1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Quy trình thực hiện đề tài nghiên cứu văn học

10 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quy Trình Thực Hiện Đề Tài Nghiên Cứu Văn Học
Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 44,02 KB

Nội dung

Quy trình thực hiện đề tài nghiên cứu văn học Quy trình, cách thức thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học luôn là một trong những vấn đề trọng tâm có tính bản chất của bộ môn phương pháp luận nghiên cứu khoa học nói chung và phương pháp luận nghiên cứu văn học nói riêng. Trên thực tế, vấn đề này đã được phân tích, thảo luận trong nhiều công trình nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước. Về cơ bản, quan điểm của họ đều gặp nhau ở những yếu tố chính quyết định cách thức xây dựng, triển khai và hoàn thiện một đề tài nghiên cứu khoa học theo trình tự sau: 1) Xác định lí do lựa chọn đề tài, nêu rõ mục đích, ý nghĩa của đề tài được lựa chọn ; 2) Khoanh vùng đối tượng và giới hạn phạm vi nghiên cứu; 3) Khái quát về lịch sử của vấn đề nghiên cứu; 4) Phân tích, xác định phương pháp luận phù hợp hỗ trợ cho việc triển khai đề tài nghiên cứu; 5) Tiến hành xây dựng, phác thảo và xác lập đề cương từ sơ bộ đến chi tiết theo từng chương mục, đề mục cụ thể; 6) Căn cứ vào đề cương để triển khai, hoàn thành nội dung nghiên cứu; 7) Thống kê, thiết lập danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục (nếu có); 8) Đọc, rà soát, chỉnh sửa và hoàn thiện đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên, với mỗi lĩnh vực, chuyên ngành cụ thể, nội dung chi tiết của từng bước trong trình tự trên lại có những đòi hỏi, yêu cầu riêng về cách thức triển khai cũng như phương pháp thực hiện. Trong nghiên cứu văn học, quy trình này đòi hỏi mỗi bước của quy trình nghiên cứu phải gắn bó chặt chẽ với đặc thù của bộ môn với đối tượng trọng tâm xoay quanh các tác giả - tác phẩm văn học. Thông qua trường hợp đề tài “Tự truyện của Phan Việt dưới góc nhìn phê bình văn học nữ quyền”, có thể đi sâu phân tích và làm rõ quy trình triển khai một đề tài nghiên cứu văn học như sau:

Trang 1

Quy trình thực hiện đề tài nghiên cứu văn học

Quy trình, cách thức thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học luôn là một trong những vấn đề trọng tâm có tính bản chất của bộ môn phương pháp luận nghiên cứu khoa học nói chung và phương pháp luận nghiên cứu văn học nói riêng Trên thực tế, vấn đề này đã được phân tích, thảo luận trong nhiều công trình nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước Về cơ bản, quan điểm của họ đều gặp nhau ở những yếu tố chính quyết định cách thức xây dựng, triển khai và hoàn thiện một đề tài nghiên cứu khoa học theo trình

tự sau: 1) Xác định lí do lựa chọn đề tài, nêu rõ mục đích, ý nghĩa của đề tài được lựa chọn ; 2) Khoanh vùng đối tượng và giới hạn phạm vi nghiên cứu; 3) Khái quát về lịch sử của vấn đề nghiên cứu; 4) Phân tích, xác định phương pháp luận phù hợp hỗ trợ cho việc triển khai đề tài nghiên cứu; 5) Tiến hành xây dựng, phác thảo và xác lập đề cương từ sơ bộ đến chi tiết theo từng chương mục, đề mục cụ thể; 6) Căn cứ vào đề cương để triển khai, hoàn thành nội dung nghiên cứu; 7) Thống kê, thiết lập danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục (nếu có); 8) Đọc, rà soát, chỉnh sửa và hoàn thiện đề tài nghiên cứu Tuy nhiên, với mỗi lĩnh vực, chuyên ngành cụ thể, nội dung chi tiết của từng bước trong trình tự trên lại có những đòi hỏi, yêu cầu riêng

về cách thức triển khai cũng như phương pháp thực hiện Trong nghiên cứu văn học, quy trình này đòi hỏi mỗi bước của quy trình nghiên cứu phải gắn

bó chặt chẽ với đặc thù của bộ môn với đối tượng trọng tâm xoay quanh các tác giả - tác phẩm văn học Thông qua trường hợp đề tài “Tự truyện của Phan Việt dưới góc nhìn phê bình văn học nữ quyền”, có thể đi sâu phân tích

và làm rõ quy trình triển khai một đề tài nghiên cứu văn học như sau:

1 Thứ nhất, ở giai đoạn xác định lí do lựa chọn đề tài, người nghiên cứu

phải tự đặt ra và trả lời được các câu hỏi: Vì sao lại lựa chọn nghiên cứu vấn

đề này? Những yếu tố nào đã thúc đẩy người viết quyết định triển khai, phân tích, lí giải và chứng minh những quan điểm để bảo vệ cho vấn đề nghiên cứu? Các yếu tố này bao gồm lí do khách quan tác động đến việc lựa chọn

đề tài (có thể kể đến các tác động từ bản thân vấn đề nghiên cứu với nền tảng lí luận phong phú, thực tiễn sinh động) và lí do chủ quan (các thôi thúc

tự thân của tác giả nghiên cứu với những hứng thú tìm hiểu, nhu cầu chiếm lĩnh vấn đề, trách nhiệm đặt ra cho tác giả khi nghiên cứu đề tài đó) Bên cạnh đó, người viết cũng cần triển khai làm rõ thêm mục đích, ý nghĩa của

đề tài trên phương diện lí luận và thực tiễn, từ đó chứng minh tầm quan trọng, tính cấp thiết của việc thực hiện đề tài trong khuôn khổ nghiên cứu cụ thể Với đề tài “Tự truyện của Phan Việt dưới góc nhìn phê bình văn học nữ quyền”, tác giả nghiên cứu trước hết cần tập trung phân tích những nền tảng

Trang 2

khác quan thúc đẩy việc triển khai nghiên cứu, bao gồm: Tầm ảnh hưởng, vai trò của tác giả Phan Việt đối với toàn bộ nền văn học Việt Nam đương đại nói chung và bộ phận các tác giả nữ nói riêng; sự hình thành, nở rộ và ý nghĩa cấp thiết của nghiên cứu phê bình văn học nữ quyền tại Việt Nam trong thời điểm hiện tại; vị trí, tầm quan trọng của thể loại tự truyện trong toàn bộ quá trình phát triển của văn xuôi Việt Nam hiện đại Phân tích lí do chủ quan, tác giả nghiên cứu cần làm rõ ý nghĩa cũng như những tác động mạnh mẽ của phê bình nữ quyền luận đối với bản thân mình; đồng thời bày

tỏ sự ngưỡng mộ, hứng thú và niềm yêu thích dành cho các sáng tác của nhà văn Phan Việt, đặc biệt là các tác phẩm tự truyện; từ đó cho thấy sự cần thiết, những thôi thúc quyết định việc thực hiện, giải quyết các vấn đề được đặt ra trong đề tài Về mục đích, ý nghĩa của đề tài trên phương diện lý luận, người viết cần phân tích, khái quát được đề tài sẽ góp phần mở rộng lí thuyết phê bình nữ quyền luận ở những khía cạnh nào, đem đến những phát hiện nào trong việc khám phá lợi thế của thể loại tự truyện đối với việc triển khai các chủ đề nữ quyền, tính mới của đề tài khi lựa chọn đối tượng nghiên cứu Không những thế, người viết cũng cần mở rộng, làm sáng tỏ nghiên cứu có ảnh hưởng như thế nào tới việc xây dựng, xác lập và phát triển các diễn ngôn nữ quyền tại Việt Nam, do đó việc thực hiện đề tài không chỉ cung cấp, phát hiện và lí giải một khía cạnh mới đối với nghiên cứu văn chương mà còn mở rộng phạm vi lan tỏa tới các phương diện thực tiễn của

xã hội học, mang đến những góc nhìn có tính định hướng tích cực đối với các vấn đề về giới

2 Sau khi đã nêu rõ lí do lựa chọn đề tài và mục đích, ý nghĩa của việc

thực hiện đề tài; người viết cần xác định, khoanh vùng đối tượng nghiên cứu

cụ thể và giới hạn phạm vi nghiên cứu Đây là giai đoạn mà người viết cần đặt ra và trả lời các câu hỏi: Đề tài nghiên cứu về cái gì? Phạm vi, giới hạn của đề tài nằm ở đâu? Những đối tượng, hiện tượng nào thuộc phạm vi đó? Xác định câu trả lời cho những câu hỏi này cũng chính là mà quá trình tác giả nghiên cứu định hình những khía cạnh chính yếu, cụ thể cấu thành nên

