MỤC LỤC
Trên cơ sở phân tích các chất có hoạt tính sinh học cao của của một số loài thuộc họ Coriolaceae, Ganodermataceae và Lentinaceae sẽ nghiên cứu xác định qui trình công nghệ chiết suất một số chất có tác dụng dược liệu. Năm 1995, Trịnh Tam Kiệt và Lê Xuân Thám báo cáo “Những nghiên cứu về họ nấm Linh chi Ganodermataceae Donk ở Việt Nam” [18], tác giả đã nêu danh lục 43 loài nấm Linh chi, trong đó có 10 loài mới ghi nhận cho lãnh thổ Việt Nam và biên soạn chuyên san “Nấm Linh chi Ganodermataceae Donk – nguồn dược liệu quý ở Việt Nam”. “Nghiên cứu họ nấm linh chi (Ganodermataceae) ở Thừa Thiên Huế” gồm 35 loài thuộc 2 chi Ganoderma và Amauroderma, trong đó 10 loài mới ghi nhận cho khu hệ nấm Việt Nam; Nguyễn Thị Chính, Kiều Thu Vân, Dương Đình Bi và Nguyễn Thị Đức Hiền báo cáo “Nghiên cứu một số hoạt chất sinh học và tác dụng chữa bệnh của nấm Linh Chi (Ganoderma lucidum)” [20].
Dorfelt đã công bố “Những dẫn liệu bổ sung về thành phần loài và hoá các hợp chất tự nhiên của khu hệ nấm Việt Nam” [14], trong đó các tác giả đã công bố 65 loài mới của khu hệ nấm Việt Nam và thông báo về các hợp chất tự nhiên được nghiên cứu ở 25 loài nấm Việt Nam, trong đó hơn 10 cấu trúc mới về các hợp chất tự nhiên ở nấm Việt Nam đã được xác định cho khoa học. Một số loài thuộc họ Coriolaceae được sử dụng trong công nghệ dược phẩm, chúng được dùng để tinh chế một số dược phẩm như: loài Lariciformes officinalis từ xưa được dùng để chiết agaricin một dược phẩm dùng chữa một số bệnh như bệnh Lao, và được dùng làm thuốc nhuận tràng, chất thay thế cho quinine; Trametes vericolor, Pycnoporus sanguineus có chứa chất kháng sinh, vì vậy nhân dân một số nơi dùng chữa bệnh thối tai. Gần đây (2005), nhóm nghiên cứu của Lê Thị Mai Hương và các cộng sự đã nghiên cứu các hoạt chất từ một số loài nấm lớn, đã tách, tinh sạch và dặc trưng tính chất của laccase từ Agarius blazei được nhân nuôi trên môi trường MEA.
Tóm lại đã có một số nhà khoa học trong và ngoài nước tham gia nghiên cứu về các loài nấm thuộc các họ Coriolaceae, Ganodermataceae và Lentinaceae Bắc Trung Bộ chủ yếu về điều tra đa dạng sinh học, còn về mặt hóa học, hoạt tính sinh học còn rất ít. Do vậy, nghiên cứu các loài này theo hướng phân tích thành phần hóa học và sàng lọc các chất có hoạt tính sinh học ứng dụng cho ngành dược và thực phẩm chức năng, phục vụ sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân là việc làm cần thiết. Những tổng kết về vai trò sinh dược học của nhóm polysaccharide ở các loài nấm Linh chi đã được giới thiệu tại Hội thảo Bắc Kinh với các báo cáo của các tác giả Đài Loan, Trung Quốc, Hoa Kỳ:[10].
Năm 1994, Byong Kak Kim tiến hành lai hệ sợi nấm bằng phương pháp dung hợp Protoplast giữa chủng G.lucidum và G.applanatum, thậm chí với cả nấm hương (Lentinus edodes), qua đó tăng cường hoạt tính chống khối u sarcom 180 của các phức polysaccharide- protein tăng lên đáng kể. Lei L.S và Lin L.B (1993) đã chứng minh hoạt tính tăng sinh tổng hợp IL- 2 (Interleukine-2) và hoạt tính ADN polymeraza ở chuột già tuổi bởi polysaccharide, càng soi sáng thêm khả năng trẻ hóa, tăng tuổi thọ của các nấm Linh chi. Các nghiên cứu này được củng cố để có kết quả trị liệu cho các bệnh nhân cao huyết áp, nhiễm mỡ xơ mạch, bệnh mạch vành tim…Hầu hết các bệnh nhân có chuyển biến tốt sau một vài tuần, huyết áp ổn định dần, không xảy ra các tác dụng phụ như các loại thuốc.
