1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

luận văn phát triển kinh tế huyện như thanh tỉnh thanh hóa giai đoạn 2010 2021

117 1 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát Triển Kinh Tế Huyện Như Thanh, Tỉnh Thanh Hóa Giai Đoạn 2010-2021
Tác giả Nguyễn Thị Huyền
Người hướng dẫn TS. Lê Kim Dung
Trường học Trường Đại Học Hồng Đức
Chuyên ngành Địa Lí Học
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thanh Hóa
Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 1,84 MB

Nội dung

Mục tiêu xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn 2045 là Thanh Hóa là tỉnh giàu đẹp, văn minh và hiện đại; một trong những trung tâm lớn của vùng Bắc Trung bộ và cả

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH THANH HÓA

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC

NGUYỄN THỊ HUYỀN

PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN NHƯ THANH, TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2010-2021

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC

THANH HÓA, NĂM 2022

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH THANH HÓA

Người hướng dẫn: TS LÊ KIM DUNG

THANH HÓA, NĂM 20

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v

DANH MỤC BẢNG vi

DANH MỤC BIỂU ĐỒ vii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

5 Nội dung nghiên cứu 3

6 Phương pháp nghiên cứu 3

7 Dự kiến kết quả đạt được 5

8 Cấu trúc nội dung của luận văn 5

CHƯƠNG 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 6

1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 6

1.2 Cơ sở lý luận 7

1.2.1 Các khái niệm 7

1.2.2 Các học thuyết, mô hình về phát triển kinh tế 9

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển kinh tế 12

1.2.4 Một số hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế áp dụng cho cấp huyện 15

1.2.5 Các tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế vận dụng cho cấp huyện 17

1.3 Cơ sở thực tiễn 20

1.3.1 Tổng quan về phát triển kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ 20

1.3.2 Tổng quan về phát triển kinh tế tỉnh Thanh Hoá 25

Tiểu kết chương 1 31

CHƯƠNG 2.CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN NHƯ THANH, TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2010-202132 2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế huyện Như Thanh 32

2.1.1.Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ 32

2.1.2 Các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 33

2.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội 39

b Hệ thống điện 45

* Hạ tầng cấp nước 47

2.1.4 Đánh giá chung 48

2.2 Thực trạng phát triển kinh tế huyện Như Thanh giai đoạn 2010-2021 49

Trang 6

2.2.1 Khái quát chung 49

2.2.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế 55

2.2.3 Các hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế huyện Như Thanh 70

2.2.4 Sự phân hóa lãnh thổ kinh tế huyện Như Thanh 75

2.2.5 Đánh giá chung 77

Tiểu kết chương 2 79

CHƯƠNG 3.ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN NHƯ THANH ĐẾN NĂM 2030 80

3.1 Cơ sở đề xuất định hướng và giải pháp 80

3.2 Quan điểm và mục tiêu phát triển kinh tế 81

3.2.1 Quan điểm phát triển kinh tế 81

3.2.2 Mục tiêu phát triển kinh tế 82

3.2.3 Định hướng phát triển kinh tế 85

3.2.4 Định hướng tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế-xã hội 86

3.3 Những giải pháp cơ bản 87

3.3.1 Giải pháp huy động và khai thác nguồn vốn 87

3.3.2 Giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 88

3.3.3 Giải pháp hoàn thiện kết cấu hạ tầng 89

3.3.4 Giải pháp về khoa học công nghệ và môi trường 90

3.3.5 Giải pháp về nâng cao năng lực quản trị của chính quyền các cấp và xây dựng chính quyền đổi mới và sáng tạo 91

3.3.6 Giải pháp về quy hoạch sử dụng đất đai 93

3.2.7 Giải pháp về cơ chế, chính sách 94

Tiểu kết chương 3 95

KẾT LUẬN 96

TÀI LIỆU THAM KHẢO 98

PHỤ LỤC 1

Trang 7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Cơ cấu GRDP theo thành phần kinh tế của Thanh Hóa giai đoạn

2010 – 2021 28 Bảng 2.1: Dân số trên địa bàn huyện Như Thanh phân theo đơn vị hành chính cấp

xã 39 Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện Như Thanh giai đoạn 2010 – 2021 51 Bảng 2.3:Cơ cấu lao động phân theo các ngành kinh tế của huyện Như Thanh 52 giai đoạn 2010 - 2021 52 Bảng 2.4: Tổng hợp đánh giá hiện trạng phát triển KT-XH huyện Như Thanh 53 Bảng 2.5: Số lượng phương tiện vận tải huyện Như Thanh giai đoạn 2010 – 2021 66

Trang 9

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1.1: Quy mô và tốc độ tăng trưởng GRDP Bắc Trung Bộ 22

giai đoạn 2010 – 2021 22

Biểu đồ 1.2: Chuyển dịch cơ cấu KT vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2010 – 2021 23

Biểu đồ 1.3: Quy mô và tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh Thanh Hoá 26

giai đoạn 2010 – 2021 26

Biểu đồ 1.4: Cơ cấu GRDP phân theo ngành kinh tế của Thanh Hoá 27

giai đoạn 2010 – 2021 27

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu sử dụng đất của huyện Như Thanh năm 2020 35

Biểu đồ 2.2: Chuyển dịch cơ cấu KT huyện Như Thanh giai đoạn 2010-2021 51

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu KT ngành nông nghiệp Như Thanh giai đoạn 2010 -2021 56

Biểu đồ 2.4: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng huyện Như Thanh giai đoạn 2010 -2021 67

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong xu thế phát triển và hội nhập của kinh tế thế giới hiện nay, đối với mỗi quốc gia hay một vùng lãnh thổ, việc phát triển kinh tế có vai trò vô cùng quan trọng Và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung đó Việt Nam đã và đang từng bước đổi mới, hội nhập với nền kinh tế thế giới Nền kinh tế của nước ta đang

có nhiều chuyển biến và thay đổi mạnh mẽ Trong bối cảnh đó, việc phát triển kinh

tế ở các địa phương trở nên quan trọng

Mục tiêu xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn

2045 là Thanh Hóa là tỉnh giàu đẹp, văn minh và hiện đại; một trong những trung tâm lớn của vùng Bắc Trung bộ và cả nước về công nghiệp năng lượng và chế biến, chế tạo; nông nghiệp giá trị gia tăng cao; dịch vụ logistics, du lịch, giáo dục và đào tạo, y tế chuyên sâu và văn hóa, thể thao; một cực tăng trưởng mới cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc; [12]

Mục tiêu của Chương trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021 – 2025 là tạo chuyển biến mạnh mẽ về tư duy, nếp nghĩ, cách làm; khai thác và phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế trong khu vực; tranh thủ tối đa các nguồn lực từ bên ngoài để đẩy mạnh phát triển kinh tế, thu hẹp khoảng cách về mức sống của người dân so với miền xuôi, giảm dần địa bàn thuộc diện đặc biệt khó khăn; từng bước xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu; giảm nghèo nhanh và bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, [15]

Nằm ở phia Tây Nam của tỉnh Thanh Hóa, Như Thanh là một trong các huyện miền núi của tỉnh, nhưng lại có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và kinh tế- xã hội khá thuận lợi Trong mối quan hệ liên tỉnh, huyện Như Thanh là đầu mối giao thương, trung chuyển hàng hóa và dịch vụ thương mại du lịch của vùng Bắc Trung

bộ và quốc gia, kết nối với các thị trường quốc tế lân cận; là vùng có vườn quốc gia

và khu vực đa dạng sinh học cần được bảo tồn; hệ thống các hồ chứa nước,…; là vùng có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, cảnh quan, nghỉ dưỡng cấp quốc gia, quốc tế gắn liền với cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử văn hóa Quan hệ trong tỉnh, Như Thanh nằm trong của hành lang kinh tế quốc tế, nối cảng biển Nghi Sơn - cảng hàng không Thọ Xuân với các tỉnh vùng Tây Bắc và nước CHDCND Lào, thông qua đường từ CHK Thọ Xuân đi KKT Nghi Sơn, đường Hồ Chí Minh, Quốc

lộ 217 và Cửa khẩu Na Mèo; Khi tuyến đường Cao tốc Bắc Nam hình thành, tuyến đường đi qua huyện có 1 nút giao Vạn Thiện, huyện Nông Cống kết nối với QL.45 và đường tỉnh 525 sẽ là đầu mối giao thông quan trọng trong vùng Kết hợp với dự án đường Ven Biển, kết nối vùng du lịch biển phía Đông với các vùng cảnh quan sinh thái đồi núi phía Tây, mà huyện Như Thanh đóng vai trò

là vùng sinh thái đầu nguồn

Theo Báo cáo tổng kết tổ chức và hoạt động của UBND huyện nhiệm kỳ

2016 – 2021, huyện Như Thanh đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển

Trang 11

KT-XH: Kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng;

Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm ước đạt 16,64%, tăng 0,14% so với nhiệm kỳ trước; Quy mô giá trị sản xuất năm 2020 đạt 5.730 tỷ đồng, gấp 2,2 lần so với năm 2015; Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 38 triệu đồng, tăng 16 triệu đồng so với năm 2015; Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản phát triển theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả; chương trình xây dựng nông thôn mới vượt chỉ tiêu đại hội đề ra; Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng đạt mức tăng trưởng khá; Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng bình quân hàng năm ước đạt 22,02%; giá trị sản xuất toàn ngành năm 2020 gấp 2,7 lần

so với năm 2015; Hoạt động dịch vụ, thương mại có bước chuyển biến đáng kể; Văn hóa - xã hội phát triển theo hướng nâng cao chất lượng, chuẩn hóa và xã hội hóa; an sinh xã hội được đảm bảo; tỷ lệ hộ đói nghèo giảm đáng kể từ 4,6% xuống còn 2,5% năm 2021, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao [17]

Tuy nhiên trong phát triển kinh tế, huyện Như Thanh vẫn còn nhiều những hạn chế: Tổng giá trị sản xuất và quy mô từng ngành còn nhỏ, sức cạnh tranh thấp, chưa có nhiều sản phẩm chủ lực khẳng định thương hiệu hàng hoá của địa phương trên thị trường Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tích tụ tập trung đất đai còn chậm: Tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao; nền KT chủ yếu dựa vào sản xuất N-L-NN; nhiều thế mạnh về tự nhiên chưa được phát huy; kết cấu hạ tầng KT-XH còn yếu và thiếu đồng bộ; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân còn nhiều khó khăn Vì vậy, việc phát triển KT huyện Như Thanh tương xứng với tiềm năng, lợi thế của mình và đáp ứng mong mỏi của nhân dân trên địa bàn trong thời kỳ CNH, đây thực

sự là một vấn đề cấp thiết cần được giải quyết [17]

Là một giáo viên dạy Địa lí, với mong muốn được góp phần vào việc phát

triển KT huyện Như Thanh trong tương lai, tôi lựa chọn đề tài: “Phát triển kinh tế huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010-2021” nhằm vận dụng những

lí luận và phương pháp của địa lí KT-XH để phân tích, đánh giá những thuận lợi và khó khăn của các những nhân tố ảnh hưởng tới phát triển kinh tế huyện; lựa chọn các tiêu chí đánh giá thực trạng phát triển kinh tế huyện Như Thanh, phân tích kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân; từ đó đề xuất những giải pháp hợp lí, góp phần đưa Như Thanh tiến nhanh trên con đường công nghiệp hóa và hiện đại hóa, trở thành một trong những huyện dẫn đầu trong phát triển kinh tế khu vực 11 huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới

2 Mục tiêu nghiên cứu

Vận dụng các quan điểm và phương pháp nghiên cứu khoa học Địa lí, đề tài

Trang 12

nhằm làm rõ các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng phát triển kinh tế của huyện giai đoạn 2010-2021, đánh giá những thuận lợi, khó khăn Từ đó, đề xuất các giải phát triển kinh tế huyện hiệu quả đến năm 2030

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Thực trạng phát triển kinh tế huyện Như Thanh giai đoạn 2010-2021;

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Đề tài tập trung vào phân tích, đánh giá thực trạng phát triển

kinh tế huyện Như Thanh dưới góc độ địa lí

- Về không gian: Trên địa bàn huyện Như Thanh, gồm 13 xã và 1 thị trấn

- Về thời gian: Luận văn sử dụng nguồn tài liệu, số liệu từ năm 2010-2021

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài cần thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế vận dụng cho nghiên cứu cấp huyện;

- Phân tích các nhân tố tự nhiên xã hội ảnh hưởng đến phát triển kinh tế huyện Như Thanh;

- Xác định các tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Như Thanh

- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế huyện Như Thanh giai đoạn 2010-2021;

- Đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế huyện Như Thanh hiệu quả và bền vững đến năm 2030

