dược liệu hiện nay rất phong phú về chủng loại và thành phần loài. Mỗi loài nấm khác nhau thường có những công dụng khác nhau. Nhưng hoạt chất chủ yếu thường được tìm thấy trong các loại nấm dược liệu là: methanol, hexane, ethyl acetate, adenosine,… Các hoạt chất này thường dùng trong việc hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh khác nhau, đặc biệt là các bệnh về ung thư, u nang, các bệnh về gan, tim mạch, dạ dày,… Ngoài ra, nhiều loài được dùng để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, giúp người bệnh mau chóng phục hồi. Hạn chế và loại trừ những tổn thương phóng xạ ở mô và tế bào, đào thải phóng xạ trong quá trình điều trị bệnh. Hiện nay, nấm dược liệu ở Quảng Nam nói chung và ở vùng núi xã Tiên Lãnh, huyện Tiên Phước nói riêng chưa được nhiều tác giả nghiên cứu. Vì vậy để nắm được thành phần loài cũng như công dụng của nấm dược liệu ở tỉnh Quảng Nam mà cụ thể là vùng núi xã Tiên Lãnh, huyện Tiên Phước. Đồng thời góp phần vào việc khai thác có hiệu quả các loài nấm dược liệu ở Quảng Nam. Chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Nghiên cứu thành phần loài và công dụng của mộ t số loài nấm dược liệu tại vùng núi Tiên Lãnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quả ng Nam”. 1.2 Mục tiêu của đề tài - Mô tả được đặc điểm thành phần loài của nấm dược liệu tại xã Tiên Lãnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. - Nghiên cứu thành phần các hợp chất hóa học có mặt trong nấm dược liệu. 2 - Tìm hiểu được công dụng trị liệu của các loài nấm dược liệu ở xã Tiên Lãnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Một số loài nấm dược liệu ở vùng núi xã Tiên Lãnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Nấm ở vùng núi xã Tiên Lãnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. Địa điểm thu mẫu và khảo sát: Chúng tôi tiến hành thu mẫu và khảo sát tại 4 điểm thuộc xã Tiên Lãnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. Các điểm thu mẫu được kí hiệu từ A1 – A 4 như trên bảng 1: Bảng 1.1: Địa điểm và vị trí thu mẫu STT Vị trí thu mẫu Kí hiệu 1 Thôn 11, Xã Tiên Lãnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam A 1 2 Thôn 12, Xã Tiên Lãnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam A 2 3 Thôn 9, Xã Tiên Lãnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam A 3 4 Thôn 6, Xã Tiên Lãnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam A 4 Hình 1.2: Vị trí địa lý xã Tiên Lãnh, huyện Tiên Phước AA3 3 A1 A4 A2 3 II VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp khảo sát  Ghi chép sơ bộ nấm: (có phiếu ghi chép sơ bộ cho từng loài) - Quan sát ghi chép những đặc điểm có thể biến mất vào phiếu ghi chép sơ bộ như: màu sắc, mùi vị, cấu trúc mặt mũ nấm và các phần phụ khác như chất nhày, mặt mũ, mụn… - Ghi chép dạng sống - Chụp ảnh ở các góc độ của nấm: chụp từ trên xuống, dưới lên, ngang  Tập hợp thông tin chi tiết cho mỗi địa điểm thu hái: - Vị trí, địa điểm, độ dốc, hướng phơi địa hình - Sinh cảnh sống xung quanh: loài cây chủ, tuổi, thực bì, loại đất 2.2 Phương pháp thu thập nấm Đối với nấm sống trên gỗ, trên cây phải dùng dao nhọn hay rìu để tách chúng ra khỏi giá thể. Khi tách cần lấy cả một phần nhỏ giá thể mà nấm sống, ghi chép kiểu cây mục. Mỗi mẫu để riêng trong một bao, không để nhiều loài trộn lẫn với nhau, mỗi loài phải có nhãn dán riêng. Các quả thể mềm bằng chất thịt như những nấm dạng tán, dạng dù dùng giấy báo gói thành dạng phễu. Nấm dạng sò hến, dạng củ thì gói lại bằng giấy báo hay giấy bản hoặc gói trong túi giấy xi măng. Không được dùng túi nilon để đựng mẫu vì nó không thoát khí và hơi nước tạo điều kiện thuận lợi cho mốc và vi khuẩn phát triển. 2.3Phương pháp bảo quản mẫu từ địa điểm thu thập về phòng thí nghiệm - Không để chung các mẫu nấm với nhau - Mỗi loài riêng cần để riêng vào túi đựng mẫu - Túi đựng mẫu phải tuân thủ đúng nguyên tắc sau: + Những nấm có dạng tán, dạng dù dùng giấy gói thành dạng phễu + Những nấm có dạng sò, dạng củ dùng giấy báo, giấy bản, túi xi măng + Những loại có kích thước nhỏ, dễ gãy, dễ giòn thì đựng riêng trong hộp nhựa + Không dùng túi nilon để đựng mẫu 4 2.4 Phương pháp phân tích mẫu Những ghi chép lúc quả thể nấm còn tươi ngoài thực địa cần được bổ sung bằng việc xem xét cẩn thận thêm trong phòng thí nghiệm Sinh học- Bảo vệ thực vật trường Đại học Quảng Nam.  Phương pháp phân tích đặc điểm hình thái của nấm + Dựa trên cơ sở phương pháp phân tích của Trịnh Tam Kiệt (1981) + Quan sát, mô tả nấm - Mũ nấm: Ghi lại màu (non đến già; ướt đến khô), kích cỡ, hình dạng, cấu trúc bề mặt và độ nhớt, mép, vảy nấm. - Cuống nấm: Ghi lại màu, kích cỡ, hình dạng, cấu trúc bề mặt, kiểu bao ở vẩy, vảy nấm, vòng nấm. - Thịt nấm: Ghi lại màu thịt trong mũ và cuống, cấu trúc, sự đổi màu khi cắt hoặc bẻ, dịch rỉ - màu và sự thay đổi. - Phiến nấm: Ghi lại màu, nhiều hay thưa, độ dày, sự phân nhánh, độ sâu, mép phiến, cách kết hợp với thân. - Bào tử nấm: Ghi lại màu của vết in bào tử.  Phương pháp phân tích giá trị sử dụng + Kế thừa các dẫn liệu đã có + Điều tra dân gian và kinh nghiệm cổ truyền 2.5Phương pháp xử lí mẫu vật Xử lí ngay: - Những nấm được đem về bày trên bàn. Tiến hành mô tả hình dạng, kích thước, mũ nấm (mặt mũ, mép mũ), cuống nấm, màu sắc, bào thể, mô nấm,… - Xây dựng bộ sưu tập mẫu nấm. - Làm bộ mẫu khô + Nấm được phơi khô tự nhiên hay sấy khô từ từ ở nhiệt độ 60 - 800 C. + Sau đó ngâm mẫu nấm trong dung dịch HgCl2 3 trong 30 phút. + Vớt ra, sấy khô, gói cẩn thận, đánh số rồi xếp vào hộp gỗ, hộp giấy hay thùng kẽm đậy kín (phương pháp này thường dùng với nấm có thể quả). - Làm bộ mẫu ngâm 5 Sử dụng dung dịch fomol 4 hay dùng dung dịch 13 cồn, 13 fomol, 13 Glixerin để ngâm mẫu (phương pháp này được sử dụng với mẫu nấm có thể quả bằng chất thịt). 2.6 Định loại tên khoa học của các loài nấm tìm được tạ i vùng núi Tiên Lãnh 2.7 Định tính các dược chất trong nấm tìm được tại vùng núi Tiên Lãnh 6 III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Lịch sử nghiên cứu 1.1.1 Sơ lược về lịch sử nghiên cứu nấm dược liệu trên thế giới. Thời kì nấm học phát triển nhất là cuối thế kỉ XVIII- XIX với những công trình nổi tiếng của các tác giả Bulliard (1791; 1813; 1815), Fries (1821; 1830; 1832; 1838), Saccardo (1888), Karsten (1881; 1889), Patoullard (1890- 1928). Người ta đã biết đến nấm và sử dụng nấm từ thời cổ xưa. Theo Quách Mạt Nhược, tác giả Bộ Trung quốc sử cảo thì người Trung Quốc đã biết ăn nấm từ cách đây 6000-7000 năm. Nghề nấu rượu có sử dụng nấm men và nấm sợi đã xuất hiện ở Trung Quốc từ cách đây 7000-8000 năm. Việc sử dụng nấm làm dược liệu (Thần khúc) đã có ở Trung Quốc từ cách đây 2550 năm. Các nấm dùng làm thuốc như Phục linh, Chư linh, Linh chi , Tử linh, Lôi hoàn, Mã bột, Thiền hoa, Trùng thảo, Mộc nhĩ…đã được ghi trong sáchThần nông bản thảo kinh trong thời gian khoảng năm 100-200 sau Công nguyên. Ở phương Tây, Ray (1684-1704) người Anh, đã căn cứ vào đặc điểm sinh thái là chính để phân 94 loại nấm thành 4 nhóm khác nhau trong sách Lịch sử thực vật. Sau đó là các nghiên cứu phân loại nấm lớn căn cứ vào hình thái của Magnol (1689), Tournefort (1694). Nấm từ lâu đã đi vào các nền văn hóa trên thế giới như là đồ ăn ngon đầy hương vị và giàu dinh dưỡng. Những người La Mã cổ đại coi nấm là “loại thực phẩm của các vị thần”, nấm xuất hiện trên trái đất là do sấm sét của thần sao Mộc; những người Ai Cập coi chúng như là “một món quà từ thần Osiris”, trong khi người Trung Quốc xem chúng như là “ thuốc trường sinh”. Trong suốt quá trình lịch sử, nhiều nền văn hóa đã xây dựng một kho kiến thức thực tế về những loại nấm có thể ăn được và những loài nấm độc. Nhiều quốc gia, đặc biệt ở phương Đông đã xác định rằng một số loài nấm nhất định có thể mang lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Một số loài nấm lớn thuộc họ Coriolaceae, Ganodermataceae và Lentinaceae chứa đựng nhiều chất có hoạt tính sinh học như các chất có bản chất protein, 7 saccharide, sterol, nucleoside, triterpenoit, vitamin và các nguyên tố vi lượng khác. Những hợp chất hoạt tính sinh học cao có trong những loài thuộc họ Coriolaceae, Ganodermataceae và Lentinaceae này có thể được chiết suất với công nghệ phù hợp. Trên cơ sở phân tích các chất có hoạt tính sinh học cao của của một số loài thuộc họ Coriolaceae, Ganodermataceae và Lentinaceae sẽ nghiên cứu xác định qui trình công nghệ chiết suất một số chất có tác dụng dược liệu. 1.1.2 Những kết quả nghiên cứu nấm dược liệu ở Việt Nam Ở Việt Nam, từ lâu nhân dân đã biết dùng nấm làm thực phẩm và dược phẩm. Nhà bác học Lê Quý Đôn (1726 - 1784) trong tác phẩm “Vân đài loại ngữ ” và “Kiến văn tiểu lục” đã đánh giá “Linh chi là một sản vật quý hiếm của đất rừng Đại Nam” với các tác dụng lớn như: kiện não (tráng kiện), bảo can (bảo vệ gan), cường tâm (mạch tim), kiện vị (giúp tiêu hoá ở dạ dày), cường phế (giúp phổi), giải độc, giải cảm và giúp con người sống lâu, tăng tuổi thọ. Năm 1992, Phan Huy Dục thông báo “Nấm Linh Chi - nguồn dược liệu quý hiếm cần được bảo vệ và nuôi trồng” 28. Năm 1994, Phan Huy Dục công bố “Một số loài nấm hoang dại được dùng làm thực phẩm ở Việt Nam” 8, đã xác định được 16 loài. Tiếp đó