Hệ thống canh tác nương rẫy truyền thống của đồng bào các dân tộc ít người, hệ sinh thái vườn nhà ở địa phương trên 7 vùng sinh thái nông nghiệp ở Việt Nam đều là những minh chứng thực t
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Nông lâm kết hợp (NLKH) là phương thức canh tác khoa học dựa trên những lợi thế tự nhiên của các hệ sinh thái khác nhau Thông qua các hình thức canh tác kết nông lâm, con người đã khai thác hợp lí nguồn lực tự nhiên và tiềm năng sinh thái các vùng lâm nghiệp (LN) để phát triển nông nghiệp (NN) nông thôn hiệu quả và bền vững
Phương thức canh tác và mô hình NLKH trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã
có từ rất sớm trong lịch sử phát triển ngành nông, lâm, ngư nghiệp Hệ thống canh tác nương rẫy truyền thống của đồng bào các dân tộc ít người, hệ sinh thái vườn nhà ở địa phương trên 7 vùng sinh thái nông nghiệp ở Việt Nam đều là những minh chứng thực tế cho sự có mặt và phát triển của mô hình NLKH ở nước ta Từ những năm 60 của thế kỉ 20, song song với phong trào thi đua sản xuất giỏi, hệ sinh thái VAC (Vườn – Ao – Chuồng) được nhân dân các tỉnh miền Bắc phát triển mạnh mẽ và lan rộng trên khắp cả nước với nhiều hình thức khác nhau, thích hợp cho từng vùng sinh thái cụ thể, tiếp theo đó là các hệ thống Rừng – Vườn – Ao – Chuồng và vườn đồi được phát triển mạnh mẽ ở các khu vực dân cư miền núi Các tổ chức phi chính phủ
và nhiều tổ chức quốc tế liên quan đến Nông, lâm nghiệp cũng đã giới thiệu nhiều phương thức canh tác bền vững trên đất dốc trong đó có mô hình NLKH
Nhiều năm trở lại đây, mô hình canh tác NLKH được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm khuyến khích Ở khu vực đồi núi đất đai có độ dốc lớn kết hợp với khí hậu mưa lớn tập trung theo mùa cũng như nạn chặt phá rừng bừa bãi trong một số thời kỳ đã làm cho đất đai bị xói mòn rửa trôi nghiêm trọng Dân số không ngừng gia tăng đòi hỏi nhu cầu về lương thực, thực phẩm tại chỗ cũng tăng cao; trong đất đai đang bị xói mòn
và bạc màu do các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp và canh tác theo chiều rộng Trong khi đó, nạn phá rừng nghiêm trọng trong nhiều thập kỷ đã dẫn đến đất đai bị thoái hóa, môi trường sinh thái không đảm bảo an toàn trong khu vực vì vậy hạn hán lũ lụt ngày càng nhiều hơn Vì thế, Việt Nam nói riêng và các nước đang phát triển nói chung đang phải đối mặt với mâu thuẩn gay gắt là đáp ứng nhu cầu về lương thực, thực phẩm cho người dân đồng thời phải giữ gìn môi trường sinh thái đảm bảo tính bền vững ổn định sản xuất Chính vì thế phương thức canh tác NLKH là một hướng giải quyết hiệu quả mâu thuẫn trên, sản xuất NLKH không những đem lại hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo
an ninh lương thực cho người dân vùng núi mà còn tạo công ăn việc làm, đồng thời còn
có tác dụng bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần sử dụng đất theo hướng bền vững, không ngừng ổn định kinh tế xã hội vùng nông thôn miền núi
Lang Chánh là một huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp Hiện Lang Chánh có 9 đơn vị hành chính với 09 xã và 01 thị trấn Huyện có đặc điểm địa hình phức tạp nhiều đồi, núi cao độ dốc lớn và chia cắt mạnh bởi các sông suối, độ cao trung bình toàn huyện từ 500m-700m so với mực nước biển Huyện còn sở hữu tài nguyên đất lâm nghiệp lớn với 86,32% diện tích tự nhiên, đất nông nghiệp là 3945,57 ha chiếm 6,72% diện tích tự nhiên Trên địa bàn huyện
