TÓM TẮTMục tiêu: Mô tả thực trạng thực hiện một số hoạt động chăm sóc ngườibệnh có mở khí quản của điều dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bìnhnăm 2023 và xác định một số yếu tố ảnh h
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
2.1.1 Nghiên c ứ u đị nh l ượ ng
Hoạt động chăm sóc NB có MKQ của điều dưỡng qua 4 quy trình kỹ thuật (QTKT): vỗ rung lồng ngực, hút đờm, thay băng mở khí qu ản, vệ sinh răng miệng tại Khoa Phẫu Thuật Thần Kinh - Cột Sống, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình.
- Hoạt động chăm sóc người bệnh có mở khí quản qua 4 QTKT: vỗ rung lồng ngực, hút đờm, thay băng mở khí quản, vệ sinh răng miệng của điều dưỡng tại Khoa Phẫu thuật Thần kinh - Cột sống, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình.
-Hoạt động thực hành được thực hiện bởi điều dưỡng học việc, sinh viên
- Hoạt động thực hành chăm sóc mà người thực hiện không thực hiện đầy đủ cả 4 QTKT trên NB.
- ĐD trực tiếp tham gia chăm sóc người bệnh MKQ tại thời điểm nghiên cứu
- Lãnh đạo khoa: là người chỉ đạo và chịu trách nhiệm chung mọi hoạt động của khoa.
Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 04 năm 2023 đến tháng 09 năm 2023
- Địa điểm nghiên cứu: Khoa Phẫu thuật Thần kinh - Cột sống, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình.
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp nghiên cứu định lượng và định tính.
Nghiên cứu định lượng tiến hành trước nhằm đánh giá hoạt động chăm sóc người bệnh MKQ của điều dưỡng Nghiên cứu định tính tiến hành sau để có được đánh giá, giải thích sâu hơn của người lãnh đạo, ĐD về một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc người bệnh MKQ của ĐD.
Cỡ mẫu
2.4.1 C ỡ m ẫ u cho nghiên c ứ u đị nh l ượ ng
Cỡ mẫu là số lần thưc hiện kỹ thuật chăm sóc của ĐD khoa Phẫu Thuật Thần Kinh - Cột Sống, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình.
Công thức tính cỡ mẫu: n= ( ⁄ ) × ×( )
Trong đó: n: Cỡ mẫu tối thiểu của 1 kỹ thuật
Z1-α/2 : Hệ số tin cậy, kiểm định 2 phía (=1,96) α: Mức ý nghĩa (=0,05) d: Sai số chấp nhận được của ước lượng, chọn d= 0,1 p: Ước lượng tỷ lệ làm đúng của QTKT
Theo nghiên cứu của Vũ Thị Én [10]:
Tỷ lệ thực hiện đạt của quy trình hút đờm là 76,6%, p= 0,766, từ đó ni
Tỷ lệ thực hiện đạt của quy trình vỗ rung lồng ngực là 30,9%, p=0,309, từ đó n
Tỷ lệ thực hiện đạt của quy trình thay băng canuyn mở khí quản là 51,4%, p=0,514, từ đó n
Tỷ lệ thực hiện đạt của quy trình vệ sinh răng miệng đặc biệt là 68,2%, p=0,682, từ đó n Để cỡ mẫu lớn nhất chúng tôi chọn p = 0,514, từ đó cỡ mẫu n = 96 Ước lượng tỷ lệ sai số trong quá trình thu thập số liệu là khoảng 10%.Vậy cỡ mẫu cần thu thập tối thiểu là 106 lần quan sát cho mỗi kỹ thuật.
Khoa Phẫu thuật Thần kinh - Cột sống hiện có 22 ĐD đang trực tiếp chăm sóc người bệnh MKQ, trên thực tế chúng tôi quan sát được 110 lần cho mỗi kỹ thuật (mỗi điều dưỡng quan sát 5 lần/kỹ thuật).
2.4.2 C ỡ m ẫ u cho nghiên c ứ u đị nh tính
Tổ chức 03 cuộc phỏng vấn sâu với 03 lãnh đạo khoa (LĐK) Phẫu Thuật Thần Kinh - Cột Sống.
-Tổ chức 02 cuộc thảo luận nhóm với 22 ĐD tham gia CSNB MKQ tại thời điểm nghiên cứu Các điều dưỡng Khoa Phẫu thuật Thần kinh - Cột sống đều là nữ và phần lớn > 30 tuổi, có trình độ chuyên môn chủ yếu là cao đẳng, do vậy chúng tôi chia thành 2 nhóm để thảo luận như sau:
- Thảo luận nhóm 1 (TLN1) gồm các ĐD có thâm niên trên 10 năm công tác.
- Thảo luận nhóm 2 (TLN2) gồm các ĐD có thâm niên dưới 10 năm công tác.
Phương pháp chọn mẫu
- Nghiên c ứ u đị nh l ượ ng: Chọn mẫu thuận tiện: Chọn số lần quan sát ĐD thực hiện 4 QTKT chăm sóc người bệnh có MKQ đang điều trị tại khoa Phẫu Thuật Thần Kinh - Cột Sống, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình trong thời gian nghiên cứu Lấy đối tượng nghiên cứu theo tiêu chuẩn lựa chọn.
- Nghiên c ứ u đị nh tính: chọn 3 LĐK, 22 ĐD tham gia trực tiếp chăm sóc người bệnh MKQ.
Biến số nghiên cứu
2.6.1 Các bi ế n s ố v ề thông tin cá nhân c ủ a đ i ề u d ưỡ ng
- Tuổi: được tính theo năm dương lịch, bằng cách 2023-năm sinh, chia làm 2 nhóm: < 30 tuổi và ≥ 30 tuổi.
- Trình độ chuyên môn: trình độ được đào tạo cao nhất theo mã ngạch được hưởng tại đơn vị công tác gồm cao đẳng, đại học điều dưỡng.
- Thâm niên công tác: tính theo thời gian bắt đầu làm công tác chuyên môn (theo năm), được chia thành 2 nhóm: ≤ 10 năm, > 10 năm.
- Thâm niên chăm sóc NB MKQ: tính theo thời gian bắt đầu chăm sóc
NB MKQ, được chia thành 2 nhóm: ≤ 10 năm, > 10 năm.
- Số NB phụ trách chăm sóc /ngày: theo sự phân công của điều dưỡng trưởng khoa Số lượng NB phụ trách của mỗi ĐD thay đổi theo ngày, được chia thành 2 nhóm, < 5 NB, ≥ 5 NB.
- Số NB có mở khí quản phụ trách chăm sóc/ngày: Theo sự phân công của điều dưỡng trưởng khoa Số lượng NB phụ trách của mỗi ĐD thay đổi theo ngày, được chia thành 2 nhóm, < 3 NB, ≥ 3 NB.
- Tham gia tập huấn chăm sóc người bệnh nặng: trong 12 tháng qua, điều dưỡng có được tham gia các lớp tập huấn về chăm sóc người bệnh nặng hay không, là biến nhị phân, có 2 giá trị: có và không.
- Số lần tham gia tập huấn: là biến định tính, có 2 giá trị:1 lần và > 1 lần.
2.6.2 Các bi ế n s ố v ề quy trình k ỹ thu ậ t
-Biến số về QTKT vỗ rung gồm 15 bước (phụ lục 3)
-Biến số về QTKT hút đờm gồm 17 bước (phụ lục 4)
-Biến số về QTKT thay băng mở khí quản gồm 16 bước (phụ lục 5)
-Biến số về QTKT vệ sinh răng miệng gồm 27 bước (phụ lục 6)
Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn
- Tiêu chuẩn đánh giá cho mỗi bước trong bảng kiểm
+Đạt: thực hiện đúng, đầy đủ nội dung mỗi bước được 1 điểm
+ Không đạt: thực hiện không đúng/không thực hiện đầy đủ được 0 điểm Điểm của mỗi bảng kiểm được tính bằng cách cộng điểm của tất cả các bước trong bảng kiểm đó.
- Tiêu chuẩn đánh giá thực hành đạt yêu cầu trong mỗi bảng kiểm
+ Đạt: thực hiện đầy đủ và đúng tất cả nội dung các bước trong bảng kiểm (0% tổng điểm của bảng kiểm)
+Không đạt: không thực hiện đầy đủ và đúng tất cả nội dung các bước trong bảng kiểm (< 100% tổng điểm của bảng kiểm)
Do bảng kiểm gồm nhiều bước và bước nào cũng cần thiết nhưng có những bước khi thực hiện không được phép sai sót, nếu không sẽ không có hiệu quả, làm tăng nguy cơ tai biến, biến chứng, thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng NB Do vậy, ĐD thực hiện đạt yêu cầu cần thực hiện đủ, đúng tất cả các bước trong bảng kiểm [10].
- Bảng kiểm QTKT vỗ rung gồm 15 bước
- Bảng kiểm QTKT hút đờm gồm 17 bước
- Bảng kiểm QTKT thay băng mở khí quản gồm 16 bước
- Bảng kiểm QTKT vệ sinh răng miệng: gồm 27 bước
Phương pháp thu thập số liệu
2.8.1.1 Nghiên c ứ u đị nh l ượ ng
Bộ công cụ thu thập số liệu gồm thông tin chung của ĐD và bảng kiểm quan sát ĐD thực hiện các hoạt động chăm sóc theo , một số nghiên cứu trước đây [10].