tại hội nghị Quốc tế về nấm Linh Chi được tổ chức tại Đại Học Y Khoa Bắc Kinh – Trung Quốc tác giả đã báo cáo “Research and culture of the mushroom Ganoderma lucidum (Leyss : Fr) Karst. in Vietnam” 26. Cùng năm này Phạm Quang Thu đã nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của nấm lim Ganoderma lucidum ở vùng Đông Bắc Việt Nam 19. Năm 1995, Trịnh Tam Kiệt và Lê Xuân Thám báo cáo “Những nghiên cứu về họ nấm Linh chi Ganodermataceae Donk ở Việt Nam” 18, tác giả đã nêu danh lục 43 loài nấm Linh chi, trong đó có 10 loài mới ghi nhận cho lãnh thổ Việt Nam và biên soạn chuyên san “Nấm Linh chi Ganodermataceae Donk – nguồn dược liệu quý ở Việt Nam”. Năm 1996, Trịnh Tam Kiệt và Ngô Anh báo cáo về họ nấm Linh chi Ganodermataceae Donk ở miền Trung Việt Nam tại hội nghị quốc tế về nấm 8 tại Nhật Bản với đề tài “Study on the family Ganodermataceae Donk in the Central Region of Vietnam” với 30 loài Linh chi ở miền Trung Việt Nam, trong đó có 20 loài mới ghi nhận lần đầu tiên cho khu hệ nấm ở miền Trung Việt Nam.. Lê Xuân Thám nghiên cứu đặc điểm sinh học và quá trình hấp thu khoáng của nấm Linh chi Ganoderma lucidum (Leys. ex Fr.) Karst, bằng kỹ thuật hạt nhân 25; Đàm Nhận nghiên cứu thành phần loài và một số đặc điểm sinh học họ nấm Linh chi Ganodermataceae Donk ở Việt Nam 23 đã mô tả được 37 loài; Trịnh Tam Kiệt công bố “Danh lục nấm của Việt Nam” gồm 826 loài 24. Hội nghị Sinh học toàn quốc ở Hà Nội (tháng 12 năm 1999), Ngô Anh báo cáo “Nghiên cứu họ nấm linh chi (Ganodermataceae ) ở Thừa Thiên Huế” gồm 35 loài thuộc 2 chi Ganoderma và Amauroderma , trong đó 10 loài mới ghi nhận cho khu hệ nấm Việt Nam; Nguyễn Thị Chính, Kiều Thu Vân, Dương Đình Bi và Nguyễn Thị Đức Hiền báo cáo “Nghiên cứu một số hoạt chất sinh học và tác dụng chữa bệnh của nấm Linh Chi (Ganoderma lucidum )” 20. Cũng năm 2000, tại Hội nghị Sinh học Quốc Gia, những vấn đề cơ bản trong nghiên cứu sinh học, Trịnh Tam Kiệt, Ngô Anh, U. Grafe và J. Dorfelt đã công bố “Những dẫn liệu bổ sung về thành phần loài và hoá các hợp chất tự nhiên của khu hệ nấm Việt Nam” 14, trong đó các tác giả đã công bố 65 loài mới của khu hệ nấm Việt Nam và thông báo về các hợp chất tự nhiên được nghiên cứu ở 25 loài nấm Việt Nam, trong đó hơn 10 cấu trúc mới về các hợp chất tự nhiên ở nấm Việt Nam đã được xác định cho khoa học. Hội nghị châu Á (2000) về thực vật dược ở Bangladesh, Trịnh Tam Kiệt, Ngô Anh, P. Kleinwachter và U. Grafe đã báo cáo về các hợp chất nhóm Sterol mới lạ được chiết từ loài Ganoderma colossum của Việt Nam “New unusual sterol – type metabolites from a Vietnamese mushroom, Ganoderma colossum ” 13. Năm 2001, Kleinwachter P., Trịnh Tam Kiệt, Ngô Anh, Schlegel B., Dahse H. M, Hartl A. và U. Grafe đã công bố 7 hoạt chất mới nhóm Triterpenoid: Colossolactones A – G (1-7) được chiết từ loài Ganoderma colossum (Fr) C. F. Baker được thu thập ở Huế 8. Tổng kết cho đến năm 2001 đã có 1250 loài thuộc khu hệ nấm Việt Nam được công bố. 9 Một số loài thuộc họ Coriolaceae được sử dụng trong công nghệ dược phẩm, chúng được dùng để tinh chế một số dược phẩm như: loài Lariciformes officinalis từ xưa được dùng để chiết agaricin một dược phẩm dùng chữa một số bệnh như bệnh Lao, và được dùng làm thuốc nhuận tràng, chất thay thế cho quinine; Trametes vericolor, Pycnoporus sanguineus có chứa chất kháng sinh, vì vậy nhân dân một số nơi dùng chữa bệnh thối tai. Loài Auricularia polytricha được dùng làm thuốc chữa táo bón,rong huyết, giải độc. Pleurotus ostreatus được dùng làm thực phẩm và dược phẩm chữa bệnh béo phì. Pisolithus tinctorius có tác dụng cầm máu. Gần đây (2005), nhóm nghiên cứu của Lê Thị Mai Hương và các cộng sự đã nghiên cứu các hoạt chất từ một số loài nấm lớn, đã tách, tinh sạch và dặc trưng tính chất của laccase từ Agarius blazei được nhân nuôi trên môi trường MEA . Tóm lại đã có một số nhà khoa học trong và ngoài nước tham gia nghiên cứu về các loài nấm thuộc các họ Coriolaceae, Ganodermataceae và Lentinaceae Bắc Trung Bộ chủ yếu về điều tra đa dạng sinh học, còn về mặt hóa học, hoạt tính sinh học còn rất ít. Do vậy, nghiên cứu các loài này theo hướng phân tích thành phần hóa học và sàng lọc các chất có hoạt tính sinh học ứng dụng cho ngành dược và thực phẩm chức năng, phục vụ sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân là việc làm cần thiết. 1.2 Thành phần hóa học chủ yếu có trong các loại nấm dược liệu Các phân tích của G- Bing Lin đã chứng minh các thành phần hóa dược tổng quát của nấm dược liệu trong đó chủ yếu là nấm Linh chi như sau:21 Nước 12 – 13 Cellulose 54 – 56 Lignine 13 – 14 Lipid 1.9 – 2.0 Monosaccharide 4.5 – 5 Polysaccharide 1.0 – 1.2 Sterol 0.14 – 0.16 Protein 0.08 – 0.12 10 Thành phần khác: K, Zn, Ca, Mn, Na, khoáng thiết yếu, nhiều vitamin, amino axit, enzim và hợp chất alkaloid. Từ những năm 1980 đến nay, bằng các phương pháp hiện đại: phổ kế UV (tử ngoại), IR (hồng ngoại), phổ kế khối lượng – sắc kí khí (GC- MS), phổ cộng hưởng từ hạt nhân và đặc biệt là phổ sắc kí lỏng cao áp (HPLC) cùng phổ kế plasma (ICP), đã xác định chính xác gần 100 hoạt chất và dẫn xuất trong nấm Linh chi.10 Bảng 1.2 : Các hoạt chất sinh học và dẫn xuất trong nấm Linh chi: 22 Thành phần hoạt chất Nhóm chất Hoạt tính dược lý Loại mô nấm ARN Nucleic axit Kích thích hệ miễn dịch Chống virut Bào tử Không xác định Alkaloid Bổ tim Quả thể Không xác định Glycoprotein Ức chế khối u Quả thể Adenosin Nucleotide Tăng sự lưu thông máu Thư giản cơ, giảm đau Quả thể Beta –D-glucan Polysaccharide Chống khối u Kích thích hệ miễn dịch Bổ tim Giảm lượng đường huyết Quả thể Ganoderic axid Triterpenoid Chống dị ứng Bảo vệ gan Ức chế tổng hợp cholesterol Quả thể Ganodermadiol Triterpenoid Giảm huyết áp Ức chế ACE Quả thể Adenosin Nucleotide Tăng sự lưu thông máu Giản cơ, giảm đau Hệ sợi nấm Beta – D- glucan Polysaccharide Chống khối u Tăng sản xuất kháng thể Kích thích hệ miễn dịch Hệ sợi nấm 11 Uridine, Uracil Nucleoside Phục hồi sự dẻo dai Hệ sợi nấm Cyclooctasulpher Chống dị ứng Hệ sợi nấm Ling Zhi – 8 Protein Chống dị ứng quang phổ Điều hòa huyết áp Hệ sợi nấm Ganodosterone Steroid Bảo vệ gan Hệ sợi nấm Ganoderic acid Triterpenoid Bảo vệ gan Hệ sợi nấm Ganodermic acid T- O Triterpenoid Ức chế tổng hợp cholesterol Hệ sợi nấm Oleic acid Acid béo Chống dị ứng Hệ sợi nấm Năm 2001,Masao Hattori đã ly trích được 10 triterpene mới, bao gồm lucidumol A và B, các ganoderic acid: A, B, E, F , K, H, Y và R. Trong đó kiểu Lanostane triterpene có thành phần chính là lipophilic. Có khoảng 130 hợp chất được trích ly từ quả thể, hệ sợi và bào tử nấm Linh chi. Thành phần và hàm lượng triterpenoid tùy thuộc vào nguồn giống, yếu tố môi trường. Vai trò của triterpenoid có ý nghĩa quan trọng trong phòng chống căn bệnh HIV.27 Hàng loạt các nghiên cứu của Shufeng Zhou chứng minh rằng polysaccharide và triterpene của nấm Linh chi có khả năng chữa bệnh viêm gan mãng tính. Ganopoly ức chế quá trình dịch mã của ADN polymeraza của virut gây bệnh HBV, ngăn chặng sự hoạt động của virut. Ngoài ra polysaccharide và triterpene tác động hữu hiệu trọng việc điều trị bệnh đái đường loại 2 (type II diabetes mellitus) cho các bệnh nhân.15 Năm 1994, Lin Zhibin và Lei Lin Sheng đã xác định được trọng lượng phân tử của polysaccharide từ G.lucidum là khoảng 7.100- 9.300. Những tổng kết về vai trò sinh dược học của nhóm polysaccharide ở các loài nấm Linh chi đã được giới thiệu tại Hội thảo Bắc Kinh với các báo cáo của các tác giả Đài Loan, Trung Quốc, Hoa Kỳ:10 He, Y.et al (1992) đã khảo cứu các BN3B – gồm 4 polysaccharide đồng nhất có hoạt tính tăng miễn dịch. Trong đó BN3B1 được xác định là glucan (chỉ chứa glucose) và BN3B3 là một arabinogalactan mang các liên kết glycoside. 12 Hikino, H.et al từ 1985 đến 1989 chứng minh hoạt lực hạ đường huyết của nhiều polysaccharide. Đó là các heteroglycan có cả hoạt tính chống ung thư. Các ganoderan B có tác dụng làm tăng mức insulin trong huyết tương, giảm sinh tổng hợp glycogen và giảm hàm lượng glycogen trong gan. Đây chính là cơ sở trị liệu trên các bệnh nhân đái tháo đường. Các phức hợp polysaccharide- protein có hoạt tính chống khối u và tăng tính miễn dịch. Năm 1994, Byong Kak Kim tiến hành lai hệ sợi nấm bằng phương pháp dung hợp Protoplast giữa chủng G.lucidum và G.applanatum, thậm chí với cả nấm hương (Lentinus edodes), qua đó tăng cường hoạt tính chống khối u sarcom 180 của các phức polysaccharide- protein tăng lên đáng kể. Lei L.S và Lin L.B (1993) đã chứng minh hoạt tính tăng sinh tổng hợp IL- 2 (Interleukine-2) và hoạt tính ADN polymeraza ở chuột già tuổi bởi polysaccharide, càng soi sáng thêm khả năng trẻ hóa, tăng tuổi thọ của các nấm Linh chi. Những nghiên cứu về polysaccharide không tan trong nước cũng chứng tỏ hiệu lực chống khối u rất rõ, thậm chí làm tan khối u với tỉ lệ 34 ở các loài G.lucidum và G.applanatum (Takashi, 1985; Liu G.T, 1993).10 Có lẽ đa dạng nhất và có tác dụng dược lý mạnh nhất là nhóm Saponine, triterpenoide và các acid ganoderic. Vai trò của các chất này chủ yếu là ức chế giải phóng histamine, ức chế Angiotensine Conversino enzim (ACE), ức chế sinh tổng hợp cholesterol và hạ huyết áp.10,11,22 1.3 Khả năng chữa bệnh của nấm dược liệu Qua phân tích các hoạt chất về mặt dược lý và sử dụng nấm Linh chi, người ta thấy Linh chi có tác dụng với một số bệnh: 1.3.1 Đối với các bệnh tim mạch: Hàng loạt các hoạt chất của Linh chi được chứng tỏ có tác dụng kìm hãm sinh tổng hợp cholesterol, kìm hãm quá trình kết tụ tiểu cầu. Các nghiên cứu này được củng cố để có kết quả trị liệu cho các bệnh nhân cao huyết áp, nhiễm mỡ xơ mạch, bệnh mạch vành tim…Hầu hết các bệnh nhân có chuyển biến tốt sau một vài tuần, huyết áp ổn định dần, không xảy ra các tác dụng phụ như các loại thuốc 13 tân dược (Bùi Chí Hiếu, 1993; Wang Chi, 1994). Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra vai trò của các nguyên tố khoáng rất hiếm. Vanadium (V) có tác dụng chống tích đọng cholesterol trên thành mạch. Germanium giúp lưu thông khí huyết, tăng cường vận chuyển oxi vào mô. Hiện nay, chỉ số GE trong các dược phẩm Linh chi được xem như là một chỉ tiêu quan trọng, có giá trị trong điều trị tim mạch và giảm đau trong trị liệu ung thư. 10,11 1.3.2 Hiệu quả chống ung thư: Bằng việc kết hợp các phương pháp xạ trị, hóa trị, giải phẫu với trị liệu nấm trên các bệnh nhân ung thư phổi, ung thư vú và ung thư dạ dày có thể kéo dài thời gian sống trên 5 năm cao hơn nhóm không dùng nấm. Nhiều thông tin ở Đài Loan cho biết nếu dùng nấm Linh chi trồng trên gỗ long não điều trị cho các bệnh nhân ung thư cổ tử cung đạt kết quả tốt- khối u tiêu biến hoàn toàn 10. Công trình của Zhibin Lin (1994) đã chỉ ra nguyên lí hiệu dụng là tăng khôi phục hệ miễn dịch, nhờ đó các phác đồ trị liệu: xạ trị, hóa trị, giải phẫu đạt kết quả cao hơn. 1.3.3 Đối với các bệnh về hô hấp: Nấm Linh chi đem lại kết quả tốt, nhất là những ca điều trị viêm phế quản dị ứng – hen phế quản đến 80, có tác dụng làm giảm và nhẹ bệnh theo hướng khỏi hẳn. 3,4 1.3.4 Khả năng kháng HIV: Để khảo sát khả năng kháng HIV của các hợp chất trong nấm Linh chi, người ta đã sử dụng dịch chiết từ quả thể trong thử nghiệm kháng virut HIV – 1 trên các tế bào lipho T ở người. Sự nhân lên của virut được xác định qua hoạt động phiên mã ngược trên bề mặt các tế bào limpho T đã được gây nhiễm HIV – 1. Kết quả cho thấy có sự ức chế mạnh mẽ hoạt động sinh sản của loại virut này (Gau J.P, 1990; Kim, 1996). Do đó, nhiều quốc gia đã đưa Linh chi vào phác đồ điều trị tạm thời, nhằm tăng cường khả năng miễn dịch và nâng đỡ thể trạng cho các bệnh nhân trong khi AZT, DDI, DDC còn rất hiếm và đắt 10. Các nghiên cứu tại Nhật Bản đã chứng minh các hoạt chất từ nấm Linh chi có tác dụng như sau: (Masao Hattori, 2001) 14 Ganoderiol F và ganodermanontirol có hoạt tính chống HIV -1. Ganoderic acid B và lucidumol B có tác động ức chế hữu hiệu protease HIV – 1 Ganodermanondiol và lucidumol A ức chế phát triển tế bào Meth – A (mouse sarcoma) và LLC (mouse lung carcimona) Ngoài ra các ganoderma alcohol là lanostane triterpene với nhóm hydroxyl (- OH) ở vị trí C 25 có khả năng chống HIV – 1, Meth – A và LLC ở chuột. 10, 27 1.3.5 Khả năng antioxydant: Nhiều thực nghiệm chỉ ra vai trò của saponine và triterpenoid, mà trong đó Ganoderic acid được coi là hiệu quả nhất (Wang C.H, 1985). Những nghiên cứu gần đây đang đẩy mạnh theo hướng làm giàu Selenium – một yếu tố khoáng có hoạt tính antioxydant rất mạnh – vào nấm Linh chi. Chính vì vậy cong người có thể chờ đợi vào một dược phẩm tăng tuổi thọ, trẻ hóa từ nấm Linh chi nói chung và Linh chi Việt Nam nói riêng.10 Các hoạt chất sinh học trong nấm Linh chi có khả năng khử một số gốc tự do sinh ra trong quá trình lão hóa cơ thể hay sau khi bị nhiễm xạ. Chúng làm phục hồi các tổ chức bị tổn thương và không gây hiệu ứng phụ nào cho cơ thể. Ngoài ra, nấm Linh chi còn có tác dụng chữa chứng bí tiểu, bổ thận khí chữa trị đau nhức xương khớp, gân cốt…11, 14 Bảng 1.3: Một số bài thuốc chữa bệnh của nấm Linh chi 3 Tác dụng điều trị Pha chế Cách dùng Suy nhược thần kinh, nhức đầu chóng mặt, ngứa ban đêm Linh chi 1 – 3gam Sắc uống mỗi ngày 3 lần Viêm gan mãng tính, hen suyễn, viêm thận Linh chi 50gam Nghiền bột uống mỗi lần 1 – 1,5gam Bệnh tim dài Bột Linh chi 30gam, bột đậu 90gam Nghiền bột 9 – 15gam uống với nước sôi, ngày uống 3 lần Cao huyết áp, viêm gan mãn tính Linh chi 10gam Sắc uống mỗi ngày 3 lần Đau dạ dày Linh chi 30gam, rượu vang 250gam Ngâm rượu 14 ngày, ngày uống 2 lần, mỗi lần 15ml 15 1.4 Giới thiệu sơ lược hoạt chất sinh học có trong nấm dược liệu 1.4.1 Ganoderma polysaccharide (GLPs) 16, 17 Có trên 200 loại polysaccharide được li trích và thu nhận từ nấm Linh chi. Hầu hết các GLPs hình thành từ 3 chuỗi monosaccharide, có cấu trúc xoắn ốc 3 chiều, giống cấu trúc ADN và ARN. Cấu trúc xoắn này tựa trên sườn khung cacbon, lượng khung sườn từ 100,000 đến 1000,000, đa số chúng tồn tại phía trong vách tế bào (CWM). Một phần polysaccharide phân tử nhỏ không tan trong cồn cao độ, nhưng tan trong nước nóng. Ngoài polysaccharide từ quả thể, polysaccharide cũng được thu nhận từ quá trình nuôi cấy trong môi trường dịch lỏng và rắn, chúng vẫn có hoạt tính sinh học trong việc chữa trị. Một trong 4 loại polysaccharide có hoạt tính chống khối u mạnh nhất là beta- D- glucan, có tác dụng chống khối u và tăng tính miễn dịch cho cơ thể. Vai trò dược học của polysaccharide: + Kích thích hệ miễn dịch cơ thể + Gia tăng khả năng dung nạp oxygen + Giảm gốc tự do hydroxyl + Ức chế khối u phát triển + Bảo vệ cơ thể chống lại tia bức xạ + Tăng chức năng gan + Duy trì khả năng tái sinh tủy và cơ một cách bình thường + Tham gia tổng hợp ADN, ARN và protein 1.4.2 Ganoderic acid Ganoderic acid được định hướng là một cyclopropene hoặc cyclopentene. Hàm lượng G. acid thay đổi theo giống Linh chi, môi trường nuôi trồng, giai đoạn bào tử ganoderma. Chính sự thay đổi này làm cho mức độ đắng bị ảnh hưởng. Hàm lượng G. acid cao thì vị đắng nhiều. 21, 22 Triterpenoid là những hợp chất được tổng hợp từ 6 đơn vị isoprene. Các triterpene có bộ khung chính từ 27 – 30 nguyên tử cacbon (C38 H48 ) rất thường gặp trong thực vật. Các triterpenoid tồn tại dưới dạng tự do (không có phần đường), có cấu trúc vòng, mang một số nhóm chức như: -OH; eter-O-; Carbanil 16 C=O; nối đôi C=C. Đặc tính chung là có tính thân dầu (tan tốt trong eter dầu hỏa, hexan, clorofom), ít tan trong nước ngoại trừ khi chúng kết hợp với đường để tạo thành glycoside. 5, 9 Bảng 1.4: Các hoạt chất triterpenoid có tác dụng chữa bệnh trong nấm Linh chi (Lê Xuân Thám, 1996) Hoạt chất Hoạt tính Ganoderic acid R, S Ức chế giải phóng histamine Ganoderic acid B, D, F, H, K, S, Y Hạ huyết áp Ganodermadiol Hạ huyết áp Ganodermic acid Mf Ức chế tổng hợp cholesterol Ganodermic acid T.O Ức chế tổng hợp cholesterol Ganodermic acid Ức chế tổng hợp cholesterol Ngoài ra các nghiên cứu cho thấy rằng Ganoderic acid còn có tác dụng: + Giảm đau + Bảo vệ gan + Chống khối u 1.4.3.Ganoderma Adenosine 21, 22 Adenosine thuộc nhóm purine và là thành phần chính trong cấu trúc nucleic acid. Nấm Linh chi có nhiều dẫn xuất adenosine, tất cả chúng đều có hoạt tính dược liệu mạnh. Chức năng của adenosine: + Giảm độ nhớt máu + Ức chế kết dính tiểu cầu + Ngăn chặng hình thành cục nghẽn + Tăng lượng lipoprotein 2-3 phosphoricglycerin + Gia tăng khả năng vận chuyển oxygen, tăng lưu lượng máu cung cấp cho não + Lọc máu và tăng tuần hoàn máu trong cơ thể 17 1.4.4 Alcaloid 5, 9 Alcaloid là những hợp chất có tính bazơ yếu, do sự có mặt của nguyên tử nitơ. Tính bazơ của các alcaloid khác nhau tùy theo nhóm thế (R-) gắn trên nguyên tử nitơ. Các alcaloid tính bazơ yếu thì phải cần môi trường acid mạnh để tạo thành muối tan trong nước. 5, 9 Các alcaloid tự do hầu như không tan trong nước, nhưng thường tan trong dung môi hữu cơ: clorofom, eter diethyl, acol bậc thấp. Các muối của alcaloid thì tan trong nước, ancol và hầu như không tan trong dung môi hữu cơ như: clorofom, eter, benzene. Chính vì thế, tính hòa tan của các alcaloid đóng vai trò quan trọng trong việc li trích alcaloid ra khỏi nguyên liệu và trong kỉ nghệ dược phẩm điều chế dạng thuốc để uống. 5, 9 Alcaloid là những chất có hoạt tính sinh học, nhiều ứng dụng trong ngành y dược và nhiều chất rất độc. Các alcaloid có tác dụng rất khác nhau phụ thuộc vào cấu trúc của alcloid: 5, 9 + Tác dụng lên hệ thần kinh + Tác dụng lên huyết áp + Tác dụng trị ung thư 1.4.5 Hợp chất sapoin 28, 29 Sapoin là một loại glycoside, có cấu trúc gồm 2 phần: phần đường gọi là glycon và phần không đường gọi là aglycon. Sapoin có tính chất đặc trưng: khi hòa tan vào nước sẽ có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt của dung dịch và tạo nhiều bọt; làm vỡ hồng cầu. Sapoin thường ở dạng vô định hình, có vị đắng. Sapoin bị kết tủa bởi chì axetat, hidroxid barium, sulfat amonium nên lợi dụng tính chất này để cô lập sapoin. 28, 29 Sapoin trong nấm Linh chi có tác dụng: 28, 29 + Trị long đờm, chữa ho + Là chất phụ gia trong một số vắc xin + Tác dụng thông tiểu + Tác dụng kháng viêm, chống khối u 18 1.4.6 Germanium hữu cơ 21, 22 Germanium là nguyên tố hiếm, do nhà khoa học người Đức khám phá vào năm 1885. Germanium có thể cung cấp một lượng lớn oxygen và có thể thay thế chức năng của oxygen. Nó kích thích khả năng vận chuyển oxygen tuần hoà...