đề tài Bởi vậy, đây được xem như một trong những bước quan trọng, không thể thiếu và cần phải làm rõ trước khi tiến hành các bước tiếp theo của quy trình nghiên cứu Theo đó, với đề tài “Tự truyện của Phan Việt dưới góc nhìn phê bình văn học nữ quyền”, ngườiviết trước hết cần xác định đối tượng nghiên cứu cụ thể hiển thị ngay trong tên đề tài, đó chính là các sáng tác văn xuôi tự sự, thuộc thể loại tự truyện của nhà văn Phan Việt Tuy nhiên, trên thực tế, nhà văn Phan Việt có rất nhiều tác phẩm tự tuyện Do đó, người nghiên cứu một lân nữa cần giới hạn và chỉ rõ những tác phẩm nào sẽ được sử dụng như đối tượng nghiên cứu của đề tài Ở đây, người viết có thể lựa chọn bộ tự truyện “Bất hạnh là một tài sản” (bao gồm các ba tác phẩm

Trang 3

“Một mình ở châu Âu”, “Xuyên Mỹ” và “Về nhà”) làm đối tượng nghiên cứu cho đề tài này Việc phân tích rõ đối tượng nghiên cứu chắc chắn sẽ hỗ trợ người viết nhận thức rõ ràng, đồng thời sử dụng hiệu quả các lí thuyết tự

sự học về phương thức trần thuật, cái “tôi” tự truyện gắn liền với phong cách tác giả, để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu Trên thực tế, trong bộ ba tác phẩm tự truyện nói trên có rất nhiều vấn đề có thể xem xét, khai thác phân tích, do đó người viết cần phải tiếp tục xác định rõ ràng hơn về đối tượng nghiên cứu Nói cách khác, đây chính là công đoạn mà người viết phải giới hạn phạm vi nghiên cứu thuộc khía cạnh, phương diện, lĩnh vực cụ thể nào.Với đề tài này, dễ nhận thấy, giới hạn nghiên cứu nằm ở “góc nhìn phê bình văn học nữ quyền” Xác định được phạm vi như vậy đồng nghĩa với việc cả người viết và người đọc đều có thể định hình rõ các phân tích, quan sát, lập luận, chứng minh trong nghiên cứu đều được soi chiếu qua lăng kính

nữ quyền luận, bao gồm quan niệm về giới, lối viết nữ, phong cách tác giả nữ Cụ thể, người viết sẽ làm sáng tỏ các vấn đề then chốt trong nội dung tác phẩm, những tìm tòi, phát hiện của tác giả Phan Việt trong việc bày tỏ quan điểm về giới, phá vỡ các định kiến giới cũng như thể hiện nữ tính, cá tính của bản thân thông qua nghệ thuật trần thuật đặc trưng của thể loại tự truyện Đây là những yếu tố cốt lõi có tính định hướng cho toàn bộ đề tài, đòi hỏi người viết phải xác định một cách cụ thể, rõ ràng trước khi tiến hành các khâu tiếp theo của quá trình nghiên cứu

3 Xác định rõ đối tượng và phạm vi nghiên cứu, tác giả đề tài tiếp tục

công đoạn thống kê, chọn lọc, phân tích và khái quát về lịch sử của vấn đề cần nghiên cứu Giai đoạn này giúp người viết có được cái nhìn tổng quan hơn về đối tượng và phạm vi nghiên cứu đã được giới hạn, dễ dàng quan sát vấn đề trong nhiều chiều kích thời gian (từ đồng đại tới lịch đại) và không gian (từ trong nước tới nước ngoài), trên mọi cấp độ vi mô - vĩ mô một cách

đa dạng, phong phú; từ đó thấu triệt được nhiệm vụ của đề tài, bản chất của vấn đề cùng những khả năng kế thừa, phát triển các thành tựu nghiên cứu đi trước để thu lại những kết quả tiến bộ, khả quan hơn Với nghiên cứu văn chương, người viết cần có sự phân chia lịch sử vấn đề theo khuôn khổ các công trình quốc tế và nghiên cứu trong nước, theo trật tự thời gian tuyến tính (từ lâu đời nhất đến mới nhất, cập nhật nhất); đồng thời phân loại các công trình này theo phạm vi đề tài, đối tượng nghiên cứu nghiên cứu sao cho tịnh tiến tới gần nhất với phạm vi, đối tượng của đề tài mà mình đang thực hiện

