1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án TS KTPT - Phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội

189 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội
Chuyên ngành Kinh tế phát triển
Thể loại Luận án TS
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 189
Dung lượng 1,96 MB

Nội dung

Nổi bật như sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp đượchiểu như thế nào cho đúng, phát triển nó ra sao, các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đếnphát triển sinh kế theo hướng bề

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Lý luận cũng còn những vấn đề chưa rõ Vấn đề phát triển sinh kế đã đượcgiới quản lý cũng như các nhà khoa học quan tâm và bàn thảo nhiều nhưng sinh kếtheo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành những thành phốtrực thuộc trung ương đang có nhiều vấn đề lý luận chưa được nghiên cứu thỏađáng Nổi bật như sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp đượchiểu như thế nào cho đúng, phát triển nó ra sao, các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đếnphát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp là gì và thứ tựquan trọng của chúng ra sao; chỉ tiêu nào phản ánh sinh kế bền vững trong lĩnh vựcnông nghiệp ở ngoại thành của thành phố trực thuộc trung ương là gì thì dường nhưchưa được nghiên cứu đầy đủ

Thực tiễn vấn đề sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ởngoại thành Hà Nội còn ít được nghiên cứu và thực tiễn phát triển đang còn nhiềukhó khăn, hạn chế Thứ nhất, tốc độ ĐTH của Hà Nội đã, đang và sẽ diễn ra nhanh(tỷ lệ ĐTH của Hà Nội năm 2022 khoảng 53,9%), diện tích đất nông nghiệp chuyểnđổi phục vụ phát triển phi nông nghiệp cũng khá nhiều Ở ngoại thành Hà Nội cókhoảng 4,2 triệu người sinh sống (lớn hơn số dân của nhiều tỉnh ở vùng ĐBSH: Dân

số của Hưng Yên khoảng 1,28 triệu, Bắc Ninh 1,46 triệu, Hà Nam 0,88 triệu người)

Số người nông dân bị giảm đất sản xuất tăng, số lao động nông nghiệp dôi dư rấtlớn Lâu nay sinh kế nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội rất phức tạp, đa tổ chức vàtuy đã có thay đổi nhưng nhìn chung sự thay đổi chưa đủ sức làm giàu cho nôngdân, chưa tạo ra sự bền vững cần thiết cho phát triển nông nghiệp Sự phát triểnnông nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng to lớn của ngoại thành Hà Nội Thứhai, sinh kế trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội trong những năm qua

đã có những tiến bộ đáng ghi nhận (đã xuất hiện những lĩnh vực nông nghiệp hữu

cơ, nông nghiệp sạch, nông nghiệp tuần hoàn UDCNC…) nhưng vẫn còn nhiều vấn

đề khiếm khuyết, nhiều vấn đề thực tiễn chưa được tổng kết rút kinh nghiệm vàchưa rõ Chẳng hạn, sinh kế trong lĩnh vực nông nghiệp không giống như sinh kếtrong lĩnh vực phi nông nghiệp mà cụ thể là sinh kế trong lĩnh vực nông nghiệp diễn

Trang 2

ra chậm hơn, chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tố tự nhiên nhưng việc tổng kết thựctiễn về sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp chưa được triểnkhai đủ mức.

Như những điều trình bày ở trên tác giả chọn chủ đề “Phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội” làm đề

tài luận án tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế phát triển

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Đề xuất định hướng và giải pháp phát triển sinh kế theo hướng bền vữngtrong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội để gia tăng thu nhập cho ngườidân, góp phần phát triển tốt hơn kinh tế - xã hội ngoại thành cũng như của thànhphố Hà Nội trong tương lai

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu:

Để hoàn thành mục tiêu trên, tác giả sẽ tập trung thực hiện bốn nhiệm vụnghiên cứu chủ yếu sau:

- Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu và làm rõ những vấn đề lý luận chủ yếu về pháttriển sinh kết theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành củathành phố trực thuộc trung ương và khảo cứu kinh nghiệm thực tiễn của một số đốitượng tương đồng

- Nhiệm vụ 2: Đánh giá thực trạng phát triển sinh kế theo hướng phát triểnbền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội, từ đó xác định mặtđược, mặt chưa được, nguyên nhân của thành công cũng như của hạn chế trongnhững năm vừa qua

- Nhiệm vụ 3: Đề xuất định hướng và giải pháp phát triển sinh kế theo hướngbền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội đến năm 2030

- Nhiệm vụ 4: Để phục vụ việc nghiên cứu luận án tác giả sẽ tiến hành tổngquan các công trình khoa học đã công bố và có liên quan tới phát triển sinh kế theohướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành của thành phố

Trang 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Các vấn đề lý luận và thực tiễn về sinh kế và phát triển sinh kế theo hướngbền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội gắn với phát triển kinh

tế - xã hội

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về mặt nội dung: Luận án sẽ nghiên cứu sinh kế theo hướng bền vững

trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội Trong quá trình nghiên cứu tácgiả sẽ làm rõ nội dung, bản chất của sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vựcnông nghiệp và tập trung nghiên cứu những sinh kế quan trọng hơn, chỉ ra các yếu

tố ảnh hưởng tới phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệptheo thứ tự quan trọng; chỉ ra các chỉ tiêu đánh giá phát triển sinh kế theo hướngbền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành thành phố trực thuộc trungương Đồng thời, luận án tiến hành đánh giá thực trạng và đề xuất định hướng, giảipháp phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoạithành Hà Nội đến năm 2030 Trong đó, luận án tập trung vào các sinh kế trong lĩnhvực trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản

- Về mặt thời gian: Luận án đánh giá hiện trạng phát triển sinh kế ở ngoại

thành Hà Nội giai đoạn 2015 – 2022 và định hướng đến 2030

- Về mặt không gian: Luận án tập trung nghiên cứu ở ngoại thành Hà Nội và

trong quá trình nghiên cứu tác giả xem xét mối quan hệ giữa khu vực ngoại thànhvới nội thành Trong quá trình nghiên cứu sinh kế ngoại thành Hà Nội tác giả sẽkhảo cứu kinh nghiệm của một số thành phố trực thuộc trung ương ở Việt Nam

4 Khung nghiên cứu

Khung nghiên cứu luận án chỉ ra những việc phải làm và quy trình triển khaicác công việc đó để đạt được mục tiêu đề ra

Trang 4

Hình 1: Khung nghiên cứu của luận án

Nguồn: Đề xuất của tác giả

Dưới đây là quy trình nghiên cứu của luận án:

(1) Luận án triển khai tổng quan các công trình khoa học đã công bố có liênquan đến phát triển sinh kế trong lĩnh vực nông nghiệp theo hướng bền vững phục

vụ cho việc nghiên cứu những vấn đề lý luận cần thiết, để so sánh trong quá trìnhđánh giá thực trạng và đề xuất định hướng, giải pháp phát triển sinh kế theo hướngbền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội

(2) Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận chủ yếu về phát triển sinh kếnói chung và phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp nóiriêng ở ngoại thành thành phố trực thuộc trung ương Trong đó, luận án nghiên cứunội dung, bản chất của phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nôngnghiệp; các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnhvực nông nghiệp; đánh giá phát triển sinh kế trong lĩnh vực nông nghiệp theo hướngbền vững ở ngoại thành thành phố trực thuộc trung ương

Trang 5

(3) Khảo cứu kinh nghiệm thực tiễn của một số thành phố trực thuộc trungương ở Việt Nam để rút ra bài học cho thành phố Hà Nội về phát triển sinh kế theohướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp.

(4) Đánh giá thực trạng phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnhvực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2015-2022

(5) Đề xuất định hướng và giải pháp phát triển sinh kế theo hướng bền vữngtrong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội đến năm 2030

5 Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp tiếp cận

Luận án triển khai nghiên cứu từ các cách tiếp cận chủ yếu sau:

(1) Tiếp cận hệ thống: Mỗi một ngành kinh tế là một bộ phận của hệ thốngkinh tế quốc dân, tồn tại và phát triển trong mối quan hệ mật thiết với các phân hệcòn lại trong hệ thống và với những yếu tố khác bên ngoài hệ thống (điều kiện tựnhiên, thị trường) Nông nghiệp được coi là một hệ thống Các phần tử cấu thànhnên hệ thống này không hoạt động đơn lẻ mà có mối quan hệ, tác động qua lại lẫnnhau và có quan hệ với các hệ thống khác Bất cứ một bộ phận nào của hệ thốngthay đổi đều ảnh hưởng đến các bộ phận còn lại của nông nghiệp và làm thay đổi cả

hệ thống Coi mỗi lĩnh vực sinh kế trong nông nghiệp là một phần trong hệ thốngkinh tế có mối quan hệ mật thiết với các lĩnh vực kinh tế diễn ra trên địa bàn ngoạithành Hà Nội Khi tiếp cận chính sách phát triển sinh kế theo hướng bền vững tronglĩnh vực nông nghiệp càng cần chú ý tính đa chiều và tính hệ thống

Mặc dù luận án nghiên cứu về sự phát triển sinh kế trong lĩnh vực nôngnghiệp theo hướng bền vững ở ngoại thành Hà Nội, nhưng trên quan điểm hệ thống,thì lãnh thổ ngoại thành là bộ phận của Thủ đô Trong lãnh thổ này, bao gồm các hệthống con (các xã, thị trấn, thị xã) có mối quan hệ tương tác mật thiết với nhau Vìvậy, luận án nghiên cứu, tìm hiểu các mối quan hệ qua lại, các tác động ảnh hưởnggiữa các yếu tố trong phát triển sinh kế theo hướng bền vững ở ngoại thành Hà Nội

(2) Tiếp cận từ vĩ mô đến vi mô: luận án tiếp cận phát triển sinh kế bền vững

ở ngoại thành từ việc nghiên cứu từng lĩnh vực sinh kế đến mỗi sinh kế cụ thể; tiếp

Trang 6

cận phát triển sinh kế trong lĩnh vực nông nghiệp tới nghiên cứu phát triển kinh tế

-xã hội cũng như nghiên cứu sinh kế trong lĩnh vực nông nghiệp gắn với quy hoạchphát triển kinh tế Đồng thời, nghiên cứu chính sách đến phát triển sinh kế tronglĩnh vực nông nghiệp ở vùng ngoại thành Hà Nội

(3) Tiếp cận từ quan điểm lãnh thổ: Trong quá trình tìm hiểu thực trạng pháttriển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp, luận án chú ý yêucầu phát triển theo lãnh thổ Từ đó đưa ra những định hướng phát triển sinh kế gắnkết theo các địa bàn lãnh thổ ở ngoại thành cũng như coi trọng sự liên quan tới ĐTHcủa thành phố

(4) Tiếp cận liên ngành: phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong cáclĩnh vực nông nghiệp cụ thể, ngoài ra còn có những lĩnh vực tiêu biểu khác Cácsinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp gắn bó chặt chẽ với nhautạo thành nền sản xuất nông nghiệp thống nhất cho ngoại thành Hà Nội

(5) Tiếp cận thực chứng: Với đặc thù của sinh kế theo hướng bền vững tronglĩnh vực nông nghiệp như đã đề cập là diễn tiến chậm, thay đổi sinh kế cũng khôngnhanh như trong các lĩnh vực phi nông nghiệp nên việc tổng kết, rút kinh nghiệm làviệc làm vô cùng cần thiết Từ thực tiễn phát triển sinh kế theo hướng bền vữngtrong lĩnh vực nông nghiệp cần đúc rút kinh nghiệm để không rơi vào tình trạng đãthất bại cũng như rút ra bài học cho những trường hợp thành công để không bỏ lỡthời cơ cũng như không mất thời gian phải mày mò

(6) Tiếp cận theo nguyên lý nhân quả: theo nguyên tắc mỗi thành công haythất bại đều có nguyên nhân của nó Luận án sử dụng cách tiếp cận nhân quả để tìm

ra nguyên nhân của những thành tựu, của những hạn chế của quá trình phát triểnsinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội

5.2 Phương pháp nghiên cứu chủ yếu

Để hoàn thành mục tiêu đề ra, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứuchủ yếu như sau:

- Phương pháp phân tích thống kê: tác giả sử dụng phương pháp này để phân

tích, đánh giá về số liệu thống kê cho các vấn đề về phát triển sinh kế theo hướng

Trang 7

bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp gắn với phát triển kinh tế - xã hội ở ngoạithành Hà Nội từ năm 2015 đến 2022 Đồng thời, phân tích tương quan giữa ĐTH,phát triển kinh tế - xã hội với phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vựcnông nghiệp.

