1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Đề cương tư tưởng hồ chí minh

13 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đề cương Tư tưởng Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh
Thể loại Đề cương
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 35,09 KB

Nội dung

Câu 1: Bối cảnh lịch sử hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh? Câu 2: Tại sao CM giải phóng DT muốn thắng lợi phải đi theo con đường CM vô sản? Câu 3: Tại sao CM giải phóng DT cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thằng lợi trước CM vô sản ở chính quốc? Câu 4: Quan niệm về ĐCS VN cầm quyền? Câu 5: Sự ra đời của ĐCS VN? Câu 6:Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược quyết đinh thành công của cách mạng Câu 7: Nhà nước của dân, do dân , vì dân?

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Câu 1: Bối cảnh lịch sử hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh?

- Bối cảnh LS VN cuối TK 19 – đầu TK 20:

+ Trước khi bị thực dân Pháp xâm lược, XH VN là XH PK độc lập với nên N2 lạc hậu trì trệ Chính quyền nhà Nguyễn thi hành chính sách đối nội, đối ngoại bảo thủ, phản động

+ Năm 1858, thực dân Pháp tiến hành xâm lược VN và hoàn thành quá trình xâm lược vào 1884 (Hiệp định Pa-tơ-nốt được kí kết) Vì vậy XH VN trở thành XH thuộc địa nửa PK

+ Cùng với việc duy trì mâu thuẫn cũ, trong XH xuất hiện thêm nhiều mâu thuẫn mới Các phong trào vũ trang chống Pháp diễn ra rầm rộ khắp cả nước

+ Đầu TK 20, các phong trào yêu nước diễn ra mạnh mẽ theo nhiều khuyenh hướng khác nhau nhưng đều thất bại Đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước

+ Nguyễn Tất Thành sinh ra trong bối cảnh nước mất nhà tan và lớn lên trong phong trào cứu nước của DT, Người đã sớm nhận ra điểm hạn chế của các phong trào đấu tranh chưa đi đến thắng lợi vì các phong trào đó còn thiếu một đường lối khoa học Do đó, Người quyết tâm đi tìm con đường cứu nước mới

- Bối cảnh thời đại:

+ Chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc

quyền

+ Các nước thuộc địa, nửa thuộc địa ở châu Á, Phi, Mỹ La tinh bên cạnh các giai cấp cơ bản vốn có xuất hiện thêm nhiều giai cấp, tầng lớp mới

+ CM T10 Nga (1917) thắng lợi

+ Sự ra đời của Quốc tế CS (3/1919)

Câu 2: Tại sao CM giải phóng DT muốn thắng lợi phải đi theo con đường CM vô sản?

- Rút ra bài học từ sự thất bại từ các con đường cứu nước trước đó:

+ Các cuộc đấu tranh giành độc lập cuối TK 19 diễn ra theo hệ tư tưởng PK đều thất bại là do chưa có đường lối và phương pháp CM đúng đắn

Trang 2

+ Các cuộc đấu tranh giành độc lập đầu TK 20: con đường bạo đông của Phan Bội Châu chẳng khác gì “đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau”; con đường của Phan Chu Trinh chẳng khác nào “xin giặc rủ lòng thương”; con đường của Hoàng Hoa Thám thực tế hơn nhưng vẫn mang nặng cốt cách PK

+ Con đường của Nguyễn Thái Học theo hệ tư tương tư sản cũng thất bại, đã chứng tỏ giai cấp tư sản VN không đảm đương được sứ mệnh DT

 Mặc dù rất khâm phục tinh thần CM của cha ông nhưng Người không tán thành con đường CM của họ Người xuất ngoại, đến nhiều quốc gia trên TG để tìm một con đường cứu nước mới

- Tìm hiểu các cuộc CM tư sản tiêu biểu trên TG:

Người đọc “Tuyên ngôn độc lập” của Mỹ, tìm hiểu CM tư sản Mỹ, đọc

“Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền” của CM Pháp, tìm hiểu CM tư sản Pháp Người nhận thấy “Cách mệnh Pháp cũng như Cách mệnh Mỹ, nghĩa là Cách mệnh

tư bản, Cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa dân chủ, kỳ thực tromg thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa” Bởi lẽ đó, Người không đi theo con đường CM tư sản

