1. Trang chủ
  2. » Văn bán pháp quy

Luật mẫu về chuyển tiền quốc tế của UNCITRAL ppt

19 884 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 174,5 KB

Nội dung

Luật mẫu về chuyển tiền quốc tế của UNCITRAL (1994) UỶ BAN VỀ LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA LIÊN HIỆP QUỐC (UNCITRAL) Chương 1: Các quy định chung Chương 2: Nghĩa vụ của các bên Chương 3: Hậu quả của việc chuyển tiền không thực hiện được, có lỗi hoặc bị chậm trễ Chương 4: Hoàn thành chuyển tiền Giải thích của Ban thư ký UNCITRAL về Luật mẫu của UNCITRAL về chuyển tiền quốc tế (4) LUẬT MẪU VỀ CHUYỂN TIỀN QUỐC TẾ CỦA UNCITRAL Chương I CÁC QUY ĐỊNH CHUNG (1) Ðiều 1. Phạm vi áp dụng (2) (1) Luật này áp dụng đối với các giao dịch chuyển tiền khi ngân hàng gửi lệnh và ngân hàng nhận lệnh thanh toán nằm ở các quốc gia khác nhau. (2) Luật này áp dụng đối với các tổ chức khác khi một bộ phận kinh doanh bình thường của họ tham gia vào việc thực hiện lệnh thanh toán theo cách thức giống như được áp dụng cho các ngân hàng. (3) Ðể xác định phạm vi áp dụng của luật này, các chi nhánh và văn phòng của một ngân hàng ở các quốc gia khác nhau được coi là các ngân hàng độc lập. Ðiều 2. Các định nghĩa Theo luật này: (a) "Chuyển tiền" là means một loạt các hoạt động, bắt đầu bằng lệnh thanh toán của người lập nhằm mục đích đặt các khoản tiền dưới sự định đoạt của người hưởng lợi. Thuật ngữ này có thể bao gồm các lệnh thanh toán phát hành bởi ngân hàng của người lập lệnh hoặc bất kỳ ngân hàng trung gian nào nhằm thực hiện lệnh thanh toán của người lập lệnh. Một lệnh thanh toán được phát hành nhằm thực hiện thanh toán theo một lệnh như vậy được coi là một phần của một giao dịch chuyển tiền khác; (b) "Lệnh thanh toán" là một yêu cầu vô điều kiện, dưới bất kỳ hình thức nào, được một người gửi đến một ngân hàng nhận để đặt một số tiền nhất định hoặc có thể xác định dưới quyền định đoạt của người hưởng lợi nếu (i) Ngân hàng nhận lệnh sẽ được hoàn trả bằng cách khấu trừ vào tài khoản của người gửi lệnh hoặc được người đó thanh toán, và (ii) Lệnh thanh toán không quy định phải thanh toán theo yêu cầu của người hưởng lợi.Ở đây có không quy định nào nói rằng một yêu cầu không thể trở thành lệnh thanh toán chỉ vì nó yêu cầu ngân hàng của người hưởng lợi giữ khoản tiền, cho đến khi người hưởng lợi yêu cầu thanh toán, do người hưởng lợi không có tài khoản ở ngân hàng đó; (c) "Người lập lệnh" là người phát hành lệnh thanh toán đầu tiên trong một giao dịch chuyển tiền; (d) "Người hưởng lợi" là người được chỉ định trong lệnh thanh toán của người lập lệnh sẽ nhận tiền theo một giao dịch chuyển tiền; (e) "Người gửi lệnh" là người phát hành lệnh thanh toán, bao gồm cả người lập lệnh và ngân hàng gửi lệnh; (f) "Ngân hàng nhận lệnh" là ngân hàng nhận lệnh thanh toán; (g) "Ngân hàng trung gian" là bất kỳ ngân hàng nhận lệnh nào không phải là ngân hàng của người lập lệnh và của người hưởng lợi; (h) "Khoản tiền" hoặc "tiền" bao gồm khoản tín dụng được giữ trong một tài khoản do một ngân hàng và bao gồm khoản tín dụng được tính theo một đơn vị tiền tệ hình thành bởi một thiết chế Liên chính phủ hoặc theo thoả thuận của hai hoặc nhiều Quốc gia, với điều kiện là luật này sẽ áp dụng mà không ảnh hưởng đến các quy tắc của thiết chế Liên chính phủ hoặc quy định của thoả thuận; (i) "Xác thực" là một thủ tục hình thành bằng thoả thuận để xác định một lệnh thanh toán hoặc việc sửa đổi hay huỷ bỏ lệnh thanh toán có được phát hành bởi người gửi lệnh hay không; (j) "Ngày làm việc của ngân hàng" là phần thời gian của một ngày trong đó ngân hàng tiến hành loại hoạt động được nói đến; (k) "Thời gian thanh toán" là khoảng thời gian từ một đến hai ngày bắt đầu vào ngày đầu tiên mà lệnh thanh toán có thể được thực hiện theo Ðiều 11 (1) và kết thức vào ngày cuối cùng mà lệnh đó có thể được thực hiện theo điều đó; (l) "Thực hiện thanh toán", trong phạm vi áp dụng cho một ngân hàng nhận lệnh không phải là ngân hàng của người hưởng lợi, là việc phát hành một lệnh thanh toán nhằm thực hiện lệnh thanh toán mà ngân hàng này nhận được; (m) "Lãi suất" là trị giá của tiền hay khoản tiền liên quan qua thời gian được tính toán theo một tỷ lệ và trên cơ sở thông lệ được ngành ngân hàng chấp nhận đối với khoản tiền hoặc tiền có liên quan. Ðiều 3. Lệnh thanh toán có điều kiện (1) Khi một yêu cầu thanh