5 Nội dung nghiên cứu

- Cơ sở lí luận và thực tiễn về nghiên cứu phát triển kinh tế;

- Các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng phát triển kinh tế huyện Như Thanh giai đoạn 2010-2021

- Định hướng và giải pháp phát triển KT huyện Như Thanh đến năm 2030

6 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập, xử lý tài liệu: Để khởi đầu cho một quá trình nghiên

cứu đề tài thì đây là phương pháp truyền thống được sử dụng rộng rãi Phương pháp này được sử dụng trong đề tài theo hướng tiếp cận với những kết quả nghiên cứu khoa học đã được công bố, từ đó có thể kế thừa vừa phát hiện vấn đề mới hoặc chưa được giải quyết Dữ liệu của luận văn được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau: Dữ liệu thứ cấp là hệ thống dữ liệu văn bản như sách chuyên khảo, bài báo khoa học, các đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn, luận án…; Các báo cáo tổng kết tình hình phát triển KT-XH hàng năm, tổng kết nhiệm kỳ 5 năm, tổng kết giai đoạn 10 năm của các xã, thị trấn và toàn huyện; Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện chương trình

Trang 13

mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Như Thanh; Quy hoạch xây dựng vùng huyện Như Thanh đến năm 2045; Địa chí huyện Như Thanh; Niên giám thống kê huyện Như Thanh từ năm 2010-2021,… Dữ liệu sơ cấp là tài liệu tác giả thu thập được từ thực địa, điều tra khảo sát, chụp ảnh Toàn bộ dữ liệu thu thập được luận văn xử lý, phân tích, tổng hợp để dữ liệu được đồng bộ và có độ tin cậy,

phục vụ tốt cho mục đích nghiên cứu đề tài

- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh: Đề tài đã sử dụng phương pháp

này trong phân tích những lợi thế so sánh và những khó khăn về nguồn lực phát triển kinh tế huyện Như Thanh; phân tích thực trạng phát triển kinh tế theo ngành, thành phần kinh tế và theo lãnh thổ thông qua đánh giá các chỉ tiêu phát triển kinh tế; Đánh giá chung những kết quả đạt được và những mặt còn tồn tại để từ đó có các giải pháp tối ưu cho tiên phát triển kinh tế của địa phương; So sánh đặc điểm phát triển kinh tế của huyện Như Thanh với tỉnh Thanh Hóa và của vùng BTB để thấy được vị trí phát triển kinh tế của huyện

- Phương pháp thống kê toán học: Trên cơ sở thống kê số liệu đã thu thập

được từ các nguồn khác nhau, đề tài đã sử dụng các công thức toán học để tính toán các tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế huyện Như Thanh, gồm có các tiêu chí kinh tế, các tiêu chí xã hội và các tiêu chí môi trường

- Phương pháp thực địa: Trên cơ sở khảo sát thực địa, tìm hiểu trực tiếp các

xã, thị trấn trên địa bàn về các mô hình sản xuất N-L-NN, các cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, các điểm du lịch,… Tác giả tiến hành xin ý kiến đánh giá của các nhà quản lý, các chuyên gia, phỏng vấn cán bộ địa phương, hộ nông dân, hộ kinh doanh cá thể,…về các lĩnh vực liên quan đến đề tài Kết quả thu thập thông tin từ thực tế sẽ bổ sung một phần dữ liệu và kiểm chứng lại các nhận

định của tác giả

- Phương pháp bản đồ và sử dụng công nghệ GIS: Đây là sự kết hợp giữa

phương pháp nghiên cứu truyền thống và hiện đại nhằm trực quan, mô hình hóa các đối tượng, hiện tượng địa lý Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu sự kết hợp này thực sự rất hữu ích cho việc sử dụng bản đồ (đọc bản đồ) và thành lập bản đồ Cùng với việc khai thác thông tin, dữ liệu từ các bản đồ giấy, bản đồ số về địa bàn nghiên cứu Đề tài đã tiến hành biên tập bản đồ hành chính huyện và thành lập các bản đồ chuyên đề về phát triển kinh tế huyện bằng phần mềm Mapinfor

- Phương pháp chuyên gia: Việc sử dụng trí tuệ của đội ngũ chuyên gia có

trình độ cao của một chuyên ngành để xem xét, nhận định về bản chất của một sự kiện khoa học hay một vấn đề thực tiễn phức tạp, là một phương pháp rất hiệu quả trong nghiên cứu đề tài Nghiên cứu phát triển kinh tế cấp huyện là một vấn đề khá phức tạp, luôn có sự thay đổi cả về phương pháp nghiên cứu và thực tiễn Vì vậy rất cần tham gia góp ý của đội ngũ các nhà khoa học, các nhà quản lý kinh tế,…để xem xét, lựa chọn phương pháp nghiên cứu, các tiêu chí đánh giá, cách tính điểm, trọng

Trang 14

số trong mỗi tiêu chí,…

- Sản phẩm Bản đồ: Luận văn dự kiến Biên tập và thành lập 3 bản đồ, gồm có: + Bản đồ hành chính huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa (In trên khổ giấy A4, tỷ lệ 1/600.000);

+ Bản đồ các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa (In trên khổ giấy A3, tỷ lệ 1/300.000);

+ Bản đồ hiện trạng phát triển kinh tế huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa (In trên khổ giấy A3, tỷ lệ 1/300.000)

8 Cấu trúc nội dung của luận văn

Cấu trúc của luận văn bao gồm phần mở đầu, nội dung chính và kết luận Ngoài ra còn có danh mục các tài liệu tham khảo và phần phụ lục

Trong đó, nội dung chính của luận văn được trình bày theo 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển kinh tế huyện;

Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng phát triển kinh tế huyện

Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010-2021;

Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển kinh tế huyện Như Thanh

đến năm 2030

Trang 15

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Việc nghiên cứu phát triển KT lãnh thổ quy mô nhỏ nói chung và cấp huyện nói riêng, được nhiều nhà khoa học, nhà kinh tế, các cơ quan chuyên ngành, trong

đó có Địa lí học rất quan tâm, nhằm phát huy có hiệu quả các nguồn lực sẵn có trên địa bàn để phát triển kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân…

Có rất nhiều công trình nghiên cứu bàn về phát triển kinh tế, lí luận và thực tiễn, đã được công bố, tiêu biểu như:

- Địa lí kinh tế Việt Nam của GS.TS Nguyễn Viết Thịnh, GS.TS Đỗ Thị

Minh Đức (2001), NXB Giáo dục Việt Nam

- Phát triển kinh tế của GS.TS Vũ Thị Ngọc Phùng (2005), Nhà xuất bản

Lao động xã hội;

- Địa lí kinh tế - xã hội đại cương của PGS.TS Lê Văn Trưởng (2005), NXB

Chính trị quốc gia

- Địa lí các vùng kinh tế Việt Nam của PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ (2009),

NXB Giáo dục Việt Nam

- Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam của GS.TS Lê Thông (2011), NXB Đại

học sư phạm Hà Nội;

- Kinh tế phát triển PGS.TS Phạm Ngọc Linh, TS Nguyễn Thị Kim Dung

(2011), NXB Đại học kinh tế quốc dân

Việc nghiên cứu tổ chức lãnh thổ kinh tế nói chung và phát triển kinh tế huyện ở Thanh Hóa nói riêng là những đề tài luận văn được nhiều học viên thực hiện và bảo vệ thành công, trong chương trình đào tạo Thạc sĩ Địa lí học ở Khoa Khoa học xã hội, Trường Đại học Hồng Đức Có thể kể đến như:

- Phát triển kinh tế Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn

2010-2019, Luận văn Thạc sĩ Địa lí học của Mai Thị Anh, 2020, ĐH Hồng Đức

- Phát triển kinh tế biển huyện Hậu Lộc giai đoạn 2010-2019, Luận văn Thạc

sĩ Địa lí học của Bùi Văn Đại, 2020, ĐH Hồng Đức

- Phát triển nông nghiệp huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, Luận văn Thạc

sĩ Địa lí học của Nguyễn Thị Huyền Diệu, 2020, ĐH Hồng Đức

- Tổ chức lãnh thổ kinh tế huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa, Luận văn

Thạc sĩ Địa lí học của Nguyễn Đức Phường, 2020, ĐH Hồng Đức

- Phát triển kinh tế huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn

2010-2019, Luận văn Thạc sĩ Địa lí học của Lê Văn Thái, 2020, ĐH Hồng Đức

Về địa bàn huyện Như Thanh, đã có một số công trình, đề án, báo cáo của

các cơ quan chuyên môn như: Lịch sử Đảng bộ huyện Như Thanh, Tập 1, năm 2000; Quy hoạch xây dựng vùng huyện Như Thanh tỉnh Thanh Hóa đến năm 2045,

Trang 16

do UBND tỉnh Thanh Hoá, Viện Quy hoạch và Kiến trúc công bố 4/2022; Số liệu

thống kê 2010–2021 (Phòng thống kê huyện Như Thanh); Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển KT- XH 2010 – 2021 [10]…và gần đây nhất là Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ Huyện Như Thanh nhiệm kỳ 2020-2025 đã

đánh giá khách quan về tình hình KT-XH Như Xuân trong 5 năm vừa qua 2020) và xác định phương hướng, mục tiêu phấn đấu cho 5 năm tới (2020-2025)

(2015-Như vậy, nghiên cứu về phát triển kinh tế nói chung, trên địa bàn huyện (2015-Như Thanh nói riêng đã có không ít các công trình được công bố Tuy nhiên, dưới góc

độ địa lí KT-XH, hiện nay chưa có một công trình nào nghiên cứu về KT-XH huyện Như Thanh một cách toàn diện và chi tiết Do đó việc thực hiện thành công đề tài này sẽ góp phần củng cố lí luận và thực tiễn về phát triển KT-XH cấp huyện nói chung; lựa chọn các tiêu chí đánh giá, vận dụng đánh giá trình độ phát triển KT–XH huyện Như Thanh một cách phù hợp; từ đó làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp phát triển KT-XH Như Thanh đến năm 2030

1.2 Cơ sở lý luận

1.2.1 Các khái niệm

1.2.1.1 Tăng trưởng kinh tế

Theo Bách khoa toàn thư:“Tăng trưởng kinh tế (economic growth) là sự gia

tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng thu nhập quốc dân (GNP) trong một thời gian nhất định.[11] Sự gia tăng về quy mô sản lượng KT nhanh hay chậm

so với thời điểm gốc sẽ phản ánh tốc độ tăng trưởng Như vậy nội dung khái niệm tăng trưởng kinh tế bao gồm quy mô và tốc độ tăng trưởng

Để tính mức gia tăng về tổng giá trị của cải của xã hội, hiện nay trên thế giới người ta thường tính bằng các đại lượng tổng thu nhập quốc gia (GNP) hoặc tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Tuy nhiên, những con số thể hiện tăng trưởng GDP, GNI, hay GDP/người không phản ánh sự vận động đi lên của XH, không cho biết được tình hình phân phối thu nhập quốc dân, cơ cấu KT-XH, tính năng động của nền KT và tình hình phúc lợi của nhân dân, mà chỉ thuần túy nói đến sự tăng lên

về số lượng

Ngày nay tăng trưởng KT được gắn với chất lượng tăng trưởng Nếu như số lượng của tăng trưởng KT được thể hiện ở qui mô, tốc độ của tăng trưởng, thì chất lượng của tăng trưởng KT là đặc tính quy định vốn có của nó, đó là sự thống nhất hữu cơ làm cho tăng trưởng KT khác với các hiện tượng khác Các yếu tố cấu thành

và phương thức liên kết giữa các yếu tố cấu thành nên tăng trưởng kinh tế có ý nghĩa quyết định chất lượng tăng trưởng KT

Về chất lượng tăng trưởng KT, cho tới nay có nhiều cách hiểu khác nhau Cùng với quá trình tăng trưởng, theo một số nhà kinh tế học nổi tiếng được giải thưởng Nobel gần đây như Amrtya Sen, G.Becker, R.Lucas, J.Stiglitz, cũng như theo quan điểm của chương trình phát triển Liên hợp quốc và Ngân hàng thế giới,

Trang 17

thì chất lượng tăng trưởng thì biểu hiện tập trung ở 6 tiêu chuẩn chính sau đây:

- Tốc độ tăng trưởng KT giữ được ổn định trong dài hạn, đồng thời tránh được những biến động từ bên ngoài

- Sự đóng góp của yếu tố năng suất, nhân tố tổng hợp TFP cao và không ngừng gia tăng thúc đẩy tăng trưởng KT theo chiều sâu

- Tăng trưởng KT phải đi đôi với nâng cao hiệu quả KT và năng lực cạnh tranh của nền KT

- Tăng trưởng KT đi đôi với phát triển môi trường bền vững

- Tăng trưởng KT phải thúc đẩy đổi mới thể chế dân chủ, tạo cơ sở để thúc đẩy tăng trưởng ở tỉ lệ cao hơn

