1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HOA DẠ YẾN THẢO (PENTUNIA HYBRID) DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA KỸ THUẬT BẤM NGỌN TẠI THÀNH PHỐ TAM KỲ - QUẢNG NAM

51 2 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 2,35 MB

Nội dung

Kỹ Thuật - Công Nghệ - Nông - Lâm - Ngư - Kiến trúc - Xây dựng TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA: LÝ – HÓA - SINH ---------- NGUYỄN THỊ SINH NHẬT NGHIÊN CỨU SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HOA DẠ YẾN THẢO (PENTUNIA HYBRID) DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA KỸ THUẬT BẤM NGỌN TẠI THÀNH PHỐ TAM KỲ - QUẢNG NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Quảng Nam, tháng 5 năm 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ học vị nào. Mọi sự giúp đỡ việc hoàn thành luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc. Tác giả khóa luận Nguyễn Thị Sinh Nhật LỜI CẢM ƠN Qua 4 năm học tại trường Đại Học Quảng Nam, dưới sự dìu dắt tận tình của Ban giám hiệu trường Đại Học Quảng Nam, khoa Lí – Hóa – Sinh nhất là các thầy cô giáo trong các bộ môn. Đặc biệt là các thầy cô giáo trong bộ môn sinh học đã tạo điều kiện cho em thực hiện tốt khóa luận này. Quý thầy cô giáo trong các bộ môn đã giảng dạy và truyền đạt cho em những kiến thức cơ bản, nâng cao và những kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tập và làm đề tài. Qua đây em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cô giáo Ths. Triệu Thy Hòa là người đã định hướng và chỉ dạy tận tình cho em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã ủng hộ, động viên và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập. Do còn hạn hẹp về kiến thức, kinh nghiệm nên khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo, bạn bè để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn Tam Kỳ, ngày tháng 5 năm 2017 Sinh viên thực hiệ n Nguyễn Thị Sinh Nhật DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CT : Công thức NXB : Nhà Xuất Bản Ttb : Nhiệt độ trung bình Tmin : Trung bình nhỏ nhất Tmax : Trung bình lớn nhất SN : Số ngày R : Tổng lượng mưa trung bình Atb : Ẩm độ trung bình Amin : Ẩm độ nhỏ nhất KKL : Không khí lạnh UBND : Uỷ ban nhân dân DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên Trang 1.1 Diễn biến khí hậu thời tiết vụ Đông Xuân 2016 – 2017 tại Tam Kỳ 5 2.1 Sơ đồ thí nghiệm 16 3.1 Động thái ra lá của hoa Dạ Yến Thảo ở các công thức thí nghiệm 19 3.2 Động thái ra nhánh cấp 1 của hoa Dạ Yến Thảo ở các công thức thí nghiệm 21 3.3 Động thái ra nhánh cấp 2 qua các ngày theo dõi 23 3.4 Ảnh hưởng của các giai đoạn xử lý bấm ngọn đến động thái ra hoa của hoa Dạ Yến Thảo 25 3.5 Ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật bấm ngọn đến tỷ lệ cây ra hoa 27 3.6 Ảnh hưởng kỹ thuật xử lý bấm ngọn đến độ bền của hoa Dạ Yến Thảo 28 3.7 Ảnh hưởng kỹ thuật xử lý bấm ngọn đến đường kính của hoa Dạ Yến Thảo 29 DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ Số hiệu Tên hình và biểu đồ Trang 3.1 Động thái ra lá của hoa Dạ Yến Thảo ở các công thức thí nghiệm 20 3.2 Động thái ra nhánh cấp 1 qua các ngày theo dõi 22 3.3 Động thái ra nhánh cấp 2 của hoa Dạ Yến Thảo ở các công thức thí nghiệm 24 3.4 Ảnh hưởng của các giai đoạn xử lý bấm ngọn đến động thái ra hoa của hoa Dạ Yến Thảo 26 2 Hoa Dạ Yến Thảo bắt đầu nở ở các công thức 27 3 Hình ảnh hoa Dạ Yến Thảo nở đều 29 4 Hình ảnh hoa Dạ Yến Thảo mới nở 31 1 Phần 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Ngay từ thời xa xưa, ông cha ta đã biết cách sử dụng hoa để trang trí làm đẹp cho cuộc sống. Xã hội ngày nay càng phát triển thì nhu cầu sử dụng hoa trong cách dịp lễ hội, các bữa tiệc, nhu cầu hoa trang trí ngày càng cao. Bước vào thế kỷ 21, con người đã có những đòi hỏi mới về chất lượng cuộc sống: Ngon với thức ăn bổ dưỡng hơn, đẹp với những tiện nghi vật chất và tinh thần phong phú hơn. Vì yêu cầu ăn ngon, sống đẹp ngày càng được xem trọng cho nên Hoa - Cây cảnh đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong mọi sinh hoạt, trong đời sống nhân dân ta và nó mang truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam. Xã hội đô thị hóa đất chật người đông với những người yêu thích cây xanh thì việc có một mảnh đất vườn để trồng cây thì thật là khó khăn. Vì vậy việc tận dụng ban công để trồng hoa quả thật là ý kiến sáng suốt. Hoa chậu gắn với đời sống con người, mang lại cảm giác sinh động, thoải mái, hoa còn mang đến một không gian xanh cho những không gian với diện tích nhỏ, hẹp. Những năm gần đây hoa Dạ Yến Thảo mới được phát triển mạnh ở nước ta, Dạ Yến Thảo là một loài hoa đẹp, hiện là một trong số các loài hoa phổ biến trong trang trí ban công. Dạ Yến Thảo là một trong những loại hoa nhập nội lạ, hấp dẫn vì vẻ đẹp kiêu sa về màu sắc, mùi hương và hình dáng cũng như độ bền của hoa, hoa Dạ Yến Thảo khoe sắc với rất nhiều màu, nhiều hoa nở cùng và tập trung, mỗi đợt hoa nở kéo dài 3 đến 4 tháng. Loại hoa này có thể dùng để trang trí trước cổng, trang trí ban công hay để trong công viên, quán cà phê, công sở rất đẹp và tuyệt vời. Đến nay quy trình sản xuất hoa Dạ Yến Thảo ở Quảng Nam nói riêng và các tỉnh miền Trung nói chung, mới có một số tác giả quan tâm nghiên cứu nhưng chưa nhiều lắm. Cây thích hợp với điều kiện độ ẩm vừa phải, có thể sống trong điều kiện hơi khô, không thích ứng với điều kiện ngập úng. Quảng Nam là tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm trên 25 0 C, lượng mưa trung bình hàng năm đạt 200 - 250mm với hơn 70 tập trung vào 3 tháng mùa mưa (tháng 10, 11 2 và 12). Đây cũng là một trong những hạn chế, tuy nhiên vẫn có khả năng phát triển trồng hoa Dạ Yến Thảo trong chậu vụ Đông Xuân. Việc tận dụng các nguyên liệu sẵn có tại địa phương (Tam Kỳ) và sử dụng phương pháp bấm ngọn - một trong những biện pháp kỹ thuật ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng, phát triển và chất lượng của giống, nhằm để rút ngắn thời gian sinh trưởng giảm bớt chi phí đầu tư và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.21 Xuất phát từ những nhu cầu thực tiễn của cuộc sống, để nâng cao giá trị thẩm mĩ và giá trị kinh tế cũng như phát triển triển vọng nghề trồng hoa Dạ Yến Thảo trong chậu tại Quảng Nam, tôi tiến hành thực hiện đề tài:” Nghiên cứu sự sinh trưởng và phát triển của hoa Dạ Yến Thảo (Pentunia hybrid) dưới tác động của kỹ thuật bấm ngọn tại thành phố Tam Kỳ - Quảng Nam”. 1.2. Mục tiêu của đề tài - Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống hoa Dạ Yến Thảo ở Tam Kỳ - Quảng Nam. - Xác định được thời gian, chiều cao và số lá trên thân cây thích hợp tiến hành bấm ngọn trên giống hoa Dạ Yến Thảo để đem lại năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao tại thành phố Tam Kỳ - Quảng Nam. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng - Giống hoa Dạ Yến Thảo đơn. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Địa điểm: Đề tài được thực hiện tại vườn thực nghiệm Sinh học - BVTV của trường ĐH Quảng Nam, thành phố Tam Kỳ - Quảng Nam. - Thời gian: Từ tháng 102016 đến tháng 42017. 1.4. Phương pháp nghiên cứu 1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập và tổng hợp các thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu 1.4.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm - Chọn giống. 3 - Chọn giá thể và làm đất. - Chọn chậu trồng. - Kỹ thuật trồng. - Bố trí thí nghiệm. - Kỹ thuật chăm sóc. 1.4.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu - Chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển. - Chỉ tiêu sinh sản. 1.4.4. Phương pháp xử lý số liệu - Theo phương pháp thống kê sinh học bằng phần mềm excel và Statictis 10,0 phù hợp với nội dung nghiên cứu. 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1.5.1 Ý nghĩa khoa học - Trên cơ sở đánh giá ảnh hưởng của kỹ thuật bấm ngọn đến thời gian, khả năng ra nụ và nở hoa của cây hoa Dạ Yến Thảo để xác định được kỹ thuật bấm ngọn thích hợp nhất tiến hành xử lý bấm ngọn - Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo trong nghiên cứu hoa nói chung và hoa Dạ Yến Thảo nói riêng, trong công tác nghiên cứu nhập nội giống và xây dựng một hệ thống kỹ thuật canh tác trồng hoa Dạ Yến Thảo nhằm nâng cao chất lượng hoa phục vụ cho tiêu dùng nội địa. 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài - Làm phong phú hơn danh mục các loài hoa nhập nội có thể trồng ở Quảng Nam. Tìm được cách bấm ngọn thích hợp giúp giảm thời gian trồng, nâng cao chất lượng đồng thời giảm chi phí đầu tư. - Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần hoàn thiện quy trình kỹ thuật bấm ngọn cây hoa Dạ Yến Thảo nhằm nâng cao thu nhập cho người sản xuất. Đồng thời tăng độ bền của hoa để phục vụ tốt hơn cho người chơi hoa. 4 Phần 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Vị trí địa lý và điều kiện khí hậu thời tiết tại thành phố Tam Kỳ. 1.1.1. Vị trí địa lý Thành phố Tam Kỳ có 100.26 km² diện tích tự nhiên và 148.000 nhân khẩu (2014), gồm 13 đơn vị hành chính là: 9 phường: An Mỹ, An Phú, An Sơn, An Xuân, Hòa Hương, Hòa Thuận, Phước Hòa, Tân Thạnh, Trường Xuân và 4 xã: Tam Ngọc, Tam Phú, Tam Thăng, Tam Thanh. Địa giới hành chính thành phố Tam Kỳ: phía bắc giáp huyện Thăng Bình và huyện Phú Ninh, phía nam giáp huyện Núi Thành, phía tây giáp huyện Phú Ninh, phía đông giáp biển Đông.23 1.1.2. Khí hậu, thời tiết của thành phố Tam Kỳ vụ Đông Xuân năm 2016 – 2017 Tam Kỳ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, chỉ có 2 mùa là mùa mưa và mùa khô, chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh miền Bắc. Nhiệt độ trung bình năm 25,6o C, mùa đông nhiệt độ vùng đồng bằng có thể xuống dưới 12 o C và nhiệt độ vùng núi thậm chí còn thấp hơn. Độ ẩm trung bình trong không khí đạt 84, số giờ nắng trung bình trong ngày là 5 - 9 giờ. Lượng mưa trung bình 200 - 250 mm. Mùa mưa thường kéo dài từ tháng 10 đến tháng 12, mùa khô kéo dài từ tháng 2 đến tháng 8, tháng 1 và tháng 9 là các tháng chuyển tiếp với đặc trưng là thời tiết hay nhiễu loạn và khá nhiều mưa. Trong đó 3 tháng 10, 11 và 12 âm lịch có nhiệt độ trung bình ban ngày la 23 – 280 C, ban đêm là 18 – 24 0 C, độ ẩm trung bình là 85. Như vậy với khí hậu thời tiết tại Tam Kỳ có triển vọng trồng hoa Dạ Yến Thảo trong chậu từ tháng 10-1 âm lịch. 24 Khí hậu thời tiết là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu sâu bệnh và khả năng cho năng suất của cây trồng. Mỗi loại cây trồng chỉ sinh trưởng phát triển tốt trong một điều kiện khí hậu nhất định. Chính vì vậy tôi tiến hành tìm hiểu điều kiện khí hậu thời tiết vụ Đông Xuân 2016 – 2017. 