LC nhiều năm qua cũng đã xuất hiện một số mô hình NLKH, các hộ nông dân đã tiếp cận kỹ thuật và ứng dụng mô hình cho lãnh thổ của họ với mong muốn chuyển đổi cơ cấu cây trồng và tăng hiệu quả sản xuất nông, lâm của mình Tuy nhiên, câu hỏi đặt
ra là những mô hình NLKH của huyện phù hợp với điều kiện tự nhiên và xã hội của
Trang 2huyện hay không? Hiệu quả đạt được của các mô hình NLKH ở LC như thế nào ? Xu hướng phát triển của mô hình này trong những năm tới ra sao ? là những câu hỏi đặt
ra cấp thiết và cần có câu trả lời thỏa đáng Xuất phát từ những câu hỏi nghiên cứu
đó, với mong muốn phân tích tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng và đánh giá thực trạng của sản xuất NLKH để làm căn đề xuất các giải pháp phát triển hiệu quả và bền vững
mô hình NLKH trên địa bàn huyện LC, tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “ Phát triển nông lâm kết hợp ở huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa”
2 Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích nhân tố ảnh hưởng, đánh giá hiện trạng phát triển nông lâm nghiệp, các mô hình kết hợp nông lâm nghiệp và đề xuất các giải pháp phát triển nông lâm kết hợp ở huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động nông, lâm, thủy sản và NLKH trên địa bàn huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa
3.2 Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian: Nghiên cứu hiện trạng nông, lâm nghiệp và các hình thức
NLKH trong phạm vi huyện huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa
+ Về thời gian: Luận văn sử dụng chuỗi các số liệu được thu thập từ 2010 đến 2021
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan các vấn đề lý luận về phát triển nông, lâm và NLKH dưới góc độ
5 Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về phát triển nông, lâm nghiệp và NLKH
- Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, điều kiện KTXH ở huyện Lang Chánh ảnh hưởng đến phát triển nông, lâm nghiệp và NLKH
- Thực trạng phát triển nông, lâm nghiệp và NLKH ở huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa
- Giải pháp phát triển mô hình NLKH ở huyện Lang Chánh theo hướng bền vững và hiệu quả
6 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
6.1 Quan điểm nghiên cứu
6.1.1 Quan điểm tổng hợp – lãnh thổ
Đối tượng của địa lý học là một thể tổng hợp, bao giờ cũng gắn liền khía cạnh không gian và thời gian nhất định Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội của huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh hóa được xem xét như một tổng thể theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của toàn tỉnh Nó lại bao hàm nhiều vấn đề lớn nhỏ khác nhau, trong
đó phát triển NLKH và nâng cao đời sống xã hội là các bộ phận quan trọng, chúng có mối quan hệ nhân quả chặt chẽ lẫn nhau Xuất phát từ quan điểm tổng hợp - lãnh thổ,
Trang 3vấn đề phát triển kinh tế - xã hội của huyện Lang Chánh được nghiên cứu trong mối quan hệ với các cấp lãnh thổ cao hơn: tỉnh, vùng và các cấp lãnh thổ thấp hơn: xã, những đặc điểm, những giải pháp vừa mang tính chất thống nhất vừa mang tính khác biệt đặc trưng cho từng khu vực nghiên cứu cụ thể
6.1.2 Quan điểm hệ thống