toán không phải là lệnh thanh toán vì nó phụ thuộc vào một điều kiện nhưng ngân hàng nhận được yêu cầu vẫn thực hiện thanh toán bằng cách phát hành một lệnh thanh toán vô điều kiện, người gửi yêu cầu có các quyền và nghĩa vụ theo luật giống như của người gửi lệnh thanh toán và người hưởng lợi được chỉ định trong yêu cầu sẽ được coi là người hưởng lợi của lệnh thanh toán. (2) Luật này không điều chỉnh thời gian thực hiện một yêu cầu có điều kiện mà một ngân hàng nhận được, cũng như không ảnh hưởng đến bất kỳ quyền hay nghĩa vụ nào của người gửi yêu cầu thanh toán có điều kiện khi chúng phụ thuộc vào việc thoả mãn điều kiện đó. Ðiều 4. Thoả thuận thay đổi Trừ khi được quy định khác trong luật này, quyền và nghĩa vụ của các bên trong một giao dịch chuyển tiền có thể được thay đổi bằng thoả thuận giữa họ. (1) Uỷ ban gợi ý các nội dung sau đây có thể được các quốc gia phê chuẩn Ðiều 5. Xung đột pháp luật (1) Quyền và nghĩa vụ phát sinh từ một lệnh thanh toán phải được điều chỉnh bằng luật do các bên lựa chọn. Trường hợp không có thoả thuận, luật của quốc gia có ngân hàng nhận lệnh sẽ áp dụng. (2) Câu thứ hai của khoản (1) không ảnh hưởng đến việc quyết định luật nào điều chỉnh vấn đề liệu người thực tế gửi lệnh có quyền ràng buộc trách nhiệm đối với người được cho là gửi lệnh hay không. (3) Theo Ðiều này: (a) khi một quốc gia bao gồm nhiều đơn vị lãnh thổ có luật pháp khác nhau, mỗi đơn vị lãnh thổ sẽ được coi là một quốc gia riêng biệt; (b) các chi nhánh và văn phòng của một ngân hàng ở các quốc gia khác nhau được coi là các ngân hàng độc lập. (2) Luật này không giải quyết các vấn đề liên quan đến việc bảo vệ người tiêu dùng. Chương II NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN Ðiều 5. Nghĩa vụ của người gửi lệnh thanh toán (1) Người gửi lệnh thanh toán bị ràng buộc bởi lệnh thanh toán hoặc sự sửa đổi hay huỷ bỏ một lệnh thanh toán nếu nó được phát hành bởi người đó hoặc bởi người khác có quyền ràng buộc người gửi lệnh thanh toán. (2) Khi lệnh thanh toán hay một sửa đổi hoặc huỷ bỏ lệnh thanh toán phụ thuộc vào việc xác thực thay vì chỉ so sánh thuần tuý về chữ ký, một người gửi lệnh không bị ràng buộc theo (1) vẫn bị ràng buộc nếu: (a) việc xác thực tiến hành trong hoàn cảnh có một phương pháp đảm bảo hợp lý về thương mại tránh các lệnh thanh toán không được uỷ quyền, và (b) ngân hàng nhận lệnh tuân thủ việc xác thực. (3) Các bên không được phép thoả thuận rằng một người gửi lệnh thanh toán bị ràng buộc theo (2) nếu việc xác thực không hợp lý về mặt thương mại trong hoàn cảnh đó. (4) Tuy nhiên, người gửi lệnh thanh toán không bị ràng buộc theo (2) nếu họ chứng minh được rằng lệnh thanh toán mà ngân hàng nhận phát sinh từ hành động của một người không phải là: (a) Người làm thuê trước đây hoặc hiện nay của người gửi lệnh thanh toán, hoặc (b) Một người có quan hệ với người gửi lệnh thanh toán giúp người đó thực hiện thủ tục xác thực. Câu trên đây không áp dụng nếu ngân hàng nhận lệnh thanh toán chứng minh được rằng lệnh thanh toán phát sinh từ hành động của một người đã sử dụng thủ tục xác thực do lỗi của người gửi lệnh thanh toán. (5) Người gửi lệnh thanh toán bị ràng buộc bởi một lệnh thanh toán sẽ bị ràng buộc bởi các điều khoản của lệnh mà ngân hàng tiếp nhận. Tuy nhiên, người gửi lệnh thanh toán không bị ràng buộc bởi việc trùng lặp do nhầm lẫn, hoặc có lỗi hoặc sai khác trong một lệnh thanh toán, nếu: (a) Người gửi lệnh thanh toán và ngân hàng nhậnlệnh đó đã thoả thuận về một thủ tục kiểm tra sự trùng lặp do nhầm lẫn, lỗi hoặc sự sai khác trong lệnh thanh toán, và (b) Ngân hàng nhận lệnh sử dụng thủ tục cho thấy hoặc đã cho thấy có sự trùng lặp do nhầm lẫn, lỗi hoặc sự sai khác. Nếu lỗi hoặc sự sai khác mà ngân hàng đã tìm ra là do người gửi lệnh thanh toán yêu cầu thanh toán một khoản tiền lớn hơn số tiền mà người gửi lệnh đã định, người gửi lệnh sẽ chỉ bị ràng buộc trong phạm vi số tiền đã định. Ðoạn (5) áp dụng đối với lỗi hoặc sai khác trong một lệnh sửa đổi hoặc huỷ bỏ giống như được áp dụng cho lỗi hay sai khác trong một lệnh thanh toán. (6) Người gửi lệnh thanh toán có nghĩa vụ thanh toán cho ngân hàng nhận lệnh để thực hiện lệnh thanh toán khi ngân hàng này chấp nhận lệnh đó, nhưng việc thanh toán phải đợi đến khi bắt đầu thời hạn thanh toán. Ðiều 6. Thanh toán cho ngân hàng nhận lệnh thanh toán