1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển kinh tế huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa giai đoạn 2016 2021

123 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát Triển Kinh Tế Huyện Quảng Xương, Tỉnh Thanh Hóa Giai Đoạn 2016-2021
Tác giả Lê Thị Thủy
Người hướng dẫn TS. Vũ Văn Duẩn
Trường học Trường Đại Học Hồng Đức
Chuyên ngành Địa Lí Học
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thanh Hóa
Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 2,75 MB

Cấu trúc

  • 1. Lí do chọn đề tài (11)
  • 2. Lịch sử nghiên cứu (12)
  • 3. Mục đích nghiên cứu (13)
  • 4. Nhiệm vụ nghiên cứu (13)
  • 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (13)
  • 6. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu (13)
  • 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn (15)
  • 8. Dự kiến kết quả đạt được của luận văn (16)
  • 9. Cấu trúc của luận văn (16)
  • Chương 1 (88)
    • 1.1. Cơ sở lí luận (17)
      • 1.1.1. Một số khái niệm (17)
        • 1.1.1.1. Tăng trưởng kinh tế (17)
        • 1.1.1.2. Các giai đoàn phát triển kinh tế của Rostow (18)
        • 1.1.1.3. Phát triển kinh tế (19)
        • 1.1.1.4. Phát triển bền vững (21)
        • 1.1.1.5. Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế (22)
      • 1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển kinh tế (22)
        • 1.1.2.1. Vị trí địa lý và phạmh vi lãnh thổ (0)
        • 1.1.2.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (23)
        • 1.1.2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội (24)
    • 1.2. Cơ sở thực tiễn (26)
      • 1.2.1. Phát triển kinh tế của tỉnh Thanh Hoá (26)
        • 1.2.1.1. Khái quát (26)
        • 1.2.1.2. Quy mô và tốc độ tăng trưởng (27)
        • 1.2.1.3. Cơ cấu kinh tế (28)
      • 1.2.2. Tổng quan về phát triển kinh tế huyện Nga Sơn (33)
        • 1.2.2.1. Khái quát (33)
        • 1.2.2.2. Quy mô và tốc độ tăng trưởng (33)
        • 1.2.2.3. Cơ cấu kinh tế (34)
    • 1.3. Lựa chọn tiêu chí đánh giá trình độ phát triển kinh tế - xã hội huyện Quảng Xương (35)
      • 1.3.1. Căn cứ đề xuất tiêu chí (35)
      • 1.3.2. Yêu cầu của bộ tiêu chí (36)
      • 1.3.3. Lựa chọn tiêu chí đánh giá trình độ phát triển kinh tế - xã hội huyện (36)
      • 1.3.4. Giá trị cần đạt của từng tiêu chí cứng vào năm 2030 (37)
      • 1.3.5. Phương pháp đánh giá (38)
  • Chương 2 (0)
    • 2.1. Các nguồn lực phát triển kinh tế huyện Quảng Xương (40)
      • 2.1.1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ (40)
      • 2.1.2. Nguồn lực tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (40)
        • 2.1.2.1. Địa hình (40)
        • 2.1.2.2. Tài nguyên đất (41)
        • 2.1.2.3. Tài nguyên khí hậu (42)
        • 2.1.2.4. Nguồn nước và hệ thống thủy văn (43)
        • 2.1.2.5. Tài nguyên rừng (44)
        • 2.1.2.6. Tài nguyên khoáng sản (44)
        • 2.1.2.7. Tài nguyên du lịch tự nhiên (45)
        • 2.1.2.8. Tài nguyên biển (45)
      • 2.1.3. Nguồn lực kinh tế - xã hội (46)
        • 2.1.3.1. Dân cư và nguồn lao động (46)
        • 2.1.3.2. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật (48)
        • 2.1.3.3. Thị trường (51)
        • 2.1.3.4. Vốn đầu tư (51)
        • 2.1.3.5. Tài nguyên du lịch nhân văn (51)
        • 2.1.3.6. Đường lối chính sách (52)
      • 2.1.4. Đánh giá chung (53)
        • 2.1.4.1. Những lợi thế (53)
        • 2.1.4.2. Hạn chế, khó khăn (54)
    • 2.2. Hiện trạng phát triển kinh tế huyện Quảng Xương giai đoạn 2016-2021 (55)
      • 2.2.1. Khái quát chung nền kinh tế huyện Quảng Xương (55)
        • 2.2.1.1. Vị trí của Quảng Xương trong nền kinh tế tỉnh Thanh Hoá (55)
        • 2.2.2.2. Giá trị sản xuất (56)
        • 2.2.2.3. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (56)
        • 2.2.2.4. Thu, chi ngân sách (57)
        • 2.2.2.5. Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế (58)
        • 2.2.2.6. Tỷ lệ lao động theo các ngành kinh tế (59)
        • 2.2.2.7. Thu nhập bình quân đầu người (60)
        • 2.2.2.8. Đánh giá trình độ phát triển KT-XH huyện Quảng Xương giai đoạn 2016-2021 theo tiêu chí (60)
      • 2.2.2. Tình hình phát triển các ngành kinh tế huyện Quảng Xương (62)
        • 2.2.2.1. Ngành nông - lâm - thuỷ sản (62)
        • 2.2.2.2. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng (70)
        • 2.2.2.3. Ngành dịch vụ (75)
      • 2.2.3. Các hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế huyện Quảng Xương (80)
        • 2.2.3.1. Các hình thức tổ chức lãnh thổ theo không gian (80)
        • 2.2.3.2. Các hình thức tổ chức lãnh thổ theo ngành (81)
    • 3.1. Cơ sở đề xuất định hướng và giải pháp (88)
    • 3.2. Quan điểm và mục tiêu phát triển kinh tế huyện Quảng Xương (89)
      • 3.2.1. Các quan điểm phát triển kinh tế (89)
      • 3.2.2. Các mục tiêu phát triển kinh tế (90)
    • 3.3. Định hướng phát triển (92)
      • 3.3.1. Định hướng phát triển theo ngành (92)
      • 3.3.2. Định hướng phát triển kinh tế theo lãnh thổ (96)
    • 3.4. Đề xuất giải pháp phát triển kinh tế - xã hội huyện Quảng Xương đến năm 2030 (100)
  • KẾT LUẬN (107)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (109)
  • PHỤ LỤC (111)

Nội dung

Trong quá trình nghiên cứu, học viên đã nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của quý thầy cô, các nhà khoa học trong Bộ môn Địa lí, khoa Khoa học Xã hội, Trường Đại học Hồng Đức và các

Lịch sử nghiên cứu

Phát triển kinh tế lãnh thổ quy mô nhỏ nói chung và cấp huyện nói riêng là hướng nghiên cứu đã được nhiều nhà khoa học, nhà kinh tế quan tâm cả về mặt lí luận và cả trong thực tiễn Cho đến nay đã có rất nhiều đề tài, luận văn, các công trình, tác phẩm bàn về phát triển kinh tế nói chung và phát triển kinh tế ở từng lãnh thổ nói riêng Tiêu biểu như các nhóm công trình sau đây: các giáo trình; các công trình nghiên cứu khoa học, đề án; các luận văn, luận án, bài báo; các báo cáo của các cơ quan chuyên môn

Như vậy, trên địa bàn huyện Quảng Xương cũng đã có một số công trình nghiên cứu đi sâu vào các khía cạnh, lĩnh vực nhất định Tuy nhiên, dưới góc độ địa lí kinh tế - xã hội, hiện nay chưa có một công trình nào nghiên cứu toàn diện và chi tiết về kinh tế huyện Quảng Xương Do đó các kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ góp phần củng cố lí luận về phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện, đề xuất tiêu chí và đánh giá trình độ phát triển kinh tế - xã hội huyện Quảng Xương, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội huyện Quảng Xương đến năm 2030.

Mục đích nghiên cứu

- Vận dụng quan điểm, phương pháp địa lí học phân tích các nhân tố ảnh hưởng, thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Quảng Xương giai đoạn 2016-2021

- Đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững kinh tế huyện Quảng Xương đến năm 2030.

Nhiệm vụ nghiên cứu

- Lựa chọn cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế phù hợp để vận dụng vào nghiên cứu phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Quảng Xương;

- Phân tích các nguồn lực phát triển kinh tế huyện Quảng Xương;

- Phân tích hiện trạng phát triển kinh tế huyện Quảng Xương giai đoạn

Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu

6.1 Các quan điểm nghiên cứu

- Quan điểm hệ thống: Lãnh thổ huyện Quảng Xương là một hệ thống hoàn chỉnh và thống nhất, trong đó bao gồm các hệ thống con (là các xã, thị trấn) Các hệ thống có mối quan hệ tương tác, mật thiết với nhau Vì vậy cần phải tìm hiểu các mối quan hệ qua lại, các tác động ảnh hưởng giữa các yếu tố trong một hệ thống và giữa các hệ thống để đánh giá chính xác vấn đề cần nghiên cứu

- Quan điểm tổng hợp lãnh thổ: Lãnh thổ huyện Quảng Xương là một thể tổng hợp, trong đó các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội có mối quan hệ chặt chẽ, tác động ảnh hưởng và chi phối lẫn nhau Do đó trong nghiên cứu phải có cái nhìn tổng hợp lãnh thổ để phân tích đầy đủ các khía cạnh có ảnh hưởng đến lãnh thổ trên địa bàn nghiên cứu, tìm ra các quy luật phát triển, từ đó đề xuất những định hướng phát triển có tính tổng hợp nhằm khai thác tốt nhất những tiềm năng của huyện

- Quan điểm lịch sử - viễn cảnh: Vận dụng quan điểm lịch sử vào việc nghiên cứu đề tài để thấy được những biến đổi của các yếu tố kinh tế, của từng ngành kinh tế trong từng giai đoạn phát triển Việc vận dụng quan điểm lịch sử

- viễn cảnh còn cho ta thấy được sự hình thành và phát triển kinh tế huyện Quảng Xương trong quá khứ, hiện tại và tương lai

- Quan điểm phát triển bền vững: Hiện nay việc đề xuất các giải pháp cho sự phát triển kinh tế - xã hội đều phải dựa trên quan điểm phát triển bền vững Việc phát triển kinh tế - xã hội phải gắn với bảo vệ và tái tạo tài nguyên thiên nhiên, chống ô nhiễm môi trường; đồng thời kết hợp hài hòa phát triển kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư

6.2 Các phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập tài liệu: Thực hiện đề tài này, học viên đã thu thập dữ liệu bằng cả số (thống kê), bằng văn bản và bằng cả dữ liệu không gian (bản đồ) từ nhiều nguồn khác nhau thống nhất về thời gian (2016-2021) Sau đó tiến hành tổng hợp, phân tích chọn lọc để có được những tài liệu thực sự cần thiết, đáp ứng được những yêu cầu của đề tài

- Phương pháp phân tích hệ thống, tổng hợp, so sánh: Căn cứ vào số liệu đã thu thập, bằng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh các mối quan hệ về không gian, thời gian giữa các ngành, các lĩnh vực kinh tế mà đặc biệt là các mối liên hệ về tự nhiên và nhân văn, các mối quan hệ hình thức và bản chất, từ đó đề xuất xây dựng mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lí Đặc biệt quá trình phân tích, đánh giá, đề xuất được tiến hành trên cơ sở so sánh, tổng hợp để rút ra các bản chất của hiện tượng kinh tế, hiện tượng địa lí phục vụ cho đề tài nghiên cứu

- Phương pháp thống kê toán học: Trên cơ sở thống kê số liệu đã thu thập được từ các nguồn khác nhau, học viên sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lí các số liệu thu thập được theo mục đích, tính toán, so sánh, đánh giá,… nhằm tìm ra những thông số cần thiết phục vụ cho nội dung của đề tài nghiên cứu

- Phương pháp bản đồ, biểu đồ và sử dụng công nghệ GIS: Trong nghiên cứu Địa lí kinh tế – xã hội không thể thiếu phương pháp bản đồ, biểu đồ và sử dụng công nghệ GIS Học viên đã sử dụng các loại bản đồ tự nhiên, hành chính, quy hoạch phát triển để thu thập thông tin và phân tích các hiện tượng kinh tế

- xã hội Đồng thời cũng sử dụng phần mềm mapinfo để xây dựng các bản đồ hành chính, nguồn lực phát triển kinh tế-xã hội, hiện trạng phát triển và định hướng phát triển kinh tế-xã hội huyện Quảng Xương

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

Những vấn đề lý luận, thực tiễn trong quá trình nghiên cứu đề tài sẽ góp phần hoàn thiện phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu phát triển kinh tế cấp huyện Kết quả nghiên cứu đề tài góp phần cung cấp thêm những luận cứ khoa học quan trọng và tài liệu tham khảo cho các cơ quan, ban ngành huyện Quảng Xương trong quản lí, điều hành kinh tế-xã hội, trong quy hoạch, hoạch định chiến lược phát triển kinh tế Luận văn cũng sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích phục vụ việc dạy học địa lí địa phương tại các trường trung học trên địa bàn huyện Quảng Xương.

Dự kiến kết quả đạt được của luận văn

- Kế thừa cơ sở lí luận về phát triển kinh tế ở địa bàn cấp huyện và lựa chọn tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế-xã hội cấp huyện vận dụng vào nghiên cứu huyện Quảng Xương;

- Làm sáng tỏ được những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên và kinh tế-xã hội đối với phát triển kinh tế của huyện;

- Phân tích được thực trạng phát triển kinh tế của huyện Quảng Xương giai đoạn 2016-2021;

- Đề xuất được một số giải pháp cụ thể nhằm phát triển kinh tế huyện

Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, các biểu đồ, bảng biểu, hệ thống các bản đồ, luận văn được trình bày theo 3 chương với 96 trang A4:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển kinh tế

Chương 2: Hiện trạng phát triển kinh tế huyện Quảng Xương giai đoạn

Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển kinh tế huyện Quảng

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 1.1 Cơ sở lí luận

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một thời gian nhất định (thường là một năm) Thu nhập của nền kinh tế được thể hiện thông qua tổng sản phẩm trong nước (GDP hoặc tổng thu nhập quốc gia (GIN) Tăng trưởng kinh tế được đo bằng hai chỉ tiêu: Quy mô tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng Bản chất của tăng trưởng kinh tế là phản ánh sự thay đổi về lượng của nền kinh tế, chưa phản ánh sự thay đổi về chất của nền kinh tế

Trong Bách khoa toàn thư:“Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định” [16] Sự tăng trưởng được xác định và so sánh theo các thời điểm gốc sẽ cho thấy tốc độ tăng trưởng Đó là sự gia tăng quy mô, sản lượng kinh tế nhanh hay chậm so với thời điểm gốc Quy mô và tốc độ tăng trưởng là “cặp đôi” trong nội dung khái niệm tăng trưởng kinh tế [22]

Trên thế giới khi tính mức gia tăng về tổng giá trị của cải của xã hội bằng các đại lượng tổng thu nhập quốc gia hoặc tổng sản phẩm quốc nội Tuy nhiên, khái niệm tăng trưởng kinh tế chỉ thuần túy nói đến số lượng Bởi những con số thể hiện tăng trưởng GDP, GNI, hay GDP/người không phản ánh sự vận động đi lên của xã hội, không cho biết được tình hình phân phối thu nhập quốc dân, cơ cấu, tính năng động của nền kinh tế và tình hình phúc lợi của nhân dân

Tăng trưởng kinh tế được gắn với chất lượng tăng trưởng Nếu như số lượng của tăng trưởng kinh tế (KT) được thể hiện ở qui mô, tốc độ tăng trưởng, thì chất lượng của tăng trưởng KT là đặc tính quy định vốn có của nó, là sự thống nhất hữu cơ làm cho tăng trưởng KT khác với các hiện tượng khác Chất lượng tăng trưởng được quy định bởi các yếu tố cấu thành và phương thức liên kết giữa các yếu tố cấu thành nên tăng trưởng kinh tế

Hiện nay vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau về chất lượng tăng trưởng kinh tế Trong đó quan điểm của chương trình phát triển Liên hợp quốc, Ngân hàng thế giới và một số nhà kinh tế học nổi tiếng được giải thưởng Nobel gần đây như Amrtya Sen, G.Becker, R.Lucas, J.Stiglitz,… đã làm sáng tỏ nội hàm chất lượng tăng trưởng kinh tế Theo đó cùng với quá trình tăng trưởng, chất lượng tăng trưởng biểu hiện tập trung ở 6 tiêu chuẩn chính sau đây [16]:

-Tốc độ tăng trưởng KT ổn định trong dài hạn và tránh được những biến động từ bên ngoài

-Tăng trưởng KT theo chiều sâu được thể hiện ở sự đóng góp của yếu tố năng suất, nhân tố tổng hợp TFP cao và không ngừng gia tăng

-Tăng trưởng phải đảm bảo nâng cao hiệu quả KT và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền KT

-Tăng trưởng đi kèm theo với phát triển môi trường bền vững

-Tăng trưởng hỗ trợ cho thể chế dân chủ luôn đổi mới, đến lượt nó thúc đẩy tăng trưởng ở tỉ lệ cao hơn

-Tăng trưởng phải đạt được mục tiêu cải thiện phúc lợi xã hội và giảm được đói nghèo

Như vậy có khẳng định tăng trưởng kinh tế hiện nay bao hàm hai nội dung là sự thay đổi về lượng đồng thời là sự thay đổi về chất của nền kinh tế

Xu hướng của nền kinh tế thế giới dần dần sẽ tập trung vào chất lượng nền kinh tế nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững

1.1.1.2 Các giai đoàn phát triển kinh tế của Rostow

Mô hình Rostow trong tiếng Anh là Rostow model Mô hình Rostow (Rostow model) là một trong những mô hình phát triển kinh tế quan trọng nhất được đưa ra bởi nhà kinh tế học người Mỹ Walt Whitman Rostow vào những năm 1960 Mô hình này cung cấp một khung nhìn tổng thể về quá trình phát triển kinh tế của một quốc gia, từ trạng thái nghèo đói đến trở thành một quốc gia giàu có, dựa trên việc tăng trưởng kinh tế và thay đổi cách thức sản xuất Mô hình Rostow chia quá trình phát triển kinh tế của một quốc gia thành 5 giai đoạn:

- Giai đoạn tiền công nghiệp (Preconditions for Take-Off): Trong giai đoạn này, nền kinh tế của quốc gia dựa trên nông nghiệp và ngư nghiệp, với hầu hết dân số làm việc trong lĩnh vực này Công nghệ và sản xuất là rất thô sơ và ít phát triển

- Giai đoạn khởi đầu công nghiệp hóa: Trong giai đoạn này, quốc gia bắt đầu phát triển các ngành công nghiệp chế tạo và xây dựng cơ sở hạ tầng để phục vụ cho việc sản xuất công nghiệp Những ngành công nghiệp mới này giúp tăng cường năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất và tăng thu nhập cho dân số

- Giai đoạn chuyển dịch: Trong giai đoạn này, quốc gia bắt đầu chuyển dịch từ ngành công nghiệp chế tạo sang các ngành công nghiệp dịch vụ và công nghiệp hiện đại hơn Sự đổi mới công nghệ và việc đầu tư vào nghiên cứu và phát triển giúp tăng cường sức mạnh kinh tế của quốc gia

- Giai đoạn thành lập các ngành công nghiệp công nghệ cao: Trong giai đoạn này, quốc gia bắt đầu phát triển các ngành công nghiệp dịch vụ cao cấp và công nghiệp công nghệ cao Năng suất lao động và chất lượng cuộc sống của dân cư tăng lên đáng kể

- Giai đoạn đổi mới và phát triển bền vững: Giai đoạn này đánh dấu sự đổi mới liên tục trong các ngành công nghiệp công nghệ cao và các ngành dịch vụ dịch vụ cao cấp, giúp quốc gia duy trì sự phát triển kinh tế bền vững và đáp ứng được các yêu cầu của thị trường quốc tế

Phát triển kinh tế theo cách hiểu thông thường đó là sự tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ và nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư Phát triển kinh tế bao gồm: Gia tăng thu nhập của nền kinh tế hay tăng trưởng kinh tế; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội theo hướng tiến bộ; Gia tăng năng lực nội sinh của nền kinh tế; Nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư

Cơ sở lí luận

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một thời gian nhất định (thường là một năm) Thu nhập của nền kinh tế được thể hiện thông qua tổng sản phẩm trong nước (GDP hoặc tổng thu nhập quốc gia (GIN) Tăng trưởng kinh tế được đo bằng hai chỉ tiêu: Quy mô tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng Bản chất của tăng trưởng kinh tế là phản ánh sự thay đổi về lượng của nền kinh tế, chưa phản ánh sự thay đổi về chất của nền kinh tế