5 Diễn biến của khí hậu thời tiết vụ Đông Xuân 2016 - 2017 ở thành phố Tam Kỳ được thể hiện qua bảng sau: Bảng 1.1. Diễn biến khí hậu thời tiết vụ Đông Xuân 2016 – 2017 tại Tam Kỳ Th án g Nhiệt độ (0 C) Mưa Độ ẩm không khí () Số giờ nắng Lượng nước bốc hơi (mm) T o TB T o max T o min Số ngày Lượng mưa (mm) ATB Amin 10 20,9 23,9 18,8 19 124,1 93 66 49 22,7 11 18,3 22,1 15,6 18 86,4 91 38 61 34,4 12 22,4 26,8 19,5 25 24,8 91 57 121 42,1 1 27,3 34,2 23,6 7 26,2 86 43 142 78,3 Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn thành phố Tam Kỳ Trong tháng 102017, nhiệt độ thấp nhất 18,8o C cao nhất 23,9o C, trung bình 20,9o C, độ ẩm trung bình 93, số giờ nắng 49, có 19 ngày mưa, lượng mưa 124,1 mm. Trong tháng 112017, Tam Kỳ vào các ngày 25 - 27 có nhiệt độ thấp 16o C. Nhiệt độ cao nhất 22,1o C, thấp nhất 15,6o C, nhiệt độ trung bình 18,3o C, độ ẩm trung bình 91, có 18 ngày mưa, lượng mưa 86,4 mm, số giờ nắng 61. Trong tháng 122017. Nhiệt độ thấp nhất 19,5 o C, cao nhất 26,8o C, trung bình 22,1 o C, ẩm độ trung bình 91, có 24,8 ngày mưa với lượng mưa 24,8 mm, số giờ nắng 121 giờ. Trong tháng 12017, thành phố Tam Kỳ vào các ngày 13 - 141 xuất hiện nắng nóng, gay gắt trên diện rộng, nhiệt độ cao nhất lên đến 39 - 40 o C. Nhiệt độ trung bình thấp nhất 23,6o C, cao nhất 34,2o C, nhiệt độ trung bình 27,3 o C, độ ẩm 86, có 7 ngày mưa, lượng mưa 26,2 mm, số giờ nắng 142 giờ. Nhìn chung, khí hậu thời tiết trong vụ Đông Xuân 2016 - 2017 tại Tam Kỳ chưa thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng. 1.2. Sơ lược về cây hoa Dạ Yến Thảo 6 1.2.1. Nguồn gốc và phân loại của cây hoa Dạ Yến Thảo Dạ Yến Thảo có nguồn gốc từ Nam Mỹ, hiện nay Dạ Yến Thảo được trồng phổ biến khắp thế giới với hàng trăm giống loài khác nhau. Dạ Yến Thảo có tên khoa học làm Pentunia hybrida . Ở Việt Nam Dạ Yến Thảo còn được gọi với các tên khác nhau như Dã yên, Dã yến thảo, Mẫu đơn linh chi, Mẫu đơn tây, Loa kèn ngắn. Giới: Thực vật Giới phụ: Tracheobionta Ngành: Mognoliophyta Ngành phụ: Spermatophyta Lớp: Mag noliopsida Lớp phụ: Asteridae Bộ: Solanaceae Giống: Pentunia Tên khoa học : Pentunia hybrid Tên thông thường: Pentunia Tên tiếng việt : Dạ Yến Thảo  Theo cấu tạo hình thái hoa chia làm hai loại. - Dạ Yến Thảo kép: Thân bụi dạng leo, kích thước hoa lớn với nhiều cánh (grandiflora), đường kính của hoa có thể lên đến 13cm. - Dạ Yến Thảo đơn: Cây bụi có rất nhiều hoa nhưng cánh hoa chỉ có một lớp (mulitflora). Đường kính của hoa khoảng 5 – 7,5 cm, dễ trồng, dễ chăm sóc và ít bị các loại côn trùng, bệnh hại tấn công hơn hoa Dạ Yến Thảo kép. 1 Các loại hoa Dạ Yến Thảo: Grandifloas: Hoa có kích thước lớn, nhiều hoa có đường kính lên đến 12,5cm, gồm cả dạng hoa đơn và hoa kép. Một vài giống có cánh hoa đơn gợn sóng hoặc viền, thân leo có xu hướng lan rộng xung quanh. Do hoa lớn, nhiều và thường úp xuống nên dễ bị thối trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, nhất là ở địa bàn thành phố Tam Kỳ nên phải chăm sóc kỹ. Những giống hoa Grandifloas phổ biến: Supercascade, Super margic, Ultra, Storm và Falcon. 2 7 Multifloas: Hoa có kích thước nhỏ, số lượng hoa trên cây lớn và hoa có đường kính 5- 7,5cm, gồm cả dạng hoa đơn và hoa kép. Multifloas có sức sống mạnh mẽ, khả năng thích ứng rộng, chịu được nhiệt độ cao lẫn sương giá, kháng được bệnh thối cánh hoa. Một vài giống hoa đơn có cánh gợn song hoặc viền, thân leo có xu hướng lan rộng ra xung quanh. Những giống hoa Multifloas phổ biến cho hoa đẹp như Carpet, primetime, Heavenly Lavender. Floribundas: Đây là dạng hoa trung gian giữa Grandifloas và Multifloas. Nhóm này có số lượng hoa lớn và kích thước hoa trung bình như nhóm Multifloas. Một số dạng hoa phổ biến như Celebrity, Madness, Double Maness. Mullifloas: Cây nhỏ, dạng bụi rậm rạp, cho nhiều hoa có đường kính từ 2,5-3,5cm loại này thích hợp trồng trên các ủ đất hay các chậu leo. Fantasy là một dạng trong nhóm này. Spreading Petunias: Loại hoa này phát triển chậm nhưng tán có thể trải rộng từ 0,9 đến 1,2m. Hoa có nhiều màu sắc thích hợp để trồng ở bồn hoa, cửa sổ hoặc các giỏ treo. Spreading Petunias chịu được khô khan và rất dễ trồng. Các dạng phổ biến trong nhóm này là Purple Wave và Laura Bush.13 1.2.2. Đặc điểm thực vật học của cây hoa Dạ Yến Thảo Dạ Yến Thảo là cây thảo sống hàng năm, cây cao 15 - 20cm. Thân có lông mịn bao quanh, phân nhánh từ các nách lá thật, một nách có thể phân nhiều nhánh. Lá đơn, mọc đối hay luân phiên, mặt trên và mặt dưới của lá có phủ lớp lông mịn, lá hình oval, mềm mại, mép nguyên có răng cưa. Hoa cô độc, mọc trên một cọng dài 2 - 3cm, đài hoa cao 1,5 - 2,5cm. Hoa lưỡng tính gồm 5 tiểu nhụy gắn ở phần dưới của ống vành. Nang hủy ngăn thành 2 mảnh, hạt nhiều và rất nhỏ. Hoa Dạ Yến Thảo nguyên thủy có hình phiễu, tuy nhiên sự lai tạo đã có nhiều dạng hoa khác nhau như: hoa cánh đơn, hoa cánh kép với mép có viền và gợn sóng, mép dms hình cung cong nhọn ở giữa. Màu sắc hoa có thể thay đổi từ tía đến trắng, tía đến tím, tím đến cam, tím đến tím nhạt. Đặc biệt nhiều loại Dạ Yến Thảo trắng thuần khiết hay xanh pha lơ hỏi tím ( màu hoa oải hương ) có mùi thơm dịu. Hoa Dạ Yến Thảo thuộc loại hình sinh trưởng 8 vô hạn, giai đoạn ngủ nghỉ bắt buộc khi lá rụng hết. Hoa Dạ Yến Thảo được nhân giống bằng nhiều phương pháp khác nhau như bằng hạt, giâm thân, giâm cành và nuôi cấy mô tế bào. 15 1.2.3. Yêu cầu sinh thái của hoa Dạ Yến Thảo Dạ Yến Thảo là cây hàng năm, nở hoa vào mùa hè ở các nước Ôn Đới và Á Nhiệt Đới. Dạ Yến Thảo ưa sáng, sẽ trở nên mảnh khảnh và ít hoa khi trồng trong điều kiện thiếu ánh sáng. Cây thích hợp với điều kiện độ ẩm vừa phải, có thể sống trong điều kêịn hơi khô, không thích ứng với điều kiện ngập úng. - Nhiệt độ: Là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định sự sinh trưởng, phát triển, nở hoa và chất lượng của cây hoa Dạ Yến Thảo. Hoa Dạ Yến Thảo có nguồn gốc từ rừng nhiệt đới vùng Nam Mỹ nên đa số các giống hoa Dạ Yến Thảo được trồng hiện nay đều ưa khí hậu mát mẻ, nhiệt độ thích hợp từ 18 – 280 C. Khi nhiệt độ nhỏ hơn 150 C cây ngừng sinh trưởng, gây tổn thương đến lá và hoa, khi nhiệt độ lớn hơn 35 0 C rễ cây bị héo sinh lý (nên che mát cho Dạ Yến Thảo khi ở nhiệt độ này). 16 - Ẩm độ: Hoa Dạ Yến Thảo là cây trồng cạn nên không chịu được úng. Tuy nhiên, do cây có sinh khối lớn, bộ lá to nên nên cần nhiều nước, chịu hạn kém. Cây hoa Dạ Yến Thảo sinh trưởng, phát triển thuận lợi trong điều kiện ẩm độ đất từ 65 – 80 , độ ẩm không khí từ 60 – 75 . Trong thời kì nở hoa, nếu độ ẩm quá cao gây thối hoa và sâu bệnh phát triển mạnh làm giảm chất lượng hoa và độ bền của hoa. - Ánh sáng: Là một yếu tố cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây. Ánh sáng cung cấp nănng lượng cho các phản ứng quan hợp tạo ra chất hữu cơ cho cây. Ánh sáng có ảnh hưởng rất lớn đến sự phân hóa mầm hoa và sự nở hoa của cây hoa Dạ Yến Thảo. Hoa Dạ Yến Thảo là cây ưa sáng trực tiếp và cường độ chiếu sáng không quá cao. Trong sản xuất chúng ta có thể điều chỉnh thời gian và cường độ chiếu sáng bằng cách dùng lưới đen che nắng hay thắp đèn để điều chỉnh sinh trưởng, phát triển của cây hoa Dạ Yến Thảo nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. 17 9 - Đất : Có vai trò cung cấp nước, dinh dưỡng và không khí cho cây sống và phát triển. Hoa Dạ Yến Thảo là cây trồng cạn, bộ rễ ăn nông. Vì vậy, yêu cầu đất trồng phải cao ráo, thoát nýớc tốt và nhiều mùn. Cây hoa Dạ Yến Thảo thích hợp với đất có độ pH 6,0 - 7,0. - Nước: Dạ Yến Thảo là cây ưa nhiều nước, nhưng khi bị ngập úng bộ rễ bị thối cây sẽ yếu, dễ ngã và có thể bị chết sớm. 1.3. Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc Quy trình kỹ thuật và chăm sóc áp dụng cho thí nghiệm được dựa trên khuyến cáo của Bộ môn Nghiên cứu Hoa và Cây cảnh Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam, tuy nhiên một số yếu tố đã được điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn khi trồng hoa Dạ Yến Thảo tại thành phố Tam Kỳ trong vụ Đông Xuân 2016-2017. 11 Chuẩn bị giá thể: Phối trộn giữa các nguyên liệu đất phù sa với cát và phân chuồng, trấu hun theo tỉ lệ 1:1:1:1, bổ sung thêm phân vi sinh. Giá thể tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng và thoát nước tốt. 11 Chuẩn bị chậu trồng: Dụng chậu nhựa phát tài phát lộc treo trắng có đường kính 15cm, chiều cao 14cm, có nhiều lỗ thủng ở đáy nhằm thoát nước dễ dàng. Ánh sáng: Cây hoa Dạ Yến Thảo sinh trưởng, phát triển thích hợp trong điều kiện ánh sáng trực tiếp, thoáng mát. Sử dụng lưới che nắng để làm giảm nhiệt độ cho cây khi ở giai đoạn cây con. Ở vùng nắng, nóng nên thiết kế lưới che 2 lớp, 1 lớp mái che cố định còn 1 lớp mái che có thể điều chỉnh để sử dụng vào khoảng thời gian cường độ chiếu sáng mạnh trong ngày (11h – 15h). Đối với cây hoa Dạ Yến Thảo đã lớn thì cần ánh sáng trực tiếp nhưng chú ý nhiệt độ trong nhà lưới cao cần bổ sung nước đầy đủ cho cây. Tránh hiện tượng cây bị héo sinh lý vào buổi trưa chiều. 