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Đặc điểm thành phần loài của nấm ở xã Tiên Lãnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam

2.1.1 Danh l ụ c thành ph ầ n loài n ấ m d ượ c li ệ u đ ã đượ c tìm th ấ y t ạ i xã Tiên Lãnh, huy ệ n Tiên Ph ướ c, t ỉ nh Qu ả ng Nam:

Qua thời gian thực hiện đề tài, chúng tôi thống kê và định danh được 21 loài nấm thuộc 8 chi, trong 6 họ của 3 bộ: Polyporales, Hymenochaetales, Agaricales và thiết lập bảng sau:

Bảng 2.1.a: Danh lục thành phần loài nấm dược liệu tìm thấy ở xã Tiên Lãnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam

STT Tên khoa học Tên Việt Nam Giá thể

I POLYPORALES BỘ NẤM NHIỀU LỖ

Nấm lim nâu vân đen Mọc trên gỗ mục trong rừng, mọc liên tục quanh năm

Nấm linh chi nhiều năm

Mọc cách mặt đất không quá 1m, chúng mọc trong gỗ Lim mục bị vùi trong đất

Thường mọc 3 tháng mùa mưa, từ tháng 12 đến tháng 1

3 Ganoderma austral (Fr.) Pat Nấm linh chi nhiều năm vỏ cứng

Mọc trên cây gỗ sống và mục [16]

Nấm Hoàng chi Mọc trên gỗ mục trong rừng, mọc liên tục quanh năm [16]

Nấm Tử chi Thường gặp ở các rừng có nhiều cây gỗ mục, mọc hầu khắp các bộ

23 phận cây Mọc từ cuối tháng 3 đến hết tháng 7 âm lịch

Mọc ở cây gỗ mục, mọc liên tục [16]

Nấm linh chi Mọc hầu khắp các bộ phận của cây, mọc quanh năm [15]

Nấm Xích chi Mọc ở hầu khắp các bộ phận của cây Lim, mọc liên tục

Mọc trên gốc cây đã bị chặt hạ, rễ khô của rừng hỗn giao lá rộng [16]

Mọc trên gỗ cây lá rộng [16]

Nấm Hắc chi Mọc hầu khắp các bộ phận của cây Lim, mọc liên tục [16]

Nấm Thanh chi Trên rễ của các loại cây, gây mục ướt, mọc từ tháng 1 đến hết tháng 2 âm lịch

Hắc chi ống to Mọc trên gỗ mục, gốc cây khô bị chặt hạ [16]

Nấm lie da cam mỏng Mọc ở gốc cây khô bị chặt hạ, mọc liên tục [16]

Nấm lỗ da cam Mọc ở gốc cây khô bị chặt hạ, mọc liên tục [16]