Để có số liệu đưa vào phân tích tác giả đã phải xử lý nguồn thông tin sơ cấpthành nguồn thông tin thứ cấp Thông tin, số liệu thứ cấp được xử lý sau khi thuthập, tập trung số liệu liên quan đến hoạt động sinh kế tiêu biểu trong lĩnh vực nôngnghiệp ở ngoại thành Hà Nội Ngoài ra, các dữ liệu thứ cấp liên quan đến luận ánđược lấy từ báo cáo của Tổng Cục thống kê, lấy số liệu của Cục Thống kê Hà Nội,UBND thành phố Hà Nội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội (Trungtâm Khuyến nông Hà Nội, Chi cục phát triển nông thôn Hà Nội, Chi cụ Trồng trọt

và bảo vệ thực vật Hà Nội, Sở Du lịch Hà Nội)

- Phương pháp so sánh: tác giả sử dụng để phân tích, so sánh các chỉ số về

phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp qua các năm củangoại thành Hà Nội để nhận biết động thái của phát triển sinh kế theo hướng bềnvững trong lĩnh vực nông nghiệp để thấy rõ hơn mức độ phát triển sinh kế theohướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội qua các năm

- Phương pháp chuyên gia: tác giả sử dụng phương pháp này để xin ý kiến

các chuyên gia công tác tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Viện Chiến lược pháttriển, các phòng ban chuyên môn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn HàNội, Sở Du lịch Hà Nội nhằm thu nhập thêm thông tin phục vụ cho luận án Đồngthời, tác giả lấy ý kiến chuyên gia để hoàn thiện bảng hỏi khảo sát và thẩm định cáckết quả nghiên cứu Tác giả trực tiếp phỏng vấn các chuyên gia, nhà hoạch địnhchính sách và cán bộ quản lý am hiểu vấn đề nghiên cứu để thu thập thêm thông tincũng như để kiểm định những nhận định, những kết luận của tác giả luận án

- Phương pháp diễn giải và quy nạp: sử dụng để lý giải các tư tưởng, quan

điểm của tác giả cũng như để tổng quát hóa các nhóm ý kiến về vấn đề được nghiêncứu của các học giả trong và ngoài nước Đồng thời, phương pháp này được sửdụng phổ biến trong phần trình bày hiện trạng và định hướng phát triển sinh kế theohướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội

Trang 8

- Phương pháp khảo sát: tác giả tiến hành khảo sát các lĩnh vực sinh kết

quan trọng là hộ gia đình, trang trại, HTX, DN sản xuất nông nghiệp và tác giả tậptrung, ưu tiên các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ,UDCNC,… cung ứng sản phẩm nông nghiệp sạch đạt tiêu chuẩn quy định (là xuhướng phát triển nông nghiệp bền vững) Và các loại hình sản xuất nông nghiệp gắnvới phát triển du lịch ngoại thành Hà Nội Những người được lựa chọn phỏng vấn làchủ hộ, thành viên ban chủ nhiệm HTX, chủ trang trại, lãnh đạo DN đều có thôngtin về triển khai sản xuất nông nghiệp, có kiến thức tốt về sản xuất nông nghiệp, cókhả năng đánh giá, phân tích các yếu tố ảnh hưởng và hiệu quả phát triển các môhình sinh kế trong lĩnh vực nông nghiệp theo hướng bền vững ngoại thành Hà Nội

Tác giả trình bày xây dựng bảng hỏi và thang đo tại phụ lục 3 Tác giả tiếnhành phỏng vấn các đối tượng dựa trên thông tin qua bảng hỏi đã được thiết kế theohình thức trực tuyến trên tính năng Google Form và phỏng vấn trực tiếp Thời giankhảo sát từ 1/3/2023 tới 1/6/2023, tác giả chỉ sử dụng số liệu điều tra khảo sát đếnhết năm 2022 Sau khi nhận được dữ liệu, tác giả tiến hành làm sạch dữ liệu để cóđược bộ dữ liệu tốt phục vụ nghiên cứu, phản ánh khách quan đặc điểm của đốitượng Kết quả sẽ thiếu đi độ tin cậy nếu dữ liệu có những thông tin gây nhiễu.Tổng số phiếu sau khi đã làm sạch dùng để phân tích là 352 phiếu Tác giả tổng hợp

dữ liệu nhận được trên công cụ Microsoft Excel 2019 và xử lý trên phần mềm SPSSversion 22

Nội dung khảo sát nhằm thu thập các thông tin diện tích canh tác, số laođộng, đầu tư, doanh thu… của các lĩnh vực sinh kế quan trọng trong nông nghiệp ởngoại thành Hà Nội tính toán được các chỉ tiêu ở bảng 1

Bảng 1: Mẫu khảo sát các ý kiến đối với các lĩnh vực sinh kế tiêu biểu ở ngoại thành Hà Nội

Trồng lúa

Trồng rau sạch

Trồng hoa, cây cảnh

Trồng cây ăn quả

Chăn nuôi lợn

Chăn nuôi gia cầm

Nuôi thủy sản

1 Thu nhập bình quân

đầu người (triệu

Trang 9

thuốc sinh học, nhà kho

bảo quản) (triệu

- Phương pháp mô hình toán: Tác giả sử dụng phương pháp này nhằm đánh

giá tác động của những yếu tố chính đến hiệu quả phát triển sinh kế theo hướng bềnvững trong nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội Các kỹ thuật phân tích số liệu đượcthực hiện thông qua phần mềm ứng dụng SPSS version 22 Đối với mô hình nghiêncứu, dựa trên các nội dung tổng quan nghiên cứu và những gợi ý của các chuyên giakinh tế, cán bộ quản lý các cấp liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp của thành phố

Hà Nội, tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu luận án

* Giả thuyết nghiên cứu: giả thuyết nghiên cứu là xem xét các yếu tố liên

quan đến phát triển sinh kế trong lĩnh vực nông nghiệp theo hướng bền vững ởngoại thành

* Thang đo nghiên cứu

Tác giả thiết kế bảng thang đo đối với các lĩnh vực sinh kế trong nông nghiệp

để đánh giá, phân tích các yếu tố ảnh hưởng và hiệu quả đối với một số sinh kếnông nghiệp theo hướng bền vững ở ngoại thành Hà Nội Tác giả sử dụng phép

Trang 10

đánh giá trung bình theo thước đo Likert 5 mức độ, trong đó, thước đo được chiathành 5 mức độ là 5 phần, phân phối mỗi phần có giá trị tương ứng của thang đo.

Bảng 2: Bảng giá trị thang đo

1 1-1.80 Không ảnh hưởng/không hiệu quả

2 1.81-2.60 Ảnh hưởng ít/hiệu quả kém

3 2.610-3.40 Ảnh hưởng trung bình/hiệu quả trung bình

4 3.41-4.20 Ảnh hưởng lớn/hiệu quả cao

5 4.21-5.0 Ảnh hưởng rất lớn/hiệu quả rất cao

Nguồn: Phạm Xuân Giang, Nguyễn Thị Phương Thảo (2020), Chính xác hóa một khái niệm trong nghiên cứu định lượng, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, số 46.

Sử dụng phương pháp này tác giả đánh giá mức độ ảnh hưởng các yếu tố đếnhiệu quả sinh kế trong lĩnh vực nông nghiệp và phân tích những đánh giá chủ thểsản xuất về hiệu quả của sinh kế về kinh tế, xã hội và môi trường Đồng thời, đolường các chỉ tiêu về đầu tư, NSLĐ, tỷ suất lợi nhuận… của các lĩnh vực sinh kếquan trọng hơn trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội

6 Những đóng góp mới của luận án

6.1 Về mặt lý luận và học thuật: Luận án làm rõ thêm, sâu sắc hơn về phát

triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành cácthành phố trực thuộc trung ương Luận án làm rõ nội hàm, bản chất sinh kế theohướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành của thành phố trực thuộctrung ương (được hiểu là phát triển sinh kế trong lĩnh vực nông nghiệp có hiệu quảtrong thời gian tương đối dài và có chiều hướng tiến bộ ổn định, không trồi sụt, gópphần gia tăng thu nhập và tạo dựng đời sống tốt hơn, ổn định hơn cho người dân Sựphát triển này phải gắn với tăng trưởng xanh, bền vững trong từng lĩnh vực sinh kế.Luận án chỉ ra 6 yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sinh kế theo hướng bền vững tronglĩnh vực nông nghiệp theo thứ tự quan trọng của chúng: (i) Năng lực quản trị của

Trang 11

chính quyền thành phố trực thuộc trung ương; (ii) Chính sách phát triển ngoạithành, phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp và vềĐTH của thành phố trực thuộc trung ương; (iii) Kết cấu hạ tầng của ngoại thành;(iv) Khả năng tài chính để phát triển sinh kế ở ngoại thành; (v) Yếu tố con ngườicủa ngoại thành; (vi) Ảnh hưởng từ toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.Đồng thời, luận án nêu rõ yêu cầu và đề xuất 8 chỉ tiêu đánh giá phát triển sinh kếtheo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành của thành phố trựcthuộc trung ương.

6.2 Về mặt thực tiễn: Luận án cung cấp thêm cơ sở khoa học cho việc hoạch

định chủ trương và trên cơ sở phân tích sâu sắc thực trạng, đề xuất 6 giải pháp pháttriển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp đến năm 2030 ởngoại thành Hà Nội ((i) Rà soát và nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch pháttriển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển sinh kế trong lĩnh vực nông nghiệp ởngoại thành Hà Nội nói riêng; (ii) Hoàn thiện chính sách hỗ trợ vốn, KHCN và đàotạo nhân lực cho người dân tham gia sinh kế; (iii) Thu hút DN lớn đầu tư vào nôngnghiệp ở ngoại thành; (iv) Hoàn thiện chính sách hỗ trợ người dân phát triển sinh kếtrong lĩnh vực nông nghiệp trong việc xây dựng chỉ dẫn địa lý, mã số vùng trống,thương hiệu và tạo lập thị trường; (v) Phát triển nông nghiệp gắn với các lĩnh vựcphi nông nghiệp ở ngoại thành; (vi) Tăng cường tuyên truyền, nâng cao ý thức pháttriển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành HàNội)

7 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kết cấu của luận án bao gồm 4 chương sau:

Chương 1: Tổng quan các công trình khoa học đã công bố liên quan đến phát

triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp

Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về phát triển sinh kế theo

hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành thành phố trực thuộctrung ương

Trang 12

Chương 3: Thực trạng phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực

nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội

Chương 4: Định hướng và giải pháp để phát triển sinh kế theo hướng bền

vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội đến năm 2030

Trang 13

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN SINH KẾ THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP

1.1 Tổng quan về sinh kế theo hướng bền vững

1.1.1 Về sinh kế

Tương đối nhiều công trình đề cập nội dung về sinh kế Khái niệm sinh kếđầu tiên được nhóm nghiên cứu tổ chức WCED (nay còn được biết với tên gọi Ủyban Brundtland) đưa ra năm 1987 là sự dự trữ đầy đủ về lương thực và tiền mặt đểđáp ứng các nhu cầu cơ bản Các học giả Robert Chambers và Gordon R Conway(1991) đưa ra khái niệm cụ thể hơn: “Sinh kế bao gồm khả năng, tài sản (các kho,các tài nguyên, yêu cầu và quyền truy cập) và các hoạt động cần thiết tạo nên cáchthức kiếm sống” Cách tiếp cận sinh kế của hai học giả được cho là đầy đủ hơn mặc

dù chỉ nhấn mạnh đến yếu tố quyền hoặc cơ hội được tiếp cận các loại nguồn vốn

và được nhiều nhà khoa học vận dụng nghiên cứu Kế thừa khái niệm trên, các họcgiả nhóm IDS cho rằng sinh kế gồm khả năng, tài sản (có nguồn lực xã hội và vậtchất) và các hoạt động cần thiết để kiếm sống”

Tiếp tục được phát triển từ các nghiên cứu trước, học giả Frank Ellis (2000)đưa ra khái niệm sinh kế bao gồm những tài sản (vốn tự nhiên, vốn con người, vốnvật chất, vốn tài chính và xã hội), các hoạt động và khả năng tiếp cận những tài sảnnày (thông qua trung gian là các thể chế và quan hệ xã hội) cùng nhau quyết địnhđến mức sống mà cá nhân hoặc hộ gia đình có được Học giả đã chỉ ra năm loại vốn(tài sản) đều là những thành phần hữu ích khi phân tích về tài sản làm nền tảng chocác chiến lược sinh kế của cá nhân, hộ gia đình và nhấn mạnh cơ hội được tiếp cậnnguồn vốn sinh kế Trong đó, năm loại vốn đều là những thành phần hữu ích khiphân tích về tài sản làm nền tảng cho các chiến lược sinh kế của cá nhân và hộ giađình Nghiên cứu của nhóm DFID (2001) định nghĩa: “Sinh kế bao gồm các nănglực, tài sản (cả vật chất và các nguồn lực xã hội) và các hoạt động cần thiết để tạonên cách kiếm sống” Các học giả đã chỉ ra yếu tố về khả năng thực hiện, cũng như

Trang 14

các nguồn lực kinh tế, xã hội và tự nhiên mà các cá nhân, hộ gia đình, hoặc nhóm xãhội sở hữu có thể tạo ra thu nhập để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần hoặc cóthể được sử dụng, trao đổi để đáp ứng nhu cầu của họ trong cuộc sống Đây là kháiniệm sinh kế được nhiều học giả kế thừa trong nghiên cứu thực tế.

Theo định nghĩa từ điển tiếng Việt (2006), sinh kế được hiểu là: “Việc làm

để kiếm ăn, để mưu sống” Trong nghiên cứu thực tiễn ở Việt Nam, các học giảthường kế thừa quan điểm của các học giả nước ngoài đề xuất khái niệm sinh kếcho từng đối tượng, cộng đồng người cụ thể Học giả Trần Hồng Hạnh và cộng sự(2018) định nghĩa sinh kế là bao gồm những nguồn lực và hoạt động tiếp cận, sửdụng để tìm kiếm các cơ hội, động lực và khả năng để mưu sinh và phát triển củatừng cá nhân, cộng đồng cư dân hoặc một quốc gia Học giả Vũ Minh Tiến và cộng

sự (2018) đề xuất khái niệm sinh kế là cách sinh sống, cách kiếm ăn, kế sinh sống,

kế sinh nhai, là “một phương tiện” để đảm bảo các nhu cầu cần thiết của cuộc sống

Đó là sự kết hợp các nguồn lực đa dạng gồm các nguồn vốn (vật chất, con người, tựnhiên, tài chính) và các nhóm hỗ trợ chính thức và phi chính thức (nguồn vốn xãhội) để thực hiện các hoạt động sinh kế

Học giả Lê Anh Vũ (2022) chỉ ra sinh kế là cách thức để ổn định và bảo đảmcuộc sống dựa vào các năng lực của bản thân đặt dưới sự tác động của bối cảnh tựnhiên và kinh tế - xã hội Khái niệm này được xem xét ở góc độ chuyên ngành côngtác xã hội nên nhấn mạnh đến năng lực cá nhân, gia đình và cộng đồng và khả năngtiếp cận với các nguồn lực hỗ trợ từ đó làm tăng hiệu quả các hoạt động công tác xãhội Theo học giả Ngô Thị Phương Lan và cộng sự (2019) cho rằng sinh kế là “hoạtđộng phục vụ quá trình sinh sống của con người ở các xã hội khác nhau”, chính làcách thức mưu sinh của con người, đảm bảo thích nghi với môi trường sinh thái cácvùng miền và môi trường xã hội nên hoạt động sinh kế chịu ảnh hưởng của môitrường sinh thái, văn hóa, tâm lý, xã hội của cộng đồng dân cư Từ đó học giả chỉ rakhái niệm sinh kế tộc người là cách thức mưu sinh của các nhóm người, cộng đồngngười cụ thể có chung một tộc danh Đồng quan điểm với các học giả trên, học giảHoàng Việt, Vũ Thị Minh và cộng sự (2020) cho rằng sinh kế của người dân là toàn

bộ các khả năng, các tài sản vật chất và xã hội và các hoạt động cần thiết cho việcmưu sinh Từng cá nhân, mỗi gia đình đều lựa chọn sinh kế cụ thể để tồn tại và phát