Cụ thể, với đề tài “Tự truyện của Phan Việt dưới góc nhìn phê bình văn học

nữ quyền”, người viết có thể phân chia các công trình nghiên cứu thuộc lịch

sử vấn đề theo các cấp độ tiệm cận đề tài gốc như sau: 1) Nghiên cứu về sáng tác văn xuôi tự sự của tác giả nữ dưới góc độ phê bình nữ quyền; 2) Nghiên cứu về sáng tác tự truyện của tác giả nữ dưới góc độ phê bình nữ

Trang 4

quyền; 3) Nghiên cứu về tác phẩm của Phan Việt dưới góc nhìn phê bình nữ quyền Có thể tham khảo ví dụ minh họa sau đây để thấy rõ hơn cách trình bày lịch sử vấn đề cho đề tài này :

* Nghiên cứu về sáng tác văn xuôi tự sự của tác giả nữ dưới góc độ phê bình nữ quyền:

- Quốc tế:

+ Tiểu luận A feminist perspective of Virginia Woolf's selected novels

“Mrs Dalloway” and “To the Lighthouse” (tạm dịch: Tiểu thuyết chọn lọc của Virginia Woolf “Bà Dalloway” và “Tới ngọn hải đăng” dưới góc nhìn phê bình nữ quyền), Isam M Shihada, khoa ngôn ngữ Anh, Al Aqsa

University, Palestine, 07/01/2005 Nghiên cứu đi sâu thảo luận về vấn đề mở rộng định nghĩa căn tính nữ trong hai tiểu thuyết làm nên tên tuổi nữ văn sĩ Virgina Woolf dưới ánh sáng của phê bình nữ quyền luận

+ Luận văn thạc sĩ Women disunited: Margaret Atwood's “The Handmaid' s tale” as a critique of feminism (tạm dịch: Phụ nữ chia rẽ:

“Chuyện người tùy nữ” của Margaret Atwood dưới góc nhìn phê bình nữ quyền), Alanna A Callaway, San Jose State University, Hoa Kỳ, 2008 Luận

văn sử dụng lí thuyết nữ quyền luận để triển khai phân tích, làm sáng tỏ các khía cạnh nội dung chủ đạo được phản ánh trong tiểu thuyết “Chuyện người tùy nữ” của nữ tác giả Margaret Atwood

- Việt Nam:

+ Luận án tiến sĩ Vấn đề phái tính và âm hưởng nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam đương đại (qua sáng tác của một số nhà văn nữ tiêu biểu), Nguyễn

Thị Thanh Xuân, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Học viện Khoa học xã hội, 2013 Nghiên cứu phân tích các khía cạnh tiêu biểu của phái tính

và âm hưởng nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam đương đại thông qua sáng tác của một số nhà văn nữ tiêu biểu

+ Luận án tiến sĩ Phê bình nữ quyền và văn xuôi nữ giới Việt Nam, Trung Quốc đương đại (Nghiên cứu trường hợp Dạ Ngân và Thiết Ngưng), Hồ

Khánh Vân, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP.HCM, 2020 Thông qua trường hợp hai tác giả Dạ Ngân và Thiết Ngưng, nghiên cứu tiến hành phân tích, so sánh, đối chiếu các vấn đề của văn xuôi nữ giới tại Việt Nam và Trung Quốc dưới góc nhìn phê bình nữ quyền

* Nghiên cứu về tác phẩm tự truyện của tác giả nữ dưới góc nhìn phê bình

nữ quyền:

- Quốc tế:

+ Công trình nghiên cứu Feminism & Autobiography: Texts, Theories, Methods (tạm dịch: Phê bình nữ quyền và tự truyện: Văn bản, lý thuyết,

Trang 5

phương pháp), Tess Coslett, Celia Lury, Penny Summerfield, Routledge Publisher, Anh, 2000 Công trình phân tích, làm sáng tỏ mối quan hệ giữa

thi pháp thể loại tự truyện và các chủ đề nữ quyền thông qua những văn bản tác phẩm cụ thể của nhiều tác giả nữ trên thế giới

+ Bài báo học thuật Feminist autobiography as a means of empowering women: A case study of Sylvia Plath's “The Bell Jar” and Janet Frame's

“Faces in the Water” (tạm dịch: Tự truyện nữ quyền luận như một phương thức trao quyền cho phụ nữ: Trường hợp “Quả chuông ác mộng” của Sylvia Plath và “Những gương mặt trong nước” của Janet Frame), Tomasz