- Tăng trưởng KT phải đóng góp lớn vào việc cải thiện phúc lợi xã hội và giảm được đói nghèo [11]

1.2.1.2 Phát triển kinh tế

Khái niệm phát triển KT mang nội hàm rộng hơn tăng trưởng KT Theo

PGS.TS Ngô Thắng Lợi:“Phát triển kinh tế là quá trình tăng tiến toàn diện về mọi

mặt kinh tế, chính trị, xã hội của một quốc gia” Theo quan điểm này phát triển KT

bao gồm sự tăng trưởng KT, đồng thời có sự hoàn chỉnh về mặt cơ cấu, thể chế KT, chất lượng cuộc sống Theo nghĩa đó, phát triển KT bao gồm những nội dung chủ yếu sau:

- Sự tăng trưởng bao gồm sự tăng lên của tổng sản phẩm xã hội và thu nhập bình quân đầu người

- Sự biến đổi cơ cấu KT theo hướng thời đại, tiến bộ: Tỉ trọng ngành CN và

DV ngày càng tăng trong tổng sản phẩm quốc dân, trong khi tỉ trọng ngành NN ngày càng giảm

- Các tiêu chí về phúc lợi XH, tiêu chuẩn sống, giáo dục, sức khỏe và sự bình đẳng về KT, chính trị, xã hội của nhân dân ngày càng cao.[11]

Theo GS Nguyễn Ngọc Trân (2015): Phát triển kinh tế vùng là nhằm thúc

đẩy và bảo đảm sự phát triển cân đối, bền vững của đất nước, có tính đến các yếu tố đặc thù và cơ hội của toàn lãnh thổ và của các vùng, giảm bớt những khác biệt giữa các vùng, không phải bằng cào bằng, kìm hãm nhau, mà bằng bảo tồn và phát huy những đặc tính riêng về môi trường tự nhiên, văn hóa và tiềm năng phát triển của các vùng [11]

Trình độ phát triển kinh tế-xã hội của một lãnh thổ là mức độ đạt được tính

đến một thời điểm nhất định so với mục tiêu đặt ra hoặc chuẩn phát triển KT–XH

mà lãnh thổ đó hướng tới.[11]

1.2.1.3 Mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển kinh tế

Hai thuật ngữ tăng trưởng và phát triển KT tuy khác nhau nhưng luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Tăng trưởng KT thiên về số lượng, còn tiến bộ về cơ cấu KT-XH phản ánh về chất lượng của nền KT Tăng trưởng KT chưa phải là phát

Trang 18

triển KT, nhưng tăng trưởng KT là yếu tố cơ bản nhất của phát triển KT Nếu không

có tăng trưởng KT thì sẽ không có phát triển KT Theo đó phát triển KT bao hàm trong đó có tăng trưởng KT nhanh và bền vững hơn Như vậy, phát triển KT chính bằng tăng trưởng KT cộng với tiến bộ về cơ cấu KT-XH

1.2.1.4 Cơ cấu kinh tế

“Cơ cấu nền kinh tế là tổng thể những mối quan hệ về chất lượng và số

lượng giữa các bộ phận cấu thành nền KT trong một thời gian và trong những điều

kiện KT-XH nhất định”.[14]

1.2.1.5 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự thay đổi về số lượng các ngành hoặc sự

thay đổi về quan hệ tỉ lệ giữa các ngành, các vùng, các thành phần do sự xuất hiện hoặc biến mất của một số ngành và tốc độ tăng trưởng giữa các yếu tố cấu thành cơ cấu KT Chuyển dịch cơ cấu KT chính là cải tạo cơ cấu KT cũ, lạc hậu thành một

cơ cấu KT mới phù hợp hơn Trong quá trình phát triển KT, tỉ trọng của khu vực L-TS giảm, tỉ trọng CN-XD và DV trong GDP tăng; Tỉ trọng lao động trong CN-

N-XD và DV trong tổng người lao động đang làm việc tăng, đã kéo theo dân cư đô thị tăng, trong khi dân cư nông thôn giảm Việc chuyển dịch cơ cấu KT sẽ giúp cho nền

KT phát triển với tốc độ nhanh, vững chắc, có khả năng hội nhập với khu vực và thế giới, làm cho nền KT năng động và hiệu quả hơn.[14]

1.2.2 Các học thuyết, mô hình về phát triển kinh tế

1.2.2.1 Học thuyết về phát triển kinh tế

Học thuyết kinh tế là toàn bộ những khái niệm, phạm trù, quy luật kinh tế được trình bày có hệ thống về các hiện tượng và quá trình kinh tế của một học giả hoặc một nhóm các học giả, căn cứ vào đó để phân tích các quan hệ kinh tế và chỉ đạo các hoạt động kinh tế.[22]

- Học thuyết kinh tế của Adam Smith (1723-1790): Adam Smith là nhà triết

học, đồng thời là nhà kinh tế chính trị học người Scotland Ông là tác giả nổi tiếng

của cuốn sách "The wealth of nations" (tạm dịch là "Nguồn gốc của cải của các

quốc gia") xuất bản năm 1776 - là một trong những tác phẩm ra đời sớm nhất và nổi

tiếng nhất về thương mại và công nghiệp, tạo nền tảng cho các nguyên lý và chính sách KT trên thế giới Quan điểm của ông là kịch liệt phản đối chủ nghĩa trọng thương và ủng hộ cho tự do thương mại và cạnh tranh, chính điều này là một thách thức đối với những hàng rào thuế quan bảo hộ đương thời Các tư tưởng KT của

Adam Smith cũng ảnh hưởng tới các quốc gia mậu dịch khác và ông xứng đáng được gọi là "Người cha của kinh tế học hiện đại"

- Học thuyết kinh tế của Karl Marx (1818-1883): Ông là nhà tư tưởng người

Đức gốc Do thái, là nhà kinh tế chính trị kinh điển, đồng thời là nhà lãnh đạo cách

mạng của Hiệp hội Người lao động Quốc tế Karl Marx được biết đến là một học

giả có ảnh hưởng lớn trong nhiều lĩnh vực, trong đó có kinh tế chính trị học, Cách

Trang 19

tiếp cận KT học theo chủ nghĩa Marx của ông đã tạo ra những thuật ngữ rất riêng của ông như: giá trị thặng dư, tái sản xuất, tư sản và vô sản, chủ nghĩa

duy vật lịch sử Karl Marx cũng chính là tác giả của thuật ngữ chủ nghĩa tư

bản Sự phát triển kinh tế đương đại ngày nay có đóng góp không nhỏ của học

thuyết kinh tế Karl Marx

- Học thuyết KT của John Maynard Keynes (1883-1946): Ông là một nhà KT

học người Anh Những ý tưởng của ông, hình thành nên học thuyết Kinh tế học Keynes, có tác động lớn tới KT học hiện đại và chính trị, chi phối các chính sách tài chính của nhiều chính phủ Theo quan điểm của Keynes việc can thiệp của chính phủ vào KT là cần thiết để làm giảm đi những ảnh hưởng bất lợi do suy thoái hay bùng nổ KT Việc thế giới giảm được nhiều bất lợi do cuộc Đại khủng hoảng (1929-

1933) gây ra có vai trò rất lớn của học thuyết kinh tế Keynes Trong cuộc khủng

hoảng KT gần đây nhất, người ta đã thấy học thuyết kinh tế Keynes tái xuất, đặc biệt là tại nước Anh, nơi Bộ trưởng Tài chính Gordon Brown đã áp dụng biện pháp kích thích KT để đối phó với khủng hoảng Keynes trở thành người khai sinh KT học vĩ mô hiện đại, đồng thời là nhà KT có ảnh hưởng nhất thế kỷ 20

- Học thuyết kinh tế của Milton Friedman (1912-2006): Là nhà KT học

người Mỹ, nhờ những đóng góp trong phân tích chi tiêu tiêu dùng, lịch sử và lý luận tiền tệ, giải thích sự phức tạp của các chính sách ổn định KT, ông đã được trao giải Nobel năm 1976 Quan điểm của Friedman là ủng hộ thị trường tự do, ông là người

có đóng góp lớn trong các lĩnh vực KT học vĩ mô, KT học vi mô, lịch sử KT và thống kê Những quan điểm của Friedman về chính sách tiền tệ, thuế khóa, tư nhân hóa và giảm bớt sự can thiệp của chính phủ đã có ảnh hưởng rất to lớn tới chính sách của nhiều nước trên thế giới

- Học thuyết kinh tế của Jan Tinbergen (1903-1994): Là nhà kinh tế học

người Hà Lan, người phát triển và áp dụng các mô hình động trong phân tích các quá trình kinh tế Ông đã được trao giải Nobel kinh tế trong năm 1969 cùng với Ragnar Frisch Tinbergen là người tiên phong trong lĩnh vực toán kinh tế, nhiều nước đã đưa ra các chính sách kinh tế quan trọng, nhờ việc áp dụng các mô hình kinh tế vĩ mô này Trong nghiên cứu kinh tế hiện nay, phương pháp này đang được

áp dụng rộng rãi

- Học thuyết KT của John Forbes Nash, Jr (1928-2015): Nhà toán học

người Mỹ Trong KT, điện toán, trí tuệ nhân tạo, sinh học tiến hóa, kế toán và chính trị hiện nay, các học thuyết của ông được sử dụng rất phổ biến Nhờ những đóng góp của mình, năm 1994, ông cùng với hai nhà lý thuyết trò chơi khác là Reinhard Selten và John Harsanyi được tặng giải thưởng Nobel về kinh tế Hiện nay John Nash được xếp ở vị trí số 1 trong số những nhà KT học từng được giải Nobel có đóng góp vĩ đại nhất đến phát triển nhân loại

- Học thuyết KT của Alfred Marshall (1842-1924): Nhà KT học nổi tiếng

Trang 20

người Anh Những nỗ lực của ông nhằm áp dụng phương pháp toán học vào kinh tế, biến KT học thành một môn khoa học thực sự chứ không chỉ mang tính triết học

đơn thuần, rất đáng được vinh Tác phẩm "Principles of Economics" ("Những

nguyên lý cơ bản của Kinh tế học") là một trong những cuốn sách giáo khoa KT có

tầm ảnh hưởng nhất ở nước Anh trong nhiều năm, và ông đã phải mất gần 10 năm

để hoàn tất cuốn sách này Marshall đã kiên trì tập hợp và biểu hiện một cách hệ thống và logic những mô hình đường cung, đường cầu, chi phí biên, lợi nhuận biên, trong tác phẩm của mình, làm nền tảng cho các mô hình KT sau này.[14],[22]

1.2.2.2 Các mô hình về phát triển kinh tế

Mô hình trong kinh tế học là một cấu trúc lý thuyết thể hiện các quá

trình kinh tế bằng một tập hợp các biến và một tập hợp các mối quan

hệ logic và/hoặc định lượng giữa chúng Mô hình trong kinh tế học là một khung đơn giản, thường là toán học, được thiết kế để minh họa các quy trình phức tạp Các

mô hình kinh tế thường xuyên đặt ra các tham số cấu trúc

- Mô hình kinh tế truyền thống: Xuất hiện từ thời kỳ công xã nguyên thủy,

đây là mô hình kinh tế tự nhiên Theo mô hình này, việc sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai là hoàn toàn theo tập quán được truyền lại từ trước Ngoài ra kiểu kinh tế tự cấp, tự túc khác đều là những biểu hiện của mô hình kinh tế

tự nhiên Ngày nay có những nơi vẫn còn tồn tại mô hình này Trong mô hình kinh

tế truyền thống, chỉ có một tác nhân duy nhất đóng hai vai trò: vừa là người sản xuất, vừa là người tiêu dùng

- Mô hình kinh tế thị trường tự do: Là nền kinh tế trong đó các lực lượng thị

trường chi phối các quá trình kinh tế, mà không phải nhà nước Đặc trưng của mô

hình KT này là: Thị trường hay nói chính xác là các qui luật vốn có của thị trường

quyết định xã hội việc nên sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho

ai Mô hình kinh tế này bị chi phối bởi một bàn tay vô hình, và thường hướng người

ta đi đến các quyết định về các vấn đề kinh tế cơ bản mà không cần đến sự can thiệp của nhà nước Sự vận hành của thị trường các yếu tố sản xuất phụ thuộc vào cách thức thị trường phân phối hàng hóa hay thu nhập cho các cá nhân trong xã hội Quá trình phân phối thu nhập phụ thuộc hoàn toàn vào hoạt động của thị trường yếu tố sản xuất Theo đó, thị trường có vai trò quyết định phần hàng hóa hay dịch vụ mà

mỗi người được hưởng trong tổng sản lượng hàng hóa và dịch vụ mà xã hội tạo ra

- Mô hình kinh tế chỉ huy: Còn có tên gọi khác là kinh tế mệnh lệnh (hay kế

hoạch hóa tập trung) Theo mô hình này thì ba vấn đề lớn của nền kinh tế được giải quyết theo mệnh lệnh từ một trung tâm chỉ huy Nghĩa là đặc trưng của sản xuất là tuân theo chỉ tiêu mệnh lệnh chỉ huy từ một trung tâm Mô hình kinh tế này phổ biến ở Liên Xô cũ và các nước xã hội chủ nghĩa trước đây: Trong đó Chính phủ quyết định về số lượng, phương thức sản xuất, chủng loại sản phẩm, thực hiện việc