Trang 15

triển Hoạt động sinh kế mang lại những điều kiện để chất lượng cuộc sống cho mỗi

cá nhân, hộ gia đình được nâng cao, trước hết là điều kiện về thu nhập

Như vậy, các định nghĩa trên có điểm chung đều chỉ ra ba hợp phần quantrọng tạo nên một sinh kế là tài sản, năng lực và hoạt động cần thiết để kiếm sống;đây là các điều kiện quan trọng bảo đảm cho hoạt động sinh kế, quyết định sự tồntại của các nhóm xã hội trong quá trình phát triển Các nghiên cứu đều nhấn mạnhsinh kế là một hiện tượng kinh tế - xã hội và không bất biến, tuy nhiên chưa cónghiên cứu nào đề xuất thỏa đáng về sinh kế trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoạithành thành phố trực thuộc trung ương Nhiều tác giả chưa nói đến các điều kiệnbên ngoài một cách đủ mức để phát triển sinh kế

1.1.2 Về sinh kế theo hướng bền vững

1.1.2.1 Sinh kế theo hướng bền vững

Có khá nhiều học giả đề cập tới sinh kế theo hướng bền vững, nhưng nhìnchung chưa phân tích một cách đầy đủ vấn đề này để khảo cứu sinh kế theo hướngbền vững trong lĩnh vực nông nghiệp

Quan điểm về sinh kế theo hướng bền vững được tổ chức WCED đề cập năm

1987 với khái niệm an ninh sinh kế bền vững Một hộ gia đình có thể đạt được anninh sinh kế bền vững theo nhiều cách – thông qua quyền sở hữu đất đai, vật nuôihoặc cây cối; quyền chăn thả, câu cá, săn bắn và hái lượm; thông qua việc làm ổnđịnh với mức thù lao xứng đáng; hoặc thông qua các hoạt động biểu diễn tiết mục

đa dạng (biểu diễn vở kịch, bản nhạc…) Kế thừa quan điểm này của hội đồngWCED, Robert Chambers and Gordon R Conway (1991), cho rằng sinh kế bềnvững có thể thích ứng và phục hồi sau cú sốc, căng thẳng, có thể duy trì hoặc nângcao khả năng và tài sản của mình; mang lại các cơ hội sinh kế theo hướng bền vữngcho thế hệ tiếp theo; đóng góp lợi ích cho các sinh kế khác ở cấp địa phương vàtoàn cầu cũng như trong cả ngắn và dài hạn Sinh kế theo hướng bền vững có sự kếthợp của khả năng, công bằng và tính bền vững Tính bền vững của một sinh kế thểhiện trên 2 phương diện: bền vững về môi trường là khả năng bảo tồn hoặc tăngcường các nguồn lực tự nhiên, giữ gìn cho cho các thế hệ tương lai; bền vững về xãhội là khả năng giải quyết những căng thẳng và đột biến

Trang 16

Tiếp tục phát triển trên quan điểm của Robert Chambers and Gordon R.Conway (1991), nhóm nghiên cứu IDS (1998) chỉ ra một sinh kế bền vững khi nó

có thể thích ứng với những căng thẳng, cú sốc, có thể duy trì hoặc nâng cao khảnăng và tài sản của mình, đồng thời không làm suy giảm tài nguyên thiên nhiên.Cùng quan điểm trên, Hanstad và cộng sự (2004) cũng nhấn mạnh sự bền vững củamột sinh kế thể hiện qua khả năng phục hồi trước những tác động, hoặc thúc đẩycác khả năng và các nguồn tài sản hiện tại và trong tương lai nhưng không làm suygiảm đến các nguồn lực tự nhiên Học giả Neefjes (2002) cho rằng sinh kế của một

cá nhân hay một hộ gia đình được xem là bền vững khi có thể đối phó và phục hồikhi xảy ra các căng thẳng và cú sốc cũng như duy trì hoặc làm tăng khả năng và tàisản của họ hiện tại và cả trong tương lai nhưng gây tổn hại đến các nguồn lực môitrường

Quan điểm của DFID (2001) về một sinh kế bền vững thể hiện ở 4 khía cạnhsau đây: (1) kiên cường đối mặt khi xảy ra sự căng thẳng và những cú sốc bênngoài; (2) không có sự phụ thuộc vào hỗ trợ của bên ngoài (hoặc nếu có thì chính sự

hỗ trợ này phải mang tính kinh tế và thể chế bền vững); (3) khả năng duy trì năngsuất dài hạn và (4) không gây suy yếu sinh kế hoặc có sự thỏa hiệp để tạo cơ hộisinh kế cho người khác Nhóm nghiên cứu cũng cho rằng để thể hiện tính đa khíacạnh của một sinh kế bền vững đó là nhấn mạnh đến sự bền vững về kinh tế, xã hội,môi trường và thể chế Tuy nhiên, rất ít sinh kế đủ điều kiện để đạt được sự bềnvững trên cả bốn khía cạnh kể trên, chỉ có thể cân bằng tối ưu cho cả 4 khía cạnh

Dựa trên quan điểm các học giả nước ngoài, các học giả Việt Nam đề xuấtkhái niệm sinh kế bền vững đối với từng nghiên cứu cụ thể Nghiên cứu chuyển đổisinh kế của các DTTS ở vùng biên giới Việt – Trung, học giả Trần Hồng Hạnh vàcộng sự (2018) cho rằng sinh kế bền vững là “khi nó có khả năng đương đầu, khắcphục và phục hồi trước áp lực của những cú sốc, các rủi ro, những thay đổi tiêu cựckhông lường trước mà không làm suy thoái các nguồn sống, trong đó có nguồn tàinguyên” Khi nghiên cứu sinh kế bền vững cho nhóm lao động yếu thế ở Việt Nam,học giả Vũ Minh Tiến và cộng sự (2018) chỉ ra một sinh kế là bền vững thể hiệnkhả năng duy trì liên tục hoặc nâng cao mức sống hiện tại mà không làm suy giảm

Trang 17

các nguồn tài nguyên thiên nhiên Để đạt được, sinh kế đó cần vượt qua và phục hồilại sau những biến động, khó khăn và những cú sốc (thiên tai, khủng hoảng kinh tế).

Các học giả Hoàng Việt, Vũ Thị Minh và cộng sự (2020) quan niệm mộtsinh kế bền vững khi nó ổn định tương đối theo thời gian, ít hoặc hầu như không bịtác động bởi các yếu tố tiêu cực trong quá trình phát triển Nói cách khác, sinh kếbền vững ít chịu ảnh hưởng của các cú sốc như thiên tai; tai nạn, rủi ro bệnh tật, rủi

ro do thị trường biến động hay các rủi ro khác Sinh kế bền vững trên bốn khíacạnh: kinh tế, thể chế, xã hội và môi trường Đây có thể nói là cách trình bày tươngđối rõ hơn để tham khảo

1.1.2.2 Một số khung lý thuyết về sinh kế theo hướng bền vững

Đã có nhiều nghiên cứu đề cập đến sinh kế theo hướng bền vững và họ đềxuất các khung lý thuyết Trong phạm vi luận án hướng tới vùng ngoại thành tronglĩnh vực nông nghiệp nên tác giả nghiên cứu khung sinh kế theo hướng bền vữngnông thôn của IDS (1998); khung sinh kế theo hướng bền vững của DFID (2001),khung phân tích sinh kế theo hướng bền vững của Quỹ phát triển nông nghiệp quốc

tế (IFAD, 2004) và một số khung sinh kế tại Việt Nam

a Khung sinh kế nông thôn bền vững của IDS

Khung sinh kế của nhóm IDS (1998) nhấn mạnh đến các thành phần cốt lõi,bao gồm: (1) bối cảnh bên ngoài; (2) nguồn lực sinh kế; (3) thể chế và chính sách;(4) chiến lược sinh kế và (5) kết quả sinh kế bền vững Cụ thể:

Bối cảnh bên ngoài bao gồm môi trường kinh tế, xã hội, thể chế, chính sách,

văn hóa và điều kiện tự nhiên Những tác động của bối cảnh đến sinh kế như: địnhhướng phát triển kinh tế, dân số; sự thay đổi liên quan mùa vụ, dịch bệnh, sự biếnđổi của điều kiện thời tiết; khả năng tiếp cận thị trường, cơ hội việc làm, điều kiệncông nghệ thông tin

Nguồn lực sinh kế gồm toàn bộ năng lực vật chất hoặc phi vật chất được con

người sử dụng trong quá trình duy trì, phát triển sinh kế của họ

Thể chế và chính sách được cấu trúc bởi các quy tắc và chuẩn mực của xã

hội luôn được sử dụng liên tục và rộng rãi Thể chế và chính sách có thể là chính

Trang 18

thức hoặc không chính thức và chứa đựng quyền lực Chúng có chức năng trực tiếphay gián tiếp làm trung gian ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận các nguồn tài sảnsinh kế, quyết định lựa chọn các chiến lược sinh kế và dẫn đến kết quả sinh kế.

Chiến lược sinh kế là sự kết hợp của các hoạt động được lựa chọn nhằm đạt

được mục tiêu sinh kế Chiến lược sinh kế phụ thuộc trực tiếp vào các tài sản sinh

kế, các yếu tố liên quan đến chính sách, thể chế và quy trình Chiến lược sinh kế ởvùng nông thôn bao gồm sinh kế trong lĩnh vực phi nông nghiệp và nông nghiệp

Kết quả sinh kế là những thành tựu đạt được hoặc đầu ra của các chiến lược

sinh kế như sự thay đổi về thu nhập, tăng cường phúc lợi, đảm bảo an ninh lươngthực, giảm tính tổn thương và nguồn tài nguyên thiên nhiên được sử dụng bền vữnghơn Khi các cá nhân, hộ gia đình kết hợp các nguồn lực sinh kế khác nhau theo cáchoạt động sinh kế cụ thể sẽ đạt được những thành quả sinh kế tương ứng Kết quảsinh kế gắn liền với an ninh sinh kế và có ảnh hưởng đến sự bền vững môi trường

b Khung sinh kế bền vững của DFID (2001)

Mục tiêu của việc xây dựng khung sinh kế bền vững của nhóm DFID là tănghiệu quả hoạt động của các tổ chức trong việc giảm nghèo bằng cách tìm ra một bộnguyên tắc cốt lõi và quan điểm toàn diện trong thiết kế các hoạt động giúp đỡngười nghèo cải thiện sinh kế Các thành phần (yếu tố) của khung sinh kế DFID cóthể được hiểu chi tiết như sau:

- Vốn sinh kế gồm 5 loại: (1) Vốn con người (H): Là kiến thức, cũng như các

kỹ năng, khả năng làm việc và tình trạng sức khỏe cho phép mỗi con người theođuổi chiến lược sinh kế cụ thể và đạt được mục tiêu sinh kế; (2) Vốn tự nhiên (N):

Là các yếu tố sinh học vật lý như nước, không khí, đất, ánh nắng mặt trời, rừng,khoáng sản Nó phản ánh trữ lượng tài nguyên thiên nhiên; (3) Vốn tài chính (F): lànguồn lực tài chính được cá nhân sử dụng nhằm đạt được mục tiêu sinh kế của họ;(4) Vốn xã hội (S): là các mối quan hệ xã hội (hoặc các nguồn lực xã hội) chínhthức và không chính thức mang lại cơ hội và lợi ích có thể được tạo ra bởi conngười trong việc theo đuổi về sinh kế của họ và (5) Vốn vật chất (P): gồm các điềukiện cơ sở hạ tầng cơ bản cũng như các công cụ, thiết bị phục vụ cho hoạt động sinhkế

Trang 19

- Cấu trúc và các quy trình thực hiện: Thành phần này bao gồm các thể chế,các tổ chức, chính sách và pháp luật để xác định khả năng tiếp cận nguồn vốn, cácđiều khoản trao đổi giữa tài sản và lợi nhuận trên chiến lược sinh kế khác nhau.

- Chiến lược sinh kế: Được xây dựng từ một loạt các lựa chọn, dựa trênnguồn lực của một hộ gia đình, chuyển đổi cấu trúc và quy trình Chiến lược sinh kế

là sự kết hợp của các hoạt động đã được lựa chọn để đạt đợc mục tiêu sinh kế của

họ hoặc tập hợp các quyết định để sử dụng tốt nhất các nguồn vốn có sẵn Đây làmột quá trình liên lục nhưng luôn có những điểm quyết định quan trọng ảnh hưởngđển khả năng thành công cũng như sự thất bại của chiến lược Những điểm này cóthể bao gồm lựa chọn mùa vụ, tham gia vào một hoạt động mới, thay đổi các hoạtđộng khác và điều chỉnh quy mô hoạt động

- Kết quả sinh kế: là mục tiêu hay kết quả của chiến lược sinh kế Kết quả nóichung là cải thiện phúc lợi của người dân như xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập và

sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên

- Bối cảnh dễ bị tổn thương: điều này phản ánh những cú sốc, xu hướng vàthời vụ Những yếu tố này không thể kiểm soát bởi con người trong các hoàn cảnhngắn và trung hạn

c Khung sinh kế bền vững của Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD)

Khung sinh kế IFAD năm 2004 có một số đặc điểm như sau:

- Đặt đối tượng sinh kế (người nghèo) là trung tâm, các yếu tố khác được sắpxếp trong mối quan hệ nhân quả với đối tượng

- Yếu tố tinh thần được nhấn mạnh trong đời sống của đối tượng sinh kế nhưdân tộc, tôn giáo, trình độ được xem xét khi phân tích sinh kế của người nghèo

- Nguồn vốn cá nhân được đề cập trong nguồn lực tài chính, phản ánh điềukiện mà cá nhân và các hộ gia đình lựa chọn sinh kế Nó được thiết kế để nhấnmạnh vai trò nội lực của chủ thể trong lựa chọn và thúc đẩy hành động sinh kế

- Các yếu tố như vai trò các tổ chức, cơ chế chính sách thể hiện sự thúc đẩy

hỗ trợ phát triển cho đối tượng trung tâm Thị trường có vai trò quan trọng khi lựa

Trang 20

chọn cơ hội và phản ánh mức độ mà đối tượng trung tâm có thể thực hiện đượcnguyện vọng sinh kế.