- Con đường giải phóng DT:

+ Người đến với Lenin và tán thành Quốc thế thứ 3 vì người thấy ở đó có một phương hướng mới về giải phóng DT: CM vô sản Người nhận xét: “Trong TG bây giờ, chỉ có CM Nga là thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc, tự do, bình đẳng thật sự Cuộc CM này đã mở ra 2 con đường: giải phóng NDLĐ trong nước và tạo điều kiện cho ND các nước thuộc địa đứng lên tự giải phóng”

+ Vượt qua sự hạn chế tư tưởng của các sĩ phu và các nhà CM có xu hướng tư sản đương thời, HCM đã đến với học thuyết CM của Chủ nghĩa Mac- Lenin và lựa chọn con đường CM vô sản Người khẳng định: “ Muốn cứu nước và giải phóng

DT, không còn con đường nào khác con đường CM vô sản”

- Ý nghĩa:

+ Với DT: Đây là con đường con đường CM hoàn toàn đúng đắn, phù hợp ới CM

VN Quan điểm này đã trở thanh nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho Đảng ta trong việc hoạch định đường lối CM VN

+ Với TG: Quan điểm này thể hiện sự vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mac – Lenin

trong hoàn cảnh thực tiễn của nước ta

Câu 3: Tại sao CM giải phóng DT cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và

có khả năng giành thằng lợi trước CM vô sản ở chính quốc?

Trang 3

- CM giải phóng DT cần được tiến hành chủ động, sáng tạo:

+ Khi CNTB chuyển sang giai đoạn độc quyền, nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh mẽ, đặt ra nhưng yêu cầu bức thiết về thị trường Đó là nguyên nhân sâu xa diễn đến những cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa Thuộc địa trở thành nguồn sống của CNĐQ Nguyễn Ái Quốc khẳng định: “Tất cả sinh lực của tư bản quốc tế đếu lấy ở các xứ thuộc địa Đó là nơi CNTB lấy nguyên liệu cho nhà máy của nó, nơi nó đầu tư, tiêu thụ hàng hóa, mộ nhân công rẻ mạt cho đâọ quân LĐ của nó, và nhất là tuyển những binh lính bản xứ cho đạo quân phản CM của nó Nọc độc và sức sống của con rắn độc TBCN đang tập trung ở các thuộc địa.”

+ HCM khẳng định: Trong cuộc đấu tranh chống CNĐQ, CNTD, CM thuộc địa có tầm quan trọng đặc biệt, ND các nước thuộc địa có khả năng CM to lớn

+ Trong khi yêu cầu Quốc tế CS và các Đảng CS quan tâm đến CM thuộc địa, HCM vẫn khẳng định: Công cuộc giải phóng ND thuộc địa chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực tự giải phóng

Người đánh giá rất cao sức mạnh của một DT vùng dậy chống đế quốc thực dân; Người chủ trương phát huy nỗ lực chủ quan của DT, tránh tư tưởng bị động, trông chờ vào sự giúp đỡ bên ngoài

Người nói: “Kháng chiến trường kì gian khổ, đồng thời phải tự lực cánh sinh Trông vào sức mình Cố nhiên, sự giúp đỡ của các nước bạn là quan trọng, nhưng không được ỷ lại, không được ngồi mong chờ người khác Một DT không

tự lực cánh sinh mà cư ngồi chờ DT khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập”

- CM giải phóng DT có khả năng giành thằng lợi trước CM vô sản ở chính quốc:

+ Theo HCM, giữa CM giải phóng DT ở thuộc địa và CM vô sản ở chính quốc có mqh mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là CNĐQ Đó là mqh bình đẳng chứ không phải là quan hệ lệ thuộc hay quan hệ chính phụ

+ Nhận thức đúng vai trò, vị trí chiến lược của CM thuộc địa và sức mạnh DT, Nguyễn Ái Quốc cho rằng CM DT ở thuộc địa có thể giành thắng lợi trước và giúp

đỡ CM vô sản ở chính quốc

 Đây là một luận điểm sáng tạo, có giá trị lý luận thực tiễn và lý luận to lớn, một cống hiến quan trọng vào kho tàng lý luận của Chủ nghĩa Mac – Lenin, đã được thắng lợi của phong trào CM giải phóng DT trên toàn TG trong gần một

