1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

nhà nước xã hội chủ nghĩa xây dựng chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam

16 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nhà nước xã hội chủ nghĩa, xây dựng chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Tác giả Lê Xuân Hoàng
Người hướng dẫn TS NGUYỄN VĂN HẬU
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,18 MB

Nội dung

Trong đó kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa là một kiểu nhà nước mà ở đó, sự thống trị thuộc về giai cấp công nhân, do cách mạng chủ nghĩa xã hội sản sinh ra và có sứ mệnh xây dựng thành côn

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

-*** -BÀI TẬP LỚN MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

ĐỀ TÀI: NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA, XÂY DỰNG CHẾ ĐỘ DÂN

CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Họ và tên SV: Lê Xuân Hoàng Lớp học phần: 14

Mã SV: 11216753

GVHD: TS NGUYỄN VĂN HẬU

HÀ NỘI, NĂM 2024

1

Trang 2

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ……… 3

NỘI DUNG I Nhà nước xã hội chủ nghĩa……….…4

1 Sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa……….….4

2 Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa……… ………5

3 Chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa….……… …6

4 Mối quan hệ giữa dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa……….… 7

II Xây dựng chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam……….7

1 Dân chủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam……… ………8

a Sự ra đời và phát triển của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam……… …8

b Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Viê Ht Nam……… 9

2 Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam………10

3 Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay………12

KẾT LUẬN………… ……….………15

TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 16

2

Trang 3

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trải qua hàng vạn năm lịch sử phát triển loài của xã hội loài người, nhân loại đã được chứng kiến nhứng sự phát triển, thay đổi trong kết cấu, tổ chức các quan hệ xã hội mà trong đó nhà nước chính là đặc trưng tiêu biểu phản ánh bản chất, kết cấu, quan hệ tổ chức quan hệ xã hội qua các thời kỳ.Theo chủ nghĩa Mác-Lenin, nhà nước được hình thành khi xuất hiện sự mâu thuẫn giữa các giai cấp không thể điều hòa được, xuất phát từ nhu cầu khách quan của đời sống xã hội, nhu cầu tổ chức đời sống chung, đảm bảo trật tự chung Nhà nước được giai cấp thống trị thành lập để duy trì sự thống trị của giai cấp mình, để làm người đại diện cho giai cấp mình, bảo vệ lợi ích của giai cấp mình Đã và đang có 4 kiểu nhà nước: nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản, và nhà nước xã hội chủ nghĩa Trong đó kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa là một kiểu nhà nước mà ở đó, sự thống trị thuộc

về giai cấp công nhân, do cách mạng chủ nghĩa xã hội sản sinh ra và có sứ mệnh xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, đưa nhân dân lao động lên làm chủ trên tất cả các mặt của đời sống xã hội trong một

xã hội phát triển cao- xã hội xã hội chủ nghĩa Điển hình của kiểu nhà nước này đó chính mô hình nhà nước Nga- Xô-viết (1917) Tuy nhiên, sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu (1991) đã đặt ra không ít hoài nghi về sự tồn tại cũng như tính hiệu quả của mô hình nhà nước xã hội chủ nghĩa, đồng thời đặt ra thách thức đối với các nước đang đi theo mô hình nhà nước xã hội chủ nghĩa như Việt Nam Vậy Việt Nam đã và đang ứng dụng học thuyết về nhà nước của chủ nghĩa Mác- Lenin như thế nào trong quá trình xây dựng và phát huy tính dân chủ trong bối cảnh đất nước hiện nay? Xuất phát từ câu hỏi đó, em xin được lựa chọn đề tài “Nhà nước xã hội chủ nghĩa, xây dựng chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” để nhằm giúp bản thân nâng cao khả nhận thức về nhà nước xã hội chủ nghĩa và đồng thời phần nào đó có thể hiểu được con đường mà Đảng và Nhà nước đang dẫn dắt đất nước và đặc biệt củng cố niềm tin tuyệt đối vào Đảng, vào lý tưởng cách mạng vĩ đại của dân tộc