Trong Bách khoa toàn thư:“Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định” [16] Sự tăng trưởng được xác định và so sánh theo các thời điểm gốc sẽ cho thấy tốc độ tăng trưởng Đó là sự gia tăng quy mô, sản lượng kinh tế nhanh hay chậm so với thời điểm gốc Quy mô và tốc độ tăng trưởng là “cặp đôi” trong nội dung khái niệm tăng trưởng kinh tế [22]

Trên thế giới khi tính mức gia tăng về tổng giá trị của cải của xã hội bằng các đại lượng tổng thu nhập quốc gia hoặc tổng sản phẩm quốc nội Tuy nhiên, khái niệm tăng trưởng kinh tế chỉ thuần túy nói đến số lượng Bởi những con số thể hiện tăng trưởng GDP, GNI, hay GDP/người không phản ánh sự vận động đi lên của xã hội, không cho biết được tình hình phân phối thu nhập quốc dân, cơ cấu, tính năng động của nền kinh tế và tình hình phúc lợi của nhân dân

Tăng trưởng kinh tế được gắn với chất lượng tăng trưởng Nếu như số lượng của tăng trưởng kinh tế (KT) được thể hiện ở qui mô, tốc độ tăng trưởng, thì chất lượng của tăng trưởng KT là đặc tính quy định vốn có của nó, là sự thống nhất hữu cơ làm cho tăng trưởng KT khác với các hiện tượng khác Chất lượng tăng trưởng được quy định bởi các yếu tố cấu thành và phương thức liên kết giữa các yếu tố cấu thành nên tăng trưởng kinh tế

Hiện nay vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau về chất lượng tăng trưởng kinh tế Trong đó quan điểm của chương trình phát triển Liên hợp quốc, Ngân hàng thế giới và một số nhà kinh tế học nổi tiếng được giải thưởng Nobel gần đây như Amrtya Sen, G.Becker, R.Lucas, J.Stiglitz,… đã làm sáng tỏ nội hàm chất lượng tăng trưởng kinh tế Theo đó cùng với quá trình tăng trưởng, chất lượng tăng trưởng biểu hiện tập trung ở 6 tiêu chuẩn chính sau đây [16]:

-Tốc độ tăng trưởng KT ổn định trong dài hạn và tránh được những biến động từ bên ngoài

-Tăng trưởng KT theo chiều sâu được thể hiện ở sự đóng góp của yếu tố năng suất, nhân tố tổng hợp TFP cao và không ngừng gia tăng

-Tăng trưởng phải đảm bảo nâng cao hiệu quả KT và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền KT

-Tăng trưởng đi kèm theo với phát triển môi trường bền vững

-Tăng trưởng hỗ trợ cho thể chế dân chủ luôn đổi mới, đến lượt nó thúc đẩy tăng trưởng ở tỉ lệ cao hơn

-Tăng trưởng phải đạt được mục tiêu cải thiện phúc lợi xã hội và giảm được đói nghèo

Như vậy có khẳng định tăng trưởng kinh tế hiện nay bao hàm hai nội dung là sự thay đổi về lượng đồng thời là sự thay đổi về chất của nền kinh tế

Xu hướng của nền kinh tế thế giới dần dần sẽ tập trung vào chất lượng nền kinh tế nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững

1.1.1.2 Các giai đoàn phát triển kinh tế của Rostow

Mô hình Rostow trong tiếng Anh là Rostow model Mô hình Rostow (Rostow model) là một trong những mô hình phát triển kinh tế quan trọng nhất được đưa ra bởi nhà kinh tế học người Mỹ Walt Whitman Rostow vào những năm 1960 Mô hình này cung cấp một khung nhìn tổng thể về quá trình phát triển kinh tế của một quốc gia, từ trạng thái nghèo đói đến trở thành một quốc gia giàu có, dựa trên việc tăng trưởng kinh tế và thay đổi cách thức sản xuất Mô hình Rostow chia quá trình phát triển kinh tế của một quốc gia thành 5 giai đoạn:

- Giai đoạn tiền công nghiệp (Preconditions for Take-Off): Trong giai đoạn này, nền kinh tế của quốc gia dựa trên nông nghiệp và ngư nghiệp, với hầu hết dân số làm việc trong lĩnh vực này Công nghệ và sản xuất là rất thô sơ và ít phát triển

- Giai đoạn khởi đầu công nghiệp hóa: Trong giai đoạn này, quốc gia bắt đầu phát triển các ngành công nghiệp chế tạo và xây dựng cơ sở hạ tầng để phục vụ cho việc sản xuất công nghiệp Những ngành công nghiệp mới này giúp tăng cường năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất và tăng thu nhập cho dân số

- Giai đoạn chuyển dịch: Trong giai đoạn này, quốc gia bắt đầu chuyển dịch từ ngành công nghiệp chế tạo sang các ngành công nghiệp dịch vụ và công nghiệp hiện đại hơn Sự đổi mới công nghệ và việc đầu tư vào nghiên cứu và phát triển giúp tăng cường sức mạnh kinh tế của quốc gia

- Giai đoạn thành lập các ngành công nghiệp công nghệ cao: Trong giai đoạn này, quốc gia bắt đầu phát triển các ngành công nghiệp dịch vụ cao cấp và công nghiệp công nghệ cao Năng suất lao động và chất lượng cuộc sống của dân cư tăng lên đáng kể

- Giai đoạn đổi mới và phát triển bền vững: Giai đoạn này đánh dấu sự đổi mới liên tục trong các ngành công nghiệp công nghệ cao và các ngành dịch vụ dịch vụ cao cấp, giúp quốc gia duy trì sự phát triển kinh tế bền vững và đáp ứng được các yêu cầu của thị trường quốc tế

Phát triển kinh tế theo cách hiểu thông thường đó là sự tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ và nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư Phát triển kinh tế bao gồm: Gia tăng thu nhập của nền kinh tế hay tăng trưởng kinh tế; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội theo hướng tiến bộ; Gia tăng năng lực nội sinh của nền kinh tế; Nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư

Theo quan điểm của PGS.TS Ngô Thắng Lợi:“Phát triển kinh tế là quá trình tăng tiến toàn diện về mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội của một quốc gia”

Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Phát triển kinh tế của tỉnh Thanh Hoá

Thanh Hóa là tỉnh cửa ngõ phía Bắc của Bắc Trung Bộ có diện tích lớn thứ 5 cả nước và thứ 3 cả nước về dân số Thanh Hóa có tổng diện tích 11114.71 km 2 , chiếm 3,4 % diện tích cả nước Tính đến ngày 1/4/2021 Thanh Hóa có số dân 3716,4 nghìn người, chiếm 3,78% dân số cả nước (đứng sau dân số TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội); mật độ dân số 334 người/ km 2 , gấp 1,12 lần mật độ dân số trung bình cả nước Thanh Hóa có 27 đơn vị hành chính, trong đó có 2 thành phố, 2 thị xã và 23 huyện

Thực hiện các Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, XII; các Nghị quyết của Trung ương; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và XVIII; Thanh Hoá đã khai thác và phát huy tốt các tiềm năng, lợi thế cho phát triển, kinh tế tăng trưởng cao, đạt mức bình quân trên 10%/năm, đứng đầu các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và thuộc nhóm các tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước Năm 2021, quy mô nền kinh tế tăng 3,5 lần so với năm 2016; tổng sản phẩm bình quân đầu người (GRDP) đạt mức 2.425 USD, tăng 2,1 lần so với năm 2016; thu ngân sách tăng nhanh; từng bước trở thành một cực tăng trưởng mới của vùng Bắc Trung Bộ Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng dịch vụ và công nghiệp là chủ đạo, trong đó công nghiệp trở thành ngành trụ cột, du lịch hướng tới trở thành ngành kinh tế mũi nhọn Là một trong những tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có số lượng xã, huyện đạt chuẩn nông thôn mới lớn nhất cả nước Công tác quy hoạch và phát triển đô thị được thực hiện tốt Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đặc biệt là hạ tầng giao thông không ngừng được cải thiện, một số cơ sở hạ tầng quan trọng được hình thành như Cảng nước sâu Nghi Sơn, Cảng hàng không Thọ Xuân Xây dựng tỉnh Thanh Hoá trở thành một cực tăng trưởng mới của khu vực và cả nước với công nghiệp nặng, nông nghiệp quy mô lớn, giá trị gia tăng cao là nền tảng; các ngành công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến, chế tạo và dịch vụ logistics là đột phá; du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn [1]

1.2.1.2 Quy mô và tốc độ tăng trưởng

Quy mô GRDP của tỉnh có sự tăng trưởng khá nhanh, từ 106.346 tỉ đồng năm 2016 (theo giá hiện hành) đã tăng lên 215.851 tỉ đồng năm 2021 Tốc độ tăng trưởng KT giai đoạn 2016 – 2021 đạt 10,9 %, thấp hơn 1,04 lần giai đoạn 2010 – 2015 (đạt 11,4 %) Năm 2016, tăng trưởng KT của Thanh Hóa đạt 9,1%, đến năm 2021 tăng trưởng kinh tế GRDP của Thanh Hóa đạt 8,58%, trong bối cảnh làn sóng dịch COVID-19 thứ tư ảnh hưởng nghiêm trọng, sâu rộng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế và đời sống xã hội Thanh Hoá đã thực hiện thành công “mục tiêu kép”, đưa tốc độ tăng trưởng GRDP đứng thứ 5 cả nước [3], [23]

Hình 1.1 Biểu đồ quy mô và tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2016 – 2021

Tốc độ tăng trưởng KT cao và ổn định đã kéo theo GRDP bình quân đầu người liên tục tăng qua các năm, từ năm 2016 – 2021 GRDP bình quân đầu người tăng gấp 1,8 lần (từ 1358 USD tăng lên 2.470 USD), bằng 80% GDP bình quân đầu người cả nước Hiện nay quy mô nền kinh tế GRDP của Thanh Hóa xếp thứ 5/63 tỉnh (thành phố) trong cả nước [3]

* Cơ cấu kinh tế theo ngành

Về cơ cấu kinh tế năm 2021, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm tỷ trọng 16,07%, giảm 1,16%; ngành công nghiệp, xây dựng chiếm 46,64%, tăng 4,29%; các ngành dịch vụ chiếm 30,82%, giảm 2,71%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 6,47%, giảm 0,42% so với năm 2020 [3], [23]

