1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thí nghiệm hóa học tìm hiểu về ngành kỹ thuật hóa học

22 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm Hiểu Về Ngành Kỹ Thuật Hóa Học
Tác giả Vương Bích Ngọc
Trường học Trường Đại Học Thủy Lợi
Chuyên ngành Kỹ Thuật Hóa Học
Thể loại báo cáo thí nghiệm
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 1,21 MB

Nội dung

Kỹ thuật Hóa học là một lĩnh vực khoa học và công nghệ chuyên nghiên cứu, phát triển, ứng dụng những kiến thức hóa học vào quá trình sản xuất để biến đổi và tạo ra các sản phẩm có giá tr

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI KHOA HÓA VÀ MÔI TRƯỜNG NGÀNH KỸ THUẬT HÓA HỌC

-BÁO CÁO THÍ NGHIỆM HÓA HỌC

HỌ VÀ TÊN: Vương Bích Ngọc

Lớp 65KTH2

Trang 2

trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.

Em cũng xin chân thành cảm ơn các cán bộ phòng thí nghiệm Khoa Hóa và Môi trường của trường Đại học Thủy Lợi , phòng quá trình và thiết bị đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình thực nghiệm.

Trang 3

MỤC LỤC

Tìm hiểu về ngành Kỹ thuật hóa học

1.Kỹ thuật hóa học là gì?

2.Sinh viên ngành kỹ thuật hóa học được học những gì?

3.Ngành kỹ thuật hóa học ra làm gì?

4 Những điều bạn cần biết khi theo đuổi ngành này

5 Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Hóa học

6 Mức thu nhập đang chào đón bạn với ngành kỹ thuật hóa học?

BÁO CÁO THÍ NGHIỆM

Cảm nhận của em về ngành kỹ thuật hóa học

ĐỊNH HƯỚNG TƯƠNG LAI

Trang 5

Tìm hiểu về ngành Kỹ thuật Hóa học

1.Kỹ thuật hóa học là gì?

Kỹ thuật Hóa học là một lĩnh vực khoa học và công nghệ chuyên nghiên cứu, phát triển, ứng dụng những kiến thức hóa học vào quá trình sản xuất để biến đổi và tạo ra các sản phẩm có giá trị phục vụ công nghiệp và đời sống xã hội Một số lĩnh vực sản xuất phổ biến liên quan đến ứng dụng kỹ thuật hóa học như:

● Mặt hàng tiêu dùng (nhựa, chất tẩy rửa, sơn, thuốc nhuộm, thủy tinh, giấy…)

● Nông nghiệp (thức ăn gia súc, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón…)

● Vật liệu xây dựng (xi măng, bê tông, gạch…)

● Lương thực – thực phẩm - đồ uống

● Công nghiệp dệt – da

● Công nghiệp điện hóa (pin, mạ điện, bảo vệ kim loại )

● Công nghiệp hóa chất (phân bón, thuốc trừ sâu, dược – mỹ phẩm…)

● Công nghiệp cơ khí (luyện kim, cao su, polymer…)

● Công nghiệp điện lực – nhiên liệu – năng lượng

2.Sinh viên ngành kỹ thuật hóa học được học những gì?

Sinh viên theo học các trường có ngành kỹ thuật hóa học sẽ được trang bị kiến thức nền tảng chuyên sâu qua các môn cơ sở ngành về các mảng như: Hóa học bao gồm: Hoá hữu cơ, hoá kỹ thuật, hóa dầu…

Kỹ thuật điện và thông tin

Tính toán kỹ thuật

Cơ học chất lỏng, khối lượng và sự truyền nhiệt, nhiệt động lực học

Giới thiệu về kỹ thuật hóa sinh

Kỹ năng thực hành trong kỹ thuật hóa học

Trang 6

Kỹ năng lập trình cho kỹ sư

Kết cấu, vật liệu và động lực học

Công nghệ điện hoá

Kiến thức và trách nhiệm đạo đức với môi trường

Khối kiến thức trên giúp người học có khả năng tính toán, thiết kế, thi công một

hệ thống, một phần hoặc toàn bộ quá trình trong lĩnh vực Kỹ thuật hóa học nhằm đáp ứng các nhu cầu trong công việc thực tế Sinh viên còn được khuyến khích sử dụng các phương pháp hay công nghệ sản xuất tiên tiến, thân thiện với môi trường

Ngoài khối kiến thức chuyên môn, sinh viên ngành kỹ thuật hóa học sẽ phải thực hành tại phòng thí nghiệm Bạn được làm quen với các thiết bị, công cụ chuyên môn, đồng thời tự tay thực hiện các thí nghiệm hóa học