Theo luật này, việc thanh toán theo nghĩa vụ của người gửi lệnh thanh toán theo Ðiều 5 (6) cho ngân hàng nhận lệnh thanh toán xảy ra (a) Nếu ngân hàng nhận lệnh thanh toán ghi nợ vào tài khoản của người gửi lệnh ở ngân hàng đó, khi thực hiện viêc khấu trừ; hoặc (b) Nếu người gửi lệnh thanh toán là một ngân hàng và tiểu khoản (a) không được áp dụng, (i) Khi một khoản tín dụng mà người gửi lệnh chuyển vào một tài khoản của họ ở ngân hàng nhận lệnh thanh toán được sử dụng hoặc, nếu không được sử dụng, vào ngày làm việc tiếp theo của ngân hàng mà khoản tín dụng đó có sẵn để sử dụng và ngân hàng nhận lệnh biết về việc đó, hoặc (ii) Khi một khoản tín dụng mà người gửi lệnh chuyển vào một tài khoản của ngân hàng nhận lệnh thanh toán ở một ngân hàng khác được sử dụng hoặc, nếu không được sử dụng, vào ngày làm việc tiếp theo của ngân hàng mà khoản tín dụng đó có sẵn để sử dụng và ngân hàng nhận lệnh thanh toán biết về việc đó, hoặc (iii) Khi việc quyết toán được thực hiện cho ngân hàng nhận lệnh thanh toán ở ngân hàng trung ương mà ngân hàng đó có tài khoản, hoặc (iv) Khi việc quyết toán được thực hiện cho ngân hàng nhận lệnh thanh toán theo (c).Các quy định về giải quyết nghĩa vụ giữa các bên song phương hoặc theo các quy tắc của hệ thống chuyển tiền đa phương, hoặc (d). Một thoả thuận bù trừ song phương với người gửi lệnh thanh toán; hoặc (e) Nếu tiểu khoản (a) và (b) không được áp dụng, thì theo các quy định khác của luật pháp. Ðiều 7. Chấp nhận hoặc từ chối lệnh thanh toán bởi ngân hàng nhận lệnh không phải là ngân hàng của người hưởng lợi (1) Các quy định của Ðiều này áp dụng đối với ngân hàng nhận lệnh thanh toán không phải là ngân hàng của người hưởng lợi (2) Ngân hàng nhậnlệnh thanh toán sẽ chấp nhận lệnh thanh toán của người gửi lệnh tại thời điểm nào sớm nhất trong các thời điểm sau: (a) Khi ngân hàng nhận được lệnh thanh toán, với điều kiện là người gửi lệnh và ngân hàng đã thoả thuận rằng ngân hàng sẽ thực hiện lệnh thanh toán khi nhận được từ người gửi lệnh; (b) Khi ngân hàng gửi thông báo cho người gửi lệnh thanh toán về việc chấp nhận; (c) Khi ngân hàng phát hành lệnh thanh toán để thực hiện lệnh thanh toán được gửi tới; (d) Khi ngân hàng ghi nợ vào tài khoản của người gửi lệnh thanh toán ở ngân hàng cho lệnh thanh toán; hoặc (e) Khi thời hạn gửi thông báo từ chối theo tiểu khoản (3) đã hết mà không có thông báo. (3) Ngân hàng nhận lệnh thanh toán mà không chấp nhận lệnh phải gửi thông báo từ chối không chậm quá ngày làm việc tiếp sau ngày hết hạn thực hiện thanh toán, trừ khi: (a) Nếu việc thanh toán được thực hiện bằng cách ghi nợ vào tài khoản của người gửi lệnh ở ngân hàng nhận lệnh, không có đủ tiền trong tài khoản để thực hiện lệnh thanh toán; (b) Nếu việc thanh toán được thực hiện bằng các biện pháp khác, việc thanh toán đã không được thực hiện; hoặc (c) Không đủ thông tin để xác định người gửi lệnh thanh toán. (4) Lệnh thanh toán không còn giá trị hiệu lực nếu nó không được chấp nhận hay từ chối theo Ðiều này trước khi kết thúc ngày làm việc thứ năm sau ngày hết hạn thực hiện thanh toán. Ðiều 8. Nghĩa vụ của ngân hàng nhận lệnh thanh toán không phải là ngân hàng của người hưởng lợi. (1) Các quy định của Ðiều này áp dụng đối với một ngân hàng nhận lệnh thanh toán không phải là ngân hàng của người hưởng lợi. (2) Ngân hàng nhận lệnh thanh toán mà chấp nhận lệnh đó thì phải có nghĩa vụ, theo lệnh thanh toán đó, phát hành một lệnh thanh toán, trong thời gian quy định tại Ðiều 11, hoặc cho ngân hàng của người hưởng lợi hoặc cho một ngân hàng trung gian có nội dung thống nhất với lệnh thanh toán mà họ nhận được và phải có các chỉ dẫn cần thiết để thực hiện chuyển tiền theo cách thức thích hợp. (3) Ngân hàng nhận lệnh thanh toán mà thấy rằng không khả thi khi thực hiện yêu cầu của người gửi lệnh phải sử dụng một ngân hàng trung gian hay hệ thống chuyển tiền để thực hiện chuyển tiền hoặc thấy rằng việc thực hiện yêu cầu đó sẽ làm tăng thêm chi phí hay gây ra chậm trễ trong việc chuyển tiền, thì phải tuân thủ theo quy định của khoản (2) nếu, trước khi hết hạn thực hiện thanh toán, người gửi lệnh không có yêu cầu gì thêm đối với họ. (4) Khi một yêu cầu được gửi đến như một lệnh thanh toán nhưng lại không có đầy đủ thông tin của một lệnh thanh toán, hoặc nếu là một lệnh thanh toán nó không thể thực hiện được vì thiếu