Giai đoạn 2016 – 2021, cùng với sự phát triển chung của nền KT đất nước, cơ cấu ngành KT của Thanh Hóa cũng có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá Tỉ trọng ngành N – L - TS đã giảm từ 22,58% năm 2016 xuống còn 16,1%, năm 2021; CN – XD từ 32,97 % lên 46,6%; DV và thuế sản phẩm giảm nhẹ do tác động mạnh của dịch covid19 từ 44,45% xuống 37,29%

Quy mô GRDP Tốc độ tăng trưởng GRDP

Hình 1.2 Biểu đồ cơ cấu GRDP phân theo ngành kinh tế của Thanh Hoá giai đoạn 2016 - 2021

Trong nền kinh tế tỉnh Thanh Hoá nông nghiệp vẫn giữ vị trí quan trọng trong Sản xuất NN góp phần đảm bảo an ninh lương thực, cung cấp nguyên liệu cho CN chế biến và xuất khẩu, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu lao động Ngành này hiện đang thu hút tới 70% lao động và đóng góp 15,8% GRDP của tỉnh (34.677 tỷ đồng năm 2021) Trong nội bộ cơ cấu ngành NN cũng có sự chuyển dịch khá rõ nét: Giai đoạn từ 2016 – 2021 tỉ trọng ngành trồng trọt giảm từ 70,2% xuống còn 58,5 %; ngành chăn nuôi tăng từ 27,6% lên 34 % và dịch vụ NN từ 2,2 % lên 7,5% [3],[23]

Công nghiệp và xây dựng ngày càng khẳng định vai trò “đầu tàu” trong nền KT, đây là ngành có năng suất lao động cao, có tốc độ tăng trưởng lớn Năm 2021, GTSX CN đạt 100.671 tỉ đồng (giá hiện hành), gấp 2,9 lần so với năm 2016 và tăng 13,67% so với cùng kì năm 2016 Năm 2021, bên cạnh các dự án CN lớn đã đi vào hoạt động như Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn, nhiệt điện, dầu ăn,… đã hoàn thành và đưa vào sản xuất một số cơ sở CN mới như nhà máy thép Nghi Sơn, thủy điện Cẩm Thủy 1, Hoạt động đầu tư xây dựng có nhiều khởi sắc do chính phủ đã nới lỏng chính sách đầu tư công Đặc biệt là

NămDịch vụ Công nghiệp và xây dựng Nông, lâm, ngư nghiệp thị trường bất động sản phát triển sôi động sau khi các tập đoàn lớn đã và đang đổ bộ vào Thanh Hóa như FLC, Vin Group, Sun Group, Flamingo,…; huy động vốn cho đầu tư phát triển tăng liên tục qua các năm, năm 2021 đạt 115.000 tỉ đồng Tổng huy động vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 – 2021 ước đạt 710.000 tỉ đồng [3], [23]

Những định hướng đúng đắn trong việc quy hoạch xây dựng các khu CN tập trung, đặc biệt là việc hình thành khu KT Nghi Sơn đã tạo đà đẩy mạnh quá trình quá trình CNH Đến năm 2021, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã hình thành

1 khu KT và 8 khu CN tập trung với tổng diện tích lên tới 109.558,13 ha Dự kiến đến năm 2021 sẽ có 55 cụm CN đưa vào khai thác, vận hành CN phát triển góp phần đẩy mạnh phát triển KT, tạo ra một cơ cấu KT hiện đại, hướng tới mục tiêu trở thành tỉnh CN hiện đại vào năm 2030

Ngành dịch vụ có nhiều tiềm năng và đang trên đà phát triển, năm 2021 lĩnh vực DV cùng với thuế sản phẩm đóng góp tới 37,3% GRDP của tỉnh Hoạt động thương mại những năm qua có nhiều khởi sắc Giá trị xuất khẩu hàng hóa của tỉnh không ngừng tăng lên, năm 2021 đạt 4,12 tỉ USD, vượt mục tiêu đại hội tỉnh Đảng bộ nhiệm kì 2015 – 2020 trước 2 năm Dịch vụ vận tải diễn ra sôi động, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân và phục vụ sản xuất Ngành vận tải đường bộ, đường sắt, đường biển ngày càng được hoàn thiện và nâng cấp Đặc biệt với việc ra đời cảng hàng không dân dụng Thọ Xuân năm 2013 và việc mở tuyến vận tải biển container quốc tế Nghi Sơn năm 2018, Thanh Hóa đã hội tụ đầy đủ các loại hình giao thông vận tải, phục vụ tốt nhu cầu phát triển KT-

XH và góp phần thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài Năm

2021 ngành vận tải phục vụ 24,7 triệu hành khách, vận chuyển 54,3 triệu tấn hàng hóa; doanh thu vận tải đạt 12.898 tỉ đồng Bưu chính viễn thông phát triển nhanh, mật độ điện thoại đạt 84,30 máy/100 dân Số thuê bao internet đạt 2.052.090 thuê bao, mật độ người sử dụng internet 56 thuê bao/100 dân Du lịch năm 2018 Thanh Hóa nằm trong top 6 địa phương có số khách du lịch nhiều nhất và top 10 địa phương có doanh thu du lịch cao nhất cả nước Đặc biệt năm 2019 toàn tỉnh đã đón được 9.650.000 lượt khách, trong đó có 300.000 lượt khách quốc tế; doanh thu du lịch đạt 14.525 tỉ đồng đến năm 2021 do chịu tác động mạnh của dịch covid nên số khách du lịch giảm đi đáng kể chỉ đạt khoảng 2,5 triệu lượt khách [3], [23]

* Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ

Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ của tỉnh Thanh Hóa đang có sự chuyển dịch, thể hiện ở việc hình thành các vùng động lực tăng trưởng, các khu công nghiệp, khu kinh tế, các vùng chuyên canh SX hàng hóa trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của từng vùng Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ của Thanh Hóa nhìn chung có sự tăng trưởng nhanh, từ chỗ tập trung cao cho vùng đồng bằng và ven biển, hiện nay Thanh Hóa đang hướng đến việc phát triển lãnh thổ đồng đều, với việc hình thành cảng hàng không dân dụng Thọ Xuân và các khu công nghiệp Lam Sơn – Sao Vàng, Ngọc Lặc, Thạch Quảng, Bãi Trành và khu KT cửa khẩu Na Mèo,… Thanh Hóa đang ưu tiên phát triển lãnh thổ về về phía Tây, phía Bắc và cả phía Nam [3], [23] Đứng đầu về tốc độ tăng trưởng là vùng ven biển Đây là vùng có nhiều tiềm năng và đang được tỉnh triển khai nhanh việc phát triển SXKD trên tất cả các lĩnh vực; trong đó tập trung phát triển và đưa kinh tế ven biển trở thành

“đầu tàu kinh tế”, trọng tâm là phát triển công nghiệp lọc hóa dầu, nhiệt điện, luyện kim, cơ khí chế tạo, đồng thời quan tâm phát triển các ngành tổng hợp khác như dịch vụ, thủy sản,… Vì vậy tốc độ tăng trưởng của vùng cao và liên tục tăng, trên 10% giai đoạn 2016 – 2021 Vùng đồng bằng tốc độ phát triển duy trì ở mức 8 – 9%/năm, đóng góp trên 50% GRDP của cả tỉnh Trong khi đó trung du – miền núi là vùng có nhiều khó khăn so với các vùng khác cả về điều kiện tự nhiên lẫn KT-XH Tốc độ tăng trưởng bình quân của khu vực chỉ đạt 5 – 6%/năm, thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng chung của nền KT cả tỉnh Việc triển khai các chương trình 134, 135 và Nghị quyết 30A của chính phủ trong những năm gần đây đã đẩy nhanh tốc độ phát triển kết cấu hạ tầng khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tạo ra nhiều cơ hội giúp đồng bào dân tộc vươn lên, vượt qua đói nghèo và lạc hậu [3], [23]

* Cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế

Lựa chọn tiêu chí đánh giá trình độ phát triển kinh tế - xã hội huyện Quảng Xương

1.3.1 Căn cứ đề xuất tiêu chí

- Quan niệm và bản chất phát triển KT-XH lãnh thổ trên thế giới và Việt Nam hiện nay

- Bộ chỉ số thống kê cấp tỉnh, huyện, xã của Việt Nam năm 2016 [13] và của Ngân hàng thế giới (WB) năm 2018 [21]

- Điều kiện thực tế, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Quảng Xương có khát vọng phát triển mạnh mẽ, phấn đấu đến năm 2030, trở thành trở thành thị xã của tỉnh Thanh Hoá Trong khi hiện nay, tuy có nhiều tiềm năng phát triển,

Hình 1.5 Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Nga Sơn giai đoạn 2016 – 2021

Nông, lâm, thủy sản Công nghiệp - xây dựng nhưng điểm xuất phát thấp, cơ sở hạ tầng còn nghèo, chưa đạt chuẩn huyện nông thôn mới và chưa có quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH đến năm 2030

1.3.2 Yêu cầu của bộ tiêu chí

Bộ tiêu chí đánh giá trình độ phát triển kinh tế - xã hội huyện phải đáp ứng các yêu cầu sau: (i) Công tác quản lý, điều hành phát triển kinh tế - xã hội của cấp ủy, chính quyền cấp huyện (ii) Phù hợp với nội dung CNH, HĐH và xu thế phát triển của cả nước, nên phải kế thừa tối đa các tiêu chí phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và cấp tỉnh (iii) Phản ánh được xu hướng thay đổi mô hình và phương thức phát triển kinh tế - xã hội trong những điều kiện phát triển mới của đất nước và từng lãnh thổ (iv) Bộ chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện phải có tính động và (v) Phải bảo đảm khả năng ứng dụng trong thực tế quản lý của tất cả các huyện và cho phép so sánh được trình độ phát triển giữa các huyện tại cùng thời điểm, so sánh trình độ của một huyện tại những thời điểm khác nhau

1.3.3 Lựa chọn tiêu chí đánh giá trình độ phát triển kinh tế - xã hội huyện

Trong nghiên cứu này học viên chọn 13 tiêu chí cứng và một số tiêu chí mềm Các tiêu chí cứng là những tiêu chí bắt buộc Các tiêu chí mềm là những tiêu chí tham khảo, bổ sung và có thể thay thế tiêu chí cứng trong điều kiện không thể thu thập được tiêu chí cứng