14 Nước tưới: Dùng nguồn nước sạch để tưới. Phương pháp tưới phun sương có tác dụng làm tăng độ ẩm không khí và làm giảm sự thoát hơi nước, làm mát lá, tăng cường khả năng quang hợp đối với giai đoạn cây con. Cây đã lớn thì có 10 thể tiến hành tưới ngập bằng ống dẫn nước hay bằng ca nước. Số lần tưới tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và độ ẩm trong giá thể nhưng phải đảm bảo đủ lượng nước cung cấp cho cây, không gây ngập úng. Khi hoa đã nở, chỉ nên tưới vào gốc và lá, không tưới vào hoa, không tưới quá đẫm vì cây dễ bị thối, hoa nhanh tàn và nhanh rụng. Khoảng thời gian tưới nước tốt nhất là 8giờ sáng và 16 giờ 30 chiều. 14 Phân bón: Sử dụng phân bón lá là chủ yếu, với Đầu trâu 005 sản phẩm do công ty cổ phần Bình Điền – Mekong sản xuất, khối lượng tịnh 10g trong một gói. Phân bón lá được phun định kì một tuần một lần sau khi cây ra lá đầu tiên. Trong quá trình thực hiện thí nghiệm, quan sát thấy cây chậm phát triển, bộ lá không xanh tốt nên tôi tiến hành tưới nước phân chuồng định kỳ 10 ngàylần. Nước phân chuồng chỉ được tưới vào gốc, tuyệt đối không tưới vào lá. Việc tưới nước phân chuồng chỉ kết thúc khi cây bắt đầu ra hoa. Việc phun phân bón lá chỉ dừng lại khi hoa kết thúc giai đoạn nở rộ. Liều lượng phân bón lá mỗi lần sử dụng nên tuân thủ đúng theo như chỉ dẫn trên bao bì. Nên phun phân bón lá là vào khoảng 8h và 16h. Khoảng thời gian này mát mẻ là lúc cây hấp thụ lượng phân bón tốt nhất. Không nên phun vào giữa trưa vì khi ánh sáng mặt trời chiếu rọi vào các bộ phận non như ngọn cây hay mép lá sẽ gây nên hiện tượng “cháy lá” với dấu hiệu chính là phần rìa mép lá, ngọn cây thâm đen, cháy vàng và về sau những nơi này sẽ bị khô đi. Đối với phun phân bón lá vào buổi chiều tối thì cần phải tưới nước vào buổi sáng ngày hôm sau (sau hôm phun phân bón) thì nhất thiết phải tưới nước dạng phun sương để rửa lá. 10 16 Phòng trừ sâu, bệnh: Cây thường nhiễm các loại sâu hại như: sâu khoang, sâu xám, sâu xanh… Cần theo dõi thường xuyên để phát hiện các loại sâu bệnh nhằm có biện pháp xử lý kịp thời. Sử dụng các loại thuốc như Dylan 2EC, B52 500EC để phun phòng, trị sâu hại. Các loại bệnh thường gặp ở cây là thối gốc, thối thân, chết héo. Sử dụng các loại thuốc như Anvil, Ridomil Gold 68WG, Aliette 80 WP để phòng, trừ bệnh hại. Đối với trường hợp mật độ sâu còn thưa thớt, số lượng sâu ít thì có thể dùng các biện pháp cơ giới như bắt bằng tay vào buôi sáng hay buổi tối để hạn chế sự phát tiển của sâu hại.5 11 Quá trình chuyển chậu hoa Dạ Yến Thảo: Từ khi trồng cho đến khi thu hoạch cây hoa Dạ Yến Thảo trải qua 1 lần chuyển cây. Chuyển từ khay xốp sang chậu tiêu chuẩn để tiến hành các biện pháp kỹ thuật ngắt ngọn thí nghiệm sau đó. Lúc chuyển chậu thì phải nhẹ nhàng, cẩn thận, tránh gây gãy lá. Cây chuyển chậu phải được trồng đúng trung tâm của chậu, tránh trồng lệch chậu, gây mất thẩm mỹ và việc bấm ngọn, sắp xếp tán gặp khó khăn. Cây giống chuyển chậu làm thí nghiệm phải đảm bảo độ đồng đồng đều, không bị nhiễm sâu bệnh hay yếu ớt. Quy trình chuyển cây vào chậu được thực hiện như sau: 3 + Đối với khay xốp: lấy giá thể để vào chậu 8x9x6cm với số lượng vừa phải, sau đó tiến hành tạo khoảng trống ở giữa chậu, sao cho vừa bầu cây của lỗ khay xốp. Từ khay xốp thì dùng ngón tay út, đẩy từ dưới lên, đẩy bầu với bộ rễ của cây hoa Dạ Yến Thảo con lên sao cho cho bầu còn nguyên vẹn, không bị nứt hay vỡ, tránh gây ảnh hưởng đến bộ rễ. Sau đó tiến hành đặt cây vào giữa chậu vun đất nhẹ xung quanh cho chặt rồi tưới nước cho lá sạch và chặt cây. 14 Làm cỏ, xới đất: Tiến hành nhổ cỏ hàng tuần, kết hợp thu nhặt lá già, lá bị sâu, bệnh. Chú ý cẩn thận không nên dùng tay hay các vật dụng vừa tiếp xúc với lá bị bệnh để tiếp xúc với các bộ phận khỏe mạnh hay các cây khỏe mạnh khác. Chú ý các giai đoạn sau không nên xới xáo đất sẽ làm đứt bộ rễ của cây hoặc làm tổn thương rễ của cây dễ khiến nấm hay vi khuẩn xâm nhập gây bệnh qua các tổn thương đó. Vì vậy khâu chuẩn bị giá thể phải hết sức chu đáo, tạo độ tơi xốp nhất định cho giá thể. Có thể bổ sung thêm giá thể cho cây khi bị thiếu. 11 Thu hoạch: Dạ Yến Thảo có thời gian nở hoa kéo dài hàng tháng, do đó lúc này có thể xuất hoa khi hoa có nụ tập trung, hoa đã nở hay giai đoạn hoa đang nở rộ. 1.4. Cơ sở khoa học của biện pháp bấm ngọn Việc trồng hoa hiện nay không chỉ còn mang ý nghĩa hưởng thụ cái đẹp của mỗi cá nhân trồng hoa nữa mà nó còn trở thành một lĩnh vực kinh doanh cho nhiều nhà nông nghiệp, nhiều nông dân. Lĩnh vực này hiện đang là lĩnh vực mang nhiều lợi nhuận, chính vì thế đang được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, không phải ai 12 cũng làm được và thu được lợi nhuận cao, mà chỉ với những người biết quy trình, kỹ thuật chăm sóc và biết cách áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật nhằm tăng năng suất và phẩm chất của hoa bên cạnh đó còn biết cách rút ngắn thời gian, giảm chi phí sản xuất, phòng trừ dịch bệnh tốt cho cây để đưa lại lợi nhuận cao nhất cho người sản xuất. Để tăng năng suất, người ta đã áp dụng rất nhiều biện pháp, trong đó có biện pháp bấm ngọn. 16 Cơ sở khoa học của biện pháp bấm ngọn dựa vào hiện tượng ưu thế ngọn ở thực vật. Đó là sự ức chế của chồi ngọn lên sự sinh trưởng của chồi bên. Nếu cắt bỏ chồi ngọn tức là loại bỏ ưu thế ngọn thì các chồi bên được giải phóng khỏi trạng thái ức chế tương quan của chồi ngọn và lập tức sinh trưởng. Điều này rất có ý nghĩa trong sản xuất. Loại bỏ ưu thế ngọn để tăng phân cành, phân nhánh như với các cây hoa, cây ăn quả, cây công nghiệp... Dựa vào hiện tượng này mà trong sản xuất người ta bấm ngọn đối với một số cây hoa, cây cảnh để tăng số lượng chồi bên sẽ tăng số lượng nụ, số hoa trên cây. Tuy nhiên, đối với từng mục đích sản xuất khác nhau cũng như từng loại cây trồng mà tiến hành bấm ngọn. Vì vậy cần có những nghiên cứu cụ thể cho từng loại cây trồng nói chung, và cây hoa Dạ Yến Thảo nói riêng.12 1.5. Lịch sử nghiên cứu của hoa Dạ Yến Thảo 1.5.1. Lịch sử nghiên cứu hoa Dạ Yến Thảo trên thế giới Phần lớn hoa Dạ Yến Thảo ngày nay được trồng trên thế giới đã được lai tạo từ Pentunia axllais, Pentunia violacea và Pentunia inflat. Hoa Dạ Yến Thảo gốc có hình phễu, nhưng các loại hoa Dạ Yến Thảo lai có hình dáng đa dạng và phong phú hơn nhiều, cánh có thể lớp đơn hoặc đa lớp, dạng gợn sóng. Hoa có thể có sọc, đốm hoặc viền quanh cánh với nhiều màu sắc khác nhau như tím tía, màu hoa cà, tím cánh sen, màu hoa Lavender, hồng, tím, trắng, vàng. Màu hoa trên thể giới có khoảng hơn 150 màu. Riêng ở Việt nam một số công ty đã sản xuất và kinh doanh đã sưu tầm, cung cấp cho thị trường nội địa được khoảng 22 màu hoa.18 13 1.5.2. Lịch sử nghiên cứu hoa Dạ Yến Thảo ở Việt Nam Hoa Dạ Yến Thảo được du nhập vào Việt Nam khá muộn, vào cuối những năm thuộc thế kỷ XX. Ban đầu chúng được trồng chủ yếu ở những vùng chuyên canh về hoa như Đà Lạt, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, phục vụ chủ yếu cho các nghiên cứu, hoa thương phẩm chưa phát triển rộng rãi. Tuy nhiên, với những ưu điểm như cây có thân dạng rũ, nở hoa quanh năm, chống chịu tốt với điều kiện khí hậu, màu sắc đa dạng, hương thơm thanh nhẹ, lại đa dạng về phương thức nhân giống nên những năm gần đây một số vùng trồng hoa trọng điểm đang mở rộng diện tích gieo trồng khá nhanh. 15 Việc đầu tư phát triển sản xuất những loại hoa có giá trị thẩm mỹ, nắm bắt được thị hiếu người tiêu dùng trong nước và thế giới sẽ đem lại nguồn lợi kinh tế vô cùng to lớn. Việc nhân rộng mô hình sản xuất giống hoa nhập nội như Pentunia Hybrida thể hiện sự phát triển đúng hướng của ngành trồng hoa ở nước ta, phương pháp nhân giống đa dạng, đặc biệt là nhanh giống nhanh, chi phí sản xuất cây giống tương đối rẻ góp phần hạ giá thành giống hoa, rút ngắn thời gian trồng và chăm sóc, đem lại lợi nhuận đáng kể cho các nhà sản xuất hoa.20 Một số nghiên cứu ở Việt Nam: - Thí nghiệm nhân nhanh cây hoa Dạ Yến Thảo bằng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật của Nguyễn Thùy Vân, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 khoa Sinh – KTNN.21 - Trồng thử nghiệm Dạ Yến Thảo tại trường Đại học Nông Lâm Huế của Th.s Lã Thị Thu Hằng. 22 - Tại Tam Kỳ và các tỉnh lân cận, hạt giống hoa Dạ Yến Thảo được cung cấp chủ yếu từ các cty nước ngoài như Ameriseed, các cty trong nước như Trang Nông, Bà Nà Hill, . . . Màu hoa trên thể giới có khoảng hơn 150 màu. Riêng ở Việt nam một số công ty đã sản xuất và kinh doanh đã sưu tầm, cung cấp cho thị trường nội địa được khoảng 22 màu hoa.14 - Bằng kỹ thuật nuôi cấy mô invitro đã hoàn thiện được quy trình nhân giống cây hoa Dạ Yến Thảo và đã chứng minh dược khả năng tái sinh chồi từ lớp mỏng tế bào (Thin Cell Layer –TCL) của cây và các nhà khoa học đã tiến 14 hành khảo sát sự ra hoa trong ống nghiệm của loại cây này tại trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh – Bộ môn công nghệ sinh học.3 Hiện nay, hoa Dạ Yến Thảo được biết đến khá rộng rãi, nhiều nhà vườn đã giàu lên nhờ mạnh dạn trồng nhiều giống hoa Dạ Yến Thảo. Tuy nhiên với điều kiện tự nhiên đa dạng và phức tạp như ở khu vực miền Trung Việt Nam hay chính xác hơn là ở thành phố Tam Kỳ cũng đã hạn chế sự sinh trưởn...