TK qua chứng minh là hoàn toàn đúng đắn

- Ý nghĩa:

+ Đây là một luận điểm sáng tạo, có giá trị lý luận thực tiễn và lý luận to lớn, một cống hiến quan trọng vào kho tàng lý luận của Chủ nghĩa Mac – Lenin

Trang 4

+ Luận điểm này đã thể hiện sự độc lập, tự chủ và sáng tạo trong tư duy lý luận của HCM

+ Là cơ sở nền tảng, kim chỉ nam cho Đảng ta trong quá trình tổ chức, lãnh đạo

ND đứng lên làm CM để tự giải phóng khỏi áp bức bóc lột

Câu 4: Quan niệm về ĐCS VN cầm quyền?

1 Đảng lãnh đạo ND giành chính quyền trở thành Đảng cầm quyền.

- Từ 1920, HCM đã tích cực chuẩn bị cả 3 mặt: chính trị, tư tưởng, tổ chức để tiến

tới thành lập ĐCS và lãnh đạo phong trào CM

- 1930, ĐCS VN ra đời và lãnh đạo phong trào phong trào CM thực hiện mục tiêu

trên của CM VN

- HCM đã khẳng định vị trí và vai trò quan trọng của Đảng CM là nhân tố hàng đầu

quyết định đến mọi thắng lợi của CM

+ Đảng có vai trò giác ngộ, tổ chức và lãnh đạo ND trở thành lực lượng to lớn, làm cho quần chúng ND làm chủ, là gốc của CM

+ Để tổ chức và lãnh đạo được ND thì các thành viên trong Đảng phải thống nhất

về tư tưởng, từ đó thông nhất về hành động

+ Tư tưởng Đảng phải đi theo tư tưởng Chủ nghĩa Mac – Lenin

- CM T8/1945 với đường lối chính trị đúng đắn, tổ chức chặt chẽ, Đảng lãnh đạo

toàn thể DT VN giành chính quyền, thành lập nước VN Dân chủ cộng hòa Đảng

đã khẳng định khả năng nắm quyền và lãnh đạo của mình đối với toàn XH và trờ thành Đảng cầm quyền

2 Quan niệm của HCM về Đảng cầm quyền:

- Đảng cầm quyền là khái niệm dùng trong khoa học chính trị, chỉ một đảng chính

trị, đại diện cho một giai cấp đang nắm giữ và lãnh đạo chính quyền để điều hành quản lý đất nước nhằm thực hiện lợi ích của giai cấp mình

- HCM đã sử dụng thuật ngữ chỉ Đảng lãnh đạo XH là: “Đảng nắm quyền, Đảng lãnh đạo chính quyền, Đảng cầm quyền” nhưng thuật ngữ Đảng cầm quyền phản

ánh rõ và chính xác nhất vai trò lãnh đạo của Đảng đối với XH

- Khái niệm: Đảng cầm quyền trong di chúc của HCM là: Đảng cầm quyền là

Đảng tiếp tục lãnh đạo sự nghiệp CM trong điều kiện Đảng đã lãnh đạo quần chúng ND giành được quyền lực Nhà nước và Đảng trực tiếp lãnh đạo bộ máy Nhà nước đó để tiếp tục hoàn thành sự ghiệp độc lập DT, dân chủ và Chủ nghĩa XH.

- Đảng xứng đáng là ĐẢng cầm quyền khi có một số đặc điểm cơ bản sau:

+ Bản chất: phải mang bản chất của g/c công nhân và XD Đảng phải xuất phát từ bản chất của CNXH (Độc lập, tự do, hạnh phúc)

Trang 5

+ Mục đích, lý tưởng: Theo HCM, Đảng ta không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của Tổ quốc, của ND Người chỉ rõ “Những người CS chúng ta không một phút nào được quên lý tưởng cao cả của mình là phấn đấu cho tổ quốc hoàn toàn độc lập, cho CNXH hoàn toàn thắng lợi trên đất nước ta và trên toàn TG”

+ Đảng cầm quyền vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của

ND 2 khái niêm này có sự gắn bó thống nhất, quan hệ biện chứng và có mục đích chung là vì dân Quan điểm này của HCM về Đảng cầm quyền là sự vận dụng, phát triển sáng tạo lý luận Mac – Lenin về Đảng vô sản kiểu mới:

1 Đảng cầm quyền là người lãnh đạo:

 Tức là Đảng là tổ chức lãnh đạo duy nhất đối với toàn bộ XH Đối tượng lãnh đạo của Đảng là toàn thể ND VN, nhằm đưa lại độc lập cho

DT, hạnh phúc ấm no cho ND Muốn vậy Đảng phải có tư cách, phẩm chất và năng lực cần thiết

 Đảng lãnh đạo ND bằng cách tuyên truyền, GD, thuyết phục và giác ngộ quần chúng, “phải đi theo đường lối quần chúng, không được quan liêu, mệnh lệnh và gò ép ND” Đồng thời, Đảng phải tập hợp, đoàn kết ND thành một khối thống nhất và hướng dẫn họ hành động

 Đảng phải sâu sát, gắn bó mật thiết với ND, khiêm tốn, học hỏi ND, chịu sự kiểm soát của ND Để thực hiện đầy đủ chức năng lãnh đạo, Đảng phải thực hiện chế độ kiểm tra và phát huy vai trò tiên phong của đội ngũ cán bộ Đảng viên

2 Đảng cầm quyền là người đầy tớ trung thành của ND:

 Đầy tớ không có nghĩa là tôi tớ, tôi đòi hay theo đuôi quần chúng, mà là tận tâm, tận lực phục vụ ND, đem lại các quyền và lợi ích cho ND Việc

gì có lợi cho dân thì phải làm cho kì được Việc gì có hại cho dân thì phải hết sức tránh Mỗi cán bộ Đảng viên đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh việc chung cho dân chứ không phải đè đầu dân như trong thời kì dưới quyền thống trị của Pháp – Nhật

 Là đầy tớ của ND theo tư tương HCM còn đòi hỏi mỗi cán bộ Đảng viên không ngừng tu dưỡng đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ, phải tích cực tuyên truyền vận động quần chúng đi theo Đảng, đưa sự nghiệp CM đến thắng lợi cuối cùng

Như vậy, lãnh đạo và đầy tớ được HCM sử dụng trong mqh biện chứng với nhau vì chung một mục đich là vì dân Làm tốt cả 2 vai trò này là cơ sở đảm

bảo uy tín và năng lực lãnh đạo của Đảng

+ Đảng cầm quyền, dân là chủ:

Trang 6

Đảng lãnh đạo CM là để thiết lập và củng cố chính quyền làm chủ của ND Dân là chủ, Đảng lãnh đạo, Đảng phải lẫy dân làm gốc

ND muốn làm chủ thực sự thì phải đi theo Đảng, phải biết lợi ích và bổn phận của mình, tham gia XD chính quyền

Với tư tương nhân văn về mqh biện chứng giữa Đảng với ND thì nguyên

tắc dân là chủ, dân làm gốc theo HCM chỉ có thể hiện thực, không bị vi phạm khi

các cán bộ Đảng viên còn là người đầy tớ trung thành của ND

Câu 5: Sự ra đời của ĐCS VN?

- Lenin nêu rõ 2 yếu tố cho sự ra đời của ĐCS, đó là sự kết hợp của Chủ nghĩa Mác

và phong trào công nhân

- Xuất phát từ thực tiễn phong trào CM VN và TG với sự vận dụng sáng tạo Chủ

nghĩa Mác – Leenin, HCM đưa ra quan điểm về sự hình thành của ĐCS VN: ĐCS

VN ra đời là sự kết hợp của 3 yếu tố: Chủ nghĩa Mác – Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước

- Quan điểm trên đã được thể hiện trong:

+ Bài viết “Thường thức chính trị” (1953)

+ Bài viết “30 năm hoạt động của Đảng”, HCM viết nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập Đảng

- Vai trò to lớn của Chủ nghĩa Mác – Lênin đối với CM VN và với sự hình thành

ĐCS VN: Chủ nghĩa Mác – Lênin là lý luận để giai cấp công nhân giác ngộ và tổ chức, để đội tiên phong của giai cấp công nhân vạch ra đường lối CM khoa học đúng đắn