Các đối tượng nghiên cứu đều là một chỉnh thể thống nhất, đồng thời nó lại là một bộ phận của một chỉnh thể lớn hơn Vì thế, khi nghiên cứu phải đặt đối tượng nghiên cứu trong chỉnh thể lớn – nhỏ của nó để thấy được bản chất sâu sắc và toàn diện Bên cạnh đó tính hệ thống trong nghiên cứu còn thể hiện ở sự nhất quán trong cách nhìn nhận sự đồng bộ của hệ thống số liệu, tài liệu, đảm bảo tính hợp lý và logic của đề tài nghiên cứu cụ thể
6.1.3 Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Tát cả các sự vật đều tồn tại trong một hoàn cảnh lịch sự cụ thể, vì thế muốn hiểu rõ bản chất phải hiểu được cả cội nguồn của nó để giải thích những đặc điểm có trong hiện tại và dự báo xu hướng phát triển trong tương lai của chúng Phát triển hệ thống NLKH ở địa phương đã được áp dụng từ lâu song kĩ thuật sử dụng, hiệu quả kinh tế không phải bao giờ cũng như nhau Nghiên cứu đối tượng trong tiến trình phát triển không những thấy được quy luật mà còn có thể phát triển tối đa những kinh nghiệm, những bài học có tính thực tiễn cao
6.1.4 Quan điểm phát triển bền vững
Trong quy luật tự nhiên phát triển có mối quan hệ chặt chẽ với việc khai thác
và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, vì vậy những biện pháp NLKH của con người vừa xem xét trên khía cạnh hiệu quả kinh tế vừa đánh giá tác động của chúng đến môi
trường sinh thái, đảm bảo sự phát triển bền vững của thiên nhiên
6.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu
8 Cấu trúc nội dung của luận văn
Luận văn gồm 3 chương nội dung thể hiện kết quả nghiên cứu chính của đề tài: Chương 1: Cơ sở lý luận về nông, lâm nghiệp và nông lâm kết hợp
Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng phát triển nông lâm kết hợp ở huyện Lang Chánh
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển NLKH ở huyện LC đến năm 2030
Trang 4Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÔNG, LÂM NGHIỆP
VÀ NÔNG LÂM KẾT HỢP
1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
NLKH là phương thức sản xuất có lịch sử khai thác và phát triển lâu đời trong
hệ thống các hoạt động kinh tế Mặc dù vậy, nghiên cứu về NLKH lại ít được quan tâm và mới chỉ khởi xướng từ những năm 70 của thế kỉ XX Hội nghị Lâm nghiệp thế giới lần thứ VIII họp tại Indonesia năm 1977 đã khởi nguồn cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển NLKH trên quy mô toàn cầu Năm 1978, tổ chức Trung tâm nông lâm thế giới gọi tắt là ICRAF (International Centre for Research in Agroforestry) được thành lập tại Nairobi, Kenya Đây là tổ chức quốc tế hàng đầu trong nghiên cứu, giáo dục và phát triển NLKH [12] ICRAF đã vươn rộng nghiên cứu và có đại diện ở các châu lục trên thế giới Tổ chức này đã tiến hành nhiều nghiên cứu về cơ sở lý thuyết cũng như ứng dụng và triển khai trong thực tiễn các mô hình NLKH ở nhiều quốc gia và châu lục
1.2.1.2 Khái niệm lâm nghiệp
Tổng quát từ các quan niệm nêu trên; nhiều nhà nghiên cứu đã thống nhất khái
niệm lâm nghiệp như sau: Lâm nghiệp là ngành sản xuất vật chất độc lập của nền
kinh tế quốc dân có chức năng xây dựng rừng, quản lý bảo vệ rừng, khai thác lợi dụng rừng, chế biến lâm sản và phát huy chức năng phòng hộ của rừng [15]
1.2.1.3 Nông lâm kết hợp
Theo FAO, Nông lâm kết hợp là thuật ngữ chung cho các hệ thống và công
nghệ sử dụng đất trong đó cây lâu năm thân gỗ (ví dụ: cây gỗ, cây bụi, cọ hoặc tre)