NỘI DUNG

3

Trang 4

I Nhà nước xã hội chủ nghĩa

1 Sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa

Sự xuất hiện của nhà nước tư sản là một công cụ hữu hiệu của giai cấp tư sản để có thể cải tao xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, quản lý xã hội trên tất cả các lĩnh vực như chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng.Trên hết nhà nước của giai cấp tư sản trấn áp các cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân, bảo

vệ lợi ích của giai cấp tư sản Tuy nhiên, khi lực lượng sản xuất phát triển những mâu thuẫn giữa quan

hệ sản xuất tư bản tư nhân về tư liệu sản xuất với tính chất xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất ngày càng trở nên gay gắt dẫn đến các cuộc khủng hoảng về kinh tế và mâu thuẫn sâu sắc giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản làm xuất hiện các phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản Bước đột phá của các phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản đó là sự ra đời của Đảng Cộng sản lãnh đạo phong trào đấu tranh và quyết định thắng lợi của cách mạng.Do vậy có thể khẳng định, nhà nước xã hội chủ nghĩa ra đời là kết quả của cuộc cách mạng do giai cấp vô sản, nhân dân lao động tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Bên cạnh đó, giai cấp vô sản được trang bị bởi vũ khí lý luận chính là chủ nghĩa Mác -Lênin với tư cách cơ sở lý luận để tổ chức, tiến hành cách mạng và xây dựng nhà nước của giai cấp mình sau chiến thắng

Cách mạng vô sản cũng có thể xảy ra ở những nước chưa trải qua chế độ tư bản chủ nghĩa Ở những nước này, yếu tố dân tộc và thời đại có tác động mạnh mẽ đến phong trào cách mạng của nhân dân lao động, khi xuất hiện những tiền đề kinh tế xã hội ở trong nước, cùng với sự tác động của yếu tố quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào cách mạng Điều đó cho thấy được xuất phát điểm để xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa tại các quốc gia không giống nhau Do đó mỗi quốc gia khi tiến hành cuộc cách mạng, xây dựng, tổ chức chính quyền xã hội chủ nghĩa yêu cầu phải tìm cho mình những đặc điểm, hình thức và phương pháp phù hợp Song,về cơ bản các nước xã hội chủ nghĩa đều có những đặc điểm chung như: thiết lập và đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; Đảng Cộng sản là lực lượng lãnh đạo nhà nước, lãnh đạo xã hội; tất cả các cơ quan nhà nước đều được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ; quyền lực nhà nước là thống nhất trên cơ sở có sự phân công và phối hợp hoạt động giữa các cơ quan thực hiện các chức năng lập pháp, hành pháp và tư pháp; đảm bảo

sự đoàn kết, bình đẳng và tương trợ giữa các dân tộc, hình thức phổ biến là chính thể cộng hòa dân chủ,

4

Trang 5

không có hình thức chính thể quân chủ lập hiến như các nước tư sản; mục đích của nhà nước xã hội chủ nghĩa là xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

2 Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa

Trải qua các sự phát triển của các kiểu nhà nước trong lịch sử chúng ta có thể nhận thấy được rằng: Kiểu nhà nước sau luôn tiến bộ hơn kiểu nhà nước trước vì nó được xây dựng trên cơ sở quan hệ sản xuất phù hợp hơn với trình độ của lực lượng sản xuất đã phát triển ở trình độ cao hơn, cơ sở xã hội của nhà nước rộng rãi hơn; xung đột giai cấp trong xã hội đó thường đỡ gay gắt hơn.Sự ra đời của nhà nước

xã hội chủ nghĩa mang những nét nổi bật, ưu việt khác về bản chất so với các kiểu nhà nước cũ Tính

ưu việt được thể hiện qua các phương diện sau:

Về chính trị, nhà nước xã hội chủ nghĩa mang bản chất của giai cấp công nhân, giai cấp có lợi ích

phù hợp với lợi ích chung của quần chúng nhân dân lao động Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, giai cấp

vô sản giữ địa vị thống trị về chính trị Khác với các kiểu nhà nước bóc lột trong lịch sử, khi sự thống trị của thiểu số đối với tất cả giai cấp, sự thống trị của giai cấp vô sản là sự thống trị của đa số với thiểu số giai cấp bóc lột nhằm giải phóng mình và tất cả các tầng lớp nhân dân lao động khác trong xã hội Do đó nhà nước xã hội chủ nghĩa đại biểu cho ý chí chung của nhân dân lao động