- Giai cấp công nhân VN có vai trò CM to lớn trong việc sắp xếp lực lượng CM và

trong việc thành lập ĐCS VN HCM chỉ rõ đặc điểm của giai cấp công nhân VN: + Số lượng tuy ít nhưng đóng vai trò lãnh đạo CM và vai trò lãnh đạo của một lực lượng không phải do số lượng của lực lượng đó quyết định

+ Có tinh thần kiên quyết, triệt để, tập thể có tổ chức, kỷ luật

+ Là giai cấp tiên tiến nhất trong sức SX

+ Tinh thần đấu tranh củ giai cấp công nhân có ảnh hưởng và có vai trò GD các giai cấp, tầng lớp khác

+ Có thể thấm nhuần tư tưởng CM nhất, tức là Chủ nghĩa Mác – Lenin

- Phong trào yêu nước là 1 trong 3 yếu tố kết hợp dẫn đến việc thành lập ĐCS VN

vì:

Trang 7

+ Một là, phong trào yêu nước có vai trò, vị trí cực ký to lớn trong quá trình phát triển của DT VN Chủ nghĩa yêu nước là giá trị tinh thần trường tồn trong LS DT

VN, là nhân tố chủ đạo quyết định sự nghiệp chống ngoại xâm của DT ta Phong trào yêu nước liên tục và bền bỉ trong hàng nhìn năm dựng nước và giữ nước đã kệt thành chủ nghĩa yêu nước và nó đã trờ thành giá trị văn hóa tốt đẹp của DT VN

+ Hai là, phòng trào công nhân kết hợp với phông trào yêu nước vì nó đều có mục tiệu chung: giải phóng DT, làm cho VN được hoàn toàn độc lập, XD đất nước hùng cường Phong trào yêu nước VN là phong trào rộng lớn nhất có trước phong trào công nhân từ nghìn năm LS Nó cuốn hút mội tầng lớp ND, toàn DT đứng lên chống kẻ thù Phong trào công nhân ngay từ khi mới ra đời đã kết hợp với phong trào yêu nước

+ Bà là, phong trào nông dân kết hợp với phong trào công nhân Phong trào nông dân là một bộ phận của phong trào yêu nước, có sự kết hợp với phong trào công nhân ngày từ đầu Họ là bạn đồng minh tự nhiên của giai cấp công nhân

+ Bốn là, phòng trào yêu nước của trí thức VN là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự kết hợp của các yếu tố cho sự ra đời của ĐCS VN Trí thức tuy có số lượng không nhiều nhưng lại là ngòi nổ cho các phong trào yêu nước Những nhà lãnh đạo đa

số là trí thức với một bầu nhiệt huyết yêu nước, thương nòi, căm giận bọn cướp nước và bán nước Họ rất nhạy cảm với thời cuộc, do vậy, họ chủ động và có cơ hội đón nhận những luồng gió mới về tư tưởng của tất cả các trào lưu trên TG dội vào VN

Câu 6:Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược quyết đinh thành công của cách mạng

a Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược quyết đinh thành công của

cách mạng

- Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của HCM xuyên suốt quá trình của cách mạng Việt

Nam, nhằm tập hợp mọi lực lượng có thể tập hợp để hình thành sức mạnh to lớn của toàn dân tộc trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù

- Theo HCM để đánh bại đế quốc thực dân nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai

cấp và giải phóng con người, nếu chỉ có tinh thần yêu nước là chưa đủ mà cần phải tập hợp được tất cả lực lượng có thể tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc bền vững Vì vậy, trong tư tưởng HCM đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, co bản nhất quán và lâu dài, xuyên suốt trong tiến trình cách mạng

- Trong từng thời kỳ từng giai đoạn cách mạng có thể phả cần thiết và điều chỉnh

chính sách tập hợp lực lượng cho phù hợp với những đối tượng khác nhau nhưng

Trang 8

đại đoàn kết dân tộc phải luôn luôn được nhân thức là vấn đề sồng còn, quyết đinh thành bại của cách mạng

- Đặc biệt, HCM và đảng ta rất chú trọng đến chính sách mặt trận và nhờ vào chisng

sách đúng chúng ta đã đạt được nhiều thắng lợi lớn: Đoàn kết trong mặt trận Việt Minh chúng ta đã giàng thắng lợi trong cách mạng tháng 8/1945; Đoàn kể trong mặt trận Liên Việt ta lập lại hòa bình ở Đông Dương, giải phóng miền Bắc