- Vai trò của văn hóa cũng được đề cập trong khung sinh kế, bao gồm cácchuẩn mực xã hội và văn hóa tác động đến chiến lược sinh kế của người nghèo

d Một số khung sinh kế của các học giả Việt Nam

Dựa trên cấu trúc cơ bản của các khung sinh kế trên, nhiều học giả Việt Nam

đã xây dựng khung nghiên cứu phù hợp với đối tượng, khu vực nghiên cứu cụ thể.Học giả Trần Thị Hồng Nhung (2022) đã tập trung 3 thành phần khi nghiên cứusinh kế và giảm nghèo tại cộng đồng dân cư ven biển tỉnh Nam Định là chiến lượcsinh kế, nguồn vốn sinh kế và kết quả sinh kế Học giả Vũ Minh Tiến và cộng sự(2018) đề xuất khung sinh kế cho nhóm lao động yếu thế dựa trên khung sinh kếcủa các học giả DFID và IFAD Để có sinh kế bền vững, người lao động yếu thếcần được tiếp cận các nguồn vốn trong thực hiện các chiến lược sinh kế để nhận thunhập, lương thực, thực phẩm, sự tôn trọng… từ đó xác định mức độ bền vững củasinh kế Ngoài ra, các học giả chỉ ra đặc điểm của lao động yếu thế là tính dễ bị tổnthương, người lao động nghèo nên khung sinh kế cần đặt người nghèo làm trungtâm và nhấn mạnh trách nhiệm tạo điều kiện để giúp đỡ người nghèo ứng phó vớicác yếu tố dễ bị tổn thương

Hai học giả Trần Bá Uẩn và Nguyễn Văn Song (2020) xây dựng khung lýthuyết tác động đến sinh kế hộ nông dân do sự phát triển của du lịch tại địa phương,trong đó, các nguồn vốn, sự ảnh hưởng của chính quyền, chính sách liên quan đến

du lịch, dẫn đến sinh kế của các hộ gia đình thay đổi

Học giả Lê Anh Vũ (2022) xây dựng khung sinh kế cho lao động Khmernhập cư, trong đó biến phụ thuộc là hoạt động hỗ trợ sinh kế và biến độc lập là đặcđiểm lao động Khmer nhập cư Các học giả Bùi Thị Bích Lan, Nguyễn Thị Tâm vàcộng sự (2022) đưa ra khung sinh kế của cộng đồng dân cư vùng tái định cư thủyđiện dựa trên khung nghiên cứu của DFID Trong đó, các học giả nhấn mạnh hơn

“yếu tố văn hóa, xã hội” để xem xét ảnh hưởng đến sinh kế của người dân vùng táiđịnh cư

Trang 21

Nhìn chung, các học giả đều cho rằng sinh kế theo hướng bền vững là sinh

kế có khả năng phục hồi do tác động của các cú sốc, có thể tiếp tục duy trì phát triểntrong tương lai Các học giả đề cập tới phát triển sinh kế theo hướng bền vững củanhiều đối tượng nghiên cứu ở các vùng, tỉnh khác nhau, tuy nhiên chưa có nghiêncứu nào đề cập thỏa đáng đến phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vựcnông nghiệp ở ngoại thành thành phố trực thuộc trung ương

1.2 Tổng quan về các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sinh kế theo hướng bền vững

Các học giả đề cập đến nhiều yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sinh kế theohướng bền vững, tác giả nhóm các yếu tố chính như sau:

1.2.1 Đô thị hóa của thành phố và ảnh hưởng của nó tới sinh kế của ngoại thành

Nhìn chung, các công trình thu thập được đều nhấn mạnh ĐTH ảnh hưởngđền sinh kế ngoại thành ĐTH nội thành và ĐTH ngay ở ngoại thành đều có ảnhhưởng đến phát triển sinh kế theo hướng bền vững

Nghiên cứu của Quang Nguyen, Doo-Chul Kim (2020) phản ánh trong quátrình ĐTH đã gây ra sự mất mát lớn diện tích đất canh tác ở vùng ngoại thành HàNội nên người dân phải chuyển đổi sinh kế ĐTH tạo cơ hội cho người dân vùngngoại thành mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa, gia tăng cơ hội việc làm tại các

đô thị lớn Đồng thời, người dân phải chủ động tận dụng những thay đổi xungquanh để tìm kiếm phương thức mưu sinh mới nhằm gia tăng thu nhập Do đó, cần

có sự chuẩn bị thông qua hoàn thiện kế hoạch đền bù và quy trình quy hoạch đô thịnhằm tạo ra chính sách ĐTH và thu hồi đất phù hợp với người dân vùng ngoạithành

Cùng quan điểm trên, học giả Trịnh Thị Hạnh (2018) cho rằng ngoài những

cơ hội cho người dân ngoại thành Hà Nội, tác động của ĐTH còn tạo ra không ítthách thức trong tạo việc làm sau chuyển đổi, giải quyết các vấn đề về an sinh xãhội, phân hóa xã hội và các tác động đến môi trường khác Do đó, cần có các giảipháp đồng bộ giải quyết sinh kế cho người dân sau khi chuyển đổi đất nông nghiệp,

Trang 22

như: gắn quy hoạch phát triển đô thị với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế; xây dựng kếhoạch dạy nghề gắn với hỗ trợ việc làm cho người dân bị thu hồi đất; chính quyềnđịa phương chuẩn bị các hình thức hỗ trợ người dân trước khi chuyển đổi đất đaisang mục đích sử dụng khác; tổ chức lại sản xuất nông nghiệp và hỗ trợ việc làm tạichỗ.

Học giả Phan Thị Ngọc (2021) chỉ ra quá trình đất nông nghiệp bị thu hồi đểxây dựng CSHT đô thị như hệ thống giao thông, trung tâm thương mại, khu nhà ở,

đô thị mới,… làm giảm diện tích đất để thực hiện chiến lược sinh kế trong nôngnghiệp trên địa bàn làng Gia Trung Khi khu công nghiệp Quang Minh được đưavào hoạt động đã thu hút LLLĐ lớn đến làm việc từ nhiều tỉnh thành như VĩnhPhúc, Thanh Hóa, Nghệ An, Bắc Giang… dẫn đến sự phát triển của nhiều chiếnlược sinh kế khác nhau, trong đó có loại hình dịch vụ cung ứng, cho thuê nhà trọ.Hiện cho thuê nhà trọ đã là chiến lược sinh kế lâu dài của nhiều hộ gia đình (320 hộ,chiếm khoảng 80% tổng số hộ) Do đó, khi xây dựng chính sách phát triển sinh kếcho các hộ gia đình bị thu hồi đất ở ngoại thành cần phải quan tâm đến chính sáchliên quan đến phát triển công nghiệp, đô thị, chính sách với lao động nhập cư…

Qua khảo sát gần 500 hộ thuộc sáu xã ngoại thành Hà Nội, học giả TrầnQuang Tuyến (2014) đã chỉ ra việc giảm diện tích đất canh tác làm gia tăng sốngười lựa chọn sinh kế là sản xuất phi nông nghiệp, trong đó tập trung vào nhữngcông việc phi chính thức Đồng quan điểm này, học giả Nguyễn Thị Thu Hường(2019) nhận thấy sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xãĐại Mạch (Đông Anh, Hà Nội) làm biến đổi tài sản sinh kế, biến đổi chiến lượcsinh kế và biến đối kết quả sinh kế người dân, trong đó có bộ phận không nhỏ làphụ nữ nên cần có giải pháp trực tiếp phát triển sinh kế cho đối tượng này

Học giả Nguyễn Thị Phương Châm (2014) nhận thấy trong giai đoạn

1997-2014, trên địa bàn xã có tới 46 dự án được triển khai, làm giảm đất nông nghiệp là339,8 ha, ảnh hưởng đến sinh kế của 6.000 hộ gia đình, sự chuyển đổi sinh kế diễn

ra trong bối cảnh ĐTH ở Xuân Đỉnh (một xã ven đô Hà Nội) diễn ra mạnh mẽ.ĐTH dẫn đến sự phát triển các chiến lược sinh kế mới hình thành phù hợp hơn vớinhu cầu đương đại như kinh doanh dịch vụ ăn uống, cho thuê nhà trọ, làm bánh mứt

Trang 23

kẹo, hoạt động vận tải và các dịch vụ khác Các hoạt động sinh kế trong lĩnh vựcphi nông nghiệp đem lại thu nhập cao hơn so với sinh kế trong nông nghiệp, đờisống người dân được cải thiện hơn Mặt trái của ĐTH là khi số người nhập cư tănglên dẫn đến sự phát triển tệ nạn xã hội, khó quản lý và duy trì nếp sống truyềnthống… Học giả chỉ ra rằng người dân cần chủ động lựa chọn sinh kế tương ứngphù hợp với quá trình ĐTH Tương tự, học giả Lê Hoài Dương nhận thấy sinh kếcủa người dân Nghi Tàm trước năm 1986 là các ngành nghề là đánh bắt thủy sản,trồng dâu, nuôi tằm, trồng lúa, trồng rau, trồng màu, trồng hoa, buôn bán nhỏ Đếnnay nhiều ngành nghề bị mai một, chỉ còn nghề trồng hoa, cây cảnh và phát triểnthêm một số sinh kế mới như nuôi cá cảnh, chim cảnh, cho thuê biệt thự đem lại thunhập tốt hơn Tuy nhiên, các sinh kế người dân bị ảnh hưởng của sự cạnh tranh thịtrường ngày càng gay gắt.

Các học giả Đào Thế Anh và cộng sự (2019) cho rằng quỹ đất sản xuất nôngnghiệp giảm nhanh chóng do tác động ĐTH, CNH ở 5 đô thị lớn (thành phố HàNội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và thành phố Hồ Chí Minh) và ảnh hưởng đáng

kể đến sinh kế một bộ phận lao động lớn ngoại thành Tuy nhiên, qua nghiên cứuhọc giả Minh Hoang Vu và Hiroyuki K (2017) cho thấy quá trình chuyển đổi sinh

kế ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội sau khi thu hồi đất có những điểm khác biệtnhau, mặc dù đều là hai thành phố lớn của cả nước Sự chuyển đổi này ở thành phố

Hồ Chí Minh được cho là phức tạp hơn do người dân có thu nhập cao hơn và góibồi dưỡng cũng cao hơn Sự thích ứng và chuyển đổi sinh kế tại Thành phố Hồ ChíMinh diễn ra nhanh hơn Hà Nội Ở Hà Nội, do sự phụ thuộc cao vào nông nghiệp,trong khi thu nhập của người dân thấp nên việc thu hồi đất đã buộc nhiều người vẫnphải làm nông nghiệp và sau đó làm gia tăng thu nhập thông qua các công việc phinông nghiệp được trả lương cao hơn Phụ thuộc nhiều hơn vào sản xuất nôngnghiệp khiến sinh kế của người dân vùng ngoại thành Hà Nội gặp nhiều khó khănhơn khi chuyển đổi

Học giả Nguyễn Hữu Đức (2020) cho rằng sinh kế của người dân có nhiềuđổi thay do tăng các khu công nghiệp Minh Đức, Phúc Điền, Nam Sách,…, nhiều

đô thị mới hình thành trên địa bàn tỉnh Hải Dương Giai đoạn 2001-2010 có 54.326

hộ gia đình với tổng số lao động là 113.142 người lao động bị ảnh hưởng trực tiếp

Trang 24

do thu hồi đất Một bộ phận người dân làm nông nghiệp đã chuyển sang sinh kếtrong lĩnh vực công nghiệp, cung cấp các dịch vụ cho lao động ngoại tỉnh như thuêtrọ, mở quán cơm bình dân, mở cửa hàng giải khát, cắt tóc,… Sự thay đổi quá trìnhCNH, ĐTH đã mang lại những tác động tích cực như tạo việc làm cho nhiều laođộng, nâng cao thu nhập hơn trước; cải thiện mức sống của hộ gia đình, tạo điềukiện phát triển giáo dục, y tế… nhưng cũng còn nhiều tồn tại, hạn chế như ngườinghèo ít cơ hội cải thiện cuộc sống của mình, thay đổi đời sống văn hóa, giá trị cuộcsống ở nông thôn.

Học giả Zhaoxu Liu (2016) cũng nhận thấy ở vùng duyên hải phía đôngTrung Quốc quá trình ĐTH, CNH thúc đẩy chuyển đổi sản xuất nông nghiệp từ hệthống hộ phân tán (hộ làm nghề truyền thống) sang hộ quản lý quy mô lớn (hộchuyên nghiệp) Đồng thời có sự dịch chuyển lao động nông nghiệp quy mô lớnsang các lĩnh vực khác có mức thu nhập cao hơn

Nhìn chung, đã có những nghiên cứu sự biến đổi sinh kế người dân do sự tácđộng của ĐTH, CNH ở ngoại thành các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trong

đó có thành phố Hà Nội Tuy nhiên, các nghiên cứu chủ yếu đề cập đến sự biến đổichiến lược sinh kế của người dân và sự thay đổi thu nhập, chưa có nghiên cứu nàođánh giá sâu sắc ảnh hưởng của ĐTH, CNH đến phát triển sinh kế trong lĩnh vựcnông nghiệp theo hướng bền vững cho ngoại thành Hà Nội

1.2.2 Chính sách phát triển khu vực ngoại thành

Vai trò quan trọng của chính sách trong phát triển sinh kế đã được nhiềunghiên cứu đề cập Học giả Lư Thúy Liên (2022) nhận thấy trong hơn 20 năm qua,các chính sách chủ yếu tập trung vào trọng tâm nghề nghiệp và việc làm, để tạo sinh

kế ổn định cho cư dân tái định cư ở thành phố Đà Nẵng trong quá trình CNH, HĐH,gồm: chính sách hỗ trợ tìm việc làm; đào tạo nghề; hỗ trợ thông tin về thị trường laođộng; chính sách hỗ trợ tín dụng góp phần ổn định sinh kế của nhân dân Nhờ đócác chiến lược sinh kế ngày càng đa dạng hơn, người dân ngoài duy trì hoạt độngsinh kế truyền thống trong nông nghiệp, ngư nghiệp còn tham gia các sinh kế có xuhướng tăng lên như thợ xây dựng, thợ điện nước, thợ sắt, thợ hàn, trang trí nội thất,thiết kế phong cảnh, giúp việc nhà, bảo vệ, thu gom ve chai, phế liệu,… Tuy nhiên,còn khá nhiều người dân tái định cư thất nghiệp hoặc thiếu việc làm, chủ yếu là

Trang 25

người lớn tuổi và phụ nữ Học giả Nguyễn Hữu Đức (2020) cũng chỉ ra các chínhsách đối với sinh kế của người dân ở Hải Dương trong bối cảnh CNH, ĐTH tậptrung vào chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với người nông dân bị thuhồi đất; chính sách giải quyết việc làm và dạy nghề cho người nông dân ở HảiDương Các tác giả này chưa đề cập đến quy hoạch phát triển cũng như chưa đề cậpchính sách ĐTH đối với ngoại thành.

