1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

lý thuyết kinh tế giá trị của các nhà kinh tế tư sản cổ điển c mác đã kế thừa và phát triển lý thuyết này như thế nào

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lý Thuyết Kinh Tế Giá Trị Của Các Nhà Kinh Tế Tư Sản Cổ Điển. C.Mác Đã Kế Thừa Và Phát Triển Lý Thuyết Này Như Thế Nào?
Tác giả Nguyễn Thị Thùy Linh
Người hướng dẫn Cô Vũ Thị Vinh
Trường học Học Viện Tài Chính
Chuyên ngành Kinh Tế
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 744,83 KB

Nội dung

Việc vận dụng và phát triển theo quy luật ấy là đứng đắn, tuy nhiên Nhà Nước ta cần phải cải thiện, đưa ra chính sách hợp lí nhất để phát triển kinh tế, bắt kịp theo xu hướng kinh tế hiệ

Trang 1

B TÀI CHÍNH Ộ

H C VI N TÀI CHÍNH Ọ Ệ

Ti u lu n: L ch s h c thuyếết Kinh Tếế ể ậ ị ử ọ

Đề 3: Lý thuyết kinh tế giá trị của các nhà kinh tế Tư Sản cổ

Điển C.Mác đã kế thừa và phát triển lý thuyết này như thế nào? Sự vận dụng lý thuyết này ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.

H và Tên ọ : Nguyễn Thị Thùy Linh.

Khóa, l p tn ch ớ ỉ : 59.22.06.CLC.

Mã sinh viên : 21CL73403010402.

ID phòng thi : 581-058-0046.

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

PHẦN I: LÝ THUYẾT GIÁ TRỊ CỦA CÁC NHÀ KINH TẾ TƯ

SẢN CỔ ĐIỂN

4

1 Đôi nét về hoàn cảnh ra đời của các học thuyết kinh tế 4

2 Các đại biểu tiêu biểu của học thuyết kinh tế tư sản cổ điển 4

3 Lí thuyết giá trị của các nhà Tư Sản Cổ Điển 5 PHẦN II: C.MÁC KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN QUY LUẬT GIÁ

TRỊ

7

1 Khái quát chung về tư tưởng kinh tế của C.Mác 7

2 C.Mác kế thừa và phát triển quy luật giá tri 7

PHẦN III: SỰ VẬN DỤNG LÝ THUYẾT QUY LUẬT GIÁ TRỊ Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP

4.0

9

1 Khái niệm cách mạng công nghiệp 4.0 10

2 Xét về tác động của quy luật giá trị đối với nền kinh tế Việt

Nam trong thời đại 4.0

10

PHẦN MỞ ĐẦU

Trang 3

Thế giới đang trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 Khác với ba cuộc cách mạng trước, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển một cách toàn diện, là yếu tố cần quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế lên tới đỉnh cao nhất Việt Nam chúng ta là một nước đang phát triển, tổng quan chung, ta thấy có nhiều vấn thách thức lớn với chúng ta Các thành tựu khoa học 4.0 làm thay đổi nhiều mặt trong đời sống, từ kinh tế tới chính trị, văn hóa Tuy nhiên sự thay đổi trong nền kinh tế nói chung vẫn phải tuân theo quy luật giá trị Bởi lẽ, sản xuất hàng hóa gắn liền chặt chẽ với quy luật giá trị Nó là cơ sở để xây dựng một nền kinh

tế vững chắc, ổn định Đảng và Nhà Nước ta đưa ra những chính sách phát triển kinh tế tuân theo quy luật giá trị của C.Mác Việc vận dụng và phát triển theo quy luật ấy là đứng đắn, tuy nhiên Nhà Nước ta cần phải cải thiện, đưa ra chính sách hợp lí nhất để phát triển kinh tế, bắt kịp theo xu hướng kinh tế hiện đại mới

Kết cấu tiểu luận: Gồm 3 phần:

- Phần 1: Lý thuyết giá trị của các nhà kinh tế Tư Sản Cổ Điển

- Phần 2: Sự kế thừa và phát triển của C.Mác về quy luật này

- Phần 3: Sự vận dụng lí thuyết giá trị ở Việt Nam trong thời kì cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Em xin cảm ơn sự hướng dẫn và dạy dỗ nhiệt tình qua các bài giảng của cô

Vũ Thị Vinh Rất mong sự đóng góp ý kiến của cô để bài tiểu luận hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

PHẦN NỘI DUNG PHẦN I: LÝ THUYẾT GIÁ TRỊ CỦA CÁC NHÀ KINH TẾ TƯ SẢN CỔ ĐIỂN.