II HYMENOCHAETALES BỘ NẤM LỖ LÔNG

Mọc trên gỗ cây lá rộng Mục trắng [16]

Mọc trên gỗ cây lá rộng Mục trắng [16]

III AGARICALES BỘ NẤM TÁN

Nấm mộc nhĩ lông mịn Mọc ở trên cây gỗ mục ướt, mọc liên tục [26]

Nấm chân chim, nấm phiến chẻ, phiến chi

Mọc ở trên cây gỗ mục ướt, mọc liên tục [15]

Nấm tán trắng nhày Mọc trên gỗ cây lá rộng Mục trắng [15]

Trong 3 bộ nấm thu được, số lượng và tỉ lệ các taxon mỗi bộ như sau:

Bảng 2.1.b: Số lượng và tỉ lệ (%) các taxon trong 3 bộ

Tên bộ Số họ Số chi Số loài

SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%)

Số lượng và tỉ lệ (%) các taxon trong 3 bộ nấm được thể hiện ở biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.1.a: Số lượng và tỉ lệ (%) các taxon trong 3 bộ

Qua bảng và biểu đồ chúng tôi nhận thấy:

- Về taxon bậc họ: Qua bảng 2.1.b và biểu đồ 2.1.a chúng tôi thấy về taxon bậc họ thì bộ nấm Agaricales đa dạng hơn có 3 taxon bậc họ chiếm 50%, bộ nấm

Lỗ lông cứng (Hymenochaetales) chỉ 1 taxon bậc họ chiếm 16,7%, bộ nấm nhiều lỗ (Polyporales) có 2 taxon bậc họ chiếm 33,3%

- Về taxon bậc chi: Bộ Polyporales với 4 taxon bậc chi chiếm 50%, bộ nấm

Lỗ lông cứng (Hymenochatales) thấp nhất với 1 taxon bậc chi chiếm 12,5% và bộ nấm Agaricales có 3 taxon bậc chi chiếm 37,5%

- Về taxon bậc loài: Bộ nấm nhiều lỗ (Polyporales) đa dạng nhất với 16 loài chiếm 76,2% trong tổng số 21 loài thu thập được Bộ nấm Lỗ lông cứng thấp nhất với 2 loài chiếm 9,5%, bộ nấm Agaricales với 3 loài chiếm 14,3%

Như vậy, về taxon bậc họ, chi, loài thì bộ nấm nhiều lỗ (Polyporales) chiếm ưu thế hơn so với 2 bộ còn lại

- So sánh với công trình nghiên cứu: “Nghiên cứu sự đa dạng về giá trị tài nguyên của khu hệ nấm lớn ở Thừa Thiên Huế và công nghệ nuôi trồng nấm dược liệu” của nhóm tác giả: Ngô Anh, Trần Đình Hùng, Nguyễn Thị Đoan Trang, Nguyễn Thị Bảo Trang – trường Đai học Khoa học, Đại học Huế [12], được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.1.c: Số lượng và tỉ lệ (%) các taxon trong 3 bộ ở Tiên Phước và Huế

Số họ Số chi Số loài

Số lượng và tỉ lệ (%) các taxon bậc họ, chi, loài của 3 bộ nấm ở Tiên Phước và Huế được thể hiện trong các biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.1.b: So sánh số taxon bậc họ trong 3 bộ nấm giữa Tiên Phước và Huế

Qua bảng 2.1.c và biểu đồ 2.1.b chúng tôi thấy: Taxon bậc họ ở bộ nấm Polyporales ở Tiên Phước là 2 chiếm 33,3%, bộ nấm Hymenochaetales là 1 chiếm 16,7%, bộ nấm Agaricales là 3 chiếm 50% Ở Huế, số taxon bậc họ ở bộ nấm Polyporales là 4 chiếm 50%, bộ nấm Hymenochaetales là 1 chiếm 12,5%, bộ nấm Agaricales là 3 chiếm 37,5%

Như vậy, taxon bậc họ của bộ nấm Polyporales ở Tiên Phước ít hơn so với ở Huế Còn 2 bộ nấm còn lại ở Tiên Phước và Huế bằng nhau

Biểu đồ 2.1.c: So sánh số taxon bậc chi trong 3 bộ nấm giữa Tiên Phước và Huế

Qua bảng 2.1.c và biểu đồ 2.1.c, chúng tôi thấy: Taxon bậc chi ở bộ nấm Polyporales ở Tiên Phước là 4 chiếm 50%, bộ nấm Hymenochaetales là 1 chiếm 12,5%, bộ nấm Agaricales là 3 chiếm 37,5% Ở Huế, số taxon bậc chi ở bộ nấm Polyporales là 5 chiếm 50%, bộ nấm Hymenochaetales là 1 chiếm 10%, bộ nấm Agaricales là 4 chiếm 40%

Như vậy, taxon bậc chi của bộ nấm Polyporales ở Tiên Phước ít hơn so với ở Huế là 1 chi; bộ nấm Agaricales ở Tiên Phước có số taxon bậc chi ít hơn ở Huế là 1 chi

Biểu đồ 2.1.d: So sánh số taxon bậc loài trong 3 bộ nấm giữa Tiên Phước và Huế

Qua bảng 2.1.c và biểu đồ 2.1.d, chúng tôi thấy: Taxon bậc loài ở bộ nấm Polyporales ở Tiên Phước là 16 chiếm 76,2%, bộ nấm Hymenochaetales là 2 chiếm 9,5%, bộ nấm Agaricales là 3 chiếm 14,3% Ở Huế, số taxon bậc loài ở bộ nấm Polyporales là 50 chiếm 87,7%, bộ nấm Hymenochaetales là 2 chiếm 3.5%, bộ nấm Agaricales là 5 chiếm 8,8%

Như vậy, taxon bậc loài của bộ nấm Polyporales ở Tiên Phước ít hơn so với ở Huế là 34 loài; bộ nấm Agaricales ở Tiên Phước có số taxon bậc loài ít hơn ở Huế là 2 loài

2.1.2 Hình thái m ộ t s ố loài n ấ m đạ i di ệ n trong các b ộ đ ã đượ c tìm th ấ y t ạ i xã Tiên Lãnh, huy ệ n Tiên Ph ướ c, t ỉ nh Qu ả ng Nam

1 Ganoderma lucidum (nấm Linh chi)

Quả thể có cuống dài, ngắn hay hầu như không có cuống và mũ đính lệch hay đính bên màu nâu đỏ, bóng nhoáng Mặt mũ có vân vòng đồng tâm, lượn sóng nhiều hay ít; hơi có vân răn phóng xạ Mép nấm mỏng hoặc hơi tù, lượn sóng; hơi chia thùy ở những mũ nấm có kích thước lớn Kích thước mũ 2 – 2,5 ×

3 – 30cm; dày 0,5 – 1,5cm Cuống nấm hình trụ, gần như tròn hoặc hơi dẹp, kích thước (1)3 – 20 × 0,5 – 2(4)cm Mô của cuống đồng nhất với mô của mũ Bào tử đảm hình trứng hoặc hình trứng cụt đầu, có phần phụ không màu phát triển bao quanh lỗ nảy nầm; có màu vàng rỉ sắt

Nơi sống: mọc hầu khắp các bộ phận của cây Lim, mọc quanh năm

Hình 2.1.a: Ganoderma lucidum (nấm Linh chi)

2 Ganoderma applanatum (Cổ Linh chi)

Quả thể nhiều năm, không cuống Mũ dạng quạt hoặc không có quy luật, mặt trên màu trắng xám, nâu xám hay nâu gỉ sắt, không bóng và có nhiều vòng đồng tâm Mô màu đất son tới nâu sẫm, phân vùng, không có lớp vỏ cứng Nơi sống: Mọc cách mặt đất không quá 1m, chúng mọc trên gỗ lim mục bị vùi trong đất; không bị mục có thể nằm trong đất đến 10 năm

Hình 2.1.b:Ganoderma applanatum (Cổ Linh chi)

Quả thể không cuống, vỏ mỏng, màu nâu đỏ đến nâu vàng và có các vòng đồng tâm, lúc mới hái có màu tím Ở các vùng núi thuộc khu vực xã Tiên Lãnh thì nấm thường mọc từ cuối tháng 3 âm lịch cho đến hết tháng 7 âm lịch là lúc thường có mưa giông Nấm khi nhai có vị ngọt nhưng khi nuốt thì lại có vị đắng

Nơi sống: thường gặp ở các rừng có nhiều cây gỗ mục, mọc hầu khắp các bộ phận của cây Lim

Hình 2.1.c:Ganoderma fulvellum (Tử chi)

4 Ganoderma philippii (Thanh chi) Đảm quả một năm đến nhiều năm, không cuống Mũ hình quạt hay gần tròn, đơn hay dính nhau ở gốc; bề mặt trên màu nâu đen hay gần nâu, lồi lõm với những vòng đồng tâm, không có lông, nhăn nheo theo hướng xuyên tâm, đôi khi có các nốt, không bóng, mép hơi trắng, tù Bào tử đảm hình trứng hay trứng rộng, màng hai lớp, có vẻ không có gai Khi hái ra có màu xanh nhưng phơi khô có màu trắng

Hình 2.1.d:Ganoderma philippii (Thanh chi)

Nơi sống: trên rễ của các loại cây, gây mục ướt, mọc từ tháng 1 đến hết tháng 2 âm lịch

Quả thể có tán hình bán nguyệt, gần tròn hoặc gần bằng chìa khóa, bề mặt màu đen tím hay gần đen, bóng, có rãnh hoặc nếp nhăn đồng tâm rõ hoặc không rõ, mép mỏng hoặc tù Thịt nấm màu nâu sẫm hoặc nâu hạt dẻ Bào tử hình trứng, màu nâu nhạt Nơi sống: mọc trên gỗ mục trong rừng, mọc liên tục quanh năm