Học giả Lại Tiến Dĩnh (2020) cho rằng trong hỗ trợ sinh kế cho đồng bàoDTTS tại vùng Tây Nam Bộ (gồm 13 tỉnh, chủ yếu là dân tộc Khmer và Chăm) các

cơ chế chính sách từng bước được đổi mới theo hướng chuyển dần từ hỗ trợ trựctiếp sang hỗ trợ cho cộng đồng, hỗ trợ người dân tự vươn lên thoát nghèo Nhờ triểnkhai các dự án nâng cao nguồn vốn sinh kế liên quan đến hỗ trợ ưu đãi tín dụng, đầu

tư xây dựng CSHT, hỗ trợ giống con cây trồng, các chương trình dạy nghề miễnphí… đã giúp cải thiện cuộc sống các DTTS Số hộ được vay ưu đãi phát triển sảnxuất là hơn 521.000 lượt hộ, tạo việc làm mới cho hơn 142.000 lao động thiểu số.Các chính sách hỗ trợ có tác động tích cực góp phần thay đổi sinh kế, tuy nhiênngười dân có tâm lý ỷ lại, không muốn thay đổi, không chủ động, mạnh dạn để cảithiện sinh kế và nâng cao thu nhập cho chính gia đình mình (Đặng Đình Đào vàcộng sự, 2014)

Nhờ chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, trong đó có chính sách quản lýrừng, sinh kế của tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer gồm người Xtiêng,

Mạ, Mnông sinh sống tại Bình Phước đã chuyển từ hình thức canh tác du canh du

cư, trồng lúa với kỹ thuật canh tác là chọc lỗ và tra hạt, phụ thuộc hoàn toàn vàothiên nhiên (nhất là đất nông nghiệp, năng suất thấp sang chiến lược sinh kế nôngnghiệp đa dạng hơn như trồng lúa, trồng cây công nghiệp và làm thuê (cạo mủ cao

su, cắt cỏ mướn,…) Đời sống các cộng đồng tộc người này được nâng cao hơn,nhưng chưa bền vững do phụ thuộc vào đất đai sản xuất của hộ và sự biến động thịtrường nhất là với cây công nghiệp, trong khi trình độ còn hạn chế, sức khỏe, ngônngữ Vì vậy, khi triển khai các chính sách đối với sinh kế các tộc người cần chútrọng năng lực thích nghi với các thay đổi cho cộng đồng các tộc người này, trong

đó xây dựng tâm lý an tâm, tự chủ thực hiện các chiến lược sinh kế (Ngô ThịPhương Lan, 2014) Tương tự, cũng nhờ các chính sách chuyển đổi cây trồng, vốn,

Trang 26

tập huấn sản xuất, kỹ thuật canh tác nên sinh kế của người Rục ở huyện Minh Hóa,tỉnh Quảng Bình đã thay đổi tích cực giảm phụ thuộc vào rừng, từ chủ yếu dựa vào

tự nhiên bằng nghề săn bắn, hái lượm đã chuyển sang chiến lược sinh kế mới nhưcanh tác lúa nước, chăn nuôi gia súc gia cầm (Trần Tấn Đăng Long, 2019)

Theo các học giả Huỳnh Ngọc Thu, Lê Thị Mỹ Hà, Nguyễn Thị Hương(2018) khi khu dự trữ sinh quyển Lang Biang được tổ chức UNESCO công nhận làkhu dự trữ sinh quyển thế giới năm 2015, sinh kế của người dân có nhiều thay đổi.Sinh kế của các cộng đồng dân tộc chủ yếu dưới dạng khai thác lâm sản dựa vàonguồn tài nguyên rừng đã chuyển sang khai thác sản phẩm từ rừng nhưng chỉ tạinhững cánh rừng do chính họ quản lý

Học giả Đàm Thị Hệ (2017) nhận thấy ngoài các nguồn lực sinh kế và cácyếu tố rủi ro bên ngoài (như giá cả nông sản thay đổi, thiên tai,…) còn có tác độngcủa các chính sách liên quan đến sinh kế của các hộ nông dân di cư tự do trên địabàn tỉnh Đắk Nông Học giả Vũ Tiến Minh và cộng sự (2018) chỉ ra các chính sách

hỗ trợ của các cấp chính quyền đã mang lại nhiều hiệu quả trước mắt, chủ yếu làchính sách vay vốn, đồng thời, các chính sách hỗ trợ đào tạo, tạo việc làm giúpgiảm khó khăn cho người lao động yếu thế và tăng sự quyết tâm cao để thoát nghèo.Trịnh Thị Lê, Lê Thị Mỹ Tâm, Hồ Thị Hằng (2022) cũng đưa ra nhận định nhờ sự

hỗ trợ của Nhà nước, trình độ dân trí, kỹ thuật sản xuất của người dân huyện ConCuông, tỉnh Nghệ An tuy còn ở trình độ thấp nhưng đã tăng lên đáng kể đang gópphần giảm nghèo “bền vững” trên địa bàn huyện Nhưng nếu chính sách thực thikhông hiệu quả có thể là yếu tố cản trở sự phát triển sinh kế của dân cư tại địaphương (Ngô Thị Phương Lan, 2016)

Học giả Nguyễn Thị Huyền (2023) chỉ ra các tiêu chí đánh giá chính sách hỗtrợ sinh kế cho hộ nông dân ở tỉnh Thái Nguyên gồm: tính hệ thống, tính phù hợp,tính minh bạch, tính hiệu lực, tính hiệu quả, tính công bằng, tính khả thi và mức độthực hiện mục tiêu của chính sách Từ đó học giả đề xuất giải pháp về hoạch định,quản lý và triển khai chính sách nhằm hỗ trợ sinh kế cho hộ nông dân đạt hiệu quảcao nhất

Trang 27

Nhìn chung, các nghiên cứu đề cập đến các chính sách phát triển sinh kế củacác đối tượng khác nhau, trong đó chủ yếu là các chính sách phát triển sinh kế chođồng bào DTTS, vùng khó khăn, nhưng chưa có nghiên cứu nào làm rõ sự tác độngcủa chính sách phát triển sinh kế khu vực ngoại thành của thành phố trực thuộctrung ương Đặc biệt, ngoài những chính sách chung còn có những chính sách đặcthù ảnh hưởng lớn đến sinh kế người dân trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành

Hà Nội

1.2.3 Phát triển kết cấu hạ tầng ở ngoại thành

Nhìn chung các tác giả coi trọng yếu tố kết cấu hạ tầng ở địa phương Họcgiả Trần Anh Tài và các cộng sự (2022) nhận thấy nguồn vốn vật chất còn thiếuthốn, giao thông đi lại khó khăn là một trong các nguyên nhân dẫn đến phát triểnsinh kế của người dân ở các tỉnh miền núi phía Bắc (gồm 15 tỉnh) còn hạn chế mặc

dù đã được Nhà nước quan tâm hỗ trợ xây dựng CSHT Khu vực sinh sống nhưthành thị, nông thôn có ảnh hưởng đến lựa chọn chiến lược sinh kế và thu thập của

hộ gia đình Tương tự, sinh kế của đồng bào DTTS Tây Bắc chủ yếu là phát triểnnông nghiệp trên các đồi, ruộng bậc thang, nuôi lợn, trâu, bò, gia cầm, cá ở cácnguồn nước do điều kiện tự nhiên và CSHT còn kém phát triển mặc dù hệ thốngđường bồ đang từng bước phát triển, đã khai thác các đường cao tốc Hà Nội – YênBái – Lào Cai, Hà Nội – Bắc Giang, Hà Nội – Thái Nguyên; hệ thống đường sắt cónăng lực vận tải chưa đáp ứng được yêu cầu; đường thủy, đường hàng không cònhạn chế (Tạ Thị Đoan, 2021)

Nhờ các chương trình hỗ trợ của Chính phủ như chương trình 135,… đãnâng cao kết cấu hạ tầng, góp phần cải thiện điều kiện sinh hoạt, sản xuất của nhândân, như trường hợp người Mạ ở khu vực xung quan Vườn quốc gia Cát Tiên(Nguyễn Đăng Hiệp Phố, 2016), người dân ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị(Nguyễn Văn Toàn, Trương Tấn Quân, Trần Văn Quảng, 2012)

Khi CSHT được đầu tư phát triển thuận lợi là điều kiện phát triển các sinh

kế Trường hợp tại khu dự trữ sinh quyển thế giới tại huyện Cần Giờ, sinh kế tronglĩnh vực dịch vụ có xu hướng tăng như phục vụ ăn uống, khách sạn, buôn bán đồlưu niệm, bán hàng thủ công mỹ nghệ, vòng tay, vỏ sò, ốc… đã nâng cao và đa

Trang 28

dạng hóa thu nhập của người dân (Ngô Thị Phương Lan, 2016) Tương tự, CSHTtại các khu tái định cư phân bố trên địa bàn 6 quận, thành phố Đà Nẵng khang tranghơn, sinh kế của người dân thay đổi khi sự xuất hiện những nhà hàng, khách sạn vàcác dịch vụ du lịch với mật độ dày đặc,… trên những con đường du lịch như HồNghinh, Dương Đình Nghệ, Hà Bổng,… (Lư Thúy Liên, 2022) Đồng quan điểmtrên, học giả Cheng Qian và cộng sự (2017) cho rằng trong các yếu tố CSHT địaphương có ảnh hưởng đến phát triển sinh kế khi phát triển du lịch ở khu vực dãy núiHoàng Sơn Kết quả nhờ sự phát triển du lịch cộng đồng đã góp phần cải thiện rấtnhiều chất lượng đời sống người dân địa phương.

Học giả Manyu Wang và cộng sự (2021) nhận thấy các điều kiện về CSHT(vốn vật chất) có ảnh hưởng đáng kể đến sự đa dạng hóa sinh kế của những ngườichăn gia súc tại tỉnh Cam Túc và Thanh Hải, Trung Quốc Chính quyền cần tăngcường đầu tư CSHT thông tin, mở rộng và hoàn thiện vùng phủ sóng tín hiệu mạngtạo điều kiện liên lạc giữa những người chăn gia súc và giữa họ với thế giới bênngoài thuận lợi hơn Tương tự, học giả Shanta Paudel và cộng sự (2014) cũng nhấnmạnh rằng tình trạng CSHT nông thôn ảnh hưởng đến đa dạng hóa sinh kế và sự lựachọn sinh kế của hộ gia đình khu vực nông thôn ở Bangladesh Trong đó, xây dựngcác công trình thủy lợi như một điều kiện tiên quyết là để thúc đẩy sinh kế tronglĩnh vực nông nghiệp và kết nối giao thông làm tăng khả năng liên kết người nghèo

ở nông thôn với thị trường Các học giả Dilruba Khatun và B.C.Roy (2012) cũngkhẳng định CSHT nông thôn là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến sự đa dạng hóasinh kế của các hộ gia đình tại bang West Bengal, Ấn Độ Sự khác biệt về khu vựcsống tạo nên sự khác biệt về đa dạng sinh kế ở các nhóm sinh kế

Nhìn chung, đa phần các học giả đề cập đến nội dung kết cấu hạ tầng của địaphương đối với phát triển sinh kế của người dân dưới dạng nguồn vốn vật chất theoquan niệm của nhóm nghiên cứu DFID Cơ sở hạ tầng chủ yếu được đề cập đến hệthống giao thông, có nghiên cứu của Manyu Wang và cộng sự (2021) bàn về hạtầng thông tin liên lạc Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đánh giá đầy đù tác độngđiều kiện kết cấu hạ tầng đối với phát triển sinh kế trong lĩnh vực nông nghiệp khuvực ngoại thành thành phố trực thuộc trung ương

Trang 29

1.2.4 Khả năng tài chính để phát triển sinh kế của khu vực ngoại thành

Học giả Trịnh Thị Hạnh (2020), Đỗ Thị Thu Hiền (2023) cho rằng nếu thiếunguồn vốn tài chính, các chủ thể có thể bỏ lỡ cơ hội để phát triển sinh kế và thúcđẩy phát triển sinh kế bền vững Để phát triển sinh kế bền vững phải quan tâm đếnphân bổ và sử dụng có hiệu quả nguồn tài chính vì mọi sự phát triển luôn đi cùngvới chu kỳ khủng hoảng kinh tế

Theo học giả Trần Anh Tài và các cộng sự (2022) mặc dù người dân có cơhội vay ưu đãi các nguồn vốn theo quy định nhưng với từng hộ không quá lớn nênnguồn vốn tài chính để phát triển sinh kế ở các tỉnh miền núi phía Bắc còn hạn chế.Các hộ nông dân miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế cũng gặp khó khăn tiếp cận nguồnvốn phát triển sinh kế (Dương Viết Tân, 2021) Nguồn vốn tài chính hỗ trợ đầu tưcho cộng đồng các DTTS vùng biên giới Việt – Trung tại hai tỉnh Lạng Sơn và LàoCai chủ yếu là từ ngân sách Nhà nước (Trần Hồng Hạnh và cộng sự, 2018) NguyễnMạnh Dũng (2023), chỉ ra vốn tài chính của hộ gia đình DTTS, miền núi, biên giớitại tỉnh Hà Giang có quy mô nhỏ, phụ thuộc vào tiền người thân gửi về, khó có khảnăng giúp phọ chuyển đổi nghề, chỉ đủ hỗ trợ những khó khăn trước mắt và trangtrải các chi phí đầu vào trong sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ

Ngoài nguồn vốn tín dụng hỗ trợ của Chính phủ, nguồn vốn tín dụng thươngmại có đóng góp không nhỏ hỗ trợ hoạt động sinh kế với đồng bào DTTS Tây Bắc(Tạ Thị Đoan, 2021), Nguyễn Hồng Nhung (2023); và nhờ chương trình 135, các hộdân tộc ít người huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị có thể tiếp cận tốt hơn cácnguồn tín dụng để phát triển sinh kế (Nguyễn Văn Toản, Trương Tấn Quân, TrầnVăn Quảng, 2012) Tương tự, nguồn vốn tài chính trong cộng đồng của người Mạkhu vực xung quanh Vườn quốc gia Cát Tiên đã giúp cải thiện chất lượng cuộcsống, các hộ gia đình có nguồn vốn sản xuất, nhưng còn nhiều hộ sử dụng nguồnvốn vay ưu đãi chưa hiệu quả (Nguyễn Đăng Hiệp Phố, 2016)

Học giả Ngô Thị Phương Lan (2018), Phan Anh Tú (2019) cùng chỉ ranguồn vốn tài chính hỗ trợ phát triển sinh kế của nhóm DTTS người Khmer tạihuyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh được sử dụng trong các chiến lược sinh kế trồng lúa,màu, cây lấy dầu và các loại cây khác nhau như cây sao, mù u, cây keo tai tượng có

Trang 30

giá trị kinh tế cao Đối với hoạt động chăn nuôi, các gia đình sử dụng nguồn vốnđược hỗ trợ tập trung chăn nuôi bò, nuôi các loại gia cầm và nuôi tôm vào mùanước mặn Tuy nhiên, một số sinh kế như sinh kế của người dân huyện Cần Giờ,thành phố Hồ Chí Minh đòi hỏi nhu cầu vốn đầu tư lớn như hoạt động NTTS (nuôinghêu, tôm, hàu) (Ngô Thị Phương Lan, 2016).