1 Đôi nét về hoàn cảnh ra đời của các học thuyết kinh tế:

+ Cuối thế kỷ XVII, nhiệm vụ của tích luỹ nguyên thuỷ tư bản về cơ bản đã hoàn thành, vai trò của tư bản thương nghiệp giảm sút, lý luận trọng thương không còn đủ sức thuyết phục

+ Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, các công trường thủ công tư bản chủ nghĩa ra đời ngày càng nhiều cho thấy nguồn gốc của cải không phải sinh ra từ lưu thông mà từ sản xuất

+ Về mặt xã hội, một yêu cầu mới đặt ra là tiếp tục phê phán phương thức sản xuất phong kiến lỗi thời, khẳng định tính ưu việt hơn của phương thức sản xuất

tư bản chủ nghĩa và tìm biện pháp bảo vệ và thúc đẩy chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh hơn

Trường phái kinh tế chính trị cổ điển ra đời đáp ứng được các yêu cầu đó

2 Các đại biểu tiêu biểu của học thuyết kinh tế tư sản cổ điển:

2.1 William Petty.

W.Petty (1623 - 1687) là nhà kinh tế học người Anh Ông nghiên cứu nhiều lĩnh vực khác nhau và có nhiều tài năng

Ông được C.Mác đánh giá là người đa tài, là “cha đẻ” của kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh

2.2 Adam Smith.

Adam Smith sinh ngày 5-6-1723 tại Scotland trong một gia đình công chức ngành thuế Ông là một người có tài năng và được đào tạo tại các trường đại học danh tiếng của nước Anh

Thế giới quan của A.Smith là chủ nghĩa duy vật, tuy nhiên chủ nghĩa duy vật của ông mang tính chất tự phát, máy móc Phương pháp luận của A.SMith có tính hai mặt, vừa khoa học vừa siêu hình

2.3 D.Ric D.Ricardo.

D.Ricardo sinh trưởng trong một gia đình làm nghề môi giới ở thị trường chứng khoán London Sau khi tốt nghiệp trung học thương nghiệp, ông làm việc trong lĩnh vực buôn bán chứng khoán và trở thành một trong những người giàu có ở nước Anh lúc bấy giờ

Sở trường nghiên cứu của D.Ricardo là chính trị kinh tế học

Phương pháp luận: D.Ricardo sử dụng phương pháp trừu tượng hoá để phân tích các hiện tượng, quá trình kinh tế của chủ nghĩa tư bản Tuy nhiên phương pháp luận của ông vẫn mang tính máy móc, siêu hình và phi lịch sử

Trang 5

2.4 Sismonde.

Sismonde (1773 - 1842) là nhà kinh tế học Thụy Sĩ

Quá trình phát triển tư tưởng của Sismonde có thể chia ra hai giai đoạn: giai đoạn đầu ủng hộ quan điểm của A.SMith về tự do kinh tế trong chủ nghĩa tư bản, giai đoạn sau ông phê phán kinh tế hàng hoá tư bản và phê phán quan điểm kinh tế của trường phái cổ điển Anh Ông quan tâm nghiên cứu lĩnh vực phân phối và lý tưởng hoá nền sản xuất nhỏ

3 Lí thuyết giá trị của các nhà Tư Sản Cổ Điển.

3.1.W.Petty:

Ông là người đầu tiên xác định đúng đắn vai trò của lao động trong việc tạo ra giá trị , lao động là nguồn gốc thực sự của của cải

Ông dùng thuật ngữ: Giá cả tự nhiên và giá cả chính trị Theo ông, giá cả tự nhiên do lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa quyết định Giá cả chính trị do nhiều yếu tố chi phối nên khó xác định chính xác

Ông quan niệm: Chỉ có lao động mới tạo ra giá trị Theo ông, giá trị hàng hóa là

sự phản ánh giá trị của tiền

Ông cho rằng: Giá cả tự nhiên của hàng hóa tỷ lệ nghịch với năng suất lao động Đây là quan điểm đúng, được các nhà kinh tế kế thừa và phát triển