3 Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu nhiệm vụ hàng đấu của đảng của dân tộc

- Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu nhiệm vụ hàng đấu của Đảng Do đó đại đoàn kết

dân tộc phải được quán triệt trong mọi đường lối chủ trương chính sách của đảng tới hoạt động thực tiễn Ngày 3/3/1961, trong lời kết thúc buổi ra mắt của Đảng lao động Việt Nam, HCM khẳng định :” Mujch đích của đảng lao đọng có thể bao gồm trong 8 chữ là: Đoàn kết toàn dân phụng sự tổ quốc” để thực hiện mục tiêu này HCM nhắc nhỏe cán bboj đản viên phải thấm nhuần quan điểm quần chúng

“Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liêu cũng xong”

- Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu hàng đậu mọi giai đoạn cách mạng Những chủ

trương chính sách của đảng phải được cụ thể hboa trong thực tiễn thành mục tiêu nhiệm vụ phương pháp cách mạng phù hợp vói từng giai đoạn lịch sử, để lôi kéo tập hợp lực lượng quần chúng tạo thực lực cho cách mạng Năm 1963 khi nói chuyện vói cán tuyên truyền và huấn luyện miền núi và cách mạng xã hội chủ nghĩa, HCM chỉ rõ: Khi chưa giành được chisng quyền thì nhiệm vụ tuyên huấn là làm cho đồng bào dân tộc thiểu số hiểu 2 việc: một là đoàn kết, hai là làm cách mạng hay kháng chiến để đòi độc lập Sau khi giàng được chính quyền thì thực hiện 3 nhiệm vụ: một là đoàn kết, hai là xây dựng chủ nghĩa xã hội, ba là đấu trang thống nhất nước nươc nhà

- Đại đoàn kết dân tộc chính là đỏi khách quan của bản thân quần chúng nhân dân

trong cuộc đấu tranh để tự giải phóng, là sự nghiệp của quần chúng, do quần chúng và vì quần chúng Đảng phải có sứ mệnh tập hợp, tổ chức, lãnh đạo quần chúng để tạo thành sức mạnh tổng hợp trong cuộc đấu trang vì độc lập dân tộc và

vì chủ nghĩa xã hội

- Như vậy đại đoàn kết dân tộc là sự gặp gỡ giữa’ ý đảng” và “lòng dân”

Câu 7: Nhà nước của dân, do dân , vì dân?

1 Nhà nước của dân

- Quan điểm nhất quán của HCM là tất cả mọi quyền lực trong nhà nước và trong

xã hội đều thuộc về nhân dân.

Điều 1Hiến pháp nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (năm 1946) nói: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa Tất cà quyền bính trong nước là của toàn thể

Trang 9

nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”

- Nhân dân có quyền quyết định đến những vấn đề liên quan đến vận mệnh quốc

gia, dân tộc.

Điều 32 (Hiến pháp 1946 quy định): “Những việc liên quan đến vận mệnh quốc gia sẽ được đưa ra nhân dân phúc quyết ”, thực chất đó là chế độ trưng cầu dân ý, một hình thức dân chủ đề ra khá sớm ở nước ta

- Nhà nước của dân thì dân là chủ, người dân được hưởng mọi quyền dân chủ, có

quyền làm những việc pháp luật không cấm và có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh hiến pháp và pháp luật Đồng thời, là người chủ cũng phải thể hiện năng lực trách nhiệm làm chủ của mình

Nhà nước phải bằng mọi cách nỗ lực hình thành thiết chế dân chủ để thực thi quyền làm chủ của người dân Những vị đại diện do dân cử ra chỉ là thừa ủy quyền của dân, là “công bộc” của dân; phải làm đúng chức trách và vị thế của mình, không phải đứng trên nhân dân coi khinh nhân dân, “Cậy thế” vói dân, “quên rằng dân bầu mình ra là để làm việc cho dân”

2 Nhà nước do dân

- Nhà nước phải do dân lập lên, dân làm chủ, dân ủng hộ (Nhà nước đó do dân ủng

hộ, giúp đỡ, đóng thuế để nhà nước chi tiêu hoạt động, vận hành bộ máy để phục

vụ nhân dân Nhà nước đó do dân phê bình, xây dựng) HCM khẳng định: mội người có trách nhiệm “ghé vai gánh vác một phần” vì quyền lợi, quyền hạn bao giờ cũng đi đôi với trách nhiệm nghĩa vụ

