1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

đồ án 2 phân tích định giá doanh nghiệp sử dụng financial statements trong doanh nghiệp logistic

43 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích định giá doanh nghiệp sử dụng Financial Statements trong doanh nghiệp Logistic
Tác giả Phan Mạnh Phát, Vũ Đình Khoa
Người hướng dẫn Ths. Nguyễn Công Hoan
Trường học Trường Đại học Công nghệ Thông tin
Chuyên ngành Công nghệ Phần mềm
Thể loại Đồ án môn học
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP.HCM
Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 890,29 KB

Cấu trúc

  • Chương 1: Thông tin chung (5)
    • 1. Tên đề tài : Phân tích định giá doanh nghiệp sử dụng Financial Statements trong doanh nghiệp Logistics (5)
    • 2. Môi trường phát triển đề tài (5)
    • 3. Thông tin nhóm (5)
  • Chương 2: Phát biểu bài toán (6)
    • 1. Trình bày khảo sát hiện trạng (6)
      • 1.1 Nhu cầu thực tế của đề tài (6)
    • 2. Xác định các yêu cầu (6)
    • 1. Các yêu cầu của đề tài (6)
  • Chương 3: Tổng quan và khái niệm (7)
    • 1. Vì sao phải lập báo cáo tài chính? (7)
    • 2. Báo cáo tài chính là gì? (7)
    • 3. Báo cáo tài chính phục vụ các đối tượng nào? (8)
    • 4. Tiêu chuẩn lập báo cáo tài chính (8)
    • 5. Con số trong báo cáo tài chính có đáng tin hay không? (9)
    • 6. Một số nguyên tắc khi đọc báo cáo tài chính (10)
    • 7. Điểm chung trong báo cáo tài chính cần lưu ý (11)
  • Chương 4: Báo cáo tài chính và Đọc hiểu báo cáo tài chính (11)
  • Chương 5: Phân tích báo cáo tài chính và công thức (15)
    • 1. Phân tích theo chiều ngang (Horizontal Analysis/Time Series Analysis) (15)
    • 2. Phân tích theo chiều dọc (Vertical Analysis) (15)
    • 3. Phân tích theo tỉ số/chỉ số tài chính (15)
      • 3.1. Thanh khoản ngắn hạn (Liquidity Ratios) (16)
      • 3.2. Khả năng trả nợ trong dài hạn (Sovency Ratios) (16)
      • 3.3. Lợi nhuận (Profitability Ratios) (17)
      • 3.4. Hiệu quả hoạt động(Efficiency Ratios) (18)
      • 3.5. Khả năng thanh toán lãi vay (Coverage Ratios) (19)
      • 3.6. Triển vọng thị trường(Market Prospect Ratios) (19)
  • Chương 6: Tổng quan thông tin công ty Logistics (20)
    • 1. Doanh nghiệp Logistics là gì? (20)
    • 2. Doanh nghiệp Tân Cảng Logistic (20)
      • 2.1. Lịch sử hình thành và phát triển (20)
    • 3. Doanh nghiệp Vinafco (21)
      • 3.1. Lịch sử hình thành và phát triển (21)
    • 4. Tài liệu về Báo cáo tài chính của 2 doanh nghiệp từ 2018-2022 (22)
  • Chương 7: Thông tin chọn lọc công ty Logistics (22)
    • 1. Bảng cân đối kế toán công ty Tân Cảng Logistics (22)
    • 2. Bảng cân đối kế toán công ty Vinafco Logistics (23)
    • 3. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh công ty Tân Cảng Logistics (23)
    • 4. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh công ty Vinafco Logistics (24)
    • 5. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính cty Tân Cảng Logistics (25)
    • 6. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính cty Vinafco Logistics (25)
  • Chương 8: Phân tích doanh nghiệp (27)
    • 1. Phân tích theo chiều ngang (27)
    • 2. Phân tích theo chiều dọc (28)
    • 3. Phân tích theo chỉ số (29)
      • 3.1. Thanh khoản ngắn hạn (29)
      • 3.2. Thanh khoản dài hạn (31)
      • 3.3. Lợi nhuận (32)
      • 3.4. Hiệu quả hoạt động (35)
      • 3.5. Khả năng thanh toán lãi vay (36)
      • 3.6. Triển vọng thị trường (37)
  • Chương 9: Nhận định (41)

Nội dung

Thông tin chung

Môi trường phát triển đề tài

 Hệ điều hành: Microsoft Windows

 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu: Excel,Word.

 Công cụ phân tích thiết kế: Excel,Word.

 Công cụ xây dựng ứng dụng: Excel,Word.

Thông tin nhóm

STT MSSV Họ và Tên Email

1 15520605 Phan Mạnh Phát 15520605@gm.uit.edu.vn

2 19521705 Vũ Đình Khoa 19521705@gm.uit.edu.vn

Phát biểu bài toán

Trình bày khảo sát hiện trạng

Đối với mỗi doanh nghiệp việc vận hành và phát triển cần phải lưu lại những dữ liệu thông tin về tài chính để vận hành và phát triển công ty một cách hợp lý và hiệu quả nhất Vì vậy khi nhìn vào Báo cáo tài chính chúng ta sẽ có cái nhìn tổng quan về cách thức công ty vận hành cũng như những chỉ số quan trọng khác với doanh nghiệp

1.1 Nhu cầu thực tế của đề tài: Để đánh giá và có cái nhìn khách quan đối với một doanh nghiệp đang vận hành như thế nào cần nắm rõ nhưng thông tin quan trọng trong việc vận hành công ty

Vì vậy để các nhà đầu tư cá nhân, các chuyên gia tài chính có cái nhìn tổng quan về bức tranh của một doanh nghiệp đang hoạt động như thế nào thì Báo cáo tài chính như là một giải pháp để truyền đạt thông tin từ công ty đến với các đối tượng cần tìm hiểu về công ty đó.

Các yêu cầu của đề tài

1 Thu thập và lưu trữ các báo cáo tài chính của công ty.

2 Chọn lọc các dữ liệu giá trị cho việc phân tích.

3 Sao chép, lưu dữ liệu vào bảng tính Excel để tính toán, đưa ra số liệu rõ ràng.

4 Áp dụng các công thức, phương pháp tính toán các chỉ số để nhận định tình hình công ty.

5 Đưa ra nhận định chủ quan về tình hình công ty cũng như khả năng cạnh tranh đối với các doanh nghiệp cùng ngành.

Tổng quan và khái niệm

Vì sao phải lập báo cáo tài chính?