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA: LÝ – HÓA - SINH

- -

NGUYỄN THỊ SINH NHẬT

NGHIÊN CỨU SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HOA DẠ YẾN THẢO (PENTUNIA HYBRID)

DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA KỸ THUẬT BẤM NGỌN TẠI THÀNH PHỐ TAM KỲ - QUẢNG NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Quảng Nam, tháng 5 năm 2016

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ học vị nào Mọi sự giúp đỡ việc hoàn thành luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận

văn đều được ghi rõ nguồn gốc

Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Sinh Nhật

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Qua 4 năm học tại trường Đại Học Quảng Nam, dưới sự dìu dắt tận tình của Ban giám hiệu trường Đại Học Quảng Nam, khoa Lí – Hóa – Sinh nhất là các thầy cô giáo trong các bộ môn Đặc biệt là các thầy cô giáo trong bộ môn sinh học đã tạo điều kiện cho em thực hiện tốt khóa luận này

Quý thầy cô giáo trong các bộ môn đã giảng dạy và truyền đạt cho em những kiến thức cơ bản, nâng cao và những kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tập và làm đề tài Qua đây em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cô giáo Ths Triệu Thy Hòa là người đã định hướng và chỉ dạy tận tình cho em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp

Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã ủng hộ, động viên và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập

Do còn hạn hẹp về kiến thức, kinh nghiệm nên khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót Kính mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo, bạn bè để đề tài của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Tam Kỳ, ngày tháng 5 năm 2017

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Sinh Nhật

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG

1.1 Diễn biến khí hậu thời tiết vụ Đông Xuân 2016 – 2017 tại

3.3 Động thái ra nhánh cấp 2 qua các ngày theo dõi 23 3.4 Ảnh hưởng của các giai đoạn xử lý bấm ngọn đến động thái

ra hoa của hoa Dạ Yến Thảo

3.7 Ảnh hưởng kỹ thuật xử lý bấm ngọn đến đường kính của hoa Dạ Yến Thảo

29

Trang 6

DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ

3.1 Động thái ra lá của hoa Dạ Yến Thảo ở các công thức thí nghiệm

3.2 Động thái ra nhánh cấp 1 qua các ngày theo dõi 22 3.3 Động thái ra nhánh cấp 2 của hoa Dạ Yến Thảo ở các công

thức thí nghiệm

3.4 Ảnh hưởng của các giai đoạn xử lý bấm ngọn đến động thái ra hoa của hoa Dạ Yến Thảo

2 Hoa Dạ Yến Thảo bắt đầu nở ở các công thức 27

Trang 7

Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài

Ngay từ thời xa xưa, ông cha ta đã biết cách sử dụng hoa để trang trí làm đẹp cho cuộc sống Xã hội ngày nay càng phát triển thì nhu cầu sử dụng hoa trong cách dịp lễ hội, các bữa tiệc, nhu cầu hoa trang trí ngày càng cao.

Bước vào thế kỷ 21, con người đã có những đòi hỏi mới về chất lượng cuộc sống: Ngon với thức ăn bổ dưỡng hơn, đẹp với những tiện nghi vật chất và tinh thần phong phú hơn Vì yêu cầu ăn ngon, sống đẹp ngày càng được xem trọng cho nên Hoa - Cây cảnh đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong mọi sinh hoạt, trong đời sống nhân dân ta và nó mang truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam

Xã hội đô thị hóa đất chật người đông với những người yêu thích cây xanh thì việc có một mảnh đất vườn để trồng cây thì thật là khó khăn Vì vậy việc tận dụng ban công để trồng hoa quả thật là ý kiến sáng suốt Hoa chậu gắn với đời sống con người, mang lại cảm giác sinh động, thoải mái, hoa còn mang đến một không gian xanh cho những không gian với diện tích nhỏ, hẹp

Những năm gần đây hoa Dạ Yến Thảo mới được phát triển mạnh ở nước ta, Dạ Yến Thảo là một loài hoa đẹp, hiện là một trong số các loài hoa phổ biến trong trang trí ban công Dạ Yến Thảo là một trong những loại hoa nhập nội lạ, hấp dẫn vì vẻ đẹp kiêu sa về màu sắc, mùi hương và hình dáng cũng như độ bền của hoa, hoa Dạ Yến Thảo khoe sắc với rất nhiều màu, nhiều hoa nở cùng và tập trung, mỗi đợt hoa nở kéo dài 3 đến 4 tháng Loại hoa này có thể dùng để trang trí trước cổng, trang trí ban công hay để trong công viên, quán cà phê, công sở rất đẹp và tuyệt vời Đến nay quy trình sản xuất hoa Dạ Yến Thảo ở Quảng Nam nói riêng và các tỉnh miền Trung nói chung, mới có một số tác giả quan tâm nghiên cứu nhưng chưa nhiều lắm Cây thích hợp với điều kiện độ ẩm vừa phải, có thể sống trong điều kiện hơi khô, không thích ứng với điều kiện ngập úng Quảng Nam là tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm trên 250C, lượng mưa trung bình hàng năm đạt 200 - 250mm với hơn 70% tập trung vào 3 tháng mùa mưa (tháng 10, 11

Trang 8

và 12) Đây cũng là một trong những hạn chế, tuy nhiên vẫn có khả năng phát triển trồng hoa Dạ Yến Thảo trong chậu vụ Đông Xuân Việc tận dụng các nguyên liệu sẵn có tại địa phương (Tam Kỳ) và sử dụng phương pháp bấm ngọn - một trong những biện pháp kỹ thuật ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng, phát triển và chất lượng của giống, nhằm để rút ngắn thời gian sinh trưởng giảm bớt chi phí đầu tư và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.[21]

Xuất phát từ những nhu cầu thực tiễn của cuộc sống, để nâng cao giá trị thẩm mĩ và giá trị kinh tế cũng như phát triển triển vọng nghề trồng hoa Dạ Yến

Thảo trong chậu tại Quảng Nam, tôi tiến hành thực hiện đề tài:” Nghiên cứu sự

sinh trưởng và phát triển của hoa Dạ Yến Thảo (Pentunia hybrid) dưới tác động của kỹ thuật bấm ngọn tại thành phố Tam Kỳ - Quảng Nam”

1.2 Mục tiêu của đề tài

- Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống hoa Dạ Yến Thảo ở Tam Kỳ - Quảng Nam

- Xác định được thời gian, chiều cao và số lá trên thân cây thích hợp tiến hành bấm ngọn trên giống hoa Dạ Yến Thảo để đem lại năng suất, chất lượng và

hiệu quả kinh tế cao tại thành phố Tam Kỳ - Quảng Nam 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng

- Giống hoa Dạ Yến Thảo đơn 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Địa điểm: Đề tài được thực hiện tại vườn thực nghiệm Sinh học - BVTV của trường ĐH Quảng Nam, thành phố Tam Kỳ - Quảng Nam

- Thời gian: Từ tháng 10/2016 đến tháng 4/2017 1.4 Phương pháp nghiên cứu

1.4.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập và tổng hợp các thông tin liên

quan đến đề tài nghiên cứu

1.4.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm

- Chọn giống

Trang 9

- Theo phương pháp thống kê sinh học bằng phần mềm excel và Statictis

10,0 phù hợp với nội dung nghiên cứu

1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1.5.1 Ý nghĩa khoa học

- Trên cơ sở đánh giá ảnh hưởng của kỹ thuật bấm ngọn đến thời gian, khả

năng ra nụ và nở hoa của cây hoa Dạ Yến Thảo để xác định được kỹ thuật bấm

ngọn thích hợp nhất tiến hành xử lý bấm ngọn

- Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo trong nghiên cứu hoa nói chung

và hoa Dạ Yến Thảo nói riêng, trong công tác nghiên cứu nhập nội giống và xây dựng một hệ thống kỹ thuật canh tác trồng hoa Dạ Yến Thảo nhằm nâng cao chất

lượng hoa phục vụ cho tiêu dùng nội địa

1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

- Làm phong phú hơn danh mục các loài hoa nhập nội có thể trồng ở

Quảng Nam Tìm được cách bấm ngọn thích hợp giúp giảm thời gian trồng, nâng cao chất lượng đồng thời giảm chi phí đầu tư

- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần hoàn thiện quy trình kỹ thuật bấm ngọn cây hoa Dạ Yến Thảo nhằm nâng cao thu nhập cho người sản xuất Đồng thời tăng độ bền của hoa để phục vụ tốt hơn cho người chơi hoa

Trang 10

Phần 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Vị trí địa lý và điều kiện khí hậu thời tiết tại thành phố Tam Kỳ 1.1.1 Vị trí địa lý

Thành phố Tam Kỳ có 100.26 km² diện tích tự nhiên và 148.000 nhân khẩu (2014), gồm 13 đơn vị hành chính là: 9 phường: An Mỹ, An Phú, An Sơn, An Xuân, Hòa Hương, Hòa Thuận, Phước Hòa, Tân Thạnh, Trường Xuân và 4 xã: Tam Ngọc, Tam Phú, Tam Thăng, Tam Thanh

Địa giới hành chính thành phố Tam Kỳ: phía bắc giáp huyện Thăng Bình và huyện Phú Ninh, phía nam giáp huyện Núi Thành, phía tây giáp huyện Phú Ninh, phía đông giáp biển Đông.[23]

1.1.2 Khí hậu, thời tiết của thành phố Tam Kỳ vụ Đông Xuân năm 2016 – 2017

Tam Kỳ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, chỉ có 2 mùa là mùa mưa và mùa khô, chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh miền Bắc Nhiệt độ trung bình năm 25,6oC, mùa đông nhiệt độ vùng đồng bằng có thể xuống dưới 12oC và nhiệt độ vùng núi thậm chí còn thấp hơn Độ ẩm trung bình trong không khí đạt 84%, số giờ nắng trung bình trong ngày là 5 - 9 giờ Lượng mưa trung bình 200 - 250 mm Mùa mưa thường kéo dài từ tháng 10 đến tháng 12, mùa khô kéo dài từ tháng 2 đến tháng 8, tháng 1 và tháng 9 là các tháng chuyển tiếp với đặc trưng là thời tiết hay nhiễu loạn và khá nhiều mưa Trong đó 3 tháng 10, 11 và 12 âm lịch có nhiệt độ trung bình ban ngày la 23 – 280C, ban đêm là 18 – 240C, độ ẩm trung bình là 85% Như vậy với khí hậu thời tiết tại Tam Kỳ có triển vọng trồng hoa Dạ Yến Thảo trong chậu từ tháng 10-1 âm lịch [24]

Khí hậu thời tiết là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu sâu bệnh và khả năng cho năng suất của cây trồng Mỗi loại cây trồng chỉ sinh trưởng phát triển tốt trong một điều kiện khí hậu nhất định Chính vì vậy tôi tiến hành tìm hiểu điều kiện khí hậu thời tiết vụ Đông Xuân 2016 – 2017

Trang 11

Diễn biến của khí hậu thời tiết vụ Đông Xuân 2016 - 2017 ở thành phố

Tam Kỳ được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 1.1 Diễn biến khí hậu thời tiết vụ Đông Xuân 2016 – 2017 tại Tam Kỳ

Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn thành phố Tam Kỳ

Trong tháng 10/2017, nhiệt độ thấp nhất 18,8oC cao nhất 23,9oC, trung bình 20,9oC, độ ẩm trung bình 93%, số giờ nắng 49, có 19 ngày mưa, lượng mưa 124,1 mm

Trong tháng 11/2017, Tam Kỳ vào các ngày 25 - 27 có nhiệt độ thấp 16oC Nhiệt độ cao nhất 22,1oC, thấp nhất 15,6oC, nhiệt độ trung bình 18,3oC, độ ẩm trung bình 91%, có 18 ngày mưa, lượng mưa 86,4 mm, số giờ nắng 61

Trong tháng 12/2017 Nhiệt độ thấp nhất 19,5oC, cao nhất 26,8oC, trung bình 22,1 oC, ẩm độ trung bình 91%, có 24,8 ngày mưa với lượng mưa 24,8 mm, số giờ nắng 121 giờ

Trong tháng 1/2017, thành phố Tam Kỳ vào các ngày 13 - 14/1 xuất hiện nắng nóng, gay gắt trên diện rộng, nhiệt độ cao nhất lên đến 39 - 40oC Nhiệt độ trung bình thấp nhất 23,6oC, cao nhất 34,2oC, nhiệt độ trung bình 27,3 oC, độ ẩm 86%, có 7 ngày mưa, lượng mưa 26,2 mm, số giờ nắng 142 giờ

Nhìn chung, khí hậu thời tiết trong vụ Đông Xuân 2016 - 2017 tại Tam Kỳ chưa thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng.

1.2 Sơ lược về cây hoa Dạ Yến Thảo

Trang 12

1.2.1 Nguồn gốc và phân loại của cây hoa Dạ Yến Thảo

Dạ Yến Thảo có nguồn gốc từ Nam Mỹ, hiện nay Dạ Yến Thảo được trồng phổ biến khắp thế giới với hàng trăm giống loài khác nhau

Dạ Yến Thảo có tên khoa học làm Pentunia hybrida Ở Việt Nam Dạ Yến

Thảo còn được gọi với các tên khác nhau như Dã yên, Dã yến thảo, Mẫu đơn linh chi, Mẫu đơn tây, Loa kèn ngắn Tên khoa học : Pentunia hybrid

Tên thông thường: Pentunia

Tên tiếng việt : Dạ Yến Thảo

 Theo cấu tạo hình thái hoa chia làm hai loại

- Dạ Yến Thảo kép: Thân bụi dạng leo, kích thước hoa lớn với nhiều cánh (grandiflora), đường kính của hoa có thể lên đến 13cm

- Dạ Yến Thảo đơn: Cây bụi có rất nhiều hoa nhưng cánh hoa chỉ có một lớp (mulitflora) Đường kính của hoa khoảng 5 – 7,5 cm, dễ trồng, dễ chăm sóc

và ít bị các loại côn trùng, bệnh hại tấn công hơn hoa Dạ Yến Thảo kép [1]

Các loại hoa Dạ Yến Thảo:

Grandifloas: Hoa có kích thước lớn, nhiều hoa có đường kính lên đến

12,5cm, gồm cả dạng hoa đơn và hoa kép Một vài giống có cánh hoa đơn gợn sóng hoặc viền, thân leo có xu hướng lan rộng xung quanh Do hoa lớn, nhiều và thường úp xuống nên dễ bị thối trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, nhất là ở địa

bàn thành phố Tam Kỳ nên phải chăm sóc kỹ Những giống hoa Grandifloas phổ biến: Supercascade, Super margic, Ultra, Storm và Falcon [2]

Trang 13

Multifloas: Hoa có kích thước nhỏ, số lượng hoa trên cây lớn và hoa có

đường kính 5- 7,5cm, gồm cả dạng hoa đơn và hoa kép Multifloas có sức sống mạnh mẽ, khả năng thích ứng rộng, chịu được nhiệt độ cao lẫn sương giá, kháng được bệnh thối cánh hoa Một vài giống hoa đơn có cánh gợn song hoặc viền, thân leo có xu hướng lan rộng ra xung quanh Những giống hoa Multifloas phổ

biến cho hoa đẹp như Carpet, primetime, Heavenly Lavender

Floribundas: Đây là dạng hoa trung gian giữa Grandifloas và Multifloas

Nhóm này có số lượng hoa lớn và kích thước hoa trung bình như nhóm

Multifloas Một số dạng hoa phổ biến như Celebrity, Madness, Double Maness Mullifloas: Cây nhỏ, dạng bụi rậm rạp, cho nhiều hoa có đường kính từ

2,5-3,5cm loại này thích hợp trồng trên các ủ đất hay các chậu leo Fantasy là

một dạng trong nhóm này

Spreading Petunias: Loại hoa này phát triển chậm nhưng tán có thể trải

rộng từ 0,9 đến 1,2m Hoa có nhiều màu sắc thích hợp để trồng ở bồn hoa, cửa

sổ hoặc các giỏ treo Spreading Petunias chịu được khô khan và rất dễ trồng Các dạng phổ biến trong nhóm này là Purple Wave và Laura Bush.[13]

1.2.2 Đặc điểm thực vật học của cây hoa Dạ Yến Thảo

Dạ Yến Thảo là cây thảo sống hàng năm, cây cao 15 - 20cm Thân có lông mịn bao quanh, phân nhánh từ các nách lá thật, một nách có thể phân nhiều nhánh

Lá đơn, mọc đối hay luân phiên, mặt trên và mặt dưới của lá có phủ lớp lông mịn, lá hình oval, mềm mại, mép nguyên có răng cưa

Hoa cô độc, mọc trên một cọng dài 2 - 3cm, đài hoa cao 1,5 - 2,5cm Hoa lưỡng tính gồm 5 tiểu nhụy gắn ở phần dưới của ống vành Nang hủy ngăn thành 2 mảnh, hạt nhiều và rất nhỏ Hoa Dạ Yến Thảo nguyên thủy có hình phiễu, tuy nhiên sự lai tạo đã có nhiều dạng hoa khác nhau như: hoa cánh đơn, hoa cánh kép với mép có viền và gợn sóng, mép dms hình cung cong nhọn ở giữa Màu sắc hoa có thể thay đổi từ tía đến trắng, tía đến tím, tím đến cam, tím đến tím nhạt Đặc biệt nhiều loại Dạ Yến Thảo trắng thuần khiết hay xanh pha lơ hỏi tím ( màu hoa oải hương ) có mùi thơm dịu Hoa Dạ Yến Thảo thuộc loại hình sinh trưởng

Trang 14

vô hạn, giai đoạn ngủ nghỉ bắt buộc khi lá rụng hết Hoa Dạ Yến Thảo được nhân giống bằng nhiều phương pháp khác nhau như bằng hạt, giâm thân, giâm cành và

nuôi cấy mô tế bào [15]

1.2.3 Yêu cầu sinh thái của hoa Dạ Yến Thảo

Dạ Yến Thảo là cây hàng năm, nở hoa vào mùa hè ở các nước Ôn Đới và Á Nhiệt Đới Dạ Yến Thảo ưa sáng, sẽ trở nên mảnh khảnh và ít hoa khi trồng trong điều kiện thiếu ánh sáng Cây thích hợp với điều kiện độ ẩm vừa phải, có

thể sống trong điều kêịn hơi khô, không thích ứng với điều kiện ngập úng

- Nhiệt độ: Là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định sự sinh

trưởng, phát triển, nở hoa và chất lượng của cây hoa Dạ Yến Thảo Hoa Dạ Yến Thảo có nguồn gốc từ rừng nhiệt đới vùng Nam Mỹ nên đa số các giống hoa Dạ Yến Thảo được trồng hiện nay đều ưa khí hậu mát mẻ, nhiệt độ thích hợp từ 18 – 280C Khi nhiệt độ nhỏ hơn 150C cây ngừng sinh trưởng, gây tổn thương đến lá và hoa, khi nhiệt độ lớn hơn 350C rễ cây bị héo sinh lý (nên che mát cho Dạ Yến

Thảo khi ở nhiệt độ này) [16]