Các tiêu chí cứng: có 13 tiêu chí chính và chia làm 3 nhóm

-Nhóm tiêu chí về KT gồm: Tốc độ tăng trưởng GRDP trung bình trong từng 5 năm (%); Tổng sản phẩm trong huyện (GRDP) bình quân đầu người; Tỷ trọng ngành NN so với tổng giá trị tăng thêm (VA) trên địa bàn huyện; Tỷ lệ đô thị hóa; Tỷ lệ xã đạt tiêu chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu; Tỷ trọng lao động đang làm việc trong ngành NN so với tổng lao động đang làm việc trên địa bàn huyện

-Nhóm tiêu chí về xã hội gồm: Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo (có chứng chỉ, bằng cấp); Chỉ số phát triển con người (HDI); Tỷ lệ hộ nghèo;

Số bác sĩ chuyên khoa I và II trên 1 vạn dân

- Nhóm tiêu chí về môi trường gồm: Tỷ lệ diện tích đất LN có rừng so với tổng diện tích đất LN của huyện; Tỷ lệ dân số được sử dụng nước hợp vệ sinh Tỷ trọng chất thải (CN, Sinh hoạt, Y tế,) được xử lý, tái chế (%)

Các tiêu chí mềm: Tùy theo khả năng, điều kiện của từng huyện, ở giai đoạn có thể tổ chức điều tra, khảo sát thu thập thông tin để tính toán bổ sung thêm các tiêu chí sau: Số thuê bao Internet/dân số; Tỷ trọng ngành CN chế tác trong GRDP; Hệ số bất bình đẳng về thu nhập (GINI); Tỷ lệ chất thải (rắn, lỏng, khí, sinh hoạt, công nghiệp, y tế) được xử lý; Tỷ lệ chất thải rắn thông thường được xử lý đạt tiêu chuẩn; Tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý đạt tiêu chuẩn;

Tỷ lệ chất thải y tế được xử lý đạt tiêu chuẩn [15]

1.3.4 Giá trị cần đạt của từng tiêu chí cứng vào năm 2030

Trong nghiên cứu này học viên xây dựng mức chuẩn của huyện Quảng Xương bằng mức chuẩn của Thanh Hóa vào năm 2030 đã được đã xây dựng

[15] và có điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của huyện Nếu đạt được mức chuẩn dưới đây thì cho mỗi tiêu chí đạt điểm tối đa là 10 điểm (chưa nhân trọng số)

1- Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình trong 5 năm từ 15%/năm

2- GRDP bình quân/người theo tỷ giá hối đoái: đạt 8.000 USD trở lên 3- Tỷ trọng giá trị tăng thêm của N - L - TS trong tổng giá trị tăng thêm được tạo ra trên địa bàn huyện: đạt dưới 10%

4- Tỷ lệ đô thị hóa từ 40% trở lên

5- Tỷ lệ xã đạt tiêu chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu: 100%

6- Tỷ trọng lao động đang làm việc trong ngành N – L – TS dưới 30% 7- Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo đạt từ 70,0% trở lên 8- Chỉ số phát triển con người (HDI) 0,800 trở lên

9- Tỷ lệ hộ nghèo dưới 1,0%

10- Số bác sĩ chuyên khoa I v à II trên 1 vạn dân từ 10 người trở lên 11- Tỷ lệ đất LN có rừng khép tán đạt 100% diện tích đất lâm nghiệp 12- Tỷ lệ dân số được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%

13- Tỷ trọng chất thải (CN, sinh hoạt, y tế,) được xử lý, tái chế ≥ 60%

- Thang điểm và trọng số Học viên sử dụng thang điểm 10 cho từng tiêu chí Về trọng số: các tiêu chí 6, 7, 9, 10, 11, 12 và 13 là những tiêu chí quan trọng nên có trọng số 1; các tiêu chí 1, 3, 4, 5 và 8 là những tiêu chí rất quan trọng nên có trọng số 2 Riêng tiêu chí 2 là tiêu chí đặc biệt quan trọng nên có trọng số là 3 Như vậy ta có tổng điểm tối đa đạt được là (7 x 10) + (5 x 10 x 2) + (1 x 10 x 3) = 200 Trong đó, tổng điểm của các chỉ số kinh tế là 120 của các chỉ số xã hội là 50 và của các chỉ số về môi trường là 30 Như vậy đảm bảo sự hài hòa giữa kinh tế với xã hội và môi trường

- Phương pháp đánh giá Đối với các tiêu chí 1, 2, 4, 5, 7, 8, 10, 11, 12 và 13 được tính toán theo tỷ lệ phần trăm (%) trong bộ tiêu chí cơ bản phát triển KTXH của huyện đến năm 2030 Việc tính điểm của từng tiêu chí tại một thời điểm căn cứ vào kết quả đạt được thực tế của tiêu chí tại thời điểm đó so với giá trị cần đạt của tiêu chí Điểm của các tiêu chí này được tính theo công thức sau: Kết quả thực hiện tiêu chí thứ i của huyện x 100 x trọng số (1, 2 hoặc 3) rồi quy về thang điểm 10

Riêng ba tiêu chí 3, 6 và 9 có tương quan nghịch với kết quả thực hiện được áp dụng các cánh tính sau:

+ Số điểm của tiêu chí 3 (tỷ trọng giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp so với tổng giá trị tăng thêm dưới 10%) được tính theo công thức [100 – (VA nông nghiệp/VA toàn huyện N) x 100 ] x 100/90 x 2 (trọng số là 2) Sau đó quy về thang điểm 10

Các nguồn lực phát triển kinh tế huyện Quảng Xương

2.1.1 Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

Huyện Quảng Xương nằm ở phía Đông Nam tỉnh Thanh Hoá, thuộc miền duyên hải chung bờ biển với thị xã Nghi Sơn, TP Sầm Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hoá và Nga Sơn, có diện tích là 174,22 km 2 , có 26 đơn vị hành chính (1 thị trấn và 25 xã); Huyện có tọa độ địa lí như sau: 19 0 34’B – 19 0 47’B và từ 105 0 46’Đ –

105 0 53’Đ, Vị trí tiếp giáp của huyện: Phía Bắc giáp TP Thanh Hóa, huyện Hoằng Hóa và TP Sầm Sơn; Phía Nam giáp huyện thị xã Nghi Sơn, huyện Nông Cống; Phía Đông giáp Biển Đông; Phía Tây giáp huyện Đông Sơn (Bảng 1 PL) [5]

Về vị trí địa tự nhiên, huyện Quảng Xương mang đặc điểm chung của vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa, chịu tác động nhiều bởi thiên tai (bão, lụt), xâm nhập mặn, triều cường,… tác động không nhỏ đến nền kinh tế

Quảng Xương là một trong những huyện có vị trí địa lí rất thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội Trung tâm huyện lị cách TP Thanh Hóa chỉ 3 km về phía Bắc; gần sát với TP du lịch nổi tiếng cả nước; gần thị xã Nghi Sơn Như vậy Quảng Xương có vị trí nằm giữa 3 động lực tăng trưởng và phát triển của tỉnh Thanh Hóa là TP Thanh Hoá – TP Sầm Sơn – TX Nghi Sơn Đây là thuận lợi rất quan trọng để huyện phát huy thế mạnh, mở cửa giao lưu phát triển kinh tế với bên ngoài, mở rộng thị trường tiêu thụ với các huyện khác trong tỉnh, với tỉnh ngoài và với cả miền Bắc và miền Trung

2.1.2 Nguồn lực tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Quảng Xương có địa hình thấp và tương đối bằng phẳng với độ cao trung bình 3-5m; chia làm hai vùng rõ rệt [5]:

Tiểu vùng 1: bao gồm phần các xã phía Tây với đặc điểm địa hình đồng bằng, bằng phẳng, đất đai màu mỡ, có một số vùng trũng ở phía nam với độ cao 1- 1,5 m; địa hình không có sự phân hóa là điều kiện thuận lợi để hình thành vùng sản xuất nông nghiệp tập trung trên quy mô lớn; đây là vùng trọng điểm sản xuất lúa của huyện

Tiểu vùng 2: bao gồm các xã ở phía Đông của huyện, đặc điểm chính của địa hình vùng này là có dạng lượn sóng, những dải đất cao và những dải đất trũng xen kẽ nhau được hình thành bởi dòng hải lưu dọc bờ biển Độ cao của nền địa hình dao động từ 3 - 5 m so với mực nước biển Nơi cao là những dải cồn cát, còn nơi trũng là những dải đất hình lòng máng dốc dần theo hướng Bắc-Nam Địa hình tiểu vùng này thuận lợi để phát triển kinh tế biển

Do đặc điểm địa hình, khí hậu và vị trí địa lí nên tài nguyên đất phục vu PTNN của huyện cũng khá đa dạng, bao gồm các nhóm đất chính sau (Bảng 2 PL, 3PL) [8]:

* Nhóm đất cát: diện tích của nhóm này là 2.421,9 ha, chiếm 12,02% bao gồm 2 loại chính:

- Đất cát trắng vàng: có diện tích 823,83ha; phân bố dọc ven biển các xã Quảng Vinh, Quảng Hùng, Quảng Đại, Quảng Hải, Quảng Thái, Quảng Lợi, Quảng Nham Loại đất này thích hợp với trồng rừng phòng hộ, chủ yếu là phi lao chắn gió, chắn cát di chuyển Ngoài ra, đất cát phân bố dịch vào phía trong có thể trồng một số loại cây chịu hạn như khoai lang, lạc, đậu,…

- Đất cát glây có diện tích lớn (1.598,05 ha) phân bố ở các xã vùng ven biển Quảng Vinh, Quảng Hùng, Quảng Giao, Quảng Minh, Quảng Lộc, Quảng Lợi,… Đất này thoát nước tốt, tơi xốp, thoáng khí thích hợp để trồng rau màu, cây công nghiệp hàng năm như lạc, đậu, đỗ,

- Nhóm đất mặn: Diện tích 3599,05ha (chiếm 17,89% diện tích tự nhiên của huyện) Tuỳ theo nồng độ mặn trong đất được chia thành 2 loại:

+ Đất mặn nhiều: có diện tích 912,36 ha phân bố rải rác ở các xã Quảng Nham, Quảng Châu, Quảng Thạch, Quảng Trung,… chủ yếu thích hợp để trồng cói, trồng lúa (giống chịu mặn) và nuôi trồng thủy sản

+ Đất mặn ít có diện tích lớn hơn 2.686,69 ha phân bố chủ yếu ở các xã Quảng Châu, Quảng Vinh, Quảng Thạch, Quảng Trung, Quảng Vọng, Quảng Phúc,… Nơi có tưới tiêu thuận lợi, thích hợp trồng lúa; nơi không thuận lợi về thủy lợi, đang được sử dụng để trồng cói và nuôi trồng thủy sản