Về kinh tế, chủ nghĩa xã hội được hình thành dựa trên cơ sở từng bước thiết lập chế độ sở hữu về tư

liệu sản xuất bao gồm sở hữu toàn dân và xã hữu tập thể Chế độ xã hội này được củng cố, hoàn thiện, bảo đảm thích ứng với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển, xóa bỏ dần những mâu thuẫn đối kháng trong xã hội làm cho mọi thành viên trong

xã hội ngày càng gắn bó với nhau vì những lợi ích căn bản, do đó không còn tồn tại quan hệ sản xuất bóc lột Nhà nước khi ấy sẽ vừa là bộ máy chính trị- hành chính, cơ quan cưỡng chế, vừa là một tổ chức quản lý kinh tế- xã hội của nhân dân lao động, nó sẽ không còn đúng nghĩa là nhà nước đúng nghĩa mà chỉ còn là “nửa nhà nước” khi chức năng trấn áp không còn giữ được nguyên nghĩa của nó, mục tiêu chăm lo cho lợi ích của đại đa số nhân dân được đặt lên hàng đầu Nhà nước xã hội chủ nghĩa bảo đảm cho mọi người có quyền bình đẳng trong lao động sáng tạo và hưởng thụ Mọi người có sức lao động đều có việc làm và được hưởng thụ theo nguyên tắc “làm theo năng lực, hưởng theo lao động”

đó là một trong những cơ sở của công bằng xã hội giai đoạn này

Về văn hóa, xã hội nhà nước xã hội chủ nghĩa được xây dựng trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa

Mác- Lênin và những giá trị văn hóa tiên tiến, tiến bộ của nhân loại, đồng thời mang bản sắc riêng của

5

Trang 6

dân tộc Sự phân hóa giai cấp được thu hẹp bình đẳng trong việc tiếp cận nguồn lực và cơ hội phát triển

3 Chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa

Dù mang bản chất khác hoàn toàn với các kiểu nhà nước bóc lột trước đó, song nhà nước xã hội chủ nghĩa vẫn còn các chức năng cơ bản của một nhà nước Dựa vào các cách tiếp cận khác nhau, nhà nước

xã hội được chia thành những chức năng khác nhau

Căn cứ vào phạm vi tác động của quyền lực nhà nước, chức năng của nhà nước được chia thành chức năng đối nội và chức năng đối ngoại

Căn cứ vào lĩnh vực tác động của quyền lực nhà nước, chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa được chia thành các chức năng chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…

Căn cứ vào tính chất của quyền lực nhà nước, chức năng của nhà nước được chia thành chức năng giai cấp (trấn áp) và chức năng xã hội (tổ chức xây dựng)

Tuy vậy, xuất phát từ bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa, nên việc thực hiện các chức năng của nhà nước cũng có sự khác biệt so với các nhà nước trước đó.Nhà nước xã hội chủ nghĩa có chức năng

cơ bản là xây dựng một trật tự xã hội mới, thủ tiêu chế độ người bóc lột người, đập tan sự phản kháng của các thế lực phản động đã bị đánh đổ nhưng chưa bị tiêu diệt hẳn, vẫn ngoan cố chống lại chính quyền do giai cấp vô sản lãnh đạo Kiểu nhà nước vô sản tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau với các tên gọi như: Công xã Pari ở Pháp năm 1871, Xôviết ở Nga năm 1917, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xôviết, Tuy khác nhau về tên gọi, nhưng thực chất đó là nhà nước do giai cấp vô sản lãnh đạo, liên minh với giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức tiến bộ, đại diện và bảo vệ quyền lợi của giai cấp và của toàn thể nhân dân lao động; trong đó, nhân dân lao động thực sự làm chủ xã hội, thực hiện quyền dân chủ vô sản, dân chủ kiểu mới, dân chủ của số đông, có nhiệm vụ tiếp tục cuộc cách mạng vô sản, thực hiện mục tiêu xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội Để thực hiện sứ mệnh của mình, giai cấp vô sản phải thực hiện chức năng tổ chức xây dựng và chức năng trấn áp.Chức năng tổ chức, xây dựng một trật tự kinh tế mới , một trật tự xã hội mới có vai trò quyết định tới sự tồn tại của nhà nước vô sản Chức năng trấn áp sự phản kháng của các lực lượng chống đối không vì thế mà bị xem nhẹ, nó là điều kiện để nhà nước vô sản giữ vững nền chuyên chính của mình Trong lịch sử, các

6

Trang 7

nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu đã để mất chính quyền của giai cấp vô sản vào tay các lực lượng chính trị khác trong xã hội

4 Mối quan hệ giữa dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa

Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ cao hơn về chất so với nền dân chủ có trong lịch sử nhân loại, là nền dân chủ mà ở đó, mọi quyền lực thuộc về nhân dân, dân là chủ và dân làm chủ, dân chủ và pháp luật nằm trong sự thống nhất biện chứng, được thực hiện bằng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Do đó Dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước

xã hội chủ nghĩa có quan hệ mật thiết với nhau cụ thể:

Dân chủ xã hội chủ nghĩa là cơ sở, nền tảng cho việc xây dựng và hoạt động nhà nước xã hội chủ nghĩa bởi chỉ trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, người dân mới có đầy đủ các điều kiện cho việc thực

hiện ý chí của mình thông qua việc lựa chọn công bằng, bình đẳng người đại diện cho quyền lợi chính đáng của mình vào bộ máy nhà nước, tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp hoạt động quản lý nhà nước, khai thác và phát huy một cách tốt nhất sức mạnh trí tuệ của nhân dân cho hoạt động của nhà nước Với những tính ưu việt đó, nền dân chủ XHCN sẽ kiểm soát 1 cách có hiệu quả quyền lực của nhà nước, ngăn chặn được sự tha hóa của quyền lực nhà nước Ngược lại nếu các nguyên tắc bị vi phạm thì việc xây dựng nhà nước XHCN cũng sẽ không thực hiện được

Nhà nước xã hội chủ nghĩa trở thành công cụ quan trọng cho việc thực thi quyền làm chủ của người dân bằng việc thể chế hóa ý chí của nhân dân thành các hành lang pháp lý, phân định rõ quyền

và trách nhiệm của mỗi công dân, là cơ sở để người dân thực hiện quyền làm chủ của mình, đồng thời ngăn chặn hiệu quả các hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích chính đáng của dân Con đường và phát triển nhà nước xã hội chủ nghĩa ngày càng hoàn thiện, lôi cuốn đông đảo nhân dân tham gia quản

lý nhà nước và xã hội Thông qua hoạt động này, nguồn lực xã hội được tập hợp, tổ chức và phát huy hướng đến lợi ích của nhân dân Ngược lại, nếu nhà nước XHCN đánh mất bản chất của mình sẽ dẫn đến việc xâm phạm quyền làm chủ của người dân Do vậy Nhà nước có chức năng trực tiếp nhất trong việc thể chế hóa và tổ chức thực hiện những yêu cầu dân chủ chân chính của nhân dân Là công cụ sắc bén nhất trong cuộc đấu tranh với mọi mưu đồ đi ngược lại với lợi ích của nhân dân

II Xây dựng chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

7

Trang 8

1 Dân chủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam

a Sự ra đời và phát triển của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Cách mạng tháng Tám năm 1945 do Đảng Cộng Sản Việt nam, Chủ tịch Hồ chí Minh và giai cấp Công nhân Việt Nam lãnh đạo đã thành công vĩ đại Đó là một cuộc tổng khởi nghĩa thần tốc và thần

kỳ trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta Đồng thời Cách mạng tháng Tám đã thiết lập nền dân chủ cộng hòa đầu tiên ở nước ta Sau cách mạng tháng 8 chế độ của ta là chế độ dân chủ; dân chủ trăm, ngàn lần với nhân dân, nhưng đồng thời cũng nghiêm trị những kẻ phá hoại thành qủa của cách mạng, an ninh, trật tự và an toàn xã hội Tất cả mọi người dân Việt Nam không phân biệt tầng lớp, chủng tộc, tôn giáo, trẻ già, trai gái đều là người chủ đất nước, đều được hưởng thụ những quyền lợi chính đáng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội Chỉ sau hơn 4 tháng từ khi cách mạng tháng Tám thành công lần đầu tiên nhân dân ta được thực hiện quyền phổ thông đầu phiếu, dưới sự lãnh đạo của Đảng, bầu gia Quốc Hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - cơ quan quyền lực cao nhất để lãnh đạo đất nước Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân bầu ra; đoàn thể từ trung ương đến xã

do dân tổ chức Dân bầu ra người đại diện và có quyền kiểm sát, giám sát và bãi miễn khi không làm tròn sự ủy thác của nhân dân Nhà nước muốn điều hành, quản lý xã hội hiệu lực, hiệu quả phải dựa vào dân và lấy dân làm gốc