3.2 Adam.Smith:

Adam.Smith phân biệt giá trị sử dụng với giá trị trao đổi và kết luận giá trị sử dụng không quyết định giá trị trao đổi Ông kịch liệt phê phán quan điểm của một số nhà kinh tế cho rằng lợi ích sản phẩm quyết định giá trị trao đổi Ông nêu ra hai định nghĩa về hàng hóa:

Thứ nhất, giá trị hàng hóa do hao phí lao động để sản xuất ra hàng hóa quyết định Lao động là thước đo của mọi giá trị

Thứ hai, giá trị hàng hóa được quyết định bởi số lượng lao động có thể mua được bằng hàng hóa này

Adam.Smith cho rằng, trong chủ nghĩa tư bản, giá trị được quyết định bởi thu nhập, bao gồm tiền lương, lợi nhuận và địa tố Như vậy, nếu mượn công thức giá trị hàng hóa của C.Mác thì theo A.Smith giá trị hàng hóa= v+m

Theo A.smith, giá cả tự nhiên là biểu hiện bằng tiền của giá trị, giá cả thị trường là giá bán Giá cả tự nhiên có tính khách quan, giá cả thị trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quan hệ cung-cầu, độc quyền A.Smith cho rằng, khi năng suất lao động tăng thì giá trị hàng hóa giảm

A.Smith nêu ra hai quy luật quyết định giá trị hàng hóa: Trong sản xuất hàng hóa giản đơn, giá trị do lao động quyết định; Trong sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa, giá trị do các nguồn thu nhập quyết định

Trang 6

A.Smith kế thừa và phát triển lý thuyết giá trị lao động của W.Petty Tuy vậy, phương pháp luận của A.Smith vẫn có một số điểm hạn chế

3.3 D.Ricardo:

D.Ricardo định nghĩa: Giá trị hàng hóa hay số lượng của một hàng hóa nào khác mà hàng hóa đó trao đổi, là do số lượng lao động tương đối, cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó quyết định cứ không phải do khoản thưởng lớn hay nhỏ trả cho lao động quyết định

Ông phân biệt giá trị sử dụng và giá trị trao đổi, khẳng định giá trị sử dụng không quyết định giá trị trao đổi Ông cho rằng, giá trị sử dụng là điều kiện cần thiết cho giá trị trao đổi, thước đo của giá trị trao đổi là lao động hao phí

để sản xuất hàng hóa, lực lượng lao động đó tỉ lệ thuận với giá trị lao động tạo ra hàng hóa

Ông cho rằng: Lượng giá trị hàng hóa được quyết định bởi lao động đòng nhất của con người, chứ không phải lao động cá biệt Theo ông, giá trị hàng hóa được quyết định bởi lượng lao động hao phí trong điều kiện xấu nhất Và cấu tạo giá trị hàng hóa bao gồm 3 bộ phận: c+v+m, nhưng ông cũng chưa phân tích được sự dịch chuyển của “c” vào sản phẩm mới diễn ra như thế nào

Ông phân biệt giá cả tự nhiên và giá cả thị trường: Ông cho rằng, không có một hàng hóa nào mà giá cả không bị ảnh hưởng của những biến động ngẫu nhiên hay tạm thời Việc tăng giá cả có thể là một nhân tố điều tiết một lượng cung không đủ so với cầu, điều tiết tiện tệ sụt giá, việc đánh thuế vào những vật phẩm thiết yếu Theo ông, giá cả không phải do cung cầu quyết định mà cung cầu chỉ ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa

D.Ricardo nêu ra hai quy luật quyết định lượng giá trị hàng hóa: Đối với hàng hóa phổ cập, giá trị do lao động quyết định; Đối với hàng hóa khan hiếm giá trị do giá trị sử dụng quyết định

Khi nghiên cứu mối quan hệ giữa năng suất lao động và giá trị hàng hoá, D.Ricardo tán thành quan điểm của A.Smith: khi năng suất lao động tăng lên, giá trị hàng hoá giảm xuống và ngược lại

3.4 Sismonde:

Sismonde cho rằng, lao động là nguồn gốc của mọi của cải Ông đã kế thừa quan điểm của A.Smith: giá trị hàng hoá gồm hai phần, tiền lương của công nhân và lợi nhuận của tư bản, địa tô của địa chủ