Thông qua những con số trong báo cáo tài chính để biết công ty/doanh nghiệp đang hoạt động, đang làm ăn như thế nào.

Cho biết doanh nghiệp ấy đang tăng lên về mặt doanh thu hay giảm đi về mặt chi phí như thế nào.

Báo cáo tài chính là gì?

Như một bức tranh thể hiện tình hình tài chính.

Annual Reports (Báo cáo thường niên) khác với Financial Statements(Báo cáo tài chính).

- Báo cáo thường niên thường bao gồm: báo cáo tài chính + thư của giám đốc điều hành dành cho cổ đông đầu tư cho doanh nghiệp đó + chiến lược của doanh nghiệp đó trong tương lai.

(Báo cáo tài chính là một phần của báo cáo thường niên)

- Báo cáo tài chính thường bao gồm: Cân đối kế toán (Balance Sheet) + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Income Statement) + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Cash Flow Statement) + Thuyết minh báo cáo tài chính.

(Cân đối tài chính: Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp và nguồn vốn hình thành lên các tài sản đó.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Báo cáo về doanh thu và chi phí trong từng thời kỳ nhất định.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Báo cáo phản ánh tình hình thu – chi tiền tệ, phân thành hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài chính.

Thuyết minh báo cáo tài chính: Báo cáo giải thích chi tiết hơn về tinh hình kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp mà các báo cáo nêu trên chưa thể hiện rõ.)

Báo cáo tài chính phục vụ các đối tượng nào?

1.Ngân hàng: Đánh giá khả năng thanh khoản của doanh nghiệp để đưa ra các quyết định cho vay (Bao nhiêu tiền và mức lãi suất bao nhiêu)

2.Nhà đầu tư cá nhân: Đánh giá khả năng tạo lợi nhuận trong tương lai

3.Nhà phân tích tài chính: Đánh giá xem doanh nghiệp có đang hoạt động hiệu quả hay không? Có lãi hay không? Có thể tăng trưởng hiệu quả hay không?

4.Cơ quan quản lý (Cơ quan thuế,cơ quan nhà nước,…): Thanh tra doanh nghiệp có đang hoạt động đúng theo luật pháp hay không? Có nộp đúng thuế hay không?

Tiêu chuẩn lập báo cáo tài chính

IFRS(International Financial Reporting Standards)

US GAAP(Generally Accepted Accounting Principles)

Báo cáo tài chính doanh nghiệp phải được kiểm toán (kiểm tra vá xác minh) các con số trong báo cáo tài chính đó có hợp lý, trung thực và đúng theo luật pháp.

4 công ty kiểm toán lớn (Big 4)

Con số trong báo cáo tài chính có đáng tin hay không?

Ban điều hành của một doanh nghiệp có thể can thiệp vào báo cáo tài chính để đạt được mục đích riêng:

Ví dụ: Tăng chi phí và giảm lãi đi để đóng thuế ít hơn và đẩy cái lãi đó thành tiền vốn cho năm sau(dự đoán là một năm khó khăn)

Hoặc báo cáo giảm chi phí và tăng lợi nhuận để báo cáo ra thị trường thể hiện công ty đang làm ăn tốt để kêu gọi đầu tư…

Hoặc về phần kiểm toán không trung thực khi biết doanh nghiệp đang khai khống nhưng không báo cáo sai phạm -> chất lượng của các công ty kiểm toán ngày càng giảm.

Tuy nhiên báo cáo tài chính vẫn là một bức tranh tổng quan để các nhà đầu tư chuyên nghiệp, cá nhân hay các doanh nghiệp khác có thể dựa vào và đánh giá một phần nào về doanh nghiệp đó để đưa ra những quyết định quan trọng về đầu tư.

Một số nguyên tắc khi đọc báo cáo tài chính

1.Nguyên tắc giá gốc: phần tài sản trong báo cáo tài chính (cụ thể là trong phần cân đối kế toán(Balance Sheet)) được ghi nhận từ thời điểm doanh nghiệp mua nó (hay còn gọi là giá gốc(mới mua))

Ví dụ: các máy móc lúc mua có giá trị 10 triệu/1 đơn vị, nhưng sau vài năm giá trị của các máy móc có thể bị thay đổi do về thị trường ảnh hưởng hoặc chất lượng máy bị giảm đi.

Doanh thu và chi phí được ghi nhận trên báo cáo tài chính (trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Income Statements)) thì được ghi nhận khi nó được phát sinh ra thành ra dòng tiền ra và dòng tiền vào của một doanh nghiệp nó không giống nhau ->Cash Flow Statements(Báo cáo lưu chuyển tiền tệ) quan trọng

2.Thiếu thông tin định tính:

Báo cáo tài chính chỉ cung cấp những thông tin định lượng nhưng thiếu về thông tin định tính bao gồm:

+Vĩ mô: Ảnh hưởng nền kinh tế lên doanh nghiệp

+Triển vọng của ngành doanh nghiệp đang hoạt động

+Mức cạnh tranh của công ty đối thủ

+Chất lượng lãnh đạo và nhân viên

+Đổi mới và ứng dụng công nghệ

->Báo cáo tài chính chỉ là một phần trong bức tranh toàn cảnh hoạt động của một doanh nghiệp thể hiện doanh nghiệp có đang hoạt động tốt hay không?

3.Không có một cách đọc báo cáo tài chính nào là đúng nhất

Với mỗi đối tượng khác nhau sẽ đọc và sử dụng báo cáo tài chính với mỗi mục đích khác nhau nên khi đưa ra nhận định sẽ có phần khác nhau.

-Quan trọng là biết được những thông tin quan trọng cần nắm để đưa ra các phân tích và nhận định

Điểm chung trong báo cáo tài chính cần lưu ý

+So sánh cùng một doanh nghiệp qua nhiều năm.(tính toán trên các con số trong báo cáo tài chính để biết nó đang tăng hay giảm, nó đang phát/chửng lại/đi xuống)

+So sánh với các doanh nghiệp khác cùng ngành: để biết doanh nghiệp đang được phân tích đứng ở đâu trong cùng ngành(Cao hơn 10% các doanh nghiệp trong ngành/ top dưới của ngành)

Không có một cách nào để định giá đúng 100% giá trị mua bán của doanh nghiệp, mọi thứ đánh giá chỉ mang tính tương đối

Báo cáo tài chính và Đọc hiểu báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp được viết dưới 3 dạng báo cáo sau:

1.Bảng cân đối kế toán (Balance Sheet)

2.Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Income Statement)

3.Bảng báo cáo lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính (Cash Flow Statement)