thông tin, nhưng người gửi lệnh thanh toán có thể xác định được, thì ngân hàng nhận lệnh phải gửi thông báo cho người gửi lệnh về việc thiếu thông tin trong thời hạn quy định tại Ðiều 11. (5) Khi ngân hàng nhận lệnh thanh toán mà phát hiện thấy rằng không có sự thống nhất về thông tin liên quan đến số tiền sẽ được chuyển nhượng, họ phải, trong thời hạn quy định tại Ðiều 11, gửi thông báo cho người gửi lệnh về biết về sự không thống nhất đó, nếu có thể xác định được người gửi lệnh. Lãi suất phải thanh toán theo Ðiều 17 (4) do không thể gửi thông báo theo yêu cầu của khoản này phải được khấu trừ vào lãi suất phải trả theo Ðiều 17 (1) do không tuân thủ với quy định của khoản (2) của Ðiều này. (6) Theo quy định của Ðiều này, các chi nhánh và văn phòng độc lập của một ngân hàng, ngay cả khi đặt tại cùng quốc gia, được coi là các ngân hàng độc lập. Ðiều 9. Chấp nhận hoặc từ chối lệnh thanh toán bởi ngân hàng của người hưởng lợi (1) Ngân hàng của người hưởng lợi phải chấp nhận lệnh thanh toán tại thời điểm sớm nhất trong các thời điểm sau: (a) Khi đó ngân hàng nhận được lệnh thanh toán, với điều kiện là người gửi lệnh và ngân hàng đã thoả thuận rằng ngân hàng sẽ thực hiện lệnh thanh toán khi nhận được từ người gửi lệnh; (b) Khi ngân hàng gửi thông báo chấp nhận cho người gửi lệnh thanh toán; (c) Khi ngân hàng ghi nợ vào tài khoản của người gửi lệnh ở ngân hàng đó khi thực hiện lệnh thanh toán; (d) Khi ngân hàng ghi có vào tài khoản của người hưởng lợi hoặc đặt khoản tiền dưới sự định đoạt của người hưởng lợi; (e) Khi ngân hàng gửi thông báo cho người hưởng lợi biết rằng họ có quyền rút tiền hoặc sử dụng khoản tín dụng; (f) Khi ngân hàng sử dụng khoản tín dụng theo chỉ dẫn trong lệnh thanh toán; (g) Khi ngân hàng sử dụng khoản tín dụng để trả nợ của người hưởng lợi đối với họ hoặc sử dụng khoản tín dụng theo đúng lệnh của Toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác; (h) Khi thời hạn gửi thông báo từ chối theo khoản (2) đã hết mà không có thông báo nào được gửi. (2) Ngân hàng của người hưởng lợi mà không chấp nhận lệnh thanh toán thì phải gửi thông báo từ chối không chậm quá ngày làm việc tiếp theo ngày hết hạn thực hiện thanh toán, trừ khi (a) Nếu việc thanh toán được thực hiện bằng cách ghi nợ vào tài khoản của người gửi lệnh thanh toán ở ngân hàng của người hưởng lợi, không có đủ tiền trong tài khoản để thực hiện lệnh thanh toán; (b) Nếu việc thanh toán được thực hiện bằng cách khác, việc thanh toán đã không được thực hiện; (c) Không đủ thông tin để xác định người gửi lệnh thanh toán. (3) Một lệnh thanh toán không còn giá trị hiệu lực nếu nó không được chấp nhận hoặc từ chối theo Ðiều này trước khi kết thúc ngày làm việc thứ năm sau ngày hết hạn thực hiện thanh toán. Ðiều 10. Nghĩa vụ của ngân hàng của người hưởng lơi (1) Ngân hàng của người hưởng lợi, khi chấp nhận lệnh thanh toán, có nghĩa vụ đặt khoản tiền dưới sự định đoạt của người hưởng lợi, hoặc sử dụng khoản tín dụng theo cách khác, theo đúng lệnh thanh toán và luật điều chỉnh quan hệ giữa ngân hàng và người hưởng lợi. (2) Khi một yêu cầu nhận được như là một lệnh thanh toán nhưng lại không có đủ thông tin của một lệnh thanh toán, hoặc nếu là lệnh thanh toán thì nó không thể được thanh toán, nhưng có thể xác định được người gửi lệnh, thì ngân hàng của người hưởng lợi phải gửi thông báo cho người gửi lệnh biết về việc thiếu thông tin trong thời hạn quy định tại Ðiều 11. (3) Khi ngân hàng của người hưởng lợi phát hiện ra rằng có sự không thống nhất về thông tin liên quan đến khoản tiền sẽ được chuyển nhượng, họ phải, trong thời hạn quy định tại Ðiều 11, gửi thông báo cho người gửi lệnh thanh toán biết về sự không thống nhất đó nếu có thể xác định được người gửi lệnh. (4) Khi ngân hàng của người hưởng lợi phát hiện ra rằng có sự không thống nhất về thông tin nhằm xác định người hưởng lợi, họ phải, trong thời hạn quy định tại Ðiều 11, gửi thông báo cho người gửi lệnh thanh toán biết về sự không thống nhất nếu có thể xác định được người gửi lệnh. (5) Trừ khi lệnh thanh toán quy định khác, ngân hàng của người hưởng lợi phải, trong thời hạn quy định cho việc thanh toán tại Ðiều 11, gửi thông báo cho người hưởng lợi không có tài khoản ở ngân hàng này biết rằng họ đang giữ khoản tiền vì lợi ích của người đó, nếu ngân hàng có đủ thông tin để gửi thông báo như