- Nhà nước do dân tạo ra và tham gia quản lý, thể hiện ở chỗ:

+ Toàn bbooj công dân bầu ra quốc hội cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước,

cơ quan duy nhất có quyền lập pháp

+ Quốc hội bầu ra chủ tịch nước, ủy ban thường vụ quốc hội và hội đồng chính phủ ( nay gọi là chính phủ)

+ Hội đồng chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất cúa nhà nước, thực hiện các nghị quyết của quốc hội và chấp hành pháp luật

+ Mọi công việc của bộ mấy nhà nước trong việc quản lý xã hội đều thực hiện ý chí của dân ( thông qua quốc hội do dân bầu cử)

3 Nhà nước vì dân

- Đó là nhà nước phục vụ nguyện vọng lợi ích chính đáng của nhân dân, không có

đặc quyền đặc lợi, thực sự trong sạch, cần kiệm liêm chính Trong nhà nước đó,

Cán bộ từ chủ tích trở xuống đều là công bộc của dân

Trang 10

- Mọi hoạt động của chính quyền phải nhằm mục tiêu mang lại quyền lợi cho nhân

dân và lấy con người làm mục tiêu phấn đấu lâu dài: “Việc gì vó lợi cho dân ta

phải hết sức làm, việc gì có hại cho nhân dân ta phải hết sức tránh”.

- HCM chú ý mối quan hệ giữa người chủ nhà nước là nhân dân với cấc bộ nhà

nước là công bộc của dân Là người phục vụ, nhưng cán bộ nhà nước đồng thời là

người lãnh đạo, hướng dẫn nhân dân.

- Cán bộ là “ đày tớ” của nhân dân là phải trung thành, tận tụy cần kiêm liêm

chính.; là người lãnh đạo thì phải có trí tuệ hơn người, sáng suốt nhìn xa trông

rộng, gần gũi với dân trọng dụng hiền tài Cán bộ phải vừa có đức vừa có tài, vừa

hiền lại vừa minh.

Câu 8: Phẩm chất đạo đức: Cần, kiệm, liêm chính; Yêu thương con người, sống có nghĩa tình, tinh thần quốc tế trong sáng.

- Cần: là siêng năng, lao động chăm chỉ, có kế hoạch, có hiệu quả có năng suất cao

với ting thần tự lực cách sinh

- Kiêm: là tiết kiêm vật tư, tiền bạc, của cải, thời gian, không xa xỉ không hoang phí

- Liêm: là trong sạch không tham lam tiền của, địa vị, danh tiếng, luôn luôm tôn

trọng giữ gìn của công và của dân

- Chính: là không tà là thẳng thắn, đứng đắn Không tự cao tự đại phải jhieeu tốn

học hỏi Phri thật hà không nịnh nhười trên coi khinh người dưới Phải đặt việc công lên trên hết trước hết

- Các đạo đức có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Cần mà không có kiệm giống như

một chiếc thùng không đáy Kiệm mà không cần lấy gì mà kiệm Cần, kiệm, liêm

là gốc rễ của chính

- “Cần, kiệm, liêm, chính” cần thiết đói với tấ cả mọi người Đồng thời rất cần thiết

đối với người cán bộ, đảng viên Nếu đảng viên mắc sai lầm thì sx ảnh hưởng đến

uy tín của đảng, nhiêm vụ của cách mạng

- Ngoài ra đó còn là thước đo sự giàu có về vật chất, vững mạnh về tinh thần sự văn

minh của dân tộc; là cái cần thiết để làm việc làm người, làm cán bộ để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, tổ quốc va nhân loại

- Thương yêu con người:

+Quan niệm của HCM về con người rất toàn diện, độc đáo Con người không phải thánh thần có thiện, ác ở trong lòng, cần làm cho mội phần tốt trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xáu mất dần đi

+Tình yêu thương con người luôn đực giải quyết trên lập trường của giai cấp vô sản, giành cho những người bị áp bức đau khổ

Ngày đăng: 17/05/2024, 09:43

w