Hình 2.1.e:Ganoderma colossum (Hoàng chi)

Xác định dược chất có trong hệ sợi nấm và quả thể nấm dược liệu

Alcaloid là những hợp chất có tính bazơ yếu, do sự có mặt của nguyên tử nitơ Tính bazơ của các alcaloid khác nhau tùy theo nhóm thế (R-) gắn trên nguyên tử nitơ Các alcaloid tính bazơ yếu thì phải cần môi trường acid mạnh để tạo thành muối tan trong nước.[5, 9]

Các alcaloid tự do hầu như không tan trong nước, nhưng thường tan trong dung môi hữu cơ: clorofom, eter diethyl, acol bậc thấp Các muối của alcaloid thì tan trong nước, ancol và hầu như không tan trong dung môi hữu cơ như: clorofom, eter, benzene Chính vì thế, tính hòa tan của các alcaloid đóng vai trò quan trọng trong việc li trích alcaloid ra khỏi nguyên liệu và trong kỉ nghệ dược phẩm điều chế dạng thuốc để uống.[5, 9]

Alcaloid là những chất có hoạt tính sinh học, nhiều ứng dụng trong ngành y dược và nhiều chất rất độc Các alcaloid có tác dụng rất khác nhau phụ thuộc vào cấu trúc của alcloid:[5, 9]

+ Tác dụng lên hệ thần kinh

+ Tác dụng lên huyết áp

+ Tác dụng trị ung thư Để phát hiện alcaloid trong nấm dược liệu thường được tiến hành với các cách thử gồm 2 thí nghiệm sau: [2]

- Dụng cụ: Tủ sấy, dao, cối xay, bình tam giác 500ml, giấy lọc, phễu, đèn cồn

- Hóa chất: dung dịch H2SO4 1%, thuốc thử Mayer, thuốc thử Dragendorff + Thuốc thử Mayer: Hòa tan 1,36g HgCl2 trong 60ml nước cất được dung dịch A; hòa tan 5g KI trong 10ml nước cất được dung dịch B Thu hỗn hợp 2 dung dịch A và B lại và thêm nước cất cho đủ 100ml

+ Thuốc thử Dragendorff: Hòa tan 8g Nitrat bismuth Bi(NO3) trong 25ml HNO3 30% (D = 1,18) được dung dịch A; hòa tan 28g KI và 1ml HCl 5ml nước cất Thu hỗn hợp 2 dung dịch này lại để yên trong tủ lạnh 5 0 C sẽ thấy kết tủa màu sậm xuất hiện và tan trở lại, lọc và thêm nước cho đủ 100ml Dung dịch màu cam

– đỏ được chứa trong chai màu nâu để che sáng, cất trong tủ lạnh có thể giữ lâu được vài tuần

+ Bước 1: Sấy khô quả thể nấm: cắt lát quả thể nấm ở t 0 = 100 0 C – 105 0 C trong 2 – 3 giờ, đem ra cân Sau đó để vào sấy ở t 0 = 60 0 C – 80 0 C cho đến khi trọng lượng nấm không thay đổi

+ Bước 2: Xay nấm thành bột

+ Bước 3: Lấy 5 – 10g bột nấm cho vào bình tam giác, thêm 100ml dung dịch H2SO4 1%, khuấy đều sau đó để yên ở nhiệt độ phòng trong 30 phút

+ Bước 4: Đun nhẹ dung dịch trên đèn cồn trong 1 giờ

+ Bước 5: Lọc lấy dịch lọc để thử nghiệm với cả 2 loại thuốc thử Mayer và Dragendorff

- Kết luận thí nghiệm: Quan sát phản ứng, nếu có kết tủa theo quy định là có alcaloid

+ Đối với thuốc thử Mayer: Nếu có alcaloid sẽ xuất hiện kết tủa màu trắng hoặc màu vàng nhạt Lưu ý vì tủa tạo thành có thể hòa tan trở lại trong lượng thừa thuốc thử

+ Đối với thuốc thử Dragendorff: Nếu có alcaloid sẽ xuất hiện tủa màu cam – nâu

- Kết luận thí nghiệm: Quan sát phản ứng, nếu có kết tủa theo quy định là có alcaloid

+ Đối với thuốc thử Mayer: Nếu có alcaloid sẽ xuất hiện kết tủa màu trắng hoặc màu vàng nhạt Lưu ý vì tủa tạo thành có thể hòa tan trở lại trong lượng thừa thuốc thử

+ Đối với thuốc thử Dragendorff: Nếu có alcaloid sẽ xuất hiện tủa màu cam – nâu

Cho dịch chiết của bột nấm tác dụng với thuốc thử Mayer thì nhận thấy kết tủa vô định hình màu trắng ngà

+ Ống 1 (đối chứng): Dịch chiết với nước acid + thuốc thử Mayer

+ Ống 2: Dịch chiết với nước acid

+ Ống 3: Nước cất + thuốc thử Mayer

Hình 2.2.a: Định tính alcaloid với thuốc thử Mayer

Cho dịch chiết bột nấm Linh chi tác dụng với thuốc thử Dragendorff thì nhận thấy xuất hiện kết tủa màu cam- nâu ở dạng tủa bông và từ từ lắng xuống đáy ống nghiệm

+ Ống 1 (đối chứng): Dịch chiết với nước acid + thuốc thử Dragendorff + Ống 2: Dịch chiết với nước acid

+ Ống 3: Nước cất + thuốc thử Dragendorff

Hình 2.2.b: Định tính với thuốc thử Dragendorff

Kết quả thí nghiệm đối với các loại nấm được tìm thấy được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.2.a: Kết quả phản ứng của các loại nấm đối với 2 loại thuốc thử:

Chú thích: (+): dương tính với thuốc thử

(‒): âm tính với thuốc thử

Qua kết quả ở bảng trên chúng tôi nhận thấy:

- Đối với thuốc thử Mayer: Có 5 loài nấm cho kết quả dương tính đó là Ganoderma colossum, Ganoderma fulvellum, Ganoderma lucidum, Ganoderma ramosissmum, Ganoderma subresinosum Còn lại cho kết quả âm tính

- Đối với thuốc thử Dragendorff: Hầu hết các loại nấm đều cho kết quả dương tính, chỉ riêng 2 loại nấm Schizophyllum commune và Oudenasiella mucida cho kết quả âm tính

Như vậy, qua thí nghiệm trên chúng tôi thấy có 19 loài nấm có chứa alcaloid, 2 loài còn lại là Schizophyllum commune và Oudenasiella mucida không chứa alcaloid

2.2.2 Đị nh tính h ợ p ch ấ t saponin

Sapoin là một loại glycoside, có cấu trúc gồm 2 phần: phần đường gọi là glycon và phần không đường gọi là aglycon Sapoin có tính chất đặc trưng: khi hòa tan vào nước sẽ có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt của dung dịch và tạo nhiều bọt; làm vỡ hồng cầu Sapoin thường ở dạng vô định hình, có vị đắng Sapoin bị kết tủa bởi chì axetat, hidroxid barium, sulfat amonium nên lợi dụng tính chất này để cô lập sapoin [28, 29]

Sapoin trong nấm Linh chi có tác dụng: [28, 29]

+ Trị long đờm, chữa ho

+ Là chất phụ gia trong một số vắc xin

+ Tác dụng kháng viêm, chống khối u Để phát hiện sapoin trong nấm dược liệu thường tiến hành như sau:

- Dụng cụ: Tủ sấy, dao, cối xay, chén sứ, pipep, bếp điện

- Hóa chất: dung dịch cồn 70%

+ Bước 1: Sấy khô quả thể nấm: cắt lát quả thể nấm ở t 0 = 100 0 C – 105 0 C trong 2 – 3 giờ, đem ra cân Sau đó để vào sấy ở t 0 = 60 0 C – 80 0 C cho đến khi trọng lượng nấm không thay đổi

+ Bước 2: Xay nấm thành bột

+ Bước 3: Lấy 10g bột nấm đem ngâm với cồn 70% trong 24h rồi lọc + Bước 4: Cô dịch lọc bằng bếp điện để bốc hơi đến cạn khô, dùng cặn để làm các phản ứng định tính

+ Bước 5: Cho vào ống nghiệm 5ml nước nóng và 1g cặn nấm Lọc cho vào ống nghiệm 1,6 – 16cm, để nguội và thêm nước cho đủ 10ml, dùng ngón tay cái bịt miệng ống nghiệm và lắc mạnh theo chiều dọc ống nghiệm trong 1 phút (khoảng 30 lần lắc) Để yên ống nghiệm, quan sát lớp bọt và đánh giá kết quả: Bọt bền trong 15 phút: +

Kết luận thí nghiệm: Quan sát thí nghiệm, nếu lớp bọt tạo ra bền thì trong nấm có sapoin

- Dụng cụ: Tủ sấy, dao, cối xay, chén sứ, pipep, bếp điện

- Hóa chất: dung dịch cồn 70%, NaOH 0,1N, HCl 0,1N

Danh mục các loại nấm chứa các loại hoạt chất vừa thử nghiệm

Qua quá trình định tính các hoạt chất có trong các loại nấm thu thập được, kết hợp tham khảo các công trình nghiên cứu nấm của các tác giả đi trước, chúng tôi đưa ra bảng danh mục tổng hợp các hoạt chất và công dụng của các loại nấm đã thu thập được:

Bảng 2.3: Hoạt chất sinh học và công dụng có trong các loại nấm dược liệu

Tên nấm Hoạt chất Công dụng

1 Gamoderma amboinense Triterpenoid, Alcaloid, Giảm đau, ức chế kết dính tiểu cầu [1, 13]

Nấm có vị mặn, chuyên về gan và thận Có chứa hoạt chất polysaccharide có tác dụng chống khối u, tăng khả năng miễn dịch, ngăn cản sự phát triển của virut trong tế bào (P Stamets &

Axit hữu cơ Điều trị ung thư [6, 13]