- Nhóm đất phù sa: Diện tích 11.132,22 ha (chiếm 55,22% diện tích tích tự nhiên), nhóm đất này được hình thành do kết quả lắng đọng phù sa sông Do sự tác động của thời gian và các điều kiện của tự nhiên, đất phù sa đang có những biến đổi và khá đa dạng với 6 loại khác nhau, trong đó có loại đất phù sa có tầng đốm gỉ glay nông chua chiếm tỷ trọng lớn nhất phân bố trên quy mô lớn ở các xã phía Tây Loại đất này chủ yếu thích hợp để trồng lúa (2 vụ lúa/năm); những nơi địa hình cao, thoát nước tốt thì có thể bố trí 2 lúa – 1 vụ màu

Ngoài ra, huyện còn có nhóm đất đỏ (đất tầng mỏng) có diện tích khoảng hơn 400ha, phân bố rải rác, dùng để trồng rừng (phi lao, bạch đàn, keo)

Nhìn chung, tài nguyên đất ở huyện Quảng Xương khá đa dạng, thích hợp với sản xuất NN, có giá trị nhất là nhóm đất phù sa do sông Mã bồi đắp chiếm hơn ẵ diện tớch toàn huyện Đõy là cơ sở để huyện PTNN theo hướng chuyên môn hóa, tập trung trên quy mô lớn

Quảng Xương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang đặc điểm của khí hậu vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa Các đặc trưng khí hậu thể hiện như sau [5], [8]:

Nhiệt độ trung bình năm của huyện 23,5 0 C, tổng nhiệt hoạt động 8300-

8400 0 C Trung bình mỗi năm, huyện có 1524 giờ nắng, tháng có nắng nhiều nhất là tháng 7, ít nhất là tháng 2 Số ngày nắng trung bình trong năm là 200 ngày

Hiện trạng phát triển kinh tế huyện Quảng Xương giai đoạn 2016-2021

2.2.1 Khái quát chung nền kinh tế huyện Quảng Xương

2.2.1.1 Vị trí của Quảng Xương trong nền kinh tế tỉnh Thanh Hoá

Năm 2021 giá trị sản xuất (GRDP) của Quảng Xương đạt 17.402 tỉ đồng, chiếm 8,1% GRDP của Thanh Hóa (năm 2021 GRDP của Thanh Hóa là 215.851 tỷ đồng), nền kinh tế của huyện Quảng Xương có vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa [8]

Dựa vào quy mô GRDP huyện Quảng Xương đứng thứ 7, theo mật độ GRDP huyện đứng thứ 5; theo chỉ số phân cực thì huyện đứng thứ 8; bình quân thu nhập đầu người đúng thứ 4 sau thành phố Thanh Hoá, TP Sầm Sơn và TX Nghi Sơn Như vậy huyện Quảng Xương là huyện nằm trong tốp 10/27 thành, thị, huyện có nền kinh tế lớn của tỉnh Thanh Hoá

Huyện Quảng Xương có khoảng 12,7% đường bờ biển của tỉnh Thanh Hoá Như vậy Quảng Xương là 1 trong 5 huyện thị có biển, đây là địa bàn góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế biển của tỉnh Thanh Hoá và đảm bảo an ninh quốc phòng

Là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử, qua nhiều lần chia tách, sáp nhập, điều chỉnh địa giới hành chính, tên gọi Quảng Xương bắt đầu được sử dụng từ đời Quang Thuận (năm 1469) đến nay; trước đó, huyện

Quảng Xương được biết đến với tên gọi Vĩnh Xương Trải qua nhiều biến cố thăng trầm, huyện Quảng Xương vẫn giữ gìn được nhiều nét đẹp văn hóa đặc trưng, từ những di sản văn hóa tinh thần như làn điệu dân ca, dân vũ, các lễ hội truyền thống, đến những di tích văn hóa, lịch sử được công nhận ở cấp quốc gia và cấp tỉnh

Huyện Quảng Xương nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Thanh Hóa; phía Bắc giáp thành phố Thanh Hóa và thành phố Sầm Sơn, phía Nam giáp thị xã Nghi Sơn, phía Đông giáp Biển Đông, phía Tây giáp huyện Nông Cống và huyện Đông Sơn Như vậy huyện Quảng Xương nằm giữa 3 động lực kinh tế của tỉnh Thanh Hoá là thành phố Thanh Hoá, thành phố Sầm Sơn, thị xã Nghi Sơn có vai trò quan trọng trong việc kết nối giữa các vùng động lực

Quảng Xương hiện là nơi cung cấp nông sản, thuỷ sản lớn cho thành phố Thanh Hoá, thành phố Sầm Sơn Trong đó nổi bật là các mặt hàng thuỷ sản và nông sản mà chủ yếu như cá, tôm, cua, rau củ quả,…

Trong giai đoạn từ 2016 – 2022, GTSX trên địa bàn huyện Quảng Xương tăng liên tục, từ 10.430 tỉ đồng (giá hiện hành) năm 2016 lên 17.402 tỉ đồng năm 2021 (tăng gấp 1,7 lần) Riêng trong 5 năm (2016-2021), quy mô giá trị sản xuất năm 2021 (giá so sánh năm 2010) đạt 12.756 tỷ đồng, gấp 2,2 lần

2016 Kết quả này là sự nỗ lực, gắng lớn của huyện Quảng Xương trong việc phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa, góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho nhân dân [7], [8]

2.2.2.3 Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Giai đoạn 2016 – 2021, nhờ có giải pháp linh hoạt, sáng tạo, quyết liệt, quyết tâm cao trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện của các cấp uỷ đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, lực lượng vũ trang và sự đồng thuận của Nhân dân trong huyện, huyện Quảng Xương đã đạt được những thành tựu kinh tế - xã hội đáng khích lệ: Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm ước đạt 15,6%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; năm 2021, tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản chiếm 21%; công nghiệp - xây dựng chiếm 40%; dịch vụ chiếm 39% Các hoạt động văn hóa

- xã hội có chuyển biến tiến bộ theo hướng xã hội hóa và nâng cao chất lượng Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao (Bảng 8 PL) [7], [8]

Như vậy tốc độ gia tăng giá trị sản xuất của huyện Quảng Xương khá nhanh và ổn định giai đoạn 2016-2021 Trong các ngành kinh tế thì khu vực N – L – TS có tốc độ tăng trưởng thấp nhất và có xu hướng giảm, TM – DL – DV tăng trưởng nhanh và tương đối ổn định, còn CN – TTCN – XD tăng nhanh nhất đạt 19,3%

Sự tăng trưởng nền KT của huyện còn thể hiện ở việc tăng nhanh nguồn thu ngân sách trên địa bàn Thu ngân sách nhà nước 2021 đạt 1.305,087 tỷ đồng, tăng 196% so với dự toán tỉnh giao, tăng 47% so với dự toán HĐND huyện giao, tăng 72% so với năm 2020, trong có thu thường xuyên 119.687 triệu đồng, đạt 123% dự toán huyện giao; thu tiền sử dụng đất 930 tỷ đồng, đạt 19% dự toán huyện giao và tăng cao so với dự toán tỉnh giao; thu khác ngân sách đạt cao nhất từ trước đến nay, ước đạt 78 tỷ đồng Chi ngân sách ước thực

Tăng trưởng GTSX N – L – TS CN – TTCN – XD TM – DL – DV

Hình 2.2 Biểu đồ tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện Quảng Xương giai đoạn 2016 – 2021

Quảng Xương Thanh Hoá hiện 1.226 tỷ đồng, đạt 93% so với dự toán HĐND huyện giao, tăng 2% so với năm 2020 Chi đầu tư phát triển đạt 666 tỷ đồng, bằng 85% so với dự toán HĐND huyện giao, tăng 11% so với CK; chi Chương trình mục tiêu của tỉnh giao 67,4 tỷ đồng, đạt 83% KH; chi các chương trình theo Nghị quyết của HĐND huyện 55,7 tỷ đồng, đạt 94,7% so với dự toán giao Các nhiệm vụ chi thường xuyên cơ bản thực hiện theo dự toán, đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhiệm vụ chuyên môn của cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách (Bảng 9 PL) [7], [8]

2.2.2.5 Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu nền kinh tế huyện Quảng Xương thời gian qua đã và đang có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với tiềm năng, lợi thế của huyện và xu hướng chung của tỉnh Thanh Hóa Đối với cơ cấu kinh tế theo ngành của huyện đang chuyển dịch theo hướng

Hình 2.3 Biểu đồ thu, chi ngân sách của huyện Quảng Xương giai đoạn 2016 – 2021

Cơ sở đề xuất định hướng và giải pháp

Nghị quyết số 58/NQ-TW ngày 05-8-2020 của Bộ Chính trị về Xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hoá đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 ghi rõ:

“Xây dựng và phát triển Thanh Hoá trở thành tỉnh kiểu mẫu, trở thành một cực tăng trưởng mới cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển là trách nhiệm của tỉnh Thanh Hoá và cả nước nhằm hiện thực hoá lời căn dặn của Bác Hồ khi về thăm tỉnh Thanh Hóa Phát huy mọi tiềm năng, lợi thế để phát triển tỉnh Thanh Hoá nhanh và bền vững với công nghiệp nặng, nông nghiệp quy mô lớn, giá trị gia tăng cao là nền tảng; các ngành công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến, chế tạo và dịch vụ logistics là đột phá; du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn bảo đảm hài hoà và cân đối giữa các vùng, miền, nhất là giữa vùng đồng bằng và ven biển với vùng miền núi; giữa thành thị và nông thôn Giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển nhanh với phát triển bền vững; giữa phát triển hợp lý theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu, trong đó phát triển theo chiều sâu là chủ đạo” [1]

Quyết định 153/QĐ-TTg ngày 27 tháng 02 năm 2023, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tỉnh Thanh Hoá thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045: Phấn đấu đưa Thanh Hóa trở thành một trong những trung tâm lớn của khu vực và cả nước về công nghiệp nặng, công nghiệp năng lượng, chế biến, chế tạo; nông nghiệp quy mô lớn, giá trị gia tăng cao; dịch vụ logistics, du lịch, giáo dục và đào tạo, y tế chuyên sâu, văn hóa và thể thao Đến năm 2025, Thanh Hóa trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước - một cực tăng trưởng mới có nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững, cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc; đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại, người dân có mức sống cao hơn bình quân cả nước; quốc phòng, an ninh đảm bảo vững chắc; giữ vững ổn định trật tự an toàn xã hội [11]