- Ẩm độ: Hoa Dạ Yến Thảo là cây trồng cạn nên không chịu được úng Tuy

nhiên, do cây có sinh khối lớn, bộ lá to nên nên cần nhiều nước, chịu hạn kém Cây hoa Dạ Yến Thảo sinh trưởng, phát triển thuận lợi trong điều kiện ẩm độ đất từ 65 – 80 %, độ ẩm không khí từ 60 – 75 % Trong thời kì nở hoa, nếu độ ẩm quá cao gây thối hoa và sâu bệnh phát triển mạnh làm giảm chất lượng hoa và độ

bền của hoa

- Ánh sáng: Là một yếu tố cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của

cây Ánh sáng cung cấp nănng lượng cho các phản ứng quan hợp tạo ra chất hữu cơ cho cây Ánh sáng có ảnh hưởng rất lớn đến sự phân hóa mầm hoa và sự nở hoa của cây hoa Dạ Yến Thảo Hoa Dạ Yến Thảo là cây ưa sáng trực tiếp và cường độ chiếu sáng không quá cao Trong sản xuất chúng ta có thể điều chỉnh thời gian và cường độ chiếu sáng bằng cách dùng lưới đen che nắng hay thắp đèn để điều chỉnh sinh trưởng, phát triển của cây hoa Dạ Yến Thảo nhằm đạt hiệu

quả kinh tế cao nhất [17]

Trang 15

- Đất: Có vai trò cung cấp nước, dinh dưỡng và không khí cho cây sống và

phát triển Hoa Dạ Yến Thảo là cây trồng cạn, bộ rễ ăn nông Vì vậy, yêu cầu đất trồng phải cao ráo, thoát nýớc tốt và nhiều mùn Cây hoa Dạ Yến Thảo thích hợp với đất có độ pH 6,0 - 7,0

- Nước: Dạ Yến Thảo là cây ưa nhiều nước, nhưng khi bị ngập úng bộ rễ bị

thối cây sẽ yếu, dễ ngã và có thể bị chết sớm 1.3 Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc

Quy trình kỹ thuật và chăm sóc áp dụng cho thí nghiệm được dựa trên khuyến cáo của Bộ môn Nghiên cứu Hoa và Cây cảnh Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam, tuy nhiên một số yếu tố đã được điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn khi trồng hoa Dạ Yến Thảo tại thành phố Tam Kỳ trong vụ Đông Xuân

2016-2017 [11]

Chuẩn bị giá thể: Phối trộn giữa các nguyên liệu đất phù sa với cát và

phân chuồng, trấu hun theo tỉ lệ 1:1:1:1, bổ sung thêm phân vi sinh Giá thể

tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng và thoát nước tốt [11]

Chuẩn bị chậu trồng: Dụng chậu nhựa phát tài phát lộc treo trắng có

đường kính 15cm, chiều cao 14cm, có nhiều lỗ thủng ở đáy nhằm thoát nước dễ

dàng

Ánh sáng: Cây hoa Dạ Yến Thảo sinh trưởng, phát triển thích hợp trong

điều kiện ánh sáng trực tiếp, thoáng mát Sử dụng lưới che nắng để làm giảm nhiệt độ cho cây khi ở giai đoạn cây con Ở vùng nắng, nóng nên thiết kế lưới che 2 lớp, 1 lớp mái che cố định còn 1 lớp mái che có thể điều chỉnh để sử dụng vào khoảng thời gian cường độ chiếu sáng mạnh trong ngày (11h – 15h) Đối với cây hoa Dạ Yến Thảo đã lớn thì cần ánh sáng trực tiếp nhưng chú ý nhiệt độ trong nhà lưới cao cần bổ sung nước đầy đủ cho cây Tránh hiện tượng cây bị héo

sinh lý vào buổi trưa chiều [14]

Nước tưới: Dùng nguồn nước sạch để tưới Phương pháp tưới phun sương

có tác dụng làm tăng độ ẩm không khí và làm giảm sự thoát hơi nước, làm mát lá, tăng cường khả năng quang hợp đối với giai đoạn cây con Cây đã lớn thì có

Trang 16

thể tiến hành tưới ngập bằng ống dẫn nước hay bằng ca nước Số lần tưới tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và độ ẩm trong giá thể nhưng phải đảm bảo đủ lượng nước cung cấp cho cây, không gây ngập úng Khi hoa đã nở, chỉ nên tưới vào gốc và lá, không tưới vào hoa, không tưới quá đẫm vì cây dễ bị thối, hoa nhanh tàn và nhanh rụng Khoảng thời gian tưới nước tốt nhất là 8giờ sáng và 16

giờ 30 chiều [14]

Phân bón: Sử dụng phân bón lá là chủ yếu, với Đầu trâu 005 sản phẩm do

công ty cổ phần Bình Điền – Mekong sản xuất, khối lượng tịnh 10g trong một gói Phân bón lá được phun định kì một tuần một lần sau khi cây ra lá đầu tiên Trong quá trình thực hiện thí nghiệm, quan sát thấy cây chậm phát triển, bộ lá không xanh tốt nên tôi tiến hành tưới nước phân chuồng định kỳ 10 ngày/lần Nước phân chuồng chỉ được tưới vào gốc, tuyệt đối không tưới vào lá Việc tưới nước phân chuồng chỉ kết thúc khi cây bắt đầu ra hoa Việc phun phân bón lá chỉ dừng lại khi hoa kết thúc giai đoạn nở rộ Liều lượng phân bón lá mỗi lần sử dụng nên tuân thủ đúng theo như chỉ dẫn trên bao bì Nên phun phân bón lá là vào khoảng 8h và 16h Khoảng thời gian này mát mẻ là lúc cây hấp thụ lượng phân bón tốt nhất Không nên phun vào giữa trưa vì khi ánh sáng mặt trời chiếu rọi vào các bộ phận non như ngọn cây hay mép lá sẽ gây nên hiện tượng “cháy lá” với dấu hiệu chính là phần rìa mép lá, ngọn cây thâm đen, cháy vàng và về sau những nơi này sẽ bị khô đi Đối với phun phân bón lá vào buổi chiều tối thì cần phải tưới nước vào buổi sáng ngày hôm sau (sau hôm phun phân bón) thì nhất thiết phải tưới nước dạng phun

sương để rửa lá [10] [16]

Phòng trừ sâu, bệnh: Cây thường nhiễm các loại sâu hại như: sâu khoang, sâu

xám, sâu xanh… Cần theo dõi thường xuyên để phát hiện các loại sâu bệnh nhằm có biện pháp xử lý kịp thời Sử dụng các loại thuốc như Dylan 2EC, B52 500EC để phun phòng, trị sâu hại Các loại bệnh thường gặp ở cây là thối gốc, thối thân, chết héo Sử dụng các loại thuốc như Anvil, Ridomil Gold 68WG, Aliette 80 WP để phòng, trừ bệnh hại Đối với trường hợp mật độ sâu còn thưa thớt, số lượng sâu ít thì có thể dùng các biện pháp cơ giới như bắt bằng tay vào buôi sáng hay buổi tối để hạn chế sự phát

tiển của sâu hại.[5]

Trang 17

Quá trình chuyển chậu hoa Dạ Yến Thảo: Từ khi trồng cho đến khi thu

hoạch cây hoa Dạ Yến Thảo trải qua 1 lần chuyển cây Chuyển từ khay xốp sang chậu tiêu chuẩn để tiến hành các biện pháp kỹ thuật ngắt ngọn thí nghiệm sau đó Lúc chuyển chậu thì phải nhẹ nhàng, cẩn thận, tránh gây gãy lá Cây chuyển chậu phải được trồng đúng trung tâm của chậu, tránh trồng lệch chậu, gây mất thẩm mỹ và việc bấm ngọn, sắp xếp tán gặp khó khăn Cây giống chuyển chậu làm thí nghiệm phải đảm bảo độ đồng đồng đều, không bị nhiễm sâu bệnh hay yếu ớt Quy trình chuyển cây vào chậu được thực hiện như sau: [3]

+ Đối với khay xốp: lấy giá thể để vào chậu 8x9x6cm với số lượng vừa phải, sau đó tiến hành tạo khoảng trống ở giữa chậu, sao cho vừa bầu cây của lỗ khay xốp Từ khay xốp thì dùng ngón tay út, đẩy từ dưới lên, đẩy bầu với bộ rễ của cây hoa Dạ Yến Thảo con lên sao cho cho bầu còn nguyên vẹn, không bị nứt hay vỡ, tránh gây ảnh hưởng đến bộ rễ Sau đó tiến hành đặt cây vào giữa chậu vun đất nhẹ xung quanh

cho chặt rồi tưới nước cho lá sạch và chặt cây [14]

Làm cỏ, xới đất: Tiến hành nhổ cỏ hàng tuần, kết hợp thu nhặt lá già, lá bị

sâu, bệnh Chú ý cẩn thận không nên dùng tay hay các vật dụng vừa tiếp xúc với lá bị bệnh để tiếp xúc với các bộ phận khỏe mạnh hay các cây khỏe mạnh khác Chú ý các giai đoạn sau không nên xới xáo đất sẽ làm đứt bộ rễ của cây hoặc làm tổn thương rễ của cây dễ khiến nấm hay vi khuẩn xâm nhập gây bệnh qua các tổn thương đó Vì vậy khâu chuẩn bị giá thể phải hết sức chu đáo, tạo độ tơi xốp nhất

định cho giá thể Có thể bổ sung thêm giá thể cho cây khi bị thiếu [11]

Thu hoạch: Dạ Yến Thảo có thời gian nở hoa kéo dài hàng tháng, do đó

lúc này có thể xuất hoa khi hoa có nụ tập trung, hoa đã nở hay giai đoạn hoa đang

nở rộ

1.4 Cơ sở khoa học của biện pháp bấm ngọn

Việc trồng hoa hiện nay không chỉ còn mang ý nghĩa hưởng thụ cái đẹp của mỗi cá nhân trồng hoa nữa mà nó còn trở thành một lĩnh vực kinh doanh cho nhiều nhà nông nghiệp, nhiều nông dân Lĩnh vực này hiện đang là lĩnh vực mang nhiều lợi nhuận, chính vì thế đang được nhiều người quan tâm Tuy nhiên, không phải ai

Trang 18

cũng làm được và thu được lợi nhuận cao, mà chỉ với những người biết quy trình, kỹ thuật chăm sóc và biết cách áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật nhằm tăng năng suất và phẩm chất của hoa bên cạnh đó còn biết cách rút ngắn thời gian, giảm chi phí sản xuất, phòng trừ dịch bệnh tốt cho cây để đưa lại lợi nhuận cao nhất cho người sản xuất Để tăng năng suất, người ta đã áp dụng rất nhiều biện pháp, trong đó có biện pháp bấm ngọn [16]

Cơ sở khoa học của biện pháp bấm ngọn dựa vào hiện tượng ưu thế ngọn ở thực vật Đó là sự ức chế của chồi ngọn lên sự sinh trưởng của chồi bên Nếu cắt bỏ chồi ngọn tức là loại bỏ ưu thế ngọn thì các chồi bên được giải phóng khỏi trạng thái ức chế tương quan của chồi ngọn và lập tức sinh trưởng Điều này rất có ý nghĩa trong sản xuất Loại bỏ ưu thế ngọn để tăng phân cành, phân nhánh như với các cây hoa, cây ăn quả, cây công nghiệp

Dựa vào hiện tượng này mà trong sản xuất người ta bấm ngọn đối với một số cây hoa, cây cảnh để tăng số lượng chồi bên sẽ tăng số lượng nụ, số hoa trên cây Tuy nhiên, đối với từng mục đích sản xuất khác nhau cũng như từng loại cây trồng mà tiến hành bấm ngọn Vì vậy cần có những nghiên cứu cụ thể cho từng

loại cây trồng nói chung, và cây hoa Dạ Yến Thảo nói riêng.[12] 1.5 Lịch sử nghiên cứu của hoa Dạ Yến Thảo