Trang 21

phân phối sản phẩm cho xã hội thông qua các kế hoạch tập trung và thống nhất từ Chính phủ xuống cơ sở Theo mô hình này có ba chủ thể: Chính phủ, hộ gia đình và các hãng kinh doanh

- Mô hình kinh tế xanh: Mục đích của mô hình kinh tế này nhằm cải thiện tài

sản xã hội và đời sống con người, đồng thời chú trọng đến việc giảm thiểu những hiểm họa của môi trường và sự khan hiếm của nguồn tài nguyên Kinh tế xanh được

áp dụng trên nhiều lĩnh vực kinh tế: Từ nông nghiệp - Ngư nghiệp, sản xuất, giao thông vận tải, kiến trúc xây dựng đến tài nguyên môi trường, du lịch sinh thái và tất

cả các lĩnh vực đời sống khác Lợi nhuận của hoạt động kinh tế xanh hướng đến sự phát triển của cộng đồng, xã hội, con người; thân thiện với môi trường Mô hình kinh tế xanh hoạt động dựa trên sự phát triển bền vững và kiến thức về kinh tế học sinh thái Ưu điểm lớn nhất của mô hình kinh tế này chính là tạo ra nhiều việc làm, phát triển kinh tế bền vững; Ngăn chặn nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, suy thoái, ô nhiễm môi trường, và hiện tượng nóng lên toàn cầu Hoạt động của kinh tế xanh là vừa phát triển kinh tế vừa đồng thời nghiên cứu để tạo ra các nguồn năng lượng mới

để thay thế cho nguồn năng lượng truyền thống có nguy cơ bị cạn kiệt Mô hình kinh tế xanh ở Việt Nam hoạt động hiệu quả trong các giai đoạn thời gian khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng sinh thái của chúng ta

Nền kinh tế hỗn hợp và vai trò của các tác nhân kinh tế Mỗi mô hình kinh tế

đều có những ưu điểm riêng, do đó nó đã từng có vai trò thống trị trong một hay một số xã hội trong một thời kỳ dài Tuy nhiên, trong điều kiện thế giới hiện đại, nền kinh tế của các quốc gia đều mang tính chất hỗn hợp, đó là sự kết hợp của mô hình kinh tế thị trường tự do và kinh tế chỉ huy kết hợp với vai trò kinh tế của Nhà nước Do đó, có thể gọi đó là những nền kinh tế hỗn hợp Nền kinh tế hỗn hợp hiện đại ngày nay có vai trò điều tiết của các chính phủ nhằm đạt được các mục tiêu xã

hội, trong khi nền kinh tế thị trường được điều tiết bởi“bàn tay vô hình”của thị

trường tự do [14],[22]

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển kinh tế

1.2.3.1 Vị trí địa lý

Vị trí địa lí là một nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế, ngày càng

có vai trò quan trọng trong phát triển KT của mỗi quốc gia, trong đó bao gồm vị trí

về tự nhiên, kinh tế, giao thông, chính trị Vị trí địa lí thuận lợi hay khó khăn sẽ ảnh hưởng quyết định đến chiến lược, quy hoạch, kế hoạch cũng như tốc độ phát triển của nền KT, đồng thời góp phần đẩy nhanh quá trình xây dựng, phát triển nền KT

mở, thúc đẩy mở rộng quan hệ KT quốc tế, hội nhập với nền KT-XH của khu vực

và thế giới Đặc biệt vị trí địa lí càng có ý nghĩa quan trọng trong xu thế hội nhập của nền KT thế giới hiện nay, là định hướng có lợi nhất trong phân công lao động quốc tế

1.2.3.2 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Trang 22

Trong quá trình sản xuất, phát triển KT thì điều kiện tự nhiên và TNTN là nguồn lực cơ bản, là nguồn vật chất vừa phục vụ trực tiếp cho cuộc sống, vừa phục

vụ cho phát triển KT, đồng thời là đối tượng lao động của con người Trong số đó: địa hình, đất đai, khí hậu, nguồn nước, sinh vật, khoáng sản là những điều kiện tự nhiên và TNTN cơ bản nhất Tuy nhiên chỉ khi được con người khai thác và sử dụng một cách hợp lí và hiệu quả thì TNTN mới thực sự trở thành sức mạnh kinh tế Không chỉ vậy TNTN còn là một nguồn lực quan trọng trong việc tạo ra các sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao, mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn, cũng như tạo ra sức hấp dẫn lớn trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Tuy nhiên, hiện nay trong phát triển KT - XH, đặc biệt là trong xu thế nền thương mại toàn cầu hiện nay TNTN là điều kiện cần nhưng chưa đủ, TNTN chỉ là

cơ sở ban đầu chứ không còn là điều kiện quan trọng nhất trong việc hình thành và phát triển các ngành KT Thực tế có những nước vẫn hình thành các ngành KT và các trung tâm KT mạnh trên cơ sở nhập khẩu nguyên liệu TNTN được là tài sản của mỗi quốc gia, được xem là nhân tố không thể thiếu trong quá trình SX Tuy nhiên TNTN có giới hạn, do đó cần phải bảo vệ TNTN và MT sinh thái để đảm bảo

sự phát triển bền vững.[14],[22]

1.2.3.3 Điều kiện kinh tế - xã hội

a Dân cư và nguồn lao động

Trong phát triển KT, dân cư vừa là lực lượng sản xuất trực tiếp tạo ra sản phẩm, tạo ra sự tăng trưởng cho các ngành KT; lại vừa là thị trường tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ, tham gia tạo cầu cho nền KT Thường thì dân số đông sẽ có nguồn lao động dồi dào, có cơ cấu dân số trẻ và có khả năng lao động tốt hơn Mặt khác trình độ nguồn lao động sẽ quyết định việc lựa chọn phát triển các ngành đòi hỏi trình độ KHKT, công nghệ cao Đặc điểm phân bố dân cư ảnh hưởng đến việc phân

bố các ngành KT, đặc biệt là các ngành cần nhiều lao động kỹ thuật, cũng như góp phần hình thành cơ cấu KT theo lãnh thổ Quy mô, cơ cấu trình độ và sự phân bố dân cư sẽ có tác động đến cơ cấu ngành và quy mô SX của các ngành hàng khác nhau Mặt khác, dân cư lao động cũng là một lợi thế để thu hút đầu tư nước ngoài

b Khoa học và công nghệ

Khoa học và công nghệ đang trở thành lực lượng SX trực tiếp trong nền KT hiện nay Những thành tựu khoa học được ứng dụng đã thúc đẩy việc mở rộng khả năng phát hiện, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; tạo ra các sản phẩm

có chất lượng cao, số lượng lớn và giá thành thấp, có tính cạnh tranh trên thị trường; đồng thời làm cho phân công lao động trở nên sâu sắc hơn, phân chia thành nhiều ngành nhỏ, kéo theo sự xuất hiện nhiều ngành, lĩnh vực mới; góp phần giảm chi phí

SX, tiết kiệm các nguồn TNTN, tránh ô nhiễm MT Đồng thời làm thay đổi cơ cấu,

Trang 23

vị trí giữa các ngành, thúc đẩy tăng trưởng KT và chuyển dịch nền KT từ chiều rộng sang chiều sâu Góp phần tăng tính cạnh tranh của hàng hóa, tạo ra sự ổn định trong phát triển kinh tế

c Vốn đầu tư và thị trường

Vốn đầu tư: Trong quá trình SXKD, vốn đầu tư là yếu tố đầu vào không thể

thiếu Vốn đầu tư có vai trò thúc đẩy tốc độ phát triển, chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu KT theo hướng CNH - HĐH, góp phần giải quyết sự mất cân đối giữa các vùng lãnh thổ

Vốn đầu tư bao gồm vốn trong nước và vốn nước ngoài Đối với những nước nghèo và đang phát triển, nguồn vốn trong nước có vai trò quyết định chính trong phát triển KT, trong đầu tư, xây dựng, hình thành các ngành KT; tạo điểu kiện tiếp thu kĩ thuật, công nghệ tiên tiến của nước ngoài phục vụ SX Đối với nguồn vốn từ nước ngoài (như vốn FDI, ODA…) có vai trò thúc đẩy đầu tư cho phát triển, nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, thúc đẩy phát triển KT Hiện nay nước ta đang đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, CNH – HĐH đất nước nên nhu cầu về vốn

là rất lớn Việc phân bố và sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả sẽ có tác động rất lớn trong thúc đẩy tăng trưởng, tạo nhiều việc làm, đồng thời tăng tích lũy vốn cho nền KT

Thị trường: Trong quá trình SXKD, thị trường là cầu nối giữa SX và tiêu

dùng, là nhân tố đảm bảo khâu tiêu dùng, xuất nhập, giá cả, đồng thời tạo ra nhu cầu mới, giúp cho quá trình tái SX diễn ra không ngừng Ngày nay trong xu thế toàn cầu hóa, thị trường cùng với các yếu tố khác, có ý nghĩa quyết định đối với quy mô, cơ cấu loại hình hàng hóa SX của các quốc gia, khu vực trên thế giới Thị trường có vai trò dẫn dắt, định hướng và điều tiết SX cho các ngành, lĩnh vực trong nền KT Trong SXKD, thị trường được xem xét ở hai khía cạnh: (1) Thị trường cung cấp nguồn nguyên liệu, nhiên liệu, vật tư phục vụ SX, và (2) Thị trường tiêu thụ sản phẩm Thực tiễn đã minh chứng: Nước nào có quan hệ KT rộng, hàng hóa phong phú, thị trường tiêu thụ rộng lớn thì quy mô SX được mở rộng, tạo được nhiều công

ăn việc làm cho người dân, tăng giá trị lợi nhuận, thông qua đó các giá trị văn hóa tinh thần của quốc gia này cũng có điều kiện phổ biến ra thế giới

d Kết cấu hạ tầng

“Kết cấu hạ tầng là tổng hợp các công trình vật chất kĩ thuật có chức năng phục vụ trực tiếp cho sản xuất và đời sống của nhân dân, được bố trí trên một phạm

vi lãnh thổ nhất định”.[14] Hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ, hiện đại sẽ

thúc đẩy nền KT tăng trưởng nhanh, ổn định và bền vững, nâng cao năng suất, hiệu quả của nền KT, đồng thời giải quyết các vấn đề xã hội Ngược lại sẽ là một trở lực lớn đối với sự phát triển nếu kết cấu hạ tầng kém phát triển Thực tế hiện nay cho thấy ở nhiều nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, việc kết cấu hạ tầng yếu và thiếu đã gây cản trở trong luân chuyển nguồn lực, khó thu hút đầu tư và ảnh hưởng

Trang 24

trực tiếp đến tăng trưởng KT Do đó việc cải thiện các dịch vụ hạ tầng để thích ứngvới quá trình phát triển và hội nhập KT hiện nay, trở nên cấp bách hơn bao giờ hết Phát triển hạ tầng là một trong những động lực chính thúc đẩy tăng trưởng KT, đặc biệt là hạ tầng giao thông, điện, nước, vệ sinh, xử lý rác thải rắn… Chúng là

những điều kiện cơ bản mang lại lợi ích kinh tế và xã hội cho người dân

e Đường lới chính sách, ổn định chính trị

Trong phát triển KT-XH thì đường lối, chính sách đóng vai trò vừa là một yếu tố độc lập tương đối, vừa là một yếu tố tác động đến các yếu tố khác Chính sách có vai trò giải phóng và thúc đẩy sự phát triển của lực lượng SX, đồng thời tác động đến việc khai thác và phát huy có hiệu quả các nguồn lực của đất nước Các chính sách, chiến lược, hay quy hoạch phát triển KT-XH là định hướng cho sự phát triển của các ngành, lĩnh vực và vùng lãnh thổ

Một quốc gia, lãnh thổ có đường lối, chính sách đúng đắn, chính trị ổn định, đường lối đối ngoại rõ ràng, rộng mở sẽ huy động được nhiều nguồn lực và thúc đẩy phát triển KT đất nước Nước ta đã có những thành công về đường lối chính

sách phát triển KT và hiện nay đang đẩy mạnh quá trình CNH – HĐH,“hướng tới

thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ” và đến năm 2045 trở thành một quốc

gia phát triển.[14],[15],[22]