1.Balance Sheet (Cân đối kế toán)

Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu

Tài sản của một doanh nghiệp được hình thành bời nguồn vốn tạo ra nó

1.Tài sản ngắn hạn (Là những tài sản có thể chuyển thành tiền mặt trong vòng dưới

-Các khoản phải thu khách hàng (Những khách hàng đã lấy hàng nhưng chưa thanh toán)

-Các khoản đầu tư ngắn hạn (Chứng khoáng có thể bán ngay để đổi thành tiền mặt) -Dự phòng (Các khoản khó đòi, bị trừ đi khi tính vào tài sản doanh nghiệp)

2.Tài sản dài hạn (Là những tài sản mất nhiều hơn một năm để có thể chuyển thành tiền)

-Những khoản đầu tư dài hạn hơn (Đầu tư bất động sản, trái phiếu)

-Những khoản tài sản cố định như (Đất đai, nhà xưởng, máy móc, thiết bị sản xuất)

-Tài sản vô hình (Bản sở hữu trí tuệ, giá trị thương hiệu, goodwill(Lợi thế thương mại))

1.Nợ ngắn hạn (Là nợ mà doanh nghiệp phải trả trong vòng 1 năm)

-Mua nhận hàng khi chưa trả cho nhà cung cấp

2.Nợ dài hạn (Là nợ mà doanh nghiệp phải trả trong vòng nhiều hơn 1 năm)

Tiền doanh nghiệp = Tài sản – (Tiền nợ ngắn hạn + Tiền nợ dài hạn)

-Tiền vốn góp của chủ sở hữu thông qua cổ phần (cổ phiếu)

-Lợi nhuận giữ lại (Tiền còn lại khi chi trả toàn bộ cổ tức để sử dụng cho việc tái đầu tư hoặc sửa chữa máy móc)

2.Income Statement (Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh)

Net sales (doanh thu thuần): Tiền bạn bán hàng được bao nhiêu sau khi trừ các khoản giảm trừ

Cost of sales: Giá vốn hàng bán (Tổng số tiền để sản xuất và bán ra một sản phẩm)

=> Gross profit (Lợi nhuận gợp) = Net Sales – Cost of sales

Selling and operating expenses (Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp nói chung(Lương thưởng, hoa hồng, chi phí quảng cáo)) (1)

General and administrative expenses (Chi phí thuê văn phòng, tiền điện,…) (2)

Operating income (Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh) = Gross profit – ((1)+(2))

Other income(Khoản thu khác (Việc doanh nghiệp được bồi thường, những khoản tài sản thanh lý cố định,…))

Gain (Loss) on financial instruments (Lãi lỗi từ doanh nghiệp đầu tư tài chính)

(Loss) Gain on foreign currency (Chuyển đổi ngoại tệ nếu doanh nghiệp có thu nhập từ nước ngoài)

Interest expense (Chi phí lãi mà doanh nghiệp vay ngân hàng phải trả)

Income before taxes (Lợi nhuận trước thuế/lợi nhuận sau khi trừ chi phí lãi vay) operating income -/+ các chi phí nêu trên

Income tax expense (Chi phí nộp cho nhà nước)

NET INCOME (Lợi nhuận cuối cùng sau khi trừ hết tất cả chi phí)

3.Cash Flow Statement (Báo cáo việc lưu chuyển tiền tệ)

Cash Flow from Operations (Lưu chuyển tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh(Hoạt động quan trọng nhất của doanh nghiệp))

Chú ý: dòng tiền vào của doanh nghiệp có > dòng tiền ra của doanh nghiệp hay không?

=>Doanh nghiệp kiếm được bao nhiêu tiền thông qua việc kinh doanh chính của doanh nghiệp

Cash Flow from Investing (Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư)(Ghi chép lại trong năm qua doanh nghiệp có mua bán gì hay không, ví dụ: máy móc, chứng khoáng,…)

Cash Flow from Financing (Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính)(Cho biết doanh nghiệp có thêm bao nhiêu tiền trong năm vừa qua thông qua việc đi vay nợ ngân hàng/ phát hành thêm cổ phiếu)

CFO > CFI > CFF hay không?

Tiền thuần = CFO – CFI – CFF (Nếu dương thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang ổn)

Phân tích báo cáo tài chính và công thức

Phân tích theo chiều ngang (Horizontal Analysis/Time Series Analysis)

Nhìn một doanh nghiệp qua một khoảng thời gian dài (hàng quý/ hàng năm)

Phân tích theo chiều dọc (Vertical Analysis)

Nhìn một doanh nghiệp theo từng dòng trong báo cáo của doanh nghiệp (dòng trên cùng là 100%, các dòng dưới là cấu phần của 100% đấy(quan sát các cấu phần của tổng thể))

Phân tích theo tỉ số/chỉ số tài chính

6 chỉ số quan trọng trong việc phân tích đánh giá:

1.Khả năng thanh khoản ngắn hạn

2.Khả năng thanh khoản dài hạn

5.Khả năng thanh toán lãi vay

3.1.Thanh khoản ngắn hạn (Liquidity Ratios)

Current Ratio (Chỉ số thanh khoản) = Current assets / current liabilities (toàn bộ tài sản ngắn hạn/toàn bộ nợ ngắn hạn)

Lớn hơn 1 (Có khả năng thanh khoản)

Nhỏ hơn 1 (Không có khả năng thanh khoản/có thể phá sản)

Quick Ratio (Chỉ số thanh khoản trừ đi Inventory(tồn kho) trong tài sản) = Tài sản đã trừ / Nợ ngắn hạn

Càng lớn hơn 1 càng tốt

Cash Ratio (Chỉ số thanh khoản bằng tiền mặt) = Tiền mặt / Nợ ngắn hạn

Càng lớn hơn 1 càng tốt

3.2.Khả năng trả nợ trong dài hạn (Sovency Ratios)

Tài sản = Nợ phải trả(Liabilities) + Vốn chủ sở hữu (Equity)

Debt-to-Assets Ratio(D/A)(Tỉ lệ nợ/Tổng tài sản)=(Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn)/Tổng tài sản

Chỉ số tỉ lệ nợ/tổng tài sản càng cao càng nguy hiểm

Equity Ratio(E/A)(Tỉ lệ vốn tự có)= Total Equity(Vốn chủ sở hữu)/Total

Chỉ số tỉ lệ vốn tự có càng cao càng tốt (Nó cho thấy doanh nghiệp tự chủ tài chính, không cần sử dụng vốn vay ngân hàng để đầu tư tăng gia sản xuất)