Phần 1: Thông tin chung của điều dưỡng
- Thâm niên chăm sóc người bệnh MKQ
- Số NB phụ trách chăm sóc/ngày
- Số NB có MKQ phụ trách chăm sóc/ngày
- Tham gia tập huấn NB nặng trong 12 tháng qua
- QTKT vỗ rung lồng ngực (phụ lục 3)
- QTKT hút đờm (phụ lục 4)
- QTKT thay băng mở khí quản (phụ lục 5)
- QTKT vệ sinh răng miệng đặc biệt (phụ lục 6)
Bộ công cụ thu thập số liệu:
-Phiếu hướng dẫn phỏng vấn sâu để phỏng vấn lãnh đạo khoa (Phụ lục 7)
- Phiếu hướng dẫn thảo luận nhóm để phỏng vấn các ĐD chăm sóc người bệnh MKQ (phụ lục 8).
Hai bộ phiếu hướng dẫn này có tham khảo nghiên cứu của Trần Thị Hiền Phi [17] nhưng có chỉnh sửa cho phù hợp với hoạt động chăm sóc người bệnh MKQ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình Ngoài ra, hai bộ phiếu hướng dẫn này đã được xin ý kiến chuyên gia: 1 chuyên gia là ThS chuyên ngành Ngoại khoa, đang công tác tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình, 2 chuyên gia là Thạc sĩ Điều dưỡng đang công tác tại Trường Đại học Y Dược Thái Bình Sau đó, bộ công cụ được chỉnh sửa phù hợp theo ý kiến của chuyên gia Kết quả, cả 3 chuyên gia đã đồng ý về nội dung được xây dựng trong bộ công cụ nghiên cứu.
2.8.2 Ti ế n hành thu th ậ p s ố li ệ u
2.8.2.1 Nghiên c ứ u đị nh l ượ ng
Bước 1: Thử nghiệm và hoàn thiện bộ công cụ Bộ công cụ sẽ được nghiên cứu thử tại địa bàn nghiên cứu và được điều chỉnh phù hợp trước khi tập huấn và thu thập số liệu.
Bước 2: Lựa chọn và tập huấn cho đội ngũ nghiên cứu viên
- Nhóm nghiên cứu gồm nghiên cứu viên và 5 sinh viên ĐD Trường Cao đẳng Y tế Thái Bình đang học tập tại khoa Phẫu thuật Thần kinh - Cột sống, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình Đây là những sinh viên có kết quả học tập tốt và đã được đào tạo thực hành thành thạo về các quy trình kỹ thuật: VRLN, hút đờm, thay băng MKQ, vệ sinh răng miệng tại khoa.
- Nội dung tập huấn: hướng dẫn cách lấy và ghi thông tin chung của ĐD Nhóm nghiên cứu sẽ nhận danh sách ĐD khoa tham gia nghiên cứu và mã số để giữ bí mật thông tin cá nhân, kết hợp lấy thông tin từ hồ sơ NB.
- Nhóm nghiên cứu sẽ được thực hành mẫu trước khi tiến hành nghiên cứu chính thức.
Bước 3: Tiến hành thu thập số liệu
- Hàng ngày điều tra viên cập nhật các chỉ định chăm sóc của người bệnh trong phiếu điều trị và kế hoạch chăm sóc của ĐD Kiểm tra họ tên, số buồng, số giường của người bệnh, chọn ngẫu nhiên người bệnh để quan sát để ĐD không biết sẽ quan sát trên người bệnh nào Điều tra viên tiến hành quan sát trực tiếp ĐD thực hiện QTKT dựa trên bảng kiểm có sẵn ở phòng bệnh, mỗi bảng kiểm quan sát ĐD thực hiện 1 lần, mỗi ĐD có thể được quan sát nhiều lần, mỗi lần thực hiện khoảng 10-30 phút, trong thời gian từ 8h - 16h (mỗi ĐD được quan sát 5 lần cho mỗi kỹ thuật) ĐD trực tiếp thực hiện các QTKT không được thông báo trước về việc quan sát.
- Sau khi hoàn thành phiếu quan sát người nghiên cứu thu lại kiểm tra và hoàn thiện phiếu Để đảm bảo tính khách quan khi lấy số liệu luôn có một giám sát viên cùng quan sát và ghi lại quan sát của mình và đối chiếu với phiếu của điều tra viên Phiếu có sự đánh giá thiếu trung thực sẽ không được nhận Các phiếu thu về được bảo quản cẩn thận, sau đó tiến hành xử lý số liệu.
- Phỏng vấn sâu: nghiên cứu viên đặt lịch hẹn người được phỏng vấn, tiến hành phỏng vấn lãnh đạo các khoa Các cuộc phỏng vấn này đã được thực hiện vào thời gian thích hợp theo lịch hẹn tại phòng làm việc của người được phỏng vấn và có tiến hành ghi âm Nguồn số liệu này do nghiên cứu viên trực tiếp phỏng vấn, ghi biên bản phỏng vấn và gỡ băng.
- Thảo luận nhóm: thảo luận nhóm tập trung đã được thực hiện với các đối tượng là ĐD trực tiếp chăm sóc người bệnh MKQ Các cuộc thảo luận nhóm này được tổ chức tại phòng giao ban của BV Mỗi cuộc thảo luận nhóm đều do nghiên cứu viên chủ trì, một thư ký để ghi chép lại diễn biến của cuộc thảo luận và ghi âm cuộc thảo luận.
Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
2.9.1 S ố li ệ u đị nh l ượ ng
-Số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0
-Các số liệu được trình bày dưới dạng số lượng và tỷ lệ phần trăm (%), Khi bình phương, tỷ suất chênh OR và khoảng tin cậy 95% để tìm hiểu mối liên quan giữa các đặc điểm cá nhân của điều dưỡng và việc thực hiện các QTKT chăm sóc người bệnh có MKQ, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê đánh giá ở ngưỡng xác suất p < 0,05.
Các cuộc phỏng vấn sâu được ghi âm và gỡ băng Thông tin từ các cuộc thảo luận nhóm được phân tích bằng phương pháp phân tích theo chủ đề, những ý kiến tiêu biểu được trích dẫn minh họa trong phần kết quả nghiên cứu.
2.10 Sai số và biện pháp khắc phục
- Sai số do kĩ năng quan sát ĐD thực hiện các QTKT của các điều tra viên còn hạn chế.
- Nghiên cứu định tính có thể có hạn chế về thông tin do kỹ năng điều hành thảo luận, ý kiến của đối tượng mang tính chủ quan.
- Điều tra viên được tập huấn để tránh mắc sai sót thông tin do kỹ năng thu thập số liệu không đồng nhất giữa các điều tra viên.
- Có nghiên cứu viên giám sát quá trình thu thập số liệu để đảm bảo tính khách quan, trung thực.
- Bộ công cụ được thử nghiệm trước khi thu thập số liệu chính thức tại khoa
-Rà soát lại thông tin sau khi nhập số liệu.
- Thông báo trước lịch phỏng vấn với các đối tượng nghiên cứu để các đối tượng sắp xếp thời gian, giải thích rõ mục đích của nghiên cứu, tính bảo mật của nghiên cứu, tạo không khí thoải mái, cởi mở trong quá trình thực hiện.
2.11 Vấn đề của đạo đức nghiên cứu
- Nghiên cứu được thực hiện sau khi Hội đồng Khoa học và Đạo đức Trường Đại học thông qua ngày 18 tháng 4 năm 2023 giấy chứng nhận số 885/ GCN – HĐĐĐ và được tiến hành với sự đồng ý của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình.
-Các đối tượng tham gia nghiên cứu được nghiên cứu viên giải thích rõ về mục đích nghiên cứu Sự tham gia của đối tượng là hoàn toàn tự nguyện,được thể hiện trong bản đồng thuận tham gia nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu có thể rút lui khỏi nghiên cứu bất cứ lúc nào mà không ảnh hưởng đến họ theo bất kì hình thức nào Toàn bộ thông tin của đối tượng nghiên cứu được giữ bí mật và mọi thông tin đều được mã hóa.