1.2.4 Một số hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế áp dụng cho cấp huyện

1.2.4.1 Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

- Hộ gia đình: Là hình thức sản xuất nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của

từng gia đình Đây là hình thức sản xuất có qui mô (đất đai) nhỏ, vốn ít, kinh nghiệm sản xuất truyền thống Sử dụng lao động trong gia đình là chủ yếu

- Trang trại: Là hình thức sản xuất hàng hóa theo yêu cầu của thị trường

Qui mô đất đai và vốn đầu tư lớn Đặc điểm nổi bật của trang trại là cách thức tổ chức sản xuất và quản lí tiến bộ dựa trên chuyên môn hóa và thâm canh Sử dụng lao động làm thuê

- Hợp tác xã nông nghiệp: Là hình thức sản xuất được hình thành do người

nông dân tự nguyện lập ra Nguồn vốn do người nông dân góp cổ phần hoặc huy động từ các nguồn vốn khác Các hợp tác xã kinh tế – kĩ thuật là loại hình hoạt động phù hợp nhất của hợp tác xã nông nghiệp

- Vùng chuyên canh: Là vùng phát triển tập trung một hoặc vài loài cây trồng

Mỗi vùng chuyên canh gắn với nguồn tài nguyên thiên nhiên nhất định như đất, khí hậu , Vùng chuyên canh cho phép sản xuất ra một khối lượng hàng hóa nông sản tập trung; tạo điều kiện cho các tiến bộ KHCN được ứng dụng rộng rãi; máy móc vật tư được sử dụng tập trung nên phát huy hiệu quả cao; Đội ngũ lao động được chuyên hóa và có điều kiện để nâng cao trình độ tay nghề Tuy nhiên, vùng chuyên canh cũng có nhiều thách thức mới: Sâu bệnh gây hại nhiều hơn, tập trung hơn Các tác động của thiên tai, của các điều kiện bên ngoài không thuận lợi

Trang 25

thường mang lại những hậu quả to lớn, sâu sắc.[22]

Trong đề tài của mình, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu, phân tích ngành nông nghiệp theo nghĩa hẹp

1.2.4.2 Một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp

- Hợp tác xã công nghiệp: Là tổ chức kinh tế mang tính tự chủ, do những

người lao động có chung nhu cầu lợi ích, tự nguyện góp vốn, góp sức, lập ra theo quy định của pháp luật hiện hành, nhằm sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ công nghiệp

- Doanh nghiệp tư nhân: Do một cá nhân làm chủ, ho tự chịu trách nhiệm về

mọi hoạt động của doanh nghiệp, bằng toàn bộ tài sản của mình Trong hình thức sản xuất này không có sự góp vốn giống như ở các công ty nhiều chủ sở hữu, mà nguồn vốn của DN chủ yếu xuất phát từ tài sản của một cá nhân duy nhất

- Công ty TNHH: Theo luật doanh nghiệp 2020, quy định tại khoản 7 Điều 4

thì Công ty trách nhiệm hữu hạn gồm hai loại hình là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên Những người góp vốn có thể là cá nhân hoặc tổ chức Người góp vốn được gọi là thành viên góp vốn, họ sở hữu một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của Công ty

- Công ty cổ phần: Theo Luật Doanh nghiệp 2020, quy định tại khoản 1,

Điều 111 thì công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp mà trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; còn cổ đông là các cá nhân hoặc tổ chức sở hữu cổ phần Theo quy định không hạn chế số lượng cổ đông, song tối thiểu phải có 03 cổ đông; Các cổ đông nhận cổ tức, vốn là lợi nhuận từ việc sở hữu cổ phần của họ; Các công ty cổ phần thông qua việc phát hành cổ phiếu để huy động vốn

- Điểm công nghiệp: là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp đơn giản

nhất, trên đó có một vài xí nghiệp phân bố ở gần nguồn nguyên liệu, nhiên liệu để khai thác hay sơ chế nguyên liệu; hoặc ở những điểm dân cư nằm trong vùng nguyên liệu nông lâm, thủy sản đồng nhất với một điểm dân cư

- Cụm công nghiệp: Là nơi sản xuất, hoặc cung cấp các dịch vụ cho sản xuất

công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; cụm công nghiệp được xác định bởi ranh giới địa lý, không có dân cư sinh sống, được đầu tư xây dựng tương đối đồng bộ để thu hút, di dời các hợp tác xã, tổ hợp tác, các doanh nghiệp nhỏ và vừa vào sản xuất kinh doanh

- Khu công nghiệp: Là khu vực có ranh giới địa lí xác định, không có dân cư

sinh sống Các khu công nghiệp thường có điều kiện tự nhiên, xã hội thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, trong đó, trong đó chủ yếu tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và cung cấp các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp.[22]

1.2.4.3 Một số hình thức tổ chức lãnh thổ Dịch vụ

- Chợ truyền thống: Là một loại hình kinh doanh dựa trên những hoạt động

Trang 26

thương mại mang tính truyền thống, Hoạt động của chợ diễn ra tại một điểm theo quy hoạch, nhằm đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa- dịch vụ và nhu cầu

tiêu dùng của khu vực dân cư

- Siêu thị: Hình thức là cửa hàng tự phục vụ, siêu thị cung cấp nhiều loại đồ

uống, thực phẩm và sản phẩm gia dụng, các sản phẩm được sắp xếp thành các khu

Loại cửa hàng này lớn hơn và có nhiều lựa chọn hơn so với cửa hàng tạp hóa

- Điểm du lịch: Những nơi có tài nguyên du lịch (tự nhiên, văn hóa) được

đầu tư, khai thác phục vụ khách du lịch được gọi là điểm du lịch Tài nguyên du lịch

là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa, đây là cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách

du lịch

- Khu du lịch: Những khu vực có ưu thế về tài nguyên du lịch, được quy

hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch được gọi

là khu du lịch Khu du lịch được phân thành: Khu du lịch cấp tỉnh và khu du lịch quốc gia

- Tuyến du lịch: Tuyến du lịch là một lộ trình liên kết các khu, điểm du lịch,

các cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường

sắt, đường thuỷ, đường hàng không

1.2.4.4 Tiểu vùng kinh tế

Tiểu vùng kinh tế là những hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế tồn tại phổ biến ở Thanh Hóa nói chung và huyện Như Thanh nói riêng Việc nghiên cứu kĩ những hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế này có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của địa phương và của vùng

Việc phân tích, đánh giá các hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế của huyện Như Thanh chủ yếu là định tính Trong đề tài này tác giả không đi sâu phân tích các vấn đề thuộc về nghiên cứu chiến lược hoặc quy hoạch phát triển Tuy nhiên trong

đề tài này tác giả vẫn đặt các hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế trong mối quan hệ với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương

1.2.5 Các tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế vận dụng cho cấp huyện

1.2.5.1 Căn cứ đề xuất tiêu chí

- Theo quan điểm và bản chất phát triển KT-XH lãnh thổ trên thế giới

và Việt Nam hiện nay

- Theo bộ chỉ số thống kê cấp tỉnh, huyện, xã của Việt Nam năm 2016 [8] và của Ngân hàng thế giới (WB) năm 2018.[12],[13],[15]

- Điều kiện thực tế của Như Thanh Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Như Thanh có khát vọng phát triển rất mạnh mẽ, phấn đấu đến năm 2025, huyện Như Thanh trở thành huyện nông thôn mới Và đã có quy hoạch vùng huyện Như Thanh đến năm 2045: Huyện Như Thanh trở thành thị xã du lịch của tỉnh: Là vùng xanh, sạch, mát; Là vùng có môi trường sống tốt; Là điểm đến du lịch hàng đầu trong

Trang 27

tỉnh, hướng tới mang tầm Quốc gia Trong khi hiện nay Như Thanh tuy có nhiều tiềm năng phát triển, nhưng điểm xuất phát thấp, cơ sở hạ tầng còn nghèo, chưa đạt chuẩn huyện nông thôn mới

1.2.5.2 Yêu cầu của bộ tiêu chí

Bộ tiêu chí đánh giá trình độ phát triển KT-XH huyện phải đáp ứng các yêu cầu sau: (1) Công tác quản lý, điều hành phát triển KT-XH của cấp ủy, chính quyền cấp huyện; (2) Phù hợp với nội dung CNH, HĐH và xu thế phát triển của cả nước, nên phải kế thừa tối đa các tiêu chí phát triển KT-XH của cả nước và cấp tỉnh;(3) Phản ánh được xu hướng thay đổi mô hình và phương thức phát triển KT-XH trong những điều kiện phát triển mới của đất nước và từng lãnh thổ; (4) Bộ chỉ tiêu phát triển KT-XH cấp huyện phải có tính động; (5) Phải bảo đảm khả năng ứng dụng trong thực tế quản lý của tất cả các huyện và cho phép so sánh được hiện trạng phát triển giữa các huyện tại cùng thời điểm, so sánh hiện trạng của một huyện tại những thời điểm khác nhau.[8],[[13]

1.2.5.3 Lựa chọn tiêu chí đánh giá hiện trạng phát triển KT-XH huyện Như Thanh

Trong nghiên cứu này tác giả lựa chọn 13 tiêu chí cứng và một số tiêu chí mềm Trong đó các tiêu chí cứng là bắt buộc Các tiêu chí mềm là có tính chất tham khảo, bổ sung và có thể thay thế cho tiêu chí cứng trong điều kiện không thể thu

thập được tiêu chí cứng

Các tiêu chí cứng bao gồm 13 tiêu chí chính và chia làm 3 nhóm:

- Nhóm tiêu chí về kinh tế gồm: Tốc độ tăng trưởng GTSX trung bình trong từng 5 năm (%); GTSX bình quân đầu người; Tỷ trọng ngành NN so với tổng giá trị tăng thêm (VA) trên địa bàn huyện; Tỷ lệ đô thị hóa; Tỷ lệ xã đạt tiêu chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu; Tỷ trọng lao động đang làm việc trong ngành NN so với tổng lao động đang làm việc trên địa bàn huyện

- Nhóm tiêu chí về xã hội gồm: Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo (có chứng chỉ, bằng cấp); Chỉ số phát triển con người (HDI); Tỷ lệ hộ nghèo; Số bác sĩ chuyên khoa I và II trên 1 vạn dân

- Nhóm tiêu chí về môi trường gồm: Tỷ lệ diện tích đất LN có rừng so với tổng diện tích đất LN của huyện; Tỷ lệ dân số được sử dụng nước hợp vệ sinh Tỷ trọng chất thải (trong công nghiệp, sinh hoạt, y tế,) được xử lý, tái chế (%)

Các tiêu chí mềm: Tùy theo khả năng, điều kiện của huyện, ở từng giai đoạn

có thể tổ chức điều tra, khảo sát, thu thập thông tin để tính toán bổ sung thêm các tiêu chí như: Tỷ trọng ngành CN chế tác trong cơ cấu GTSX; Số thuê bao Internet/dân số; Hệ số bất bình đẳng về thu nhập (GINI); Tỷ lệ chất thải (rắn, lỏng, khí, sinh hoạt, công nghiệp, y tế) được xử lý; Tỷ lệ chất thải rắn thông thường được

xử lý đạt tiêu chuẩn; Tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý đạt tiêu chuẩn; Tỷ lệ chất thải y tế được xử lý đạt tiêu chuẩn.[8],[[12],[13]

Trang 28

1.2.5.4 Giá trị cần đạt của từng tiêu chí cứng vào năm 2030

Trong nghiên cứu này tác giả xây dựng mức chuẩn của huyện Như Thanh bằng mức chuẩn của tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030 đã được đã xây dựng và có điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm của huyện vùng bán sơn địa Cụ thể nếu đạt được mức chuẩn dưới đây thì mỗi tiêu chí đạt điểm tối đa là 10 điểm (chưa nhân trọng

số).[8],[[12],[13]

1- Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình trong 5 năm từ 18%/năm

2- GTSX bình quân/người theo tỷ giá hối đoái: ≥ 8.000 USD

3- Tỷ trọng giá trị tăng thêm của N–L-TS trong tổng giá trị tăng thêm được tạo ra trên địa bàn huyện:≤ 10%

4- Tỷ lệ đô thị hóa: ≥ 40%

5- Tỷ lệ xã đạt tiêu chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu: 100%