Một số trường sẽ có những định hướng trong ngành kỹ thuật hóa học bởi đây là một ngành rộng Dựa vào tầm nhìn phát triển của thị trường lao động Hóa học tại Việt Nam cho tới năm 2030, kiến thức về các quá trình sản xuất, dây chuyền công nghệ, các sản phẩm của ngành Kỹ thuật Hóa học theo hai định hướng: “Hữu cơ - Hóa dược - Mỹ phẩm” hay “Vô cơ - Điện hóa - Năng lượng” Từ đó, sinh viên sẽ được cung cấp các kiến thức nền tảng và chuyên sâu về khoa học hóa học và ứng dụng trong lĩnh vực tương ứng.

3.Ngành kỹ thuật hóa học ra làm gì?

Trong nền công nghiệp đang phát triển sôi động, nguồn đầu tư cho ngành kỹ thuật hóa học ngày càng được chú trọng Triển vọng nghề nghiệp cho những người học Kỹ thuật Hóa học do đó mở rộng hơn, từ các phòng thí nghiệm, viện nghiên cứu đến các doanh nghiệp với nhiều vị trí công việc đa dạng và mức lương hấp dẫn Các bạn trẻ được trang bị kiến thức tốt, giỏi ngoại ngữ cũng như các kỹ năng cần thiết để làm chủ lĩnh vực này, tạo ra một thị trường cạnh tranh và thúc đẩy sự tăng trưởng thu nhập

Cơ hội việc làm ngành công nghệ hoá học cho bạn có thể kể đến như:

● Kỹ sư công nghệ, quản lý điều hành sản xuất tại các cơ sở sản xuất, nhà máy,

xí nghiệp

Trang 7

● Kỹ thuật viên trong nhà máy, phòng thí nghiệm

● Kỹ sư phân tích, đảm bảo chất lượng, phát triển sản phẩm

● Nghiên cứu viên tại các viện nghiên cứu - phát minh

● Giảng dạy, nghiên cứu, nhân viên phòng thí nghiệm tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp

4 Những điều bạn cần biết khi theo đuổi ngành này

Ngành kỹ thuật hóa học có độc hại không?

Khi nhắc tới hóa học, hẳn bạn sẽ băn khoăn liệu có nguy hiểm khi làm việc trong lĩnh vực này Thực tế là các chương trình đào tạo cũng như công việc về kỹ thuật hóa học chủ yếu liên quan đến tính toán các quá trình (hóa, lý, nhiệt, sinh) xảy ra khi vật liệu được chế biến thành sản phẩm Ngoài ra, các phương pháp thí nghiệm

sẽ được trang bị để thực hành tốt công việc liên quan đến nghiên cứu và phát triển sản phẩm Quan trọng nhất là cần tuân thủ các quy định trong lúc nghiên cứu, thí nghiệm thì trong trường hợp tiếp xúc làm việc với hóa chất cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Con gái có nên học công nghệ kỹ thuật hóa học?

Hiện nay, không thiếu những bạn nữ tham gia vào ngành kỹ thuật Cơ hội nghề nghiệp của phái nữ trong lĩnh vực kỹ thuật hóa học không hề kém cạnh hơn nam giới Nhà tuyển dụng đánh giá kỹ năng nghề của ứng viên không hẳn ở sức mạnh,

mà vào sự khéo léo, tinh nhạy, thậm chí ở các kỹ năng mềm như khả năng ứng xử, giao tiếp… vốn là lợi thế mà bất cứ phái nào cũng có thể rèn luyện được

5 Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Hóa học

4,5 năm, 9 kỳ, 18 giai đoạn ( ngoài ra còn có các học kỳ phụ học kỳ 1 , học kỳ phụ học kỳ 2 , kỳ hè )

155 tín chỉ : Kỳ 1 (15 tín) , kỳ 2 (16 tín), kỳ 3 (18 tín ), kỳ 4 (21 tín), kỳ 5 (19 tín), kỳ 6(19 tín), kỳ 7 ( 14 tín) , kỳ 8 (14 tín) , kỳ 9 (14 tín )

6 Mức thu nhập đang chào đón bạn với ngành kỹ thuật hóa học?

Với một sinh viên mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc thực tế có thể nhận được mức thu nhập vào khoảng 8 triệu – 12 triệu đồng/tháng Đó là con

Trang 8

số có thể đánh giá là cao hơn rất nhiều ngành nghề khác khi vừa ra trường có thể nhận được.