Học giả Lư Thúy Liên (2022) nhận thấy nguồn vốn tài chính của cư dân táiđịnh cư ở thành phố Đà Nẵng trong quá trình CNH, HĐH đã có sự thay đổi đángchú ý: người dân có tiền tiết kiệm hơn, tiếp cận với nhiều nguồn vốn hơn để chủđộng phát triển sinh kế Học giả Bùi Văn Tuấn (2015) và Búi Văn Tuấn (2021)cũng chỉ ra sự đa dạng nguồn vốn tài chính để phát triển sinh kế của người dân ởquận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm gồm tiền bán đất (có trên 80% các hộ gia đìnhbán đất), vay ngân hàng (chiếm 61,0%), vay quỹ tín dụng (38,4%), tổ chức xã hội(41,7%)

Các học giả Dilruba Khatun và B.C.Roy (2012) khẳng định trong các yếu tốtác động đến sự đa dạng hóa sinh kế của các hộ gia đình tại bang West Bengal, Ấn

Độ có điều kiện về tài sản, khả năng tiếp cận nguồn tài chính Các hộ gia đình gặpkhó khăn để phát triển kinh tế trong đó có nguyên nhân là có ít tài sản, thiếu cáckhoản tín dụng Học giả Manyu Wang và cộng sự (2021) cũng cho rằng vốn tàichính tạo điều kiện thuận lợi hơn về tiếp cận công nghệ và các nguồn lực cần thiếtkhác để phát triển sinh kế của những người chăn gia súc tại tỉnh Cam Túc và ThanhHải

Nhìn chung, các học giả đều nhận thức đúng đắn về vai trò tài chính đối vớiphát triển sinh kế của người dân, trong đó đã có nghiên cứu đề cập đến nguồn vốnđối với phát triển sinh kế ở ngoại thành Hà Nội nhưng chỉ dừng lại nêu sự đa dạngnguồn vốn sinh kế Chưa có công trình nghiên cứu đánh giá đầy đủ sự ảnh hưởngcủa vốn tài chính đến phát triển sinh kế trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thànhthành phố trực thuộc trung ương

1.2.5 Yếu tố con người của vùng ngoại thành

Theo học giả Lê Thanh Sơn (2018) khi nghiên cứu các hộ bị tác động do thuhồi đất tại huyên Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ thì nguồn vốn con người và chiến

Trang 31

lược sinh kế của hộ gia đình có mối quan hệ mật thiết do trình độ dân trí ảnh hưởngđến lựa chọn công việc và tạo ra thu nhập của hộ Bằng kiểm chứng định lượng,nghiên cứu chỉ ra ảnh hưởng của việc thu hồi đất và vốn con người (ở đây xét đếntrình độ học vấn của thành viên hộ) đều tác động đến hiệu quả sinh kế của ngườidân (thể hiện thu nhập của người dân thay đổi) Học giả Trịnh Thị Hạnh (2020)khẳng định nguồn vốn con người có vai trò then chốt đối với sự phát triển bền vữngcủa sinh kế vì yếu tố tài nguyên thiên nhiên ngày càng giảm tỷ trọng trong giá trịhàng hóa thì chất lượng của yếu tố con người có ý nghĩa quyết định Chất lượng yếu

tố con người ở đây là lao động đã qua đào tạo, có trình độ kỹ thuật và làm chủKHCN Tương tự, học giả Vũ Minh Tiến và cộng sự (2018) cho rằng vốn con người

là quan trọng nhất và có vai trò quyết định đến hoạt động sinh kế trong năm nguồnvốn, gồm các yếu tố thuộc về đặc điểm con người như trình độ tay nghề chuyênmôn, độ tuổi, giới tính…

Trong nguồn vốn nhân lực, trình độ học vấn có ảnh hưởng tích cực đến pháttriển sinh kế của người DTTS ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, là ứng dụngnhiều kiến thức mới và mô hình mới trong sản xuất cũng đã được người dân tiếp thu

và ứng dụng tại địa phương (Nguyễn Văn Toàn, Trương Tấn Quân, Trần VănQuảng, 2012) Đồng quan điểm trên, học giả Trần Hồng Hạnh và cộng sự (2018)khẳng định về vốn con người còn hạn chế như trình độ dân trí thấp, chủ yếu là laođộng chưa qua đào tạo đang là vấn đề cản trở phát triển sinh kế của các DTTS vùngbiên giới Việt – Trung Nguồn vốn con người của đồng bào DTTS Tây Bắc mặc dù

có nhiều cải thiện về trình độ học vấn thấp, kỹ năng… nhưng còn thấp so với cácvùng khác nên cần được quan tâm đào tạo phổ biến kiến thức, hỗ trợ y tế góp phầnphát triển sinh kế của người dân (Tạ Thị Đoan, 2021) Tương tự, học giả NguyễnĐăng Hiệp Phố (2016) nhận thấy vốn con người trong phát triển sinh kế đã cónhững cải thiện tích cực, cụ thể là hoạt động giáo dục, chăm sóc sức khỏe đượcquan tâm, kỹ năng và kiến thức lao động sản xuất của người Mạ khu vực xungquanh Vườn quốc gia Cát Tiên được nâng lên, tuy nhiên vẫn còn ở trình độ thấp.Học giả Nguyễn Mạnh Dũng (2023), cũng khẳng định vốn con người hạn chế trêncác khía cạnh về trình độ, năng lực lao động và tỷ lệ phụ thuộc cao có tác động đếnphát triển sinh kế hộ gia đình tại tỉnh Hà Giang Học giả Lê Ánh Dương (2018) cho

Trang 32

rằng các yếu tố chủ quan (ý thức, trình độ và năng lực của hộ) tác động đến sinh kếcủa hộ nông dân vùng ven thành phố Nam Định, nguồn vốn này chỉ ở mức trungbình.

Học giả Vũ Trường Giang (2020) xem trọng vai trò của đội ngũ tri thức bảnđịa đối với phát triển sinh kế bền vững cho các DTTS ở vùng Đông Bắc vì họ cókiến thức, trình độ KHKT hiện đại đã và đang đóng góp nâng cao hiệu quả sản xuấtthuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ đó giúp giảm tỷ lệ nghèo đói ở các DTTS Họcòn là lực lượng thúc đẩy sự thay đổi nhận thức và điều chỉnh tập quán sản xuất từkhai thác thiên nhiên một chiều sang hướng đầu tư, bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môitrường Đồng thời, họ cũng trực tiếp đóng góp, duy trì những giá trị tốt đẹp trongcộng đồng, xây dựng xã hội công bằng ở vùng Đông Bắc

Hai học giả Sanzidur Rahman, Shaheen Akter (2014) nhận thấy các hộ giađình nghèo về tài nguyên và ít học ở các làng thường chọn sinh kế làm công ănlương là chủ yếu Trong khi đó, những chủ hộ trẻ tuổi, các hộ gia đình có trình độhọc vấn cao hơn thường tham gia sinh kế phi nông nghiệp Các yếu tố tác động đến

sự đa dạng hóa sinh kế của các hộ gia đình tại bang West Bengal, Ấn Độ như kinhnghiệm của chủ hộ (tuổi), trình độ học vấn, địa vị xã hội, trình độ đào tạo (DilrubaKhatun and B.C Roy, 2012) Đồng quan điểm trên, các học giả Cheng Qian vàcộng sự (2017) chỉ ra vốn con người khi phát triển sinh kế gắn với du lịch ở khu vựcdãy núi Hoàng Sơn, gồm tình trạng sức khỏe, kỹ năng và kiến thức lành nghề, khảnăng lãnh đạo

Học giả Nguyễn Tuấn Anh, Võ Thị Cẩm Ly (2021) đưa ra quan điểm là cầnnâng cao kiến thức, trình độ kỹ năng và kinh nghiệm của người dân ở nông thôntrong bối cảnh của nhiều yếu tố tác động để nâng cao năng lực thực hiện sinh kế củachủ thể Cần phải trau dồi vốn con người và vốn xã hội vì đỏi hỏi ngày càng cao đểđáp ứng sự phát triển, trong đó có ngành chăn nuôi hiện đại và áp lực sinh kế giađình đã đặt ra (Manyu Wang và cộng sự, 2021) Theo học giả Bùi Văn Tuấn (2015)

và Bùi Văn Tuấn (2021) vốn con người thể hiện trình độ người lao động, khi ngườilao động được hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ chuyển đổi sinh kế thì họ có cơ hội theođuổi các chiến lược sinh kế khác nhau

Trang 33

Học giả Lư Thúy Liên (2022) còn phân tích nguyên nhân dẫn đến nguồn vốncon người sau tái định cư ở thành phố Đà Nẵng còn hạn chế là do một số kỹ năngnghề, tri thức bản địa vốn có trong các hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp… bịlãng quên do không còn được thực hành trong khi đó, trình độ, kỹ năng phục vụ chosinh kế mới lại chưa được đầu tư, nâng cao Trong khi đó, đối với những người thugom rác tại xã Vũ Hội, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình lại ít có cơ hội lựa chọn sinh

kế khác vì hầu hết đều đã cao tuổi, đa phần là phụ nữ, những người nằm trong nhómyếu thế (Phạm Văn Lợi và Lê Thị Thư, 2021)

Một số nghiên cứu quan tâm đến nguồn vốn con người thông qua yếu tố vănhóa Học giả Bùi Thị Bích Lan, Nguyễn Thị Tâm và cộng sự (2022) cho rằng sựmất đi các nguồn lực văn hóa, xã hội thể hiện qua lòng tin, tri thức địa phương, sựtham gia xã hội và đời sống văn hóa tinh thần có tác động đến kết quả phát triểnsinh kế của người dân Vì vậy, trong xây dựng chính sách đối với cộng đồng khuvực tái định cư nói riêng và các đối tượng khác cần phải xem xét thêm yếu tố vănhóa, xã hội nhằm giảm thiểu tác động không tích cực để đạt hiệu quả cao nhất Họcgiả Bùi Minh Hào (2017) cũng nhấn mạnh các phẩm chất tốt đẹp như tinh thần hiếuhọc, chăm lao động và sự đa dạng về văn hóa, dân tộc cũng là các yếu tố tác độngđến sinh kế ở Nghệ An Tương tự, theo Trần Tấn Đăng Long (2019) nhờ sự giaolưu văn hóa, người Rục (ở huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình) kết hôn với dân tộcKinh đã giúp người Rục được tiếp cận với nguồn tri thức mới trong các hoạt độngsinh kế

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đề cập đến yếu tố con người vừa làyếu tố tác động đến lựa chọn sinh kế, vừa là mục tiêu hướng tới, tuy nhiên chưa cónghiên cứu đánh giá tác động yếu tố con người đối với kết quả phát triển sinh kếtrong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành thành phố trực thuộc trung ương

Ngoài các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế kể trên, một số nghiên cứu đã chỉ rađiều kiện tự nhiên, sự BĐKH… có tác động đến sinh kế người dân ở từng khu vựngtương ứng (Tạ Thị Đoan, 2021; Lê Ánh Dương, 2018; Nguyễn Đăng Hiệp Phố,2016; Trần Hồng Hạnh và cộng sự, 2018; Ngô Thị Phương Lan, 2016…) Một sốnghiên cứu đề cập đến yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế thuộc về xã hội như các tổ

Trang 34

chức đoàn thể Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ,quan hệ dòng tộc, làng xóm… đã và đang phát huy vai trò tích cực hỗ trợ người dântrong phát triển sinh kế Tuy nhiên, nguồn lực xã hội này khó có thể đo lường vìkhó đo được mức độ hỗ trợ (Vũ Minh Tiến và cộng sự, 2018; Tạ Thị Đoan,2021…).