vậy. Ðiều 11. Thời hạn cho ngân hàng nhận lệnh thanh toán thực hiện thanh toán và gửi thông báo (1) Về nguyên tắc, ngân hàng nhận lệnh thanh toán mà có nghĩa vụ thực hiện lệnh thanh toán thì phải có nghĩa vụ làm việc đó vào ngày làm việc mà họ nhận được lệnh thanh toán. Nếu không làm như vậy, thì họ phải làm việc đó vào ngày làm việc sau khi nhận được lệnh. Tuy nhiên, nếu (a) Trong lệnh thanh toán quy định một ngày thanh toán khác sau đó, lệnh thanh toán phải được thực hiện vào ngày đó, hoặc (b) Lệnh thanh toán quy định một ngày khi tiền được đặt dưới sự định đoạt của người hưởng lợi và ngày đó cho biết rằng việc thực hiện thanh toán sau đó là thích hợp cho việc chấp nhận lệnh thanh toán và thực hiện thanh toán bởi ngân hàng của người hưởng lợi vào ngày đó, thì lệnh phải được thực hiện vào ngày đó. (2) Nếu ngân hàng nhận lệnh thanh toán thực hiện việc thanh toán vào ngày làm việc sau khi nhận được lệnh, trừ khi tuân thủ đúng tiểu khoản (a) hoặc (b), ngân hàng nhận lệnh phải thực hiện thanh toán vào ngày nhận được lệnh. (3) Ngân hàng nhận lệnh thanh toán có nghĩa vụ thực hiện lệnh thanh toán bằng cách chấp nhận lệnh theo Ðiều7(2)(e) thì phải thực hiện việc đó vào ngày nào đến sau trong các ngày nhận được lệnh và ngày mà (a) Nếu việc thanh toán được thực hiện bằng cách ghi nợ vào tài khoản của người gửi ở ngân hàng nhận lệnh, không đủ tiền trong tài khoản để thực hiện lệnh thanh toán, hoặc (b) Nếu thanh toán bằng cách khác, việc thanh toán đã không được thực hiện. (4) Thông báo theo yêu cầu của Ðiều 8 (4) hoặc (5) hoặc Ðiều 10 (2), (3) hoặc (4) phải được gửi trong ngày hoặc sau ngày làm việc tiếp theo ngày hết hạn thực hiện thanh toán. (5) Ngân hàng nhậnlệnh thanh toán mà nhận được lệnh sau khoảng thời gian rút để thực hiện thanh toán cho loại lệnh thanh toán đó. (6) Nếu ngân hàng nhận lệnh thanh toán phải thực hiện một hành động vào ngày mà họ không thực hiện hành động đó, họ phải thực hiện hành động được yêu cầu vào ngày tiếp theo. (7) Theo Ðiều này, các chi nhánh và văn phòng độc lập của một ngân hàng, ngay cả khi nằm trong cùng một quốc gia, được coi là các ngân hàng độc lập. Ðiều 12. Huỷ bỏ lệnh thanh toán (1) Lệnh thanh toán không thể bị huỷ bỏ bởi người gửi lệnh trừ khi lệnh huỷ bỏ được một ngân hàng nhận lệnh thanh toán không phải là ngân hàng của người hưởng lợi nhận tại thời điểm và theo cách thức đủ để cho phép ngân hàng nhận lệnh có cơ hội hợp lý để hành động trước thời điểm nào xảy ra sau trong hai thời điểm là khi thực tế tiến hành thanh toán và khi bắt đầu ngày mà lệnh thanh toán lẽ ra đã được thực hiện theo tiểu khoản (a) hoặc (b) của Ðiều11(1). (2) Lệnh thanh toán không thể bị huỷ bỏ bởi người gửi lệnh trừ khi lệnh huỷ bỏ được ngân hàng của người hưởng lợi nhận tại thời điểm và theo cách thức đủ để cho ngân hàng có cơ hội hợp lý để hành động trước thời điểm nào xảy ra sau trong hai thời điểm là khi việc chuyển tiền được hoàn thành và khi bắt đầu ngày khi tiền được đặt dưới sự định đoạt của người hưởng lợi. (3) Bỏ qua các quy định của khoản (1) và (2), người gửi lệnh thanh toán và ngân hàng nhận lệnh có thể thoả thuận rằng lệnh thanh toán do người gửi lệnh phát hành cho ngân hàng nhận lệnh không thể huỷ bỏ hoặc lệnh huỷ bỏ chỉ có hiệu lực nếu được nhận tại thời điểm sớm hơn quy định trong khoản (1) và (2). (4) Lệnh huỷ bỏ phải được xác thực. (5) Ngân hàng nhận lệnh thanh toán không phải là ngân hàng của người hưởng lợi mà thực hiện thanh toán, hoặc ngân hàng của người hưởng lợi mà chấp nhận, một lệnh thanh toán đã bị huỷ bỏ hoặc sau đó bị huỷ bỏ thì không có quyền đối với khoản tiền thanh toán cho lệnh đó. Nếu việc chuyển tiền được hoàn thành, ngân hàng sẽ hoàn trả bất kỳ khoản tiền nào họ nhận được. (6) Nếu người nhận tiền hoàn trả không phải là người lập lệnh chuyển tiền, họ phải chuyển tiếp khoản tiền đó đến người gửi lệnh. (7) Một ngân hàng có nghĩa vụ hoàn trả tiền cho người gửi lệnh được giải phóng khỏi nghĩa vụ đó chừng nào mà họ hoàn trả tiền trực tiếp cho người gửi lệnh trước người đó. Bất kỳ ngân hàng nào tiếp sau người gửi lệnh trước người đó cũng được giải phóng nghĩa vụ trong phạm vi tương tự. (8) Một người lập lệnh có quyền được hoàn trả tiền theo Ðiều này có thể đòi lại tiền từ bất kỳ ngân hàng nào có nghĩa vụ thực hiện hoàn trả đến mức mà ngân hàng đó chưa từng được hoàn trả. Một ngân hàng có