Một số mục tiêu cụ thể đến năm 2030:

-Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân giai đoạn 2021 - 2030 khoảng 8 - 9%/năm; trong đó giai đoạn 2021 - 2025 khoảng

9 - 10% và giai đoạn 2026 - 2030 khoảng 7 - 8% GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 6.500 USD vào năm 2025 và 10.000 - 11.000 USD vào năm 2030

-Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) phân theo ngành kinh tế (nông, lâm, thủy sản; công nghiệp - xây dựng và dịch vụ) tương ứng khoảng

8,9% - 55,3% - 35,8% vào năm 2025 và 6,4% - 56,5% - 37,1% vào năm 2030 Kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 4 tỷ USD vào 2025 và 8 tỷ USD vào năm

2030 Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt khoảng 750 nghìn tỷ đồng giai đoạn

2021 - 2025 và đạt khoảng 800 - 900 nghìn tỷ đồng giai đoạn 2026 - 2030 Tỷ trọng sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao trong tổng GRDP chiếm 45% GRDP vào năm 2025 và đạt trên 60% GRDP vào 2030

Quyết định 1629/QĐ-TTg, ngày 14/11/2019 của Thủ tường Chính phủ về phê duyệt nhiệm vụ thành lập Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 -

2030, tầm nhìn đến 2045 Mục tiêu tổng quát: Phấn đấu đến năm 2030, Thanh

Hóa trở thành tỉnh công nghiệp, có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, từng bước hiện đại; phù hợp với tình hình thực tế và xu thế phát triển của vùng, quốc gia, khu vực ASEAN và quốc tế [12]

Quyết định số 262/QĐ-UBND ngày 20/01/2017 của UBND tỉnh Thanh

Hóa về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện Quảng Xương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 [19].

Quan điểm và mục tiêu phát triển kinh tế huyện Quảng Xương

3.2.1 Các quan điểm phát triển kinh tế

- Phát triển kinh tế - xã hội huyện Quảng Xương đặt trong tổng thể phát triển chung của tỉnh Thanh Hóa Gắn kết chặt chẽ giữa phát triển huyện với sự phát triển trong khu vực, nhất là thành phố Thanh Hóa, KKT Nghi Sơn, TP

Sầm Sơn, các khu du lịch lớn trong tỉnh và vùng Bắc Trung Bộ Nắm bắt các cơ hội phát triển mới trong khu vực để thu hút đầu tư bên ngoài tạo sự bứt phá về tăng trưởng, đồng thời tạo động lực mạnh thúc đẩy kinh tế - xã hội huyện

- Tập trung mọi nguồn lực để đầu tư, khai thác tiềm năng lợi thế của từng vùng, đặc biệt là khu vực ven biển để phát triển các ngành kinh tế biển hiệu quả và bền vững Chú trọng phát triển thương mại và du lịch, công nghiệp và TTCN có trọng tâm, trọng điểm

- Xây dựng các đô thị đã được quy hoạch, nhất là mở rộng thị trấn Quảng Xương với chức năng là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của huyện; đồng thời nâng cấp và phát triển đô thị vệ tinh trở thành hạt nhân kinh tế thúc đẩy và lan tỏa tại các vùng trong huyện

- Coi trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực cho KKT Nghi Sơn, thành phố Thanh Hóa, TP Sầm Sơn, Khu công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng Đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học - công nghệ (đặc biệt trong ngành nông nghiệp, công nghiệp) xem đây là khâu then chốt để nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm hàng hóa

- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, xã hội với bảo vệ môi trường, phòng tránh thiên tai và ứng phó biến đổi khí hậu

- Huy động nguồn lực tập trung phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện; ưu tiên phát triển giao thông, hạ tầng đô thị, hạ tầng nước sạch, hạ tầng cụm công nghiệp, hạ tầng thương mại và du lịch

- Phát triển kinh tế - xã hội gắn liền với bảo đảm quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội trong khu vực

3.2.2 Các mục tiêu phát triển kinh tế

Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững kinh tế - xã hội, môi trường để huyện Quảng Xương thực sự trở thành huyện có kinh tế phát triển năng động, thuộc nhóm huyện khá của tỉnh Thanh Hóa Duy trì tốc độ tăng trưởng cao, tạo sự chuyển biến mạnh về chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế, đến năm 2025 Quảng Xương có cơ cấu kinh tế hiện đại, trong đó ngành dịch vụ du lịch đóng vai trò nòng cốt Tăng cường đầu tư phát triển hệ thống đô thị, từng bước hiện đại hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đô thị và nông thôn; gắn phát triển kinh tế với nâng cao chất lượng sống của nhân dân; tập trung xây dựng nông thôn mới; phát triển y tế chăm sóc sức khỏe nhân dân; phát triển nguồn nhân lực, bảo tồn bản sắc văn hóa, bảo vệ môi trường sinh thái; xây dựng củng cố quốc phòng - an ninh vững chắc [19]

3.2.2.2 Mục tiêu cụ thể a Mục tiêu cụ thể giai đoạn 2016 - 2025

- Tốc độ tăng GTSX bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 15,7%/năm, giai đoạn 2021 - 2025 đạt 15%/năm

- Cơ cấu giá trị sản xuất đến năm 2020: Nông, lâm, thủy sản 23,0%; công nghiệp - xây dựng 35%; dịch vụ 42,0%; đến năm 2025 tương ứng là 18,0%; 37,0%; 45,0%

- Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 48 triệu đồng; năm 2025 đạt 92 triệu đồng

- Tổng giá trị xuất khẩu năm 2020 đạt 24 triệu USD; năm 2025 đạt 35 triệu USD

- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2016 - 2020 đạt 10.500 tỷ đồng, giai đoạn 2021 - 2025 đạt 16.500 tỷ đồng

- Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới đến năm 2020 đạt 80%; năm 2025 đạt 100%

- Tỷ lệ đô thị hóa năm 2020 đạt 27%; năm 2025 đạt 40%

- Tỷ lệ đường giao thông nông thôn cứng hóa năm 2020 đạt 100% b Mục tiêu đến năm 2030

- Tốc độ tăng GTSX bình quân giai đoạn 2026 - 2030 đạt 13,5%

- Thu nhập bình quân đầu người năm 2030 đạt 130 triệu đồng

- Cơ cấu GTSX: Nông, lâm, thủy sản 14%; công nghiệp - xây dựng 38%; dịch vụ 48%

- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2026 - 2030 đạt 20.000 tỷ đồng

- Tỷ lệ qua đào tạo năm 2030 đạt 98%

- Tỷ lệ đô thị hóa năm 2030 đạt trên 45%.

Định hướng phát triển

3.3.1 Định hướng phát triển theo ngành a Nông – lâm – thủy sản

Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất sản phẩm sạch, áp dụng công nghệ cao; đẩy mạnh tích tụ ruộng đất, hình thành vùng sản xuất hàng hóa lớn Phấn đấu tốc độ tăng GTSX ngành nông, lâm, thủy sản bình quân giai 2021 -

2025 đạt 3,0%/năm và giai đoạn 2025-2030 đạt 3,3%/năm [19]

- Trồng trọt: Ổn định diện tích lúa khoảng 7.000 ha, phát triển lúa chất lượng cao, đến năm 2025 chiếm khoảng 90% tổng diện tích lúa Ổn định diện tích ngô khoảng 900 - 1.000 ha, năng suất đạt 5,5 - 6,0 tấn/ha; diện tích trồng cói đến năm 2025 khoảng 1.100 ha Mở rộng và hình thành vùng sản xuất rau an toàn chất lượng cao; đến năm 2025, diện tích vùng sản xuất rau khoảng 1.000 ha, sản lượng đạt khoảng 140.000 tấn (diện tích sản xuất rau an toàn có khoảng

200 ha với sản lượng khoảng 2.800 tấn) Xây dựng một số mô hình hoa cây cảnh để cung cấp cho thị trường thành phố Thanh Hóa và thành phố Sầm Sơn với diện tích khoảng 15 ha

- Chăn nuôi: Phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa; đến năm 2025, tỷ trọng chăn nuôi khoảng 55 - 60% trong ngành nông nghiệp Tập trung chăn nuôi trang trại với quy mô công nghiệp kết hợp với quy mô vừa và nhỏ tại các hộ gia đình Đến năm 2025, đàn trâu đạt 600 con; đàn bò đạt 12.500 con; đàn lợn khoảng 150 nghìn con; đàn gia cầm 1.300 nghìn con, ưu tiên phát triển một số gia cầm đặc sản (gà ri, gà mía, vịt cỏ ) Sản lượng thịt hơi các loại đạt khoảng 30.000 nghìn tấn vào năm 2025

- Lâm nghiệp: Tiếp tục thực hiện đầu tư và quản lý bảo vệ rừng Phối hợp với các xã ven biển có rừng phòng hộ để có phương án trồng và bảo vệ chăm sóc

- Thủy sản: Phát triển toàn diện cả về nuôi trồng, đánh bắt, chế biến và dịch vụ hậu cần nghề cá, nâng cao chất lượng hiệu quả sản xuất, đưa ngành thủy sản trở thành một ngành sản xuất hàng hóa lớn

+ Về khai thác: Giảm phương tiện khai thác gần bờ, phát triển nhanh lực lượng khai thác xa bờ; ưu tiên đầu tư các đội tầu lớn, công suất từ 90 CV trở lên Phấn đấu đến năm 2025 đạt 23.000 tấn, trong đó sản lượng khai thác xa bờ chiếm hơn 80% Nâng cấp mở rộng bến cá Quảng Nham có thể tiếp nhận tầu đến 1.000 - 2.000 DWT; xây dựng hoàn chỉnh khu neo đậu tránh trú bão cho tầu thuyền

+ Về nuôi trồng: Phát triển nuôi trồng thủy sản phải theo hướng thâm canh; ưu tiên phát triển các đối tượng nuôi xuất khẩu và các đặc sản có giá trị cao phục vụ du lịch như: tôm chân trắng, tôm sú, ngao Bến Tre, cá rô phi xuất khẩu Đến năm 2025 diện tích nuôi trồng đạt 1.150 ha, với sản lượng khoảng 6,50 nghìn tấn b Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm; các sản phẩm dệt may (trừ sản xuất phụ liệu, nhuộm) Phát triển tiểu thủ công nghiệp gắn với khôi phục các làng nghề truyền thống Phấn đấu tốc độ tăng GTSX bình quân giai đoạn 2016 - 2025 đạt 16,9% [19]

