“Quy trình tổ chức vận tải đa phương thức cho lô hàng xuất nhập khẩu tại Hải Phòng” để thực hiện bài Thiết kế môn học Quản trị vận tải đa phương thức. Bài nghiên cứu này sẽ tìm hiểu và đề xuất các phương án vận tải để xuất khẩu hàng hóa từ Hải Phòng đi Mỹ và nhập khẩu hàng hóa từ Nhật Bản về Hải Phòng dựa trên các yếu tố như cơ sở hạ tầng, mạng lưới giao thông liên kết thành phố Hải Phòng và quốc tế
Trình bày cơ sở hạ tầng giao thông của tỉnh Hải Phòng (đối với các phương thức vận tải sẵn có)
Đường bộ
Hệ thống giao thông đường bộ cơ bản đáp ứng kết nối cảng biển với các khu công nghiệp, khu dịch vụ, hệ thống cảng cạn, kết nối với các tỉnh, thành phố phía Bắc và hai hành lang, một vành đai Việt Nam - Trung Quốc Đặc biệt, nhiều công trình lớn nằm trên các tuyến Quốc lộ và tuyến trục chính đô thị đã được đầu tư xây dựng, phục vụ đắc lực cho vận tải hàng hóa
* Cao tốc Đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng(CT04): Có chiều dài nội thành là 33,5 km lộ giới 100m, chiều dài toàn tuyến là 105,5 km Đường cao tốc Hải Phòng – Hạ Long – Vân Đồn – Móng Cái (CT06): Dài 175 km có điểm đầu giao cắt với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, điểm cuối thuộc tỉnh Quảng Ninh
Quốc lộ 5A(AH14): Có chiều dài nội thành là 29,0 km, chiều dài toàn tuyến (Hà Nội - Hải Dương - Hải Phòng) là 102 km
Quốc lộ 10(DL10): Có chiều dài 52,5 km, lộ giới 61,5 m, chiều dài toàn tuyến (Uông Bí - Hải Phòng - Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hóa) là 151 km
Quốc lộ 37(QL37): Chiều dài 20,1 km (Hải Phòng - Thái Bình), lộ giới 52,0 m
* Vành đai Đường vành đai 1 (Hải Phòng): Tuyến đã khép kín, bao lấy vùng lõi trung tâm của thành phố Đường vành đai 2 (Hải Phòng): Tuyến vành đai huyết mạch tạo đà phát triển cho các quận Hải An, Kiến An, Dương Kinh và đặc biệt là huyện Thủy Nguyên (TP Thủy Nguyên trong tương lai) Đường vành đai 3 (Hải Phòng): Chạy dọc từ bến phà Cái Viềng về trung tâm thị trấn Cát
Bà, Hải Phòng Tổng chiều dài tuyến đường là 63 km, đang trong quá trình thực hiện (đang thi công)
* Các tuyến khác Đường xuyên đảo Hải Phòng - Cát Bà: Toàn tuyến dài 35km chạy dọc từ bến phà Cái Viềng về trung tâm thị trấn Cát Bà, Hải Phòng Đường bộ ven biển Việt Nam: Đi qua địa phận tỉnh Hải Phòng dài 20km Đây là cầu nối giữa các tỉnh ven biển, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên biển (đang thi công)
Cầu vượt biển Tân Vũ - Lạch Huyện: Tổng chiều dài 5,44km, bề mặt cầu rộng 16m Cây cầu này còn kết nối các khu vực đang phát triển tại Hải Phòng như khu vực đang phát triển phía Đông TP Hải Phòng, cảng Lạch Huyện, khu công nghiệp Đình Vũ, đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
Cầu Hoàng Văn Thụ: Chiều dài hơn 1km nối huyện Thủy Nguyên với khu vực nội thành Cầu Bính: Chiều dài 1.280 m, rộng 22,5 m Cầu Bính được đưa vào khai thác, giúp thay thế việc đi lại bằng phà Bính, chấm dứt tình trạng tắc nghẽn giao thông
Cầu Rào: Dài 456,5 m và rộng 30,5 m Đây là nút giao thông đặc biệt, cửa ngõ giao thương quan trọng kết nối Hải Phòng với các vùng, tỉnh lân cận thông qua cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
Cầu vượt vòm thép trong đô thị: Chiều dài gần 270m Cầu vượt giúp khắc phục đáng kể tình trạng ùn tắc giao thông, tạo sự thông suốt và thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa, góp phần hoàn thiện mạng lưới giao thông trong khu vực
Trên địa bàn tỉnh Hải Phòng hiện nay đang có 6 trạm thu phí
Trạm thu phí Tiên Cựu tại QL10, Tiên Lãng, Hải Phòng
Trạm thu phí QL5 tại quốc lộ 5, Lê Thiện, An Dương, Hải Phòng
Trạm thu phí QL10 (nút giao Thái Bình) tại Quang Trung, An Lão, Hải Phòng
Trạm thu phí cuối tuyến cao tốc Hà Nội Hải Phòng tại ĐCT04, Hoà Nghĩa, Dương Kinh, Hải Phòng
Trạm thu phí Đình Vũ tại Đông Hải 1, Hải An, Hải Phòng
Trạm thu phí TL353 tại Đường tỉnh 353, Dương Kinh, Hải Phòng.
Đường sắt
Tuyến đường sắt ở Hải Phòng tiêu biểu nhất là tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng
Tuyến đường sắt Hà Nội-Hải Phòng dài 102km, gần như song song với quốc lộ 5A, đi qua địa phận các tỉnh thành: Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội
Ga Hải Phòng khai thác hệ thống đường sắt tại nhà ga và hệ thống đường sắt trong cảng Hải Phòng, cảng Chùa Vẽ, cảng Viconship Ga có khả năng đáp ứng khối lượng hàng hóa từ 3000 đến 4000 tấn xếp, 2000 đến 3000 tấn dỡ/ngày với hệ thống hóa trường diện tích 6000m2, kho kín diện tích 500m2 khá cũ nhưng có trang thiết bị phục vụ xếp dỡ phù hợp.
Đường hàng không
Sân bay quốc tế Cát Bi cách trung tâm thành phố 5km, có 2 đường băng, đường băng chính dài 2.445m, rộng 45m và đường băng phụ dài 1.900m Sân bay này có khả năng phục vụ các loại máy bay như Airbus A320, Boeing 737 và các loại máy bay tương tự
Cảng hàng không Cát Bi của TP.Hải Phòng có cấu trúc chia làm nhiều khu vực khác nhau, bao gồm:
Khu vực đỗ máy bay
Khu vực trung chuyển hàng hóa
Đường biển
Cảng Hải Phòng là một cụm cảng biển tổng hợp cấp quốc gia, cùng với Cảng Sài Gòn là một trong hai hệ thống cảng biển lớn nhất Việt Nam, kết nối Singapore với Hồng Kông và các cảng của Đông Á và Đông Bắc Á
Ngoài cảng biển, ở Hải Phòng còn có hơn 20 bến cảng khác với các chức năng khác nhau, như vận tải chất hóa lỏng (xăng, dầu, khí đốt), bến cảng đóng tàu, bến cho tàu vận tải đường sông nhỏ có trọng tải 1-2 tấn ("tàu chuột") như cảng sông Vật Cách, cảng sông Sở Dầu
* Các cảng biển trọng yếu
Hải Phòng có hệ thống cầu cảng và bến cảng hiện đại, đáp ứng đủ các nhu cầu của tàu container, tàu hàng lớn và tàu hành khách Có hệ thống kho bãi và trang thiết bị xếp dỡ Một số cảng trọng yếu:
Cảng Hải Phòng: Nằm ở phía Đông Bắc của thành phố Hải Phòng Khả năng tiếp nhận tàu lớn với trọng tải lên tới 45000 tấn
Cảng Đình Vũ: Nằm ở phía Nam của thành phố Hải Phòng Khả năng tiếp nhận các tàu container, tàu hàng lớn và tàu hành khách với tải trọng tới 70000 tấn và sâu tới 14m Cảng Lạch Huyện: Cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 50km về phía đông nam,
Có sức chứa tới 12 triệu tấn hàng/năm và khả năng tiếp nhận các tàu container, tàu hàng lớn và tàu hành khách với tải trọng tới 50000 tấn và sâu tới 9m
Cảng Cát Hải: Nằm ở đảo Cát Hải cách trung tâm Hải Phòng 20km về phía đông nam Có sức chứa tới 10 triệu tấn hàng/năm và khả năng tiếp nhận các tàu container, tàu hàng lớn và tàu hành khách với tải trọng tới 50000 tấn và sâu tới 10m Ngoài vận chuyển hàng hóa, cảng này có khả năng tiếp nhận tàu du lịch và nhu cầu vận chuyển khách du lịch tới đảo Cát Bà.
Đường thủy nội địa
Địa bàn Hải Phòng có 33 tuyến sông với tổng chiều dài 488,98 km được khai thác vận tải đường thủy nội địa
Tuyến đường thủy nội địa trên địa bàn thành phố do Cục Đường thủy nội địa Việt Nam quản lý có chiều dài 282 km với 15 tuyến; do Sở Giao thông Vận tải quản lý 140km với
Hải Phòng nằm trên hành lang vận tải thủy quan trọng ở khu vực phía Bắc: Quảng Ninh- Hải Phòng-Ninh Bình
Các tuyến hành lang đường thủy số 1: Việt Trì - Hà Nội - Phả Lại - Hải Phòng - Quảng Ninh; số 2: Quảng Ninh - Hải Phòng - Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình đang được cải tạo Các tuyến đường thủy nội địa từ Hải Phòng đi các cảng: Mạo Khê, Điền Công (Quảng Ninh), Cống Câu, Phả Lại (Hải Dương) cũng đang được phát triển
Về công tác quản lý cảng, bến thủy nội địa, thành phố có 16/21 cảng thủy nội địa được công bố hoạt động; 226/354 bến thủy nội địa được cấp phép Đến nay, Hải Phòng đã có 15 cảng trên đường thủy nội địa quốc gia; 215 bến thuỷ nội địa, trong đó 200 bến hàng hóa và 15 bến hành khách
Trên địa bàn thành phố cùng lúc có 2 đơn vị cảng vụ, gồm: Cảng vụ đường thủy nội địa khu vực 1, Cảng vụ đường thủy nội địa Hải Phòng
Mô tả mạng lưới giao thông của thành phố Hải Phòng đối với vận chuyển trong nước và quốc tế
Mạng lưới giao thông của thành phố Hải Phòng kết nối với nội địa
Hệ thống đường bộ tại thành phố Hải Phòng rất phát triển, với đường cao tốc
Hà Nội - Hải Phòng là tuyến đường chính kết nối giữa thành phố Hải Phòng và thủ đô Hà Nội, là tuyến đường sầm uất nhất trong vùng Đông Bắc Việt Nam
Ngoài ra, thành phố Hải Phòng còn có các tuyến đường quốc lộ như:
QL5A là đường giao thông huyết mạch nối cụm cảng Hải Phòng với thủ đô Hà Nội
QL10 tuyến đường liên tỉnh chạy dọc theo vùng duyên hải Bắc Bộ qua 6 tỉnh và thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình và Thanh Hóa với tổng chiều dài 228 km
QL37 kéo dài từ Chí Linh (Hải Dương) đến cảng Diêm Điền (Thái Bình)
Thành phố Hải Phòng có trạm ga lớn nhất và quan trọng nhất miền Bắc tại ga Hải Phòng, là trung tâm của hệ thống đường sắt phía Bắc, kết nối với các tỉnh lân cận như Quảng Ninh, Hưng Yên, Hà Nội, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang,
Tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng khoảng 110 km, song song với quốc lộ 5A Chiều tàu chở hành khách Hà Nội - Hải Phòng: Tàu đi qua 18 ga như: Hà Nội, Long Biên, Gia Lâm, Cẩm Giàng, Hải Dương, Phú Thái, Hải Phòng…
Cảng Hàng không quốc tế Cát Bi có nhiều tuyến bay kết nối nội địa như thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Phú Quốc, Đà Lạt, Buôn Ma Thuột, Pleiku, Nha Trang, Quy Nhơn…
Các tuyến đường biển vận tải nội địa qua Hải Phòng: Tân Vũ - Lạch Huyện, Tuyến Hải Phòng - Hồ Chí Minh - Hải Phòng; Tuyến Hải Phòng - Quy Nhơn - Cái Mép; Tuyến Cửa
Lò - Hồ Chí Minh - Hải Phòng
Có một số cảng nhỏ khác như cảng Đình Vũ, cảng Niệm Nghĩa, đều nằm trong vùng vịnh Bắc Bộ Đường thủy từ thành phố Hải Phòng kết nối với các cảng biển trong nước như cảng Quảng Ninh, cảng Hải Dương, cảng Hải Phòng, cảng Thái Bình
Hệ thống đường sông gồm 9 tuyến đường sông trên các con sông: sông Cấm, sông Bạch Đằng, sông Đá Bạc, sông Đào Hạ Lý, sông Lạch Tray, sông Văn Úc và sông Thái Bình Các tuyến vận tải thủy nội địa chính đi từ Hải Phòng là:
Tuyến Hải Phòng – Hà Nội qua sông Luộc, sông Hồng
Tuyến Hải Phòng – Quảng Ninh qua sông Chanh, sông Bạch Đằng; Tuyến Hải Phòng - Hải Dương qua sông Cấm, sông Kinh Môn
Tuyến Hải Phòng - Hưng Yên - Thái Bình – Hà Nam - Nam Định - Ninh Bình qua sông Luộc, sông Đáy, sông Nam Định
Tuyến Hải Phòng – Hà Nội – Việt Trì - Sơn La.
Mạng lưới giao thông của TP Hải Phòng kết nối với châu Mỹ, châu Âu, nội Á 6 1.3 Đề xuất các tuyến vận tải đa phương thức và chi phí vận chuyển cho 1 TEU từ thành phố Hải Phòng đến Hoa Kỳ và đi từ Nhật Bản
* Các tuyến đường từ Hải Phòng đến châu Mỹ Để vận chuyển hàng hóa đến châu Mỹ thì việc vận chuyển bằng đường biển chính là phương thức phù hợp nhất
Tuyến Hải Phòng (TC - HICT) đi đến bờ Tây nước Mỹ: HICT - Cái Mép - Hong Kong - Yantian - Xiamen - bờ Tây nước Mỹ
Tuyến cảng container quốc tế Hải Phòng (HICT) xuyên Thái Bình Dương đi tới khu vực phía Tây Canada và Hoa Kỳ Tuyến đường có hải trình HICT - Yantian - Tacoma
Tuyến từ Cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng (TC-HICT) đến khu vực Bờ tây Hoa Kỳ Tuyến có hải trình TC-HICT - Yantian - Los Angeles - Oakland - Pusan - Shanghai - Ningbo - Shekou - Singapore - Port Klang - Nhava Sheva - Pipavav Port - Colombo - Port Klang - Singapore - TCIT - TC-HICT
* Các tuyến đường từ Hải Phòng đến châu Âu
Tuyến đường biển từ Việt Nam sang châu Âu bao gồm các chặng sau:
Xuất phát từ biển Đông và đến Singapore, tiến vào quần đảo Malaysia, qua Ấn Độ Dương để đi đến Biển Đỏ Tàu tiếp tục đi theo hướng kênh đào Suez để đến vùng Địa Trung Hải
Từ đây, tàu có thể di chuyển đến các nước Pháp, Ý, Bulgaria… Hơn nữa, tàu có thể đi qua eo Ixtanbul vào cảng Costanza, Vacna, Odessa; eo Gibranta để đến các nước Bắc Âu; kênh Kiel vào vùng biển Baltic để đến cảng các nước Đức, Phần Lan, Ba Lan, Thụy Điển
Vận chuyển đường sắt quá cảnh sang Trung Quốc:
Hàng hóa xuất phát từ ga Hải Phòng đến ga quốc tế Yên Viên (Hà Nội) Tại đây, đoàn tàu di chuyển đến Trịnh Châu (Trung Quốc) và sau đó được kết nối với đoàn tàu Á-Âu, do đầu máy Trung Quốc kéo
Tùy theo tuyến vận tải sẽ đến các ga lập tàu Trung - Âu khác nhau Đoàn tàu container này tiếp tục được vận chuyển bằng đường bộ đến điểm cuối cùng
* Các tuyến đường từ Hải Phòng đến nội Á Đường biển: Cảng Hải Phòng nằm trên tuyến đường giao thông trên biển, kết nối Singapore với Hong Kong và các cảng của Đông Á và Đông Bắc Á như Trung Quốc, Nga, Kazakhstan, Uzbekistan, Campuchia, Malaysia, Đường sắt và đường bộ: Đường sắt Hà Nội - Hải Phòng nối liền Hải Phòng với thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía Nam, để thuận tiện việc xuất nhập khẩu với các nước trong khu vực Đường bộ từ Hải Phòng kết nối đối với các cửa khẩu biên giới như Móng Cái, Lào Cai, kết nối với các đường bộ và đường sắt của các nước nội Á như Trung Quốc, Lào, Myanmar, Đường hàng không: Hiện đã khai thác các tuyến bay quốc tế từ Hải Phòng đến các nước như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và Thái Lan
1.3 Đề xuất các tuyến vận tải đa phương thức và chi phí vận chuyển cho 1 TEU từ thành phố Hải Phòng đến Hoa Kỳ và đi từ Nhật Bản
Hải Phòng xuất khẩu sang Mỹ
Các nhóm hàng xuất khẩu chính: Điện thoại các loại và linh kiện, máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác, hàng dệt may, giày dép các loại, gỗ và sản phẩm gỗ…
Tính đến hết tháng 11/2021, xuất khẩu giày dép các loại đạt 15,81 tỷ USD, tăng 5,1%, tương ứng tăng hơn 762 triệu USD so với cùng kỳ năm 2020
Việt Nam chủ yếu xuất khẩu giày dép các loại sang các thị trường: Hoa Kỳ đạt 6,62 tỷ USD, tăng 17,4%; EU đạt 4,1 tỷ USD, tăng 6,2%; Trung Quốc đạt 1,4 tỷ USD, giảm 24,7%… so với cùng kỳ năm trước
Tiềm năng phục hồi mạnh mẽ sau dịch: Theo Hiệp hội Da - Giày -Túi xách Việt Nam (Lefaso), 6 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu giày dép mang về kim ngạch xuất khẩu 10,4 tỷ USD, tăng 27,8% so với cùng kỳ năm trước
Nằm trong danh mục các mặt hàng có thuế suất thấp (5%, 10%; Căn cứ Điều 11 Thông tư 219/2013/TT-BTC)
=> Lựa chọn mặt hàng xuất khẩu: Hàng giày thể thao gia công Đề xuất các tuyến vận tải đa phương thức tùy chọn và chi phí vận chuyển cho 1 TEU từ Hải Phòng đến châu Mỹ:
Mô hình Chuỗi vận tải:
ICD Hoàng Thành Cảng Tân Vũ Cảng Los Angeles
Bảng 1.1 Khoảng cách, thời gian và chi phí hao phí trên mỗi chặng
Kho người mua Kho người bán
Mô hình Chuỗi vận tải:
ICD Hoàng Thành Cảng Tân Vũ Cảng Oakland
Bảng 1.2 Khoảng cách, thời gian và chi phí hao phí trên mỗi chặng
Kho người bán - ICD Hoàng
ICD Hoàng Thành - Cảng Tân vũ Bộ 26,5 115 2,5
Cảng Tân Vũ - Cảng Oakland Biển 605 1.586 34.545
Cảng Oakland - ga Jackson Sắt 8 210 182
Tại ga Jackson - kho người mua Bộ 54 253 344,4
Mô hình Chuỗi vận tải:
ICD Hoàng Thành Cảng Tân Vũ Cảng US Mobile
Bảng 1.3 Khoảng cách, thời gian và chi phí hao phí trên mỗi chặng
Kho người bán -> ICD Hoàng
Cảng Tân Vũ -> Cảng US
Cảng US Mobile -> Kho người mua Bộ 230 571 10
Kho người mua Kho người bán
Hải Phòng nhập khẩu từ Nhật Bản
Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Hải Phòng là máy móc, thiết bị và linh kiện điện tử, vật liệu xây dựng, đồ da dụng hóa chất phân bón, linh kiện, phụ tùng ô tô, ô tô xe máy nguyên chiếc và thị trường nhập khẩu chủ lực của Hải Phòng là các nước trong khu vực ĐNA như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Indonesia…Trong đó mặt hàng phụ tùng, linh kiện ô tô chiếm tỉ trọng lớn chủ yếu nhập khẩu từ Hàn Quốc và Nhật Bản do đó đề xuất nhập khẩu mặt hàng giảm xóc ô tô Toyota từ tập đoàn Yazaki Nhật Bản Đề xuất các tuyến vận tải đa phương thức tùy chọn và chi phí vận chuyển cho 1 TEU từ Nhật Bản đến Hải Phòng Đề xuất các tuyến vận tải đa phương thức tùy chọn và chi phí vận chuyển cho 1 TEU từ Nhật Bản về Hải Phòng:
Mô hình Chuỗi vận tải:
Cảng Tokyo Cảng Nam Đình Vũ ICD Nam Đình Vũ
Bảng 1.4 Khoảng cách, thời gian và chi phí hao phí trên mỗi chặng
Kho người mua Kho người bán
Kho người bán - cảng Tokyo, Nhật Bản
(bao gồm nâng hạ) Bộ 8,8 130 3
Cảng Tokyo - cảng Nam Đình Vũ
(bao gồm nâng hạ) Biển 3.773,45 771 256
Cảng Nam Đình Vũ - ICD Nam Đình
ICD Nam Đình Vũ - Kho người mua Bộ 26,6 331 20,5
Mô hình Chuỗi vận tải:
Cảng Tokyo Cảng Nam Đình Vũ ICD Nam Đình Vũ
Bảng 1.5 Khoảng cách, thời gian và chi phí hao phí trên mỗi chặng
Kho người bán - cảng Tokyo Bộ 8,8 130 3
Kho người mua Kho người bán
Cảng Tokyo - cảng Nam Đình Vũ
(bao gồm nâng hạ) Biển 3.779,16 858 185
Cảng Nam Đình Vũ - ICD Nam Đình
ICD - Kho người mua Bộ 26,6 368 20,5
Mô hình Chuỗi vận tải:
Cảng Tokyo Cảng Thượng Hải Ga Hoa Kiều
Bảng 1.6 Khoảng cách, thời gian và chi phí hao phí trên mỗi chặng
Kho người bán - cảng Tokyo
(bao gồm nâng hạ) Bộ 8,8 130 3
Cảng Tokyo - cảng Thượng Hải
(bao gồm nâng hạ) Biển 1.890,42 733 108
Cảng Thượng Hải - ga Hoa
Ga Hoa Kiều - ga Hải Phòng
( bao gồm nâng hạ) Sắt 1.744,4 223 89
Ga Hải Phòng - kho người mua Bộ 12,7 236 9
Vấn đề tắc nghẽn trong vận tải và logistics ở Hải Phòng, đưa ra các đề xuất và giải pháp cải thiện
Vấn đề tắc nghẽn trong vận tải
Vấn đề: Tình trạng tắc đường ở trục đường 356 (Đình Vũ) trên tuyến đường Trần Nguyên Hãn và tuyến đường Nguyễn Văn Linh đặc biệt là vào giờ cao điểm khiến các phương tiện chủ yếu là xe container xếp hàng dài
Giải pháp: Thực hiện phân luồng giao thông phục vụ thi công các dự án và phát triển hệ thống đường giao thông đa cấp Phát triển hệ thống giao thông công cộng đồng thời hoàn thiện và triển khai đầu tư xây dựng các bến bãi đỗ xe theo Quy hoạch duyệt, nghiên cứu xây dựng bãi đỗ xe cao tầng, đỗ xe ngầm
Vấn đề: Hạ tầng kém phát triển dẫn đến giới hạn khả năng vận chuyển hàng hóa Khó khăn trong việc mở rộng hạ tầng để đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành du lịch và vận tải hàng hóa Chất lượng dịch vụ không đảm bảo như dịch vụ hải quan, kiểm dịch và xếp dỡ hàng hóa
Nâng cấp sân bay: Xây dựng các cơ sở hạ tầng mới để tăng khả năng chịu tải của sân bay
Tăng cường quản lý và kiểm soát vận tải hàng hóa tại sân bay: Tăng cường quản lý và kiểm soát vận tải hàng hóa để giảm nguy cơ đóng góp vào tình trạng tắc nghẽn
Phát triển thêm các chuyến bay và nâng cao tần suất hoạt động: Để tránh việc tồn đọng và ùn tắc trong vận tải hành khách và hàng hóa
Vấn đề: Nhu cầu về kho bãi ngày càng tăng Đặc biệt là nhu cầu về nơi lưu giữ container, chủ yếu là container rỗng Cảng nước sâu chưa đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hóa
Cần mở rộng kho bãi để theo kịp lượng hàng hóa: Phát triển kho bãi, dịch vụ hậu cần sau cảng, cảng cạn ICD trên các tuyến hành lang giao thông sẽ đóng vai trò tiên quyết để phát triển hiệu quả logistics Hải Phòng trong tương lai
Xây dựng cảng nước sâu: Để giảm áp lực cho các cảng nước sâu hiện có và đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa khi các cảng liên tục mở các tuyến dịch vụ mới
Vấn đề: Nhiều bến thủy nội địa, khu neo đậu không đáp ứng đủ điều kiện cấp phép hoạt động Tuyến đường sông thường bị hạn chế do độ tĩnh không của cầu thấp
Giải pháp: Cần đầu tư xây dựng các cấp đội tàu chuyên chở hàng hóa, nâng cấp cơ sở hạ tầng và thiết bị cho các tuyến đường thủy nội địa Ưu tiên đầu tư các cảng thủy nội địa trên hành lang số 1 (Quảng Ninh - Hải Phòng - Việt Trì) như: Phù Đổng, Quế Võ… để phục vụ khai thác, tăng năng lực giải phóng hàng hóa bằng đường thủy nội địa
Vấn đề: Chỉ có vài tuyến đường sắt kết nối với các cảng biển của Hải Phòng, nhưng sản lượng hàng hóa thông qua rất cao nên chưa san sẻ được lượng hàng mà đường bộ và đường thủy nội địa đảm nhận
Cần đầu tư xây dựng hạ tầng, cơ sở vật chất đường sắt để tăng khả năng vận chuyển hàng hóa, bố trí đầu tư vào việc sửa chữa, cải tạo, nâng cấp bãi hàng, kho hàng, đường vào ga, các công trình phụ trợ trong tuyến vận tải chính Hà Nội - Hải Phòng
Xây dựng tuyến đường sắt mới nối Hà Nội với TP Hải Phòng theo hướng tuyến song song với tuyến đường bộ cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (đến ga Nam Hải Phòng) để kết nối cảng biển cửa ngõ quốc tế Hải Phòng với các khu bến cảng Đình
Vũ, Nam Đồ Sơn và Lạch Huyện.
Vấn đề tắc nghẽn trong Logistics
Thiếu hụt nhân lực chất lượng cao như là nhân viên kinh doanh logistics, nhân viên công nghệ thông tin logistics và điều phối khai thác vận tải, kho hàng
Thủ tục hải quan và kiểm tra chuyên ngành còn phức tạp chồng chéo
Các doanh nghiệp tại Hải Phòng còn nhỏ, hoạt động đơn lẻ, chưa tạo thành chuỗi cung ứng dịch vụ ngành logistics
Đẩy mạnh các chương trình đào tạo trung hạn và ngắn hạn do các viện, trung tâm, hiệp hội và các công ty đào tạo mở rộng hợp tác giữa các tổ chức đào tạo trong nước với các quốc gia có dịch vụ logistics phát triển
Cảng biển có thể xem xét theo mô hình hệ thống portnet (cung cấp các dịch vụ trực tuyến tích hợp cho các hãng tàu, vận tải, giao nhận vận tải và chủ hàng) và hệ thống CITOS của Singapore Khi thông tin được nhập vào thông qua Portnet, CITOS sẽ tự động lập kế hoạch xếp hàng và bố trí kho bãi dựa trên những yếu tố như sự ổn định của tàu, trọng lượng container, điểm đến của container…
PHÂN TÍCH THỰC TẾ CÔNG TÁC TỔ CHỨC VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC CỦA MỘT LÔ HÀNG THỰC TẾ
Thông tin xuất phát của lô hàng
Bảng 2.1 Thông tin xuất phát của lô hàng xuất khẩu và nhập khẩu
Nội dung Lô hàng xuất khẩu
Lô hàng nhập khẩu Nhật Bản-Việt Nam Địa chỉ người gửi hàng
Công ty TNHH JASAN Việt Nam Địa chỉ: Số 2, đường 17, Thuỷ Triều, Thủy Nguyên, Hải Phòng, Việt Nam
Yazaki Corporation, Administrative Head Office
Mita International Building, 17F 1 Chome-4-28 Mita, Minato City, Tokyo 108-0073, Japan Địa chỉ người nhận hàng
Nike, Inc Địa chỉ: Wingo Rd, Byhalia, Mississippi 38611, US
Công ty Yazaki Hải Phòng
Lô L, khu công nghiệp Nhật Bản - Hải Phòng ( trước đây là KCN Nomura) Km13, Huyện An Dương, thành phố Hải Phòng, Việt Nam
Hàng hóa Hàng giày thể thao gia công Giảm xóc ô tô Toyota
(bao gồm 560 CTNS đóng tổng cộng 4480 đôi giày)
1 x 20’DC Container (bao gồm 960 CTNS)
134,400.00 USD tương đương 30USD/đôi giày
Tổng giá trị đơn hàng: 19.200USD
Ngày giao hàng sẵn sàng
Ngày giao hàng muộn nhất
Incoterms DPU Wingo Rd, Byhalia,
FAS Port of Tokyo, Japan Incoterms
Tính chất hàng hóa
2.2.1 Tính chất của lô hàng
Bảng 2.2 Tính chất của lô hàng xuất khẩu và nhập khẩu
Lô hàng xuất khẩu Lô hàng nhập khẩu
Tên hàng: Giày thể thao
Mô tả: Giày có đế ngoài bằng cao su và plastic phù hợp cho các môn thể thao như tennis, bóng rổ, thể dục, luyện tập và các hoạt động ngoài trời tương tự
Cấu trúc thành phần: Kết hợp các loại cao su tổng hợp và lưới làm bằng cotton phía trên, mang lại độ bền và độ thoáng khí cao Có gắn vật liệu phản quang để phù hợp cho việc chạy vào buổi tối
Tên hàng: giảm xóc ô tô Toyota
HS Code: 48510-09W20 Trọng lượng: 1 Kgs
Mô tả: Giảm xóc ô tô được làm từ hợp kim cao cấp, cấu trúc phức tạp giúp giảm rung động đảm bảo sự tiếp xúc liên tục của bánh xe với mặt đường khi lái xe ô tô
Lưu ý: Dễ bị trầy xước, tránh va đập với nhau làm giảm giá trị của hàng hóa
Lưu ý: Tránh tiếp xúc với nhiệt độ quá cao, hay tiếp xúc với hóa chất và vật nhọn sẽ ảnh hưởng đến màu sắc và chất lượng của giày
2.2.2 Yêu cầu vận chuyển của lô hàng
Chi phí vận chuyển là tối ưu nhất Đảm bảo giao hàng cho nhà vận chuyển đúng số lượng và chất lượng như trong chứng từ Đảm bảo đúng thời gian giao hàng, nhận hàng (cho phép sai lệch 1 ngày tùy vào các lý do khách quan)
Các thủ tục, chứng từ được thực hiện nhanh chóng, đầy đủ hạn chế sai sót dẫn đến ảnh hưởng thời gian giao nhận và vận chuyển hàng
Chính sách dịch vụ ,chăm sóc khách hàng tốt, chính sách bồi thường thỏa đáng khi xảy ra mất mát, hư hỏng hay thiếu hàng.
Quy trình tổ chức vận tải đa phương thức cho lô hàng
Bước 1: Tiếp nhận thông tin lô hàng từ chủ hàng (mục 2.1)
Bước 2: Đàm phán với khách hàng các yêu cầu cụ thể thời gian cần hàng, yêu cầu vận tải Trao đổi về điều kiện, yêu cầu, mức độ dịch vụ cũng như thời gian, địa điểm giao nhận hàng cùng các vấn đề liên quan đến chứng từ, thanh toán và hợp đồng (mục 2.2.2)
Bước 3: Lựa chọn sự kết hợp các phương thức vận tải:
Phương án 1: Road-Sea-Road
Phương án 2: Road-Sea-Rail-Road
Phương án 3: Road-Sea-Road
Phương án 1: Road-Sea-Road
Phương án 2: Road-Sea-Road
Phương án 3: Road-Sea-Rail-Road
Bước 4: Lựa chọn người vận tải.
Lựa chọn hình thức gửi hàng, phương thức vận tải, nhà vận tải, tuyến đường vận tải
Bước 5: Lựa chọn tuyến đường - Lựa chọn 3 tuyến đường
Lựa chọn tuyến đường phù hợp với yêu cầu vận chuyển của khách hàng cùng với các tuyến vận tải đang thực hiện của hàng tàu để lựa chọn tuyến vận tải phù hợp
Bước 6: Xác định chi phí và giá thành cho từng phương án (Xem mục 2.4.1)
Bước 7: Lựa chọn phương án thực hiện: dựa trên ba phương án bên dưới để chọn phương án tối ưu nhất, phù hợp yêu cầu khách hàng
Bước 8: Lập kế hoạch và lộ trình vận chuyển cho lô hàng theo phương án đã chọn
Bước 9: Tổ chức thực hiện, theo dõi, cập nhật thông tin
Tiến hành liên hệ hàng tàu, nhà vận tải nhận container rỗng, nhận hàng tại kho người bán, làm các thủ tục liên quan để đưa hàng vào cảng đảm bảo thời gian để hàng được vận chuyển theo đúng lịch trình
Bước 10: Kiểm tra kết quả: thường xuyên liên lạc với các hãng vận tải để nắm rõ tình hình hàng hoá, vị trí,… Sử dụng hệ thống Tracking and Tracing để nắm rõ tình hình trước khi hàng hóa đến kho người nhận Đánh giá mức độ thực hiện dịch vụ, chi phí, doanh thu, lợi nhuận
Bước 11: Xử lý khiếu nại: Dựa vào quá trình kiểm tra xem xét các khiếu nại cho các trường hợp thiếu hàng, mất hàng, hư hỏng (nếu có)
2.4 Lựa chọn hình thức gửi hàng, phương thức vận tải, nhà vận tải, tuyến đường vận tải
2.4.1 Lô hàng xuất khẩu Việt Nam – Hoa Kỳ
Hình thức gửi hàng: Theo điều kiện DPU Incoterms 2020 bằng 1 container 20’DC
Dựa vào tính chất của mặt hàng: đây là hàng giày thuộc loại hàng khô, không cần phải bảo quản ở nhiệt độ đặc biệt nên ta chọn container bách hóa
Cách đóng gói: Số lượng giày cần vận chuyển là 4480 đôi, đơn vị vận tải quyết định chọn carton loại 40 x 40 x 30 cm để đóng gói, mỗi kiện hàng gồm 8 đôi giày, do đó ta đóng được 560 kiện hàng
Cách chọn container: Trọng lượng hàng hóa với số liệu đã đưa ở mục 2.1 , cộng thêm vật liệu chèn lót và bao bì thì khối lượng mỗi kiện hàng là 7kgs, tổng khối
21 lượng là 3920 kgs, chiếm xấp xỉ 13% tải trọng cho phép Dựa vào việc tận dụng khá tốt không gian và khối lượng hàng hóa cho phép của 1 container khô 20 feet cũng như đặc điểm mặt hàng thì quyết định chọn 1 container khô 20 feet để vận chuyển là hoàn toàn hợp lý
Công ty cung cấp dịch vụ vận tải đường bộ ở Việt Nam: Công ty cổ phần vận tải Đường Việt
Công ty cung cấp dịch vụ vận tải đường bộ ở Mỹ: Tập đoàn vận tải hàng hóa Patriot, LLC
Công ty cung cấp dịch vụ vận tải đường sắt: BNSF Railway Company
Bảng 2.3 Thời gian và chi phí của lô hàng vận tải đa phương thức của tuyến 1
STT CHỈ TIÊU THỜI GIAN
1 Phí bốc xếp hàng hóa 1 30 CCP
2 Phí vận chuyển đến ICD 1 40 CCP
4 Đóng gói hàng hóa vào container 1 25 CCP
5 Thủ tục xuất khẩu 24 40 CCP
7 Vận chuyển container tới cảng 0,5 10 CCN1
15 THC-phụ phí làm hàng tại cảng 2 140 CDC
16 Vận chuyển tới kho (Trucking) 28 400 CDC
Hình 2.1 Đồ thị chi phí và khoảng cách trong vận tải đa phương thức của tuyến 1
Hình 2.2 Đồ thị chi phí và thời gian trong vận tải đa phương thức của tuyến 1
Bảng 2.4 Tổng hợp các thành phần chi phí tuyến 1
Bảng 2.5 Thời gian và chi phí của lô hàng vận tải đa phương thức của tuyến 2
STT CHỈ TIÊU THỜI GIAN
1 Phí bốc xếp hàng hóa 1 30 CCP
2 Phí vận chuyển đến ICD 1 40 CCP
4 Đóng gói hàng hóa vào container 1 25 CCP
5 Thủ tục xuất khẩu 24 40 CCP
7 Vận chuyển container tới cảng 0,5 10 CCN1
15 THC-phụ phí làm hàng tại cảng 2 130 CI
16 Phí chuyển hàng hóa sang xe lửa 1 30 CI
17 Vận chuyển tới trạm xe lửa 5 50 CCN3
18 Cước phí đường sắt 50 300 CDC
20 Vận chuyển tới kho 2 13 CDC
Hình 2.3 Đồ thị chi phí và khoảng cách trong vận tải đa phương thức của tuyến 2
Hình 2.4 Đồ thị chi phí và thời gian trong vận tải đa phương thức của tuyến 2
Bảng 2.6 Tổng hợp các thành phần chi phí tuyến 2
Bảng 2.7 Thời gian và chi phí của lô hàng vận tải đa phương thức của tuyến 3
STT CHỈ TIÊU THỜI GIAN
1 Phí bốc xếp hàng hóa 1 30 CCP
2 Phí vận chuyển đến ICD 1 40 CCP
4 Đóng gói hàng hóa vào container 1 25 CCP
5 Thủ tục xuất khẩu 24 40 CCP
7 Vận chuyển container tới cảng 0,5 10 CCN1
15 THC-phụ phí làm hàng tại cảng 2 130 CDC
17 Vận chuyển tới kho 6 80 CDC
Hình 2.5 Đồ thị chi phí và khoảng cách trong vận tải đa phương thức của tuyến 3
Hình 2.6 Đồ thị chi phí và thời gian trong vận tải đa phương thức của tuyến 3
Bảng 2.8 Tổng hợp các thành phần chi phí tuyến 3
2.4.2 Lô hàng nhập khẩu Việt Nam - Nhật Bản
Hình thức gửi hàng: Theo điều kiện FAS Incoterms 2020 bằng 1 container 20’DC
Cách đóng gói hàng hóa: sử dụng pallet có kích thước 120*100*15cm, kích thước bao bì hàng hóa 50*20*20cm, mỗi lớp trên pallet xếp được 12 sản phẩm, và xếp cao 5 lớp nên tổng số sản phẩm trên 1 pallet là 60 sản phẩm do đó tổng khối lượng của 1 pallet có hàng
62.5kg Số lượng hàng hóa là 960 sản phẩm xếp vừa đủ lên 16 pallet do đó tổng khối lượng của lô hàng là 1T
Chọn container: Sản lượng hàng hóa không nhiều vận chuyển bằng cont 20 tốn ít chi phí chèn lót, tiết kiệm diện tích trống trong cont, giảm xóc ô tô là loại hàng phụ tùng không đòi hỏi khắt khe về các điều kiện nhiệt độ hoàn toàn phù hợp với loại cont khô
Công ty cung cấp dịch vụ vận tải đường bộ ở Việt Nam: Công ty cổ phần vận tải Đường Việt
Công ty cung cấp dịch vụ vận tải đường bộ ở Nhật Bản: Nippon Express
Công ty cung cấp dịch vụ vận tải đường sắt: Công ty TNHH Phước Tá
Bảng 2.9 Thời gian và chi phí của lô hàng vận tải đa phương thức của tuyến 1
STT CHỈ TIÊU THỜI GIAN
Tại kho người bán ở Tokyo
1 Chi phí chất xếp 2 30 CCP
4 Thủ tục hải quan xuất khẩu 24 40 CCP
Tại cảng Nam Đình Vũ
13 THC- phụ phí làm hàng tại cảng 2 120 CI
15 Vận chuyển tới ICD 0,5 10 CCN2
Tại ICD Nam Đình Vũ
17 Phí rút hàng và xếp lên xe tải 6 30 CDC
18 Thủ tục hải quan nhập khẩu 12 37 CDC
19 Vận chuyển đến kho 1 150 CDC
23 Phí dỡ hàng tại kho người mua 0,5 35 CDC
Hình 2.7 Đồ thị chi phí và khoảng cách trong vận tải đa phương thức của tuyến 1
Hình 2.8 Đồ thị chi phí và thời gian trong vận tải đa phương thức của tuyến 1
Bảng 2.10 Tổng hợp các thành phần chi phí tuyến 1
Bảng 2.11 Thời gian và chi phí của lô hàng vận tải đa phương thức của tuyến 2
STT CHỈ TIÊU THỜI GIAN
Tại kho người bán ở Tokyo
1 Chi phí chất xếp 2 30 CCP
8 Thủ tục hải quan xuất khẩu 24 40 CCP
11 Phí chuyển tải tại cảng Hồng Kông 1 140 CCN1
13 O/F từ Tokyo đến Hồng Kông 122 219 CCN1
14 O/F từ Hồng Kông đến Nam Đình Vũ 34 104 CCN1
Tại cảng Nam Đình Vũ
15 THC- phụ phí làm hàng tại cảng 2 120 CI
17 Vận chuyển tới ICD 0,5 10 CCN2
Tại ICD Nam Đình Vũ
19 Phí rút hàng và xếp lên xe tải 6 30 CDC
20 Thủ tục hải quan nhập khẩu 12 37 CDC
21 Vận chuyển đến kho 1 150 CDC
25 Phí dỡ hàng tại kho người mua 0,5 35 CDC
Hình 2.9 Đồ thị chi phí và khoảng cách trong vận tải đa phương thức của tuyến 2
Hình 2.10 Đồ thị chi phí và thời gian trong vận tải đa phương thức của tuyến 2
Bảng 2.12 Tổng hợp các thành phần chi phí tuyến 2
Bảng 2.13 Thời gian và chi phí của lô hàng vận tải đa phương thức của tuyến 3
STT CHỈ TIÊU THỜI GIAN
Tại kho người bán ở Tokyo
1 Chi phí chất xếp 2 30 CCP
8 Thủ tục hải quan xuất khẩu 24 40 CCP
13 Thủ tục hải quan hàng quá cảnh 24 8 CCN1
16 Vận chuyển tới ga Hoa Kiều 1 70 CCN2
17 Chi phí xếp hàng lên xe lửa 2 30 CI2
18 Vận chuyển về ga Gia Lâm 60 130 CCN3
19 Thủ tục thông quan nhập khẩu tại ga Gia
20 Chuyển tải tại ga Gia Lâm 2 20 CCN3
21 Vận chuyển về ga Hải Phòng 1 18 CCN3
23 Vận chuyển về kho 0,5 40 CDC
24 Phí rút hàng và xếp lên xe tải 6 30 CDC
28 Phí dỡ hàng tại kho người mua 0,5 35 CDC
Hình 2.11 Đồ thị chi phí và khoảng cách trong vận tải đa phương thức của tuyến 3
Hình 2.12 Đồ thị chi phí và thời gian trong vận tải đa phương thức của tuyến 3
Bảng 2.14 Tổng hợp các thành phần chi phí tuyến 3
Biện luận lựa chọn phương thức vận tải và tuyến vận tải phù hợp nhất
Bảng 2.15 So sánh chi phí và thời gian các phương án xuất khẩu
Căn cứ vào tính chất của hàng hóa: Giày thể thao (hàng thông thường) là mặt hàng không khó để bảo quản và vận chuyển nên phù hợp với cả 3 phương án
Căn cứ vào yêu cầu của chủ hàng: về thời gian giao hàng ở mục 2.2.2 là không quá 31 ngày thì phương án 3 không phù hợp vì vượt quá thời hạn đã thỏa thuận giữa hai bên (33 ngày) tuy tổng chi phí của toàn chặng có phần rẻ hơn so với 2 phương án còn lại
Vì vậy không chọn phương án 3
Căn cứ vào mức độ tối ưu về thời gian và chi phí:
Phương án 2: Dựa vào bảng 2.16 có thể thấy đây là phương án có chi phí vận chuyển thấp nhất và đáp ứng được thời gian giao hàng của người mua Đây là tuyến vận tải được kết hợp giữa phương thức đường bộ, đường biển và đường sắt, hàng hóa khi đến cảng Oakland sẽ được vận chuyển đường sắt đến kho người mua, vì vậy thời gian vận chuyển sẽ chậm hơn phương án 1 khoảng 2 ngày Thêm nữa, tổng chi phí của tuyến này tuy thấp nhất nhưng không có sự chênh lệch đáng kể so với phương án 1 (17 USD); do đó đây là phương án chưa thật sự tối ưu và phù hợp để lựa chọn
Phương án 1: Chuỗi vận tải của phương án này chỉ khác với phương án 2 về decomposition, tức là khi hàng đến cảng Oakland sẽ được vận chuyển bằng đường bộ đến kho người mua; vì vậy khoảng cách từ decomposition đến kho sẽ được rút ngắn hơn
40 rất nhiều so với vận chuyển bằng đường sắt, từ đó giúp giảm thời gian vận chuyển hàng hóa trên toàn tuyến Đối với điều kiện Incoterms được áp dụng là DPU, thì hàng hóa đến tay người mua càng nhanh sẽ càng giảm được những rủi ro phát sinh cho phía người bán Nhìn chung, đây là phương án vận tải phù hợp nhất để lựa chọn khi căn cứ vào mức độ tối ưu về thời gian và chi phí
⇒ Do đó chọn tuyến thứ 1
Bảng 2.16 Đánh giá hoạt động tổ chức IMTO của tuyến 1 lô hàng xuất khẩu Việt Nam – Hoa Kì
Chỉ tiêu Đặt ra Thực tế
DOT 93% (27 đến 33 ngày) 97% (27 ngày 16,5 giờ)
Bảng 2.17 So sánh chi phí và thời gian các phương án nhập khẩu
Dựa vào số liệu bảng trên ta có nhận xét như sau:
Tuyến 2 có thời gian vận chuyển ngắn nhất là 212h với chi phí cao nhất là 1531 USD Tuyến này chủ yếu đi bằng đường biển và ghé qua Hong Kong sau đó mới về
Hải Phòng nên thời gian sẽ ngắn hơn rất nhiều so với đi thẳng từ Tokyo về Hải Phòng với thời gian là 283h và chi phí là 1444 USD
Tuyến thứ 3 mặc dù thời gian vận chuyển tương đối nhanh là 237h nhưng đường đi khá phức tạp, ghé vào cảng Thượng Hải sau đó đi bằng đường sắt từ Trung Quốc về Việt Nam trải qua 2 lần chuyển tải thủ tục phức tạp nên chi phí khá đắt đỏ Do đó sẽ loại tuyến 3 sẽ không phải lựa chọn tối ưu
Tuyến 2 so với tuyến 1: nhanh hơn gần 3 ngày và chi phí cao hơn 87 USD Nhưng vì thời hạn giao hàng là 15 ngày nên tuyến 1 hoàn toàn khả quan và tiết kiệm được
87 USD so với chọn tuyến 2
⇒ Do đó chọn tuyến thứ 1
Bảng 2.18 Đánh giá hoạt động tổ chức IMTO của tuyến 1 lô hàng nhập khẩu Nhật Bản – Việt Nam
Chỉ tiêu Đặt ra Thực tế
Lập chứng từ vận tải
Bộ chứng từ vận chuyển cho cả hai lô hàng xuất, nhập khẩu bao gồm:
Vận đơn vận tải đa phương thức (FWB)
Hóa đơn thương mại (commercial Invoice)
Hợp đồng mua bán (sales contract)
Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin)
Tờ khai hải quan (customs declaration)
Giấy thông báo hàng đến (arrival notice)
Hình 2.13 Vận đơn vận tải đa phương thức của lô hàng xuất khẩu
Hình 2.14 Vận đơn vận tải đa phương thức của lô hàng nhập khẩu
Giả sử giải quyết tình huống khi có khiếu nại và mức giới hạn trách nhiệm tối đa 44 1 Lô hàng xuất khẩu
Chế độ trách nhiệm thống nhất
Bảng 2.19 Giải quyết tình huống khi có khiếu nại và mức giới hạn trách nhiệm tối đa đối với lô hàng xuất khẩu
Hư hỏng Mất mát Thiếu hàng
Trong quá trình vận tải xảy ra hỏa hoạn, mặc dù hàng hóa không bị cháy nhưng do nhiệt độ xung quanh cao nên chất lượng hàng bị ảnh hưởng đáng kể, cụ thể là 10 kiện hàng
Hàng hóa bị rơi xuống biển toàn bộ trong quá trình xếp dỡ hàng tại cảng đến do cầu trục xếp dỡ container gặp vấn đề
Người mua nhận thiếu 10 kiện hàng do bị “rút ruột container” trong quá trình vận chuyển từ cảng đích tới kho người mua khi kẹp chì vẫn còn
Người bán Người bán Người bán
87/2009/NĐ-CP về vận tải đa phương thức
Nghị định số 87/2009/NĐ- CP về vận tải đa phương thức
2005 và Nghị định số 87/2009/NĐ-CP về vận tải đa phương thức
Nguyên nhân gây hư hỏng hàng nằm trong các trường hợp được miễn trừ trách nhiệm theo Điều 22 Khoản 7
87/2009/NĐ-CP nên nhà vận tải được miễn trách nhiệm bồi thường
Nhà vận tải gửi đơn khiếu nại tới hãng tàu để yêu cầu bồi thường
Nguyên nhân gây mất hàng không thuộc các trường hợp được miễn trừ trách nhiệm theo Điều 22 Nghị định số 87/2009/NĐ-
CP, nên nhà vận tải phải thương lượng với người bán về mức bồi thường theo Điều 24 Nghị định số 87/2009/NĐ-CP
Nhà vận tải nhận tiền bồi thường từ hãng tàu và gửi lại cho người bán để người bán giải quyết với người mua
Thương lượng với người bán về chi phí vận chuyển số hàng còn thiếu
Sau khi thỏa thuận, yêu cầu nhà vận tải phải giao số hàng còn thiếu trong vòng
10 ngày kể từ ngày thỏa thuận được ghi trong hợp đồng
Nếu không thể giao số hàng còn thiếu đúng theo thỏa thuận thì phải bồi thường tổn thất cho người bán theo Khoản 5 Điều 24 Nghị định số 87/2009/NĐ-CP
Tính theo số kiện hàng bị mất mát
Mức bồi thường: 666.67 SDR x 560 = 373,335.2 SDR
Chi phí vận tải để giao số hàng còn thiếu hoặc bồi thường thiệt hại không vượt quá 2,351 USD
Theo điều kiện DPU incoterms 2020, người bán hàng chịu mọi rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng của hàng hóa để đưa hàng tới điểm đến được chỉ định và dỡ xuống, không bắt buộc phải mua bảo hiểm hàng hóa Tuy nhiên, tuyến đường vận chuyển hàng hóa đã lựa chọn ở mục 2.5 đi qua vùng biển Thái Bình Dương và vận chuyển đường bộ phía bên Mỹ với
46 quãng đường và thời gian vận chuyển kéo dài nên khả năng xảy ra tai nạn khá lớn Vì vậy, người bán nên mua bảo hiểm để bảo vệ lợi ích của mình trong trường hợp xảy ra sự cố Với khoảng cách và thời thời gian vận chuyển như vậy, người bán nên lựa chọn mua bảo hiểm hàng hóa loại A Bảo hiểm hàng hóa loại A sẽ bồi thường cho người bán hầu hết các rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng xảy ra với đối tượng được bảo hiểm Số tiền bồi thường sẽ tương ứng với mức độ hư hỏng của hàng hóa Chi phí bảo hiểm chiếm 0,5% giá trị lô hàng
Chế độ trách nhiệm thống nhất
Bảng 2.20 Giải quyết tình huống khi có khiếu nại và mức giới hạn trách nhiệm tối đa đối với lô hàng nhập khẩu
Hư hỏng Mất mát Giao hàng chậm
Trong quá trình rút hàng tại cảng để vận chuyển về kho, Người vận chuyển làm thất lạc 5 đơn vị sản phẩm Đến khi nhận hàng người mua phát hiện giao thiếu 5 sản phẩm
Trong quá trình vận chuyển trên biển, tàu gặp bão lớn khiến toàn bộ tàu chìm và hàng hóa bị mất toàn bộ
Do sự chểnh mảng của thuyền trưởng, thuyền viên, hoa tiêu hoặc người làm công cho người vận chuyển trong điều hành và quản trị tàu dẫn đến hàng hóa đến tay khách hàng chậm vào ngày 10/05/2023
( trong khi ngày cam kết giao hàng là
Người mua Người mua Người mua
87/2009/NĐ-CP về vận tải đa phương thức
Nghị định số 87/2009/NĐ- CP về vận tải đa phương thức
Nghị định số 87/2009/NĐ-CP về vận tải đa phương thức
- Thương lượng với người bán về chi phí vận chuyển số hàng còn thiếu
- Sau khi thỏa thuận, yêu cầu nhà vận tải phải giao số hàng còn thiếu trong vòng 10 ngày kể từ ngày thỏa thuận được ghi trong hợp đồng
- Nếu không thể giao số hàng còn thiếu đúng theo thỏa thuận thì phải bồi thường tổn thất cho người bán theo Khoản
- Nguyên nhân gây mất hàng thuộc khoản
1 Điều 22 Nghị định số 87/2009/NĐ-CP, do trường hợp bất khả kháng nên nhà vận tải được miễn trừ trách nhiệm
Theo khoản 7 Điều 24 Nghị định số
87/2009/NĐ-CP Người vận tải đa phương thức được miễn trừ trách nhiệm
Chi phí vận tải để giao số hàng còn thiếu hoặc bồi thường thiệt hại không vượt quá 1,444 USD
Kết luận
Trong bài nghiên cứu này, chúng em đã tìm hiểu về chi phí, khoảng cách, thời gian của các tuyến đường vận tải hàng hóa từ Hải Phòng Chúng em đã sử dụng các phương pháp thu thập dữ liệu từ các nguồn tin cậy và phân tích dữ liệu bằng các công cụ thống kê Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt lớn về chi phí, khoảng cách, thời gian giữa các tuyến đường vận tải khác nhau Các yếu tố như số lượng hàng hóa, khoảng cách vận chuyển, loại hàng hóa, kích thước và khối lượng hàng hóa cũng ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển Để lựa chọn phương thức vận tải phù hợp, các nhà vận tải cần cân nhắc đến các tiêu chí như tốc độ, an toàn, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững Nghiên cứu này đưa ra được những kiến nghị, gợi ý cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa từ Hải
Phòng để lựa chọn phương thức vận tải phù hợp với nhu cầu và ngân sách của họ Nâng cao được kỹ năng nghiên cứu khoa học, kỹ năng thu thập và xử lý dữ liệu, kỹ năng viết báo cáo và trình bày kết quả nghiên cứu