Debt-to-Equity Ratio(D/E)(Tỉ lệ nợ/vốn chủ sở hữu) =Total Liabilities (Nợ)/Total Equity (Vốn chủ sở hữu)

Chỉ số tỉ lệ nợ/vốn chủ sở hữu càng cao càng nguy hiểm

(3 chỉ số này cho biết bao nhiêu phần trăm doanh nghiệp này là nợ và bao nhiêu phần trăm doanh nghiệp này là vốn chủ sở hữu góp vào)

GPM (Gross Profit Margin)(Tỉ suất lợi nhuận gộp) = Gross Profit(Lợi nhuận/Lỗ gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ)/ Revenue (Doanh thu thuần)

OPM (Operating Profit Margin)(Tỉ suất lợi nhuận hoạt động) = Operating

Profit(Lợi nhuận/Lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh) / Revenue(Doanh thu thuần)

NPM (Net Profit Margin)(Tỉ suất lợi nhuận ròng) = Net Profit(Lợi nhuận/Lỗ ròng) / Revenue(Doanh thu thuần)

Return on Assets (ROA): tỷ suất sinh lời trên tài sản

Cho biết về hiệu suất doanh nghiệp sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận

ROA= Net Income(lợi nhuận ròng) / Total Assets(Tổng tài sản)

So sánh chỉ số này với quá khứ/ doanh nghiệp cùng ngành để cho thấy doanh nghiệp này có tạo ra lợi nhuận trên tài sản có tốt không

(Nếu so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành thì có thể thấy doanh nghiệp nào có tài sản lớn hơn sẽ tạo ra lợi nhuận tốt hơn doanh nghiệp còn lại (Economies of scale: Lợi thế về mặt chi phí))

Return on Rquity (ROE): tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu

Cho biết về mức độ sinh lời mà doanh nghiệp đang tạo ra cho các nhà đầu tư

ROE = Net Income(Lợi nhuận ròng)/Total Equity(Vốn chủ sở hữu)

(So sánh với quá khứ và các doanh nghiệp cùng ngành để có đánh giá khách quan)

3.4.Hiệu quả hoạt động(Efficiency Ratios)

Cho biết hiệu suất của doanh nghiệp này trong việc sử dụng nguồn lực tạo ra lợi nhuận như thế nào

ATR(Asset Turnover Ratio) = Total Sales(Doanh thu)/Average Assets(Trung bình tài sản)

Average Assets (Tài sản trung bình) = (Tài sản đầu năm + Tài sản cuối năm)/2

(Chỉ số này khác nhau giữa các ngành nghề, ATR cao cho nhóm ngành bán lẻ(doanh thu cao nhưng tài sản thấp), và thấp cho nhóm bất động sản, sản xuất(Yêu cầu tài sản lớn))

ITR(Inventory Turnover Ratio)(tỉ suất vòng quay vốn hàng tồn kho)= Cost of Goods Sold(Tổng giá vốn hàng bán) / Average Inventory(Tồn kho trung bình) Average Inventory(Tồn kho trung bình)=(Tồn kho đầu năm+Tồn kho cuối năm)/2

(Nếu ITR=4, tổng giá vốn hàng bán gấp 4 lần giá trị hàng tồn kho, nghĩa là công ty bán hết và thay hàng tồn kho mới 4 lần trong năm vừa qua)

(Nếu ITR quá thấp, cho thấy hàng tồn kho quá nhiều =>Bán không nổi hàng/Tích quá nhiều hàng trong kho

Nếu ITR quá cao, sản xuất không kịp để lưu kho =>Bán hàng rất tốt, nhưng cũng là dấu hiệu cho việc không sản xuất kịp để lưu kho

ITR sẽ khác nhau đối với từng doanh nghiệp Nhóm hàng thời trang thường thay thế hàng tồn kho nhanh(theo thời trang theo mùa, xu thế))

3.5.Khả năng thanh toán lãi vay (Coverage Ratios)

ICR(Interest Coverage Ratio)(chỉ số khả năng thanh toán lãi vay) = Tiền doanh nghiệp/ Interest Expenses(Lãi vay)

Chỉ số này lớn hơn 1 sẽ cho thấy doanh nghiệp có khả năng trả lãi, nhỏ hơn 1 cho thấy doanh nghiệp đang gặp vấn đề về vốn(không có khả năng chi trả=>phá sản/thanh lý tài sản/đảo nợ,…)

DSCR(Date Service Coverage Ratio) = Tiền doanh nghiệp/(lãi + nợ gốc)

3.6.Triển vọng thị trường(Market Prospect Ratios)

Price-to-Earnings Ratio(P/E Ratio) biểu thị giá thị trường của một cổ phiếu so với lợi nhuận mà công ty đó tạo ra trên mỗi cổ phiếu (còn gọi là Earnings Per Share hay EPS)

(Nếu doanh nghiệp tạo ra 5,000đ lợi nhuận/cổ phiếu, giá cổ phiếu đang mua bán trên thị trường là 75,000đ, P/E ratio của doanh nghiệp là 15.

Nghĩa là các nhà đầu tư bỏ ra gấp 15 lần con số doanh nghiệp này có thể kiếm được/1 cổ phiếu để mua cái cổ phiếu đấy)

P/E=Price(Giá mua một cổ phiếu)/Earnings(lợi nhuận 1 giá trị cổ phiếu tạo ra)

(P/E của doanh nghiệp nhỏ hơn P/E các doanh nghiệp cùng ngành có thể hiểu doanh nghiệp đó đang được đánh giá rẻ hơn giá trị thật sự của nó/công ty này sắp phá sản(C/ty không còn khả năng tạo ra lợi nhuận/tiền thì các nhà đầu tư chạy ra khỏi c/ty này=>Doanh nghiệp đi xuống=>P/E đi xuống theo))

(P/E của doanh nghiệp lớn hơn P/E các doanh nghiệp cùng ngành cũng có thể hiểu là đắt/ đang phát triển và có thể sinh lợi nhuận cao)

Tổng quan thông tin công ty Logistics

Doanh nghiệp Logistics là gì?

Doanh nghiệp logistics là các tổ chức, công ty hoặc doanh nghiệp chuyên vận chuyển, quản lý và điều phối hàng hóa, dịch vụ và thông tin từ nguồn cung cấp đến điểm tiêu thụ một cách hiệu quả Công việc chính của doanh nghiệp logistics là tối ưu hóa quá trình vận chuyển, bao gồm lập kế hoạch, định tuyến, lưu trữ, xử lý và theo dõi hàng hóa để đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng và chi phí hiệu quả nhất.

