1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận - kế toán công - đề tài - Tìm hiểu tài khoản 133 và tài khoản 137

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm hiểu về TK 133 và TK 137
Trường học Học viện Ngân hàng
Chuyên ngành Kế toán công
Thể loại Bài tập lớn
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 693,16 KB

Nội dung

Như: Bệnh viện, Trạm xá, Nhà nghỉ điều dưỡng, Viện, Trường đào tạo… không phải là người nộp thuế GTGT thì không được khấu trừ hay hoàn thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ mua vào phụ

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

BÀI TẬP LỚN MÔN: KẾ TOÁN CÔNG

Đề tài:

TÌM HIỂU VỀ TK 133 VÀ TK 137

Trang 2

I TÀI KHOẢN 133

THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐƯỢC KHẤU TRỪ

Văn phòng Tổng công ty, tập đoàn không trực tiếp hoạt HĐKD và các đơn vị hành chính sự nghiệp trực thuộc

Như: Bệnh viện, Trạm xá, Nhà nghỉ điều dưỡng, Viện, Trường đào tạo… không phải

là người nộp thuế GTGT thì không được khấu trừ hay hoàn thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ mua vào phục vụ cho hoạt động của các đơn vị này

Trường hợp các đơn vị này có hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thì phải đăng ký, kê khai nộp thuế GTGT riêng cho các hoạt động này

Ví dụ: Văn phòng Tập Đoàn Viettel không trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh

(Chỉ bao gồm các bộ phận chính trị, nghiên cứu ….) hoạt động dựa trên kinh phí chung của tập đoàn hoạt động trong một toà nhà Nhưng có dư ra 2 tầng không dùng đến và cho thuê => thì VP Tập đoàn sẽ phải kê khai, nộp thuế riêng đối với hoạt động cho thuê văn phòng này

1- Nguyên tắc kế toán ( tương tự thông tư 200)

1.1- Tài khoản này dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ của đơn vị

1.2- Kế toán phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ Trường hợp không thể hạch toán riêng được thì số thuế GTGT đầu vào được hạch toán vào Tài khoản 133 Cuối kỳ, kế toán phải xác định số thuế GTGT được khấu trừ và không được khấu trừ theo quy định của pháp luật về thuế GTGT

1.3- Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được tính vào giá trị tài sản được mua, giá vốn của hàng bán ra hoặc chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tùy theo từng trường hợp cụ thể

1.4- Việc xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, kê khai, quyết toán, nộp thuế phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật về thuế GTGT

Trang 3

2- Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 133- Thuế GTGT được khấu trừ ( tương tự thông tư 200)

Tài khoản 133 – thuế GTGT được khấu trừ

Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (kể

cả số thuế GTGT đầu vào trường hợp

chưa tách riêng được)

- Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ;

- Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ;

- Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa mua vào nhưng đã trả lại, được giảm giá;

- Số thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại

Số dư bên Nợ: Số thuế GTGT đầu vào

còn được khấu trừ, số thuế GTGT đầu vào

được hoàn lại nhưng NSNN chưa hoàn trả

Tài khoản 133- Thuế GTGT được khấu trừ, có 2 tài khoản cấp 2: ( tương tự thông tư 200)

- Tài khoản 1331- Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ: Phản ánh thuế

GTGT đầu vào được khấu trừ của vật tư, hàng hóa, dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế

- Tài khoản 1332- Thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định: Phản ánh thuế

GTGT đầu vào của quá trình đầu tư, mua sắm tài sản cố định dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế

3- Phương pháp hạch toán kế toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu

Trang 4

3.1- Hạch toán thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của đơn vị có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, của đơn vị thực hiện các dự án viện trợ không hoàn lại được NSNN hoàn lại thuế GTGT Căn cứ vào Hóa đơn GTGT mua nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hóa, dịch vụ và tài sản cố định, phản ánh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:

Nợ các TK 152, 153, 154, 156, 211, 612 (giá mua chưa có thuế)

Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ (số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ)

Có các TK 111, 112, 331, (tổng giá thanh toán)