Theo ông, giá trị hàng hoá không phải được xác định bằng thời gian lao động

cá biệt mà bằng thời gian lao động xã hội cần thiết Ông cho rằng, thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian lao động cần để sản xuất ra một hàng

Trang 7

hoá trong điều kiện trung bình của xã hội Đây là một quan điểm khoa học được K.Marx kế thừa sau này

Hạn chế trong lý thuyết giá trị của Sismonde là ông cho rằng giá trị tương đối của hàng hoá được quy định bởi cạnh tranh và lượng cầu hàng hoá

Kết luận:

Những tư tưởng về quy luật giá trị của các nhà Tư Sản Cổ Điển có phần chưa hoàn chỉnh, vẫn có những sai lầm Tuy nhiên nó cũng có những điểm đứng đắn, tạo cơ sở xây dựng những viên gạch đầu tiên cho nền kinh tế chính trị tư sản cổ điển và là cơ sở cho các nhà kinh tế học sau này phát triển, trong đó có C.Mác-người kế thừa và phát triển những tư tưởng kinh tế tư sran cổ điển, đã tạo ra những bước nhảy lớn cho tư tưởng kinh tế sau này

PHẦN II: C.MÁC KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN QUY LUẬT GIÁ TRỊ.

1 Khái quát chung về tư tưởng kinh tế của C.Mác.

Tháng 10/1843, C.Mác cùng vợ sang Paris , tại đây ông gặp lại Ph.Anghen và cùng ông tham gia phong trào đấu tranh tự do vì dân chủ, bảo vệ lợi ích của nông dân, đòi tự do báo chí và bắt đầu tìm hiểu các vấn đề kinh tế Ông tham gia cách mạng tại Paris và bắt đầu nghiên cứu các tác phẩm kinh tế của các nhà tư sản cổ điển như Adam.Smith, D.Ricardo, Sismondi Từ đó ông xây dựng lên phương pháp luận khoa học của mình , đó là phương pháp duy vật biện chứng Đồng thời chuyển từ lập trường dân chủ cách mạng sang lập trường chủ nghĩa cộng sản Đây là một sự thay đổi lớn trong quan điểm kinh tế của C.Mác Ông phê phán kinh tế chính trị tư sản coi tư hữu là vĩnh viễn, nghiên cứu quan

hệ giữa lao động làm thuê và tư bản phân tích tiền lương và đi đến khẳng định:

"sản xuất của cải vật chất là cơ sở của đời sống xã hội", "sự phát triển của tư bản công nghiệp sẽ dần đến sự thủ tiêu nó và thiết lập nên chủ nghĩa cộng sản

2 C.Mác kế thừa và phát triển quy luật giá tri.

C.Mác đã kế thừa lí thuyết giá trị của các nhà tư sản cổ điển, đồng thời ông cũng phát triển và đưa ra lí luận hoàn thiện nhất về quy luật giá trị Ông kế thừa quan điểm của Sismondi về quan điểm “ Giá trị hàng hoá không phải được xác định bằng thời gian lao động cá biệt mà bằng thời gian lao động xã hội cần thiết Ông cho rằng, thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian lao động cần để sản xuất ra một hàng hoá trong điều kiện trung bình của xã hội” Và từ đó ông tiếp tục phát triển để đưa ra các khái niệm về quy luật giá trị, nội dung và yêu cầu

Trang 8

C.Mác đã chỉ ra được những tác động của quy luật giá trị và biểu hiện của nó trong tư bản tự do cạnh tranh và tư bản độc quyền

2.1 Phát hiện tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa.

C.Mác là người đầu tiên phát hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa Đó là lao động cụ thể và lao động trừ tượng, lao động tư nhân và lao động

xã hội Ông định lượng giá trị hàng hóa đo được bằng thời gian lao động sản xuất hàng hóa Trên cơ sở phát hiện này, Mác đã thực hiện một cuộc cách mạng trong khoa học kinh tế chính trị

2.2 Ông đưa ra nội dung hoàn chỉnh về quy luật giá trị.