Bằng việc kết hợp các phương pháp xạ trị, hóa trị, giải phẫu với trị liệu nấm trên các bệnh nhân ung thư phổi, ung thư vú và ung thư dạ dày có thể kéo dài thời gian sống trên 5 năm cao hơn nhóm không dùng nấm. Nhiều thông tin ở Đài Loan cho biết nếu dùng nấm Linh chi trồng trên gỗ long não điều trị cho các bệnh nhân ung thư cổ tử cung đạt kết quả tốt- khối u tiêu biến hoàn toàn [10]. Để khảo sát khả năng kháng HIV của các hợp chất trong nấm Linh chi, người ta đã sử dụng dịch chiết từ quả thể trong thử nghiệm kháng virut HIV – 1 trên các tế bào lipho T ở người.
Do đó, nhiều quốc gia đã đưa Linh chi vào phác đồ điều trị tạm thời, nhằm tăng cường khả năng miễn dịch và nâng đỡ thể trạng cho các bệnh nhân trong khi AZT, DDI, DDC còn rất hiếm và đắt [10]. Địa hình đồi núi chiếm hơn 50% diện tích trong toàn xã, phân bố chủ yếu ở phía Tây, Nam, Bắc của xã, gồm chủ yếu là rừng tự nhiên sản xuất và rừng trồng sản xuất, còn lại là đồi núi chưa sử dụng.
Chính vì thế, tính hòa tan của các alcaloid đóng vai trò quan trọng trong việc li trích alcaloid ra khỏi nguyên liệu và trong kỉ nghệ dược phẩm điều chế dạng thuốc để uống.[5, 9]. Alcaloid là những chất có hoạt tính sinh học, nhiều ứng dụng trong ngành y dược và nhiều chất rất độc. Để phát hiện alcaloid trong nấm dược liệu thường được tiến hành với các cách thử gồm 2 thí nghiệm sau: [2].
Thu hỗn hợp 2 dung dịch này lại để yên trong tủ lạnh 50C sẽ thấy kết tủa màu sậm xuất hiện và tan trở lại, lọc và thêm nước cho đủ 100ml. Cho dịch chiết của bột nấm tác dụng với thuốc thử Mayer thì nhận thấy kết tủa vô định hình màu trắng ngà. Cho dịch chiết bột nấm Linh chi tác dụng với thuốc thử Dragendorff thì nhận thấy xuất hiện kết tủa màu cam- nâu ở dạng tủa bông và từ từ lắng xuống đáy ống nghiệm.
- Đối với thuốc thử Mayer: Có 5 loài nấm cho kết quả dương tính đó là Ganoderma colossum, Ganoderma fulvellum, Ganoderma lucidum, Ganoderma ramosissmum, Ganoderma subresinosum. - Đối với thuốc thử Dragendorff: Hầu hết các loại nấm đều cho kết quả dương tính, chỉ riêng 2 loại nấm Schizophyllum commune và Oudenasiella mucida cho kết quả âm tính. Như vậy, qua thí nghiệm trên chúng tôi thấy có 19 loài nấm có chứa alcaloid, 2 loài còn lại là Schizophyllum commune và Oudenasiella mucida không chứa alcaloid.
Sapoin có tính chất đặc trưng: khi hòa tan vào nước sẽ có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt của dung dịch và tạo nhiều bọt; làm vỡ hồng cầu. Sapoin bị kết tủa bởi chì axetat, hidroxid barium, sulfat amonium nên lợi dụng tính chất này để cô lập sapoin. Lọc cho vào ống nghiệm 1,6 – 16cm, để nguội và thêm nước cho đủ 10ml, dùng ngón tay cái bịt miệng ống nghiệm và lắc mạnh theo chiều dọc ống nghiệm trong 1 phút (khoảng 30 lần lắc).
+ Bước 6: Lắc mạnh theo chiều ống nghiệm trong 1 phút và để yên, quan sát các cột bọt trong cả 2 ống nghiệm. Kết luận thí nghiệm: Nếu cột bọt trong cả 2 ống nghiệm cao ngang nhau và bền như nhau thì sơ bộ xác định là có sapoin triterpenoid. Qua kết quả ở bảng trên chúng tôi nhận thấy: Phần lớn các loại nấm tìm được đều có sapoin, chỉ có Pycnoporus sanguineus, Schizophyllum commune và Oudenasiella mucida tạo bọt nhưng không bền nên sơ bộ xác định là không có sapoin.