nghĩa vụ thực hiện hoàn trả được giải phóng khỏi nghĩa vụ đó nếu họ hoàn trả trực tiếp cho người lập lệnh. Bất kỳ ngân hàng nào khác có nghĩa vụ cũng được giải phóng nghĩa vụ với cùng mức độ. (9) Khoản (7) và (8) không áp dụng đối với một ngân hàng nếu chúng làm ảnh hưởng đến các quyền và nghĩa vụ của ngân hàng đó theo bất kỳ thoả thuận nào hoặc bất kỳ quy tắc nào của một hệ thống chuyển tiền. (10) Nếu việc chuyển tiền được hoàn thành nhưng ngân hàng nhận lệnh thanh toán lại thực hiện lệnh đã bị huỷ bỏ hoặc sau đó bị huỷ bỏ, thì ngân hàng nhận lệnh có các quyền đòi người hưởng lợi bồi hoàn số tiền của giao dịch chuyển tiền như được luật quy định. (11) Việc người gửi lệnh hay người lập lệnh chết, mất khả năng thanh toán, phá sản hoặc mất năng lực hành vi không tự nó huỷ bỏ một lệnh thanh toán hoặc chấm dứt quyền hạn của người gửi lệnh. (12) Các nguyên tắc trong Ðiều này được áp dụng cho các sửa đổi của lệnh thanh toán. (13) Theo Ðiều này, các chi nhánh và văn phòng độc lập của một ngân hàng, ngay cả khi nằm trong cùng một quốc gia, được coi là các ngân hàng độc lập. Chương III HẬU QUẢ CỦA VIỆC CHUYỂN TIỀN KHÔNG THỰC HIỆN ĐƯỢC, CÓ LỖI HOẶC CHẬM TRỄ Ðiều 13. Hỗ trợ Ðến khi việc chuyển tiền được hoàn thành, từng ngân hàng nhận lệnh thanh toán được yêu cầu hỗ trợ người lập lệnh và từng ngân hàng gửi lệnh tiếp sau, và yêu cầu hỗ trợ của ngân hàng nhận lệnh tiếp theo, trong việc hoàn thành thủ tục ngân hàng cho việc chuyển tiền. Ðiều 14. Hoàn trả (1) Nếu việc chuyển tiền không được hoàn thành, ngân hàng của người lập lệnh có nghĩa vụ hoàn trả cho người lập lệnh bất kỳ khoản tiền nào nhận từ người này, với lãi suất tính từ ngày thanh toán cho đến ngày hoàn trả. Ngân hàng của người lập lệnh và từng ngân hàng nhận lệnh tiếp sau có quyền đòi trả lại bất kỳ khoản tiền nào mà họ đã thanh toán cho ngân hàng nhận lệnh thanh toán, với lãi suất tính từ ngày thanh toán đến ngày hoàn trả. (2) Các quy định của khoản (1) không thể bị thay đổi bằng thoả thuận trừ khi ngân hàng của người lập lệnh đã không chấp nhận một lệnh thanh toán đặc biệt có rủi ro lớn trong việc chuyển tiền. (3) Ngân hàng nhận lệnh thanh toán không phải hoàn trả theo khoản (1) nếu không thể hoàn trả vì một ngân hàng trung gian qua đó họ được chỉ dẫn để thực hiện chuyển tiền đã dừng việc thanh toán hoặc bị luật cấm thực hiện hoàn trả. Ngân hàng nhận lệnh không được xem là đã được chỉ dẫn sử dụng ngân hàng trung gian trừ khi ngân hàng nhận lệnh chứng minh được rằng họ không yêu cầu các chỉ dẫn đó một cách có hệ thống trong các trường hợp tương tự. Người gửi lệnh lần đầu tiên quy định việc sử dụng ngân hàng trung gian có quyền được hoàn trả từ ngân hàng trung gian đó. (4) Một ngân hàng có nghĩa vụ thực hiện hoàn trả cho người gửi lệnh được giải phóng khỏi nghĩa vụ nếu họ hoàn trả trực tíêp cho một người gửi lệnh trước người đó . Bất kỳ ngân hàng nào tiếp sau người gửi lệnh trước đó cũng được giải phóng khỏi nghĩa vụ trong phạm vi tương tự. (5) Một người lập lệnh có quyền được hoàn trả tiền theo Ðiều này có thể thu hồi tiền từ bất kỳ ngân hàng nào có nghĩa vụ hoàn trả đến mức mà ngân hàng đó chưa từng được hoàn trả. Một ngân hàng có nghĩa vụ hoàn trả được giải phóng khỏi nghĩa vụ đó nếu họ hoàn trả trực tiếp cho người lập lệnh. Bất kỳ ngân hàng nào khác mà có nghĩa vụ như vậy cũng được giải phóng khỏi nghĩa vụ trong phạm vi tương tự. (6) Khoản (4) và (5) không áp dụng đối với một ngân hàng nếu chúng làm ảnh hưởng đến các quyền và nghĩa vụ của ngân hàng đó theo bất kỳ thoả thuận hay quy tắc nào của một hệ thống chuyển nhượng tiền. Ðiều 15. Trả đủ tiền do thanh toán thiếu Nếu trị giá số tiền của lệnh thanh toán được thực hiện bởi ngân hàng nhận lệnh nhỏ hơn trị giá số tiền của lệnh thanh toán mà họ chấp nhận, nhưng không phải do việc khấu trừ các chi phí của họ, ngân hàng nhận lệnh có nghĩa vụ phát hành một lệnh thanh toán cho số tiền chênh lệch. Ðiều 16. Trả lại tiền do thanh toán thừa Nếu việc chuyển tiền được hoàn thành nhưng số tiền của lệnh thanh toán được thực hiện bởi ngân hàng nhận lệnh lại lớn hơn số tiền của lệnh thanh toán mà họ chấp nhận, ngân hàng nhận lệnh có quyền đòi hoàn trả số tiền chênh lệch từ người hưởng lợi theo quy định khác của pháp luật. Ðiều 17. Trách nhiệm và lợi ích (1) Ngân hàng nhận lệnh mà không thực hiện các nghĩa vụ của mình theo Ðiều 8 (2) thì