Ngày 02/7/1976, Quốc hội khóa VI nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa quyết định đổi tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khẳng định nhà nước Việt Nam có hình thức thể chế là cộng hòa

xã hội chủ nghĩa, có chế độ chính trị dân chủ, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ Nhưng trong các văn kiện Đảng hầu như chưa sử dụng cụm từ “Dân chủ Xã hội Chủ nghĩa” mà thường nêu quan điểm “Xây dựng chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa” gắn với “nắm vững chuyên chính vô sản” Bản chất của dân chủ xã hô •i chủ nghĩa, mối quan hê • giữa dân chủ xã hô •i chủ nghĩa và nhà nước pháp quyền xã hô •i chủ nghĩa, cũng chưa được xác định rõ ràng Viê •c xây dựng nền dân chủ xã hô •i chủ nghĩa, đặc biê •t là thực hiê •n dân chủ trong thời kỳ quá đô • lên chủ nghĩa xã hô •i ở Viê •t Nam như thế nào cho phù hợp với đặc điểm kinh tế, xã hô •i, văn hóa, đạo đức của xã hô •i Viê •t Nam, gắn với hoàn thiê •n hê • thống pháp luâ •t, kỷ cương cũng chưa được đặt ra mô •t cách cụ thể, thiết thực Nhiều lĩnh vực liên quan mâ •t thiết đến dân chủ xã hô •i chủ nghĩa như dân sinh, dân trí, dân quyền… chưa được đặt đúng vị trí và giải quyết đúng

để thúc đẩy viê •c xây dựng nền dân chủ xã hô •i chủ nghĩa

Năm 1986, Đại hội Đảng khóa VI đã đề ra đường lối đổi mới toàn diê •n đất nước đã nhấn mạnh phát huy dân chủ để tạo ra mô •t đô •ng lực mạnh mẽ cho phát triển đất nước Đại hô •i khẳng định “trong toàn

bô • hoạt đô •ng của mình, Đảng phải quán triê •t tư tưởng “lấy dân làm gốc, xây dựng và phát huy quyền

8

Trang 9

làm chủ của nhân dân lao đô •ng” Thực tiễn cách mạng chứng minh rằng: ở đâu, nhân dân lao đô •ng có ý thức làm chủ và được làm chủ thâ •t sự, thì ở đấy xuất hiê •n phong trào cách mạng” Từ sau năm 1986 đến nay, hơn 30 năm đổi mới, nhâ •n thức về dân chủ xã hô •i chủ nghĩa, vị trí, vai trò của dân chủ ở nước

ta đã có nhiều điểm mới Qua mỗi kỳ đại hô •i của Đảng thời kỳ đổi mới, dân chủ ngày càng được nhâ •n thức, phát triển và hoàn thiê •n đúng đắn, phù hợp hơn với điều kiê •n cụ thể của nước ta Đảng ta khẳng định chủ nghĩa xã hô •i Viê •t Nam là do nhân dân làm chủ Dân chủ đã được đưa vào mục tiêu tổng quát của cách mạng Viê •t Nam: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh Đồng thời khẳng định:

“Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế đô • ta, vừa là mục tiêu, vừa là đô •ng lực của sự phát triển đất nước Xây dựng và từng bước hoàn thiê •n nền dân chủ xã hô •i chủ nghĩa, bảo đảm dân chủ được thực hiê •n trong thực tế cuô •c sống ở mỗi cấp, trên tất cả các lĩnh vực Dân chủ gắn liền với kỷ luâ •t, kỷ cương

và phải được thể chế hóa bằng pháp luâ •t, được pháp luâ •t bảo đảm…”

b Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Viê •t Nam

Ở Viê •t Nam, bản chất dân chủ xã hô •i chủ nghĩa là dựa vào Nhà nước xã hô •i chủ nghĩa và sự ủng

hô •, giúp đỡ của nhân dân Đây là nền dân chủ mà con người là thành viên trong xã hô •i với tư cách công dân, tư cách của người làm chủ Quyền làm chủ của nhân dân là tất cả quyền lực đều thuô •c về nhân dân, dân là gốc, là chủ, dân làm chủ Xây dựng nền dân chủ xã hô •i chủ nghĩa vừa là mục tiêu, vừa là

đô •ng lực phát triển xã hô •i, là bản chất của chế đô • xã hô •i chủ nghĩa Bản chất dân chủ của Việt Nam còn được thể hiện thông qua các hình thức “dân chủ trực tiếp” và “dân chủ giản tiếp” Điều này tạo nên một

hệ thống chính trị mà nhân dân không chỉ là người được quản lý mà còn là người làm chủ Quyền lực của Nhà nước được thể hiện thông qua cơ quan đại diện như Quốc hội và các tổ chức được bầu cử, trong khi đó, sự tham gia trực tiếp của nhân dân trong quản lý và ra quyết định trong cộng đồng là yếu

tố không thể thiếu.Mục tiêu của chế độ này là xây dựng một xã hội giàu có, mạnh mẽ, công bằng và văn minh, nơi mà quyền lợi và trách nhiệm của mọi công dân được đảm bảo Tư tưởng dân chủ này không chỉ là lý thuyết mà còn là nguyên tắc hướng dẫn cho mọi hoạt động của xã hội