và cây trồng nông nghiệp hoặc động vật được sử dụng có chủ ý trên cùng một lô đất theo một số hình thức sắp xếp không gian và thời gian Nông lâm kết hợp cũng có thể được định nghĩa là một hệ thống quản lý tài nguyên thiên nhiên năng động, dựa trên sinh thái, thông qua việc tích hợp cây cối trong các trang trại và trong cảnh quan nông nghiệp hoặc thông qua sản xuất các sản phẩm nông nghiệp trong rừng, đa dạng hóa và duy trì sản xuất để tăng lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường cho người sử dụng đất [11]
1.2.1.4 Khái niệm về phát triển NLKH
Phát triển NLKH là quá trình sản xuất trong lĩnh vực nông lâm nghiệp hướng tới gia tăng về số lượng nông, lâm sản; hoàn thiện về cơ cấu sản xuất, cơ cấu sản phẩm; chất lượng sản phẩm và cả cơ cấu sản xuất quy mô diện tích lớn phù hợp với yêu cầu của sự phát triển; chủng loại cây, con và sản phẩm đa dạng hơn đáp ứng nhu
Trang 5cầu ngày càng cao của con người; tạo ra nhiều ngành nghề bổ trợ kết hợp thành một quy trình khép kín (như chế biến); khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, đồng thời, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, bảo vệ tốt môi trường sống [15]
1.2.2 Đặc điểm của nông lâm kêt hợp
1.2.2.1 Sản xuất NLKH với cơ cấu và cấu trúc thích hợp sẽ tạo nên một nền sản xuất ổn định và bền vững
1.2.2.2 Hệ canh tác NLKH là sự đúc kết những kinh nghiệm lâu đời của người nông dân giữa các hệ tự nhiên và hệ canh tác
1.2.2.3 NLKH là phương thức sản xuất thâm canh cao và hợp lý
1.2.2.4 NLKH là sự kết hợp mùa vụ trên cùng một diện tích, nâng cao thu nhập, tận dụng được lao động, giảm bớt được chi phí
1.2.3 Vai trò của nông lâm kết hợp
NLKH là một bộ phận quan trọng phát triển nông nghiệp, nông thôn miền núi NLKH có tác dụng bảo vệ môi trường sinh thái
NLKH có vai trò an ninh lương thực và đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho người dân vùng cao
NLKH là hệ sinh thái nhân tạo có năng suất cao
NLKH sản xuất có hiệu quả và bền vững trên đất dốc
.Sản xuất NLKH có nhu cầu đầu tư chi phí thấp phù hợp với điều kiện phát
triển nông lâm ở nông thôn miền núi, vùng cao
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông lâm kết hợp
1.2.4.1 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
Vị trí địa lí quy định sự có mặt của các điều kiện tự nhiên, từ đó có thể mang lại thuận lợi hoặc gây ra những khó khăn cho hoạt động sản xuất Vị trí còn ảnh hưởng đến khả năng huy động nguồn lực phát triển sản xuất; tạo ra mối liên hệ trong sản xuất, trao đổi sản phẩm, tiếp cận khoa học kỹ thuật Về mặt tự nhiên, vị trí địa lý
sẽ hình thành cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện của lãnh thổ; cho phép
đa dạng cơ cấu ngành và ảnh hưởng đến khả năng chuyên môn hóa sản xuất nông lâm kết hợp Về mặt kinh tế - xã hội, vị trí góp phần tạo ra các mối quan hệ, giao lưu kinh
tế với các vùng và quốc tế; thúc đẩy cơ hội mở rộng thị trường cho sản phẩm [21]
1.2.4.3 Nhân tố kinh tế xã hội
Dân cư và lao động
Trang 61.2.5 Các hệ canh tác nông lâm kết hợp
Hệ canh tác nông lâm
Hệ canh tác lâm nông
Hệ canh tác lâm súc
Hệ canh tác nông lâm ngư kết hợp
1.2.6 Một số lý thuyết phát triển nông lâm kết hợp
1.3 Cơ sở thực tiễn
1.3.1 Phát triển nông lâm kết hợp ở tỉnh Thanh Hóa
- Hướng hình thành NLKH lấy lâm nghiệp làm ưu tiên (gọi là hệ canh tác nông lâm) phát triển mô hình cây lâm nghiệp là thành phần chính kết hợp với cây, con nông nghiệp