3.2- Khi nhập khẩu vật tư, hàng hóa, TSCĐ dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nếu được khấu trừ thuế GTGT hàng nhập khẩu, ghi:

Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 333- Các khoản phải nộp Nhà nước (33312)

3.3- Khi mua vật tư, hàng hóa, dịch vụ dùng ngay cho hoạt động đầu tư XDCB và hoạt động dự án (thuộc các dự án viện trợ không hoàn lại được hoàn thuế GTGT) hoặc để dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nếu được khấu trừ thuế, kế toán phản ánh giá trị vật tư, hàng hóa, dịch vụ theo giá chưa có thuế GTGT, ghi:

Nợ các TK 154, 241, 612 (thanh toán trực tiếp)

Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Trang 5

Có TK 331- Phải trả cho người bán (tổng giá thanh toán).

Doanh nghiệp thông thường: Khi mua vật tư, hàng hoá, công cụ, dịch vụ dùng ngay vào sản xuất, kinh doanh, nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:

Nợ các TK 621, 623, 627, 641, 642, 241, 242, (giá chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331)

Có các TK 111, 112, 331, (tổng giá thanh toán)

3.4- Trường hợp hàng mua vào và đã trả lại bên bán hoặc hàng đã mua được giảm giá

do kém phẩm chất, nếu được khấu trừ thuế, căn cứ vào chứng từ xuất hàng trả lại cho bên bán và các chứng từ liên quan, kế toán phản ánh giá trị hàng mua vào và đã trả lại người bán hoặc hàng đã mua được giảm giá, thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 331 (tổng giá thanh toán)

Có TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ (số thuế GTGT đầu vào của hàng mua trả lại hoặc được giảm giá) (nếu có)

Có các TK 152, 153, 156

3.5- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ với số thuế GTGT đầu ra phải nộp, ghi:

Nợ TK 333- Các khoản phải nộp Nhà nước (3331)

Có TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ

Nếu số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế GTGT đầu ra phải nộp thì đơn vị thực hiện theo quy định của pháp luật thuế

3.6- Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ tính vào chi hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; chi từ nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài (nếu có), ghi:

Nợ các TK 154, 612

Có TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ

Trang 6

Bên doanh nghiệp thông thường

Nợ các TK 627, 632, 641, 642, 211

Có TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ

3.7- Khi nhận được tiền hoàn thuế GTGT của ngân sách (nếu có), căn cứ vào giấy báo

Có của Kho bạc, ghi:

Nợ TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc

Có TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ

Bài tập ví dụ : Tại đơn vị HCSN D có hoạt động SXKD vì lợi nhuận, VAT theo

phương pháp khấu trừ (đvt: 1,000đ ) ( BÀI 19 trang 24 cuối vở ý 1235)

1 Nhận viện trợ không hoàn lại của nước ngoài cho hoạt động chuyên môn của đơn

vị 1.100.000 bằng TGNH

2 Chuyển tiền viện trọ mua sắm thiết bị, giá mua chưa thuế 320.000, thuế VAT 10%

3 Mua một lô hàng giá 32.000 chưa VAT 10% chưa thanh toán

4 Xuất kho một lô hàng để bán, giá xuất 56.000, giá bán 70.000 ( chưa thuế VAT 10%), khách hàng chưa thanh toán

5 Nhập khẩu thiết bị phục vụ SXKD trị giá 400.000, thuế nhập khẩu 5%, VAT hàng nhập khẩu 10%, đã thanh toán bằng TGNH trước khi đưa vào sử dụng phải qua lắp đặt chạy thử ( ý II bài 8 trang 15)

6 Khi mua NVL dùng ngay cho hoạt động đầu tư XDCB nhà xưởng phục vụ kinh doanh, giá 220.000 đã có thuế 10% chưa thanh toán

Bài giải

1 Nợ TK 112: 1.100.000

Có TK 337: 1.100.000

Đồng thời: Nợ TK 004: 1.100.000

2 Nợ TK 152: 320.000

Nợ TK 133: 3200

Có TK 111: 352.000

Nợ TK 337: 352.000

Có TK 366: 352.000

Đồng thời: Có TK 004: 352.000

Trang 7

3 Nợ 156: 32.000

Nợ 133: 3.200

Có 331: 35.200

4 Nợ 632: 56.000

Có 156: 56.000

Nợ131: 77.000

Có TK 3331: 7.000

Có 531: 70.000

5

- Nhập khẩu

Nợ 241: 420.000 ( giá bao gồm thuế NK)