Vấn đề của đạo đức nghiên cứu
3.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
B ả ng 3.1 Đặ c đ i ể m cá nhân c ủ a đ i ề u d ưỡ ng (n") Đặc điểm Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Trình độ chuyên Cao đẳng 19 86,4 môn Đại học 3 13,6
Thâm niên công ≤ 10 năm 10 45,5 tác > 10 năm 12 54,5
Thâm niên chăm ≤ 10 năm 10 45,5 sóc NB MKQ
Số NB phụ trách < 5 5 22,7 chăm sóc/ngày ≥ 5 17 77,3
Số NB MKQ < 3 16 72,7 phụ trách chăm
Tham gia tập Có 22 100 huấn NB nặng Không 0 0,0
Số lần tham gia 1 lần 9 40,9 tập huấn > 1 lần 13 59,1
Phần lớn điều dưỡng ≥ 30 tuổi (86,4%), và có trình độ cao đẳng(86,4%) Tỷ lệ điều dưỡng có thâm niên công tác và thâm niên chăm sóc NBMKQ > 10 năm đều chiếm tỷ lệ 54,5% Đa số điều dưỡng phụ trách chăm sóc
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
B ả ng 3.1 Đặ c đ i ể m cá nhân c ủ a đ i ề u d ưỡ ng (n") Đặc điểm Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Trình độ chuyên Cao đẳng 19 86,4 môn Đại học 3 13,6
Thâm niên công ≤ 10 năm 10 45,5 tác > 10 năm 12 54,5
Thâm niên chăm ≤ 10 năm 10 45,5 sóc NB MKQ
Số NB phụ trách < 5 5 22,7 chăm sóc/ngày ≥ 5 17 77,3
Số NB MKQ < 3 16 72,7 phụ trách chăm
Tham gia tập Có 22 100 huấn NB nặng Không 0 0,0
Số lần tham gia 1 lần 9 40,9 tập huấn > 1 lần 13 59,1
Phần lớn điều dưỡng ≥ 30 tuổi (86,4%), và có trình độ cao đẳng(86,4%) Tỷ lệ điều dưỡng có thâm niên công tác và thâm niên chăm sóc NBMKQ > 10 năm đều chiếm tỷ lệ 54,5% Đa số điều dưỡng phụ trách chăm sóc
≥ 5 NB/ngày (77,3%), tỷ lệ điề u dưỡng phụ trách chăm sóc < 3 NBMKQ/ngày chiếm 72,7% Tất cả điều dưỡng trong nghiên cứu đều đã tham gia tập huấn chăm sóc người bệnh nặng (100%), trong đó tỷ lệ điều dưỡng đã tham gia tập huấn > 1 lần là 59,1%.
Thực trạng thực hiện một số hoạt động chăm sóc người bệnh có mở khí quản của điều dưỡng
mở khí quản của điều dưỡng
B ả ng 3.2 K ế t qu ả th ự c hi ệ n quy trình v ỗ rung l ồ ng ng ự c (n0)
2 Chuẩn bị người điều dưỡng
2.1 Điều dưỡng đầy đủ trang phục 110 100,0
3.1 Dung dịch vệ sinh tay hoặc găng tay sạch 110 100,0 3.2 Hồ sơ bệnh án hoặc phiếu chăm sóc 110 100,0
4.1 Điều dưỡng đi găng (nếu cần) 110 100,0 Đặt người bệnh ở tư thế thích hợp: vỗ trước, rung sau
4.2 Vỗ: điều dưỡng chụm các ngón tay, khum lòng 2 110 100,0 bàn tay
4.3 Vỗ đúng kỹ thuật, đúng lực 110 100,0
4.4 Vỗ nhẹ nhàng đều đặn dịch chuyển trên lồng 110 100,0 ngực hoặc lung
4.5 Vỗ liên tục khoảng 10 phút rồi chuyển sang rung 87 79,1 4.6 Kỹ thuật rung: điều dưỡng duỗi bàn tay, đặt bàn 89 80,9 tay lên thành ngực hoặc vùng lưng (nếu rung ở lưng)
4.8 Giúp người bệnh trở về tư thế thoải mái 108 98,2
5.1 Tháo găng (nếu đi găng), vệ sinh tay 104 94,5
Một số bước QT vỗ rung lồng ngực điều dưỡng thực hiện không đạt tỷ lệ cao gồm: rung khoảng 10 phút (47,3%), vỗ liên tục khoảng 10 phút rồi chuyển sang rung (79,1%), kỹ thuật rung: điều dưỡng duỗi bàn tay, đặt bàn tay lên thành ngực hoặc vùng lưng (nếu rung ở lưng) (80,9%), vệ sinh tay (84,5%) Kết quả thảo luận nhóm cho thấy: “trong các kỹ thuật điều dưỡng hàng ngày chăm sóc người bệnh thì chị thấy kỹ thuật vỗ rung là mất nhiều thời gian nhất, nếu muốn làm chuẩn quy trình thì phải tầm 20 đến 30 phút, mà khoa thì nhiều việc, đông người bệnh nên không thể làm đầy đủ các bước được” (ĐD3 -
TLN1), “điều dưỡng ở khoa thì ai cũng được tập huấn về chăm sóc người bệnh MKQ hết, chỉ là nhiều việc quá nên khi thực hiện kỹ thuật mọi người hay làm tắt quy trình để cho nhanh” (ĐD12 - TLN2), “dù biết là phải rửa tay đủ 6 bước như quy trình hướng dẫn, nhưng vì vỗ rung thì khả năng lây nhiễm thấp nên mình cũng thường chủ quan, làm chỉ qua loa các bước thôi” (ĐD20 - TLN2).
Bảng 3.3 Kết quả thực hiện các bước chuẩn bị trong quy trình hút đờm (n0 ) Đạt
Stt Nội dung Số lần Tỷ lệ
1.1 Nhận định tình trạng người bệnh, thông báo giải 105 95,5 thích trước (nếu người bệnh tỉnh), thông báo giải thích cho gia đình người bệnh.
1.2 Cho thở oxy 100% trong 30 giây – 1 phút trước 110 100,0 khi hút.
2 Chuẩn bị người điều dưỡng
2.1 Điều dưỡng trang phục y tế đầy đủ 110 100,0
3.1 Máy hút hoặc nguồn áp lực âm có ống nối với 110 100,0 dây hút Sonde hút (tuỳ cỡ): 01 cái, dung dịch
NaCl 9‰, dung dịch tráng ống sonde có pha
3.2 Găng vô trùng 1 đôi, gạc vô khuẩn Dụng cụ 110 100,0 đựng đồ bẩn Bơm tiêm 10ml có gắn kim lấy thuốc.
Nhận xét: Đối với quy trình chuẩn bị, hầu hết điều dưỡng đều thực hiện đạt 100%,tuy nhiên còn một số bước chưa đạt: rửa tay thường quy (93,6%), nhận định tình trạng người bệnh, thông báo giải thích trước (nếu người bệnh tỉnh), thông báo giải thích cho gia đình người bệnh (95,5%).
B ả ng 3.4 K ế t qu ả th ự c hi ệ n b ướ c ti ế n hành trong quy trình hút đờ m
Stt Nội dung Số lần Tỷ lệ
4.1 Đặt người bệnh ở tư thế thuận lợi 110 100,0
4.2 Bật máy hút và điều chỉnh áp lực 110 100,0
4.3 Điều dưỡng xé túi đựng sonde hút, mang găng và 110 100,0 nối ống hút với hệ thống máy hút.
4.4 Nhẹ nhàng luồn ống hút vào qua canuyn mở khí 110 100,0 quản (gập ống hút) đến độ sâu mong muốn.
4.5 Thả tay gập đầu ống hút, vừa xoay nhẹ ống hút 110 100,0 vừa kéo ống hút ra ngoài (giữ ống hút lâu hơn ở những vị trí nhiều đờm dãi) Theo dõi người bệnh trong khi hút đờm.
4.6 Giữa các lần hút thở lại oxy trong 30 giây – 1 102 92,7 phút (mỗi lần hút không quá 15 giây, không quá 5 phút/1 đợt).
4.7 Hút xong canuyn mở khí quản rồi hút đến mũi, 110 100,0 miệng người bệnh.
4.8 Tháo ống hút bỏ vào túi màu vàng 110 100,0
5.1 Thu dọn dụng cụ, tháo găng 110 100,0
Khi thực hiện các bước tiến hành kỹ thuật, hầu hết điều dưỡng đã thực hiện đạt hết các bước, tuy nhiên vẫn còn một số bước thực hiện sai sót: giữa các lần hút thở lại oxy trong 30 giây – 1 phút (mỗi lần hút không quá 15 giây,không quá 5 phút/1 đợt) (92,7%), rửa tay thường quy (96,4%).
Bảng 3.5 Kết quả thực hiện các bước chuẩn bị trong quy trình thay băng mở khí quả n (n0) Đạt
Stt Nội dung Số lần Tỷ lệ
1.1 Xem y lệnh và đối chiếu với người bệnh 110 100,0 1.2 Giải thích, động viên người bệnh yên tâm 94 85,5
2 Chuẩn bị người điều dưỡng
2.1 Điều dưỡng mặc trang phục y tế đầy đủ 110 100,0
3.1 Khay chữ nhật: Băng vải bằng 1/2 cuộn băng, 110 100,0 gạc, gạc củ ấu, bông cầu vô khuẩn, khăn, găng tay vô khuẩn: 02 đôi.
3.2 Dung dịch NaCl 9‰, Betadin 10%, khay quả đậu 110 100,0 vô khuẩn.
3.3 Hộp dụng cụ chăm sóc vô khuẩn: 1 kìm Kose, 1 110 100,0 kẹp phẫu tích, 1 kéo
3.4 Chậu đựng dung dịch khử khuẩn, nilon, túi đựng 110 100,0 đồ bẩn.
Khi thực hiện các bước chuẩn bị QTKT thay băng MKQ, hầu hết điều dưỡng đêì thực hiện đạt các nội dung, tuy nhiên còn một số bước vẫn còn sai sót bao gồm: giải thích, động viên người bệnh yên tâm (85,5%), rửa tay thường quy (89,1%) Kết quả thảo luận nhóm cho thấy: “phần lớn những bệnh nhân
MKQ ở khoa thường là những người bệnh nặng, thường trong trạng thái không giao tiếp được nên đôi khi mình hay quên mất việc nói chuyện, giao tiếp trong lúc thực hiện kỹ thuật” (ĐD5 - TLN1), “những người bệnh đeo canuyn thường không nói chuyện được, trường hợp mà họ tỉnh táo hơn thì mình thường giao tiếp bằng lời nói, cử chỉ để họ có thể hiểu được”
Bảng 3.6 Kết quả thực hiện các bước tiến hành trong quy trình kỹ thuật thay băng m ở khí quả n (n0) Đạt
Stt Nội dung Số lần Tỷ lệ
4.1 Điều dưỡng mang găng, trải nilon, đặt người 110 100,0 bệnh nằm ngửa, kê gối dưới vai để ngửa thêm cổ.
4.2 Đặt túi đựng đồ bẩn, tháo băng cũ, lau sạch, khô 98 89,1 vùng cổ nơi có dây cố định đi qua, tháo găng.
4.3 Điều dưỡng mang găng, thấm dung dịch rửa sạch 97 88,2 xung quanh vết thương (từ mép vết thương ra ngoài) Rửa chân canuyn sau đó rửa ra mép ngoài canuyn mở khí quản (rửa bằng dung dịch NaCl
9‰ trước, sau rửa dung dịch Betadin 10%).
4.4 Thấm khô, đệm gạc ở chân canuyn 108 98,2
4.5 Dùng dây xỏ qua lỗ ở từng bên của canuyn (2 110 100,0 dây) vòng 1 dây về qua gáy và buộc (nếu dây vải) hoặc dán vào nhau (nếu là dây có cao su bọt) ở một bên cổ.
4.6 Không buộc quá chặt, đủ để đưa 2 ngón tay luồn 110 100,0 dễ dàng dưới dây buộc.
5.1 Thu dọn dụng cụ, tháo găng 110 100,0
5.2 Rửa tay thường quy, ghi phiếu chăm sóc 97 88,2
Khi thực hiện các bước tiến hành trong QTKT thay băng mở khí quản, một số bước điều dưỡng thực hiện còn chưa tốt bao gồm: đặt túi đựng đồ bẩn, tháo băng cũ, lau sạch, khô vùng cổ nơi có dây cố định đi qua, tháo găng (89,1%), điều dưỡng mang găng, thấm dung dịch rửa sạch xung quanh vết thương, rửa chân canuyn sau đó rửa ra mép ngoài canuyn mở khí quản (88,2%), rửa tay thường quy, ghi phiếu chăm sóc (88,2%) Kết quả thảo luận nhóm cho thấy: “khi thay băng thường chúng tôi thấy da vùng cổ nơi dây cố định đi qua không bị bẩn nên thường bỏ qua bước làm sạch vùng da này” (ĐD11 - TLN2), “với những người bệnh MKQ thường sẽ nằm ngửa, muốn lau sạch hết vùng cổ của người bệnh thì phải thay đổi tư thế của họ, như vậy sẽ vất vả cho cả người bệnh và điều dưỡng nên chúng tôi thường bỏ qua bước này” (ĐD9 - TLN1)
B ả ng 3.7 K ế t qu ả th ự c hi ệ n các b ướ c chu ẩ n b ị trong quy trình v ệ sinh r ă ng mi ệ ng (n0) Đạt
Stt Nội dung Số lần Tỷ lệ
1.1 Thông báo, động viên, đặt người bệnh ở tư 104 94,5 thế thích hợp.
Tháo và làm vệ sinh hàm giả (nếu có)
2 Chuẩn bị người điều dưỡng
2.1 Điều dưỡng mặc trang phục đầy đủ 110 100,0
3.1 Gạc củ ấu vô khuẩn 110 100,0
3.2 Dung dịch vệ sinh tay, găng sạch 110 100,0
3.7 Khăn bông hoặc khăn giấy 101 91,8
Khi thực hiện các bước chuẩn bị để tiến hành kỹ thuật vệ sinh răng miệng, hầu hết điều dưỡng đã thực hiện đạt hết các bước, tuy nhiên vẫn còn một số bước chưa thực hiện đầy đủ bao gồm: vệ sinh tay (90,9%), chuẩn bị khăn bông hoặc khăn giấy (91,8%) và thông báo, động viên, đặt người bệnh ở tư thế thích hợp (94,5%).
Bảng 3.8 Kết quả thực hiện các bước tiến hành trong quy trình vệ sinh răng miệ ng (n0) Đạt
Stt Nội dung Số lần Tỷ lệ
4.1 Đổ dung dịch rửa miệ ng chlorhexidine 110 100,0
4.3 Đặt khay quả đậu vào vị trí thích hợp 105 95,5 4.4 Choàng khăn bông quanh cổ người bệnh 104 94,5 4.5 Nghiêng đầu người bệnh sang bên người 108 98,2 thực hiện
4.7 Dùng kẹp gắp gạc củ ấu thấm vào dung dịch 110 100,0 chlorhexidine 0,12% lau sạch khoang miệng
4.8 Lau vòm miệng mặt trên, mặt dưới lưỡi, trên 110 100,0 lưỡi
4.10 Bôi glycerinborat vào môi cho người bệnh 85 77,3
4.12 Đặt người bệnh về tư thế thoải mái 108 98,2
Khi thực hiện các bước tiến hành kỹ thuật vệ sinh răng miệng, hầu hết các bước đều được điều dưỡng thực hiện đạt, tuy nhiên có một số bước có tỷ lệ đạt thấp hơn như: bôi Glycerinborat vào môi cho người bệnh chỉ đạt 77,3%, vệ sinh tay (90,9%), choàng khăn bông quàng cổ cho người bệnh (94,5%), đặt khay quả đậu vào vị trí thích hợp (95,5%) Kết quả thảo luận nhóm cho thấy:
“thường chúng tôi thấy người nhà hay lấy son dưỡng bôi cho người bệnh nên sẽ không bôi Glycerinborat nữa” (ĐD2 - TLN1), “tôi nghĩ dung dịch chlorhexidine 0,12% có chứa các chất sát khuẩn và chất dưỡng ẩm rồi nên trong quá trình vệ sinh miệng, tôi đã bôi dung dịch đó lên môi người bệnh nên không cần phải bôi kem dưỡng nữa” (ĐD10 - TLN1), “đôi khi chúng tôi thấy môi của người bệnh không quá khô thì sẽ lấy chút nước bôi môi cho họ, chứ không dùng Glycerinborat” (ĐD17 - TLN2).
B ả ng 3.9 K ế t qu ả th ự c hành các quy trình k ỹ thu ậ t c ủ a đ i ề u d ưỡ ng
Stt Thực hành quy trình Không đạt ( 10 năm 22 (36,7) 38 (63,3) 1,12 (0,51 – 2,47) 0,771 công tác ≤ 10 năm 17 (34,0) 33 (66,0)
Thâm niên > 10 năm 22 (36,7) 38 (63,3) 1,12 (0,51 – 2,47) 0,771 chăm sóc ≤ 10 năm 17 (34,0) 33 (66,0)
Số NB phụ < 5 14 (56,0) 11 (44,0) 3,06 (1,22 – 7,64) 0,015 trách CS ≥ 5 25 (29,4) 60 (70,6)
Số lần > 1 lần 23 (35,4) 42 (64,6) 0,99 (0,45 – 2,19) 0,985 tham gia 1 lần 16 (35,6) 29 (64,4) tập huấn
Những điều dưỡng có trình độ đại học có tỷ lệ thực hành đạt quy trình VRLN cao hơn những điều dưỡng có trình độ cao đẳng (OR = 3,25; 95% CI: 1,06 – 9,96) Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,032.
Những điều dưỡng phụ trách chăm sóc < 5 NB/ngày có tỷ lệ thực hành đạt quy trình VRLN cao hơn những điều dưỡng phụ trách chăm sóc ≥ 5 NB/ngày (OR = 3,06; 95% CI: 1,22 – 7,64) Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,015.
Bảng 3.11 Mối liên quan giữa các đặc điểm cá nhân của điều dưỡng và thực hành quy trình kỹ thuật hút đờ m
QTKT hút đờm Đặc điểm Đạt Không OR (95% CI) p đạt Tuổi ≥ 30 83 (87,4) 12 (12,6) 7,91 (2,43– 25,76) 0,000
Trình độ Đại học 14 (93,3) 1 (6,7) 3,50 (0,43 – 28,30) 0,297 chuyên
Thâm niên > 10 năm 55 (91,7) 5 (8,3) 4,71 (1,57 – 14,12) 0,003 công tác ≤ 10 năm 35 (70,0) 15 (30,0)
Thâm niên > 10 năm 55 (91,7) 5 (8,3) 4,71 (1,57 – 14,12) 0,003 chăm sóc ≤ 10 năm 35 (70,0) 15 (30,0)
Số NB phụ < 5 20 (80,0) 5 (20,0) 0,86 (0,28 – 2,65) 0,789 trách CS ≥ 5 70 (82,4) 15 (17,6)
Số lần > 1 lần 59 (90,8) 6 (9,2) 4,44 (1,55 – 12,69) 0,003 tham gia 1 lần 31 (68,9) 14 (31,1) tập huấn
Những điều dưỡng ≥ 30 tuổi có tỷ lệ thực hành đạt QTKT hút đờm cao hơn những điều dưỡng < 30 tuổi (OR = 7,91; 95% CI: 2,43– 25,76) Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,000.
Những điều dưỡng có thâm niên công tác > 10 năm có tỷ lệ thực hành đạt QTKT hút đờm cao hơn những điều dưỡng có thâm niên ≤ 10 năm (OR 4,71; 95% CI: 1,57 – 14,12) Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,003.
Những điều dưỡng có thâm niên chăm sóc NB MKQ > 10 năm có tỷ lệ thực hành đạt QTKT hút đờm cao hơn những điều dưỡng có thâm niên ≤ 10 năm (OR = 4,71; 95% CI: 1,57 – 14,12) Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,003.
Những điều dưỡng tham gia tập huấn > 1 lần có tỷ lệ thực hành đạtQTKT hút đờm cao hơn những điều dưỡng mới tham gia tập huấn 1 lần (OR 4,44; 95% CI: 1,55 – 12,69) Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,003.
Bảng 3.12 Mối liên quan giữa các đặc điểm cá nhân của điều dưỡng và thực hành quy trình kỹ thuật thay băng mở khí quả n
QTKT thay băng Đặc điểm mở khí quản
OR (95% CI) p Đạt Không đạt Tuổi ≥ 30 55 (57,9) 40 (42,1) 0,92 (0,30 – 2,78) 0,878
Trình độ Đại học 13 (86,7) 2 (13,3) 5,61 (1,20 – 26,22) 0,016 chuyên Cao đẳng 51 (53,7) 44 (46,3) môn
Thâm niên > 10 năm 36 (60,0) 24 (40,0) 1,18 (0,55 – 2,52) 0,672 công tác ≤ 10 năm 28 (56,0) 22 (44,0)
Số NB phụ < 5 20 (80,0) 5 (20,0) 3,73 (1,28 – 10,85) 0,012 trách CS ≥ 5 44 (51,8) 41 (48,2)
Số lần > 1 lần 44 (67,7) 21 (32,3) 2,62 (1,19 – 5,74) 0,015 tham gia 1 lần 20 (44,4) 25 (55,6) tập huấn
Những điều dưỡng có trình độ đại học có tỷ lệ thực hành đạt QTKT thay băng MKQ cao hơn những điều dưỡng có trình độ cao đẳng (OR = 5,61; 95% CI: 1,20 – 26,22) Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,016.
Những điều dưỡng phụ trách chăm sóc < 5 NB/ngày có tỷ lệ thực hành đạt QTKT thay băng MKQ cao hơn những điều dưỡng phụ trách chăm sóc ≥
5NB/ngày (OR = 3,73; 95% CI: 1,28 – 10,85) Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,012.
Những điều dưỡng tham gia tập huấn > 1 lần có tỷ lệ thực hành đạt QTKT thay băng MKQ cao hơn nh ững điều dưỡng mới chỉ tham gia tập huấn
1 lần (OR = 2,62; 95% CI: 1,19 – 5,74) Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p
B ả ng 3.13 M ố i liên quan gi ữ a các đặ c đ i ể m cá nhân c ủ a đ i ề u d ưỡ ng và th ự c hành quy trình k ỹ thu ậ t v ệ sinh r ă ng mi ệ ng
QTKT vệ sinh răng Đặc điểm miệng OR (95% CI) p Đạt Không đạt Tuổi ≥ 30 74 (77,9) 21 (22,1) 4,03 (1,31 – 12,39) 0,011
Trình độ Đại học 12 (80,0) 3 (20,0) 1,51 (0,39 – 5,77) 0,755 chuyên Cao đẳng 69 (72,6) 26 (27,4) môn
Thâm niên > 10 năm 49 (81,7) 11 (18,3) 2,51 (1,05 – 5,99) 0,036 công tác ≤ 10 năm 32 (64,0) 18 (36,0)
Số NB phụ < 5 19 (76,0) 6 (24,0) 1,18 (0,42 – 3,31) 0,760 trách CS ≥ 5 62 (72,9) 23 (27,1)
Số lần > 1 lần 54 (83,1) 11 (16,9) 3,27 (1,36 – 7,90) 0,007 tham gia 1 lần 27 (60,0) 18 (40,0) tập huấn
Những điều dưỡng ≥ 30 tuổi có tỷ lệ thực hành đạt quy trình kỹ thuật vệ sinh răng miệng cao hơn những điều dưỡng < 30 tuổi (OR = 4,03; 95% CI: 1,31 – 12,39) Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,011.
Những điều dưỡng có thâm niên công tác > 10 năm có tỷ lệ thực hành đạt QTKT vệ sinh răng miệng cao hơn những điều dưỡng có thâm niên ≤ 10 năm (OR = 2,51; 95% CI: 1,05 – 5,99) Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p
Những điều dưỡng có thâm niên chăm sóc NB MKQ > 10 n ăm có tỷ lệ thực hành đạt QTKT vệ sinh răng miệng cao hơn những điều dưỡng có thâm niên ≤ 10 năm (OR = 2,51; 95% CI: 1,05 – 5,99) Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,036.
Những điều dưỡng đã tham gia tập huấn > 1 lần có tỷ lệ thực hành đạt QTKT vệ sinh răng miệng cao hơn những điều dưỡng chỉ mới tham gia tập huấn 1 lần (OR = 3,27; 95% CI: 1,36 – 7,90) Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,007.
3.3.2 Các y ế u t ố ả nh h ưở ng đế n th ự c tr ạ ng th ự c hi ệ n m ộ t s ố ho ạ t độ ng ch ă m sóc ng ườ i b ệ nh có m ở khí qu ả n c ủ a đ i ề u d ưỡ ng qua nghiên c ứ u đị nh tính
Khối lượng công việc phản ánh lượng công việc phải thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định Khối lượng công việc quá tải sẽ ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc người bệnh của điều dưỡng Tại khoa PTTK - CS – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình, tình trạng quá tải thường xảy ra, kết hợp với đặc thù công việc phải trực đêm, nhiều người bệnh nặng, phức tạp dẫn đến khối lượng công việc gia tăng.
“Ở khoa PTTK-CS, những người bệnh vào đây hầu hết đều là người bệnh nặng, phần lớn là do chấn thương sọ não, vậy nên họ không thể tự chăm sóc bản thân như những người bệnh ở khoa khác được, họ cần sự giúp đỡ từ người nhà và quan trọng hơn là từ nhân viên y tế, do vậy điều dưỡng sẽ vất vả hơn khi chăm sóc những trường hợp như vậy” (ĐD3 - TLN1)
“Người bệnh đông, khối lượng công việc thì nhiều, nếu mà hôm nào có điều dưỡng xin nghỉ nữa thì hôm đó xác định sẽ phải làm rất lâu mới xong việc, nên trong khi thực hiện một số kỹ thuật có thể rút gọn một số bước chứ không có thời gian để làm đầy đủ quy trình được” (ĐD7 - TLN1)
“Đặc biệt vào những ngày lễ tết, số lượng người bệnh bị tai nạn giao thông rất nhiều, mà lúc đó lại chỉ có 3 điều dưỡng trực nên vô cùng vất vả, và ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc người bệnh” (ĐD17 - TLN2).
BÀN LUẬN
Đặc điểm cá nhân của điều dưỡng
Nghiên cứu được tiến hành trên 22 điều dưỡng đang làm việc tại khoa Phẫu thuật Thần kinh – Cột sống, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình Phần lớn điều dưỡng trong nghiên cứu đều ≥ 30 tuổi, chiếm 86,4%, khác so với nghiên cứu của Trịnh Văn Thọ [20]: dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất với 38,9%; tiếp theo là nhóm 31- 40 tuổi chiếm 33,3%; 25% ở nhóm 41-50 tuổi và chỉ có 2,8% điều dưỡng trên 50 tuổi.
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy hầu hết điều dưỡng có trình độ cao đẳng chiếm tới 86,4%, đại học chiếm 13,6% Nghiên cứu của Vũ Thị Én [10] cho thấy điều dưỡng có trình độ trung cấp và đại học có lượng chăm sóc tương đương chiếm khoảng 34%, còn lại là số lượng chăm sóc của điều dưỡng có trình độ cao đẳng Nghiên cứu của Trịnh Văn Thọ [20] cho thấy hầu hết điều dưỡng có trình độ từ cao đẳng trở lên, cụ thể là 47,2% đối tượng nghiên cứu có trình độ cao đẳng; 30,5% có trình độ đại học và 5,6% có trình độ sau đại học. Theo thông tư số 26/2015/TTLT-BYT-BNV, dự định từ năm 2023 sẽ hủy bỏ và chấm dứt tuyển nhân viên y tế có trình độ trung cấp Từ ngày 01-01-2021 trở đi, viên chức tuyển dụng vào chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng IV phải tốt nghiệp trình độ cao đẳng điều dưỡng Do vậy nghiên cứu của chúng tôi có trình độ cao đẳng trở lên cao hơn các nghiên cứu trước đây.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ điều dưỡng có thâm niên công tác
> 10 năm chiếm 54,5%, đồng thời đây cũng là tỷ lệ điều dưỡng có thâm niên chăm sóc người bệnh MKQ Nghiên cứu của Vũ Thị Én [10] cho thấy 36,1% lượt thực hiện bởi điều dưỡng có thâm niên công tác ≤ 5 năm, 37% điều dưỡng có thâm niên công tác > 10 năm Nghiên cứu của Trịnh Văn Thọ
[20] cho thấy điều dưỡng có thâm niên công tác từ 1-5 năm chiếm tỷ lệ cao nhất với 47,2%; 25% có thâm niên từ 6-10 năm và 11-15 năm và có thâm niên công tác trên 15 năm chiếm tỷ lệ thấp nhất 2,8%.
Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ điều dưỡng phụ trách chăm sóc ≥ 5 người bệnh/ngày chiếm 77,3%, tỷ lệ điều dưỡng chăm sóc ≥ 3 người bệnh MKQ/ngày là 27,3% Nghiên cứu của Vũ Thị Én [10] cho thấy 93,5% điều dưỡng chăm sóc ≥ 3 người bệnh/ngày Nghiên cứu của Trịnh Vă n Thọ [20] cho thấy số điều dưỡng chăm sóc dưới 10 người bệnh trong ngày chiếm 72,2% cao hơn số điều dưỡng chăm sóc trên 10 người bệnh trong ngày với 27,8% Sự khác biệt này có thể do đặc thù số lượng người bệnh cũng như số lượng điều dưỡng của từng khoa, từng bệnh viện.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy 100% điều dưỡng đều đã tham gia tập huấn chăm sóc người bệnh nặng, trong đó tỷ lệ điều dưỡng tham gia tập huấn 1 lần là 40,9% và 59,1% đã tham gia tập huấn > 1 lần Nghiên cứu của Trịnh Văn Thọ [20] chỉ ra rằng có 91,7% điều dưỡng được tập huấn Trong số 33 đối tượng nghiên cứu được tập huấn có 23 điều dưỡng được tập huấn > 1 lần chiếm 63,6% cao hơn số điều dưỡng được tập huấn 1 lần (36,4%) Có thể thấy Khoa Phẫu thuật Thần kinh - Cột sống, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình đang triển khai rất tốt việc đào tạo, bồi dưỡng và tập huấn cho đội ngũ cán bộ nhân viên y tế, từ đó góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh.
Thực trạng thực hiện một số hoạt động chăm sóc người bệnh có mở khí quản của điều dưỡng
mở khí quản của điều dưỡng
4.2.1 K ế t qu ả th ự c hi ệ n quy trình k ỹ thu ậ t v ỗ rung l ồ ng ng ự c
Tỷ lệ thực hành đạt QTKT vỗ rung lồng ngực tương đối thấp, chỉ chiếm35,5% Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Vũ Thị Én [10] (30,9%) Kết quả nghiên cứu thấp như vậy là do trong nghiên cứu của chúng tôi, tiêu chí đánh giá điều dưỡng thực hành đạt QTKT khi phải thực hiện đúng và đầy đủ nội dung tất cả các bước trong quy trình Bởi lẽ, đối với người bệnh mở khí quản thường trong tình trạng nặng, ngoài ra người bệnh còn có thể kèm nhiều chấn thương khác Nếu điều dưỡng không thực hiện không đúng quy trình có thể gây ra các tai biến, biến chứng cho người bệnh, thậm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh Ngoài ra, đối với kỹ thuật vỗ rung lồng ngực, có thể do thời gian thực hiện kỹ thuật này khá dài, trong khi còn rất nhiều công việc và người bệnh mà điều dưỡng phải chăm sóc, do vậy điều dưỡng không thực hiện được đầy đủ tất cả các bước trong quy trình Tỷ lệ đạt thấp thường tập trung ở một số bước như:
Mặc dù vệ sinh tay trước vỗ rung không ảnh hưởng trực tiếp đến viêm nhiễm tại vị trí tiếp xúc cho người bệnh nhưng để bảo vệ nhân viên y tế, phòng ngừa lây nhiễm khi tiếp xúc với người bệnh, điều dưỡng cần vệ sinh tay trước và sau khi tiếp xúc với người bệnh Vệ sinh đôi tay là biện pháp quan trọng nhất trong việc phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện vì đôi bàn tay là phương tiện quan trọng làm lan truyền các tác nhân gây nhiễm khuấn Vệ sinh bàn tay của nhân viên y tế là một trong những giải pháp hàng đầu được Tố chức Y tế thế giới khuyến cáo nhằm tăng cường kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện và phòng ngừa các bệnh lây truyền cho người bệnh và nhân viên y tế trong quá trình cung cấp dịch vụ y tế Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ thực hành đạt nội dung vệ sinh tay trước khi tiến hành kỹ thuật là 84,5% Kết quả này cao hơn nghiên cứu của Vũ Thị Én [10] (80,4%) Theo hướng dẫn của
Bộ Y tế, vệ sinh tay có thể bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh, quy trình gồm 6 bước, mỗi bước chà 5 lần, thời gian tối thiểu của quy trình là
30 giây [16] Tuy nhiên, theo quan sát, ghi nhận của chúng tôi, có thể do có nhiều người bệnh cần chăm sóc, cũng như có nhiều công việc nên điều dưỡng không làm đầy đủ 6 bước theo quy định.
Thời gian vỗ và rung khoảng 10 phút có tỷ lệ thực hành đạt lần lượt là 79,1% và 47,3% Với tất cả các kỹ thuật không những cần thiết phải thực hiện đủ bước, đúng kỹ thuật mà còn phải đúng thời gian Đối với kỹ thuật vỗ rung lồng ngực cần đảm bảo thời gian vỗ và rung 10-15 phút mới có tác dụng long đờm, nếu không làm hoặc làm trong thời gian quá ngắn thì chưa tạo ra hiệu quả của kỹ thuật vỗ rung và các bước khác đã thực hiện trước đó là không có ý nghĩa, gây lãng phí thời gian Do vậy nhân viên y tế khi thực hi ện kỹ thuật chăm sóc cần hiểu được mục đích của kỹ thuật, có ý thức cao trong việc tuân thủ quy trình kỹ thuật theo quy định Đối với những kỹ thuật cần nhiều thời gian chăm sóc như vỗ rung, đòi hỏi nhân viên y tế không bị gò bó về thời gian, không bị áp lực về quá tải công việc.
Kỹ thuật rung có tỷ lệ đạt là 80,9%, tương tự với nghiên cứu của Vũ Thị Én [10] (81,3%) Điều này có thể do điều dưỡng không có nhiều thời gian, họ ưu tiên thực hiện các kỹ thuật cấp cứu khác.
4.2.2 K ế t qu ả th ự c hi ệ n quy trình k ỹ thu ậ t hút đờ m
Tỷ lệ thực hành đạt QTKT hút đờm là 81,8%, cao hơn nghiên cứu của
Vũ Thị Én [10] (76,6%) Kết quả này cho thấy các điều dưỡng đều ý thức được tầm quan trọng của việc hút đờm và đặc biệt là sự tuân thủ đúng quy trình đem lại ý nghĩa to lớn trong việc phục hồi sức khỏe cho người bệnh Tuy nhiên vẫn còn một số bước vẫn chưa thực hành tốt:
Rửa tay thường quy trước và sau khi thực hiện kỹ thuật đạt lần lượt là 93,6% và 96,4% Kết quả này cao hơn so với vệ sinh tay trong kỹ thuật vỗ rung trong nghiên cứu, cho thấy điều dưỡng nhận thức được việc phòng ngừa lây nhiễm cho bản thân cũng như cho những người bệnh khác.
Nhận định tình trạng người bệnh, thông báo giải thích trước (nếu người bệnh tỉnh), thông báo giải thích cho gia đình người bệnh đạt 95,5%, cao hơn nghiên cứu của Vũ Thị Én [10] (85%) Kết quả của Bùi Trương Hỷ [12] khi chăm sóc về mặt tinh thần cho người bệnh cho thấy 63,5% đúng trong giờ hành chính và 45,1% đúng ngoài gi ờ hành chính Điều này có thể do khi thực hiện kỹ thuật này người bệnh sẽ bị khó chịu và có thể sẽ không hợp tác trong suốt thời gian thực hiện, do vậy điều dưỡng cần giải thích và động viên giúp người bệnh yên tâm.
Giữa các lần hút thở lại oxy trong 30 giây – 1 phút (mỗi lần hút không quá 15 giây, không quá 5 phút/1 đợt) đạt 92,7% Theo quan sát củ a chúng tôi giữa các lần hút điều dưỡng đều cho người bệnh thở lại oxy, tuy nhiên vẫn còn một số ít lượt quan sát chưa cho người bệnh thở oxy đủ 30 giây.
4.2.3 K ế t qu ả th ự c hi ệ n quy trình k ỹ thu ậ t thay b ă ng m ở khí qu ả n
Thay băng MKQ là kỹ thuật chăm sóc canuyn và vết thương tại chân canuyn do vậy nó có ý nghĩa gần như chăm sóc vết thương Tỷ lệ thực hành đạt QTKT thay băng MKQ trong nghiên cứu là 58,2%, kết quả này cao hơn Vũ Thị Én [10] (51,4%) Tuy nhiên vẫn còn một số bước chưa thực hiện tốt bao gồm:
Tỷ lệ điều dưỡng giải thích, động viên người bệnh yên tâm đạt 85,5%, cao hơn nghiên cứu của Vũ Thị Én [10] (73,8%) Sự khác biệt này là do người bệnh trong nghiên cứu của Vũ Thị Én [10] là người bệnh thông khí nhân tạo xâm nhập qua ống MKQ thường không giao tiếp được nên đôi khi làm điều dưỡng quên thông báo và động viên Ngoài ra, trong nghiên cứu của chúng tôi, phần lớn người bệnh MKQ bị hạn chế giao tiếp do đau, tinh thần không tỉnh táo, đồng thời do điều dưỡng có khối lượng công việc và số lượng kỹ thuật nhiều, không có đủ thời gian vậy nên họ không thể giải thích cho tất cả người bệnh. Điều dưỡng mang găng, thấm dung dịch rửa sạch xung quanh vết thương, rửa chân canuyn sau đó rửa ra mép ngoài canuyn mở khí quản đạt88,2% Nghiên cứu của Vũ Thị Én [10] cho thấy tỷ lệ đạt cho bước tháo găng cũ, đi găng mới là 89,7% Trong kỹ thuật thay băng, việc tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn vô cùng cần thiết, cần tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật để không bị nhiễm trùng vết thương.
4.2.4 K ế t qu ả th ự c hi ệ n quy trình k ỹ thu ậ t v ệ sinh r ă ng mi ệ ng
Phần lớn các điều dưỡng đều có tinh thần trách nhiệm cao với công việc nên hầu hết các bước đạt 100% Tuy nhiên vẫn còn một số bước còn thực hiện sai nên chỉ có 73,6% thực hành đạt QTKT vệ sinh răng miệng Kết quả của chúng tôi cao hơn rất nhiều nghiên cứu của Hoàng Thị Hoa [11] khi tác giả này cho thấy tỷ lệ tuân thủ vệ sinh răng miệng cho người bệnh thấp, chỉ đạt 29%.
Sự khác biệt này có thể do trong nghiên cứu của chúng tôi, tất cả các điều dưỡng đều có trình độ từ cao đẳng trở lên, và đều đã được tập huấn chăm sóc người bệnh nặng, do vậy họ hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng cho người bệnh.
Tỷ lệ vệ sinh tay đạt trước và sau khi thực hiện kỹ thuật đều chiếm tỷ lệ là 90,9% Nghiên cứu của Hoàng Thị Hoa [11] chỉ có 9% đạt sát khuẩn tay nhanh khi thực hiện quy trình.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng thực hiện một số hoạt động chăm sóc người bệnh có mở khí quản của điều dưỡng
Kết quả nghiên cứu cho thấy tuổi có liên quan đến thực hành QTKT hút đờm và vệ sinh răng miệng Những điều dưỡng ≥ 30 tuổi có tỷ lệ thực hành đạt QTKT hút đờm cao hơn những điều dưỡng < 30 tuổi (OR = 7,91; 95% CI: 2,43– 25,76) Những điều dưỡng ≥ 30 tuổi có tỷ lệ thực hành đạt quy trình kỹ thuật vệ sinh răng miệng cao hơn những điều dưỡng < 30 tuổi (OR = 4,03; 95% CI: 1,31 – 12,39) Nghiên cứu của Trịnh Văn Thọ [22] cho thấy những ĐD trên 30 tuổi có thực hành đạt tốt hơn những ĐD dưới 30 tuổi (p < 0,05).
Vũ Ngọc Anh tiến hành nghiên cứu năm 2020 [2] chỉ ra rằng tỷ lệ thực hành đạt trong nhóm ĐD trên 30 tuổi là 73,2% cao hơn tỷ lệ thực hành đạt trong nhóm ĐD dưới 30 tuổi (36,1%) với p < 0,001 Đối với ngành Y nói chung và điều dưỡng nói riêng, khi thực hiện các kỹ thuật, thủ thuật đòi hỏi sự chính xác, cẩn thận thì ngoài yêu cầu cao về trình độ chuyên môn thì còn phải rèn luyện qua thời gian Do vậy nhưng điều dưỡng có tuổi đời cao thường là những người đã có nhiều năm kinh nghiệm nên khả năng thực hiện tốt hơn so với những điều dưỡng trẻ tuổi.
Với sự phát triển của ngành Y tế trong những năm qua, điều dưỡng ngày càng khẳng định được vai trò, vị trí của mình Điều dưỡng là một mắt xích quan trọng của công tác chăm sóc sức khỏe Người điều dưỡng sử dụng kiến thức, kỹ năng để giúp đỡ người bệnh và cộng đồng trong việc duy trì, nâng cao sức khoẻ, phòng ngừa bệnh tật, giảm đau đớn về thể chất, tinh thần và biết cách tự chăm sóc bản thân một cách cơ bản nhất Với tính chất công việc thường xuyên tiếp xúc với người bệnh, sự chuyên nghiệp, tận tâm, tận lực,giàu lòng nhân ái của người điều dưỡng sẽ mang lại niềm tin, nghị lực giúp người bệnh vượt qua khó khăn, bệnh tật Và để làm được điều đó, người điều dưỡng cần phải không ngừng học tập, rèn luyện theo 12 tiêu chuẩn của điều dưỡng viên để hình ảnh người điều dưỡng trở nên đẹp hơn, thân thiện hơn gắn liền với sự ân cần, tận tụy chăm sóc người bệnh Tiêu chuẩn đầu tiên được đề cập đến là người điều dưỡng phải có trình độ chuyên môn tốt và được đào tạo bài bản Họ luôn luôn sẵn sàng để tìm hiểu, trau dồi học hỏi thêm Kỹ năng chuyên môn tốt là một điều kiện tiên quyết của người điều dưỡng Kết quả nghiên cứu cho thấy trình độ chuyên môn có mối liên quan với thực hành QTKT vỗ rung lồng ngực, thay băng MKQ Những điều dưỡng có trình độ đại học có tỷ lệ thực hành đạt quy trình VRLN cao hơn những điều dưỡng có trình độ cao đẳng (OR = 3,25; 95% CI: 1,06 – 9,96) Những điều dưỡng có trình độ đại học có tỷ lệ thực hành đạt QTKT thay băng MKQ cao hơn những điều dưỡng có trình độ cao đẳng (OR = 5,61; 95% CI: 1,20 – 26,22) Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Vũ Thị Én [10] khi cho thấy điều dưỡng có trình độ đại học thực hiện quy trình đúng cao hơn so với điều dưỡng có trình độ cao đẳng, trung cấp Nghiên cứu của Trịnh văn Thọ [20] cũng chỉ ra rằng những điều dưỡng có trình độ đại học – sau đại học thực hành tốt hơn điều dưỡng có trình độ trung cấp – cao đẳng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Nghiên cứu của Vũ Ngọc Anh [2] cho thấy những ĐD có trình độ chuyên môn cao đẳng/đại học thực hành tốt hơn những ĐD có trình độ chuyên môn trung cấp với p < 0,05 Cũng như các vị trí công việc khác của ngành y thì trình độ học vấn là yêu cầu cần thiết cho việc nâng cao chất lượng thực hành ĐD Kết quả cho thấy, việc nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức bên cạnh thâm niên công tác và kinh nghiệm giúp cho ĐD làm việc tự tin và hiệu quả, CSNB an toàn Đây là một trong những mục tiêu của y học toàn thế giới như Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khuyến cáo và cũng là định hướng của ngành Y tại ViệtNam thời gian qua khi đang trong xu thế chung hội nhập toàn cầu Nâng cao trình độ qua nhiều hình thức, ngay cả việc tự học và học ngoại ngữ để có thể tự NC tài liệu quốc tế cũng là một hình thức nâng cao trình độ, đáng khích lệ góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc ĐD.
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy thâm niên công tác có mối liên quan với thực hành QTKT hút đờm, vệ sinh răng miệng của điều dưỡng Những điều dưỡng có thâm niên công tác và thâm niên chăm sóc NB MKQ > 10 năm có tỷ lệ thực hành đạt QTKT hút đờm cao hơn những điều dưỡng có thâm niên ≤ 10 năm (OR = 4,71; 95% CI: 1,57 – 14,12) Những điều dưỡng có thâm niên công tác và thâm niên chăm sóc NB MKQ > 10 năm có tỷ lệ thực hành đạt QTKT vệ sinh răng miệng cao hơn những điều dưỡng có thâm niên
≤10 năm (OR = 2,51; 95% CI: 1,05 – 5,99) Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Vũ Thị Én [10] khi cho thấy điều dưỡng có thâm niên > 10 năm và từ
6 - 10 năm thực hành hút đờm cao hơn điều điều dưỡng có thâm niên ≤ 5 năm ; điều dưỡng có thâm niên > 10 năm thực hành QTKT vệ sinh răng miệng tốt hơn điều dưỡng có thâm niên ≤ 5 năm Những điều dưỡng có nhiều năm công tác sẽ có nhiều kinh nghiệm và vững tay nghề hơn những điều dưỡng mới vào nghề Kết quả nghiên cứu của Trịnh Văn Thọ [20] cũng cho thấy những ĐD có thâm niên công tác > 10 năm thực hành tốt hơn ĐD có thâm niên công tác
≤ 10 năm Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 Thực tế cho thấy kinh nghiệm công tác lâu năm không những giúp cho công việc thuận lợi khi gặp phải nhiều tình huống cần xử lý, mà ngay cả việc truyền đạt kinh nghiệm và đào tạo cho những nhân viên mới tuyển dụng là mục đích các nhà tuyển dụng nhắm tới Ngành y lại càng cần có những nhân viên y tế yêu cầu tay nghề cao thể hiện qua thâm niên công tác và có kinh nghiệm, đặc biệt là điều dưỡng. Ở Việt Nam nói riêng và đa số quốc gia trên thế giới nói chung, nhân lực ngành điều dưỡng đang thiếu hụt trầm trọng Thông tư 03/2023/TT-BYT hướng dẫn vị trí việc làm, định mức số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp y tế công lập Tại Thông tư này yêu cầu tỉ lệ nhân lực/giường bệnh sẽ từ 0,5-2 người/giường bệnh tuỳ theo các hạng bệnh viện và các chuyên khoa khác nhau Trong đó, các khoa hồi sức tích cực ở cơ sở khám chữa bệnh từ hàng I trở lên bố trí 2 nhân lực/giường, hạng II là 1,5 nhân lực/giường, còn lại tùy theo hạng bệnh viện [6] Kết quả nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng có mối liên quan giữa số người bệnh phụ trách chăm sóc/ngày và thực hành QTKT vỗ rung lồng ngực, thay băng MKQ của điều dưỡng Những điều dưỡng phụ trách chăm sóc < 5 NB/ngày có tỷ lệ thực hành đạt quy trình VRLN cao hơn những điều dưỡng phụ trách chăm sóc
≥ 5 NB/ngày (OR = 3,06; 95% CI: 1,22 – 7,64) Những điều dưỡng phụ trách chăm sóc < 5 NB/ngày có tỷ lệ thực hành đạt QTKT thay băng MKQ cao hơn những điều dưỡng phụ trách chăm sóc ≥ 5 NB/ngày (OR = 3,73; 95% CI: 1,28 – 10,85) Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Trịnh Văn Thọ [20] khi cho thấy những điều dưỡng chăm sóc dưới 10 người bệnh trong ngày có thực hành chăm sóc vết mổ nhiễm khuẩn tốt hơn những điều dưỡng chăm sóc trên 10 người bệnh trong ngày Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Điều đó cho thấy rằng, số lượng người bệnh tăng, tính chất công việc vất vả là một trong những yếu tố gây giảm chất lượng chăm sóc người bệnh, vì thế cần có chính sách khuyến khích, biện pháp hỗ trợ để đảm bảo được chất lượng chăm sóc của điều dưỡng Tuy nhiên kết quả của chúng tôi lại khác với nghiên cứu của Vũ Thị Én [10] và Phạm Văn Dương [8] khi các tác giả này không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa số người bệnh phụ trách chăm sóc và thực hành của điều dưỡng.
Nghề y có đặc thù quan trọng do gắn liền với tính mạng và sức khỏe con người, việc cập nhật liên tục những kiến thức, kỹ thuật mới, hạn chế tối thiểu những sai sót chuyên môn là một nhiệm vụ bắt buộc với mọi người hành nghề Trong bối cảnh hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và nhu cầu ngày càng cao về chất lượng dịch vụ y tế, việc đào tạo liên tục càng trở nên cấp thiết Các nước đều có quy định bắt buộc NVYT phải cập nhật, bổ sung kiến thức liên tục, cập nhật những thông tin mới nhất về kỹ năng lâm sàng, kiến thức chuyên môn, tổ chức quản lý công việc, về đạo đức y học, giảng dạy, không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, chính là học tập suốt đời Ở nước ta, đào tạo liên tục nhân lực y tế đã được triển khai thông qua các hình thức ban đầu như tập huấn chuyên môn, chỉ đạo tuyến Năm
2013, Bộ Y tế ban hành thông tư hướng dẫn việc đào tạo liên tục cho cán bộ y tế Theo đó, cán bộ y tế làm việc trong các cơ sở y tế phải có nghĩa vụ tham gia các khóa đào tạo liên tục nhằm đáp ứng yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ đang đảm nhiệm, việc thực hiện nghĩa vụ đào tạo liên tục là một trong những tiêu chí để thủ trưởng đơn vị đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ và quá trình phát triển nghề nghiệp của cán bộ y tế, cán bộ y tế là người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh không thực hiện đủ nghĩa vụ đào tạo trong 2 năm liên tiếp theo quy định tại Thông tư này còn bị thu hồi chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh [4] Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có mối liên quan giữa số lần tham gia đào tào tập huấn và thực hành QTKT hút đờm, thay băng MKQ và vệ sinh răng miệng của điều dưỡng Những điều dưỡng tham gia tập huấn > 1 lần thực hành tốt hơn những điều dưỡng mới chỉ tham gia tập huấn 1 lần Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Trịnh Văn Thọ [20] khi cho thấy tỷ lệ thực hành đạt của những điều dưỡng được tập huấn > 1 lần về chăm sóc vết mổ nhiễm khuẩn trong 12 tháng vừa qua cao hơn nhóm chỉ được tập huấn 1 lần Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 Theo VũNgọc Anh (2020) [2] những ĐDV trong nhóm được đào tạo/tập huấn có tỷ lệ thực hành đạt cao hơn tỷ lệ thực hành đạt của ĐD trong nhóm không được đào tạo/tập huấn với p < 0,001 Kết quả nghiên cứu của Phạm Văn Dương [8] cho thấy tỷ lệ thực hành quy trình thay băng đạt 83,3% trong nhóm ĐD được đào tạo/tập huấn cao hơn so với nhóm ĐD không được tập huấn 47,8%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với OR=5,454 (95% CI: 1,786-16,651); p < 0,05. Kết quả thảo luận nhóm cũng cho thấy lãnh đạo khoa PTTK - CS luôn hết sức tạo điều kiện và hỗ trợ cho các điều dưỡng có thể tham gia các lớp tập huấn, lớp đào tạo liên tục để có thể nâng cao trình độ chuyên môn, phục vụ tốt cho người bệnh.
Qua nghiên cứu định tính chúng tôi tìm thấy thêm một số yếu tố liên quan đến hoạt động chăm sóc người bệnh có mở khí quản của người bệnh, gồm: khối lượng công việc, quan tâm của lãnh đạo và phối hợp với đồng nghiệp.
Kh ố i l ượ ng công vi ệ c
Tất cả điều dưỡng tại khoa PTTK - CS đều là nữ, lại ở lứa tuổi sinh đẻ, với nhiều lý do nghỉ thai sản, con ốm, cùng với số điều dưỡng đi học, nghỉ phép, đi công tác nên tình trạng thiếu nhân lực thường xuyên xảy ra Hiện nay ĐD phải thực hiện quá nhiều các thủ tục hành chính như tổng kết bệnh án và kiểm kê thuốc vật tư tiêu hao cho NB khi ra viện, vào sổ thuốc, ghi phiếu chăm sóc, công khai thuốc… tất cả các công việc này chiếm rất nhiều thời gian của điều dưỡng khiến cho công việc chăm sóc người bệnh bị ảnh hưởng
[15] [17] Kết quả nghiên cứu của Dương Thị Bình Minh [14] cũng cho thấy có tới 36,3% ĐD phải chăm sóc từ 20 NB trở lên/ngày, số lượng y lệnh phải thực hiện cho 1 NB và nhiều loại thuốc phải thực hiện bằng đường tiêm, truyền tĩnh mạch khiến ĐD chỉ tập trung vào thực hiện y lệnh bác sĩ và không đủ thời gian làm các hoạt động chăm sóc khác cho NB đặc biệt trong các ngày nghỉ. Nên chăng BV cần xây dựng một phác đồ chuẩn áp dụng thống nhất trong toàn
BV để hạn chế các y lệnh thuốc không cần thiết vừa giảm tải cho công việc của ĐD vừa đạt mục tiêu tiết kiệm chi Thêm vào đó bác sĩ cho y lệnh thuốc hàng ngày muộn đồng nghĩa với việc ĐD không thể tổng hợp y lệnh để đi lĩnh thuốc sớm đảm bảo thời gian dùng thuốc cho NB [14].
Quan tâm c ủ a lãnh đạ o Để hoạt động chăm sóc ng ười bệnh đạt kết quả tốt, ngoài trình độ chuyên môn cũng như ý thức, năng lực của người điều dưỡng còn phụ thuộc vào rất nhiều các lĩnh vực khác như cơ sở vật chất, trang thiết bị trong đó phần quan trọng không kém là sự quan tâm sát sao, động viên kịp thời của lãnh đạo khoa và bệnh viện, đặc biệt là của đội ngũ lãnh đạo khoa, điều này giúp cho các chị em điều dưỡng phấn khởi, vui vẻ và có sự phối hợp làm việc tốt. Ngoài ra việc kiểm tra, giám sát các hoạt động chăm sóc của điều dưỡng cho người bệnh cũng như đào tạo nâng cao kiến thức cho điều dưỡng cũng được lãnh đạo khoa quan tâm Bên cạnh đó chế độ đãi ngộ tại bệnh viện, khoa đã có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động chăm sóc NB của ĐD Nghiên cứu của Dương Thị Bình Minh [14] cũng cho thấy chế độ đãi ngộ tại BV Hữu Nghị, khoa đã có ảnh hưởng tích cực đến công tác chăm sóc người bệnh của ĐD. Bệnh viện và khoa quan tâm tạo điều kiện cho ĐD đi học tập nâng cao trình độ cũng như việc thay đổi hình thức từ làm 3 ca sang làm 2 ca tại khoa Hồi sức và khoa Cấp cứu một cách hợp lý vừa đảm bảo thu nhập vừa khuyến khích tinh thần làm việc của ĐD và giúp họ yên tâm công tác.
Sự phối hợp giữa các đồng nghiệp với nhau và giữa các khoa phòng trong BV cũng có vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động chăm sóc người bệnh của điều dưỡng Tại khoa PTTK – CS, sự phối hợp giữa