Theo ông, quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của nền sản xuất hàng hóa, quy định bản chất và là cơ sở của tất cả các quy luật khác của sản xuất hàng hóa,

nó quy định mặt chất và sự vận động về mặt lượng của giá trị hàng hoá, theo đó, việc sản xuất và trao đổi hàng hoá phải căn cứ vào hao phí lao động xã hội cần thiết cũng như trao đổi theo nguyên tắc ngang giá

Trong nền kinh tế thị trường, quy luật giá trị được biểu hiện thông qua giá cả hàng hóa, đó là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa, Quy luật giá trị hoạt động thể hiện ở sự vận động của giá cả xoay xung quanh trục giá trị

Phân tích nội dung trên, ta thấy: Thông qua sự vận động của giá cả hàng hóa trên thị trường mới thấy được sự vận động của quy luật giá trị Giá cả là biểu hiệu bằng tiền của giá trị Giá trị là nội dung, cơ sở của giá cả Do đó, giá cả phụ thuộc vào giá trị Tuy nhiên, trên thị trường, giá cả còn chịu ảnh hưởng của quy luật cung - cầu, cạnh tranh, lưu thông tiền tệ Sự tác động của các yếu tố đó làm cho giá trị và giá cả không đồng nhất với nhau mà tách rời nhau Sự vận động của giá cả của các hàng hóa trên thị trường sẽ lên, xuống xoay quanh giá trị Cơ chế tác động của quy luật giá trị thể hiện cả trong trường hợp giá cả bằng giá trị,

cả trong trường hợp giá cả lên xuống xung quanh giá trị và giá trị như cái trục của giá cả Đối với một hàng hóa, giá cả có thể chênh lệch với giá trị nhưng đối với toàn bộ hàng hóa, tổng giá cả bằng tổng giá trị của chúng

2.3 Những tác động của quy luật giá trị.

- Quy luật giá trị có ba tác động chủ yếu sau:

*) Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa được thông qua hai trường hợp sau: Nếu ở ngành nào đó, giá trị cung nhỏ hơn cầu, giá cả hàng hóa sẽ lên cao hơn giá trị, hàng hóa bán chạy, lãi cao, thì người sản xuất sẽ đổ xô vào ngành ấy Do đó, tư liệu sản xuất và sức lao động được chuyển dịch vào ngành ấy tăng lên, quy mô sản xuất này càng mở rộng

Ngược lại, khi cung ngành đó vượt quá cầu, giá cả của hàng hóa sẽ giảm xuống, hàng hóa không bán chạy, có thể bị lỗ vốn, buộc người sản xuất

Trang 9

phải thu hẹp quy mô sản xuất lại hoặc chuyển sang đầu tư vào ngành có giá cả hàng hóa cao

*) Kích thích cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất, tăng năng suất lao động Thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển

Các hàng hóa được sản xuất ra trong những điều kiện khác nhau, do đó,

có mức hao phí lao động cá biệt khác nhau, nhưng trên thị trường thì các hàng hóa đều phải được trao đổi theo mức hao phí lao động xã hội cần thiết Vậy người sản xuất hàng hóa nào mà có mức hao phí lao động thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, thì sẽ thu được nhiều lãi và càng thấp hơn càng lãi Điều đó kích thích những người sản xuất hàng hóa cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, cải tiến tổ chức quản lý, thực hiện tiết kiệm nhằm tăng năng suất lao động, hạ chi phí sản xuất

*) Thực hiện lựa chọn tự nhiên và phân hóa người sản xuất hàng hóa thành người giàu, người nghèo

Quá trình cạnh tranh theo đuổi giá trị dẫn đến kết quả: Người có điều kiện sản xuất tốt, trình độ kiến thức cao, có thiết bị kĩ thuật tốt thì hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội cần thiết nhờ đó họ trở lên giàu có Ngược lại, những người không có điều kiện thuận lợi, làm ăn kém cỏi, gặp rủi ro dẫn tới thua lỗ họ trở thành kẻ nghèo khó

3 Kết luận:

Tính kế thừa và phát triển của C.Mác là chìa khóa để giải quyết hàng loạt vấn đề kinh tế chính trị sau này Chính nhờ phát hiện mới này mà học thuyết giá trị lao động trở nên hoàn chỉnh và thống nhất trong lịch sử và giúp C.Mác làm nên cuộc cách mạng của Khoa học kinh tế chính trị

Ngoài ra, những nội dung về quy luật giá trị mà C.Mác đưa ra còn nguyên giá trị đứng đắn cho đến tận bây giờ Nó như nấc thang vững chãi đẩy nền kinh

tế theo quy luật ngày càng tiến bộ, là quan điểm để Đảng và Nhà nước ta đi theo

và phát triển

PHẦN III: SỰ VẬN DỤNG LÝ THUYẾT QUY LUẬT GIÁ TRỊ Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0.