Nếu bạn có kinh nghiêm, kỹ năng thì mức thu nhập cho ngành cực hấp dẫn, những con số về thu nhập có thể trên 15 triệu/tháng với bạn Tùy thuộc vào vị trí

và lĩnh vực làm việc mà bạn lựa chọn khác nhau sẽ có những mức thu nhập hấp dẫn khác nhau Những có thể khẳng định một điều, đây là ngành du bạn làm việc tại vị trí nào cũng sẽ có mức thu nhập hấp dẫn.

BÁO CÁO THÍ NGHIỆM

Cảm nhận của em về ngành kỹ thuật hóa học

Kỹ thuật Hóa học được biết đến là ngành “xương sống” của nền kinh tế, đi đầu trong phát triển khoa học và công nghệ

Nguồn nhân lực ngành Kỹ thuật Hóa học được đào tạo các kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về lĩnh vực này để tạo ra các sản phẩm quan trọng từ nguyên liệu thô đến sản phẩm hàng ngày trong cuộc sống, thậm chí giải quyết các vấn đề cấp bách của thế giới

Ngành Kỹ thuật Hóa học cũng được biết đến là ngành học có cơ hội việc làm rộng

mở và nguồn thu nhập tương đối tốt

Em thấy cơ hội phát triển của ngành sẽ vô cùng mạnh mẽ trong tương lai Các xu hướng phát triển trong tương lai của ngành kỹ thuật hóa học có thể bao gồm những điểm sau đây:

1 Sự cần thiết và tăng cường về bảo vệ môi trường: Trong tương lai, ngành kỹ thuật hóa học sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm và áp dụng các giải pháp an toàn và bảo vệ môi trường Công nghệ xanh và các quy trình sản xuất sạch sẽ sẽ được đặc biệt quan tâm để giảm thiểu tác động xấu đến môi trường

2 Công nghệ và tự động hóa: Tương lai của ngành kỹ thuật hóa học sẽ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ sự phát triển của công nghệ và tự động hóa Công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo và robot hóa sẽ cung cấp các công cụ và hệ thống mới để

Trang 9

nâng cao hiệu suất và độ chính xác trong quá trình nghiên cứu và sản xuất hóa chất

3 Vật liệu và công nghệ tiên tiến: Ngành kỹ thuật hóa học sẽ tiếp tục nghiên cứu

và phát triển vật liệu mới và công nghệ tiên tiến Các vật liệu thông minh, vật liệu chịu lực cao, vật liệu tự phục hồi, vật liệu tiết kiệm năng lượng và vật liệu sinh học

sẽ trở thành xu hướng quan trọng trong các lĩnh vực như ngành y dược, năng lượng tái tạo và công nghiệp ô tô

4 Sự phát triển trong lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng: Với sự tiến bộ trong các phương pháp nghiên cứu và công nghệ phân tích, ngành kỹ thuật hóa học sẽ mở

ra nhiều cơ hội mới cho nghiên cứu và ứng dụng Ví dụ, sự phát triển của kỹ thuật phân tử, sinh hóa và nano sẽ cung cấp những cách tiếp cận mới trong việc nghiên cứu và ứng dụng các chất liệu và phân tử trong ngành hóa học

5 Hợp tác đa ngành và quốc tế: Trong tương lai, sự hợp tác đa ngành và quốc tế

sẽ trở thành xu hướng phát triển trong ngành kỹ thuật hóa học Việc kết hợp các lĩnh vực như hóa học, sinh học, vật lý và kỹ thuật sẽ tạo ra những tiến bộ đột phá

và mở ra cơ hội mới cho sự phát triển trong ngành

Tóm lại, ngành kỹ thuật hóa học trong tương lai sẽ tiếp tục phát triển và đóng góp vào nhiều lĩnh vực khác nhau như bảo vệ môi trường, công nghệ và tự động hóa, vật liệu tiên tiến, nghiên cứu và ứng dụng, cũng như hợp tác đa ngành và quốc tế

ĐỊNH HƯỚNG TƯƠNG LAI

Trong nền công nghiệp đang phát triển sôi động, nguồn đầu tư cho ngành kỹ thuật hóa học ngày càng được chú trọng Bằng niềm đam mê và sự thích thú với

bộ môn với bộ môn Hóa học từ thời THPT, bản thân em đã quyết định chọn theo đuổi ngành Kỹ thuật Hóa học của trường Đại học Thuỷ lợi bởi em biết được rằng ngành Kỹ thuật Hóa học - Đại học Thủy lợi đã lấy phương châm "đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội và gắn với thực tiễn sản xuất kinh doanh" làm kim chỉ nam cho hoạt động đào tạo của mình Chính vì vậy khi theo học ngành Kỹ thuật Hoá học ở trường Đại học Thuỷ lợi, em hy vọng rằng bằng kiến thức và kỹ năng chuyên môn