Có 3337: 400.000*5%=20.000 ( thuế NK)

Có 112 : 400.000

- Thuế GTGT hàng nhập khẩu

Nợ 133: 420.000*10%=42.000

Có 33312: 42.000

- Nộp thuế tại hải quan

Nợ 33312: 42.000

Nợ 3337 :20.000

Có 112: 62.000

6 Nợ TK 241: 200.000

Nợ TK 133: 20.000

Có TK 331: 220.000

TÀI KHOẢN 137 - KẾ TOÁN KHOẢN TẠM CHI

Điểm khác biệt: Đơn vị hành chính sự nghiệp sử dụng TK 137-Khoản tạm chi còn bên

kế toán doanh nghiệp không sử dụng tài khoản này

1.Nội dung

Tạm chi gồm: các khoản tạm chi bổ sung thu nhập, trường hợp đơn vị sự nghiệp không

có tồn quỹ Bổ sung thu nhập chi phí từ dự toán ứng trước cho năm sau, các khoản tạm chi khác và việc thanh toán các khoản tạm chi đó

2.Nguyên tắc kế toán

Chỉ hạch toán vào TK 137 các khoản chi dự toán ứng trước, tạm chi bổ sung thu nhập cho người lao động trong đơn vị ( nếu cơ chế tài chính cho phép) và các khoản tạm chi khác chưa đủ điều kiện chi

-Cuối kỳ, đơn vị xác định được thặng dư (thâm hụt) của các hoạt động và thực hiện trích lập các quỹ theo quy định của quy chế tài chính, đơn vị phải kết chuyển số đã tạm

Trang 8

chi bổ sung thu nhập cho người lao động trong kỳ sang TK 4313-Quỹ bổ sung thu nhập (đối với đơn vị sự nghiệp) hoặc TK 421 (đối với cơ quan hành chính)

3.Tài khoản kế toán

TK 137 – Tạm chi

-Tạm chi bổ sung thu nhập cho người lao

động

-Tạm chi từ dự toán ứng trước

-Các khoản tạm chi khác

-Cuối kỳ, xác định được quỹ bổ sung thu nhập, kết chuyển số đã tạm chi bổ sung thu nhập cho người lao động sang TK 4313

-Khi đơn vị được giao dự toán chính thức, kết chuyển số đã chi sang các TK chi có liên quan

-Các khoản tạm chi khác khi đủ điều kiện kết chuyển sang các TK chi tương ứng

SD: Số đã tạm chi nhưng chưa được giao

dự toán chính thức, chưa đủ điều kiện

chuyển sang chi chính thức hoặc chưa xác

định kết quả hoạt động cuối năm

Tài khoản cấp 2 của TK 137:

-TK 1371- Tạm chi bổ sung thu nhập: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tạm chi bổ sung thu nhập phát sinh trong kỳ và việc thanh toán các khoản tạm chi này -TK 1374- Tạm chi từ dự toán ứng trước: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi từ dự toán ứng trước cho năm sau và việc thanh toán các khoản chi đó

-TK 1378- Tạm chi khác: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tạm chi khác (như cơ quan nhà nước tạm chi từ kinh phí tiết kiệm xác định trong năm; các đơn vị sự nghiệp chi thực hiện nhiệm vụ đặt hàng của nhà nước nhưng vượt quá số dự toán được giao trong năm ) và việc thanh toán các khoản tạm chi này

4 Phương pháp ghi chép các giao dịch kinh tế phát sinh

*Kế toán tạm chi bổ sung thu nhập và tạm chi khác

Trang 9

4.1- Kế toán tạm chi bổ sung thu nhập tại đơn vị sự nghiệp

a) Trong kỳ, nếu được phép tạm chi bổ sung thu nhập cho người lao động trong đơn vị, phản ánh số phải trả người lao động, ghi:

Nợ TK 137- Tạm chi (1371)

Có TK 334- Phải trả người lao động

- Khi chi bổ sung thu nhập cho người lao động, ghi:

Nợ TK 334- Phải trả người lao động

Có các TK 111, 112

b) Cuối kỳ, khi xác định kết quả các hoạt động, đối với các đơn vị sự nghiệp được trích lập quỹ bổ sung thu nhập, kết chuyển thặng dư (thâm hụt) sang quỹ bổ sung thu nhập theo quy định của cơ chế quản lý tài chính, ghi:

Nợ TK 421- Thặng dư (thâm hụt) lũy kế

Có TK 431- Các quỹ (4313)

Đồng thời, kết chuyển số đã tạm chi bổ sung thu nhập trong kỳ theo số đã được duyệt, ghi:

Nợ TK 431- Các quỹ (4313)

Có TK 137-Tạm chi (1371)

4.2- Kế toán các khoản tạm chi khác

Trang 10

a) Trường hợp, các cơ quan nhà nước được tạm chi từ số kinh phí xác định là tiết kiệm trong năm:

- Trong kỳ, nếu được phép tạm chi (như chi bổ sung thu nhập; chi khen thưởng; chi phúc lợi) từ số kinh phí xác định là tiết kiệm trong năm, ghi:

Nợ TK 137-Tạm chi 1371 (nếu chi bổ sung thu nhập); 1378 (nếu chi khen thưởng, phúc lợi)

Có các TK 111, 112

- Kết thúc năm, sau khi hoàn thành các nhiệm vụ được giao, cơ quan xác định số kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được, kết chuyển số đã tạm chi trong năm, ghi:

Nợ TK 421- Thặng dư (thâm hụt) lũy kế

Có TK 137- Tạm chi (1371, 1378)

- Trường hợp, số kinh phí tiết kiệm chi vẫn chưa sử dụng hết đơn vị trích lập quỹ dự phòng ổn định thu nhập theo cơ chế tài chính, ghi:

Nợ TK 421- Thặng dư (thâm hụt) lũy kế

Có TK 431- Các quỹ (4315)

b) Trường hợp, các đơn vị sự nghiệp chi thực hiện nhiệm vụ đặt hàng của nhà nước nhưng dự toán năm nay chưa được giao (thực tế đã chi vượt dự toán giao trong năm, vượt khối lượng nhà nước đặt hàng trong năm ):

- Trong năm đơn vị tạm lấy từ nguồn khác để chi thực hiện nhiệm vụ đặt hàng của nhà nước, ghi:

Nợ TK 137- Tạm chi (1378)

Có các TK 111, 112

- Khi được giao dự toán chính thức, ghi:

Nợ TK 008- Dự toán chi hoạt động

- Khi làm thủ tục rút dự toán để chuyển trả (bù đắp lại) số đã tạm chi trong năm, ghi:

Nợ TK 611-Chi hoạt động

Có TK 137- Tạm chi (1378)

Đồng thời, ghi:

Nợ các TK 111, 112

Có TK 511- Thu hoạt động do NSNN cấp

Trang 11

Đồng thời, ghi:

Có TK 008- Dự toán chi hoạt động

*Kế toán tạm chi từ dự toán ứng trước

4.3- Kế toán tạm chi dự toán ứng trước

a) Khi phát sinh các khoản chi từ dự toán ứng trước bằng tiền, ghi:

Nợ TK 137- Tạm chi (1374)

Có các TK 111, 112

b) Khi phát sinh các khoản chi trực tiếp từ dự toán ứng trước, ghi:

Nợ TK 137- Tạm chi (1374)

Có TK 337- Tạm thu (3374)

Đồng thời, ghi:

Có TK 009- Dự toán đầu tư XDCB (0093)

c) Khi được giao dự toán chính thức, ghi:

Nợ TK 241- XDCB dở dang

Có TK 137- Tạm chi (1374)

Đồng thời, ghi:

Trang 12

Nợ TK 337- Tạm thu (3374)