Các doanh nghiệp logistics thường có các hoạt động như quản lý kho, vận tải hàng hóa bằng đường bộ, đường biển, đường hàng không, dịch vụ xuất nhập khẩu, quản lý chuỗi cung ứng và các dịch vụ liên quan đến xử lý đơn hàng, bảo quản hàng hóa và các dịch vụ tư vấn logistics.

Tổ chức logistic đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hàng hóa được vận chuyển từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng một cách hiệu quả, giúp tối ưu hóa quá trình sản xuất và phân phối, đồng thời giảm thiểu lãng phí về thời gian và chi phí.

Doanh nghiệp Tân Cảng Logistic

2.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Ngày 11 tháng 05 năm 2006, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng ký Quyết định số 82/2006/QĐ-BQP về việc chuyển đổi Công ty Tân Cảng Sài Gòn sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ – Công ty con Trong đó, quyết định thành lập mới Công ty CP Đại Lý Giao Nhận Vận Tải Xếp Dỡ Tân Cảng là Công ty con do Công ty mẹ giữ Cổ phần chi phối, đặt nền móng cho sự phát triển không ngừng lớn mạnh củaCông ty Tân Cảng Logistics ngày hôm nay.

Là Công ty con đầu tiên của Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn, trải qua hơn

12 năm xây dựng và phát triển đến nay Tân Cảng Logistics đã trở thành doanh nghiệp lớn mạnh trong lĩnh vực khai thác cảng, khai thác depot container, dịch vụ xếp dỡ, dịch vụ đóng rút, dịch vụ hun trùng…

Không chỉ dừng lại ở các lĩnh vực kinh doanh truyền thống, Công ty còn mạnh dạn đầu tư ra ngoài doanh nghiệp với việc liên kết thành lập các Công ty như: Công ty CP Tân Cảng – Bến Thành, Công ty Tân cảng – 128 Hải Phòng,Công ty Tiếp vận Tân Cảng – Đồng Nai; và đang tiếp tục mở rộng nhiều dự án theo từng mảng dịch vụ, để nâng cao tính chủ động, chuyên nghiệp, nâng cao doanh thu, lợi nhuận, khẳng định sự lớn mạnh, uy tín, thương hiệu của Công ty trong ngành khai thác cảng, dịch vụ Logistics.

Doanh nghiệp Vinafco

3.1 Lịch sử hình thành và phát triển

1987-Thành lập Công ty Dịch vụ Vận tải Trung Ương

2001-Cổ phần hóa với tên gọi chính thức “Công ty cổ phần VINAFCO”.

Khánh thành trung tâm phân phối Tiên Sơn – Bắc Ninh

2006-Trở thành công ty đại chúng, mã giao dịch là VFC

2014-Tập đoàn Shibusawa Nhật Bản trở thành nhà đầu tư chiến lược. Đầu tư và mua tàu V26

2016-Khánh thành trung tâm phân phối Mekong Mạng lưới kho Vinafco chính thức phủ sóng trên cả 3 khu vực Bắc – Trung – Nam với hơn 175.000 mét vuông 2019-Đầu tư thêm tàu Morning Vinafco, chính thức sở hữu 2 tàu container.

2022-Công ty ASG Logistics trở thành cổ đông lớn của Vinafco.

Tài liệu về Báo cáo tài chính của 2 doanh nghiệp từ 2018-2022

Tài liệu được lưu trữ trên Folder đính kèm của báo cáo.

Bảng tính phân tích Excel được lưu trữ trong Folder đính kèm báo cáo.

Thông tin chọn lọc công ty Logistics

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính cty Vinafco Logistics

7 Nhận định sơ lược về các báo cáo tài chính:

Về báo cáo cân đối tài chính cho thấy: cơ cấu nguồn vốn cả hai doanh nghiệp có nguồn vốn khá tương đồng nhưng về cơ cấu tài sản ngắn hạn và dài hạn khác nhau.

Về cơ cấu nợ cũng khác nhau về tính hình 2 doanh nghiệp.

Về báo cáo về hoạt động kinh doanh, sơ lược cho thầy doanh nghiệp Tân Cảng Logistics có lợi nhuận thuần khá cao và chênh lệch hơn so với doanh nghiệp

Vinafco Logistics, riêng năm 2022 con số này đã được cải thiện bới doanh nghiệp Vinafco Logistics thậm chí là cao hơn so với doanh nghiệp Tân Cảng Logistics Để giải thích cho việc này ta có thể thấy vào năm 2022 doanh nghiệp Vinafco

Logistics có một sự kiện lớn đó là Công ty ASG Logistics trở thành cổ đông lớn của Vinafco khiến cho doanh nghiệp có nguồn vốn tốt hơn thậm chí về giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp được niêm yết trên thị trường chứng khoán cũng tăng lên đáng kể từ các nhà đầu tư từ chứng khoán.

Về báo cáo lưu chuyển tiền tệ: về lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh cả hai doanh nghiệp đều có con số dương (riêng năm 2021 của doanh nghiệp Tân Cảng Logistics là âm do việc doanh nghiệp cho nợ ngắn hạn có thể là chưa thu được tiền từ việc kinh doanh nhưng sang năm đã thu hồi được) cho thấy 2 doanh nghiệp đều có lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.

Về lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính cả hai doanh nghiệp đều không ổn định, thậm chí là lỗ nhiều năm, riêng Tân Cảng Logistics từ năm 2021 đã có lợi nhuận dương cho hoạt động đầu tư.

Về lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính cả hai doanh nghiệp đều lỗ (có thể là do nợ chưa trả được).

Về lưu chuyển tiền tệ trong năm kinh doanh của cả 2 doanh nghiệp đều không ổn định có lỗ và có lãi qua từng năm.

Nhận xét chung: Cả hai doanh nghiệp đều có lợi nhuận từ hoạt động chính của doanh nghiệp nhưng khi lưu chuyển tiền tệ cho các mảng khác lại có kết quả không ổn định lỗi lãi theo từng năm.

Có năm 2 doanh nghiệp âm lãi về lưu chuyển tiền tệ thuần trong năm báo động cho doanh nghiệp có thể gặp khó khăn riêng hoặc cần có chính sách cải thiện về 2 mặt đầu tư và tài chính. Để có thể nhìn sâu hơn về nguồn lực và hoạt động của 2 doanh nghiệp, ta cần phân tích các chỉ số để có cái nhìn sâu về doanh nghiệp Những số liệu từ báo cáo tài chính khi chưa phân tích chỉ đưa ra một phần nhỏ của bức tranh tài chính của doanh nghiệp, chưa thể hiện rõ ràng tình hình của doanh nghiệp.