đã được lĩnh hội ở trường, em sẽ cống hiến sức trẻ, niềm đam mê của mình để phục vụ nhu cầu trong công nghiệp, đời sống xã hội, đóng góp một phần nhỏ trong sự phát triển kinh tế đất nước Cụ thể, trong tương lai, em mong muốn trở thành kỹ sư hoá trong nhà máy lương thực, giúp cho các doanh nghiệp nghiên

Trang 10

cứu và phát triển các sản phẩm mới, cải tiến các sản phẩm cũ, giải quyết các vấn

đề kỹ thuật trong quá trình sản xuất Từ đó, các nhà máy sẽ nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, kịp thời với xu hướng phát triển của xã hội.

Trang 11

BÀI 1: BƠM LY TÂM

Họ và tên: ………

Mã sinh viên: ………

Lớp: ………

Lớp TN: ………

Nhóm: ………

Thời gian thực hiện thí nghiệm Ngày……… tháng……… năm…………

Tiết………

Giảng viên hướng dẫn 1 Mục đích thí nghiệm

2 Cơ sở lý thuyết Các đường đặc tính chính của bơm:

Trang 12

Đặc tuyến mạng ống:

3 Thiết bị - Dụng cụ - Hóa chất

4 Cách tiến hành 4.1 Sơ đồ hệ thống bơm ly tâm

Trang 13

4.2 Nguyên lý hoạt động

4.3 Thứ tự tiến hành thí nghiệm

Ghi các số liệu vào bảng sau và báo cáo với cán bộ hướng dẫn: STT Q (l/phút) P (kg/cmak 2) Pck (cmHg) 1 2

3

Trang 15

Nhận xét kết quả thí nghiệm:

6 Trả lời câu hỏi 1 Bơm ly tâm có cấu tạo như thế nào?

Trang 16

2 Thế nào là đặc tuyến của bơm ly tâm Đặc tuyến mạng ống Ý nghĩa điểm làm việc của bơm ly tâm?

3 Đặc tuyến của bơm ly tâm thay đổi như thế nào khi thay đổi số vòng quay của bơm?

Trang 17

BÀI 3: HỆ THỐNG TRAO ĐỔI NHIỆT ỐNG LỒNG ỐNG Họ và tên: ………

Mã sinh viên: ………

Lớp: ………

Lớp TN: ………

Nhóm: ………

Trang 18

1 Mục đích thí nghiệm

2 Cơ sở lý thuyết

3 Thiết bị - Dụng cụ - Hóa chất

4 Cách tiến hành 4.1 Sơ đồ và đặc tính kỹ thuật của hệ thống trao đổi nhiệt

Trang 19

4.2 Nguyên lý hoạt động

4.3 Thứ tự tiến hành thí nghiệm

Trang 20

V2 (l/ph)

Nhiệt độđầu củanước nóng,

C

Nhiệt độcuối củanước nóng,

C

Nhiệt độđầu củanước lạnh,

C

Nhiệt độcuối củanước lạnh,

5 Tính toán và nhận xét kết quả thí nghiệm:

Ghi các số liệu thu được vào bảng sau:

Nhiệt lượngtruyền giữa

2 lưu thể Q(J/s)

Hiệu sốnhiệt độtrung bình

ttb (oC)

Chuẩn sốRey-noldsdòng lạnh

Chuẩn sốRey-noldsdòng nóng

Hệ sốtruyềnnhiệt K(W/m độ)2

Trang 21

chiều

2

3

4

5

Hệ số truyền nhiệt xuôi chiều:

Hệ số truyền nhiệt ngược chiều:

Nhận xét kết quả thí nghiệm:

6 Trả lời câu hỏi 1 Thế nào là dẫn nhiệt, cấp nhiệt (đối lưu nhiệt) và bức xạ nhiệt?

2 Phân loại các kiểu chuyển động của hai lưu thể?

3 Định nghĩa hệ số truyền nhiệt, hiệu số nhiệt độ trung bình giữa hai lưu thể?

Trang 22

4 Thế nào là bán kính thuỷ lực và đường kính tương đương?

Ngày đăng: 15/05/2024, 18:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w