Tuy nhiên, việc xây dựng và duy trì dân chủ tại Việt Nam đối mặt với nhiều thách thức Trong lịch sử, nền kinh tế của Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn khó khăn và chưa phát triển, điều này ảnh hưởng đến quá trình xây dựng dân chủ Hơn nữa, hậu quả của chiến tranh và những thách thức trong đời sống xã hội chưa được giải quyết triệt để cũng làm suy giảm động lực phát triển của đất nước Không chỉ vậy, còn có những âm mưu từ các thế lực thù địch, sử dụng các khái niệm như "dân chủ",

"nhân quyền" để gây nên hỗn loạn và lật đổ chính phủ Điều này tạo ra những thách thức mới trong

9

Trang 10

việc duy trì ổn định và phát triển bền vững cho chế độ dân chủ.Mặc cho những thách thức khó khan, trong quá trình xây dựng và phát triển, bản chất tốt đẹp và tiềm năng của dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam vẫn được thể hiện rõ ràng Nhân dân Việt Nam đã thực sự trở thành người làm chủ trong xã hội, tham gia tích cực vào việc xây dựng và quản lý quốc gia Việc tăng cường ý thức làm chủ của nhân dân và thực hiện các quy định pháp luật để đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của mọi công dân đang là điểu cần thiết trong quá trình phát triển của Việt Nam

2 Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Viêt Nam

Tư tưởng về Nhà nước pháp quyền luôn gắn liền với tư tưởng phát triển dân chủ đã hình thành ngay

từ thời cổ đại, thể hiện trong quan điểm của các nhà tư tưởng của thời cổ đại như Xôcrat (469-399 Tr.CN), Arixtốt (384-322 Tr.CN), Xixêrôn (l06-43 Tr.CN) Những tư tưởng này đã được các nhà tư tưởng chính trị và pháp lý tư bản sau này như John Locke (1632 - 1704), Montesquieu (1698 - 1755), J.J.Rút-xô (1712 - 1778), I.Kant (1724 - 1804), Hêghen (1770 - 1831)… phát triển như một thế giới quan pháp lý mới Theo quan niệm chung, nhà nước pháp quyền là nhà nước thượng tôn pháp luâ •t, nhà nước hướng tới những vấn đề về phúc lợi cho mọi người, tạo điều kiê •n cho cá nhân được tự do, bình đẳng, phát huy hết năng lực của chính mình Do vậy đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền trong ý nghĩa là biểu hiện tập trung của một dân chủ Những đặc trưng này được xem là các giá trị phổ biến của nhà nước pháp quyền nói chung được trình bày dưới các dạng thức khác nhau bởi các nhà lý luận, phụ thuộc vào lập trường chính trị - pháp lý và quan điểm học thuật song về bản chất có thể có những giá trị tổng quát sau:

Nhà nước pháp quyền là biểu hiện tập trung của chế độ dân chủ Dân chủ vừa là bản chất của

nhà nước pháp quyền vừa là điều kiện, tiền đề của chế độ nhà nước Mục tiêu của nhà nước pháp quyền

là xây dựng và thực thi một nền dân chủ, đảm bảo quyền lực chính trị thuộc về nhân dân

Nhà nước pháp quyền được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật Hiến

pháp và pháp luật luôn giữ vai trò điều chỉnh cơ bản đối với toàn bộ hoạt động Nhà nước và hoạt động

xã hội, quyết định tính hợp hiến và hợp pháp của mọi tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Tuy nhiên Chỉ các hệ thống dân chủ và công bằng mới có thể hình thành nhà nước pháp quyền

Nhà nước pháp quyền tôn trọng, đề cao và đảm bảo quyền con người trong mọi lĩnh vực hoạt động của Nhà nước và xã hội Quyền con người là tiêu chí đánh giá tính pháp quyền của chế độ nhà

nước Mọi hoạt động của Nhà nước đều phải xuất phát từ sự tôn trọng và đảm bảo quyền con người, tạo mọi điều kiện cho công dân thực hiện quyền của mình theo đúng các quy định của luật pháp

10

Ngày đăng: 15/05/2024, 08:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w