Trên cơ sở bản chất của BCTC nói chung: ta thấybản chất của BCTC áp dụng cho đơn vị HCSN cũng được xem như là một sảnphẩm của kế toán dưới dạng tài liệu báo cáo tổng hợp được soạn thảo đ
Trang 1HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
CHỦ ĐỀ:
BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHỆP
Trang 2Mục lục
I Giới thiệu về báo cáo tài chính 4
II Hệ thống báo cáo tài chính của các đơn vị hành chính sự nghiệp 5
1 Đối tượng lập báo cáo tài chính 5
2 Mục đích lập báo cáo tài chính 5
3 Nguyên tắc, yêu cầu lập báo cáo tài chính 6
3.1 Nguyên tắc 6
3.2 Yêu cầu 6
4 Trách nhiệm của các đơn vị trong việc lập báo cáo tài chính 6
5 Kỳ lập báo cáo tài chính 8
5.1 Nội dung của báo cáo tài chính 8
5.2 Thời hạn nộp báo cáo tài chính 9
6 Danh mục báo cáo tài chính 9
6.1 Hệ thống báo cáo tài chính đầy đủ với các đơn vị thực hiện gồm 04 báo cáo 10
6.1.1 Báo cáo tình hình tài chính (Mẫu số B01/BCTC) 10
6.1.2 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03/BCTC) 11
6.1.3 Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B04/BCTC) 15
b.4 Đơn vị phải trình bày các thông tin sau trong phần thuyết minh báo cáo tài chính: 17
6.2 Báo cáo tài chính giản đơn gồm 01 báo cáo (Mẫu số 05/BCTC) 18
6.2.1 Mục đích 18
6.2.2 Nguyên tắc trình bày 18
6.2.3 Cơ sở để lập Báo cáo tình hình tài chính 18
7 Điểm khác nhau giữa báo cáo tài chính của các đơn vị HCSN và doanh nghiệp 19
Trang 5I Giới thiệu về báo cáo tài chính
Đơn vị HCSN là một bộ phận của khu vực công được nhà nước thànhlập nhằm mục đích thực hiện nhiệm vụ chuyên môn cung cấp các dịch vụ côngcho xã hội
Khu vực công là khu vực bao gồm các cơ quan nhà nước, các tổ chức, doanhnghiệp chịu sự kiểm soát của Nhà nước và cả hệ thống ngân hàng của nhà nước,tuy nhiên mỗi quốc gia có một mô hình khu vực công khác nhau tùy vào cácchính sách của Nhà nước, thể chế chính trị của mỗi quốc gia Nhưng nhìn chungkhu vực công là một bộ phận không thể thiếu trong nền kinh tế quốc gia giúp nhànước thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước, phân phối thu nhập và cung cấpcác dịch vụ công cho xã hội Trên cơ sở bản chất của BCTC nói chung: ta thấybản chất của BCTC áp dụng cho đơn vị HCSN cũng được xem như là một sảnphẩm của kế toán dưới dạng tài liệu báo cáo tổng hợp được soạn thảo định kỳ dựatrên việc phân tích xử lý số liệu từ các hoạt động lịch sử, sản phẩm này cũng phảiđược thiết kế theo cấu trúc mẫu biểu nhất định phù hợp với nguyên tắc và quyđịnh của kế toán và đặc biệt mang tính chất công khai, minh bạch, với mục đíchthông qua BCTC này cung cấp thông tin hữu ích nhất, thỏa mãn nhu cầu của cácđối tượng sử dụng khác nhau liên quan đến việc phân bổ và sử dụng ngân sáchnhà nước và các nguồn quỹ khác của nhà nước Mặt khác mục đích chính củaBCTC áp dụng cho các đơn vị HCSN là để tổng hợp và trình bày một cách tổngquát, toàn diện tình hình tài sản, tình hình cấp phát, tiếp nhận và sử dụng kinh phíNgân sách của Nhà nước, kinh phí viện trợ cũng như là tổng hợp tình hình thu,chi và kết quả hoạt động của các đơn vị HCSN trong kỳ kế toán Trên cơ sở đóBCTC của đơn vị HCSN có thể cung cấp thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu giúpcho việc kiểm tra, kiểm soát các khoản chi, quản lý tài sản của Nhà nước, việcđánh giá tình hình và thực trạng hoạt động của mỗi đơn vị nói riêng và toàn xã hội
Trang 6các khoản thu một cách hợp lý, từ đó định ra được đường lối phát triển xã hộiđúng đắn và lành mạnh Vì vậy với mục đích này thì vai trò của BCTC áp dụngcho các đơn vị HCSN không chỉ có các vai trò cơ bản của BCTC nói chung, màcòn có những vai trò quan trọng đặc biệt khác đối với các đối tượng là: cơ quanquản lý nhà nước, công chúng, và các tổ chức tài trợ, viện trợ Đối với Cơ quanquản lý nhà nước: như Chính phủ, Bộ, Ban, Ngành, Kho bạc…thì BCTC này làcăn cứ quan trọng giúp cho cơ quan Nhà nước, và lãnh đạo các đơn vị kiểm tra,giám sát điều hành hoạt động của đơn vị, và kiểm tra các đơn vị HCSN có thựchiện đúng chức năng và nhiệm vụ của mình do nhà nước giao hay không? Có sửdụng các nguồn lực tài chính phù hợp với quy định của pháp luật và có hiệu quảhay không? Có giúp Nhà nước hoàn thành các mục tiêu đối với công chúng haykhông? Giúp cho Nhà nước kiểm tra việc phân bổ các khoản thu và cấp kinh phí
có hiệu quả hay không?
II Hệ thống báo cáo tài chính của các đơn vị hành chính sự nghiệp
1 Đối tượng lập báo cáo tài chính
Sau khi kết thúc kỳ kế toán năm, các đơn vị hành chính, sự nghiệp phải khóa
sổ và lập báo cáo tài chính để gửi cơ quan có thẩm quyền và các đơn vị có liênquan theo quy định
2 Mục đích lập báo cáo tài chính
Để tổng hợp và thuyết minh về tình hình tài chính và kết quả hoạt động củađơn vị kế toán
Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kết quảhoạt động tài chính và các luồng tiền từ hoạt động của đơn vị, cung cấp chonhững người có liên quan để xem xét và đưa ra các quyết định về các hoạt độngtài chính, ngân sách của đơn vị
Trang 7Thông tin báo cáo tài chính giúp cho việc nâng cao trách nhiệm giải trình củađơn vị về việc tiếp nhận và sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật.Thông tin báo cáo tài chính của đơn vị hành chính, sự nghiệp là thông tin cơ
sở để hợp nhất báo cáo tài chính của đơn vị cấp trên
3 Nguyên tắc, yêu cầu lập báo cáo tài chính
3.1 Nguyên tắc
Việc lập báo cáo tài chính phải được căn cứ vào số liệu kế toán sau khi khóa
sổ kế toán Báo cáo tài chính phải được lập đúng nguyên tắc, nội dung, phươngpháp theo quy định và được trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán, trường hợpbáo cáo tài chính trình bày khác nhau giữa các kỳ kế toán thì phải thuyết minh rõ
lý do
Báo cáo tài chính phải có chữ ký của người lập, kế toán trưởng và thủ trưởngcủa đơn vị kế toán Người ký báo cáo tài chính phải chịu trách nhiệm về nội dungcủa báo cáo
3.2 Yêu cầu
Báo cáo tài chính phải được phản ánh một cách trung thực, khách quan vềnội dung và giá trị các chỉ tiêu báo cáo; trình bày theo một cấu trúc chặt chẽ, có hệthống về tình hình tài chính, kết quả hoạt động và các luồng tiền từ hoạt động củađơn vị
Báo cáo tài chính phải được lập kịp thời, đúng thời gian quy định đối vớitừng loại hình đơn vị, trình bày rõ ràng, dễ hiểu, chính xác thông tin, số liệu kếtoán
Thông tin, số liệu báo cáo phải được phản ánh liên tục, số liệu của kỳ nàyphải kế tiếp số liệu của kỳ trước
Trang 84 Trách nhiệm của các đơn vị trong việc lập báo cáo tài chính
(1) Đơn vị hành chính, sự nghiệp do địa phương quản lý, không có đơn vị cấp trênthì nộp báo cáo cho cơ quan Tài chính cùng cấp và KBNN nơi giao dịch
Đơn vị hành chính, sự nghiệp do trung ương quản lý, không có đơn vị cấp trên thìnộp báo cáo cho cơ quan Tài chính cùng cấp và KBNN (Cục kế toán nhà nước).(2) Các đơn vị sự nghiệp có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải nộpthuế theo quy định về pháp luật thuế thì phải nộp báo cáo tài chính cho cơ quanThuế
a) Các đơn vị hành chính, sự nghiệp phải lập báo cáo tài chính năm theo mẫu biểuban hành tại Thông tư 107/2017/TT-BTC; trường hợp đơn vị hành chính, sựnghiệp có hoạt động đặc thù được trình bày báo cáo theo chế độ kế toán do BộTài chính ban hành cụ thể hoặc đồng ý chấp thuận
b) Các đơn vị hành chính, sự nghiệp lập báo cáo tài chính theo biểu mẫu đầy đủ,trừ các đơn vị kế toán dưới đây có thể lựa chọn để lập báo cáo tài chính đơn giản:
Đối với cơ quan nhà nước thỏa mãn các điều kiện:
- Phòng, cơ quan tương đương phòng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, chỉđược giao dự toán chi ngân sách nhà nước chi thường xuyên;
- Không được giao dự toán chi ngân sách nhà nước chi đầu tư phát triển, chi
từ vốn ngoài nước; không được giao dự toán thu, chi phí hoặc lệ phí;
- Không có cơ quan, đơn vị trực thuộc
Đối với đơn vị sự nghiệp công lập thỏa mãn các điều kiện:
Trang 9- Đơn vị sự nghiệp công lập được cấp có thẩm quyền phân loại là đơn vị sựnghiệp do ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên (theo chứcnăng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, không có nguồn thu, hoặc nguồnthu thấp);
- Không được bố trí dự toán chi ngân sách nhà nước chi đầu tư phát triển, chi
từ vốn ngoài nước; không được giao dự toán thu, chi phí hoặc lệ phí;
- Không có đơn vị trực thuộc
c) Đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị cấp dưới không phải là đơn vị kế toánphải lập báo cáo tài chính tổng hợp, bao gồm số liệu của đơn vị mình và toàn bộthông tin tài chính của các đơn vị cấp dưới, đảm bảo đã loại trừ tất cả số liệu phátsinh từ các giao dịch nội bộ giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới và giữa cácđơn vị cấp dưới với nhau (các đơn vị cấp dưới trong quan hệ thanh toán nội bộnày là các đơn vị hạch toán phụ thuộc và chỉ lập báo cáo tài chính gửi cho cơquan cấp trên để tổng hợp (hợp nhất) số liệu, không phải gửi báo cáo tài chính chocác cơ quan bên ngoài)
5 Kỳ lập báo cáo tài chính
- Đơn vị phải lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ kế toán năm theo quy địnhcủa Luật Kế toán
5.1 Nội dung của báo cáo tài chính
Lập báo cáo tài chính tại các đơn vị hành chính sự nghiệp là một trongnhững quy định mới nên các vấn đề liên quan đến nội dung báo cáo tài chính vàthời hạn nộp ra sao luôn thu hút được sự chú ý của dư luận Theo quy định tạiThông tư số 107/2017/TT-BTC, đơn vị hành chính, sự nghiệp nộp báo cáo tàichính cho đơn vị kế toán cấp trên hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền các báocáo tài chính năm theo quy định tại Thông tư này
Trang 10Trong quá trình lập, chú trọng hoàn thiện các quy định về yêu cầu thông tintrình bày trên báo cáo tài chính và các nguyên tắc lập báo cáo tài chính, phù hợpvới chuẩn mực kế toán công và thông lệ quốc tế Cụ thể, các yêu cầu thông tin cơbản gồm: Dễ hiểu, phù hợp, đáng tin cậy, trọng yếu, trung thực, khách quan và sosánh được; Các nguyên tắc cơ bản lập báo cáo tài chính bao gồm: Trình bày nhấtquán (cơ sở và kỳ kế toán), liên tục, trọng yếu, hợp nhất và loại trừ các giao dịchnội bộ, điều chỉnh hồi tố các sai sót.
5.2 Thời hạn nộp báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính năm của đơn vị hành chính, sự nghiệp phải được nộp cho
cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc đơn vị cấp trên trong thời hạn 90 ngày, kể
từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm theo quy định của pháp luật Đơn vị hành chính,
sự nghiệp do địa phương quản lý, không có đơn vị cấp trên thì nộp báo cáo cho cơquan Tài chính cùng cấp và Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch Đơn vị hành chính,
sự nghiệp do trung ương quản lý, không có đơn vị cấp trên thì nộp báo cáo cho cơquan tài chính cùng cấp và Kho bạc Nhà nước (Cục Kế toán Nhà nước) Các đơn
vị sự nghiệp có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải nộp thuế theo quyđịnh về pháp luật thuế thì phải nộp báo cáo tài chính cho cơ quan thuế
Báo cáo tài chính được công khai theo quy định của pháp luật về kế toán vàcác văn bản có liên quan
6 Danh mục báo cáo tài chính
- Nguyên tắc trình bày: Đơn vị phải trình bày các chỉ tiêu theo mẫu quy định,khi lập báo cáo chỉ tiêu nào không có phát sinh thì bỏ trống phần số liệu Trườnghợp đơn vị có các hoạt động đặc thù mà các chỉ tiêu trên báo cáo chưa phản ánhđược thì có thể bổ sung thêm chỉ tiêu nhưng phải được chấp thuận của Bộ tàichính
Trang 116.1 Hệ thống báo cáo tài chính đầy đủ với các đơn vị thực hiện gồm 04 báo cáo
6.1.1 Báo cáo tình hình tài chính (Mẫu số B01/BCTC)
a Mục đích
Báo cáo tình hình tài chính là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quáttoàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản của đơn vị kế toán tạithời điểm 31/12 hàng năm, bao gồm tài sản hình thành từ nguồn NSNN cấp;nguồn thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ; nguồn thu phí (phần đượckhấu trừ để lại đơn vị theo quy định) và các nguồn vốn khác tại đơn vị
Số liệu trên Báo cáo tình hình tài chính cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện cócủa đơn vị theo cơ cấu của tài sản và cơ cấu nguồn vốn hình thành tài sản Căn cứvào Báo cáo tình hình tài chính có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình tàichính của đơn vị
Trang 12b Nguyên tắc trình bày
Đơn vị phải trình bày các chỉ tiêu theo mẫu quy định, mẫu này áp dụngchung cho cả đơn vị hành chính và đơn vị sự nghiệp, khi lập báo cáo chỉ tiêu nàokhông có phát sinh thì bỏ trống phần số liệu
Trường hợp đơn vị có các hoạt động đặc thù mà các chỉ tiêu trên mẫu báocáo chưa phản ánh được thì có thể bổ sung thêm chỉ tiêu nhưng phải được sự chấpthuận của Bộ Tài chính
c Cơ sở để lập Báo cáo tình hình tài chính
- Nguồn số liệu để lập Báo cáo tình hình tài chính là số liệu trên sổ kế toántổng hợp và các sổ kế toán chi tiết tài khoản
- Báo cáo tình hình tài chính kỳ trước
6.1.2 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03/BCTC)
a Mục đích
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ xác định nguồn tiền vào, các khoản mục chi rabằng tiền trong năm báo cáo và số dư tiền tại ngày lập báo cáo, nhằm cung cấpthông tin về những thay đổi của tiền tại đơn vị
Thông tin về lưu chuyển tiền tệ của đơn vị rất hữu ích trong việc cung cấp chongười sử dụng báo cáo tài chính về mục đích giải trình và ra quyết định, cho phépngười sử dụng báo cáo tài chính đánh giá việc đơn vị tạo ra tiền để phục vụ chocác hoạt động của mình và cách thức đơn vị sử dụng số tiền đó
b Nguyên tắc trình bày
b.1 Phương pháp lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hướng dẫn cho các giaodịch phổ biến nhất, trường hợp đơn vị phát sinh các giao dịch chưa có hướng dẫn
Trang 13thì phải căn cứ vào bản chất của giao dịch để trình bày các luồng tiền một cáchphù hợp.
b.2 Luồng tiền trình bày trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là luồng vào vàluồng ra của tiền Tiền bao gồm tiền mặt tại quỹ và tiền gửi không kỳ hạn Cácluồng tiền không bao gồm các chuyển dịch nội bộ giữa các khoản tiền trong đơnvị
b.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ phải phân loại luồng tiền theo 3 hoạt động:hoạt động chính, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính Việc phân loại các hoạtđộng nhằm cung cấp thông tin cho phép người sử dụng báo cáo đánh giá ảnhhưởng của các hoạt động này lên tình hình tài chính cũng như lượng tiền của đơnvị:
- Hoạt động tài chính là các hoạt động tạo ra sự thay đổi về quy mô và cơcấu vốn chủ sở hữu và vốn vay của đơn vị trong trường hợp đơn vị được phép đivay hoặc có các hoạt động đầu tư tài chính
- Hoạt động đầu tư là hoạt động mua sắm, xây dựng, thanh lý, chuyểnnhượng các tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác
- Hoạt động chính là các hoạt động không phải hoạt động đầu tư hay hoạtđộng tài chính
Trường hợp đơn vị không thể phân biệt rõ ràng kinh phí được cấp giữa vốngóp, kinh phí xây dựng cơ bản hoặc kinh phí hoạt động thường xuyên thì đơn vị
có thể phân loại kinh phí hoặc ngân sách được cấp vào luồng tiền của hoạt độngchính và trình bày thông tin này trên thuyết minh báo cáo tài chính
b.4 Hoạt động chính:
Trang 14- Các luồng tiền từ hoạt động chính chủ yếu phát sinh từ những hoạt động cơbản tạo ra tiền của đơn vị Các luồng tiền chủ yếu từ hoạt động chính bao gồm:+ Tiền thu từ NSNN cấp cho đơn vị bao gồm kinh phí cấp cho hoạt độngthường xuyên, không thường xuyên của đơn vị.
+ Tiền thu từ nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài;
+ Tiền thu được từ các khoản phí, lệ phí;
+ Tiền thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và tiền thu kháccủa đơn vị
- Trường hợp một giao dịch liên quan đến các luồng tiền ở nhiều hoạt độngkhác nhau, như giao dịch thanh toán khoản vay (gốc và lãi) thì tiền lãi có thể đượcphân loại vào hoạt động chính còn gốc vay được phân loại vào hoạt động tàichính của đơn vị
b.5 Hoạt động đầu tư
Phản ánh các luồng tiền chi để hình thành tài sản được ghi nhận trên báo cáotình hình tài chính của đơn vị mới đủ tiêu chuẩn để xếp vào hoạt động đầu tư baogồm tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình và các tài sản dài hạn khác,luồng tiền chủ yếu từ hoạt động đầu tư gồm:
- Tiền thu từ thanh lý nhượng bán tài sản, thu từ các khoản đầu tư
- Tiền chi mua sắm, xây dựng, hình thành tài sản, thực hiện đầu tư
- Tiền chi đầu tư góp vốn của đơn vị đối với các đơn vị khác
b.6 Hoạt động tài chính
Đơn vị trình bày riêng biệt các luồng tiền từ hoạt động tài chính giúp cho