Có TK 366- Các khoản nhận trước chưa ghi thu (3664)

Ví dụ1:Tại đơn vị HCSN A trong năm N có một số nghiệp vụ phát sinh như sau

Đvt: triệu đồng

1.Đơn vị tạm lấy từ nguồn kinh phí khác để chi thực hiện nghiệp vụ đặt hàng của nhà nước là 105

2.Nhận được quyết định giao dự toán chính thức là 200

3.Rút dự toán chuyển trả số đã tạm chi là 105

4.Trong 6 tháng đầu năm, đơn vị tạm tính thu nhập tăng thêm chi cho CBNV là 30 5.Cuối kỳ, xác định kết quả hoạt động, kết chuyển thặng dư (thâm hụt) sang quỹ bổ sung thu nhập Đồng thời, kết chuyển số đã tạm chi bổ sung thu nhập trong kỳ theo số

đã được duyệt là 15

Bài làm

1.Tạm chi đặt hàng của nhà nước:

Nợ TK 137: 105

Có TK 111: 105

2 Nhận được dự toán chính thức:

Nợ TK 008: 200

3 Rút dự toán chuyển trả số đã tạm chi:

Nợ TK 611: 105

Có TK 137: 105

Đồng thời: Nợ TK 111: 105

Có TK 511: 105 Đồng thời: Có TK 008: 105

4.Tạm tính thu nhập tăng thêm chi cho CBNV:

Nợ TK 137: 30

Có TK 334: 30

5 Kết chuyển thặng dư (thâm hụt) sang quỹ bổ sung thu nhập:

Trang 13

Nợ TK 421: 30

Có TK 431: 30

Đồng thời, kết chuyển số đã tạm chi:

Nợ TK 431: 15

Có TK 137: 15

Ví dụ 2: Tạm chi khi dự toán chưa được giao

1 Thực hiện đơn đặt hàng của nhà nước, dự toán được duyệt là 10 tỷ nhưng nhà nước mới giao 7 tỷ Rút dự toán bằng TGNH

2 Đơn vị đã thực hiện đơn đặt hàng trên số tiền chi là 9 tỷ bằng TGNH, trong đó chi vượt dự toán 2 tỷ đơn vị phải huy động nguồn vốn khác để tạm chi

3 Nhà nước giao chính thức số dự toán chi thực hiện đơn đặt hàng còn thiếu

Bài làm

1.Nợ TK 008: 7 tỷ

Rút dự toán

Nợ TK 112 : 7 tỷ

Có TK 337: 7 tỷ

Đồng thời: Có TK 008: 7 tỷ

2 Nợ TK 611: 7 tỷ ( có nguồn chi)

Nợ TK 137: 2 tỷ ( tạm chi)

Có TK 112: 9 tỷ

3 Được giao: Nợ TK 008: 2 tỷ

Chuyển từ tạm chi thành thực chi

Nợ TK 611: 2 tỷ

Có TK 137: 2 tỷ

Đồng thời: Nợ TK 111: 2 tỷ

Có TK 511: 2 tỷ

Trang 14

Đồng thời: Có TK 008: 2 tỷ

Ví dụ 3: Tạm chi khen thưởng cho người lao động trong năm, khi chưa trích lập

được quỹ khen thưởng từ thặng dư hoạt động sự nghiệp cuối năm

1 Rút dự toán chi hoạt động về quỹ tiền mặt 200

2 Tạm chi khen thưởng cho nhân viên bằng tiền mặt 200

3 cuối năm xác định thặng dư của hoạt động sự nghiệp là 100 và trích lập quỹ khen thưởng 500

4 Kết chuyển số tạm chi khen thưởng trong năm được duyệt 200

Bài làm

1

Nợ TK 111: 200

Có TK 511: 200

Đồng thời: Có TK 008: 200

2

Nợ TK 137: 200

Có TK 111: 200

3

Nợ TK 421: 500 ( thặng dư lũy kế)

Có TK 431: 500 ( Quỹ khen thưởng)

4

Nợ TK 431: 200

Có TK 137: 200

Ngày đăng: 15/05/2024, 15:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w