Fisiak, University of Lodz, Ba Lan, 2011 Dưới góc nhìn nữ quyền luận, bài báo phân tích những ưu thế của thể loại tự truyện trong việc trao quyền phát ngôn cho chủ thể tác giả nữ thông qua hai tác phẩm tự truyện nổi tiếng của Sylvia Plath và Janet Frame

- Việt Nam: Tính đến thời điểm hiện tại, theo khảo sát của chúng tôi, ở nước ta vẫn chưa có một nghiên cứu toàn diện nào về tác phẩm tự truyện của tác giả nữ dưới góc nhìn phê bình nữ quyền, mà vấn đề này hầu hết mới chỉ được nhắc tới như một khía cạnh cơ bản của tự sự học nữ quyền luận nói chung hay được quan sát, phân tích qua lăng kính thể tài tương đương để làm sáng tỏ một vài nội dung cụ thể liên quan tới nữ giới Có thể điểm qua một số bài báo nghiên cứu và tiểu luận cơ bản đề cập tới tự truyện nữ quyền

như sau: Dẫn nhập về tự sự học nữ quyền luận (Qua những thực hành của Susan E Lanser), tác giả Trần Ngọc Hiếu; Hình ảnh người phụ nữ trong văn du ký nửa đầu thế kỉ XX và hiện đại hóa văn học, tác giả Nguyễn Thị

Thúy Hằng

*Nghiên cứu về tác phẩm của Phan Việt dưới góc nhìn phê bình nữ quyền: Theo khảo sát của chúng tôi, ở trong và ngoài nước hiện chưa có một nghiên cứu toàn diện nào về tác phẩm của Phan Việt nói chung và tác phẩm

tự truyện nói riêng dưới góc nhìn phê bình nữ quyền Một số nghiên cứu về

tác giả Phan Việt chủ yếu xoay quanh các nội dung như: Tìm hiểu về nhà văn Phan Việt và tiểu thuyết ‘Tiếng người” (khóa luận tốt nghiệp, Nguyễn Thị Liên, khoa Ngữ văn - trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, 2010), Nỗi cô đơn của con người đương đại trong văn chương Phan Việt qua hai tác phẩm

“Tiếng người” và “Một mình ở châu Âu” (luận văn thạc sĩ, Nguyễn Thị

Hồng Vân, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014)

Như vậy, dễ nhận thấy, việc thống kê, khảo sát, chọn lọc và xây dựng lịch

sử vấn đề đã đem đến một hình dung toàn diện, sâu sắc hơn về tất cả các thành tựu nghiên cứu đã có và những “khoảng trống” còn bỏ ngỏ cho sự khám phá, tìm tòi và đào sâu phân tích của tác giả đề tài Cụ thể, nó cho thấy tính mới của đề tài, sự cập nhật kịp thời, nhạy bén của tác giả khi lựa chọn

Trang 6

vấn đề và đối tượng chưa được nhiều người khai thác nghiên cứu Việc trình bày lịch sử vấn đề sao cho logic, rõ ràng cũng giúp người viết có thể sử dụng

và hệ thống hóa danh mục tài liệu tham khảo trong suốt quá trình hoàn thiện nội dung đề tài một cách dễ dàng, hiệu quả hơn

4 Bước tiếp theo của quy trình thực hiện đề tài nghiên cứu văn học chính

là phân tích, tìm và xác định được các phương pháp nghiên cứu phù hợp hỗ trợ cho việc triển khai, xử lý các vấn đề liên quan tới nội dung đề tài Những phương pháp này bao gồm một số phương pháp nghiên cứu khoa học nói chung (phương pháp quan sát; phương pháp khảo sát, phân loại, thống kê; phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu ) và hệ thống phương pháp nghiên

cứu văn học gắn với đặc thù của bộ môn Trong công trình Phương pháp luận nghiên cứu văn học, tác giả Nguyễn Văn Dân đã liệt kê và phân tích hệ