6- Tỷ trọng lao động đang làm việc trong ngành N–L–TS:≤ 30%

7- Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo đạt: ≥ 70,0%

8- Chỉ số phát triển con người (HDI): ≥ 0,800

9- Tỷ lệ hộ nghèo:≤ 1,0%

10- Số bác sĩ chuyên khoa I v à II trên 1 vạn dân từ 10 người trở lên

11- Tỷ lệ đất LN có rừng khép tán đạt 100% diện tích đất lâm nghiệp

10 x 2) + (1 x 10 x 3) = 200 Trong đó, tổng điểm của các chỉ số kinh tế là 120, của các chỉ số xã hội là 50 và của các chỉ số về môi trường là 30 Như vậy đảm bảo sự hài hòa giữa kinh tế với xã hội và môi trường

- Phương pháp đánh giá Đối với các tiêu chí 1, 2, 4, 5, 7, 8, 10, 11, 12 và 13

được tính toán theo tỷ lệ phần trăm (%) trong bộ tiêu chí cơ bản phát triển KT-XH của huyện đến năm 2030 Việc tính điểm của từng tiêu chí căn cứ vào kết quả đạt được thực tế của tiêu chí tại thời điểm đó so với giá trị cần đạt của tiêu chí Công thức tính điểm của các tiêu chí này như sau: Kết quả thực hiện tiêu chí thứ i của

huyện x 100 x trọng số (1, 2 hoặc 3) rồi quy về thang điểm 10

Riêng các tiêu chí 3, 6 và 9 có tương quan nghịch với kết quả thực hiện, nên được áp dụng các cánh tính như sau:

+ Số điểm của tiêu chí 3 (tỷ trọng giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp so với tổng giá trị tăng thêm dưới 10%) được tính theo công thức: [100 – (VA nông

Trang 29

nghiệp/VA toàn huyện N) x 100 ] x 100/90 x 2 (trọng số là 2) Sau đó quy về thang điểm 10

+ Số điểm của tiêu chí 6 (tỷ lệ lao động đang làm việc trong ngành nông nghiệp so với tổng số lao động đang làm việc trên địa bàn huyện dưới 30%) được tính theo công thức: [100 – (Lao động NN/Tổng số lao động) x 100] x 100/70 Sau

đó quy về thang điểm 10

+ Số điểm của tiêu chí 9 (tỷ lệ hộ nghèo dưới 1%) được tính theo công thức: (100 - Tỷ lệ hộ nghèo) x 100/99 Sau đó quy về thang điểm 10.[8],[[12],[13]

1.3 Cơ sở thực tiễn

1.3.1 Tổng quan về phát triển kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ

1.3.1.1 Khái quát về phát triển kinh tế

Bắc Trung Bộ gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, trải dài từ 16o15’B đến 20o40’B Vùng có diện tích 51.461,1 km2, và dân số 10.913.210 người, chiếm 15,5% diện tích và 11,3% dân số

cả nước (năm 2019) Địa hình của vùng với trên 60% diện tích là đồi núi nên tương đối phức tạp Lãnh thổ các tỉnh từ Tây sang Đông đều có các dạng địa hình núi, trung du, đồng bằng ven biển và hải đảo Đất đai chủ yếu là đất cát pha nghèo dinh dưỡng Trên hệ thống Sông Mã, sông Cả ở vùng thượng lưu có tiềm năng về thủy điện, vùng hạ lưu có tiềm năng về giao thông, các sông đều có giá trị to lớn về thủy lợi Bắc Trung bộ chịu tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với chế độ nhiệt

ẩm dồi dào, có sự phân hóa theo chiều Bắc - Nam, Tây - Đông và theo độ cao; vào mùa hè gió phơn Tây Nam thổi mạnh, gây ra hiện tượng thời tiết nóng, khô ở khu vực dãy Trường Sơn Bắc Rừng có diện tích tương đối lớn, tập trung chủ yếu ở phía Tây, dọc biên giới Việt - Lào Khoáng sản là một tài nguyên quan trọng của vùng,

có giá trị lớn đối với SX công nghiệp, tiêu biểu là sắt Thạch Khê, crôm Cổ Định, thiếc Quỳ Hợp, đá vôi Thanh Hóa… Bắc Trung Bộ cũng là vùng giàu tiềm năng du lịch và phát triển kinh tế biển Đó là những điều kiện thuận lợi để vùng phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, nhất là kinh tế biển, và phát triển đồng bộ cả 3 lĩnh vực: Công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ; gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững chủ quyền, biển đảo của Tổ quốc

Đặc biệt, đây là vùng đất có truyền thống lịch sử đấu tranh cách mạng kiên cường, rất anh hùng, vẻ vang, nơi sản sinh ra biết bao các anh hùng, hào kiệt, đã làm rạng danh lịch sử nước nhà; và đây cũng là vùng đất có nền văn hoá lâu đời, nơi kết tinh nhiều giá trị tinh hoa, đậm đà bản sắc dân tộc với nhiều danh lam, thắng cảnh, di sản văn hoá, di tích lịch sử nổi tiếng: Người dân nơi đây có nhiều đức tính quý báu: Cần cù, chịu thương, chịu khó; tự lực, tự cường, năng động, sáng tạo, kiên cường, bất khuất vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, bất trắc trong cuộc sống do thiên tai, địch hoạ gây ra

Sau hơn 35 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo toàn vùng đã đạt được nhiều kết quả, thành tựu rất quan trọng, khá toàn diện, cả

Trang 30

về phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, cũng như bảo đảm quốc phòng, an ninh Nhiều điểm nghẽn đối với sự phát triển của vùng đã từng bước được khơi thông; các tiềm năng nổi trội, lợi thế của vùng và từng địa phương trong vùng, nhất là về kinh tế biển, từng bước được phát huy Diện mạo toàn vùng đã có nhiều thay đổi tích cực, và vùng đang dần trở thành một khu vực phát triển khá năng động, một đầu cầu quan trọng của cả nước trong hợp tác và hội nhập quốc tế; một số địa phương trong vùng đã vươn lên mạnh mẽ, từng bước trở thành các cực tăng trưởng, hướng tới là trung tâm của vùng và các tiểu vùng Khoảng cách phát triển của vùng

so với mức trung bình của cả nước đang từng bước được thu hẹp Văn hoá, xã hội

có bước phát triển; nhiều giá trị di sản văn hoá được bảo tồn và phát huy Khoa học

và công nghệ, đổi mới sáng tạo được quan tâm phát triển với một số ứng dụng trong thực tế Chất lượng khoa học - công nghệ và giáo dục - đào tạo có bước chuyển biến

rõ rệt Y tế có nhiều tiến bộ, thể hiện ở trình độ, chất lượng dịch vụ y tế và chăm sóc sức khoẻ nhân dân ngày càng tốt hơn Công tác dân tộc, tôn giáo đạt nhiều kết quả Công tác an sinh xã hội được bảo đảm, tỉ lệ hộ nghèo giảm khá nhanh Đời sống vật chất, tinh thần; thu nhập và mức sống của nhân dân trong vùng, nhất là đồng bào các dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn được nâng lên rõ rệt Quốc phòng, an ninh được đảm bảo, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh

tế - xã hội gắn với bảo vệ vững chắc biên giới, vùng trời, vùng biển của Tổ quốc Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh có nhiều chuyển biến tích cực; sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc ngày càng được củng

cố vững chắc

Tuy nhiên, Bắc Trung Bộ hiện nay vẫn là vùng có nhiều chỉ số KT-XH thấp hơn mức trung bình của cả nước Tiềm năng, lợi thế của vùng, đặc biệt là lợi thế về kinh tế biển, chưa được khai thác hợp lý, phát huy hiệu quả và chưa trở thành nguồn nội lực quan trọng cho phát triển của vùng Mặt khác bức tranh KT-XH của vùng mới chỉ là phép cộng cơ học của các địa phương, mà chưa mang tính tổng thể dấu

ấn của toàn vùng Vùng miền núi phía Tây vẫn là khu vực khó khăn Phát triển văn hoá, xã hội chưa đáp ứng kịp yêu cầu trong tình hình mới

1.3.1.2 Quy mô và tốc độ tăng trưởng

Kinh tế của Bắc Trung Bộ những năm gần đây tăng trưởng khá nhanh cả về mặt số lượng và chất lượng

Quy mô GRDP toàn vùng có sự tăng trưởng khá nhanh, từ 149.462 tỉ đồng (giá thực tế) năm 2010 đã tăng lên 599.587 tỉ đồng năm 2021; đóng góp 7,06% GDP cả nước

Trang 31

Biểu đồ 1.1: Quy mô và tốc độ tăng trưởng GRDP Bắc Trung Bộ

giai đoạn 2010 – 2021

(Nguồn: [26])

Tốc độ tăng trưởng GRDP của vùng đạt mức khá cao, trung bình 12,7

%/năm Trong đó, mức tăng trung bình của N–L–NN là 1,92 %, của CN–XD là 21,87 %, và của DV là 7,71 % Tuy nhiên ở từng giai đoạn, tốc độ tăng có khác nhau Nếu như giai đoạn 2000 – 2009, tốc độ tăng trưởng chỉ đạt ở mức một con số, thì giai đoạn từ 2010 đến nay, tốc độ tăng trưởng luôn ở mức hai con số (riêng năm

2020 do ảnh hưởng của đại dịch covid-19 nên tăng trưởng GRDP của vùng đạt thấp) Mặc dù vậy, so với một số vùng KT khác, quy mô nền KT của vùng vẫn còn khá khiêm tốn so với cả nước

Nhờ tốc độ tăng trưởng KT khá và tốc độ tăng dân số tương đối ổn định, nên GRDP bình quân đầu người trong toàn vùng không ngừng tăng lên, từ 20,2 triệu đồng năm 2010 đã tăng lên 54,8 triệu đồng năm 2021 Tuy nhiên, so với GDP bình quân đầu người cả nước vẫn còn thấp (chỉ bằng 63,7%) Và thực tế cho tới nay Bắc Trung Bộ vẫn là vùng trũng trong bản đồ phát triển KT-XH của cả nước.[24]

1.3.1.3 Cơ cấu kinh tế

a Cơ cấu kinh tế theo ngành:

Cơ cấu KT vùng Bắc Trung Bộ đang có sự chuyển dịch theo hướng CNH, giảm tỉ trọng các ngành N-L-NN, tăng tỉ trọng các ngành CN-XD và DV Từ năm

2010 đến năm 2021 có thể chia thành 2 giai đoạn:

- Giai đoạn 2010-2019: Tỉ trọng N–L–NN giảm tương đối nhanh, từ 19% năm 2010 xuống còn 15,6% năm 2019 Tỉ trọng ngành CN–XD có nhiều biến động,

từ 36,5% năm 2010 giảm xuống còn 34,4% năm 2019 và khu vực DV (bao gồm cả thuế sản phẩm) tăng mạnh từ 44,5 % lên 50,0 %

Trang 32

- Giai đoạn 2020-2021 do tác động tiêu cực của đại dịch covid-19, sản xuất công nghiệp và lĩnh vực dịch vụ bị tác động nặng nề, nên tỉ trọng các ngành này trong cơ cấu GDP có xu hướng giảm Trong bối cảnh đó ngành nông nghiệp đóng vai trò là trụ đỡ của nền kinh tế nên tỉ trọng N-L-NN có xu hướng tăng lên.[24]

Biểu đồ 1.2: Chuyển dịch cơ cấu KT vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2010 – 2021

(Nguồn:[28])

Nhìn một cách tổng thể, vùng Bắc Trung Bộ có tốc độ phát triển KT và chuyển dịch cơ cấu KT theo ngành còn chậm và khá khiêm tố so với cả nước Mặc

dù vậy, sự chuyển dịch này là đúng hướng, phù hợp với xu thế chung của cả nước, với lợi thế của từng ngành, với quá trình cơ cấu lại SX và sản phẩm của vùng

b Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ

Lãnh thổ Bắc Trung Bộ kéo dài từ dãy Tam Điệp (phía Bắc) đến dãy Bạch

Mã (phía Nam), mỗi tiểu vùng, mỗi tỉnh đều có những thế mạnh khác nhau Hiện nay Bắc Trung Bộ đã và đang tích cực khai thác lợi thế của từng tiểu vùng, từng tỉnh trong phát triển KT-XH Dãy núi Hoành Sơn được xem là ranh giới tự nhiên phân chia khu vực Bắc Trung Bộ thành hai tiểu vùng bắc và nam Hiện nay xét theo tiểu vùng các tỉnh bắc Hoành Sơn chiếm hơn 70% GRDP của vùng Xét theo từng tỉnh, các tỉnh có nhiều điều kiện thuận, có tiềm lực kinh tế, có quy mô GRDP chiếm

tỉ trọng cao là: Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế và gần đây có Hà Tĩnh Trong khi đó các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị có quy mô GRDP chiếm tỉ trọng nhỏ

do không có nhiều điều kiện thuận lợi, hoặc chưa phát huy hết tiềm năng thế mạnh của địa phương.[24]