- Hướng hình thành lâm nghiệp kết hợp với chăn nuôi (gọi là hệ canh tác lâm súc) là mô hình NLKH giữa trồng cây lâm nghiệp là thành phần chính với chăn nuôi
- Hướng hình thành nông lâm ngư kết hợp (gọi là canh tác nông lâm ngư) với mô hình cây, con nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi thủy sản cùng làm trọng tâm phát triển
1.3.2 Phát triển nông lâm kết hợp ở huyện Thường Xuân
- Vai trò của chính sách, định hướng phù hợp với phát triển NLKH là rất quan trọng
- Lựa chọn các hệ canh tác NLKH phải phù hợp với điều kiện sinh thái của lãnh thổ; lựa chọn cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên nguyên tắc đảm bảo giá trị kinh tế -
xã hội và môi trường
- Mô hình NLKH là lựa chọn có tính tất yếu trong bối cảnh phát triển bền vững
và kinh tế tuần hoàn
Tiểu kết chương 1
NLKH có vai trò quan trọng và ngày càng khẳng định sự phù hợp của nó đối với sản xuất nông nghiệp (theo nghĩa rộng) Sử dụng các phương thức canh tác NLKH đã giúp con người đã khai thác hợp lý các tiềm năng sinh thái, lợi thế về điều kiện tự nhiên của các vùng nông lâm nghiệp Đây cũng là những phương thức góp phần phát triển bền vững cả về kinh tế - xã hội và môi trường sinh thái Phát triển NLKH chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố: vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội Trong đó, các yếu tố tự nhiên tạo nên điều kiện sinh thái đặc trưng của lãnh thổ, quy định sự lựa chọn hệ thống canh tác phù hợp; nhóm yếu tố kinh tế - xã hội có vai trò quyết định đối do nguồn cung lao động, thị trường, vốn, khoa học công
nghệ hay chính sách và định hướng phát triển
Trang 7Chương 2 CÁC ĐIỀU KIỆN VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG, LÂM
VÀ NÔNG LÂM KẾT HỢP Ở HUYỆN LANG CHÁNH, TỈNH THANH HÓA 2.1 Các điều kiện phát triển nông, lâm và nông lâm kết hợp
có sự khác nhau từ khu vực này tới khu vực khác
2.1.2.2 Đất đai
* Đặc điểm và phân bố các nhóm đất chính
Nhóm đất phù sa ven sông phân bố dọc các thung lũng sông Âm, sông Cảy,
sông Sạo có tầng dày và được bồi đắp thường xuyên Nhóm đất này thích hợp trồng lúa, rau màu song phải lưu ý đến việc tránh mùa lũ
Nhóm đất feralit đồi núi có diện tích lớn và được chia làm 8 loại
Nhóm đất mùn trên núi bao gồm: được hình thành trên ba loại đá mẹ khác
nhau: loại đất mù vàng đỏ hình thành trên đá biến chất phân bố ở Lâm Phú; đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit phân b ở Giao Thiện, Giao An, Trí Nang và đất mùn vàng đỏ trên đá cát phân bố ở các xã Yên Khương, Yên Thắng
Trang 8Khí hậu LC có sự phân hóa theo đai cao với sự xuất hiện của 2 đai và 4 á đai khí hậu: đai nhiệt đới hơi ẩm đến ẩm ướt chân núi từ 0 m đến 750m, đai cận nhiệt đới hơi ẩm đến ẩm ướt trên núi từ 700m đến 1.270m Sự phân hóa này cũng là điều kiện thúc đẩy sự đa dạng trong nông lâm cũng như thuận lợi cho việc sản xuất các mô hình kết hợp
Nhìn chung, đặc điểm khí hậu có nhiều thuận lợi cho huyện LC phát triển nông lâm nghiệp nhiệt đới với đặc điểm đa dạng cây trồng, vật nuôi, tăng vụ và xen canh, gối vụ tăng năng suất
Tuy nhiên, LC có số ngày mưa lớn và lượng mưa trung bình vào mức cao của tỉnh cũng gây ra nhiều trở ngại và có thể dẫn đến thiệt hại cho mùa màng và sản xuất nông lâm vào mùa mưa hàng năm Lang Chánh còn là huyện chịu ảnh hưởng khá mạnh của hoạt động gió tây khô nóng; hiện tượng sương muối cũng có xảy ra tuy với tần suất thấp
2.1.2.4 Thủy văn