Một số nghiên cứu đề cập đến tác động TCH như mở ra thị trường thế giớirộng lớn, tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp hướn mạnh đến xuất khẩu (ĐặngKim Khôi và Trần Công Thắng, 2019) Một số học giả khẳng định yếu tố KHCN làyếu tố quan trọng trong phát triển sinh kế bền vững như áp dụng KHKT trong chiếnlược sinh kế khai thác hải sản của người dân (Ngô Thị Phương Lan và cộng sự,2019; Phạm Thị Bích Ngọc, Nguyễn Hồng Sơn, 2018; Nguyễn Thị Phương Anh,2021) Tuy nhiên, mức độ đánh giá tác động đến phát triển sinh kế của các yếu tốnày còn hẹn chế

Nhìn chung, có nhiều nghiên cứu đề cập đến ảnh hưởng của điều kiện tựnhiên, vốn xã hội, ảnh hưởng của TCH và vai trò của KHKT đối với phát triển sinh

kế người dân Tuy nhiên, các nghiên cứu đề cập chưa sâu sắc tác động của yếu tốTCH, CMCN 4.0 đối với phát triển sinh kế nói chung Các nghiên cứu mới đề cậpđến vai trò của chính quyền trong việc đưa ra giải pháp hỗ trợ sinh kế nhưng chưa

có nghiên cứu nào đánh giá năng lực quản trị của chính quyền địa phương, đặc biệt

là chính quyền của thành phố trực thuộc trung ương

1.3 Tổng quan về hiệu quả phát triển sinh kế

1.3.1 Về bản chất hiệu quả phát triển sinh kế

Sinh kế người dân có bền vững hay không phụ thuộc vào mô hình, nhữngdạng hoạt động sản xuất nông nghiệp cụ thể Học giả Nguyễn Phương Linh (2020)nhận thấy để phát triển sinh kế bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp cần lựa chọn

áp dụng một số mô hình chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất lâm nghiệp, thực hiện liênkết sản xuất và tiêu thụ nông sản phù hợp đã thực hiện có hiệu quả ở địa phươngnhư: mô hình trồng cây ăn quả đặc sản gắn với du lịch sinh thái; mô hình sản xuấtvùng lúa tập trung theo chuỗ giá trị sản phẩm; mô hình liên kết sản xuất RAT;…Tương tự, học giả Dương Viết Tân (2022) cho rằng trong 5 năm qua, thu nhập

Trang 35

người dân miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế có tăng lên nhưng tập trung chủ yếu vàobốn hoạt động sinh kế có tỷ trọng cao là chăn nuôi trâu bò, nuôi lợn, trồng keo vàtrồng cao su.

Sinh kế người dân chưa bền vững vì còn bị tác động mạnh của nhiều yếu tố.Học giả Vu Kim Chi an Kim Frederiks (2021) cho rằng sinh kế trong lĩnh vực nôngnghiệp của các hộ nông dân vẫn là một sinh kế dễ bị tổn thương vì còn chịu ảnhhưởng của thiên tai, quá trình ĐTH, sự phát triển công nghiệp mạnh mẽ… Trong

đó, quyền sở hữu đất đai có tác động lớn đến tính bền vững của sinh kế này (tiếp tụcsản xuất trong tương lai không) và “sự tổn thương” đến sinh kế của các hộ gia đình(chính quyền có bồi thường nếu phải di dời không) Học giả Trần Hồng Hạnh vàcộng sự (2018) chỉ ra điều kiện tự nhiên tác động đến sự bền vững của sinh kế các

hộ DTTS vùng biên giới Việt – Trung vì thu nhập chính của họ là từ nông nghiệp.Đồng quan điểm này, học giả Đỗ Thị Diệp (2020) nhận thấy sinh kế người dân venbiển Thái Bình chưa phát triển bền vững do còn chịu tác động của nhiều yếu tốtrong đó có BĐKH

Học giả Ngô Thị Phương Lan và cộng sự (2019) cho rằng hiệu quả hoạt độngsinh kế liên quan đến khai thác hải sản của cộng đồng cư dân Kiên Hải chịu sự chiphối của thị trường nhưng để phát triển bền vững cần phải đảm bảo sự tái tạo tàinguyên biển, tránh khai thác quá mức Tương tự, hoạt động khai thác thủy sảnngười dân huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh có xu hướng thu hẹp lại do sựcạn kiệt nguồn lợi thủy sản, sự cạnh tranh khai thác của các địa phương (Ngô ThịPhương Lan, 2016) Đồng quan điểm trên, các học giả Võ Văn Tuấn, Lê CảnhDũng (2015) cũng nhận thấy cần cải thiện các nguồn lực sinh kế của các hộ nôngdân 9 tỉnh vùng ĐBSCL, đồng thời đa dạng hóa sinh kế nông nghiệp để ứng phó vớihiểm họa từ thiên nhiên và sự biến động của giá nông sản Tuy nhiên, theo học giảHoàng Thị Hồng Quế, Lê Thị Hoa Sen, Trần Nam Thắng (2020) ở tỉnh Thừa ThiênHuế sự đa dạng sinh kế không phải tăng số hoạt động sinh kế mà chỉ là sự dịchchuyển sinh kế này sang sinh kế khác Đó là tăng hoạt động làm thuê trong sản xuấtrừng trồng keo, chuyển đổi từ chăn nuôi gia cầm, cá nước ngọt, trồng sắn sang chănnuôi bò, heo và trông cây có giá trị kinh tế

Trang 36

Tổ chức UNDP (2017) chỉ ra việt giải quyết tốt mối quan hệ giữa “tài sản rừng” và “tài sản sinh kế” là cách nâng cao hiệu quả phát triển sinh kế gắn với phát

triển rừng theo hướng bền vững Thông qua các hoạt động sản xuấ, kinh doanh và

khai thác hợp lý, không lạm dụng rừng góp phần cải thiện cả “tài sản sinh kế” và

“tài sản rừng” Phá rừng gây ra đói nghèo và đói nghèo làm tăng mất rừng Tại

Việt Nam, hàng năm quỹ môi trường toàn cầu triển khai nhiều dự án trồng rừng tạiThanh Hóa, Hà Giang, Nghệ An… thông qua các hỗ trợ trồng rừng, trồng thảo dượcquý đã góp phần nâng cao thu nhập người dân, bảo vệ và phát triển rừng

Học giả Đinh Thanh Sang, Phạm Thị Vân (2020) kết quả phát triển sinh kếgắn với công tác quản lý và bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học còn nhiều hạn chế

do người dân vùng đệm Vườn quốc gia Bù Gia Mập vẫn thiếu việc làm, năng suấtthấp, thu nhập thấp, khó áp dụng chính sách… Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sinh

kế của họ chưa bền vững: tập quán canh tác lạc hậu; thiếu đất sản xuất; thiếuphương tiện sản xuất; thiếu vốn sản xuất; nhận thức hạn chế; mất thu nhập từ rừng

và sự khác biệt về lịch sử, văn hóa dẫn đến dễ mâu thuẫn Đồng quan điểm trên, họcgiả Woldegebrial Z (2021) cho rằng nhiều yếu tố như giáo dục, cung ứng lao động,dịch vụ khuyến nông, thái độ, vốn xã hội, nhận thức giảm thiểu rủi ro, kinh nghiệmcanh tác và điều kiện đất đai đều có tác động đáng kể đến quyết định lựa chọn cácphương thức canh tác nông nghiệp bền vững, bảo đảm sinh kế của người dân vùngTigray, miền Bắc Ethiopia Vì vậy, chính phủ và các tổ chức phát triển khác nên tạođiều kiện ứng dụng các phương thức canh tác mới để thúc đẩy sản xuất nông nghiệpbền vững, đặc biệt là ở các khu vực bị hạn hán, suy thoái và thiếu nước

Học giả Bùi Văn Tuấn (2015) và Bùi Văn Tuấn (2021) chỉ ra trong quá trìnhĐTH sinh kế của nhiều hộ nông dân trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêmchưa bền vững vì chi phí sinh hoạt đắt đỏ hơn, có nhiều khoản phát sinh chi phímới, trong khi nhiều công việc bấp bênh (bán nước, xe ôm,…) và hoạt động chuyểnđổi sinh kế khó khăn Tương tự, việc phát triển sinh kế đồng bào DTTS vùng TâyNam Bộ chưa bền vững do đại đa số đồng bào sống tại vùng nông thôn, vùng đặcbiệt khó khăn nên sản xuất không thuận lợi, trình độ dân trí không cao (Lại TiếnDĩnh, 2020)

Trang 37

Theo các học giả John K.M Kuwornu, Motin Bashiru, Moses Dumayiri(2014) để đảm bảo sinh kế bền vững cần đa dạng hoạt động sản xuất Ngoài trồngtrọt ở các trang trại, một số nông dân ở Ghana tham gia các chiến lược sinh kế khác

để tăng thu nhập như tham gia hoạt động chế biến hạt mỡ, chế biến Gari, bán hàng

tự động và sản xuất bia Pito hoặc các hoạt động như làm công ăn lương, buôn bánlặt vặt, may trang phục,… Phụ nữ có khả năng đa dạng hóa các sinh kế liên quanđến hoạt động sản xuất chế biến và phi chế biến nông sản lớn hơn nam giới

Học giả Ojikutu Abimbola (2013) cũng nhấn mạnh thu nhập phi nông nghiệp

có vai trò rất quan trọng đối với các hộ gia đình nông thôn ở bang Ondo, Nigeria

Ba phần tư số người được hỏi đã bổ sung thu nhập thông qua một sự kết hợp chiếnlược nông nghiệp và phi nông nghiệp Do đó, học giả cho rằng Chính phủ cần banhành các chính sách để tăng sự sẵn có của không nghề nông ở nông thôn và khuyếnkhích tư nhân tạo ra việc làm tại nông thôn để đa dạng hóa thu nhập, cải thiện sinh

kế người dân Với đối tượng lao động là phụ nữ, học giả Sanzidur Rahman,Shaheen Akter (2014) khuyến nghị tạo điều kiện ủng hộ phát triển thị trường laođộng làm thuê dành riêng cho phụ nữ ở khu vực nông thôn Bangladesh để họ có thểđóng góp tích cực vào tăng trưởng của ngành nông nghiệp và họ có thể tham giasinh kế phi nông nghiệp để có nhiều lợi ích hơn về mặt tài chính

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu cho rằng sự phát triển sinh kế theohướng bền vững phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên, yếu tố con người và hành độngcủa họ, khu vực sinh sống của dân cư… Nhiều công trình cho rằng, đã nói đến tácđộng thì coi trọng cả tác động tích cực và tiêu cực đến đời sống của người dân Tuynhiên, chưa có nghiên cứu nào phản ánh kết quả phát triển sinh kế ở ngoại thànhthành phố trực thuộc trung ương, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp

1.3.2 Về đánh giá hiệu quả phát triển sinh kế

a) Đánh giá hiệu quả sinh kế về mặt kinh tế

Học giả Đinh Thanh Sang, Phạm Thị Vân (2020) nhận thấy có sự phân cựcgiàu nghèo rất lớn giữa đồng bào Kinh và đồng bào thiểu số bản địa ở vùng đệmVườn quốc gia Bù Gia Mập Về hiệu quả sinh kế còn thấp, TNBQ của cư dân chỉkhoảng là 2.400.000 đồng/người/năm, trong khi những hộ giàu có thường diện tích

Trang 38

canh tác nhiều, năng suất canh tác cao và tập trung vào các loại cây mang lại lợinhuận cao: cao su, cà phê và điều Theo học giả Trần Anh Tài và các cộng sự(2022) các hộ được đầu tư giáo dục lớn hơn thể hiện là số năm đi học nhiều hơnthường có mức thu nhập cao hơn hộ nghèo.

Nghiên cứu của các học giả Võ Hồng Tú, Nguyễn Thùy Trang (2021) chorằng ở nhóm xã có mức độ hoàn thành tốt hơn về chương trình NTM so với hainhóm hoàn thành khá và hoàn thành trung bình ở khu vực nông thôn tỉnh HậuGiang có hoạt động sinh kế đa dạng và thu nhập cao hơn

Theo học giả Ming Ming Su và cộng sự (2019) nhờ có hoạt động du lịch tạo

ra nhiều cơ hội kinh tế và tăng thu nhập gia đình như: bán vé, bảo vệ, nhân viênquản lý cấp thấp và cấp trung, hướng dẫn viên du lịch… Đây là nguồn bổ sung thunhập cho hộ gia đình, góp phần giữ chân lao động nông thôn ở các làng, làm giảm

đi nhu cầu di cư để tìm việc làm Nhưng người dân có mức độ tham gia hoạt động

du lịch khác nhau phụ thuộc vào tài sản sở hữu vì phải có đầu tư ban đầu để cải tạo

và mua các phương tiện và vật tư cần thiết Những người ít tài sản khó tham giahoạt động du lịch, và thu được lợi ích ít hơn

Qua khảo sát sự thích ứng sinh kế do tác động của ĐTH ở các huyện ngoạithành Hà Nội, học giả Trần Quang Tuyến (2014) nhận thấy có xu hướng được đadạng hóa hơn trong cơ cấu thu nhập của hộ gia đình, và xét về tổng thể thì mứcsống của các hộ gia đình bị thu hồi đất đã không giảm Nghiên cứu cho rằng việcmức sống của hộ không giảm xuống một phần đến từ việc chuyển dịch thành côngcủa hộ sang những công việc khác với mức thu nhập tương đương hoặc tốt hơn sovới sản xuất nông nghiệp trước đây cũng như hộ sử dụng phần tiền đền bù đất để ổnđịnh mức chi tiêu sinh hoạt hàng tháng của họ Học giả Giang Thanh Long và cộng

sự (2018) cho rằng người dân trên địa bàn Hà Nội bị thu hồi đất nông nghiệp đã lựachọn đa dạng hóa sinh kế, trong đó thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp khá cao

so với từ nông nghiệp Đồng thời, chi tiêu phục vụ mục đích tiêu dùng còn cao(khoảng 88% tổng chi phí của hộ), cho hoạt động sản xuất nông nghiệp (khoảng10%) và chi hoạt động sản xuất phi nông nghiệp (khoảng 2%) Tương tự, học giảBùi Văn Tuấn (2015) và Bùi Văn Tuấn (2021) chỉ ra trong quá trình ĐTH qua

Trang 39

trường hợp quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, mô hình sinh kế hỗn hợp chiếm tỷ lệlớn và đem lại hiệu quả cao hơn mô hình sinh kế nông nghiệp nhưng chưa bềnvững Mức sống người dân tăng lên thể hiện tăng TNBQ đầu người (năm 2000 là 10triệu đồng/người/năm, đến năm 2014 là 45-50 triệu đồng/người/năm) và tổng số chitiêu tăng bình quân 23,7%/năm.