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã làm thay đổi cục diện kinh tế, nền kinh tế phát triển và đa dạng hơn ở mọi lĩnh vực Song đi kèm với sự phát triển ấy, con người chúng ta sẽ gặp phải không ít khó khăn, đặc biệt với giai cấp công nhân, công nghiệp hiện đại 4.0 là một thách thức lớn khi cạnh tranh giữa con người và máy móc Vẫn theo quy luật giá trị hoàn chỉnh nhất của C.Mác, ta thấy được nền

Trang 10

kinh tế luôn biến đổi tuần hoàn chạy theo quy luật ấy Bất kể thời đại nào cũng vậy, nền kinh tế luôn phải đi theo quy luật giá trị Bởi lẽ, ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó có sự xuất hiện của quy luật giá trị Dưới đây, ta cùng điểm lại và phân tích sự vận dụng quy luật giá trị của Nhà nước ta trong thời kì cách mạng công nghiệp 4.0 đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid đang còn diễn biến phức tạp này

1 Vậy cuộc cách mạng 4.0 là gì?

Đó là cuộc cách mạng lần thứ tư, là sự kết hợp của công nghệ giúp xóa nhòa ranh giới giữa lĩnh vực Vật lí, số hóa và sinh học

Nền kinh tế của ta phát triển theo cơ sở kinh tế xã hội quá độ tiến lên Chủ Nghĩa, xã hội mục tiêu của ta trong thời kì công nghiệp 4.0 vẫn chú trọng “Xây dựng nhà nước vì dân, do dân, dân giàu, nước mạnh”

2 Xét về tác động của quy luật giá trị đối với nền kinh tế Việt Nam trong thời đại 4.0:

+ Nguyên tắc về điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa được thông qua hai trường hợp theo sự chênh lệch giữa cung và cầu: Một ví dụ cho điều tiết sản xuất đó là “nhu cầu sử dụng thiết bị số” ngày càng tăng cao bởi nhiều nguyên nhân, tính thuận tiện và đa nhiệm của nó Ta có thể thấy so với vài năm trước đây, các cửa hàng về thiết bị số chưa phổ biến do thị hiếu của con người chưa cao.Nhưng đến năm 2020, 2021 ta thấy con số các cửa hàng số hóa tăng lên đáng kể Hay về công nghệ thông tin đang là vấn đề phát triển toàn cầu, nhận thấy nhu cầu thiết yếu của Công nghệ trong tương lai, hàng loạt các công ty mọc lên, đầu tư vào lĩnh vực này: Ví dụ như Vinfast: Tập trung vào công nghệ cao, trí tuệ nhân tạo để phục vụ cho thời đại mới

Xét về khía cạnh điều hòa sản xuất, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng khiến thị trường và phương thức kinh doanh từng bước thay đổi rõ rệt Điển hình là hình thực mua bán trực tuyến đang dần thay thế phương thức trao đổi trực tiếp bởi sự nhanh nhạy, tiện lợi của nó Kèm theo đó là phương thức vận chuyển cũng dẫn hiện đại hơn Đó là mặt tích cực của công nghiệp 4.0 trong điều tiết thị trường Song nó cũng gây ra những tiêu cực bất lợi cho những ngành nghề chậm tiến bộ, thay đổi

Hiện có tới 77% người tiêu dùng Việt Nam hiện đã biết đến hoạt động mua sắm trên mạng xã hội Tính đến thời điểm hiện tại, mức độ nhận biết và đón nhận loại hình thương mại này được ghi nhận đông đảo nhất ở nhóm người tiêu dùng trong độ tuổi từ 18-23 Đây cũng là những người thường xuyên sử dụng mạng

xã hội nên dễ dàng nắm bắt được tính năng thương mại trên các nền tảng này

Ngày đăng: 17/05/2024, 16:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w