Trang 33

c Cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế

Cùng với xu hướng chung của cả nước, cơ cấu KT theo thành phần KT của vùng Bắc Trung Bộ hiện nay cũng đang có sự chuyển dịch, tuy nhiên, sự chuyển dịch này chưa thực sự rõ nét Mặc dù các thành phần KT trong vùng đều đạt tốc độ tăng trưởng cao, song khu vực KT trong nước vẫn chiếm tỉ trọng chủ yếu, khu vực

KT có vốn đầu tư nước ngoài còn khá khiêm tốn Khu vực KT nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo trong toàn bộ nền KT của vùng, mặc dù có giảm về tỉ trọng Hầu hết các ngành, các lĩnh vực KT chủ đạo trong vùng vẫn do nhà nước quản lí Trong khi đó khu vực KT ngoài nhà nước đáng chú ý là khu vực KT tư nhân và KT có vốn đầu tư nước ngoài đang đóng góp ngày càng lớn vào quy mô GRDP của vùng, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống cho nhân dân trong vùng Năm 2021 kinh

tế ngoài nhà nước đóng góp gần 70% GRDP toàn vùng, tạo việc làm cho 423 vạn lao động với thu nhập bình quân 83,4 triệu đồng/người/năm.[24]

1.3.1.4 Các ngành kinh tế

a Ngành nông – lâm – ngư nghiệp

N-L-NN là khu vực KT có vai trò quan trọng trong cơ cấu KT của vùng GTSX của ngành năm 2010 đạt 17.359,3 tỉ đồng, đến năm 2021 đã tăng lên 106.326,1 tỉ đồng, chiếm 18,4 % trong cơ cấu GRDP toàn vùng Điều đáng nói là trong cơ cấu nội bộ ngành NN cũng có sự chuyển dịch khá rõ nét: Tỉ trọng ngành trồng trọt có xu hướng giảm từ 60,6% năm 2010 xuống còn 49,4 % năm 2021 Ngược lại tỉ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ NN tăng tăng tương ứng là 36,4% - 45,5 % và 3,0% - 5,1 % Đánh giá chung SX nông nghiệp Bắc Trung Bộ đã phát huy được vai trò trụ đỡ của nền kinh tế trong bối cảnh các ngành kinh tế khác chịu tác động nặng nề của đại dịch covid-19; cơ cấu kinh tế NN đã chuyển dịch theo hướng khai thác lợi thế KT biển; nhiều mặt hàng N–L-NN đã phát huy hiệu quả KT cao, đóng góp tích cực vào tăng trưởng KT chung của vùng

b Ngành công nghiệp – xây dựng

Công nghiệp của Bắc Trung Bộ đã có những bước phát triển mạnh mẽ GTSX CN – XD toàn vùng năm 2021 đạt 388.503 tỉ đồng (theo giá thực tế), tăng gấp 4,2 lần so với năm 2010 và chiếm 8,1 % cả nước Trong đó riêng Thanh Hóa chiếm 43,0% GTSX, đứng đầu toàn vùng Tính đến hết năm 2021 toàn vùng có 40 khu CN, 6 khu kinh tế ven biển và 4 khu kinh tế cửa khẩu; có 356 dự án FDI với tổng số vốn lên tới 37.060 triệu USD, bằng 9,1 % tổng số vốn của 34.527 dự án FDI trong cả nước Nhiều tập đoàn KT lớn của nước ngoài đã đầu tư vào Bắc Trung Bộ như: Hồng Hà (Trung Quốc), Posco (Hàn Quốc), Formosa (Đài Loan), Idemitsu Kosan (Nhật Bản) [24]

Trang 34

c Ngành dịch vụ

Ngành DV đang trên đà phát triển Năm 2021 ngành DV (bao gồm cả thuế sản phẩm) đóng góp tới 46,7 % GRDP Các ngành DV chủ yếu nhất hiện nay của vùng là: Giao thông vận tải, thông tin liên lạc, thương mại và du lịch Trong đó tiêu biểu nhất là ngành du lịch với tốc độ phát triển rất nhanh Lượng khách du lịch đến vùng từ 8,3 triệu năm 2010, đã đạt con số kỉ lục 31,87 triệu năm 2019 (trước khi chịu tác động của đại dịch covid-19), chiếm 30,9 % tổng lượng khách du lịch của cả nước, riêng khách quốc tế đạt 3,02 triệu, chiếm 9,5% tổng lượt khách của vùng Tính chung giai đoạn 2010 – 2019, lượng khách quốc tế tăng 4,3 lần, khách nội địa tăng 3,8 lần, số lượng cơ sở lưu trú và phòng nghỉ tăng 4,0 lần Nhờ đó doanh thu

du lịch của vùng ngày càng tăng lên, đạt 41.222 tỉ đồng năm 2019, chiếm 5,7% doanh thu du lịch cả nước Ngành thương mại mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng đã có những thay đổi lớn về cán cân, thị trường và các mặt hàng xuất nhập khẩu Nổi bật nhất là giá trị xuất khẩu toàn vùng không ngừng tăng lên, năm 2021 đạt 10,92 tỉ USD, tuy nhiên so với giá trị xuất khẩu cả nước thì còn khá khiêm tốn, chỉ chiếm 3,24 % Những năm qua mạng lưới giao thông vận tải và thông tin liên lạc được quan tâm đầu tư ngày càng lớn Vùng có nhiều tuyến đường giao thông huyết mạch như Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh; nhiều cảng biển, cảng hàng không được đầu tư xây dựng và nâng cấp tiêu biểu như Cảng tổng hợp quốc tế Nghi Sơn (Thanh Hóa), Vũng Áng (Hà Tĩnh); Cảng hàng không quốc tế Vinh (Nghệ An), Thọ Xuân (Thanh Hóa), Phú Bài (Thừa Thiên Huế), Đồng Hới (Quảng Bình)… phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển KT - XH của vùng Đặc biệt dự án đường cao tốc phía Đông đoạn từ Cao Bồ (Nam Định) đến La Sơn (Thừa Thiên

Huế) đang được triển khai sẽ mở ra cơ hội phát triển mới cho vùng.[24]

1.3.2 Tổng quan về phát triển kinh tế tỉnh Thanh Hoá

1.3.2.1 Khái quát về phát triển kinh tế

Nằm ở cực Bắc của Bắc Trung Bộ Tỉnh Thanh Hóa là tỉnh có diện tích lớn thứ 5 cả nước và đứng thứ 3 cả nước về dân số Thanh Hóa có tổng diện tích 11.131,94 km2, chiếm 3,37% diện tích cả nước Tính đến ngày 1/4/2019 Thanh Hóa

có số dân 3.640.128 người, chiếm 3,78% dân số cả nước (đứng sau dân số TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội); mật độ dân số 327 người/ km2, gấp 1,12 lần mật độ dân số trung bình cả nước Tỉnh Thanh Hóa có 27 đơn vị hành chính cấp huyện, với 2 thành phố, 2 thị xã và 23 huyện; tỉnh lị là TP Thanh Hóa

Sau hơn 10 năm qua, thực hiện Nghị quyết Đại hội XI, XII, XIII của Đảng; các nghị quyết của Trung ương; Nghị quyết Đại hội XVII, XVIII, XIX của Đảng bộ tỉnh; Thanh Hoá đã tận dụng và phát huy tốt mọi tiềm năng, lợi thế cho phát triển, kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, đạt mức bình quân hơn 10%/năm, đứng đầu các

Trang 35

tỉnh Bắc Trung Bộ và thuộc nhóm các tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước Năm 2021, quy mô nền KT tăng 4,2 lần so với năm 2010, đóng góp 2,30% GDP cả nước; tổng sản phẩm bình quân đầu người (GRDP) đạt mức 2.508 USD, tăng 3,1 lần so với năm 2010; thu ngân sách tăng nhanh, năm 2021 đạt 36.500 tỉ đồng, đứng thứ 8 cả nước; từng bước trở thành một cực tăng trưởng mới của vùng Bắc Trung Bộ Cơ cấu KT chuyển dịch theo hướng CN và dịch vụ là chủ đạo, trong đó trụ cột của nền

KT là ngành công nghiệp với hạt nhân là Khu kinh tế Nghi Sơn, du lịch hướng tới trở thành ngành kinh tế mũi nhọn Thanh Hóa là một trong những tỉnh, thành phố có

số lượng xã, huyện đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu lớn nhất cả nước Thực hiện tốt công tác quy hoạch và phát triển đô thị Kết cấu hạ tầng KT-XH của tỉnh, nổi bật nhất là hạ tầng giao thông không ngừng được cải thiện, đặc biệt một số cơ sở hạ tầng quan trọng đã được hình thành như Cảng nước sâu Nghi Sơn, Cảng hàng không Thọ Xuân [1]

1.3.2.2 Quy mô và tốc độ tăng trưởng

Biểu đồ 1.3: Quy mô và tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh Thanh Hoá

giai đoạn 2010 – 2021

(Nguồn:[29])

Quy mô GRDP của tỉnh có sự tăng trưởng khá nhanh, từ 50.528 tỉ đồng năm

2010 (theo giá hiện hành) đã tăng lên 215.881 tỉ đồng năm 2021 Tốc độ tăng trưởng KT giai đoạn 2016–2021 đạt 10,9 %, cao hơn 1,2 lần giai đoạn 2011–2015 (đạt 8,9%) Năm 2010, tăng trưởng KT của Thanh Hóa ghi nhận dấu mốc lịch sử khi đạt 13,7%, cao gấp hơn 2 lần tăng trưởng GDP trung bình cả nước; đến năm

2019 tăng trưởng kinh tế GRDP của Thanh Hóa một lần nữa ghi dấu ấn kỉ lục khi tăng tới 17,15%, gấp 2,4 tăng trưởng GDP trung bình cả nước Đây cũng là mức tăng trưởng GRDP trên địa bàn cao nhất từ trước tới nay Tốc độ tăng trưởng KT

Trang 36

cao và ổn định đã kéo theo GRDP bình quân đầu người liên tục tăng qua các năm,

từ năm 2010–2021 GRDP bình quân đầu người tăng gấp 3,1 lần (từ 810 USD tăng lên 2.508 USD), bằng 67,9% GDP bình quân đầu người cả nước Hiện nay quy mô nền kinh tế GRDP của Thanh Hóa xếp thứ 8/63 tỉnh (thành phố) trong cả nước.[3],[23],[26]

1.3.2.3 Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

* Cơ cấu kinh tế theo ngành

Giai đoạn 2010–2021, cùng với sự phát triển chung của nền KT đất nước, cơ cấu ngành KT của Thanh Hóa cũng có sự chuyển dịch theo hướng CNH Tỉ trọng ngành N–L-TS đã giảm mạnh từ 24,2% năm 2010 xuống còn 10,9% năm 2019, nhưng tỉ trọng này lại tăng lên vào các năm 2020, 2021 là do tác động của đại dịch covid-19 các ngành KT khác chịu tác động nặng nề, thì NN trở tành trụ đỡ của nền

KT Trong khi đó tỉ trọng CN–XD từ 41,3 % lên 46,6%; DV và thuế sản phẩm có nhiều biến động phẩm nhưng cũng tăng từ 34,4% lên 37,3%

Biểu đồ 1.4: Cơ cấu GRDP phân theo ngành kinh tế của Thanh Hoá

giai đoạn 2010 – 2021

(Nguồn:[29])

* Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ

Thanh Hóa đang có sự chuyển dịch cơ cấu KT theo lãnh thổ của, thể hiện ở việc hình thành các vùng động lực tăng trưởng, các khu CN, khu KT, các vùng chuyên canh SX hàng hóa trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của từng vùng Cơ cấu

KT theo lãnh thổ của Thanh Hóa nhìn chung có sự tăng trưởng nhanh, từ chỗ tập trung cao cho vùng đồng bằng và ven biển, hiện nay Thanh Hóa đang hướng đến việc phát triển lãnh thổ đồng đều, với việc hình thành cảng hàng không dân dụng Thọ Xuân và các khu công nghiệp Lam Sơn – Sao Vàng, Ngọc Lặc, Thạch Quảng, Bãi Trành và khu KT cửa khẩu Na Mèo… Thanh Hóa đang ưu tiên phát triển lãnh

thổ về về phía Tây, phía Bắc và cả phía Nam

Trang 37

Hiện nay đứng đầu về tốc độ tăng trưởng là vùng ven biển Đây là vùng có nhiều tiềm năng và đang được tỉnh triển khai nhanh việc phát triển SXKD trên tất cả

các lĩnh vực; trong đó tập trung phát triển và đưa KT ven biển trở thành“đầu tàu

kinh tế”, trọng tâm là phát triển CN lọc hóa dầu, nhiệt điện, luyện kim, cơ khí chế

tạo, đồng thời quan tâm phát triển các ngành tổng hợp khác như DV, thủy sản… Vì vậy tốc độ tăng trưởng của vùng cao và liên tục tăng, trên 12% giai đoạn 2015 –