Phân tích doanh nghiệp

Phân tích theo chiều ngang

Nhìn vào doanh thu qua từng năm của doanh nghiệp cho thấy doanh thu tăng qua từng năm với mỗi năm trung bình 11% và lấy mốc là năm 2018 nhận thấy % phát triển doanh thu của doanh nghiệp càng lớn

Về lợi nhuận gộp cũng cho thấy tăng theo từng năm và phát triển đều từ mốc 2018 với trung bình mỗi năm doanh thu tăng 11%

Lợi nhuận sau thuế cũng tăng theo từng năm trung bình mỗi năm tăng 6%

Nhìn vào doanh thu qua từng năm của doanh nghiệp cho thấy doanh thu tăng qua từng năm đối với năm 2019 doanh thu có phần suy giảm 2% so với năm 2018 Đặc biệt năm 2022 do có nguồn vốn cao từ sự kiện có thêm cổ đông thì doanh thu của doanh nghiệp tăng vượt bậc nhưng nhìn vào 3 quý năm 2023 con số này chưa thể bằng năm 2022 Có thể tạm kết luận doanh thu tăng vượt bậc năm 2022 là tạm thời không ổn định Với trung bình 13% doanh thu tăng mỗi năm thì doanh nghiệp có mức tăng trưởng tốt hơn doanh nghiệp Tân Cảng Logistics nhưng do phần lớn biến động của năm 2022

Về lợi nhuận gộp cho thấy có sự tăng trưởng nhưng không đều qua từng năm, cụ thể năm 2020 lợi nhuận doanh nghiệp thấp hơn 2019 Cũng vì biến động năm 2022 đã kéo lợi nhuận gộp trung bình của doanh nghiệp 5 năm đạt con số ấn tượng là 36% nhưng đến 3 quý năm 2023 chỉ mới được 69 tỷ thấp hơn nhiều so với năm

Lợi nhuận sau thuế cũng tăng theo từng năm trung bình mỗi năm tăng 74% nhưng con số này không đáng tin cậy do biến động của doanh nghiệp năm 2022.

So sánh 2 doanh nghiệp thì rõ ràng Tân Cảng Logistics đang phát triển ổn định và có lợi nhuận cao tăng trưởng đều mỗi năm khác với Vinafco doanh thu tương đương nhưng lợi nhuận sau thuế rất thấp Nguyên nhân do việc quản lý quá kém so với doanh nghiệp cùng ngành.

Phân tích theo chiều dọc

Phân tích theo chiều dọc cho ta thấy rõ hơn những thứ bên trong của công ty, với

10 đồng vốn tương đương 100% thì ta được 17% lợi nhuận gộp và 11% lợi nhuận sau thuế trang năm 2018 và những con số này chỉ dao động nhỏ từ 1-2% theo từng năm Doanh nghiệp có doanh thu tăng theo từng năm và lợi nhuận gộp và lợi nhuận sau thuế cũng tăng theo giữ ở mức ổn định cho thấy doanh nghiệp hoạt động ổn định và cân bằng có lợi nhuận đảm bảo theo từng năm phát triển của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp Vinafco thì cứ 10 đồng doanh thu tương đương 100% thì thu được 8% lợi nhuận và chỉ 2% lợi nhuận sau thuế Về doanh thu doanh nghiệp cũng phát triển theo từng năm nhưng và lợi nhuận gộp cũng tăng nhưng lợi nhuận sau thuế sau khi trừ chi phí khá thấp chỉ dao động 1-4% riêng nắm 2022 do có sự kiện có thêm cổ động doanh nghiệp đạt doanh thu, lợi nhuận gộp, lợi nhuận sau thuế cao nhất trong 5 năm Nhưng con số này khá thấp so với doanh nghiệp Tân Cảng Logistics do các chi phí của doanh nghiệp Vinafco kiểm soát không tốt, vận hành không được tốt dẫn đến lợi nhuận sau thuế sau khi trừ hết các chi phí đạt được con số khá thấp, thậm chí có năm thua doanh nghiệp Tân Cảng Logistics đến 5 lần Cho thấy doanh nghiệp phát triển chậm.

So sánh 2 doanh nghiệp cùng ngành cho thấy 2 doanh nghiệp có doanh thu khá tương đồng nhưng khi vận hành và chi trả chi phí thì việc quản lý của Tân Cảng Logistics là vượt trội hơn so với Vinafco Logistics Việc kinh doanh của Tân Cảng Logistics khá ổn định nhưng với Vinafco lại có nhiều vấn đề về vận hành và chi phí.

Phân tích theo chỉ số

Phân tích chỉ số khả năng trả nợ trong ngắn hạn của 2 doanh nghiệp:

Current Ratio (Chỉ số thanh khoản) = Current assets / current liabilities (toàn bộ tài sản ngắn hạn/toàn bộ nợ ngắn hạn)

Về chỉ số Current Ratio qua từng năm cho thấy cả 2 doanh nghiệp đều có nguồn tài sản ngắn hạn tốt để trả các khoản nợ ngắn hạn chỉ số này đạt ở mức cao với Tân Cảng Logistics vào các năm 2018, 2019 nhưng đã nhỏ đi qua 3 năm trở lại đây Với doanh nghiệp Vinafco chỉ số này thấp hơn so với doanh nghiệp Tân Cảng nhưng cao đối với năm 2022 vì có nguồn vốn từ cổ đông mới và nguồn tiền từ việc gia tăng giá trị cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.

Quick Ratio (Chỉ số thanh khoản trừ đi Inventory(tồn kho) trong tài sản) = Tài sản đã trừ / Nợ ngắn hạn

Về các chỉ số Quick Ratio sau khi trừ đi tài sản ngắn hạn hàng tồn kho vẫn không thay đổi nhiều so với Current Ratio chứng tỏ hàng tồn kho của 2 doanh nghiệp là không nhiều Các chỉ số cho thấy cả 2 doanh nghiệp đều đảm bảo khả năng trả nợ trong ngắn hạn, tài sản ngắn hạn luôn dương, đảm bảo tốt trong ngắn hạn.

Cash Ratio (Chỉ số thanh khoản bằng tiền mặt) = Tiền mặt / Nợ ngắn hạn

Về chỉ số Cash Ratio cho thấy lượng tiền mặt của hai công ty không đảm bảo việc ngắn hạn, tài sản ngắn hạn nằm chủ yếu vào các tài sản quy đổi được ra tiền một cách ngắn hạn Tuy lượng tiền mặt cả 2 doanh nghiệp không cao nhưng về lượng tài sản ngắn hạn tốt cho việc trả nợ 2 doanh nghiệp phải điều hành doanh nghiệp một cách khéo léo để không bị trễ nợ ngắn hạn trong thời gian dưới 1 năm.