4 Ganoderma colossum Triterpenoid , Axit hữu cơ…

Chứa 7 hợp chất colossolactones A-G (1-7) thuộc nhóm triterpenoid có tác dụng điều hòa sự nhiễm độc của tế bào, chống các tế bào ung thư cổ tử cung Hela, chống viêm nhiễm (Klein Watcher, Ngô Anh et al., 2001)

Tác dụng trong điều trị tim mạch, giúp bồi bổ cơ thể giống như nhâm sâm, xơ gan, giải độc trong cơ thể [7, 13]

Sapoin, Axit hữu cơ, Adenosin, Germanium, Điều trị một số bệnh: viêm gan B, ung thư biểu mô mũi-hầu, bệnh tiểu đường, các bệnh tăng huyết áp, tăng cholesterol máu (Li Wen Xhu et al., 2008) [6]

8 Ganoderma sinense Triterpenoid , Axit hữu cơ,…

Bảo vệ gan, ức chế tổng hợp cholesterol [20, 23]

9 Ganoderma ramosissmum Alcaloid, Triterpenoid , Có chứa các axid

44 axit hữu cơ… ganoderic A, B, D, H và hợp chất C6 có tác dụng làm giảm đau, ức chế sinh tổng hợp cholesterol (Lê Xuân Thám, Trịnh Tam Kiệt, 1995) Do có tính kháng sinh mạnh nên không được dùng quá liều, dùng liên tục phải kết hợp với nấm Tử chi để bồi bổ cơ thể [1]

Giải độc gan,ức chế kết dính tiểu cầu [1, 6, 13]

Axit hữu cơ, Alcaloid… Điều trị bệnh tim [6, 7]

Thư giãn cơ, giảm đau và ức chế kết dính tiểu cầu [6, 7]

Tác dụng chống khối u, chống virut, làm giảm mỡ máu, điều hòa áp suất máu, làm giảm đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường (Nguyễn Thị Chính et al, 1999) Điều trị ung thư [6, 7]

13 Ganoderma philippii Triterpenoid , Axit hữu cơ…

Có vị chua, có tác dụng bồi bổ cơ thể, giúp an thần, bảo vệ gan (Kleinwachter, Ngô Anh et al., 2001)

Axit hữu cơ Điều trị ung thư [6, 7]

15 Pycnoporus sanguineus Polysaccharide, Nucleic axit, Axit hữu cơ…

Chứa chất kháng sinh dùng để điều trị bệnh viêm nhiễm [20, 13]

16 Pycnoporus cinnabarius Axit hữu cơ, Sapoin,

Polysaccharide… Ức chế tổng hợp cholesterol, tăng sản xuất kháng thể [13, 20]

17 Phellinus pachyphloeus Polysaccharide, Axit hữu cơ,…

18 Phellinus rimosus Polysaccharide, Axit hữu cơ,…

Chống khối u, làm giảm lượng cholesterol huyết thanh, dùng làm thực phẩm [3, 12]

20 Schizophyllum commune Axit hữu cơ, Nucleic axit, Triterpenoid,…

Chống dị ứng, ức chế tổng hợp cholesterol [6, 7]

21 Oudenasiella mucida Axit hữu cơ, Vitamin,

Dùng làm thực phẩm, bồi bổ cơ thể [3, 12]

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

IV KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 Kết luận

Từ những kết quả thu được, đề tài rút ra một số kết luận sau:

- Thành phần nấm dược liệu ở xã Tiên Lãnh, huyện Tiên Phước, Quảng Nam tương đối đa dạng và phong phú Đến nay, chúng tôi đã xác định được 21 loài, 8 chi, 6 họ, 3 bộ Trong đó phổ biến nhất là nấm trong họ Ganodermataceae mà người dân địa phương hay gọi là nấm Lim xanh

- Thành phần hoạt tính trong các loại nấm dược liệu tại xã Tiên Lãnh, huyện Tiên Phước, Quảng Nam rất phong phú, đem lại hiệu quả chữa bệnh cao như: polysaccharides, triterpenoid, sapoin, adenosines, acid hữu cơ,…

- Khi tiến hành định tính các hoạt chất sinh học có trong nấm cho kết quả dương tính

- Khảo sát nhiều hơn tại các vùng núi ở tỉnh Quảng Nam để phân loại được nhiều loài nấm có giá trị dược liệu

- Tiến hành định tính và định lượng nhiều thành phần dược tính hơn nữa như triterpenoid, polysaccharides,…

- Triển khai kế hoạch nuôi trồng, bảo tồn các loài nấm dược liệu ở địa phương trong thời gian sắp tới tạo hướng phát triển mới cho nền kinh tế của tỉnh nhà

[1] Chủ nhiệm PGS TS Nguyễn Thượng Đông, cơ quan chủ trì Viện Dược liệu, 2005, “Nghiên cứu một số tác dụng sinh học của 3 loài nấm linh chi Ganoderma applanatum (Pers.) Pat.; G lobatum (Schw) Atk Vaf G lucidum (Leyss ex Fr) Karst theo hướng làm thuốc hỗ trợ điều trị ung thư và thuốc chống lão hóa”

[2] Trần Thị Lệ Minh, 2011, Giáo trình Hóa dược ứng dụng, Bộ môn công nghệ sinh học, Đại học Nông lâm TP.HCM

[3] Nguyễn Hữu Đống và Đinh Xuân Linh, 2000 Nấm ăn, nấm dược liệu – Công dụng và công nghệ nuôi trồng NXB Hà Nội

[4] Nguyễn Hữu Đống và Nguyễn Thị Sơn và Zani Federico, 2002 Cơ sở khoa học và công nghệ nuôi trồng NXB Nông nghiệp, Hà Nội

[5] Trần Hùng, 2004, Phương pháp nghiên cứu dược liệu Đai học Y dược TP.HCM

[6] Trương Thị Hòa, Trương Hương Lan, Hội thảo quốc tế sinh học, 2001,

“Nghiên cứu trích ly các hoạt chất sinh học từ nấm linh chi”

[7] Nguyễn Huỳnh Minh Quyên, Tạp chí công nghiệp thực phẩm,2002,

“Bước đầu nghiên cứu một số thành phần hóa học, hoạt tính sinh học Marker phân tử của một số chủng giống nấm linh chi”

[8] Phan Huy Dục, 1994, “Một số loài nấm hoang dại được dùng làm thực phẩm ở Việt Nam”

[9] Nguyễn Phước Nhuận, 2001 Giáo trình sinh hóa học, phần 1 NXB Đại học Quốc gia TP.HCM

[10] Lê Xuân Thám, 1996, “Nghiên cứu đặc điểm sinh học và đặc điểm hấp thu khoáng nấm Linh chi Ganoderma lucidum (Leyss: ex Fr) Karst”, Luận án phó tiến sĩ khoa học sinh học, Đại học khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội [11] Lê Xuân Thám, 1996 Nấm Linh chi – Dược liệu quý ở Việt Nam NXB Mũi Cà Mau

[12] Ngô Anh, Trần Đình Hùng, Nguyễn Thị Đoan Trang, Nguyễn Thị Bảo Trang, 2008, “Nghiên cứu sự đa dạng về giá trị tài nguyên của khu hệ nấm lớn ở

Thừa Thiên Huế và công nghệ nuôi trồng nấm dược liệu” Tạp chí Khoa học, Đại học Huế Số 14(48), trang 5-14

[13] Ngô Anh, Cao Đăng Nguyên, Trần Đình Hùng, 2007, “Nghiên cứu nấm dược liệu ở Thừa Thiên Huế” Báo cáo khoa học – Hội nghị toàn quốc 2007- Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống, Quy Nhơn, 10/08/2007

[14] Arichi D.S and Hagashi D.T, 2003, Linh chi nguyên chất và bệnh thời nay (Đoàn Sáng dịch) NXB Y học, Hà Nội

[15] Trịnh Tam Kiệt, 2011, “Nấm lớn Việt Nam” (tập 1), NXB Khoa học

Tự nhiên và Công nghệ

[16] Trịnh Tam Kiệt, 2012, “Nấm lớn Việt Nam” (tập 2), NXB Khoa học

Tự nhiên và Công nghệ

[17] Đoàn Suy Nghĩ, 2000, “Nghiên cứu tác dụng bảo vệ phóng xạ của một số chế phẩm từ nấm Linh chi Ganoderma lucidum trên chuột trắng dòng Swiss”, Luận án Tiến sĩ Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học quốc gia hà Nội, Hà Nội

[18] Trịnh Tam Kiệt và Lê Xuân Thám, 1995, “Những nghiên cứu về họ nấm Linh chi Ganodermataceae Donk ở Việt Nam”, Đại học quốc gia Hà Nội,

[19] Phạm Quang Thu, 1994, “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của nấm Lim Ganoderma lucidum ở vùng Đông Bắc Việt Nam”, Luận án PTS Khoa học sinh học, Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội

[20] Nguyễn Thị Chính, Kiều Thu Vân, Dương Đình Bi và Nguyễn Thị Đức Hiền, “Nghiên cứu một số hoạt chất sinh học và tác dụng chữa bệnh của nấm Linh chi”, Hội thảo quốc tế sinh học, 2001

[23] Đàm Nhuận, 1996, “Nghiên cứu thành phần loài và một số đặc điểm sinh học họ nấm Linh chi (Ganodermataceae donk) ở Việt Nam”, Luận án PTS Khoa học sinh học, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội

[24] Văn phòng thống kê xã Tiên Lãnh (2013), Niên giám thống kê xã Tiên Lãnh

[25] Luận án “Nghiên cứu đặc điểm sinh học và quá trình hấp thụ khoáng của nấm Linh chi Ganoderma lucidum (Leyss.ex Fr.) Karst bằng kĩ thuật hạt nhân, Lê Xuân Thám, 1996”