2021 Trong tương lai tốc độ này sẽ còn cao và nhanh hơn nữa, do các dự án động lực đã hoàn thành đi vào SX, các dự án lớn sắp được triển khai Vùng đồng bằng tốc

độ phát triển duy trì ở mức 8 – 10%/năm, đây là vùng có nhiều lợi thế về điều kiện

tự nhiên và cơ sở hạ tầng nên KT khá phát triển, đóng góp trên 50% GRDP của cả tỉnh Trong khi đó trung du – miền núi là vùng có nhiều khó khăn so với các vùng khác cả về điều kiện tự nhiên lẫn KT - XH Tốc độ tăng trưởng bình quân của khu vực thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng chung của tỉnh, chỉ đạt 5 – 6%/năm Việc triển khai các chương trình 134, 135 và Nghị quyết 30A của chính phủ trong những năm gần đây đã đẩy nhanh tốc độ phát triển kết cấu hạ tầng khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tạo ra nhiều cơ hội giúp đồng bào dân tộc vươn lên, vượt qua đói nghèo và lạc hậu Nhờ đó một số huyện miền núi đã có mức tăng trưởng KT cao trên 10%/năm như Ngọc Lặc,Thạch Thành, Như Thanh…[3],[23],[26]

* Cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế

Cơ cấu thành phần KT của tỉnh đang có sự chuyển dịch phù hợp với cơ chế thị trường định hướng XHCN và sự chuyển đổi mô hình quản lí các doanh nghiệp quốc doanh hiện nay Từ năm 2010 đến 2021, tỉ trọng khu vực KT quốc doanh trong GRDP giảm 15,2%, khu vực KT ngoài quốc doanh giảm 28,6% nhưng vẫn đóng vai trò chủ đạo trong nền KT do thích nghi nhanh với cơ chế thị trường Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, những năm gần đây với thế và lực mới, Thanh Hóa

đã trở thành điểm sáng trong thu hút vốn đầu tư của nước ngoài, thuộc nhóm các tỉnh thu hút đầu tư lớn nhất cả nước Hiện này, toàn tỉnh đã thu hút được 14,6 tỷ USD, với 129 dự án FDI còn hiệu lực

Bảng 1.1: Cơ cấu GRDP theo thành phần kinh tế của Thanh Hóa

giai đoạn 2010 – 2021 (Đơn vị: %) Năm 2010 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021

Kinh tế nhà nước 25,5 22,5 20,7 19,4 15,4 11,2 10,7 10,3 Kinh tế ngoài nhà

Khu vực có vốn đầu

tư nước ngoài 5,3 10,1 14,4 16,3 35,5 43,2 46,5 49,1

(Nguồn: [5])

Trang 38

Đặc biệt, sự xuất hiện của dự án Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn, Nhà máy

xi măng Nghi Sơn, Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn I,II, Nhà máy điện mặt trời Thanh Hóa I, Nhà máy may Sakurai… đã góp phần tăng thu hút đầu tư vào Khu KT Nghi Sơn và tỉnh Thanh Hóa Các dự án này đã đóng góp chủ yếu vào giá trị sản lượng

CN, xuất nhập khẩu, thu ngân sách và tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn, trở thành động lực thúc đẩy phát triển KT-XH của tỉnh Thanh Hóa Trong thời gian tới Thanh Hóa ưu tiên thu hút các dự án FDI về sản xuất, chế biến thép, cao su, linh kiện điện tử, phụ kiện ngành may mặc, hóa chất… tại Khu KT Nghi Sơn, các Khu

CN Hoàng Long, Lam Sơn – Sao Vàng, Bỉm Sơn Bên cạnh đó, Thanh Hóa cũng đang thu hút nhiều dự án FDI về nông nghiệp như vùng nguyên liệu ngô gắn với chế biến, vùng sản xuất lúa chất lượng cao gắn với chế biến gạo, vùng rau củ quả chất lượng xuất khẩu, chế biến gia súc gia cầm… tại các địa bàn huyện Thọ Xuân, Yên Định, Quảng Xương, Về lĩnh vực du lịch, tỉnh sẽ kêu gọi các dự án FDI đầu

tư xây dựng khách sạn cao cấp tại các địa bàn TP TP Sầm Sơn, Thị xã Nghi Sơn, các huyện Hoằng Hóa, Quảng Xương,…[3],[23],[26]

1.3.2.4 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

a Ngành nông – lâm – thủy sản

Hiện nay NN vẫn giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu KT của tỉnh Thanh Hóa, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế toàn cầu chịu tác động nặng nề của đại dịch covid-

19, NN trở thành trụ đỡ của nền KT Sản xuất NN góp phần đảm bảo an ninh lương thực, cung cấp nguyên liệu cho CN chế biến và xuất khẩu, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu lao động Giá trị sản xuất NN tăng từ 23.227,9 tỉ đồng năm 2011 lên 37.756,8 tỉ đồng năm 2021 Ngành này hiện đang thu hút tới 63% lao động và đóng góp 16,1% GRDP của tỉnh Trong nội bộ cơ cấu ngành NN cũng có sự chuyển dịch khá

rõ nét: Giai đoạn từ 2010–2021 tỉ trọng ngành trồng trọt giảm từ 70,7% xuống còn 55,9

%; ngành chăn nuôi tăng từ 26,6% lên 35,8 % và dịch vụ NN từ 2,5 % lên 8,3%

b Công nghiệp – xây dựng

Công nghiệp ngày càng khẳng định vai trò “đầu tàu” trong nền KT, đây là ngành có năng suất lao động cao, có tốc độ tăng trưởng lớn Năm 2019, GTSX CN đạt 167.667 tỉ đồng (giá hiện hành), gấp 9,5 lần so với năm 2010 và tăng 18,4% so với cùng kì năm 2020 Năm 2021, bên cạnh các dự án CN lớn đã đi vào hoạt động như Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn, nhiệt điện, dầu ăn…, đã hoàn thành và đưa vào sản xuất một số cơ sở CN mới như nhà máy thép Nghi Sơn, Nhiệt điện Nghi Sơn II, thủy điện Cẩm Thủy 1…, góp phần nâng cao năng lực SX của ngành CN Hoạt động đầu tư xây dựng có nhiều khởi sắc do chính phủ đã nới lỏng chính sách đầu tư công Đặc biệt là thị trường bất động sản phát triển sôi động sau khi các tập đoàn lớn đã và đang đổ bộ vào Thanh Hóa như FLC, Vin Group, Sun Group, Flamingo…; huy động vốn cho đầu tư phát triển tăng liên tục qua các năm, năm

2021 đạt trên 137.000 tỉ đồng Tổng huy động vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015–2021 ước đạt 747.000 tỉ đồng.[3],[23],[26]

Trang 39

Những định hướng đúng đắn trong việc quy hoạch xây dựng các khu CN tập trung, đặc biệt là việc hình thành khu KT Nghi Sơn đã tạo đà đẩy mạnh quá trình quá trình CNH Đến năm 2021, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã hình thành 1 khu

KT và 10 khu CN tập trung với tổng diện tích lên tới 109.558,13 ha Ngoài ra năm

2020 có 55 cụm CN được đưa vào khai thác, vận hành CN phát triển góp phần đẩy mạnh phát triển KT, tạo ra một cơ cấu KT hiện đại, hướng tới mục tiêu trở thành tỉnh CN hiện đại vào năm 2030

c Dịch vụ

Ngành dịch vụ có nhiều tiềm năng và đang trên đà phát triển, ngày càng có vai trò quan trọng trong nền KT của tỉnh Thanh Hóa, năm 2019 lĩnh vực DV cùng với thuế sản phẩm đóng góp tới 42% GRDP của tỉnh, trước khi chịu tác động của đại dịch covid-19 KT Thanh Hóa trong những năm gần đây tăng trưởng nhanh, tạo điều kiện cho ngành DV phát triển đa dạng, có chuyển biến tích cực cả về quy mô,

cơ cấu và chất lượng Giá trị tăng thêm bình quân hàng năm đạt 12,3% Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu DV năm 2021 đạt 118.450 tỉ đồng, tăng 15,1% so với cùng kì Hoạt động thương mại những năm qua có nhiều khởi sắc Giá trị xuất khẩu hàng hóa của tỉnh không ngừng tăng lên, năm 2021 đạt 5 tỉ USD (vượt 1 tỉ USD so với chỉ tiêu kế hoạch) DV vận tải diễn ra sôi động, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân và phục vụ SX.Ngành vận tải đường bộ, đường sắt, đường biển ngày càng được hoàn thiện và nâng cấp Đặc biệt với việc ra đời cảng hàng không dân dụng Thọ Xuân năm 2013 và việc mở tuyến vận tải biển container quốc tế Nghi Sơn năm

2018, Thanh Hóa đã hội tụ đầy đủ các loại hình giao thông vận tải, phục vụ tốt nhu cầu phát triển KT-XH và góp phần thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài Năm 2019 ngành vận tải phục vụ 51,4 triệu hành khách, vận chuyển 57,9 triệu tấn hàng hóa, trước khi sụt giảm do tác động của đại dịch covid-19 vào các năm 2020,2021; Năm 2021 riêng hàng hóa thông qua cảng Nghi Sơn đạt 42,3 triệu tấn; doanh thu vận tải đạt 12.898 tỉ đồng Bưu chính viễn thông phát triển nhanh, mật độ điện thoại đạt 79,92 máy/100 dân Số thuê bao internet đạt 2.360.000 thuê bao, mật độ thuê bao internet đạt 64,34 thuê bao/100 dân Du lịch rất giàu tiềm năng

và là thế mạnh của tỉnh Hướng tới năm du lịch quốc gia 2015 và phát huy hiệu ứng lan tỏa từ việc tổ chức thành công năm du lịch quốc gia 2015, những năm qua Thanh Hóa đã tập trung huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển du lịch, nhờ đó

cơ sở hạ tầng và chất lượng DV du lịch của tỉnh ngày càng hoàn thiện và không ngừng đổi mới Năm 2018 Thanh Hóa nằm trong top 6 địa phương có số khách du lịch nhiều nhất và top 10 địa phương có doanh thu du lịch cao nhất cả nước Đặc biệt năm 2019 toàn tỉnh đã đón được 9.650.000 lượt khách, trong đó có 300.000 lượt khách quốc tế; doanh thu du lịch đạt 14.525 tỉ đồng.[3],[23],[26]

Trang 40

Tiểu kết chương 1

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, tăng trưởng và phát triển KT trở thành những vấn đề được quan tâm hàng đầu của mọi quốc gia và lãnh thổ Sự phát triển kinh tế phải bao gồm cả sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất lượng của nền

KT Ở chương 1, tác giả đã đi vào phân tích và làm rõ các khái niệm về sự tăng trưởng và phát triển cũng như đã phân tích các nguồn lực tác động tới sự phát triển của một nền KT, đã đưa ra được các tiêu chí để đánh giá hiện trạng phát triển KT của một vùng lãnh thổ nhất định Đồng thời tác giả cũng đã khái quát được hiện trạng phát triển KT-XH của vùng Bắc Trung Bộ và trực tiếp là hiện trạng phát triển KT-XH của tỉnh Thanh Hóa, vốn là cơ sở thực tiễn cho sự phát triển KT-XH của huyện Như Thanh

Ngày đăng: 15/05/2024, 08:55

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện Như Thanh giai đoạn 2010 – 2021  Chỉ tiêu - luận văn phát triển kinh tế huyện như thanh tỉnh thanh hóa giai đoạn 2010 2021
Bảng 2.2 Tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện Như Thanh giai đoạn 2010 – 2021 Chỉ tiêu (Trang 60)
Bảng 2.3:Cơ cấu lao động phân theo các ngành kinh tế của huyện Nhƣ Thanh  giai đoạn 2010 - 2021 - luận văn phát triển kinh tế huyện như thanh tỉnh thanh hóa giai đoạn 2010 2021
Bảng 2.3 Cơ cấu lao động phân theo các ngành kinh tế của huyện Nhƣ Thanh giai đoạn 2010 - 2021 (Trang 61)
Bảng 2.4: Tổng hợp đánh giá hiện trạng phát triển KT-XH huyện Nhƣ Thanh - luận văn phát triển kinh tế huyện như thanh tỉnh thanh hóa giai đoạn 2010 2021
Bảng 2.4 Tổng hợp đánh giá hiện trạng phát triển KT-XH huyện Nhƣ Thanh (Trang 62)
Bảng 2.5: Số lượng phương tiện vận tải huyện Như Thanh giai đoạn 2010 –  2021 - luận văn phát triển kinh tế huyện như thanh tỉnh thanh hóa giai đoạn 2010 2021
Bảng 2.5 Số lượng phương tiện vận tải huyện Như Thanh giai đoạn 2010 – 2021 (Trang 75)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w