thống các phương pháp chủ đạo được sử dụng trong nghiên cứu văn học như sau: phương pháp thực chứng (lịch sử - ngữ nghĩa); phương pháp hình thức; phương pháp hiện tượng học; phương pháp ký hiệu học; phương pháp cấu trúc (cổ điển - giải cấu trúc); phương pháp trực giác; phương pháp tâm lý học (sáng tác ,tiếp nhận); phương pháp giải thích học; phương pháp xã hội học (sáng tác, tiếp nhận); phương pháp tiểu sử; phương pháp so sánh; phương pháp mỹ học; phương pháp lọai hình; phương pháp hệ thống; liên văn bản Theo đó, tùy thuộc vào từng đề tài cụ thể mà vai trò của mỗi phương pháp nghiên cứu cũng như tầm quan trọng của nó đối với đề tài là không giống nhau Nói cách khác, khi thực hiện một đề tài nghiên cứu văn học, không nhất thiết phải sử dụng tất cả các phương pháp trên Có những phương pháp sẽ giữ vị trí chủ đạo trong việc tiếp cận, chiếm lĩnh và giải quyết vấn đề nghiên cứu, ngược lại, những phương pháp khác chỉ đóng vai trò hỗ trợ, bổ sung Với đề tài “Tự truyện của Phan Việt dưới góc nhìn phê bình văn học nữ quyền”, người viết có thể vận dụng các phương pháp nghiên cứu chính bao gồm: phương pháp ký hiệu học, giải thích học nhằm phân tích các tầng nghĩa, quan niệm về giới và sự giải phóng cái “tôi” nữ tính – cá tính được tác giả gửi gắm đằng sau ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật của tác phẩm tự truyện Việc vận dụng linh hoạt các phương pháp hình thức, mỹ học và đặc biệt là phương pháp loại hình cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phân tích các ảnh hưởng, ưu thế của yếu tố hình thức, thể loại đối với việc thể hiện các chủ đề nữ quyền trong tác phẩm Đồng thời, các phương pháp thống kê, phân tích số liệu cũng có thể trở nên cần thiết nếu người viết muốn đi sâu làm rõ tần suất xuất hiện, mức độ tác động của các yếu tố này tới nội dung biểu đạt Bên cạnh đó, phương pháp thực chứng, xã hội học kết hợp với phương pháp giải cấu trúc, phương pháp hệ thống, so sánh và liên văn bản giúp người viết dễ dàng quan sát, mở rộng nghiên cứu bộ ba tác phẩm như một mạch diễn ngôn xuyên suốt về nữ quyền

Trang 7

có tính xã hội học Ngoài ra, các phương pháp tiểu sử, tâm lý học cũng góp phần hỗ trợ lý giải những vấn đề liên quan tới phong cách nữ tác giả khi phân tích tác phẩm dưới góc nhìn nữ quyền

5 Sau khi đã xác định được các phương pháp nghiên cứu có thể ứng dụng

để giải quyết các vấn đề mà đề tài đặt ra, người viết cần tiến hành triển khai, xây dựng đề cương, hoàn thiện dàn ý, phân chia rõ ràng các phần chính của

đề tài theo từng chương mục, tiểu mục cụ thể Đây được xem như một trong những khâu trọng tâm góp phần quyết định thành công của đề tài, là “xương sống” của toàn bộ nội dung nghiên cứu Thông thường, căn cứ vào tính chất, phạm vi đề tài tương ứng với từng bộ môn, lĩnh vực mà số chương, mục của

đề cương có thể không giống nhau Tuy nhiên, thường gặp nhau ở những điểm sau: Chương đầu tiên thường giới thuyết, khái quát những nền tàng, cơ

sở lí luận quan trọng mà người viết sẽ dựa vào đó để soi chiếu và làm sáng

tỏ các vấn đề nghiên cứu Trong trường hợp các đề tài mà cơ sở lí thuyết không chiếm dung lượng lớn và đóng một vai trò trực tiếp đối với nội dung

đề tài, người viết cũng có thể kết hợp trình bày với mục phương pháp nghiên cứu trước đó Các chương tiếp theo đi sâu phân tích những khía cạnh chính cấu thành đề tài Mỗi chương phân chia thành các mục góp phần giải quyết vấn đề được đặt ra trong chương; mỗi mục này lại phân chia thành các tiểu mục ở cấp độ nhỏ hơn để làm sáng tỏ những nội dung của mục Căn cứ vào

đó có thể xây dựng đề cương chi tiết cho đề tài “Tự truyện của Phan Việt dưới góc nhìn phê bình văn học nữ quyền” như sau:

Chương 1: Cơ sở lí luận

1.1 Phê bình văn học nữ quyền

1.1.1 Khái niệm phê bình văn học nữ quyền

1.1.2 Đặc trưng của phê bình văn học nữ quyền

1.2 Thể loại tự truyện

1.2.1 Khái niệm thể loại tự truyện

1.2.2 Đặc trưng của thể loại tự truyện

1.3 Tác giả Phan Việt và bộ tự truyện "Bất hạnh là một tài sản"

1.3.1 Tác giả Phan Việt

1.3.2 Bộ tự truyện "Bất hạnh là một tài sản"

Chương 2: Ý thức nữ quyền trong tự truyện của Phan Việt

2.1 Ý thức về bất bình đẳng giới

2.1.1 Ý thức về thực trạng bất bình đẳng giới

2.1.2 Ý thức chống bất bình đẳng giới

2.2 Ý thức về quyền cơ bản của phụ nữ

2.1.1 Ý thức về quyền tự quyết

2.1.2 Ý thức về tự do ngôn luận

Trang 8

2.3 Ý thức về nữ tính và cá tính

2.3.1 Ý thức về nữ tính

2.3.2 Ý thức về cá tính

Chương 3: Nghệ thuật thể hiện ý thức nữ quyền trong tự truyện của Phan Việt

3.1 Kết cấu cốt truyện

3.1.1 Kết cấu tuyến tính

3.1.2 Kết cấu phi tuyến tính

3.2 Hệ thống nhân vật

3.2.1 Nhân vật nữ quyền

3.2.2 Nhân vật phản nữ quyền

3.3 Ngôi kể, ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật

3.3.1 Ngôi kể

3.3.2 Ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật

Ở đây, đề cương nghiên cứu có bố cục ba chương Chương 1 tập trung giới thuyết và khái quát hóa những lí thuyết nền tảng làm kim chỉ nam cho việc giải quyết các vấn đề nghiên cứu, bao gồm lí thuyết về phê bình văn học nữ quyền, lí thuyết tự sự học về thể loại tự truyện và một số thông tin tiểu sử của tác giả Phan Việt, tác phẩm “Bất hạnh là một tài sản” Xoay quanh hai nội dung lí thuyết này có rất nhiều các quan điểm khác nhau về khái niệm và đặc trưng của chúng, do đó người viết cần tổng hợp, phân tích

và đưa ra quan điểm, cách hiểu cụ thể của mình để tạo sự nhất quán, đồng bộ trong việc giải quyết các vấn đề nghiên cứu ở những chương sau Trong chương tiếp theo, người viết tiến hành triển khai làm sáng tỏ các khía cạnh nội dung chính của tác phẩm dưới góc nhìn phê bình nữ quyền Nói cách khác, chương này tập trung chỉ ra và phân tích những phương diện khác nhau của ý thức nữ quyền được thể hiện trong tác phẩm, bao gồm: ý thức về thực trạng bất bình đẳng giới xảy ra ở khắp nơi trên thế giới, tiếng nói chống bất bình đẳng giới, phản đối các định kiến, quan điểm lạc hậu, sai lầm vẫn thường áp đặt lên phụ nữ từ góc độ một người nữ xuyên suốt hành trình từ châu Âu tới Mỹ và trở về Việt Nam của chính tác giả Phan Việt Không những thế, ý thức nữ quyền còn thể hiện ở việc tác giả tự nhận thức và truyền đi những thông điệp nhận thức sâu sắc về các quyền lợi cơ bản của phụ nữ, bắt nguồn từ chính những trải nghiệm của bản thân Đó là quyền tự quyết các vấn đề cá nhân như quyết định một mình “xê dịch” tới nhiều vùng lãnh thổ khác nhau, quyết định lựa chọn ly hôn thay vì tiếp tục một cuộc hôn nhân không hạnh phúc, quyền được tiếp cận tri thức và trở thành một nữ trí thức quyết đoán, độc lập về tài chính, tự mình làm chủ cuộc sống và đặc biệt

là quyền được cất tiếng nói, được phát ngôn cho mình và cho “giới” của mình Bên cạnh đó, dưới góc nhìn nữ quyền, ý thức về nữ tính và cá tính của