có trách nhiệm đối với người hưởng lợi nếu việc chuyển tiền được hoàn thành. Trách nhiệm của ngân hàng nhận lệnh là thanh toán lãi suất trên số tiền của lệnh thanh toán phát sinh trong thời gian chậm trễ thanh toán do việc ngân hàng nhận lệnh không thực hiện nghĩa vụ. Nếu sự chậm trễ chỉ liên quan đến một phần số tiền của lệnh thanh toán, trách nhiệm đó chỉ là thanh toán lãi suất trên số tiền bị chậm thanh toán. (2) Trách nhiệm của ngân hàng nhận lệnh thanh toán theo khoản (1) có thể được giải trừ bằng việc thanh toán cho ngân hàng nhận lệnh của họ hoặc bằng cách thanh toán trực tiếp cho người hưởng lợi. Nếu ngân hàng nhận lệnh nhận được khoản thanh toán như vậy nhưng lại không phải là người hưởng lợi, thì ngân hàng nhận lệnh phải chuyển khoản lãi suất này cho ngân hàng nhận lệnh tiếp sau, hoặc, nếu họ là ngân hàng của người hưởng lợi, cho người hưởng lợi. (3) Người lập lệnh có thể thu hồi khoản lãi suất mà người hưởng lợi có quyền hưởng, nhưng không nhận được theo khoản (1) và (2) trong phạm vi số tiền lãi suất mà người lập lệnh đã thanh toán người hưởng lợi do chậm trễ thực hiện chuyển tiền. Ngân hàng của người lập lệnh và từng ngân hàng nhận lệnh tiếp theo nhưng không phải là ngân hàng có trách nhiệm theo khoản (1) có thể thu hồi tiền lãi suất đã thanh toán cho người gửi lệnh từ ngân hàng nhận lệnh của họ hoặc từ ngân hàng có trách nhiệm theo khoản (1). (4) Ngân hàng nhận lệnh mà không gửi thông báo theo yêu cầu của Ðiều 8 (4) hoặc (5) thì phải thanh toán cho người gửi lệnh lãi suất trên bất kỳ khoản tiền nào họ nhận được từ người gửi theo Ðiều 5 (6) phát sinh trong thời gian họ giữ khoản tiền đó. (5) Ngân hàng của người hưởng lợi mà không gửi thông báo theo yêu cầu của Ðiều 10 (2), (3) hoặc (4) thì phải thanh toán cho người gửi lệnh tiền lãi suất trên bất kỳ khoản tiền nào mà họ nhận được từ người gửi lệnh theo Ðiều5(6), tính từ ngày thanh toán cho đến ngày họ gửi thông báo theo yêu cầu. (6) Ngân hàng của người hưởng lợi có trách nhiệm đối với người hưởng lợi trong phạm vi theo quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ giữa người hưởng lợi và ngân hàng đó khi ngân hàng không thực hiện một trong các nghĩa vụ của họ theo Ðiều 10 (1) hoặc (5). (7) Các quy định của Ðiều này có thể được thay đổi bằng thoả thuận trong phạm vi trách nhiệm của một ngân hàng đối với một ngân hàng khác bị tăng lên hay được giảm đi. Thoả thuận làm giảm trách nhiệm có thể được ghi trong điều khoản mẫu của một ngân hàng. Ngân hàng có thể đồng ý tăng trách nhiệm của họ đối với người lập lệnh hoặc người hưởng lợi không phải là một ngân hàng, nhưng không thể giảm trách nhiệm của họ đối với người lập lệnh hay hưởng lợi đó. Ðặc biệt, ngân hàng không thể giảm trách nhiệm của họ bằng thoả thuận cố định mức lãi suất. Ðiều 18. Tính duy nhất của biện pháp giải quyết Các biện pháp giải quyết theo Ðiều 17 sẽ là duy nhất, và không một biện pháp nào hình thành từ các luận thuyết luật khác được áp dụng trong trường hợp không tuân thủ theo các Ðiều 8 hoặc Điều 10, trừ biện pháp có thể có khi một ngân hàng đã thực hiện không đúng, hoặc không thực hiện, một lệnh thanh toán (a) với chủ định rõ ràng nhằm gây thiệt hại, hoặc (b) cẩu thả và biết rằng thiệt hại sẽ xảy ra. Chương IV HOÀN THÀNH CHUYỂN TIỀN Ðiều 19. Hoàn thành chuyển tiền (3) (1) Chuyển tiền được hoàn thành khi ngân hàng của người hưởng lợi chấp nhận lệnh thanh toán vì lợi ích của người hưởng lợi. Khi chuyển tiền được hoàn thành, ngân hàng của người hưởng lợi trở thành thụ trái của người hưởng lợi trong phạm vi lệnh thanh toán mà họ chấp nhận. Việc hoàn thành không ảnh hưởng đến quan hệ giữa người hưởng lợi và ngân hàng của người hưởng lợi. (2) Chuyển tiền được hoàn thành bất kể số tiền của lệnh thanh toán do ngân hàng của người hưởng lợi chấp nhận có thấp hơn số tiền trong lệnh thanh toán của người lập lệnh do một hoặc nhiều ngân [...]