1.5.1 Lịch sử nghiên cứu hoa Dạ Yến Thảo trên thế giới

Phần lớn hoa Dạ Yến Thảo ngày nay được trồng trên thế giới đã được lai tạo từ Pentunia axllais, Pentunia violacea và Pentunia inflat Hoa Dạ Yến Thảo gốc có hình phễu, nhưng các loại hoa Dạ Yến Thảo lai có hình dáng đa dạng và phong phú hơn nhiều, cánh có thể lớp đơn hoặc đa lớp, dạng gợn sóng Hoa có thể có sọc, đốm hoặc viền quanh cánh với nhiều màu sắc khác nhau như tím tía, màu hoa cà, tím cánh sen, màu hoa Lavender, hồng, tím, trắng, vàng Màu hoa trên thể giới có khoảng hơn 150 màu Riêng ở Việt nam một số công ty đã sản xuất và kinh doanh đã sưu tầm, cung cấp cho thị trường nội địa được khoảng 22 màu hoa.[18]

Trang 19

1.5.2 Lịch sử nghiên cứu hoa Dạ Yến Thảo ở Việt Nam

Hoa Dạ Yến Thảo được du nhập vào Việt Nam khá muộn, vào cuối những

năm thuộc thế kỷ XX Ban đầu chúng được trồng chủ yếu ở những vùng chuyên canh về hoa như Đà Lạt, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, phục vụ chủ yếu cho các nghiên cứu, hoa thương phẩm chưa phát triển rộng rãi Tuy nhiên, với những ưu điểm như cây có thân dạng rũ, nở hoa quanh năm, chống chịu tốt với điều kiện khí hậu, màu sắc đa dạng, hương thơm thanh nhẹ, lại đa dạng về phương thức nhân giống nên những năm gần đây một số vùng trồng hoa trọng điểm đang mở rộng diện tích gieo trồng khá nhanh [15]

Việc đầu tư phát triển sản xuất những loại hoa có giá trị thẩm mỹ, nắm bắt được thị hiếu người tiêu dùng trong nước và thế giới sẽ đem lại nguồn lợi kinh tế vô cùng to lớn Việc nhân rộng mô hình sản xuất giống hoa nhập nội như

Pentunia Hybrida thể hiện sự phát triển đúng hướng của ngành trồng hoa ở nước

ta, phương pháp nhân giống đa dạng, đặc biệt là nhanh giống nhanh, chi phí sản xuất cây giống tương đối rẻ góp phần hạ giá thành giống hoa, rút ngắn thời gian trồng và chăm sóc, đem lại lợi nhuận đáng kể cho các nhà sản xuất hoa.[20]

Một số nghiên cứu ở Việt Nam:

- Thí nghiệm nhân nhanh cây hoa Dạ Yến Thảo bằng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật của Nguyễn Thùy Vân, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 khoa Sinh – KTNN.[21]

- Trồng thử nghiệm Dạ Yến Thảo tại trường Đại học Nông Lâm Huế của Th.s Lã Thị Thu Hằng [22]

- Tại Tam Kỳ và các tỉnh lân cận, hạt giống hoa Dạ Yến Thảo được cung cấp chủ yếu từ các cty nước ngoài như Ameriseed, các cty trong nước như Trang Nông, Bà Nà Hill, Màu hoa trên thể giới có khoảng hơn 150 màu Riêng ở Việt nam một số công ty đã sản xuất và kinh doanh đã sưu tầm, cung cấp cho thị trường nội địa được khoảng 22 màu hoa.[14]

- Bằng kỹ thuật nuôi cấy mô invitro đã hoàn thiện được quy trình nhân giống cây hoa Dạ Yến Thảo và đã chứng minh dược khả năng tái sinh chồi từ lớp mỏng tế bào (Thin Cell Layer –TCL) của cây và các nhà khoa học đã tiến

Trang 20

hành khảo sát sự ra hoa trong ống nghiệm của loại cây này tại trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh – Bộ môn công nghệ sinh học.[3]

Hiện nay, hoa Dạ Yến Thảo được biết đến khá rộng rãi, nhiều nhà vườn đã giàu lên nhờ mạnh dạn trồng nhiều giống hoa Dạ Yến Thảo Tuy nhiên với điều kiện tự nhiên đa dạng và phức tạp như ở khu vực miền Trung Việt Nam hay chính xác hơn là ở thành phố Tam Kỳ cũng đã hạn chế sự sinh trưởng phát triển của hoa Dạ Yến Thảo nói riêng cũng như các loại hoa, cây trồng khác Những nghiên cứu về hoa Dạ Yến Thảo vẫn chưa được rộng rãi nên chất lượng và số lượng hoa Dạ Yến Thảo chưa thực sự đáp ứng được

nhu cầu ở các dịp lễ, tết, Nghiên cứu sự sinh trưởng và phát triển của

hoa Dạ Yến Thảo dưới tác động của kỹ thuật bấm ngọn tại thành phố Tam Kỳ-Quảng Nam, nhằm góp phần hoàn thiện vào quy trình sản xuất hoa Dạ

Yến Thảo nhằm nâng cao thu nhập cho người sản xuất đồng thời lại đáp ứng

được nhu cầu chơi hoa của người dân [12]

Trang 21

Chương II: VẬT LIỆU, PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1 Vật liệu nghiên cứu

- Hoa Dạ Yến Thảo đơn

- Các dụng cụ, vật tư sử dụng trong nghiên cứu: phân bón (đạm, lân, kali);

sổ sách ghi chép, lưới che, khay xốp, chậu, kèm bấm 2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập và tổng hợp các thông tin liên

quan đến đề tài nghiên cứu

2.2.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, được thực hiện lặp lại 3 lần, mỗi công thức 15 mẫu Theo dõi, đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của 60 cây, sau đó lấy kết quả trung bình

Trang 22

- Chuẩn bị hạt giống

- Chuẩn giá thể gieo hạt: Sử dụng giá thể xơ dừa hoa mục

- Chuẩn bị phân chuồng: Phân chuồng được ủ hoai mục theo phương pháp ủ nóng Khi ủ phân được trộn với 2% vôi bột, lân và trấu thời gian ủ khoảng 2 tháng

- Chuẩn bị trấu hun: Trấu đem về được hun bằng lò hun trấu chuyên dụng Trấu hun đạt có màu cánh gián cho đến màu đen nhưng vẫn còn nguyên vỏ trấu, không bị vỡ vụn

- Chuẩn bị chậu: Sử dụng chậu nhựa phát tài phát lộc treo, màu trắng có đường kính 15cm, chiều cao 14cm, có nhiều lỗ thủng ở đáy nhằm thoát nước dễ dàng

- Phân vi sinh hoặc phân hữu cơ: Tùy theo lượng cây giống mà chúng ta chuẩn bị số lượng phân, loại phân cho hợp lý Đối với thí nghiệm của chúng tôi đã sử dụng loại phân vi sinh để trộn vào giá thể

- Phân bón lá: Đầu trâu 005 (30:10:10) dạng tinh thể đóng gói 10g, thành phần đạm tổng số (N) 30%, lân (P2O5) 10%, kali (K2O) 10% và bảy nguyên tố vi lượng kép Một gói Đầu trâu 005 có khối lượng 10g có thể hòa với 8-10 lít nước khi phun

- Phân vi lượng: Sử dụng phân Chelax 1 tuần 1 lần với liều lượng 5ml/10l nước

- Phối trộn đất phù sa, cát, các nguyên liệu khác sau khi đã xử lý với tỉ lệ theo các công thức thí nghiệm để làm giá thể

- Sử dụng thuốc Basudin 10H để xử lý các loại giá thể trước khi cho vào chậu nhằm hạn chế tối đa nguồn bệnh có thể ảnh hưởng đến cây trồng [22]

2.3.1 Phương pháp xác định chỉ tiêu sinh trưởng của hoa Dạ Yến Thảo

 Xác định số lá trên mỗi cây sau khi bấm ngọn trên thân chính

- Đếm và tính số lá trung bình trên 1 cây hoa Dạ Yến Thảo sau: 7 ngày, 14 ngày, 21 ngày, 28 ngày, 35 ngày, 42 ngày, 49 ngày, 56 ngày.

Xác định số nhánh cấp 1 sau khi bấm ngọn trên thân chính

Trang 23

- Theo dõi, đếm và tính trung bình số nhánh bên mọc ra từ thân chính sau bấm ngọn qua các ngày 7 ngày, 14 ngày 

 Xác định số nhánh cấp 2 sau lần 2 khi bấm ngọn trên nhánh cấp 1

- Theo dõi, đếm và tính trung bình số nhánh cấp 2 mọc ra từ nhánh cấp 1

sau bấm ngọn qua các ngày: 7 ngày, 14 ngày, 21 ngày

2.3.2 Phương pháp xác định chỉ tiêu phát triển của hoa Dạ Yến Thảo

 Phương pháp xác định động thái ra hoa trên cây hoa Dạ Yến Thảo

- Đếm và tính tổng số hoa mà cây có thể đạt được trung bình trên cây Dạ Yến Thảo dưới ảnh hưởng của kĩ thuật bấm ngọn qua các ngày: 47 ngày, 54 ngày, 61 ngày, 68 ngày, 75 ngày, 82 ngày.

 Phương pháp xác định thời gian ra hoa của hoa Dạ Yến Thảo

- Đếm và tính số ngày trên 1 cây Dạ Yến Thảo trong các công thức để xác định thời gian ra hoa khi sử dụng kĩ thuật bấm ngọn 

 Xác định đường kính hoa

- Ðo từ mép cánh hoa bên này đến cánh hoa bên kia đối diện- theo dõi 3

hoa trên 1 cây và tính trung bình(cm)

2.3.3 Phương pháp xác định chỉ tiêu về chất lượng

 Xác định độ bền của hoa Dạ Yến Thảo

- Đếm và tính thời gian trung bình của hoa từ khi nở đến lúc tàn 2.3.4 Phương pháp xử lý số liệu

- Theo phương pháp thống kê sinh học bằng phần mềm excel và Statictis 10,0 phù hợp với nội dung nghiên cứu

Trang 24

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Ảnh hưởng của kĩ thuật bấm ngọn đến sinh trưởng của cây hoa Dạ Yến Thảo

3.1.1 Ảnh hưởng của kỹ thuật bấm ngọn đến động thái ra lá của cây hoa Dạ Yến Thảo

Số lá trên cây mang đặc trưng ở mỗi loài thực vật, là một trong những chỉ tiêu để đánh giá sự sinh trưởng của cây Ngoài ra, số lá trên cây còn thể hiện

được giá trị làm cảnh của cây hoa Dạ Yến Thảo

Bảng 3.1 Động thái ra lá của hoa Dạ Yến Thảo ở các công thức thí nghiệm

Với mức sai khác có ý nghĩa 5%, khi nhìn vào bảng 3.1 chúng ta nhận thấy rằng số lá cây hoa Dạ Yến Thảo phát triển rất nhanh về số lượng

Công thức 2 phát triển số lá nhiều nhất, số lá tăng đều qua các ngày theo dơi Sở dĩ có sự tăng nhanh về số lá là do quá trình đẻ nhánh của công thức 2 xảy

Trang 25

ra mạnh, qua quá trình đẻ nhánh cấp 1 thì cây phát triển bộ lá một cách tối đa Đem lại sức sống tốt cho cây

Công thức 1 có số lá ít nhất, bộ lá ở công thức này nhìn khá thưa thớt, số nhánh ở công thức 1 ít nên sinh ra số lá trên cây cũng ít Tuy nhiên, điều này có thể mang lại sự khô thoáng cho bộ lá, tránh hiện tượng ẩm cao, dễ gây bệnh cho cây

