Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở các trường tiểu học huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa theo định hướng giáo dục STEM.... Thực tế cho thấy, công tá
Trang 1BỘ GIÁO DỤCVÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH THANH HÓA
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
LÊ THỊ LAN
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TOÁN Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN HẬU LỘC, TỈNH THANH
HÓA THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THANH HÓA, NĂM 2023
Trang 2BỘ GIÁO DỤCVÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH THANH HÓA
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
LÊ THỊ LAN
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TOÁN
Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN HẬU LỘC, TỈNH THANH HÓA THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8140114 Người hướng dẫn khoa học: TS CAO THỊ CÚC
THANH HÓA, NĂM 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan Các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được tham khảo, chỉ rõ nguồn gốc
Tác giả luận văn
Lê Thị Lan
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn TS Cao Thị Cúc đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này Xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô khoa Tâm lý - Giáo dục, Trường Đại học Hồng Đức đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và làm luận văn
Xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo, lãnh đạo trường và các
em học sinh ở các trường Tiểu học trên địa huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá
đã hỗ trợ tôi thực hiện luận văn này
T c giả luận văn
Lê Thị Lan
Trang 5
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ix
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
4 Giả thuyết khoa học 3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 4
7 Phương pháp nghiên cứu 5
8 Cấu trúc luận văn 6
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TOÁN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM 7
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 7
1.1.1 Các công trình nghiên cứu về hoạt động dạy học theo định hướng giáo dục STEM 7
1.1.2 Các công trình nghiên cứu về quản lý hoạt động dạy học theo định hướng giáo dục STEM 10
1.2 Một số khái niệm cơ bản 11
1.2.1 Giáo dục STEM 11
1.2.2 Hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM 13
1.2.3 Quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở trường tiểu học theo định hướng giáo dục STEM 14
1.3 Hoạt động dạy học môn Toán ở trường tiểu học theo định hướng giáo dục STEM 15
Trang 61.3.1 Đặc điểm của học sinh tiểu học 15
1.3.2 Mục tiêu hoạt động dạy học môn Toán ở trường tiểu học theo định hướng giáo dục STEM 17
1.3.3 Nội dung, chương trình dạy học môn Toán ở trường tiểu học theo định hướng giáo dục STEM 18
1.3.4 Phương pháp dạy học môn Toán ở trường tiểu học theo định hướng giáo dục STEM 19
1.3.5 Hình thức tổ chức hoạt động dạy học môn Toán ở trường tiểu học theo định hướng giáo dục STEM 21
1.3.6 Cơ sở vật chất, phương tiện dạy học môn Toán ở trường tiểu học theo định hướng giáo dục STEM 22
1.4 Quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở trường tiểu học theo định hướng giáo dục STEM 24
1.4.1 Vai trò của Hiệu trưởng trường tiểu học trong quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM 24
1.4.2 Nội dung quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở trường tiểu học theo định hướng giáo dục STEM 25
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở trường tiểu học theo định hướng giáo dục STEM 32
1.5.1 Yếu tố chủ quan 32
1.5.2 Yếu tố khách quan 33
Kết luận chương 1 35
Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TOÁN Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN HẬU LỘC, TỈNH THANH HÓA THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM 36
2.1 Khái quát chung về tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục - đào tạo của huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa 36
2.1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa 36
Trang 72.1.2 Khái quát về giáo dục - đào tạo huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa 36
2.2 Khái quát về khảo sát thực trạng 38
2.2.1 Mục đích khảo sát 38
2.2.2 Nội dung khảo sát 39
2.2.3 Phương pháp khảo sát 39
2.2.4 Mẫu khách thể khảo sát 39
2.2.5 Tiêu chí và thаng đánh giá 39
2.3 Thực trạng hoạt động dạy học môn Toán ở các trường tiểu học huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa theo định hướng giáo dục STEM 40
2.3.1 Thực trạng nhận thức của CBQL, GV các trường tiểu học huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa về hoạt động dạy học môn Toán ở trường tiểu học theo định hướng giáo dục STEM 40
2.3.2 Thực trạng thực hiện mục tiêu hoạt động dạy học môn Toán ở các trường tiểu học huyện Hậu Lộc, tình Thanh Hóa theo định hướng giáo dục STEM 41
2.3.3 Thực trạng thực hiện nội dung, chương trình dạy học môn Toán ở các trường tiểu học huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa theo định hướng giáo dục STEM 43
2.3.4 Thực trạng sử dụng phương pháp dạy học môn Toán ở các trường tiểu học huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa theo định hướng giáo dục STEM 44
2.3.5 Thực trạng các hình thức dạy học môn Toán ở các trường tiểu học huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa theo định hướng giáo dục STEM 45
2.3.6 Thực trạng cơ sở vật chất, phương tiện dạy học môn Toán ở các trường tiểu học huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa theo định hướng giáo dục STEM 47
2.4 Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở các trường tiểu học huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa định hướng giáo dục STEM 49
2.4.1 Thực trạng lập kế hoạch hoạt động dạy học môn Toán ở các trường tiểu học huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa theo định hướng giáo dục STEM 49
Trang 82.4.2 Thực trạng tổ chức hoạt động dạy học môn Toán ở các trường tiểu học
huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa theo định hướng giáo dục STEM 51
2.4.3 Thực trạng chỉ đạo thực hiện hoạt động dạy học môn Toán ở các trường tiểu học huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa theo định hướng giáo dục STEM 53
2.4.4 Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn Toán ở các trường tiểu học huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa theo định hướng giáo dục STEM 55
2.5 Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở các trường tiểu học huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa theo định hướng giáo dục STEM 57
2.6 Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở các trường tiểu học huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa theo định hướng giáo dục STEM 59
2.6.1 Ưu điểm 59
2.6.2 Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế 60
Kết luận chương 2 62
Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TOÁN Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN HẬU LỘC, TỈNH THANH HÓA THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM 63
3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 63
3.1.1 Đảm bảo tính mục tiêu 63
3.1.2 Đảm bảo tính hệ thống 63
3.1.3 Đảm bảo tính thực tiễn 63
3.1.4 Đảm bảo tính khả thi 64
3.2 Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở các trường tiểu học huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa theo định hướng giáo dục STEM 64
3.2.1 Biện pháp 1: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên trường tiểu học về hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM 64
Trang 93.2.2 Biện pháp 2: Tổ chức tập huấn cho giáo viên về kỹ năng dạy học môn
Toán theo định hướng giáo dục STEM 67
3.2.3 Biện pháp 3: Chỉ đạo đổi mới nội dung, chương trình dạy học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM 70
3.2.4 Biện pháp 4: Chỉ đạo tăng cường và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, phương tiện dạy học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM 73
3.2.5 Biện pháp 5: Chỉ đạo đổi mới các hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM 75
3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp được đề xuất 77
3.4 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 78
3.4.1 Mục đích khảo nghiệm 78
3.4.2 Đối tượng khảo nghiệm 78
3.4.3 Thang và chuẩn đánh giá kết quả khảo nghiệm 78
3.4.4 Kết quả khảo nghiệm 79
Kết luận chương 3 84
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 88 PHỤ LỤC P1
Trang 10DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Các chữ viết tắt Các chữ viết đầy đủ
Trang 11DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Thực trạng thực hiện mục tiêu dạy học môn Toán ở các trường TH huyện Hậu Lộc, tình Thanh Hóa theo định hướng giáo dục STEM 42Bảng 2.2 Thực trạng thực hiện nội dung, chương trình dạy học môn Toán ở các trường TH huyện Hậu Lộc theo định hướng giáo dục STEM 43Bảng 2.3 Thực trạng sử dụng phương pháp dạy học môn Toán ở các trường
TH huyện Hậu Lộc theo định hướng giáo dục STEM 44Bảng 2.4 Thực trạng các hình thức dạy học môn Toán ở các trường TH huyện Hậu Lộc theo định hướng giáo dục STEM 46Bảng 2.5 Thực trạng cơ sở vật chất, phương tiện dạy học môn Toán ở các trường TH huyện Hậu Lộc theo định hướng giáo dục STEM 48Bảng 2.6 Thực trạng lập kế hoạch HĐDH môn Toán theo định hướng giáo dục STEM 49Bảng 2.7 Thực trạng tổ chức hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM 51Bảng 2.8 Thực trạng chỉ đạo thực hiện hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM 54
Bảng 2.9 Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn Toán theo
định hướng giáo dục STEM 56Bảng 2.10: Đánh giá của CBQL, GV về ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở các trường TH huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa theo định hướng giáo dục STEM 58Bảng 3.1: Ý kiến đánh giá về tính cần thiết của các biện pháp 79Bảng 3.2: Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp 81Bảng 3.3: Mối tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 83
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, thực hiện đổi mới giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó có đóng góp to lớn của ngành giáo dục Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định sự cần thiết phải thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện trong giáo dục và đào tạo, “phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút
và trọng dụng nhân tài”, đưa đất nước “bắt kịp, tiến cùng và vượt lên ở một số lĩnh vực so với khu vực và thế giới”
Dựa trên định hướng đó của Đảng, giáo dục Việt Nam trong những năm qua đã có sự chuyển biến mạnh mẽ ở tất cả các cấp học, đặc biệt là khi Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 được Quốc hội thông qua
Theo Luật Giáo dục Việt Nam (2019), mục tiêu giáo dục tiểu học là nhằm hình thành ở HS những cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện về các mặt đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở Để đạt được các mục tiêu giáo dục đã
đề ra, nhà trường tiểu học có thể thực hiện thông qua nhiều con đường khác nhau, trong đó dạy học được xem là con đường cơ bản và quan trọng nhất
Trong chương trình giáo dục tiểu học hiện hành, môn Toán có vị trí vô cùng quan trọng, góp phần đặt nền móng vững chắc cho việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh; giúp các em phát triển năng lực trừu tượng hoá, khái quát hoá, kích thích trí tưởng tượng, phát triển khả năng suy luận, phán đoán; rèn luyện ở học sinh thói quen độc lập suy nghĩ, phương pháp học tập
và làm việc khoa học, linh hoạt, sáng tạo.