Tài sản = Nợ phải trả(Liabilities) + Vốn chủ sở hữu (Equity)

Tài sản của 2 doanh nghiệp nhìn chung không có sự khác biệt khá lớn, có những năm doanh nghiệp Tân Cảng Logistics cao hơn doanh nghiệp Vinafco Logistics và ngược lại.

Debt-to-Assets Ratio(D/A)(Tỉ lệ nợ/Tổng tài sản)=(Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn)/Tổng tài sản

Về chỉ số Debt-to-Assets Ratio cho thấy chỉ số này của doanh nghiệp đều nhỏ hơn

1, cho thấy khả năng trả nợ của 2 doanh nghiệp khá tốt Về chỉ số này doanh nghiệp Tân Cảng có chỉ số nhỏ hơn nhưng lại cao hơn với doanh nghiệp Vinafco Logistics trong năm 2022 vì được có thêm cổ đông nên tài sản gia tăng Các chỉ số này còn có thể cho thấy tài sản doanh nghiệp cao nhưng đối với 2 doanh nghiệp lại không chênh lệch quá lớn Điều đó cho thấy Vinafco nợ nhiều hơn Tân Cảng

Equity Ratio(E/A)(Tỉ lệ vốn tự có)= Total Equity(Vốn chủ sở hữu)/Total Assets(Tổng tài sản)

Về chỉ số vốn tự có của doanh nghiệp Tân Cảng Logistics cao hơn doanh nghiệp Vinafco Logistics cao hơn qua từng năm, kể cả năm 2022 Vinafco có thêm cổ đông vẫn chỉ cao hơn Tân Cảng Logistics 0,01% Điều đó cho thấy Vinafco vốn từ nợ ngân hàng cao hơn so với doanh nghiệp Tân Cảng Logistics Vốn tự gốp của Tân Cảng Logistics cao hơn nhiều hơn khỏe hơn so với doanh nghiệp Vinafco.

Debt-to-Equity Ratio(D/E)(Tỉ lệ nợ/vốn chủ sở hữu) =Total Liabilities

(Nợ)/Total Equity (Vốn chủ sở hữu)

Theo phân tích tỉ lệ vốn tự có ở trên thì cho thấy Tỉ lệ nợ/Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp Tân Cảng Logistics sẽ thấp hơn so với Vinafco Logistics Vốn tự chủ của doanh nghiệp Tân Cảng nhiều hơn và nợ ít hơn Vinafco.

Qua các chỉ số phân tích về khả năng trả nợ ngắn hạn và dài hạn của 2 doanh nghiệp cho thấy việc quản lý tài chính của doanh nghiệp Tân Cảng Logistics tốt hơn và hiệu quả hơn so với Vinafco Logistics Việc quản lý tài chính tốt sẽ giúp doanh nghiệp phát triển tốt và ổn định nên việc doanh thu sau thuế có sự chênh lệch lớn giữa hai doanh nghiệp Doanh nghiệp Tân Cảng có nguồn thu và lợi nhuận sau thuế tốt hơn nhiều ta có thể thấy rõ qua các chỉ số vừa phân tích ở trên.

Tỉ suất sinh lợi nhuận

GPM (Gross Profit Margin)(Tỉ suất lợi nhuận gộp) = Gross Profit(Lợi nhuận/

Lỗ gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ)/ Revenue (Doanh thu thuần).

Theo phân tích từ chỉ số tài chính ở trên đã cho thấy doanh nghiệp Tân Cảng

Logistics quản lý tốt hơn dẫn đến các chỉ số doanh thu của doanh nghiệp này cũng tốt hơn rõ rệt Theo số liệu của 5 năm doanh nghiệp Tân Cảng Logistics có chỉ số GPM đều tốt hơn vượt trội so với Vinafco Logistics ngay cả năm 2022 khi Vinafco có thêm cổ đông (tiền) để hoạt động thì doanh thu vẫn chỉ bằng mà không cao hơn Tân Cảng.

OPM (Operating Profit Margin)(Tỉ suất lợi nhuận hoạt động) = Operating Profit(Lợi nhuận/Lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh) / Revenue(Doanh thu thuần).

Về tỉ suất lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cũng cho thấy Tân Cảng đang vận hành và có lợi nhuận tốt hơn(chi phí thấp hơn) so với Vinafco Con số này chênh lệch có khi lên đến 13% vào năm 2018 cho thấy hoạt động kinh doanh sinh lợi nhuận của Tân Cảng tốt hơn nhiều so với Vinafco Trong năm 2022 có một sự tăng trưởng lớn từ 5% lên 13% cao hơn 2% so với Tân Cảng nhưng vẫn là con số biến động không nói nên sự phát triển bền vững

NPM (Net Profit Margin)(Tỉ suất lợi nhuận ròng) = Net Profit(Lợi nhuận/Lỗ ròng) / Revenue(Doanh thu thuần)

Về tỉ suất lợi nhuận ròng Tân Cảng về thu về chỉ số này đều đặn dao động từ 9%- 11% cao hơn rõ rệt đối với Vinafco chỉ từ 1%-4% đến năm 2022 đạt mức đỉnh lên đến 12% nhưng chỉ trong năm đó Sự biến động về sự kiện thêm cổ đông đã đẩy mạnh sự phát triển của Vinafco kể cả nguồn vốn và doanh thu, lợi nhuận Nhưng chưa cho thấy rõ sự bền vững khi chỉ được năm đầu tiên là năm 2022, cần thêm thời gian để thấy rõ sự phát triển này có ổn định bền vững hay không.

Tỉ suất sinh lời trên tài sản

ROA= Net Income(lợi nhuận ròng) / Total Assets(Tổng tài sản)

Chỉ số ROA cũng cho thấy sự tương tự từ các chỉ số trên Doanh nghiệp Tân Cảng Logistics đạt được chí số khá ổn định và phát triển theo từng năm Ngược lại con số này khá thấp với doanh nghiệp Vinafco tuy 2022 có chỉ số ROA khá cao là 17% nhưng chỉ do về ảnh hưởng bên ngoài khi doanh nghiệp có thêm cổ đông và các đơn hàng nhiều hơn nhờ hiệu ứng này ảnh hưởng đến nhiều số liệu về cả doanh thu và lợi nhuận.