Đồng quan điểm trên, học giả Phạm Mỹ Duyên (2020) cũng cho rằng hiệuquả giảm nghèo bền vững vùng ĐBSCL phụ thuộc vào sự đa dạng hoạt động sảnxuất nhất là sinh kế phi nông nghiệp, nguồn vốn sinh kế, sự hỗ trợ của chính phủcũng như sự nỗ lực của gia đình hộ nghèo Học giả Nguyễn Hà Anh (2020) cũngcho rằng cần tập trung vào phát triển sinh kế trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi màtheo đánh giá chung hiện nay là có hiệu quả và giá trị thương phẩm cao như trồngnấm linh chi, chanh dây, chanh không hạt, nuôi chim bồ câu, gà, vịt… đồng thời tổchức hướng dẫn kỹ thuật về nuôi, trồng, cách phòng và trị bệnh cho các loại câytrồng, vật nuôi này

Nghiên cứu tại 3 xã Giao Xuân (Giao Thủy), Hải Chính (Hải Hậu) và NghĩaHải (Nghĩa Hưng), học giả Trần Thị Hồng Nhung (2022) cũng nhận thấy loại hìnhsinh kế mà các hộ gia đình tham gia quyết định mức thu nhập của hộ gia đình Hiệuquả sinh kế trong nông nghiệp còn thấp nên các gia đình đã kết hợp với nhiều ngànhnghề khác Sinh kế thủy sản đem lại hiệu quả kinh tế khá, thu hút nhiều lao độngcủa địa phương chuyển đổi sang nhưng chưa bền vững vì còn nhiều thách thức do

sự suy giảm nguồn thủy sản, vốn đầu tư, dịch bệnh, thiên tai, thiếu quy hoạch, sựphát triển thị trường tiêu thụ còn hạn chế nên hiệu quả sản xuất chưa cao Sinh kếdoanh nghiệp đang có xu hướng giảm do hiệu quả sản xuất quá thấp Ngoài ra, sựtham gia của người dân vào các loại hình sinh kế trong lĩnh vực tiểu thủ côngnghiệp và công nghiệp, đi làm ăn xa góp phần không nhỏ vào công tác giảm nghèotại địa phương

Hiệu quả sinh kế nhờ các chính sách của chính phủ thể hiện rõ ở nhiềunghiên cứu Nhờ chuyển từ sinh sống chủ yếu dựa vào tự nhiên bằng nghề săn bắn,hái lượm đã chuyển sang chiến lược sinh kế mới như canh tác lúa nước, chăn nuôigia súc gia cầm nên đời sống của người Rục ở huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình

Trang 40

không còn bấp bênh như trước, lương thực luôn ổn định và không còn tình trạngthiếu ăn Do đó, học giả khuyến nghị tiếp tục thực thi các chính sách hỗ trợ về giáodục, vốn sản xuất… góp phần phát triển sinh kế của người Rục bền vững hơn (TrầnTấn Đăng Long, 2019) Học giả Lại Tiến Dĩnh (2020) cho rằng chính sách hỗ trợsinh kế cho đồng bào DTTS tại vùng Tây Nam Bộ đã góp phần giảm hộ nghèo từ 3-5%/năm, tăng số hộ khá và giàu.

Đồng quan điểm trên, học giả Trần Hồng Hạnh và cộng sự (2018) cũng nhậnthấy sự chuyển đổi sinh kế từ các chính sách đối với các DTTS vùng biên giới Việt– Trung đã đem lại những hiệu quả quan trọng như tăng sản lượng lương thực bìnhquân đầu người, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo, tuy nhiên tỷ lệ này vẫn còn cao so vớimức bình quân cả nước, ở các khu vực khác nhau thì tốc độ giảm nghèo không đồngđều, có sự khác biệt giữa các dân tộc và thiếu bền vững Mặc dù thu nhập của các

hộ dân tộc ít người huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị còn thấp nhưng đã cải thiệnđáng kể trong những năm qua (Nguyễn Văn Toàn, Trương Tấn Quân, Trần VănQuảng, 2012) Tương tự, bằng phương pháp nghiên cứu định lượng phát triển sinh

kế của các DTTS tỉnh Lào Cai, học giả Nguyễn Thành Luân (2021) đưa ra quanđiểm là tại các địa phương tiếp nhận vốn ODA đã mang lại những cải thiện tích cực

về điều kiện sống (nhất là đất đai) và tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể

b) Đánh giá hiệu quả sinh kế về mặt xã hội

Cùng nghiên cứu hiệu quả sinh kế gắn với du lịch, học giả Nguyễn ThịPhương Anh (2021) nhận thấy nhờ hoạt động du lịch ở làng cổ Đường Lâm, thị xãSơn Tây đem lại nguồn thu tài chính lớn giúp giảm tỷ lệ hộ nghèo, tạo thêm việclàm cho người lao động Tuy nhiên, sự phát triển du lịch dẫn đến mâu thuẫn giữabảo tồn và giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống trong quá trình phát triển kinh tế xãhội; mang tính thời vụ, thường đông khách du lịch nhất là 3 tháng đầu năm Âm lịch

và chịu tác động của những biến đổi xã hội như đại dịch Covid-19 Đồng quan điểmtrên, học giả Nguyễn Đức Hữu (2020) chỉ ra mặt tiêu cực khi phát triển công nghiệpkhu vực nông thôn ở Hải Dương dẫn đến đời sống nhân dân chưa ổn định do khảnăng tiếp cận các dịch vụ như y tế, giáo dục còn hạn chế và làm thay đổi đời sốngvăn hóa, giá trị cuộc sống ở nông thôn

Ngày đăng: 16/05/2024, 19:07

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Khung nghiên cứu của luận án - Luận án TS KTPT - Phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội
Hình 1 Khung nghiên cứu của luận án (Trang 4)
Bảng 1: Mẫu khảo sát các ý kiến đối với các lĩnh vực sinh kế tiêu biểu ở ngoại thành Hà Nội - Luận án TS KTPT - Phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội
Bảng 1 Mẫu khảo sát các ý kiến đối với các lĩnh vực sinh kế tiêu biểu ở ngoại thành Hà Nội (Trang 8)
Bảng 2: Bảng giá trị thang đo TT Giá trị Biểu hiện - Luận án TS KTPT - Phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội
Bảng 2 Bảng giá trị thang đo TT Giá trị Biểu hiện (Trang 10)
Hình 3.1: Bản đồ hành chính Hà Nội - Luận án TS KTPT - Phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội
Hình 3.1 Bản đồ hành chính Hà Nội (Trang 85)
Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất nông, lâm nghiệp của các huyện ngoại thành Hà Nội - Luận án TS KTPT - Phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội
Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất nông, lâm nghiệp của các huyện ngoại thành Hà Nội (Trang 86)
Hình 3.2: Dân số các huyện ngoại thành Hà Nội năm 2022 - Luận án TS KTPT - Phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội
Hình 3.2 Dân số các huyện ngoại thành Hà Nội năm 2022 (Trang 88)
Hình 3.3: Diện tích đất nông nghiệp giảm và số lao động nông nghiệp Hà Nội dôi dư giai đoạn 2011 – 2022 - Luận án TS KTPT - Phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội
Hình 3.3 Diện tích đất nông nghiệp giảm và số lao động nông nghiệp Hà Nội dôi dư giai đoạn 2011 – 2022 (Trang 92)
Bảng 3.2: Dân số thành thị, diện tích đất nông nghiệp giảm của Hà Nội giai đoạn 2011 – 2022 - Luận án TS KTPT - Phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội
Bảng 3.2 Dân số thành thị, diện tích đất nông nghiệp giảm của Hà Nội giai đoạn 2011 – 2022 (Trang 92)
Bảng 3.4: Một số chỉ tiêu về hệ thống giao thông khu vực ngoại thành Hà Nội - Luận án TS KTPT - Phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội
Bảng 3.4 Một số chỉ tiêu về hệ thống giao thông khu vực ngoại thành Hà Nội (Trang 95)
Bảng 3.5: Hệ thống thủy lợi trên địa bàn ngoại thành Hà Nội Đơn vị 2020 - Luận án TS KTPT - Phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội
Bảng 3.5 Hệ thống thủy lợi trên địa bàn ngoại thành Hà Nội Đơn vị 2020 (Trang 96)
Bảng 3.7: Lao động làm việc theo loại hình sinh kế trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội - Luận án TS KTPT - Phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội
Bảng 3.7 Lao động làm việc theo loại hình sinh kế trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội (Trang 109)
Bảng 3.8: Một số chỉ tiêu về xuất khẩu nông sản của Hà Nội đến năm 2022 - Luận án TS KTPT - Phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội
Bảng 3.8 Một số chỉ tiêu về xuất khẩu nông sản của Hà Nội đến năm 2022 (Trang 110)
Bảng 3.10: Thu nhập của các dạng sinh kế quan trọng trong lĩnh vực trồng trọt, năm 2022 - Luận án TS KTPT - Phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội
Bảng 3.10 Thu nhập của các dạng sinh kế quan trọng trong lĩnh vực trồng trọt, năm 2022 (Trang 119)
Bảng 3.11: Một số chỉ tiêu về sinh kế trong lĩnh vực chăn nuôi ở ngoại thành Hà Nội - Luận án TS KTPT - Phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội
Bảng 3.11 Một số chỉ tiêu về sinh kế trong lĩnh vực chăn nuôi ở ngoại thành Hà Nội (Trang 121)
Bảng 3.14: Một số chỉ tiêu về sinh kế trong chăn nuôi ở ngoại thành Hà Nội - Luận án TS KTPT - Phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội
Bảng 3.14 Một số chỉ tiêu về sinh kế trong chăn nuôi ở ngoại thành Hà Nội (Trang 125)
Bảng 3.15: Lĩnh vực và đối tượng mẫu khảo sát Lĩnh vực phát triển Đối tượng khảo sát Số lượng - Luận án TS KTPT - Phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội
Bảng 3.15 Lĩnh vực và đối tượng mẫu khảo sát Lĩnh vực phát triển Đối tượng khảo sát Số lượng (Trang 128)
Hình 3.4: Đánh giá của các chủ thể sản xuất về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả phát triển sinh kế trong lĩnh vực nông nghiệp - Luận án TS KTPT - Phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội
Hình 3.4 Đánh giá của các chủ thể sản xuất về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả phát triển sinh kế trong lĩnh vực nông nghiệp (Trang 129)
Hình 3.5: Số lao động thường xuyên bình quân của các loại hình sinh kế trong lĩnh vực nông nghiệp chính - Luận án TS KTPT - Phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội
Hình 3.5 Số lao động thường xuyên bình quân của các loại hình sinh kế trong lĩnh vực nông nghiệp chính (Trang 131)
Hình 3.6: Thu nhập bình quân 1 lao động theo các loại hình sinh kế trong lĩnh vực nông nghiệp chính - Luận án TS KTPT - Phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội
Hình 3.6 Thu nhập bình quân 1 lao động theo các loại hình sinh kế trong lĩnh vực nông nghiệp chính (Trang 132)
Hình 3.7: Lợi nhuận bình quân theo các loại hình sinh kế trong lĩnh vực nông nghiệp chính - Luận án TS KTPT - Phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội
Hình 3.7 Lợi nhuận bình quân theo các loại hình sinh kế trong lĩnh vực nông nghiệp chính (Trang 133)
Hình 3.8: Đánh giá của các chủ thể sản xuất đối với từng tiêu chí cụ thể của hiệu quả kinh tế - Luận án TS KTPT - Phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội
Hình 3.8 Đánh giá của các chủ thể sản xuất đối với từng tiêu chí cụ thể của hiệu quả kinh tế (Trang 134)
Hình 3.9: Đánh giá của các chủ thể sản xuất đối với từng tiêu chí cụ thể của hiệu quả xã hội - Luận án TS KTPT - Phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội
Hình 3.9 Đánh giá của các chủ thể sản xuất đối với từng tiêu chí cụ thể của hiệu quả xã hội (Trang 135)
Hình 3.10: Đánh giá của các chủ thể sản xuất đối với từng tiêu chí cụ thể của hiệu quả môi trường - Luận án TS KTPT - Phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội
Hình 3.10 Đánh giá của các chủ thể sản xuất đối với từng tiêu chí cụ thể của hiệu quả môi trường (Trang 137)
Bảng 4.1: Dự báo đô thị hóa của thành phố Hà Nội - Luận án TS KTPT - Phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội
Bảng 4.1 Dự báo đô thị hóa của thành phố Hà Nội (Trang 146)
Hình 4.1: Vùng ngoại thành và định hướng lên quận của các huyện của thành phố Hà Nội đến năm 2030 - Luận án TS KTPT - Phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội
Hình 4.1 Vùng ngoại thành và định hướng lên quận của các huyện của thành phố Hà Nội đến năm 2030 (Trang 147)
Bảng 4.2: Dự báo đất nông nghiệp và lao động dôi dư từ khu vực nông nghiệp vùng ngoại thành Hà Nội đến năm 2030 - Luận án TS KTPT - Phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội
Bảng 4.2 Dự báo đất nông nghiệp và lao động dôi dư từ khu vực nông nghiệp vùng ngoại thành Hà Nội đến năm 2030 (Trang 149)
Bảng 4.3: Dự báo nhu cầu nông sản thực phẩm của thành phố Hà Nội đến năm 2025 và năm 2030 - Luận án TS KTPT - Phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội
Bảng 4.3 Dự báo nhu cầu nông sản thực phẩm của thành phố Hà Nội đến năm 2025 và năm 2030 (Trang 151)
Bảng 4.7: Dự báo vốn đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp ngoại thành Hà Nội - Luận án TS KTPT - Phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội
Bảng 4.7 Dự báo vốn đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp ngoại thành Hà Nội (Trang 163)
Bảng 4.8: Dự báo đào tạo nhân lực cho lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội - Luận án TS KTPT - Phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội
Bảng 4.8 Dự báo đào tạo nhân lực cho lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội (Trang 168)
hình sản xuất của Ông/Bà Người - Luận án TS KTPT - Phát triển sinh kế theo hướng bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội
hình s ản xuất của Ông/Bà Người (Trang 186)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w