Dạy học theo định hướng giáo dục STEM đã và đang được coi trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới Giáo dục STEM là một trong những định hướng giáo dục tích hợp đã được phát triển mạnh và đã đem lại những thành tựu tốt cho giáo dục ở Mỹ, Thái Lan, Canada, Úc, “Bản chất của giáo dục STEM là
Trang 13thông qua việc tích hợp các môn học để trang bị cho người học khả năng vận dụng tổng hợp những kiến thức và kĩ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học vào giải quyết các tình huống
và yêu cầu của thực tiễn” Ở Việt Nam hiện nay, giáo dục STEM càng được đặc biệt quan tâm Trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, giáo dục STEM được xác định là một trong những hướng dạy học phát triển năng lực
HS, trong đó nhấn mạnh năng lực vận dụng kiến thức của các lĩnh vực như Khoa học (S- Science), Công nghệ (T- Technology), Kĩ thuật (E- Engineering) và Toán học (M- Maths) để giải quyết những vấn đề thực tiễn Tuy nhiên, việc dạy học môn Toán trong nhà trường phổ thông nói chung và
ở trường tiểu học nói riêng theo định hướng giáo dục STEM còn gặp rất nhiều khó khăn, trong đó nhận thức, kỹ năng của nhiều CBQL, GV về giáo dục STEM còn hạn chế; các điều kiện thực hiện HĐDH môn Toán theo định hướng giáo dục STEM chưa đảm bảo Vì vậy, việc hỗ trợ GV trong việc tổ chức hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM cho học sinh ở các trường tiểu học có ý nghĩa cấp thiết, góp phần đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông trong giai đoạn hiện nay
Thực tế cho thấy, công tác quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở các trưởng tiểu học trên địa bàn huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa theo định hướng giáo dục STEM đã được lãnh đạo nhà trường quan tâm và bước đầu đạt được những kết quả nhất định Tuy nhiên, hiện nay mức độ triển khai thực hiện chưa có sự đồng bộ giữa các nội dung; việc lập kế hoạch mới chỉ mang tính khái quát chung cho môn học, học kỳ, năm học; công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên, xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá kết quả HĐDH chưa được thực hiện tốt Do nguồn kinh phí cho hoạt động dạy học ít, mức độ huy động xã hội hóa không hiệu quả nên cơ sở vật chất, các phương tiện dạy học ở các trường tiểu học chưa được đầu tư đúng mức và đầy đủ so với yêu cầu của HĐDH môn Toán theo định hướng giáo dục STEM…Những hạn chế này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của hoạt
Trang 14động dạy học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM ở các trường tiểu học huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, chúng tôi lựa chọn vấn
đề: “Quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở các trường tiểu học huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa theo định hướng giáo dục STEM” làm đề tài
nghiên cứu
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở các trường tiểu học huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa theo định hướng giáo dục STEM, đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học môn Toán tại các trường tiểu học huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh
Hóa, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay
3 Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Hoạt động dạy học môn Toán ở trường tiểu học theo định hướng giáo dục STEM
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở các trường tiểu học huyện Hậu
Lộc, tỉnh Thanh Hóa theo định hướng giáo dục STEM
4 Giả thuyết khoa học
Hiện nay, quản lý hoạt động dạy học ở các trường tiểu học huyện HậuLộc, tỉnh Thanh Hóa đang được đổi mới, hướng tới thực hiện tốt mục tiêu
“giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ vàcác kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo,hình thành nhân cách con người Việt Nam” Tuy nhiên, trong nội dung quản
lý hoạt độngdạyhọcmôn Toánvẫn còn nhiềubất cập, chưa đạt hiệu quảcao.Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Toán mộtcáchkhoahọc theo định hướng giáo dục STEMphùhợp với điều kiện thựctế
Trang 15của địa phương sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động dạy họcmôn Toán
ở các trường tiểu học huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, đáp ứng yêu cầu đổimớigiáo dụchiện nay
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn Toán
ở trường tiểu học theo định hướng giáo dục STEM
5.2 Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở các trường tiểu học huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa theo định hướng giáo dục STEM
5.3 Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở các trường tiểu học huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa theo định hướng giáo dục STEM
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1 Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở các trường tiểu học huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa theo
định hướng giáo dục STEM
6.2 Giới hạn địa bàn nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại 15 trường tiểu học huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa
6.3 Giới hạn về khách thể nghiên cứu
Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi lựa chọn mẫu khách thể khảo sát thuộc hai nhóm: Nhóm CBQL và nhóm giáo viên tại 15 trường tiểu học huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, tổng số khách thể là 126 người
Số lượng cụ thể:
+ 71 giáo viên
+ 55 cán bộ quản lý (CBQL Phòng GD&ĐT, Ban Giám hiệu, Tổ trưởng chuyên môn các trường tiểu học)
Trang 166.4 Chủ thể quản lý
Hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa
7 Phương ph p nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa các văn bản của Đảng và Nhà nước, các tài liệu có liên quan đến đề tài nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra
Xây dựng phiếu điều tra nhằm thu thập thông tin từ CBQL, giáo viên
về thực trạng hoạt động dạy học môn Toán và quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở các trường tiểu học huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa theo định hướng giáo dục STEM
- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp một số cán bộ quản lý
nhà trường tiểu học, giáo viên dạy học môn Toán để tìm hiểu kỹ hơn về thực trạng hoạt động dạy học môn Toán và quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM ở các trường tiểu học huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Thông qua nghiên cứu hồ sơ, kết quả tự đánh giá và đánh giá hàng năm của các trường tiểu học, báo cáo tổng kết của Phòng GD&ĐT huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa nhằm hỗ trợ đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở các trường tiểu học huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa theo định hướng giáo dục STEM hiện nay
Trang 17- Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến chuyên gia nhằm khảo sát tính
cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM ở các trường tiểu học huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa
7.3 Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý và phân tích số liệu khảo sát, định lượng kết quả nghiên cứu, trên cơ sở đó rút ra các kết luận khoa học về quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM
ở các trường tiểu học huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa
8 Cấu trúc luận v ăn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Khuyến nghị, Phụ lục, Tài liệu thamkhảo,luận văncó3chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn Toán ởtrườngtiểuhọc theođịnh hướnggiáo dụcSTEM
Chương 2:.Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở cáctrường tiểu học huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa theo định hướng giáodục STEM
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở cáctrường tiểu học huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa theo định hướng giáodục STEM
Trang 18Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
MÔN TOÁN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG
GIÁO DỤC STEM
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Các công trình nghiên cứu về hoạt động dạy học theo định hướng giáo dục STEM
Thuật ngữ STEM xuất hiện đầu tiên tại Hoa Kì từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, đó là: Khoa học (Science), Công nghệ (Technology), Kĩ thuật (Engineering) và Toán (Maths) Trong giáo dục, giáo dục STEM được triển khai với mục tiêu cung cấp các kiến thức và kĩ năng cần thiết cho học sinh (HS) thế kỉ XXI, vì thế được xem là mô hình giáo dục diện rộng trong tương lai gần của thế giới Hiện nay trên thế giới có rất nhiều mô hình STEM khác nhau, trong đó khá nhiều mô hình đã thành công và được phát triển rộng ở nhiều quốc gia; cùng với đó có nhiều quốc gia đang trong giai đoạn nghiên cứu mô hình giáo dục STEM cũng đã học hỏi và triển khai thử nghiệm ở quốc gia mình
- Trong những năm gần đây, nghiên cứu về giáo dục STEM đã, đang được rất nhiều nhà giáo dục trên thế giới quan tâm:
Ở Hoa Kì trong chương trình giáo dục STEM, các môn học khoa học, công nghệ không được giảng dạy độc lập mà tích hợp lại với nhau thành một môn học; phương pháp giảng dạy chủ yếu là bằng dự án, trải nghiệm, thực hành Ở một số bang của Hoa Kì, STEM được tổ chức trong cả các giờ học chính khoá và hoạt động ngoại khoá
Ngành giáo dục Thổ Nhĩ Kì đã thực hiện số hình thức tổ chức giáo dục STEM như: khóa học độc lập, dự án học tập, chuyên đề tự chọn; hoặc lồng ghép các hoạt động giáo dục STEM vào chương trình các môn Toán, Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật
Trang 19Ở Israel, giáo dục STEM được tổ chức thông qua các giờ học chính khoá trong các môn như: môn Khoa học và Công nghệ (từ mẫu giáo đến trung học cơ sở); ở cấp trung học phổ thông có nhánh Khoa học (gồm Vật lí, Hóa học, Sinh học hoặc Khoa học và Công nghệ) Mạch Khoa học có Toán học là nền tảng; mạch Công nghệ có: Công nghệ sinh học, Điện tử và Kĩ thuật Máy tính, Xây dựng và Kiến trúc, Cơ khí Kĩ thuật, Kĩ thuật phần mềm, Công nghệ truyền thông, Công nghệ khoa học, Điều khiển Hệ thống và năng lượng, Hệ thống sản xuất trên máy vi tính, Hệ thống hải dương học, Khoa học Công nghệ
- Tại Việt Nam cũng đã có nhiều nghiên cứu về hoạt động dạy học theo định hướng giáo dục STEM:
Trần Thị Gái và cộng sự (2018) cho rằng, giáo dục STEM có ý nghĩathiết thực trong dạyhọc nóichung và dạy học môn Sinhhọcnóiriêng.Thôngqua dạyhọc theo định hướng giáo dục STEM sẽphát triển ở HSnhững phẩmchất vànănglựcchung, giúp cácemlĩnhhội trithức vàvận dụng hiểubiết đã
có của mình vào việc giải quyết các vấn đề thực tiễn Nếu thiết kế hoạt độngdạyhọctheo địnhhướng giáodục STEMđúng nguyêntắc vàquytrìnhsẽgópphầnnângcaohiệu quả hoạtđộnghọc tậpcủaHS.[4]
Khuất Thị Thanh Huyền và cộng sự (2020) qua nghiên cứu về tổ chức dạy học Vật lí ở trường THPT theo định hướng giáo dục STEM nhằm phát triển năng lực sáng tạo của HS đã đưa ra kết luận: Để việc triển khai dạy học theo định hướng giáo dục STEM trong nhà trường phổ thông đạt hiệu quả cao cần chú trọng nâng cao nhận thức của đội ngũ GV về STEM và tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng phòng học bộ môn theo định hướng giáo dục STEM [9]
ĐặngMinh Tuấn vàcộngsự (2020)cho rằng việcxây dựng vàsửdụngcác chủ đềSTEM trong dạyhọc mônVật lí ởtrường phổ thôngmanglại hiệuquả cao trong dạy học, giúp phát triển năng lực của HS Việc xây dựng cácchủ đề STEM sẽ giúp GV Vật líở trường phổ thông cóthêm tài liệu dạy học
Trang 20cũng nhưnắm đượccách thức vận dụng các phươngpháp, hình thức dạy họcmới nhằm đáp ứng yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông hiện nay.Tuy nhiên, để có thể triển khai xây dựng và sử dụng các chủ đề STEM trongdạyhọcmônVật lí,GV phải tuânthủđúng quytrìnhxâydựng chủ đềSTEM,lựa chọn các vấn đề thực tiễn gắn với kiến thức phổ thông của HS Ngoài ra,cần đầu tư trang thiết bị dạy học nhằm đáp ứng yêu cầu dạy học theo địnhhướnggiáo dụcSTEM[22]
Đào Sỹ Nam và cộng sự (2018) qua nghiên cứu một số vấn đề về giáo dục STEM trong nhà trường phổ thông đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho thấy, việc thúc đẩy giáo dục STEM trong nhà trường phổ thông đóng vai trò quan trọng đối với việc đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT; đồng thời là cơ sở cho việc xây dựng nguồn nhân lực chất lượng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội trong thời đại ngày nay [13]
Bùi Thị Thanh Thuỷ (2020) cho rằng, để triển khai các chủ đề trongdạyhọcmôn Toán theo định hướng giáo dục STEM nhằmthực hiện mục tiêuphát triển năng lực người học, GV cần đảm bảo kết nối liên môn trong quátrình dạy học Ngoài ra, việc thiết kế bài học theo định hướng giáo dụcSTEM không nên chỉ thực hiện ở một số tiết mà ở tất cả các mảng củaToán học và ở mỗi khối lớp Cần tạo cho HS cơ hội được trải nghiệmnhững tình huống thực tiễn, giúp HS thấy được mối liên hệ giữa các mônhọc, giữa toán học và thực tiễn, từ đó kích thích HS tự khám phá, có thái
độ tựtin và hợp tác tronghọc tập [20]
Lương Thị Thu Thuỷ (2021) cho rằng, tiếp cận giáo dục STEAM có vai trò rất quan trọng đối với chương trình giáo dục tiểu học nói chung, với môn Toán nói riêng Bên cạnh việc trang bị cho HS các năng lực theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, giáo dục STEAM còn giúp HS có cơ hội trải nghiệm thực tế, qua đó vận dụng thành thạo các tri thức và kĩ năng học [21]
Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về hoạt động dạy học theo định hướng giáo dục STEM ở trường phổ thông, tuy nhiên, những nghiên cứu mới chỉ tập
Trang 21trung về việc tổ chức dạy học, ý nghĩa của giáo dục STEM cũng như một số vấn đề giáo dục STEM trong nhà trường nói chung mà chưa có nhiều công trình bàn luận, nghiên cứu sâu về giáo dục STEM trong nhà trường tiểu học, đặc biệt là về hoạt động dạy học môn Toán ở trường tiểu học theo định hướng giáo dục STEM
1.1.2 Các công trình nghiên cứu về quản lý hoạt động dạy học theo định hướng giáo dục STEM
Nghiên cứu của Thái Văn Thành, Nguyễn Thị Nhị, Lê Thị Bình (2022) khẳng định, quản lí mô hình giáo dục STEM theo tiếp cận mô hình CIPO (ContextInput - Process-Output/Outcome) là tác động của nhà quản lí đến quá trình giáo dục thông qua quản lí đầu vào, quản lí quá trình, quản lí đầu ra dưới tác động của bối cảnh nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục Để hoạt động giáo dục STEM đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu xã hội, nhà trường cần phải vận dụng phối hợp nhiều biện pháp quản lí phù hợp với điều kiện thực tiễn [19]
Hà Thị Kim Sa (2018) cho rằng, để quản lý hoạt động dạy học tại trường phổ thông theo định hướng giáo dục STEM đạt hiệu quả, người hiệu trưởng cần đổi mới tư duy quản lý, cải tiến các biện pháp quản lý hoạt động dạy học tại đơn vị phù hợp với điều kiện thực tiễn của mỗi nhà trường, từ đó tạo nên chất lượng và hiệu quả trong giáo dục học sinh, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay [18]
Phạm Đăng Khoa (2021) cho rằng, để đạt được những mục tiêu đề ra, hoạt động giáo dục STEM trong trường học cần được quản lý một cách hiệu quả Kết quả nghiên cứu trường hợp về thực tiễn quản lý giáo dục STEM tại Trường Tiểu học Lê Quý Đôn, Quận 3, TP Hồ Chí Minh đã khẳng định vai trò,
vị trí của STEM trong các hoạt động giáo dục, góp phần làm đa dạng hóa, công nghệ hóa, hiện đại hóa, chuyên nghiệp hóa các hoạt động dạy học và giáo dục của nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội [11]
Các nghiên cứu trên đã đề cập đến nhiều vấn đề, nhiều mặt của hoạt động dạy học và quản lí hoạt động dạy học theo định hướng giáo dục STEM
Trang 22Tuy nhiên, cho đến nay chưa có nghiên cứu nào đề cập một cách trực tiếp, toàn diện về quản lí hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM ở các trường tiểu học huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa Vì vậy, nghiên cứu thực trạng hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM
ở các trường tiểu học huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá, từ đó đề xuất một số biện pháp quản lí hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM nhằm mang lại hiệu quả giáo dục nói chung và hoạt động dạy học môn Toán nói riêng là thực sự cần thiết
1.2 Một số khái niệm cơ bản
Hai là, giáo dục STEM được hiểu theo nghĩa là sự tích hợp của 4 lĩnh vực gồm: Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật, Toán học [24] Theo tác giả Tsupros, giáo dục STEM là một phương pháp học tập tiếp cận liên ngành, trong đó những kiến thức hàn lâm được kết hợp chặt chẽ với các bài học thực
tế thông qua việc HS được vận dụng kiến thức Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật
và Toán học vào tình huống cụ thể, từ đó tạo nên sự kết nối giữa nhà trường, cộng đồng và doanh nghiệp
Ba là, giáo dục STEM được hiểu theo nghĩa là tích hợp từ 2 lĩnh vựctrở lên (trong các lĩnh vực về Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học).Tác giả Sanders thống nhất với quan niệm này, cho rằng, giáo dục STEM làphương pháp tiếp cận, khám phá trong giảng dạy và học tập giữa hai haynhiều hơn các môn học STEM, hoặc giữa một chủ đề STEM và một hoặcnhiềumônhọc kháctrongnhà trường [23]
Trang 23Ngoài ra, giáo dục STEM cũng được quan niệm như là chương trìnhđào tạo dựa trên ý tưởng giảng dạy cho HS bốn lĩnh vực cụ thể, gồm: Khoahọc, Công nghệ, Kĩ thuật, Toán học trong một liên ngành và theo phươngpháp tiếpcận ứng dụng.Nghĩa là, STEM khôngthực hiện giảng dạybốnlĩnhvực này theonhữngmôn họctách biệt mà tổnghợp chúng thànhmột môhìnhhọc tậpliền mạch dựatrêncác ứngdụngthực tế
Từ những phân tích trên, trong luận văn này, chúng tôi hiểu giáo dục
STEM theo nghĩa thứ ba như sau: “Giáo dục STEM là một quan điểm dạy học theo tiếp cận liên ngành từ hai trong các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ,
Kĩ thuật và Toán học trở lên, trong đó nội dung học tập của học sinh được gắn với thực tiễn, PPDH theo quan điểm dạy học định hướng hành động.”
Trên thế giới, giáo dục STEM được xác định bao gồm:
Science (Khoa học): Là môn học giúp phát triển ở HS khả năng sử dụng
các kiến thức Khoa học (gồm: Vật lí, Hóa học, Sinh học và Khoa học trái đất)
để hiểu về thế giới tự nhiên và vận dụng những kiến thức đó để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày [14]
Technology (Công nghệ): Là môn học giúp phát triển ở HS khả năng sử
dụng, quản lí, hiểu và đánh giá công nghệ thông qua việc cung cấp cho HS những kiến thức về sự phát triển của công nghệ, hình thành ở HS kĩ năng phân tích sự ảnh hưởng của công nghệ mới tới cuộc sống hàng ngày của mình
và của cộng đồng… [14]
Engineering (Kĩ thuật): Là môn học giúp HS hiểu biết về sự phát triển
của công nghệ thông qua quá trình thiết kế kĩ thuật, hình thành ở HS kĩ năng vận dụng sáng tạo cơ sở Khoa học và Toán học trong quá trình thiết kế các đối tượng, các hệ thống, hoặc xây dựng các quy trình sản xuất [14]
Mathematics (Toán học): Là môn học nhằm phát triển ở HS khả năng
phân tích, suy luận và truyền đạt ý tưởng một cách hiệu quả thông qua việc tính toán, giải thích, đưa ra các giải pháp giải quyết những vấn đề toán học…[14]
Trang 24Vớinội hàmcácmôn học nhưtrên,đốichiếu với chươngtrìnhgiáo dục phổthôngViệt Namhiệnhành cóthểnhậnthấy mônKhoahọc tương ứng vớicác môn Khoa học tự nhiên trong chương trình giáo dục phổ thông ở ViệtNam như: Vật lí, Hóa học, Sinh học Ngoài ra, ở Việt Nam môn Công nghệ
đã chứa đựng cả yếu tố Công nghệ và Kĩ thuật, do vậy Môn Công nghệ vàmôn Kĩ thuật trên thế giới tương ứng với môn Công nghệ và môn Tin học ởViệt Nam.Nhưvậy,nội dunggiáodụcSTEM khivận dụngvào bốicảnhgiáodục Việt Nam sẽ bao hàm nội dung của các môn học: Vật lí, Hóa học, Sinhhọc,Côngnghệ,Tinhọc vàToán
Tóm lại, giáo dục STEM là một cách tiếp cận liên ngành trong quátrình dạy học, trong đó các khái niệm học thuật mang tính nguyên tắc đượclồng ghép với cácbài họctrong thếgiới thực, họcsinh áp dụng các kiến thức
vềkhoa học,côngnghệ, kỹ thuậtvà toánvào trong các bốicảnh cụthể, tạora
sự kết nối giữa trường học, cộng đồng, doanh nghiệp…, từ đó phát triển cácnănglựcvàphẩmchấtcủaHS
1.2.2 Hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM
Dạy học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM, về bản chất, được hiểu là thông qua việc dạy học môn Toán nhằm rèn luyện cho HS các
kỹ năng STEM
Các kiến thức và kỹ năng này phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau nhằm giúp HS không chỉ hiểu sâu sắc các kiến thức, kĩ năng của các môn học STEM mà còn có thể thực hành và tạo ra được những sản phẩm phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của các em
Dạy học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM sẽ thu hẹp khoảng cách giữa kiến thức khoa học và thực tiễn, giúp HS hiểu được các ứng dụng của các kiến thức được học và biết vận dụng các kiến thức đó trong thực tiễn nhằm hình thành, phát triển ở HS năng lực giải quyết vấn đề trong môi trường
có tính sáng tạo cao
Trong luận văn này chúng tôi quan niệm: Hoạt động dạy học môn Toán
ở trường tiểu học theo định hướng giáo dục STEM là những tác động có chủ
Trang 25đích của người dạy đến người học thông qua việc tổ chức các hình thức dạy học đa dạng, phù hợp với đặc điểm và hứng thú của học sinh, giúp HS tương tác với đối tượng học tập nhằm tiếp thu kiến thức khoa học và phát triển năng lực cá nhân
Tùy thuộc vào bối cảnh dạy học cụ thể của các trường phổ thông ở Việt Nam mà giáo viên có thể sáng tạo trong việc vận dụng quy trình và áp dụng các mức độ tích hợp STEM trong dạy học Toán để không những gia tăng niềm đam mê toán học cho HS mà qua đó HS còn được phát triển các phẩm chất và năng lực khác
1.2.3 Quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở trường tiểu học theo định hướng giáo dục STEM
Quản lý việc dạy học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM được xác định là quá trình ảnh hưởng của nhà quản lý đối với giáo viên, học sinh và các bên liên quan Thực hiện và tổ chức các hoạt động dạy học Toán trong môi trường thực tế để học sinh vận dụng linh hoạt những kiến thức, kinh nghiệm đã có vào giải quyết các nhiệm vụ bằng các thao tác trí tuệ và hành vi nhằm tiếp thu kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng, hình thành thái
độ tích cực, phát triển năng lực bản thân, từ đó đạt được mục tiêu giáo dục của nhà trường
Quản lý dạy học Toán theo định hướng giáo dục STEM là quản lý mục tiêu, nội dung chương trình, quản lý các hình thức tổ chức dạy học Toán theo định hướng giáo dục STEM, tạo điều kiện về nguồn lực, thời gian, điều kiện vật chất để thực hiện các hoạt động này Quản lý dạy học toán theo định hướng giáo dục STEM là một quá trình có hệ thống bao gồm nhiều nội dung như: Quản lý việc thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình dạy học; quản lý
và đổi mới phương pháp, hình thức dạy học; quản lý thói quen giảng dạy; quản lý hoạt động của giáo viên; quản lý các hoạt động của học sinh; quản lý, đánh giá kết quả dạy học và các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy học Để quản lý dạy học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM, nhà quản lý phải
Trang 26thực hiện các biện pháp tác động vào các lĩnh vực quản lý dạy học như: dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng giáo viên bồi dưỡng, hoạt động theo định hướng giáo dục STEM nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, đồng thời thực hiện mục tiêu giáo dục của cấp học, ngành học
Từ những phân tích trên, chúng tôi quan niệm: Quản lý dạy học môn Toán ở trường tiểu học theo định hướng giáo dục STEM là sự tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của Hiệu trưởng đến người dạy và người học bằng các biện pháp phát huy tác dụng của các nguồn lực quản lý và môi trường sư phạm nhằm giúp giáo viên tổ chức các hình thức dạy học đa dạng, phù hợp với đặc điểm và hứng thú của học sinh, giúp HS tương tác với đối tượng học tập, nhờ vậy học sinh tiếp thu kiến thức khoa học và phát triển năng lực cá nhân
1.3 Hoạt động dạy học môn Toán ở trường tiểu học theo định hướng giáo dục STEM
1.3.1 Đặc điểm của học sinh tiểu học
- Đặc điểm thể chất
Lứa tuổi HS tiểu học gồm các em HS đang theo học từ lớp 1 đến lớp 5, tức là từ 6 đến 11 tuổi Ở độ tuổi này, sự phát triển về chiều cao và cân nặng chậm hơn so với tuổi mẫu giáo, nhưng hệ xương của trẻ đang ở thời kỳ cốt hoá HS tiểu học thường thích đùa nghịch, vận động mạnh, các em không thích làm những công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận Vì vậy việc rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo cho HS tiểu học đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ
Ở giai đoạn 6 -11 tuổi, não và hệ thần kinh của trẻ đã có biến đổi to lớn
về khối lượng và chức năng Não của trẻ em lên 7 đã đạt tới 90% trọng lượng của não người lớn Sự phát triển của não về cấu tạo và chức năng không đồng đều, do đó khả năng kìm chế của HS tiểu học còn rất yếu Ở độ tuổi này các
em thường rất hiếu động
Hệ thần kinh cấp cao của HS tiểu học đang dần được hoàn thiện nhưng
có sự mất cân đối giữa tín hiệu tư duy cụ thể và tín hiệu tư duy trừu tượng
Trang 27- Đặc điểm tâm lý
Học sinh tiểu học đang ở giai đoạn phát triển tư duy rất nhanh chóng Các em thường tò mò, có mong muốn tìm hiểu về thế giới xung quanh và khám phá các khía cạnh mới của cuộc sống
Học sinh tiểu học có trí nhớ trực quan phát triển hơn trí nhớ từ ngữ Vì vậy, ở giai đoạn này các em thường hứng thú với những môn học có đồ dùng, tranh ảnh trực quan sinh động, có trò chơi hấp dẫn, hoặc cô giáo dịu dàng, quan tâm Ngoài ra, HS tiểu học vẫn còn thiếu sự tập trung cao độ và khả năng ghi nhớ, khả năng chú ý có chủ định hạn chế Trẻ hiếu động và rất dễ xúc động Trẻ nhớ nhanh nhưng quên cũng rất nhanh
Ở lứa tuổi này, đời sống xúc cảm, tình cảm của các em khá phong phú,
đa dạng và mang trạng thái tích cực Các em bỡ ngỡ, lạ lẫm trước hoàn cảnh mới, nhưng cũng có thể nhanh chóng bắt nhịp với hoạt động của lớp, làm quen với bạn mới Tuy nhiên, học sinh tiểu học thường có sự bất ổn về cảm xúc do sự thay đổi của nội tâm và cơ thể Các em dễ có cảm giác bất an hoặc
sợ hãi khi đối mặt với những thay đổi trong cuộc sống Học sinh tiểu học luôn mong muốn được cha mẹ, thầy cô đánh giá cao hay giao cho những công việc
cụ thể
Trong giai đoạn hiện nay, với môi trường học tập ngày càng cạnh tranh, các bậc phụ huynh và giáo viên thường có xu hướng đặt áp lực cao đối với học sinh tiểu học, đòi hỏi các em phải đạt kết quả tốt nhất trong học tập Điều này có thể gây ra căng thẳng và lo lắng cho các em, đặc biệt là trong thời kỳ thi cuối năm hoặc các kỳ thi quan trọng
Ngoài ra, học sinh tiểu học hiện nay sinh ra và lớn lên trong một môi trường chịu ảnh hưởng lớn bởi công nghệ Việc sử dụng máy tính, điện thoại
di động và các thiết bị điện tử khác có thể làm giảm sự tập trung và tạo ra các tác động tiêu cực đến sức khỏe tâm lý, từ đó ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh
Trang 28Do đó, cần thiết phải quan tâm tới đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh tiểu học, làm cơ sở cho việc tổ chức có hiệu quả các hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường tiểu học nói chung, trong đó có HĐDH môn Toán theo định hướng giáo dục STEM
1.3.2 Mục tiêu hoạt động dạy học môn Toán ở trường tiểu học theo định hướng giáo dục STEM
Dạy học môn Toán ở trường tiểu học theo định hướng giáo dục STEM nhằm thực hiện mục tiêu DH môn Toán theo Chương trình GDPT
2018, giúp HS hình thành và phát triển năng lực toán học với yêu cầu cần đạt cụ thể như sau: [2]
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực toán học cho HS:
Thông qua HĐDH môn Toán giúp HS tiểu học có kỹ năng thực hiện được các thao tác tư duy ở mức độ đơn giản; biết nêu và trả lời được câu hỏi khi lập luận, giải quyết những vấn đề đơn giản; có khả năng lựa chọn được các phép toán và công thức số học để trình bày, diễn đạt (nói hoặc viết) được các nội dung, ý tưởng, cách thức giải quyết vấn đề; biết sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường, động tác hình thể để biểu đạt các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản; có khả năng sử dụng được các công cụ, phương tiện học toán đơn giản để thực hiện các nhiệm vụ học tập toán đơn giản
- Góp phần thực hiện các quy định về phẩm chất của Chương trình tổng thể theo các mức độ phù hợp với môn Toán ở cấp tiểu học
- Giúp HS có những kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản ban đầu, thiết yếu về:
+ Số và phép tính, bao gồm: Số tự nhiên, phân số, số thập phân và các phép tính trên những tập hợp số đó
+ Hình học và Đo lường: HS quan sát, nhận biết, mô tả hình dạng và đặc điểm (ở mức độ trực quan) của một số hình phẳng và hình khối trong thực tiễn; tạo lập được một số mô hình hình học đơn giản; có kỹ năng tính toán
Trang 29một số đại lượng hình học; phát triển trí tưởng tượng không gian; có kỹ năng giải quyết một số vấn đề thực tiễn đơn giản gắn với Hình học và Đo lường
+ Thống kê và Xác suất: HS có hiểu biết về một số yếu tố thống kê và xác suất đơn giản; có kỹ năng giải quyết một số vấn đề thực tiễn đơn giản gắn với một số yếu tố thống kê và xác suất
- Cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác (Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, Hoạt động trải nghiệm), HĐDH môn Toán góp phần giúp HS tiểu học có những hiểu biết ban đầu về một số nghề nghiệp trong xã hội
1.3.3 Nội dung, chương trình dạy học môn Toán ở trường tiểu học theo định hướng giáo dục STEM
Môn Toán ở tiểu học là một môn học thống nhất Khác với các bậc học trên, môn Toán ở TH không chia thành những nội dung độc lập như: số học, đại số, hình học mà được tổ chức thành môn học thống nhất, thể hiện qua tên gọi Toán 1, Toán 2, … Nội dung chương trình môn Toán được tích hợp xoay quanh ba mạch kiến thức chủ yếu là: Số và Phép tính; Hình học và Đo lường; Thống kê và Xác suất Ba mạch kiến thức này được trình bày xen kẽ nhằm tạo
sự hỗ trợ lẫn nhau Đây cũng chính là sự thể hiện quan điểm tích hợp trong dạy học môn Toán ở cấp tiểu học
- Số và Phép tính: Số tự nhiên, phân số, số thập phân và các phép tính trên những tập hợp số đó Đây là cơ sở cho tất cả các nghiên cứu sâu
hơn về toán học, nhằm hình thành những công cụ toán học để giải
quyết các vấn đề của toán học và các lĩnh vực khoa học khác có liên
quan; tạo cho học sinh khả năng suy luận suy diễn, góp phần phát
triển tư duy logic, khả năng sáng tạo toán học và hình thành khả
năng sử dụng các thuật toán
- Hình học và Đo lường là một trong những thành phần quan
trọng của giáo dục toán học, rất cần thiết cho học sinh trong việc tiếp
thu các kiến thức về không gian và phát triển các kĩ năng thực tế
thiết yếu Hình học và Đo lường hình thành những công cụ nhằm mô
Trang 30tả các đối tượng, thực thể của thế giới xung quanh; cung cấp cho học
sinh kiến thức, kĩ năng toán học cơ bản về Hình học, Đo lường (với
các đại lượng đo thông dụng) và tạo cho học sinh khả năng suy luận,
kĩ năng thực hiện các chứng minh toán học, góp phần vào phát triển
tư duy logic, khả năng sáng tạo toán học, trí tưởng tượng không gian
và tính trực giác Đồng thời, Hình học còn góp phần giáo dục thẩm
mĩ và nâng cao văn hoá Toán học cho học sinh Việc gắn kết Đo
lường và Hình học sẽ tăng cường tính trực quan, thực tiễn của việc
dạy học môn Toán ở TH
- Thống kê và Xác suất là một thành phần bắt buộc của giáo
dục toán học trong nhà trường nói chung, trường TH nói riêng, góp phần
tăng cường tính ứng dụng và giá trị thiết thực của giáo dục toán học
Thống kê và Xác suất tạo cho học sinh khả năng nhận thức và phân
tích các thông tin được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, hiểu
bản chất xác suất của nhiều sự phụ thuộc trong thực tế, hình thành
sự hiểu biết về vai trò của thống kê như là một nguồn thông tin
quan trọng về mặt xã hội, biết áp dụng tư duy thống kê để phân tích
dữ liệu Từ đó, nâng cao sự hiểu biết và phương pháp nghiên cứu thế
giới hiện đại cho học sinh [2]
1.3.4 Phương pháp dạy học môn Toán ở trường tiểu học theo định hướng giáo dục STEM
Hoạt động DH môn Toán ở trường tiểu học theo định hướng giáo dục STEM được thực hiện thông qua việc tạo môi trường, bối cảnh cụ thể để HS được trải nghiệm, vận dụng kiến thức, kĩ năng toán học đã có và thể hiện thái
độ tích cực đối với cuộc sống xung quanh Trong dạy học môn Toán ở trường tiểu học theo định hướng giáo dục STEM thường sử dụng các phương pháp
và kĩ thuật dạy học tích cực để tạo động cơ, thúc đẩy nhu cầu khám phá và hỗ trợ việc xây dựng, tổ chức các hoạt động nhận thức tích cực ở HS Các phương pháp dạy học tích cực được sử dụng trong dạy học môn Toán ở trường tiểu học theo định hướng giáo dục STEM thường bao gồm:
Trang 31- Dạy học giải quyết vấn đề
Trong quá trình dạy học môn Toán, GV đặt ra trước HS một hệ thống các vấn đề nhận thức có chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết, từ đó kích thích nhu cầu giải quyết vấn đề ở HS, kích thích HS tư duy tích cực, chủ động giải quyết vấn đề [8] Một bài học Toán theo phương pháp đặt và giải quyết vấn đề thường diễn ra theo trình tự: Đặt vấn đề, xây dựng bài toán nhận thức; giải quyết vấn đề đặt ra; rút ra kết luận
- Dạy học dự án
Trong dạy học theo dự án HS được thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành Dưới sự chỉ đạo của GV, nhiệm vụ học tập được HS thực hiện một cách chủ động, độc lập: từ việc xác định mục đích học tập, lập kế hoạch, thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện dự án Kết quả dự án học tập là những sản phẩm HS có thể trình bày, giới thiệu trước lớp [14]
- Phương pháp vấn đáp
Đây là phương pháp dạy học, trong đó GV đặt ra câu hỏi để HS trả lời, hoặc HS được tạo cơ hội trao đổi, tranh luận với nhau và với GV, qua đó HS lĩnh hội được nội dung bài học một cách chủ động Trong dạy học môn Toán
ở trường tiểu học, có thể sử dụng các loại phương pháp vấn đáp, như: Vấn đáp tái hiện; vấn đáp giải thích - minh hoạ; vấn đáp tìm tòi
- Phương pháp hoạt động nhóm
Trong dạy học môn Toán ở trường tiểu học theo định hướng giáo dục STEM, phương pháp hoạt động nhóm thường được sử dụng vì phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của HS, tạo cơ hội cho HS được cùng nhau trao đổi, thảo luận, chia sẻ kiến thức toán học, cùng nhau xây dựng nhận thức mới một cách tích cực Tùy theo mục đích, yêu cầu của bài học và điều kiện cụ thể của lớp, số lượng HS trong lớp… mà các nhóm học tập sẽ được phân chia phù hợp Cần tạo
cơ hội cho tất cả các thành viên trong nhóm được đóng góp vào kết quả hoạt động chung, được trình bày kết quả làm việc của nhóm trước toàn lớp…
Trang 32án hay, độc đáo mà học sinh đưa ra
1.3.5 Hình thức tổ chức hoạt động dạy học môn Toán ở trường tiểu học theo định hướng giáo dục STEM
- Dạy học môn Toán ở trường tiểu học theo định hướng giáo dục STEM
có thể được thực hiện qua các hình thức sau:
+ Tổ chức dạy học bài học theo định hướng giáo dục STEM
+ Tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM: Trong hoạt động này, học sinh được khám phá tri thức toán học thông qua các thí nghiệm, tìm hiểu việc ứng dụng kiến thức khoa học, công nghệ trong thực tiễn đời sống Qua các hình thức trải nghiệm khác nhau giúp HS nhận biết được ý nghĩa của khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học đối với đời sống con người, duy trì hứng
Trang 33STEM Tham gia câu lạc bộ, học sinh có cơ hội mở rộng, nâng cao vốn tri thức, tham gia thực hiện các dự án nghiên cứu, tìm hiểu các ngành nghề khác nhau Đây là hoạt động theo sở thích, năng khiếu của học sinh, được diễn ra định kỳ hoặc trong cả năm học
Tổ chức tốt hoạt động câu lạc bộ STEM cũng là cơ sở để thực hiện các
dự án nghiên cứu trong khuôn khổ cuộc thi KHKT dành cho học sinh TH Đồng thời, tham gia câu lạc bộ STEM giúp học sinh hiểu được năng lực, sở thích, giá trị của bản thân
+ Hoạt động nghiên cứu khoa học: Mục tiêu hoạt động dạy học môn Toán ở trường tiểu học theo định hướng giáo dục STEM có thể được thực hiện thông qua tổ chức hoạt động NCKH và các cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật với nhiều chủ đề khác nhau, như: robot, năng lượng tái tạo, môi trường, biến đổi khí hậu, nông nghiệp công nghệ cao…
- Bài học Toán ở trường TH theo định hướng giáo dục STEM có thể được tổ chức thực hiện theo các bước (các hoạt động chính) sau:
Hoạt động 1: Xác định vấn đề
GV giao nhiệm vụ cho HS (hoạt động tìm hiểu thực tiễn, công nghệ) giúp HS phát hiện vấn đề, làm rõ các nhiệm vụ cần giải quyết
Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền
GV cung cấp tài liệu và hướng dẫn HS thực hiện (hoạt động nghiên cứu, tiếp nhận kiến thức), giúp HS lĩnh hội kiến thức, kĩ năng cần đạt được sau khi thực hiện các nhiệm vụ của bài học
Hoạt động 3: Giải quyết vấn đề
GV hướng dẫn HS đưa ra đề xuất và thực hiện các giải pháp giải quyết vấn đề, hoàn thành sản phẩm theo nhiệm vụ đặt ra
1.3.6 Cơ sở vật chất, phương tiện dạy học môn Toán ở trường tiểu học theo định hướng giáo dục STEM
Giáo dục STEM nói chung được triển khai dưới hình thức trải nghiệm
và định hướng sản phẩm Do vậy, cơ sở vật chất phục vụ cho HĐDH môn
Trang 34Toán ở trường tiểu học theo định hướng giáo dục STEM càng trở nên quan trọng và có tính đặc thù, là cơ sở cho việc thực hiện có hiệu quả mục tiêu HĐDH môn Toán
Các điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện DH môn Toán ở trường tiểu học theo định hướng giáo dục STEM bao gồm:
Bộ đồ dùng học tập của học sinh: Bộ đồ dùng học tập của học sinh tiểu học bao gồm giấy A4, giấy bìa, bút màu, kéo cắt, hồ dán, các phiếu học tập, các thẻ Các đồ dùng này được sử dụng trong các trò chơi học tập, hoặc hoạt động cá nhân, hoạt động theo cặp, theo nhóm, hoạt động cả lớp, hoạt động ứng dụng kiến thức, kỹ năng vào những tình huống thực tiễn gắn với đời sống của HS
Các thiết bị hỗ trợ bài giảng môn Toán như: máy tính, máy chiếu, micro, loa, đóng vai trò quan trọng, không thể thiếu được, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động dạy học môn toán theo định hướng giáo dục STEM nói riêng
Các phần mềm DH môn Toán, hệ thống mạng internet, thư viện với đầy đủ tài liệu về dạy học theo định hướng giáo dục STEM cũng là một trong những điều kiện góp phần thực hiện tốt mục tiêu HĐDH môn toán
Ngoài ra, kinh phí hoạt động hàng năm của nhà trường cũng như kinh phí dành cho các hoạt động dạy học cũng là một thành phần không thể thiếu
và đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng HĐDH môn toán theo định hướng giáo dục STEM
Phòng học STEM: Là phòng học được trang bị hệ thống các thiết bị dạy học, thí nghiệm, chế tạo thuộc lĩnh vực STEM và hệ thống các thiết bị nghe nhìn được lắp đặt phù hợp để GV và HS dễ dàng sử dụng trong quá trình dạy học môn Toán Phòng học STEM thường bao gồm các khu vực, như: thiết
kế, thí nghiệm, chế tạo, thử nghiệm…
Khi thiết kế phòng học STEM phải đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động thiết kế, lập kế hoạch và chế tạo Phòng học STEM phải là
Trang 35không gian giúp GV và HS dễ dàng, thoải mái giao tiếp với nhau, đồng thời tạo được sự liên kết giữa các môn học thuộc lĩnh vực STEM
1.4 Quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở trường tiểu học theo định hướng giáo dục STEM
1.4.1 Vai trò của Hiệu trưởng trường tiểu học trong quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM
Căn cứ vào Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp tiểu học vànhữngyêucầu khitổchứchoạt độngdạyhọcmôn Toántheo địnhhướnggiáodục STEM,người Hiệutrưởng trườngtiểuhọc cầnthực hiệntốt mọi khâubaogồm: Lập kế hoạch; Tổ chức thực hiện; Chỉ đạo; Kiểm tra, đánh giá Cụ thể,vaitròcủa Hiệutrưởng đượcthểhiệnnhưsau:
Chỉ đạo lập kế hoạch hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM (kế hoạch năm, kế hoạch tháng và kế hoạch tuần ); Kế hoạch hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM thông qua các hoạt động ngoại khóa, hoạt động xã hội
Tổ chức hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM: phân công và giao nhiệm vụ cho các chủ thể quản lý khác trong nhà trường và các lực lượng tham gia hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM Hiệu trưởng phải nhận thức đúng về vị trí, tầm quan trọng của hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM
Chỉđạo công tác phối hợp giữa các chủ thể quản lý trong và ngoài nhàtrường trong hoạt động dạyhọc môn Toán theo định hướng giáo dục STEM.Các chủ thể quản lý bao gồm: Ban Giámhiệu, GVCN, Đoàn thanh niên, Hộiphụ huynh học sinh Trong quan hệ này Hiệu trưởng đóng vai trò chính, chỉđạo thống nhất các chủ thể quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo địnhhướnggiáo dụcSTEM
Kiểm tra, giám sát toàn bộ công việc của các chủ thể quản lý khác (các Phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm ) về thực hiện
kế hoạch hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM trong nhà trường
Trang 361.4.2 Nội dung quản lý hoạt động dạy học môn Toán ở trường tiểu học theo định hướng giáo dục STEM
1.4.2.1 Lập kế hoạch hoạt động dạy học môn Toán ở trường tiểu học theo định hướng giáo dục STEM
Lập kế hoạch là một chức năng cơ bản của quản lý, là con đường, cách thức để đạt được mục tiêu, mục đích của quá trình
Khi lập kế hoạch hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM, nhà quản lý trường tiểu học cần dựa trên các cơ sở sau:
- Đánh giá thực trạng thực hiện hoạt động dạy học của nhà trường;
phân tích kế hoạch hoạt động dạy học chung của nhà trường để xây dựng kế hoạch hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM đảm bảo phù hợp và thống nhất
- Xác định các điều kiện, nguồn lực đáp ứng cho hoạt động DH môn Toán theo định hướng giáo dục STEM
Từ đó xác định mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể cần đạt và có tính khả thi khi thực hiện DH môn Toán theo định hướng giáo dục STEM, đồng thời xác định các nội dung, lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức phù hợp
Căn cứ vào nhiệm vụ năm học và kế hoạch dạy học môn Toán ở trường tiểu học, CBQL nhà trường mà cụ thể là Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn xây dựng kế hoạch DH môn Toán theo định hướng giáo dục STEM cho từng khối lớp hoặc toàn trường và chỉ đạo GV tổ chức thực hiện
Trên cơ sở kế hoạch chung của nhà trường, CBQL chỉ đạo tổ chuyên môn cụ thể hóa thành kế hoạch của tổ chuyên môn và các quy định thực hiện chương trình môn học, đồng thời kiểm tra việc xây dựng kế hoạch cá nhân
của GV để nắm bắt được những điểm mạnh, điểm yếu, tính khả thi trong từng
kế hoạch và có chỉ đạo điều chỉnh cho phù hợp Với những kế hoạch có nhiều điểm mạnh, có tính khả thi cao có thể nhân rộng trong toàn trường