Lang Chánh có mạng lưới sông suối dày đặc với tổng chiều dài 3 sông chính
và các nhánh của chúng gần 600 km Mật độ lưới sông trung bình 1,1 km/km2 Hệ thống sông ở Lang Chánh có đặc điểm ngắn, dốc với độ dốc biến thiên từ 5,4-23,7%, lòng hẹp nước chảy xiết, lắm ghềnh thác, có giá trị thủy điện Hệ thống sông ở đây có lượng nước dồi dào và phân hóa theo mùa: mùa kiệt nước từ tháng 12 đến đầu tháng
5 năm sau chỉ chiếm 20-30% tổng lượng nước; mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 11 chiếm tới 70-80% tổng lượng nước Trên địa bàn huyện còn có hệ thống các con suối nhỏ khá dày đặc [36]
Có ba hệ thống sông chính chảy qua địa phận Lang Chánh gồm: sông Âm, sông Cảy, sông Sạo Sông Âm trong địa phận Lang Chánh dài khoảng 55 km, diện tích lưu vực tính đến thị trấn Lang Chánh là 331 km2
Dòng chảy của sông Âm (sông Um) thay đổi theo mùa
Trang 9Thảm thực vật tự nhiên của Lang Chánh gồm các kiểu rừng: rừng nhiệt đới ở đai thấp (rừng rậm nhiệt đới mưa mùa, rừng rậm thường xanh nhiệt đới), rừng cận nhiệt đới trên núi (rừng rậm thường xanh cận nhiệt đới), rừng trồng
Hệ động vật của Lang Chánh tương đối phong phú, bao gồm ả loài bản địa lẫn
di cư đến; động vật tự nhiên và động vật thuần dưỡng Hệ động vật trên cạn có bốn quần cư chính: quần cư động vật ruộng và đồi thấp; quần cư động vật ở rừng tre, nứa, luồng, vầu, giang; quần cư động vật ở rừng cây bụi, trảng cỏ; quần cư động vật ở rừng gỗ và trảng cây
Tài nguyên rừng là một thế mạnh của huyện Lang Chánh Tính đến năm 2022, huyện Lang Chánh có hơn 50 nghìn ha rừng, độ che phủ xấp xỉ đạt 87% diện tích tự nhiên của huyện Tuy nhiên, rừng tự nhiên ở Lang Chánh phần lớn là rừng trung bình
và rừng nghèo, diện tích rừng giàu không còn nhiều
2.1.3 Điều kiện kinh tế xã hội
2.1.3.1 Dân cư và nguồn lao động
Bảng 2.3: Quy mô dân số phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn
huyện Lang Chánh giai đoạn 2010 – 2021 [20]
(Đơn vị: người)
Năm Tổng số Phân theo giới tính Phân thành thị, nông thôn
(gấp 3,9 lần trung bình của huyện); tiếp đến là các xã Đồng Lương (156,49 người/km2
), xã Tân Phúc (145,42 người/km2 ) là những địa bàn ở khu vực địa hình thấp hơn và có hạ tầng giao thông phát triển hơn cả trong huyện Trí Nang, Yên Khương là hai xã có dân cư thưa thớt nhất trong huyện Các điểm quần cư chủ yếu phân bố dọc đường giao thông, khu vực thị trấn, thị tứ, trung tâm xã, gần các điểm chợ, gần nương, rẫy
Lang Chánh là huyện có thành phần dân tộc đa dạng: người Thái có số dân đông hơn cả với 29.495 người (chiếm 55,98% tổng dân số toàn huyện); người Mường
có dân số 17.820 người (33,82%); người Kinh chỉ chiếm 9,03% và dân tộc khác chiếm 1,17% tổng dân số toàn huyện Dân tộc Thái tập trung đông ở các xã Tam Văn, Lâm Phú, Yên Thắng, Trí Nang; trong khi người Mường có số dân đông hơn ở Giao
An, Giao Thiện, Đồng Lương, Tân Phúc Sự đa dạng trong thành phần dân tộc và số đông dân cư người Thái, Mường với tập quán và kinh nghiệm sản xuất trên đất dốc,
Trang 10trồng rừng và sử dụng tri thức bản địa trong sản xuất thuận lợi để người dân của địa phương phát huy kinh nghiệm để tiếp cận với mô hình nông lâm kết hợp
Bảng 2.5: Thống kê tỷ lệ thành phần dân tộc theo đơn vị hành chính của huyện
2.1.3.2 Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật
Hạ tầng giao thông huyện có hơn 510 km đường bộ; cơ bản đảm bảo nhu cầu đi