[26] Trịnh Tam Kiệt, Ngô Anh, 2001, “Ganodermatales,

Hymenochaetales”, “Danh lục các loài thực vật Việt Nam”, tập 1, trang 293-299 [28] Phan Huy Dục, 1996, Nấm Linh chi – nguồn dược liệu quý hiếm cần được bảo vệ và nuôi trồng

[21] http://idoc.vn/tai-lieu/gioi-nam.html

[27] http://www.vacne.org.vn/default.aspx?newsid69

VI PHỤ LỤC 1 PHIẾU GHI CHÉP SƠ BỘ

VII NHẬN XÉT CỦA CBHD

HÌNH ẢNH MỘT SỐ LOÀI NẤM DƯỢC LIỆU TẠI XÃ TIÊN LÃNH -

HUYỆN TIÊN PHƯỚC - TỈNH QUẢNG NAM

NHẬN XÉT CỦA CBHD

HÌNH ẢNH MỘT SỐ LOÀI NẤM DƯỢC LIỆU TẠI XÃ TIÊN LÃNH -

HUYỆN TIÊN PHƯỚC - TỈNH QUẢNG NAM

Ngày đăng: 18/05/2024, 14:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.2: Vị trí địa lý xã Tiên Lãnh, huyện Tiên Phước - NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ CÔNG DỤNG CỦA MỘT SỐ LOÀI NẤM DƯỢC LIỆU TẠI VÙNG NÚI TIÊN LÃNH, HUYỆN TIÊN PHƯỚC, TỈNH QUẢNG NAM
Hình 1.2 Vị trí địa lý xã Tiên Lãnh, huyện Tiên Phước (Trang 10)
Bảng 1.1: Địa điểm và vị trí thu mẫu - NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ CÔNG DỤNG CỦA MỘT SỐ LOÀI NẤM DƯỢC LIỆU TẠI VÙNG NÚI TIÊN LÃNH, HUYỆN TIÊN PHƯỚC, TỈNH QUẢNG NAM
Bảng 1.1 Địa điểm và vị trí thu mẫu (Trang 10)
Bảng 1.2 : Các hoạt chất sinh học và dẫn xuất trong nấm Linh chi: [22] - NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ CÔNG DỤNG CỦA MỘT SỐ LOÀI NẤM DƯỢC LIỆU TẠI VÙNG NÚI TIÊN LÃNH, HUYỆN TIÊN PHƯỚC, TỈNH QUẢNG NAM
Bảng 1.2 Các hoạt chất sinh học và dẫn xuất trong nấm Linh chi: [22] (Trang 18)
Bảng 1.3: Một số bài thuốc chữa bệnh của nấm Linh chi [3] - NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ CÔNG DỤNG CỦA MỘT SỐ LOÀI NẤM DƯỢC LIỆU TẠI VÙNG NÚI TIÊN LÃNH, HUYỆN TIÊN PHƯỚC, TỈNH QUẢNG NAM
Bảng 1.3 Một số bài thuốc chữa bệnh của nấm Linh chi [3] (Trang 22)
Bảng 2.1.b: Số lượng và tỉ lệ (%) các taxon trong 3 bộ - NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ CÔNG DỤNG CỦA MỘT SỐ LOÀI NẤM DƯỢC LIỆU TẠI VÙNG NÚI TIÊN LÃNH, HUYỆN TIÊN PHƯỚC, TỈNH QUẢNG NAM
Bảng 2.1.b Số lượng và tỉ lệ (%) các taxon trong 3 bộ (Trang 33)
Bảng 2.1.c: Số lượng và tỉ lệ (%) các taxon trong 3 bộ ở Tiên Phước và Huế - NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ CÔNG DỤNG CỦA MỘT SỐ LOÀI NẤM DƯỢC LIỆU TẠI VÙNG NÚI TIÊN LÃNH, HUYỆN TIÊN PHƯỚC, TỈNH QUẢNG NAM
Bảng 2.1.c Số lượng và tỉ lệ (%) các taxon trong 3 bộ ở Tiên Phước và Huế (Trang 34)
Hình 2.1.b:Ganoderma applanatum (Cổ Linh chi) - NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ CÔNG DỤNG CỦA MỘT SỐ LOÀI NẤM DƯỢC LIỆU TẠI VÙNG NÚI TIÊN LÃNH, HUYỆN TIÊN PHƯỚC, TỈNH QUẢNG NAM
Hình 2.1.b Ganoderma applanatum (Cổ Linh chi) (Trang 37)
Hình 2.1.a: Ganoderma lucidum (nấm Linh chi) - NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ CÔNG DỤNG CỦA MỘT SỐ LOÀI NẤM DƯỢC LIỆU TẠI VÙNG NÚI TIÊN LÃNH, HUYỆN TIÊN PHƯỚC, TỈNH QUẢNG NAM
Hình 2.1.a Ganoderma lucidum (nấm Linh chi) (Trang 37)
Hình 2.1.c:Ganoderma fulvellum (Tử chi) - NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ CÔNG DỤNG CỦA MỘT SỐ LOÀI NẤM DƯỢC LIỆU TẠI VÙNG NÚI TIÊN LÃNH, HUYỆN TIÊN PHƯỚC, TỈNH QUẢNG NAM
Hình 2.1.c Ganoderma fulvellum (Tử chi) (Trang 38)
Hình 2.1.g:Ganoderma ramosissimum (Xích chi) - NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ CÔNG DỤNG CỦA MỘT SỐ LOÀI NẤM DƯỢC LIỆU TẠI VÙNG NÚI TIÊN LÃNH, HUYỆN TIÊN PHƯỚC, TỈNH QUẢNG NAM
Hình 2.1.g Ganoderma ramosissimum (Xích chi) (Trang 39)
Hình 2.1.e:Ganoderma colossum (Hoàng chi) - NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ CÔNG DỤNG CỦA MỘT SỐ LOÀI NẤM DƯỢC LIỆU TẠI VÙNG NÚI TIÊN LÃNH, HUYỆN TIÊN PHƯỚC, TỈNH QUẢNG NAM
Hình 2.1.e Ganoderma colossum (Hoàng chi) (Trang 39)
Hình 2.1.f:Ganoderma subresinosum (Hắc chi) - NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ CÔNG DỤNG CỦA MỘT SỐ LOÀI NẤM DƯỢC LIỆU TẠI VÙNG NÚI TIÊN LÃNH, HUYỆN TIÊN PHƯỚC, TỈNH QUẢNG NAM
Hình 2.1.f Ganoderma subresinosum (Hắc chi) (Trang 39)
Hình 2.2.a: Định tính alcaloid với thuốc thử Mayer - NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ CÔNG DỤNG CỦA MỘT SỐ LOÀI NẤM DƯỢC LIỆU TẠI VÙNG NÚI TIÊN LÃNH, HUYỆN TIÊN PHƯỚC, TỈNH QUẢNG NAM
Hình 2.2.a Định tính alcaloid với thuốc thử Mayer (Trang 42)
Bảng 2.2.a: Kết quả phản ứng của các loại nấm đối với 2 loại thuốc thử: - NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ CÔNG DỤNG CỦA MỘT SỐ LOÀI NẤM DƯỢC LIỆU TẠI VÙNG NÚI TIÊN LÃNH, HUYỆN TIÊN PHƯỚC, TỈNH QUẢNG NAM
Bảng 2.2.a Kết quả phản ứng của các loại nấm đối với 2 loại thuốc thử: (Trang 43)
Hình 2.2.c: Thử nghiệm tính tạo bọt - NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ CÔNG DỤNG CỦA MỘT SỐ LOÀI NẤM DƯỢC LIỆU TẠI VÙNG NÚI TIÊN LÃNH, HUYỆN TIÊN PHƯỚC, TỈNH QUẢNG NAM
Hình 2.2.c Thử nghiệm tính tạo bọt (Trang 46)
Bảng 2.2.b: Kết quả phản ứng của các loại nấm đối với thí nghiệm tạo bọt - NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ CÔNG DỤNG CỦA MỘT SỐ LOÀI NẤM DƯỢC LIỆU TẠI VÙNG NÚI TIÊN LÃNH, HUYỆN TIÊN PHƯỚC, TỈNH QUẢNG NAM
Bảng 2.2.b Kết quả phản ứng của các loại nấm đối với thí nghiệm tạo bọt (Trang 47)
Hình 2.2.d: Định tính axit hữu cơ - NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ CÔNG DỤNG CỦA MỘT SỐ LOÀI NẤM DƯỢC LIỆU TẠI VÙNG NÚI TIÊN LÃNH, HUYỆN TIÊN PHƯỚC, TỈNH QUẢNG NAM
Hình 2.2.d Định tính axit hữu cơ (Trang 49)
Bảng 2.2.c: Kết quả phản ứng của các loại nấm đối với thí nghiệm định tính  axit hữu cơ - NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ CÔNG DỤNG CỦA MỘT SỐ LOÀI NẤM DƯỢC LIỆU TẠI VÙNG NÚI TIÊN LÃNH, HUYỆN TIÊN PHƯỚC, TỈNH QUẢNG NAM
Bảng 2.2.c Kết quả phản ứng của các loại nấm đối với thí nghiệm định tính axit hữu cơ (Trang 49)
Bảng 2.3: Hoạt chất sinh học và công dụng có trong các loại nấm dược liệu - NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ CÔNG DỤNG CỦA MỘT SỐ LOÀI NẤM DƯỢC LIỆU TẠI VÙNG NÚI TIÊN LÃNH, HUYỆN TIÊN PHƯỚC, TỈNH QUẢNG NAM
Bảng 2.3 Hoạt chất sinh học và công dụng có trong các loại nấm dược liệu (Trang 50)
6  Hình dạng: - NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ CÔNG DỤNG CỦA MỘT SỐ LOÀI NẤM DƯỢC LIỆU TẠI VÙNG NÚI TIÊN LÃNH, HUYỆN TIÊN PHƯỚC, TỈNH QUẢNG NAM
6 Hình dạng: (Trang 58)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN