Thực trạng thực hiện hoạt động chăm sóc người bệnh có mở khí quản của điều dưỡng tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình năm 2023

MỤC LỤC

Kỹ thuật mở khí quản 1. Định nghĩa

Tùy tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn mà có triệu chứng: rì rào phế nang giảm hoặc mất, không có luồng không khí qua ống (nếu tự thở), áp lực đỉnh đường thở tăng vọt hoặc thể tích khí lưu thông giảm (đang thở máy), NB trong tình trạng suy sụp nặng. NB trong môi trường chăm sóc tích cực có khả năng giảm cảm giác thèm ăn; một chế độ kết hợp của miệng và cho ăn qua đường ruột có thể giúp khuyến khích nuốt và ngon miệng trong khi vẫn duy trì nhu cầu dinh dưỡng.

Chăm sóc người bệnh mở khí quản

Điều dưỡng dùng hai bàn tay chụm các ngón tay, khum lòng bàn tay vỗ đều lên thành ngực hoặc vùng lung, sao cho các cạnh của bàn tay tiếp xúc với thành ngực hoặc vùng lưng (nếu vỗ lưng) chỉ sử dụng lực của bàn tay, hoạt động khớp cổ tay. Điều dưỡng duỗi bàn tay đặt bàn tay thành ngực, vùng lưng (nếu rung ở lưng) tương ứng với phân thùy phổi cần dẫn lưu, sử dụng lực rung của cơ cánh tay và vai tác động tới bàn tay truyền lực rung lên thành ngực và các phân thùy phổi tương ứng.

Một số nghiên cứu trong và ngoài nước về thực trạng thự c hiện một số hoạt động chăm sóc người bệnh của điều dưỡng

Nguyên nhân cơ bản của các biến chứng được xác định bằng cách đánh giá nguyên nhân nhập viện, phương pháp MKQ, tiền sử các bệnh ảnh hưởng đến biến chứng và chất lượng chăm sóc ĐD sau MKQ thông qua bảng kiểm chăm sóc chuẩn. Hoàng Thị Hoa [11] tiến hành nghiên cứu về thực trạng kiến thức, thái độ và tuân thủ vệ sinh răng miệng bằng bàn chải cho bệnh nhân thở máy của 30 điều dưỡng tại khoa Phẫu Thuật Thần Kinh – Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức năm 2015.

Một số yếu tố ảnh hưởng trong các nghiên cứu về hoạt động chăm sóc người bệnh của điều dưỡng

Nghiên cứu của Trịnh Văn Thọ [20] cho thấy thâm niên công tác có mối liên quan với thực hành chăm sóc của điều dưỡng, những ĐD có thâm niên công tác >10 năm thực hành tốt hơn những ĐD có thâm niên công tác ≤ 10 năm. Nghiên cứu của Dương Thị Bình Minh [14] chỉ ra các yếu tố liên quan đến công tác chăm sóc NB gồm: số lượng NB trung bình mà ĐD phải chăm sóc hàng ngày (36,3% ĐD phải chăm sóc từ 20 NB trở lên/ngày); số lượng y lệnh phải thực hiện cho 1 NB; thủ tục và công việc hành chính; bác sĩ cho y lệnh thuốc muộn; ĐD nhập y lệnh thuốc và xét nghiệm vào máy thay bác sĩ; máy móc trang thiết bị cũ.

Khung lý thuyết

Nghiên cứu của Trịnh Văn Thọ [20] cho thấy những ĐD chăm sóc dưới 10 NB trong ngày có thực hành chăm sóc vết mổ nhiễ m khuẩn tốt hơn những ĐD chăm sóc trên 10 NB trong ngày. Nghiên cứu của Vũ Ngọc Anh [2] chỉ ra rằng những ĐD đã từng được đào tạo/tập huấn có khả năng thực hành cao hơn so với những người không được đào tạo/tập huấn. Bao gồm những hoạt động của nhân viên y tế nói chung và ĐD nói riêng thực hiện trong chăm sóc NB như kỹ thuật ĐD, dự phòng, phục hồi chức năng, giáo dục sức khỏe….

Hình 1.4. Khung nghiên cứu
Hình 1.4. Khung nghiên cứu

Cỡ mẫu

Ước lượng tỷ lệ sai số trong quá trình thu thập số liệu là khoảng 10%.Vậy cỡ mẫu cần thu thập tối thiểu là 106 lần quan sát cho mỗi kỹ thuật. Khoa Phẫu thuật Thần kinh - Cột sống hiện có 22 ĐD đang trực tiếp chăm sóc người bệnh MKQ, trên thực tế chúng tôi quan sát được 110 lần cho mỗi kỹ thuật (mỗi điều dưỡng quan sát 5 lần/kỹ thuật). Tổ chức 03 cuộc phỏng vấn sâu với 03 lãnh đạo khoa (LĐK) Phẫu Thuật Thần Kinh - Cột Sống.

Phương pháp chọn mẫu

-Tổ chức 02 cuộc thảo luận nhóm với 22 ĐD tham gia CSNB MKQ tại thời điểm nghiên cứu.

Phương pháp thu thập số liệu 1. Công cụ thu thập số liệu

Hai bộ phiếu hướng dẫn này có tham khảo nghiên cứu của Trần Thị Hiền Phi [17] nhưng có chỉnh sửa cho phù hợp với hoạt động chăm sóc người bệnh MKQ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình. Ngoài ra, hai bộ phiếu hướng dẫn này đã được xin ý kiến chuyên gia: 1 chuyên gia là ThS chuyên ngành Ngoại khoa, đang công tác tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình, 2 chuyên gia là Thạc sĩ Điều dưỡng đang công tác tại Trường Đại học Y Dược Thái Bình. Điều tra viên tiến hành quan sát trực tiếp ĐD thực hiện QTKT dựa trên bảng kiểm có sẵn ở phòng bệnh, mỗi bảng kiểm quan sát ĐD thực hiện 1 lần, mỗi ĐD có thể được quan sát nhiều lần, mỗi lần thực hiện khoảng 10-30 phút, trong thời gian từ 8h - 16h (mỗi ĐD được quan sát 5 lần cho mỗi kỹ thuật).

Sai số và biện pháp khắc phục 1. Sai số

- Thông báo trước lịch phỏng vấn với các đối tượng nghiên cứu để các đối tượng sắp xếp thời gian, giải thớch rừ mục đớch của nghiờn cứu, tớnh bảo mật của nghiên cứu, tạo không khí thoải mái, cởi mở trong quá trình thực hiện.

Thực trạng thực hiện một số hoạt động chăm sóc người bệnh có mở khí quản của điều dưỡng

Kết quả thảo luận nhóm cho thấy: “trong các kỹ thuật điều dưỡng hàng ngày chăm sóc người bệnh thì chị thấy kỹ thuật vỗ rung là mất nhiều thời gian nhất, nếu muốn làm chuẩn quy trình thì phải tầm 20 đến 30 phút, mà khoa thì nhiều việc, đông người bệnh nên không thể làm đầy đủ các bước được” (ĐD3 - TLN1), “điều dưỡng ở khoa thì ai cũng được tập huấn về chăm sóc người bệnh MKQ hết, chỉ là nhiều việc quá nên khi thực hiện kỹ thuật mọi người hay làm tắt quy trình để cho nhanh” (ĐD12 - TLN2), “dù biết là phải. Kết quả thảo luận nhóm cho thấy: “phần lớn những bệnh nhân MKQ ở khoa thường là những người bệnh nặng, thường trong trạng thái không giao tiếp được nên đôi khi mình hay quên mất việc nói chuyện, giao tiếp trong lúc thực hiện kỹ thuật” (ĐD5 - TLN1), “những người bệnh đeo canuyn thường không nói chuyện được, trường hợp mà họ tỉnh táo hơn thì mình thường giao tiếp bằng lời nói, cử chỉ để họ có thể hiểu được”. Khi thực hiện các bước tiến hành trong QTKT thay băng mở khí quản, một số bước điều dưỡng thực hiện còn chưa tốt bao gồm: đặt túi đựng đồ bẩn, tháo băng cũ, lau sạch, khô vùng cổ nơi có dây cố định đi qua, tháo găng (89,1%), điều dưỡng mang găng, thấm dung dịch rửa sạch xung quanh vết thương, rửa chân canuyn sau đó rửa ra mép ngoài canuyn mở khí quản (88,2%), rửa tay thường quy, ghi phiếu chăm sóc (88,2%).

Bảng 3.3. Kết quả thực hiện các bước chuẩn bị trong quy trình hút đờm (n=110 )
Bảng 3.3. Kết quả thực hiện các bước chuẩn bị trong quy trình hút đờm (n=110 )

Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng thực hiện một số hoạt động chăm sóc người bệnh có mở khí quản của điều dưỡng

“Người bệnh đông, khối lượng công việc thì nhiều, nếu mà hôm nào có điều dưỡng xin nghỉ nữa thì hôm đó xác định sẽ phải làm rất lâu mới xong việc, nên trong khi thực hiện một số kỹ thuật có thể rút gọn một số bước chứ không có thời gian để làm đầy đủ quy trình được” (ĐD7 - TLN1). “Khoa chúng tôi tổ chức đi buồng hàng ngày vào buổi sáng, nhằm mục đích nắm bắt được tình hình diễn biến bệnh của người bệnh, từ đó có những chỉ đạo kịp thời, sát sao hơn, qua đó cũng đánh giá được hoạt động chăm sóc của điều dưỡng như thế nào” (LĐK1 - PVS)”. “Có những hôm người bệnh nhập khoa đông, công việc nhiều thì các chị em điều dưỡng cũng chủ động giúp đỡ nhau hoàn thành công việc, hoặc là có những kỹ thuật khó thì người có kinh nghiệm lâu năm sẽ chỉ dẫn cho người trẻ ít kinh nghiệm hơn” (ĐD14 - TLN2).

Bảng 3.11. Mối liên quan giữa các đặc điểm cá nhân của điều dưỡng và thực hành quy trình kỹ thuật hút đờ m
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa các đặc điểm cá nhân của điều dưỡng và thực hành quy trình kỹ thuật hút đờ m

BÀN LUẬN

Thực trạng thực hiện một số hoạt động chăm sóc người bệnh có mở khí quản của điều dưỡng

Vệ sinh bàn tay của nhân viên y tế là một trong những giải pháp hàng đầu được Tố chức Y tế thế giới khuyến cáo nhằm tăng cường kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện và phòng ngừa các bệnh lây truyền cho người bệnh và nhân viên y tế trong quá trình cung cấp dịch vụ y tế. Đối với kỹ thuật vỗ rung lồng ngực cần đảm bảo thời gian vỗ và rung 10-15 phút mới có tác dụng long đờm, nếu không làm hoặc làm trong thời gian quá ngắn thì chưa tạo ra hiệu quả của kỹ thuật vỗ rung và các bước khác đã thực hiện trước đó là không có ý nghĩa, gây lãng phí thời gian. Ngoài ra, trong nghiên cứu của chúng tôi, phần lớn người bệnh MKQ bị hạn chế giao tiếp do đau, tinh thần không tỉnh táo, đồng thời do điều dưỡng có khối lượng công việc và số lượng kỹ thuật nhiều, không có đủ thời gian vậy nên họ không thể giải thích cho tất cả người bệnh.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng thực hiện một số hoạt động chăm sóc người bệnh có mở khí quản của điều dưỡng

Theo đó, cán bộ y tế làm việc trong các cơ sở y tế phải có nghĩa vụ tham gia các khóa đào tạo liên tục nhằm đáp ứng yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ đang đảm nhiệm, việc thực hiện nghĩa vụ đào tạo liên tục là một trong những tiêu chí để thủ trưởng đơn vị đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ và quá trình phát triển nghề nghiệp của cán bộ y tế, cán bộ y tế là người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh không thực hiện đủ nghĩa vụ đào tạo trong 2 năm liên tiếp theo quy định tại Thông tư này còn bị thu hồi chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh [4]. Kết quả nghiên cứu của Dương Thị Bình Minh [14] cũng cho thấy có tới 36,3% ĐD phải chăm sóc từ 20 NB trở lên/ngày, số lượng y lệnh phải thực hiện cho 1 NB và nhiều loại thuốc phải thực hiện bằng đường tiêm, truyền tĩnh mạch khiến ĐD chỉ tập trung vào thực hiện y lệnh bác sĩ và không đủ thời gian làm các hoạt động chăm sóc khác cho NB đặc biệt trong các ngày nghỉ. Tuy nhiên, đôi khi điều dưỡng tại Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh cảm thấy mệt mỏi và áp lực khi đối diện với các góp ý tiêu cực từ đồng nghiệp, cũng như sự phân biệt vai trò điều dưỡng thấp hơn bác sĩ cũng gây ra tác động tâm lý tiêu cực và cản trở hoạt động chuyên môn của điều dưỡng.

Ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu 1. Ưu điểm

Kết quả nghiên cứu của Lê Thị Thanh Nguyện [15] cho thấy điều dưỡng nhận được sự hỗ trợ và tương tác tích cực với nhau, với bác sĩ và quản lý, lãnh đạo để hoàn thành công việc.