Return on Rquity (ROE): tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu

Nhà đầu tư đã có lời từ doanh nghiệp sang từng năm Đối với Tân Cảng Logistics tỉ số sinh lời này khá cao và tăng trưởng theo từng năm tuy rằng có năm đã giảm nhẹ nhưng đã phục hồi và phát triển bền vững hơn Riêng chỉ số này đối với doanh nghiệp Vinafco Logistics thì con số khá khiêm tốn, tuy vẫn là dương có lãi nhưng con số này khá thấp, thấp hơn cả lãi suất ngân hàng theo hàng năm nhưng đã cải thiện dần từ năm 2021 và phát triển đỉnh năm 2022 là 25% Tuy nhiên con số 25% này chưa thực sự thực tế khi có cổ đổng mới vào và có nhiều nguồn vốn hơn đơn hàng hơn Vẫn phải theo dõi thêm vào vài năm sau để xem sự biến động phát triển công ty như thế nào.

Qua các chỉ số lợi nhuận cho thấy Tân Cảng hoạt động phát triển ổn định đạt những chỉ số đều theo từng năm Về chỉ số này về công ty Vinafco khá thấp cần cải thiện từ các cương vị đảm nhiệm chức vụ vận hành của doanh nghiệp có đường lối chiến lược đúng đắn và tầm nhìn lâu dài Các chỉ số này khá tương đồng khi đã có sự chênh lệch về cách vận hành và đường lối phát triển của 2 doanh nghiệp.

Cho biết hiệu suất của doanh nghiệp này trong việc sử dụng nguồn lực tạo ra lợi nhuận như thế nào?

Cho biết hiệu suất của doanh nghiệp này trong việc sử dụng nguồn lực tạo ra lợi nhuận như thế nào:

ATR(Asset Turnover Ratio) = Total Sales(Doanh thu)/Average Assets(Trung bình tài sản)

Average Assets (Tài sản trung bình) = (Tài sản đầu năm + Tài sản cuối năm)/2

Về chỉ số ATR cho chúng ta biết khả năng tạo ra doanh thu trên 1 đồng tài sản, với chỉ số này cho thấy 2 doanh nghiệp đều có chỉ số khá tương đồng Đối với doanh nghiệp Vinafco Logistics chỉ số này có phần vững hơn Tân Cảng nhưng qua phân tích các chỉ số ở trên thì lợi nhuận gộp và lợi nhuận thu lại sau thuế lại thấp hơn nhiều so với Tân Cảng Logistics Giải thích cho vấn đề này có thể thấy chi phí vận hành và quy trình cho một đơn hàng của Vinafco tốn kém quá nhiều, ảnh hưởng đến lợi nhuận sau khi khấu trừ tất cả chi phí Khả năng tạo doanh thu của

Vinafco Logistics là tốt hơn Tân Cảng Logistics đã thể hiện rõ qua chỉ số vừa tính trên nhưng về lợi nhuận lại thua xa Tân Cảng Logistics.

Nhận định

Sau khi đi qua những thông số và chỉ số phân tích đã cho ta thấy một bức tranh về tình hình tài chính cũng như vận hành của 2 doanh nghiệp cùng ngành Logistics Qua đó có thể đánh giá chủ quan về 2 doanh nghiệp như sau:

Về cơ cấu tài chính là khá chắc chắn khi có nguồn tài chính từ vốn chủ cao và nợ khá thấp.

Về doanh thu vẫn đảm bảo chỉ số, phát triển đều đặn qua từng năm.

Về dòng tiền hiện tại vẫn tốt khi doanh nghiệp đã có chính sách, chiến lược vận hành phát triển công ty tốt.

Về lợi nhuận đạt được con số và chỉ số cao so với doanh nghiệp được so sánh(Vinafco Logistics)

Về nợ vẫn đảm bảo con số an toàn đảm bảo công ty vận hành tốt.

Thông qua các chỉ số cho thấy doanh nghiệp Tân Cảng Logistics là một doanh nghiệp đang có sức khỏe khá tốt, trong giai đoạn ổn định và phát triển đều theo hằng năm Đối với doanh nghiệp cùng ngành có sự so sánh (cụ thể

Vinafco Logistics) và các công ty cùng ngành khác thì doanh nghiệp là một công ty phát triển, đảm bảo doanh thu, lợi nhuận cao và vận hành tốt Các nhà đầu tư có thể tin tưởng đầu tư dưới dạng cổ phiếu để cùng công ty đi đường dài

Về cơ cấu tài chính thể hiện phần lớn là do từ vay nợ tài chính, vốn tự chủ khá thấp.

Về doanh thu có số liệu và chỉ số tương đương với doanh nghiệp được so sánh Tân Cảng Logistics Chỉ số khả năng tạo doanh thu cao hơn cả doanh nghiệp (Tân Cảng Logistics)

Về dòng tiền thể hiện sự bất ổn, có năm lỗ phải chú trọng xem xét và giải quyết.

Về lợi nhuận thể hiện là cực thấp thậm chí là dưới 5 lần với doanh nghiệp được so sánh là Tân Cảng Logistics.

Về nợ thể hiện doanh nghiệp gặp rất nhiều vấn đề về tài chính, không thể đảm bảo trả nợ ngắn hạn và lãi suất vay Về vấn đề này doanh nghiệp đã có giải pháp là có thêm cổ đông vào năm 2022.

Thông qua các chỉ số cho thấy doanh nghiệp Vinafco Logistics có khả năng tạo doanh thu khá tốt nhưng việc vận hành và cơ cấu tài sản bất ổn(có thể phá sản trong 4 năm nếu không có sự tham gia của cổ đông mới vào năm 2022) Định giá trên thị trường chứng khoán cụ thể là chỉ số P/E cao nhất ngành cho thấy lợi nhuận của công ty cực thấp Doanh nghiệp cần phải cải thiện chi phí, cơ cấu lại tài sản, giảm bớt nợ và vận hành hợp lý để có thể phát triển ổn định Tổng quan phân tích cho thấy các nhà đầu tư vào doanh nghiệp theo dạng cổ phiếu cần nhìn thấy sức khỏe của doanh nghiệp Vinafco Logistics đang bất ổn cần có quyết định đúng đắn nếu có ý định đầu tư vào doanh nghiệp này.

Ngày đăng: 15/05/2024, 09:24

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2. Bảng cân đối kế toán công ty Vinafco Logistics - đồ án 2 phân tích định giá doanh nghiệp sử dụng financial statements trong doanh nghiệp logistic
2. Bảng cân đối kế toán công ty Vinafco Logistics (Trang 23)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w