- Công nghiệp chế biến: Phát triển công nghiệp chế biến thủy sản, chế biến nông sản nhằm phục vụ nhu cầu trên địa bàn tỉnh Cải tạo nâng cấp các cơ sở chế biến hiện có, xây dựng một số cơ sở chế biến hiện đại trong Cụm công nghiệp Nham Thạch nhằm tạo ra các sản phẩm thủy, hải sản có giá trị cao

- Công nghiệp đóng và sửa chữa tầu thuyền: Phát triển mạnh công nghiệp đóng mới và sửa chữa tầu thuyền khu vực xã Quảng Nham, Quảng Thạch nhằm phục vụ nghề khai thác đánh bắt hải sản Trước mắt nâng cấp các cơ sở hiện có, sau đó mở thêm 1 đến 2 cơ sở sửa chữa và đóng mới đáp ứng nhu cầu đánh bắt xa bờ và tàu phục vụ du lịch

- Công nghiệp dệt may, da giầy: Tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực dệt may trong cụm công nghiệp Tiên Trang và một số cụm công nghiệp làng nghề khu vực vùng Đồng (Quảng Hợp), giầy da khu vực xã Quảng Phong trên cơ sở tiếp cận công nghệ mới, nâng cao chất lượng, tăng cường đào tạo nghề

- Công nghiệp cơ khí sửa chữa nhỏ: Tiếp tục phát triển sửa chữa cơ khí, điện máy, phục vụ nông nghiệp như máy động lực, máy phục vụ sản xuất, thu hoạch nông nghiệp và phục vụ vận tải dọc các quốc lộ, tỉnh lộ

- Phát triển tiểu thủ công nghiệp - làng nghề: Phát triển mạnh tiểu thủ công nghiệp gắn với phục hồi và phát triển các nghề truyền thống, đặc biệt là nghề sản xuất chiếu cói, nghề làm mắm Mở rộng thêm một số ngành nghề mới như: nghề sản xuất tăm hương, thêu ren, đính cườm Xây dựng thương hiệu chiếu Nga Khê (Quảng Khê), rượu Làng Bùi (Quảng Giao), nước mắm Cự Nham (Quảng Nham)

- Phát triển cụm công nghiệp: xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng 02 cụm công nghiệp Nham Thạch (50ha) và Tiên Trang (38ha) thuộc khu vực Bắc cầu Ghép, nghiên cứu quy hoạch phát triển cụm công nghiệp Yên Trạch giáp phía tây thành phố Thanh Hóa

- Xây dựng: Đẩy mạnh các hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển các doanh nghiệp xây dựng mạnh đủ năng lực tham gia thực hiện các công trình trên địa bàn huyện Triển khai thực hiện các quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị đã được phê duyệt đặc biệt là 3 quy hoạch đô thị lớn là mở rộng thị trấn Quảng Xương, khu đô thị Tiên Trang, khu đô thị Bắc Ghép c Phát triển các ngành dịch vụ

Đề xuất giải pháp phát triển kinh tế - xã hội huyện Quảng Xương đến năm 2030

Quá trình phát triển KTXH của một lãnh thổ bao gồm các hoạt động, các quá trình làm cho kinh tế - xã hội của lãnh thổ đó tăng lên một lượng điểm nhất định sau một khoảng thời gian nhất định Trình độ phát triển KT-XH của Quảng Xương năm 2021 đã đạt trên 3/4 mục tiêu đặt ra cho năm 2030 Chỉ còn gần 7 năm nữa để Quảng Xương thực hiện mục tiêu đặt ra, vì vậy huyện cần thực hiện linh hoạt và đồng bộ các giải pháp cơ bản sau đây:

3.2.1 Tập trung rà soát, điều chỉnh, bổ sung nâng cao chất lượng các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội bền vững và hiệu quả

Chú trọng rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển các ngành; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch xã nông thôn mới của huyện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, triển khai thực hiện quy hoạch xây dựng và mở rộng 02 đô thị, dân số hiện trạng khu vực dự kiến phát triển đô thị: 32.752 người, dự báo dân số đô thị đến năm 2025 khoảng 40.000 người, tỷ lệ đô thị hóa đạt 19,04% Đến năm 2030 phát triển huyện Quảng Xương trở thành thị xã, đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV Phát triển khu du lịch ven biển huyện Quảng Xương với diện tích khoảng 1.400 ha, phía Đông đường ven biển, kéo dài từ xã Quảng Hải đến Quảng Nham Phát triển loại hình du lịch biển với các chức năng: nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, chợ du lịch kết hợp ẩm thực, thể thao, du lịch cộng đồng,

- Xây dựng khu đô nghỉ dưỡng khoáng nóng tại xã Quảng Yên Định hướng xây dựng khu đô thị gắn với dịch vụ lịch tập trung, đồng bộ Tổ chức kiến trúc cảnh quan độc đáo, hiện đại, phát triển đa dạng thêm các loại hình dịch vụ để bổ trợ cho sản phẩm du lịch chính là tắm nước khoáng nóng

- Xây dựng điểm du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Farmstay tại khu vực xã Quảng Lưu, diện tích khoảng 60 ha

- Bảo tồn, tôn tạo phát huy giá trị các di tích, đặc biệt là di tích Quốc gia để khai thác phát triển du lịch, xây dựng khu tưởng niệm bến phà Ghép với công trình kiến trúc mang tính biểu tượng để khơi dậy truyền thống, niềm tự hào, đồng thời là điểm tham quan du lịch

- Các làng nghề được khôi phục, tổ chức thành các khu vực tập trung để nâng cao giá trị sản xuất, tạo thành điểm du lịch làng nghề Hình thành tuyến du lịch nội huyện: khu du lịch ven biển - Bến phà Ghép - điểm du lịch làng nghề cói - tuyến du lịch Sông Lý - Khu đô nghỉ dưỡng khoáng nóng tại xã Quảng Yên - Cụm di tích Quốc gia đền thờ Hoàng Bùi Hoàn + đền thờ Bùi Sỹ Lâm; các tuyến du lịch ngoại huyện tuân thủ theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh Tiếp tục kêu gọi đầu tư và quan tâm đến thực hiện quy hoạch nhằm phát huy lợi thế tiềm năng của huyện

3.2.2 Nâng cao năng lực quản trị của chính quyền các cấp

Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục, tuyên truyền thực hiện pháp luật Đẩy mạnh các hoạt động cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ tin học và chuyển đổi số vào nền hành chính công, nhất là các khâu giải quyết thủ tục hành chính, chứng thư, chứng thư số, hội nghị trực tuyến đến cấp xã, lưu trữ hồ sơ văn thư, hồ sơ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động Xây dựng hệ thống hành lang pháp lý với cơ chế mở trong việc thu hút đầu tư các dự án vào lãnh thổ nhất là các dự án phát triển du lịch

3.2.3 Phát triển nông nghiệp, thuỷ sản theo hướng sản xuất hàng hóa, chất lượng, hiệu quả cao và bền vững, gắn với đẩy mạnh thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới

Tập trung xây dựng và phát triển các vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp, các sản phẩm nông nghiệp chủ lực có lợi thế của huyện, gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa các giống có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất; ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới, cơ giới hóa để nâng cao năng suất, chất lượng nông sản Ưu tiên phát triển những sản phẩm có lợi thế như:

- Tiếp tục đẩy mạnh tích tụ ruộng đất, sản xuất quy mô lớn, an toàn, ứng dụng hiện đại hóa trong nông nghiệp để phục vụ cho các thị trường lớn như tp Thanh Hóa, Sầm Sơn, Nghi Sơn Định hướng đến năm 2030 hình thành các vùng sản xuất lớn, quy mô tập trung, phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực bao gồm:

+ Ổn định các khu vực nuôi trồng thủy sản hiện có, phát triển vùng nuôi trồng thủy sản quy mô công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao quy mô khoảng 450ha tại các xã Quảng Khê, Quảng Chính, Quảng Trung

+ Xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao diện tích khoảng

260 ha tại xã Quảng Hòa và thị trấn Tân Phong để phát triển sản xuất rau an toàn, hoa, cây cảnh, phục vụ nhu cầu thành phố Thanh Hóa, thành phố Sầm Sơn, thị xã Nghi Sơn

- Tiếp tục phát triển các loại cây có giá trị như thuốc lào, ớt, khoai tây, ngô ở các khu vực nhỏ lẻ hiện có Khuyến khích xây dựng các nông trại, vườn cây ăn quả lâu năm, kết hợp các làng nghề để phát triển loại hình du lịch sinh thái, dã ngoại

Trong lĩnh vực chăn nuôi: Tập trung phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, theo hướng gia trại, trang trại kết hợp Tận dụng tối đa diện tích biển, mặt nước ao, hồ để khai thác và nuôi trồng thuỷ sản có chất lượng cao Ngăn chặn kịp thời và có hiệu quả các loại dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, kiểm soát giết mổ, vệ sinh thú y và vật tư nông nghiệp

Tiếp tục triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới, giai đoạn 2021-2025, trong đó tập trung nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phát huy vai trò chủ thể của nhân dân, huy động mọi nguồn lực, phát huy dân chủ, sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân, để thực hiện các chỉ tiêu về xây dựng nông thôn mới

3.2.4 Đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, phát triển lĩnh vực xây dựng

Khẩn trương hoàn thành mặt bằng các cụm công nghiệp Nham Thạch, Quảng Yên, cụm công nghiệp, trung tâm công nghiệp nghề cói (xã Quảng Khê

- Quảng Chính); cụm công nghiệp Nam Thành phố Thanh Hóa,

* Các cụm công nghiệp giữ nguyên quy mô: CCN Cống Trúc, diện tích

75 ha; CCN Tiên Trang, diện tích 50 ha; CCN Quảng Ngọc, diện tích 60 ha

Có cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận thủ tục hành chính, đất đai, vốn, vùng nguyên liệu để đầu tư sản xuất kinh doanh Khôi phục và phát triển các làng nghề, ngành nghề thủ công truyền thống như làng nghề mây tre đan mỹ nghệ, dệt thổ cẩm gắn với sản phẩm du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, trải nghiệm

Ngày đăng: 03/04/2024, 08:36

w