lại, giao lưu kinh tế - xã hội của nhân dân trong huyện với các tuyến giao thông chính
Bên cạnh đó, giao thông nông thôn của Lang Chánh cũng được chú trọng xây dựng thông qua các chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới Tính đến cuối năm 2020, toàn huyện có 3 xã, 37 làng, bản đạt chuẩn nông thôn mới; 03 làng, bản đạt nông thôn mới kiểu mẫu; tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới là 33,3%
Về hạ tầng thông tin, liên lạc: Huyện Lang Chánh cơ bản đảm bảo được
tiếp cận bưu phẩm và truy nhập thông tin của người dân trong huyện Mạng lưới các bưu cục cấp II, cấp III, các điểm bưu điện – văn hóa xã tương đối phủ khắp các xã trên địa bàn
Mạng lưới điện: Bằng nguồn vốn dự án điện lưới quốc gia Lang Chánh đã xây
dựng được mạng lưới đường dây 35KW, 12 trạm biến thế đảm bảo đưa lưới điện quốc gia về đến các trung tâm xã
Hệ thống cấp, thoát nước: Nguồn cấp nước cho huyện Lang Chánh chủ yếu là
từ nguồn nước mặt của hệ thống Sông Âm
Hệ thống thủy lợi: Huyện Lang Chánh đã xây dựng được 53 công trình thuỷ lợi
là các đập dâng bằng bê tông cốt thép để phục vụ tưới chủ động cho nông nghiệp
Trang 112.1.3.3 Đường lối chính sách và quản lý
Lang Chánh đã và đang triển khai các chính sách phát triển từ Trung ương, cấp tỉnh và ban hành nhiều chính sách kịp thời ở cấp huyện để định hướng, thúc đẩy các lĩnh vực kinh tế - xã hội của địa phương giai đoạn 2015 – 2020 Nhà nước và tỉnh Thanh Hóa đã ban hành nhiều hệ thống cơ chế, chính sách có vai trò lớn đối với sự phát triển sản xuất các ngành, lĩnh vực trên địa bàn huyện Lang Chánh; tiêu biểu là
“Quy hoạch tổng thể phát triển Nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030”; các Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh: Số 16-
NQ/TU ngày 20/4/2015 về tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2020, …
Từ 2020 đến nay, Đảng bộ và nhân dân trong huyện hướng tới thực hiện Nghị
quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Lang Chánh lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2020 –
2025 với 2/3 chương trình trọng tâm là các chương trình liên quan đến phát triển
nông, lâm nghiệp của huyện
2.1.3.4 Vốn đầu tư
Giai đoạn 2015 – 2020, Lang Chánh có tổng vốn huy động cho đầu tư phát triển toàn xã đạt mức 5.060 tỷ đồng, gấp 2,5 lần giai đoạn 2010 - 2015, trong đó vốn đầu tư nhà nước chiếm 9,7%, vốn đầu tư ngoài nhà nước chiếm 90,3%
Trong năm 2020, huyện cũng đã kêu gọi 1 doanh nghiệp đầu tư dự án Nhà máy ứng dụng công nghệ cao sản xuất sản phẩm tre luồng tại Thị Trấn Lang Chánh, huyện Lang Chánh của Công ty TNHH xây dựng và đầu tư An Thái với số vốn đầu tư giai đoạn I là 300 tỷ đồng
2.1.3.5 Thị trường
Nằm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa – địa phương đứng thứ 3 cả nước về quy mô dân số, huyện Lang Chánh có cơ hội tiếp cận thị trường nội tỉnh gần 4 triệu người Vị trí địa lí và chất lượng giao thông đường bộ liên huyện cũng khá thuận lợi để huyện
có thể trao đổi hàng hóa và tiếp cận thị trường ở các huyện miền xuôi (thuộc đồng bằng, ven biển tỉnh Thanh Hóa)
2.1.4 Đánh giá chung
2.1.4.1 Những thuận lợi
Vị trí địa lí của Lang Chánh tương đối thuận lợi về giao lưu liên tỉnh nằm gần các tuyến quốc lộ 15A, quốc lộ 16; dễ dàng kết nối với tuyến 217 liên tỉnh; có ranh giới với nước bạn Lào Ở khía cạnh địa kinh tế chính trị, Lang Chánh có thể được xem là “điểm hẹn” của các dòng người từ nhiều lãnh thổ khác di cư đến Lang Chánh
sở hữu những sắc thái văn hóa, kinh nghiệm sản xuất đa dạng là cơ hội để phát triển kinh tế - xã hội nói chung và lĩnh vực nông lâm kết hợp nói riêng
Là huyện có diện tích rộng lớn, LC sở hữu quỹ đất dồi dào cho phát triển kinh
tế nông lâm kết hợp, đặc biệt là kinh tế đồi rừng
Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm với sự kết hợp của phân hóa theo đai cao (địa hình Lang Chánh có đai cao trên 700m) cho phép huyện phát triển nông lâm với cơ cấu đa dạng
Huyện có mạng lưới sông, suối dày đặc, cung cấp nguồn nước mặt dồi dào; đáp ứng nhu cầu sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất
Hệ thống hạ tầng cơ bản đảm bảo cùng với sự quan tâm của cơ chế, chính sách đối với các mục tiêu phát triển nông, lâm và giảm nghèo bền vững của huyện cũng là những thuận lợi đối với sự phát triển kinh tế ở Lang Chánh
Trang 122.1.4.2 Những khó khăn
Lang Chánh là huyện miền núi có sự đa dạng và phân tầng địa hình, chia cắt mạnh; do vậy ảnh hưởng đến việc xây dựng và hình thành mạng lưới giao thông trong huyện Địa hình chủ yếu là đồi núi, diện tích đất dốc có tỷ lệ đáng kể gây không
ít khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt của dân cư
Tài nguyên đất: Diện tích đất chưa sử dụng của huyện tuy không lớn song lại mạnh mún và có nhiều diện tích rừng tạp, diện tích đất không sử dụng được cho sản xuất nông, lâm nghiệp
Về khí hậu, Lang Chánh có các hiện tượng thiên tai xảy ra hàng năm như lũ lụt, lũ ống, lũ quét, sương muối, rét đậm…ảnh hưởng đến cơ cấu mùa vụ, sinh trưởng và năng suất của nhiều diện tích đất nông nghiệp; khả năng tăng vụ gặp nhiều khó khăn
Tài nguyên nước: Chế độ nước theo mùa của sông, suối đã ảnh hưởng đến nhu cầu nước cho trồng trọt của địa phương
Nguồn lao động dồi dào song trình độ văn hóa và chuyên môn còn hạn chế Dân cư chiếm số đông là người Thái, Mường nên có trình độ dân trí còn thấp và trình
độ thâm canh nông, lâm chưa cao
Cơ sở hạ tầng tuy được quan tâm đầu tư song vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện
2.2 Thực trạng nông, lâm và nông lâm kết hợp ở huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa
2.2.1 Vị trí và vai trò của nông, lâm, thủy sản trong nền kinh tế huyện Lang Chánh
Nông, lâm, thủy sản vẫn là ngành kinh tế chủ đạo của huyện Lang Chánh Trong giai đoạn 2010 - 2021, giá trị tăng thêm của ngành liên tục tăng và chiếm tỷ trọng cao nhất trong 3 khu vực kinh tế của huyện Năm 2010, ngành Nông – Lâm – Thủy sản của Lang Chánh đóng góp 371,91 tỷ đồng (chiếm 51,41%); đến năm 2020 con số này đạt 1.797,7 tỷ đồng (42,73%); tốc độ tăng trưởng trung bình trong 10 năm đạt 17,1% Mặc dù có sự sụt giảm về tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2020 – 2021
do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 song khu vực I vẫn là lĩnh vực đóng góp tới 42,73% tổng giá trị tăng thêm toàn huyện
2.1.2.1 Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất NLTS
Giai đoạn 2010 – 2021, GTSX của ngành NLTS liên tục tăng lên: từ 826,132 tỷ đồng (2010) lên 1.433,814 tỷ đồng năm 2015 và 1.733,639 năm 2021; gấp 2,09 lần trong 11 năm Tăng trưởng trung bình giai đoạn đạt 7,69% Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid 19 nên mức tăng của năm 2021 bị chậm hơn nhiều so với cùng kỳ [20]
Bảng 2.6: Giá trị sản xuất Nông – Lâm – Thủy sản huyện LC [20]