Trang 9

tác giả Phan Việt cũng được thể hiện rất rõ xuyên suốt các tác phẩm tự truyện Những gì thuộc về thiên tính nữ như bản năng làm mẹ, sự quan tâm, săn sóc và những quan sát tinh tế tới những điều nhỏ nhặt của cuộc sống cùng lòng vị tha, bao dung, tâm hồn bay bổng, mơ mộng không những không loại trừ mà còn song hành với những nét cá tính mạnh mẽ, ngang tàng

và đầy bản lĩnh của cái “tôi” nữ quyền Phan Việt Chương 3 tập trung phân tích, làm sáng tỏ những đặc trưng ưu thế của thế loại tự truyện đối với việc chuyển tải và biểu đạt các chủ đề nữ quyền trong tác phẩm Cụ thể, thông qua kết cấu cốt truyện tuyến tính (những trải nghiệm có thật của tác giả về

cơ bản được kể theo một trình tự thời gian tương đối liền mạch) cùng sự sắp xếp, đan xen, kết hợp các yếu tố phi tuyến tính (hồi ức đột hiện, “truyện trong truyện”, ) một mặt làm tăng tính chân thực của câu chuyện được kể, mặt khác cũng giúp cho các ẩn dụ nữ quyền cùng tâm trạng người nữ được khắc họa một cách sống động hơn Bên cạnh đó, thể loại tự truyện với ngôi

kể thứ nhất cùng ngôn ngữ, giọng điệu trần thuật mang đậm cá tính nữ của tác giả đã thể hiện chân xác một “tiếng nói nữ” đích thực thay vì “mượn giọng” qua phát ngôn của tác giả nam như nhiều hiện tượng thường gặp trong văn học Ngoài ra, hệ thống nhân vật phong phú, sinh động bao gồm người thân, bạn bè hay những người mà tác giả gặp trên hành trình của mình với các phát ngôn đại diện và bảo vệ nữ quyền lẫn các phát ngôn phản biện, hành động chống đối nữ quyền đã tạo ra những tranh luận, phân tích, thức gọi những suy ngẫm sâu sắc về giới và sự cấp thiết của việc giải phóng phụ

nữ khỏi những định kiến giới trong xã hội đương đại Đây chính là ‘xương sống” của toàn bộ đề tài, bởi vậy người viết phải tập trung đầu tư để thiết lập được một đề cương chặt chẽ, minh định được mọi vấn đề mà nghiên cứu đặt

ra

6 Ở các khâu còn lại, người viết dựa vào đề cương đã tạo lập, tiến hành

triển khai viết, làm rõ từng chương, mục, tiểu mục Khi viết, tác giả nghiên cứu cần chú ý bảo lưu tính khách quan trong giọng điệu, thận trọng khi sử dụng ngôn từ, thuật ngữ; đồng thời kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp nghiên cứu để phân tích, lí giải, lập luận sao cho chặt chẽ, thuyết phục Bên cạnh đó, người viết cũng cần xác định, đánh dấu, cụ thể hóa những trích dẫn, hình ảnh (nếu có) để thuận tiện cho việc lập danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục của nghiên cứu; đồng thời tuân thủ chặt chẽ các quy cách, hình thức trình bày phù hợp với tính chất, nội dung đề tài Khi tạo danh mục tài liệu

tham khảo, người viết “chỉ nên giới hạn ở những tài liệu nào có liên quan trực tiếp đến đề tài của công trình, chứ không bao gồm cả những tài liệu có tính chất là kiến thức cơ sở của nhà nghiên cứu”, đảm bảo cung cấp đầy đủ

theo thứ tự: Tên tài liệu – Tên tác giả - Tên đơn vị phát hành – năm phát

hành (Ví dụ: Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách

Trang 10

mạng tháng Tám, Trần Văn Giàu NXB Chính trị Quốc gia, 1993) Tài liệu

nào công bố trước sắp xếp lên trước và tương tự theo thời gian tuyến tính cho đến tài liệu phát hành gần nhất Cuối cùng, người viết tiến hành đọc, rà soát, chỉnh sửa lại các lỗi chính tả, diễn đạt và hoàn thiện đề tài nghiên cứu Trên đây là toàn bộ quy trình thực hiện một đề tài nghiên cứu văn học, với trường hợp cụ thể là đề tài “Tự truyện của Phan Việt dưới góc nhìn phê bình văn học nữ quyền” Trong quá trình nghiên cứu, người viết cần đảm bảo thực hiện đầy đủ, tuân thủ đúng thứ tự các bước đã được nêu rõ trong quy trình, đồng thời không ngừng trau dồi, tự bồi dưỡng các kĩ năng nghiên cứu, kiến thức chuyên ngành một cách thường xuyên, đồng bộ để có được những sản phẩm hoàn chỉnh, chặt chẽ và thu được những kết quả khả quan nhất

Ngày đăng: 17/05/2024, 10:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w