Kế hoạch cá nhân cần chi tiết hóa theo tuần, tháng, kỳ, năm học; thể hiện rõ cách thức tiến hành hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng GD STEM
Trang 37Để nâng cao hiệu quả quản lý, có thể sử dụng kết quả kiểm tra việc lập
kế hoạch để đánh giá xếp loại công chức và thi đua Điều này sẽ tạo động lực thúc đẩy giáo viên hoàn thành kế hoạch cá nhân đúng tiến độ của nhà trường một cách có trách nhiệm và hiệu quả nhất
Ngoài ra, lập kế hoạch hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM còn cần chú ý đến các nội dung như:
- Lập kế hoạch bồi dưỡng kĩ năng tổ chức HĐDH môn toán theo định
hướng giáo dục STEM cho GV
- Lập kế hoạch về thời gian, tài chính, CSVC cho HĐDH theo định
hướng giáo dục STEM
- Lập kế hoạch kiểm tra đánh giá các HĐDH môn Toán cho HS theo
định hướng giáo dục STEM
1.4.2.2 Tổ chức hoạt động dạy học môn Toán ở trường tiểu học theo định hướng giáo dục STEM
Tổ chức hoạt động DH môn Toán theo định hướng giáo dục STEM cho học sinh TH có liên quan mật thiết đến việc tổ chức hoạt động học tập văn hoá và rèn luyện đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường
Tổ chức thực hiện kế hoạch DH môn Toán ở trường TH theo định hướng giáo dục STEM bao gồm:
- Triển khai kịp thời HĐDH theo đúng kế hoạch đã được xây dựng và phê duyệt
Trước hết, cần tổ chức thảo luận để thống nhất mục tiêu DH môn Toán ở trường TH theo định hướng giáo dục STEM Từ đó lập danh mục các công việc cần làm để đạt mục tiêu đó và chuẩn bị CSVC, thiết bị DH cần thiết để tổ chức hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM đạt hiệu quả,
- Phân công nhiệm vụ cho Tổ CM, GV và các bộ phận trong nhà trường tham gia DH môn Toán theo định hướng giáo dục STEM Cụ thể:
Trang 38+ Phó hiệu trưởng cùng với Tổ trưởng các khối bàn bạc thống nhất xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình DH môn Toán theo định hướng giáo dục STEM
+ Tổ trưởng.các.khối.triển.khai.kế.hoạch.DH môn.Toán.theo.định
hướng giáo.dục.STEM sao cho phù hợp với tính chất môn học.và.theo
lộ.trình.thực.hiện.Chương trình giáo dục phổ thông.2018.ở.trường TH
+ Giáo viên.chủ.nhiệm.các lớp chịu trách nhiệm chính trong thực
hiện DH.môn.Toán.theo.định.hướng.giáo.dục.STEM, từ bước lập kế học
bài.dạy.đếntriển.khai HĐDH; kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS
- Tổ chức thực hiện nội dung phương pháp, hình thức DH môn Toán theo định hướng giáo dục STEM theo kế hoạch đã đề ra
- Để hoạt động dạy học môn Toán ở trường tiểu học đạt hiệu quả, cần
tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên về DH môn Toán theo định hướng giáo dục STEM:
+ Bồi dưỡng cho GV nắm vững chương trình, nội dung sách giáo khoa, yêu cầu cơ bản về kiến thức và kỹ năng môn Toán ở trường TH theo định hướng giáo dục STEM
+ Hướng dẫn GV thực hiện nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức, cách kiểm tra, đánh giá trong DH môn Toán theo định hướng giáo dục STEM
+ Bồi dưỡng GV đổi mới phương pháp DH môn Toán theo định hướng giáo dục STEM
- Tổ chức phối hợp các lực lượng trong hoạt động DH môn Toán theo định hướng giáo dục STEM
Công đoàn trường, Tổ Văn phòng có trách nhiệm phối hợp với BGH,
Tổ trưởng các khối động viên, đôn đốc và kiểm tra, điều chỉnh HĐDH môn Toán theo định hướng giáo dục STEM
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán theo định hướng giáo dục STEM
Trang 39Trong quá trình tổ chức thực hiện DH môn Toán ở trường tiểu học theo định hướng giáo dục STEM cho HS, Hiệu trưởng cần:
+ Thường xuyên theo dõi, đánh giá việc thực hiện dạy học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM qua sổ báo giảng và sổ ghi đầu bài của GV;
+ Kiểm tra kế hoạch và tiến độ thực hiện dạy học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM của GV;
+ Quản lý việc thực hiện nề nếp lên lớp, tham gia các hoạt động học tập môn học của GV và HS;
+ Sử dụng kết quả thực hiện tiến độ, nề nếp dạy học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM để đánh giá, xếp loại thi đua của GV
1.4.2.3 Chỉ đạo thực hiện hoạt động dạy học môn Toán ở trường tiểu học theo định hướng giáo dục STEM
Chỉ đạo thực hiện HĐDH môn Toán ở trường TH theo định hướng giáo dục STEM là quá trình tác động của CBQL tới các thành viên của nhà trường nhằm thực hiện hoạt động dạy học môn Toán theo đúng kế hoạch ban đầu, hướng tới đạt được mục tiêu dạy học đã đề ra
Chủ thể quản lý thực hiện chức năng chỉ đạo là thực hiện quyền chỉ huy, hướng dẫn thực hiện HĐDH môn Toán ở trường TH theo định hướng giáo dục STEM một cách thường xuyên, gắn liền với động viên, khuyến khích và giám sát tốt HĐDH môn Toán
Việc chỉ đạo thực hiện hoạt động dạy học môn Toán ở trường TH theo định hướng giáo dục STEM bao gồm các nội dung cụ thể như:
- Chỉ đạo GV lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch DH môn Toán theo định hướng giáo dục STEM
Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn lập kế hoạch, lựa chọn các lớp đáp ứng yêu cầu dạy học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM
Trưởng các khối xây dựng kế hoạch triển khai HĐDH theo định hướng giáo dục STEM làm cơ sở cho từng GV thực hiện dạy học môn Toán, trong
đó chú trọng lộ trình thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo
Trang 40quy định của GD&ĐT Triển khai kế hoạch thực hiện dạy học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM đến từng GV
- Chỉ đạo lựa chọn các hình thức tổ chức phù hợp khi DH môn Toán theo định hướng giáo dục STEM
-Thảo luận để thống nhất về nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM
- Chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức các hoạt động seminar, sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học có liên quan đến dạy học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM
- Chỉ đạo tổ chuyên môn lựa chọn những bài khó, bài có nội dung mới trong chương trình để nghiên cứu bài dạy; thảo luận, chuẩn bị dạy thí điểm
và tổ chức dạy thí điểm; tổ chức thí điểm quan sát hoạt động học tập của HS; thảo luận và phản ánh để nâng cao năng lực giảng dạy môn Toán của mỗi GV
- Chỉ đạo phối hợp các bộ phận tham gia hỗ trợ hoạt động DH môn Toán theo định hướng giáo dục STEM
Trong việc chỉ đạo thực hiện HĐDH môn Toán theo định hướng giáo dục STEM, tập trung chỉ đạo các khối lớp thực hiện tốt lộ trình dạy học môn Toán theo chương trình GDPT 2018, đưa việc thực hiện chương trình dạy học Toán theo định hướng giáo dục STEM trở thành một nội dung chính của hoạt động chuyên môn nhằm giải quyết, tháo gỡ những vấn đề nảy sinh hoặc chưa thống nhất như: mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện hình thức tổ chức, phương pháp kiểm tra, đánh giá…
- Chỉ đạo kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả và đổi mới quá trình dạy học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM
Trưởng các khối quản lý việc thực hiện dạy học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM thông qua việc dự giờ, bồi dưỡng định kì, đột xuất
Hiệu trưởng chỉ đạo đánh giá kết quả dạy học môn Toán theo tiếp cận năng lực, chú trọng đánh giá quá trình, đánh giá sự tiến bộ của HS