... hàg của người hưởng lợi chấp nhận lệnh thanh toán và trong phạm vi mà nó sẽ được giải trừ bằng việc thanh toán cùng một số lượng tiền mặt GIẢI THÍCH CỦA BAN THƯ KÝ UNCITRAL VỀ LUẬT MẪU CỦA UNCITRAL VỀ CHUYỂN TIỀN QUỐC TẾ (4) GIỚI THIỆU 1 Luật mẫu của UNCITRAL về Chuyển tiền quốc tế, được Uỷ ban của LHQ về Luật thương mại quốc tế thông qua năm 1992, được xây dựng nhằm thích ứng với sự thay đổi lớn về. .. cạnh của giao dịch chuyển tiền phải nằm trong phạm vi áp dụng của Luật mẫu 14 Mặc dù các phương tiện chuyển tiền nội địa ở một số nước khác nhau rất nhiều so với các phương tiện chuyển tiền quốc tế, Uỷ ban công nhận rằng không có quy tắc nào trong Luật mẫu chỉ thích hợp cho các giao dịch chuyển tiền quốc tế Do đó, một vài quốc gia có thể muốn áp dụng Luật mẫu để điều chỉnh các giao dịch chuyển tiền. .. Sales No E.93.V.2) A Chuyển nhượng tiền nói chung B Thống nhất luật C Phạm vi áp dụng 1 Các loại giao dịch được Luật mẫu điều chỉnh 2 Các bộ phận cấu thành một giao dịch chuyển tiền quốc tế D Phạm vi áp dụng bắt buộc của luật mẫu E Các đặc điểm chính của luật mẫu 1 Nghĩa vụ của người gửi lệnh thanh toán 2 Thanh toán của người gửi lệnh thanh toán cho ngân hàng nhận lệnh 3 Nghĩa vụ của ngân hàng nhận lệnh... điều chỉnh của Luật mẫu, bao gồm toàn bộ " các hoạt động, bắt đầu bằng lệnh của người lập lệnh, được thực hiện nhằm đặt tiền dưới sự định đoạt của người hưởng lợi." 12 Luật mẫu bị giới hạn, bởi các điều khoản của nó, trong phạm vi các giao dịch chuyển tiền quốc tế Một phần, quyết định đó được đưa ra nhằm công nhận thực tếUNCITRAL được tạo ra là để thống nhất luật điều chỉnh thương mại quốc tế Một lý... việc thống nhất luật về chuyển tiền bằng cách ban hành một văn bản luật nhằm đáp ứng các yêu cầu của nghiệp vụ chuyển tiền hiện đại (4) Lưu ý này được Ban thư ký của UNCITRAL soạn thảo chỉ để phục vụ mục đích tham khảo thông tin; đây không phải là bình luận chính thức về Luật mẫu Bản bình luận do Ban thư ký soạn thảo về dự thảo trước đây của Luật mẫu có trong A/CN.9/346, được tái bản trong UNCITRAL Yearbook,... phương tiện điện tử khác, mặc dù sự bùng nổ của các hệ thống chuyển tiền điện tử đặt ra yêu cầu cần có Luật mẫu Rất nhiều giao dịch chuyển tiền ghi có, cả trong nước và quốc tế, bắt đầu bằng lệnh chuyển tiền dưới dạng văn bản của người lập lệnh gửi đến ngân hàng của họ để sau đó được chuyển thành lệnh thanh toán liên ngân hàng dưới dạng điện tử Ðịnh nghĩa về chuyển tiền điện tử, do vậy, rất khó thực hiện... thức chuyển tiền quốc tế Sự thay đổi này liên quan đến hai yếu tố: việc sử dụng ngày càng nhiều lệnh thanh toán được gửi qua phương tiện điện tử thay cho hình thức văn bản, và việc chuyển từ sử dụng chuyển tiền ghi nợ sang chuyển tiền ghi có Một hệ quả là các nỗ lực trước đây nhằm thống nhất luật điều chỉnh chuyển nhượng nợ quốc tế không còn thích hợp với các nghiệp vụ chuyển nhượng tiền mới Luật mẫu. .. chuyển tiền quốc tế, các hoàn cảnh trong đó việc chuyển tiền trong nước được thực hiện khác nhau rất nhiều 13 Các tiêu chí trong Ðiều 1 để xác định xem liệu giao dịch chuyển tiền có mang tính quốc tế hay không, và do đó chịu sự điều chỉnh của Luật mẫu, và liệu ngân hàng gửi lệnh và ngân hàng nhận lệnh trong giao dịch chuyển tiền có ở các quốc gia khác nhau hay không Nếu các ngân hàng đó nằm ở các quốc. .. dạng một luật mẫuluật mẫu này cần được soạn thảo để các quốc gia thông qua C PHẠM VI ÁP DỤNG 1 Các loại giao dịch được Luật mẫu điều chỉnh 10 Như theo tên gọi, và ngược lại với bản Hướng dẫn pháp lý, Luật mẫu áp dụng đối với chuyển tiền ghi có Nó không áp dụng cho chuyển tiền ghi nợ, ngay cả khi được thực hiện dưới hình thức điện tử Luật mẫu không bị hạn chế chỉ trong các giao dịch chuyển tiền ghi... việc chuyển tiền bằng văn bản có nên được áp dụng toàn bộ hay một phần cho chuyển tiền điện tử hay không, UNCITRAL đã soạn thảo lần đầu tiên bản Hướng dẫn pháp lý của UNCITRAL về Chuyển tiền điện tử (A/CN.9/SER.B/1, Sales No.E.87.V.9) Bản Hướng dẫn pháp lý này tìm hiểu các vấn đề pháp lý phát sinh do việc chuyển từ chuyển tiền bằng văn bản sang chuyển tiền bằng phương tiện điện tử Vì tiêu điểm của Hướng . UNCITRAL VỀ LUẬT MẪU CỦA UNCITRAL VỀ CHUYỂN TIỀN QUỐC TẾ (4) GIỚI THIỆU 1. Luật mẫu của UNCITRAL về Chuyển tiền quốc tế, được Uỷ ban của LHQ về Luật thương mại quốc tế thông qua năm 1992,. quả của việc chuyển tiền không thực hiện được, có lỗi hoặc bị chậm trễ Chương 4: Hoàn thành chuyển tiền Giải thích của Ban thư ký UNCITRAL về Luật mẫu của UNCITRAL về chuyển tiền quốc tế (4) . Luật mẫu về chuyển tiền quốc tế của UNCITRAL (1994) UỶ BAN VỀ LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA LIÊN HIỆP QUỐC (UNCITRAL) Chương 1: Các quy định chung Chương 2: Nghĩa vụ của các bên

Ngày đăng: 27/06/2014, 12:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w