Biểu đồ 3.1: Động thái ra lá của hoa Dạ Yến Thảo ở các công thức thí nghiệm

Qua biểu đồ 3.1 chúng ta thấy rõ được quá trình thay đổi về số lượng lá qua 8 tuần theo dõi của 4 công thức

Nhìn chung thì công thức 2,3,4 có số lá phát triển nhanh và mạnh ở ngày 14 đến ngày 42, sau đó phát triển chậm lại Quá trình này là do ở ngày thứ 14 thì chúng tôi tiến hành ngắt ngọn lần 2 ở nhánh bên, nên số lượng nhánh được sinh ra ở đây rất nhiều, số lá phát triển mạnh

Sau hơn một tháng ngắt ngọn thì số lá phát triển có phần chậm lại

Sau 56 ngày thì cây bắt đầu chuyển qua giai đoạn phát triển, cây sắp ra hoa, quá trình phát triển về lá chậm lại

Ngày đăng: 26/04/2024, 08:35

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2.1  Sơ đồ thí nghiệm  16 - NGHIÊN CỨU SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HOA DẠ YẾN THẢO (PENTUNIA HYBRID) DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA KỸ THUẬT BẤM NGỌN TẠI THÀNH PHỐ TAM KỲ - QUẢNG NAM
2.1 Sơ đồ thí nghiệm 16 (Trang 5)
3  Hình ảnh hoa Dạ Yến Thảo nở đều  29 - NGHIÊN CỨU SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HOA DẠ YẾN THẢO (PENTUNIA HYBRID) DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA KỸ THUẬT BẤM NGỌN TẠI THÀNH PHỐ TAM KỲ - QUẢNG NAM
3 Hình ảnh hoa Dạ Yến Thảo nở đều 29 (Trang 6)
Bảng 3.1. Động thái ra lá của hoa Dạ Yến Thảo ở các công thức thí nghiệm                       (đơn vị: lá) - NGHIÊN CỨU SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HOA DẠ YẾN THẢO (PENTUNIA HYBRID) DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA KỸ THUẬT BẤM NGỌN TẠI THÀNH PHỐ TAM KỲ - QUẢNG NAM
Bảng 3.1. Động thái ra lá của hoa Dạ Yến Thảo ở các công thức thí nghiệm (đơn vị: lá) (Trang 24)
Bảng 3.2. Động thái ra nhánh cấp 1 của hoa Dạ Yến Thảo ở các công thức thí  nghiệm                                                                                     (đơn vị: số nhánh) - NGHIÊN CỨU SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HOA DẠ YẾN THẢO (PENTUNIA HYBRID) DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA KỸ THUẬT BẤM NGỌN TẠI THÀNH PHỐ TAM KỲ - QUẢNG NAM
Bảng 3.2. Động thái ra nhánh cấp 1 của hoa Dạ Yến Thảo ở các công thức thí nghiệm (đơn vị: số nhánh) (Trang 26)
Bảng 3.3. Động thỏi ra nhỏnh cấp 2 qua cỏc ngày theo dừi.   (đơn vị: số nhỏnh) - NGHIÊN CỨU SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HOA DẠ YẾN THẢO (PENTUNIA HYBRID) DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA KỸ THUẬT BẤM NGỌN TẠI THÀNH PHỐ TAM KỲ - QUẢNG NAM
Bảng 3.3. Động thỏi ra nhỏnh cấp 2 qua cỏc ngày theo dừi. (đơn vị: số nhỏnh) (Trang 27)
Bảng 3.4: Ảnh hưởng của các giai đoạn xử lý bấm ngọn đến động thái ra - NGHIÊN CỨU SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HOA DẠ YẾN THẢO (PENTUNIA HYBRID) DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA KỸ THUẬT BẤM NGỌN TẠI THÀNH PHỐ TAM KỲ - QUẢNG NAM
Bảng 3.4 Ảnh hưởng của các giai đoạn xử lý bấm ngọn đến động thái ra (Trang 29)
Hình 2. Hoa Dạ Yến Thảo bắt đầu nở ở công thức II, III - NGHIÊN CỨU SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HOA DẠ YẾN THẢO (PENTUNIA HYBRID) DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA KỸ THUẬT BẤM NGỌN TẠI THÀNH PHỐ TAM KỲ - QUẢNG NAM
Hình 2. Hoa Dạ Yến Thảo bắt đầu nở ở công thức II, III (Trang 31)
Hình 3. Hình ảnh hoa Dạ Yến Thảo nở đều - NGHIÊN CỨU SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HOA DẠ YẾN THẢO (PENTUNIA HYBRID) DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA KỸ THUẬT BẤM NGỌN TẠI THÀNH PHỐ TAM KỲ - QUẢNG NAM
Hình 3. Hình ảnh hoa Dạ Yến Thảo nở đều (Trang 32)
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật bấm ngọn đến tỷ lệ cây ra hoa                                                          (đơn vị: %) - NGHIÊN CỨU SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HOA DẠ YẾN THẢO (PENTUNIA HYBRID) DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA KỸ THUẬT BẤM NGỌN TẠI THÀNH PHỐ TAM KỲ - QUẢNG NAM
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật bấm ngọn đến tỷ lệ cây ra hoa (đơn vị: %) (Trang 32)
Bảng 3.6. Ảnh hưởng kỹ thuật bấm ngọn đến độ bền của hoa Dạ Yến Thảo - NGHIÊN CỨU SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HOA DẠ YẾN THẢO (PENTUNIA HYBRID) DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA KỸ THUẬT BẤM NGỌN TẠI THÀNH PHỐ TAM KỲ - QUẢNG NAM
Bảng 3.6. Ảnh hưởng kỹ thuật bấm ngọn đến độ bền của hoa Dạ Yến Thảo (Trang 33)
Bảng 3.7. Ảnh hưởng  kỹ thuật xử lý bấm ngọn đến đường kính của hoa Dạ Yến - NGHIÊN CỨU SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HOA DẠ YẾN THẢO (PENTUNIA HYBRID) DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA KỸ THUẬT BẤM NGỌN TẠI THÀNH PHỐ TAM KỲ - QUẢNG NAM
Bảng 3.7. Ảnh hưởng kỹ thuật xử lý bấm ngọn đến đường kính của hoa Dạ Yến (Trang 34)
Hình 4. Hình ảnh hoa Dạ Yến Thảo mới nở - NGHIÊN CỨU SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HOA DẠ YẾN THẢO (PENTUNIA HYBRID) DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA KỸ THUẬT BẤM NGỌN TẠI THÀNH PHỐ TAM KỲ - QUẢNG NAM
Hình 4. Hình ảnh hoa Dạ Yến Thảo mới nở (Trang 35)
Hình 1: Hạt giống hoa                         Hình 2: Ươm cây được 15 ngày - NGHIÊN CỨU SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HOA DẠ YẾN THẢO (PENTUNIA HYBRID) DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA KỸ THUẬT BẤM NGỌN TẠI THÀNH PHỐ TAM KỲ - QUẢNG NAM
Hình 1 Hạt giống hoa Hình 2: Ươm cây được 15 ngày (Trang 42)
Hình 4: Sau khi trồng cây Dạ Yến Thảo vào chậu chính thức - NGHIÊN CỨU SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HOA DẠ YẾN THẢO (PENTUNIA HYBRID) DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA KỸ THUẬT BẤM NGỌN TẠI THÀNH PHỐ TAM KỲ - QUẢNG NAM
Hình 4 Sau khi trồng cây Dạ Yến Thảo vào chậu chính thức (Trang 43)
Hình 5: Hình ảnh chậu cây Dạ Yến Thảo treo trong nhà vòm - NGHIÊN CỨU SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HOA DẠ YẾN THẢO (PENTUNIA HYBRID) DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA KỸ THUẬT BẤM NGỌN TẠI THÀNH PHỐ TAM KỲ - QUẢNG NAM
Hình 5 Hình ảnh chậu cây Dạ Yến Thảo treo trong nhà vòm (Trang 44)
Hình 6: Cây Dạ Yến Thảo trồng sau 21 ngày - NGHIÊN CỨU SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HOA DẠ YẾN THẢO (PENTUNIA HYBRID) DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA KỸ THUẬT BẤM NGỌN TẠI THÀNH PHỐ TAM KỲ - QUẢNG NAM
Hình 6 Cây Dạ Yến Thảo trồng sau 21 ngày (Trang 44)
Hình 7: Cây Dạ Yến Thảo khi bấm ngọn lần 1 - NGHIÊN CỨU SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HOA DẠ YẾN THẢO (PENTUNIA HYBRID) DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA KỸ THUẬT BẤM NGỌN TẠI THÀNH PHỐ TAM KỲ - QUẢNG NAM
Hình 7 Cây Dạ Yến Thảo khi bấm ngọn lần 1 (Trang 45)
Hình 8 : Cây bị vàng lá                              Hình 9: Cây bị bệnh thối gốc - NGHIÊN CỨU SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HOA DẠ YẾN THẢO (PENTUNIA HYBRID) DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA KỸ THUẬT BẤM NGỌN TẠI THÀNH PHỐ TAM KỲ - QUẢNG NAM
Hình 8 Cây bị vàng lá Hình 9: Cây bị bệnh thối gốc (Trang 45)
Hình 10: Cây Dạ Yến Thảo khi bấm ngọn lần 2 - NGHIÊN CỨU SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HOA DẠ YẾN THẢO (PENTUNIA HYBRID) DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA KỸ THUẬT BẤM NGỌN TẠI THÀNH PHỐ TAM KỲ - QUẢNG NAM
Hình 10 Cây Dạ Yến Thảo khi bấm ngọn lần 2 (Trang 46)
Hình 11: Cây ra nụ đầu tiên - NGHIÊN CỨU SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HOA DẠ YẾN THẢO (PENTUNIA HYBRID) DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA KỸ THUẬT BẤM NGỌN TẠI THÀNH PHỐ TAM KỲ - QUẢNG NAM
Hình 11 Cây ra nụ đầu tiên (Trang 46)
Hình 12: Cây Dạ Yến Thảo ra hoa giai đoạn nở rộ - NGHIÊN CỨU SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HOA DẠ YẾN THẢO (PENTUNIA HYBRID) DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA KỸ THUẬT BẤM NGỌN TẠI THÀNH PHỐ TAM KỲ - QUẢNG NAM
Hình 12 Cây Dạ Yến Thảo ra hoa giai đoạn nở rộ (Trang 47)
Hình 13: Hoa CT1 sau 68 ngày             Hình 14: Hoa CT2 sau 68 ngày - NGHIÊN CỨU SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HOA DẠ YẾN THẢO (PENTUNIA HYBRID) DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA KỸ THUẬT BẤM NGỌN TẠI THÀNH PHỐ TAM KỲ - QUẢNG NAM
Hình 13 Hoa CT1 sau 68 ngày Hình 14: Hoa CT2 sau 68 ngày (Trang 48)
Hình 15: Hoa CT3 sau 68 ngày             Hình 16: Hoa CT4 sau 68 ngày - NGHIÊN CỨU SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HOA DẠ YẾN THẢO (PENTUNIA HYBRID) DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA KỸ THUẬT BẤM NGỌN TẠI THÀNH PHỐ TAM KỲ - QUẢNG NAM
Hình 15 Hoa CT3 sau 68 ngày Hình 16: Hoa CT4 sau 68 ngày (Trang 48)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w